TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MỐI TÌNH CỦA VỊ CAO TĂNG CHÙA SHIGA -MISHIMA YUKIO (tiep)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MỐI TÌNH CỦA VỊ CAO TĂNG CHÙA SHIGA -MISHIMA YUKIO (tiep)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Tue Mar 18, 2008 1:53 am    Tiêu đề: MỐI TÌNH CỦA VỊ CAO TĂNG CHÙA SHIGA -MISHIMA YUKIO (tiep )

...Một cảnh tượng huyền ảo như sống dậy trong lòng hoàng phi. Đó là khung cảnh cõi Tịnh Độ với nền bằng lưu ly, với vô số lâu đài cung điện bằng thất bảo, với bóng dáng những vị thần tiên đang tấu nhạc, với những khu hồ hoàng kim trải cát thủy tinh có muôn nghìn đóa hoa sen lấp lánh ánh sáng, với lũ chim gia-lăng-tần-la ríu ra ríu rít… tất cả đều như vừa được tái sinh. Nếu trên thực tế đó là quang cảnh của cõi Tịnh Độ mà hoàng phi tin rằng mình sẽ thừa hưởng thì kể từ nay, nàng có thể sẳn sàng chấp nhận tình yêu của vị lão tăng. Hoàng phi chỉ còn đợi người đàn ông có bàn tay của Đức Phật lên tiếng gọi: “Hãy vén rèm lên!” mà thôi. Vị lão tăng có thể cầu xin nàng điều đó. Có thể nàng sẽ vén rèm cho cụ. Cũng như trong buổi gặp gỡ bên bờ hồ Shiga, có thể hoàng phi Kyôgoku sẽ cho phép nhà sư già được nhìn thấy khuôn mặt tuyệt mỹ của nàng. Và nàng cũng có thể mời cụ bước vào bên trong nữa…

Hoàng phi Kyôgoku chờ đợi.

Thế nhưng vị lão tăng chùa Shiga không thốt lên lấy một lời. Cụ không cầu xin điều gì cả. Bàn tay già nua đang nắm chặt lấy bàn tay của người đẹp cuối cùng rồi cũng buông ra. Cụ để bàn tay trắng muốt như tuyết đó trơ trọi trong ánh sáng của buổi bình minh.

Vị cao tăng đi khuất. Hoàng phi cảm thấy tim mình buốt giá.

Vài ngày sau, có tin đưa đến là vị cao tăng đã viên tịch trong thảo am của người. Từ đó, hoàng phi Kyôgoku bắt đầu ngồi nắn nót chép những trang kinh để tiến cúng nhà chùa. Đó là Vô Lượng Thọ Kinh, Pháp Hoa Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, toàn những bản kinh quí hiếm.

(Dịch xong tại Tokyo, ngày 17/09/2007.)

Tham khảo

1) Aury, Dominique, 1983, Le prêtre du temple de Shiga et son amour (dịch Mishima theo The Priest and His Love), trong Yukio, Mishima, La Mort en Eté, Gallimard, Paris.
2) Mishima, Yukio, 1978, Shigadera shônin no koi, trong Mishima Yukio, Misaki nite no Monogatari, Shinchô Bunko, Tôkyô.
3) Morris, Ivan, 1962, The Priest and His Love (dịch Shigadera shônin no koi), trong Morris, Ivan chủ biên, Modern Japanese Stories, An Anthology, Charles Tuttle Co, Tokyo, bản in lần thứ 23, 1997.

Chú Thích

[1]- Taiheiki, tiểu thuyết lịch sử Nhật Bản ghi lại giai đoạn biến loạn tranh giành vào thời trung cổ Nhật Bản. Gồm 40 quyển, tương truyền do một nhà sư, Kojima Hôshi viết. Sáng tác khoảng 1368-75 hay 1375-79.
[2]- Ikkaku Sennin (Nhất Giác Tiên Nhân), còn gọi là Ikkasen (Nhất Giác Tiên) hay Dokkakusen (Độc Giác Tiên), người được xem như là một tiền thân của Đức Phật. Người nước Bà La Nại bên Ấn Độ, vốn do nai sinh ra trong rừng, đầu có một sừng. Tu thiền định lâu năm nên có pháp thuật. Vì oán hận nhà vua nên vị này làm cho trời hạn hán. Sau bị một dâm nữ do nhà vua gữi đến quyến rũ làm mất phép thần thông. Từ đấy mưa lại chan hòa. Sự tích này đã thành đề tài của tuồng Nô của Konparu Zenchiku (1405- khoảng 1470).
[3]- Còn gọi là Suufukuji (Sùng Phúc Tự) một ngôi chùa cổ xây từ năm 668 bên cạnh kinh đô khi đó còn là Nara. Một trong mười ngôi chùa lớn đương thời nhưng nay không còn dấu tích.
[4]- Triều đại trung cổ Nhật Bản dài khoảng 400 năm.
[5]- Tư tưởng cho rằng có một thế giới thanh tĩnh cực lạc thiên biến vạn hóa ở Tây Phương, nơi có Phật A Di Đà và chư Phật. Con người nếu tu hành có thể thác sanh về đấy. Bắt đầu ở Trung Quốc, sau trở thành một phái tôn giáo ở Nhật với giáo tổ là tăng Hônen (Pháp Nhiên, 1133-1212).
[6]- Ôjô Yôshuu, sách nhà Phật, 3 quyển do tăng Genshin (Nguyên Tín, 942-1017) trứ tác, hoàn thành năm 986, khuyên người niệm Phật để được vãng sinh cực lạc.
[7]- Hay Eshin Sôzu, tên thường dùng để gọi tăng Genshin, cao tăng phái Tendai (Thiên Thai), từng du học bên Trung Quốc.
[8]- Cữu ngưu nhất mao, chữ của Tư Mã Thiên trong bức thư gữi cho bạn là Nhiệm Thiếu Khanh.”Phản lệnh bộc phục pháp thụ hình,nhược cữu ngưu vong nhất mao”. Ý nói là “một chuyện nhỏ không thấm vào đâu”.
[9]- Thất bảo. Còn gọi là thất trân.
[10]- Theo âm Phạn ngữ Kalavinka, thú đầu người mình chim, có giọng hát ngọt ngào, ở trên đỉnh Tuyết Sơn hay cõi cực lạc.
[11]- Theo âm Phạn ngữ Yojana, đơn vị đo lường thời cổ Ấn Độ. Một Yojana rộng đến 7 đến 9 dặm Anh.
[12]- Tức Tu Di Sơn (Shumisen) do chữ Phạn Sumeru là đỉnh núi ở trung tâm thế giới của nhà Phật, có Đế Thích và Tứ Thiên Vương cai trị, vây xung quanh bởi bát sơn bát hải.Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao lại quay vòng bên ngoài.
[13]- Thủy Quán Tưởng, chữ nhà Phật để chỉ sự tập trung tinh thần để suy nghĩ về dòng nước trong trên cõi Tịnh Độ. Đây là quán tưởng thứ 2 trong số 16 phép (thập lục quán) được giảng trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh.
[14]- Kinh Cực, tên một khu vực và cung điện trong thành Kyôto. Thường ám chỉ gia đình quyền thần và ngoại thích Fujiwara no Michinaga, đời đời có nhiều con gái gả cho các thiên hoàng.
[15]- Trượng có hình đầu chim bồ câu (câu trượng) để mừng người trên 80 tuổi vì bồ câu là giống chim ăn không bị hóc.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân