TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Khi ngôn ngữ trở thành rào cản giữa hai thế hệ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Khi ngôn ngữ trở thành rào cản giữa hai thế hệ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9782

Bài gửiGửi: Sun Jul 15, 2018 10:59 pm    Tiêu đề: Khi ngôn ngữ trở thành rào cản giữa hai thế hệ
Tác Giả: Vivian Huynh

Khi ngôn ngữ trở thành rào cản giữa hai thế hệ


Một khi giữa bạn và thế hệ bố mẹ là những người di dân sang đây xuất hiện rào cản ngôn ngữ, có những thấu hiểu cũng sẽ vì đó mà mất theo, và mọi cuộc chuyện trò giữa bạn và bố mẹ đều trở thành những cuộc ‘vật lộn’ với việc giải thích và diễn đạt thông tin ở mức cơ bản nhất.

Là một người trẻ được gọi là thế hệ thứ hai sinh ra tại Úc, bạn sẽ hiểu được một trong những rào cản ngăn trở giữa bạn và bố mẹ mình chính là ngôn ngữ. Cả nỗ lực đầu tiên để hiểu được tiếng nói cũng không thể thực sự hoàn thành thì khó có thể tiến xa hơn trong việc thấu hiểu nhau.

Tôi đang mò mẫm quanh cái tủ lạnh. “Mẹ, chữ ‘coriander’ trong tiếng Việt là gì?” Chỉ duy nhất chữ đó trong câu hỏi là tôi không thể dịch ra tiếng Anh.

Bà nheo mắt lại, “Cái gì?”

Co-ri-an-der”, tôi lập lại một lần nữa với kiểu phát âm tiếng Anh bằng giọng Việt Nam nghe chẳng ra làm sao, nhưng tôi hy vọng chí ít thì bà có thể hiểu được. “Mẹ biết mà... ờ... một loại rau. À không không, một loại thảo mộc. Nó màu xanh. Mẹ bỏ nó vào bánh mì ấy... ”

Kết quả là tôi buộc phải tự dò tìm loại thảo mộc đó ở trên Google, và đưa hẳn cho bà xem trên màn hình điện thoại.

“Ohhh... ngò. Không, nhà chẳng có ngò.” Bà nhìn tôi và nói, “Với lại Google nó dịch chả đúng chút nào đâu nha! ”

Tôi nói tiếng Việt tàm tạm vì ít nhiều tôi đã lớn lên cùng với nó. Tiếng Anh của mẹ tôi thì có chút tiến bộ, nhưng dĩ nhiên bà vẫn thường xuyên dùng tiếng Việt tại vì nó dễ hơn. Thế nên chúng tôi thường xuyên phải vật lộn với những cuộc chuyện trò, đau đầu kinh khủng.


Tác giả Vivian Huynh khi còn nhỏ và mẹ


Lần đầu tiên tôi nhận được tin nhắn của mẹ, được viết bằng tiếng Anh hẳn hòi, tôi đã nghĩ làm gì có chuyện đó, chắc là đứa nào đó ‘spam’ mình.

Hello dear-enjoy your day- come home soon.

Cái tin nhắn đó lịch sự và nhẹ nhàng quá đáng, hoàn toàn khác xa với người phụ nữ châu Á nhỏ nhắn nhưng vô cùng năng động mà tôi gọi là ‘mẹ’.

Có một hôm nọ, khi đang ăn cơm trưa thì mẹ tôi chồm người qua bàn. “Con trai cô Nga đang hẹn hò với kỹ sư đó.”

Lập tức trong óc tôi thực hiện một cú quét, nhưng vô vọng, chẳng có chữ nào trong đầu tôi có thể giải thích được cái từ đó.

“Là sao, là giống như talking doctor? Bác sĩ mà nói chuyện?” (Ý tôi là có phải là bác sĩ tâm thần.)

“Không, kỹ sư.” Mẹ thở dài. “Mày biết mấy người giỏi toán, họ học xây dựng... ”

Tôi chộp ngay lấy cái điện thoại và bấm ghi lại nhanh hết mức có thể.

Mẹ tôi thì lại có phương pháp học của riêng bà. Bà nâng niu cái từ điển điện tử bằng nhựa, dịch từ “Anh sang Việt” mà bà hay để nó nằm kế bên cuốn sổ mỏng bà dùng để luyện tập.

Trong cuốn sổ, bà liệt kê ra toàn bộ những từ tiếng Anh mới mà bà coi thấy trong phần phụ đề ở trên tivi. ‘I-n-t-e-r-o-g-a-t-i-o-n’ bà viết cẩn thận lại cái từ đó, khi trên màn hình tivi hiện hình ảnh nhóm cảnh sát đang tra khảo một gã nào đó.

Tôi thường mường tượng ra cái cảnh đẹp đẽ mà hai mẹ con người da trắng trò chuyện với nhau, những cuộc hội thoại đầy sâu sắc và nhiều ý nghĩa. Có một lần, tôi vô tình nghe lỏm được cuộc trò chuyện trên điện thoại của cô bạn cùng nhà khi cổ giải thích với mẹ mình về ưu điểm và nhược điểm của vòng tránh thai, vừa nói chuyện cổ vừa nấu mì ý. Tôi kinh ngạc kinh khủng. Tôi thậm chỉ là không nghĩ mình đủ từ vựng để dám đề cập đến những chủ đề lớn đó. (“Mẹ, con đặt cái que chặn em bé trong người” chắc chắn là nghe chẳng ra làm sao cả.)



Có nhiều lúc tôi ngồi chơi ở nhà mẹ, tôi chăm chú nhìn bà những lúc bà ngâm nga mấy bản nhạc ballad tiếng Việt, và tự hỏi là có bao nhiêu phần đẹp đẽ trong tâm hồn bà đã không thể truyền đến được cho tôi, chỉ vì những từ ngữ đã trôi tuột ra khỏi cổ họng của chúng tôi và tan vào trong không khí. Tôi ước chúng tôi có thể trò chuyện với nhau được nhiều hơn. Nhưng bạn phải nắm bắt bất cứ điều gì mà trong khả năng bạn có thể.

Lúc này đây, khi đứng trong căn bếp, tôi chìa cái tấm thiệp mỏng màu trắng ra. “Gửi mẹ,” tôi viết những dòng bên trong tấm thiệp. “Chúc mừng ngày của mẹ! Con mong là mẹ luôn hạnh phúc. Yêu mẹ, Vi.”

Tôi cẩn thận nắn nót từng chữ viết hoa bên trong tấm thiệp. Tôi chưa nói ra được hết những điều tôi muốn nói, vì tôi hiểu vốn tiếng Anh của bà vẫn chưa đủ. Nhưng điều đó chẳng phải là vấn đề. Tôi thấy ánh mắt bà lướt qua từng từ một, và bà mỉm cười. Tôi biết là bà hiểu được tấm lòng của tôi.

Vivian Huynh, Minh Phuong

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jul 16, 2018 11:38 pm    Tiêu đề:

Nếu bài này là của VIVIAN HUYNH, MINH PHUONG viết thì tôi nghĩ rằng : Người viết không trung thực !  Vì sao ? Xin hay đọc câu ở trên : "TÔI NÓI TIẾNG VIỆT TÀM TẠM " .

Ai cũng rõ : Học một ngoại ngữ luôn có 4 giai đoạn :
1. Nghe (listening)
2. Nói (speaking)
3. Đọc (reading)
4. Viết (writing) .

Hệt như một đứa trẻ : giai đoạn đầu nó chỉ biết nghe và nói thôi , chứ chưa thể ĐỌC và VIẾT . Vậy VIVIAN HUYNH, MINH PHUONG  , như quí bạn thấy đó, viết tiếng VIỆT rất chuẩn và chính xác , thì làm sao mà không nói được tiếng mẹ đẻ ?

Tôi chỉ có vài hàng ngắn gọn thôi, để quí bạn phán đoán .

ĐKP

Tây đô, trời mưa nhẹ buổi sáng
July 17th 2018
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9782

Bài gửiGửi: Tue Jul 17, 2018 1:13 am    Tiêu đề:

Anh Phụng ơi,

VIVIAN HUYNH là người viết bài, MINH PHUONG là người sửa chữa và giới thiệu đó.

Anh không nghĩ rằng cô bé người Việt nhưng sinh ra tại Úc (không biết nên gọi tiếng mẹ đẻ của cô bé này là tiếng Anh, tiếng Việt hay half-half?), tuy viết được tiếng Việt khá nhưng vẫn KHIÊM NHƯỜNG rằng mình chỉ nói tiếng Việt tàm tạm thôi sao?

Anh không ở nước ngoài nên anh không gặp nhiều đứa trẻ Việt Nam sinh ở hải ngoại viết, đọc và nghe hiểu tiếng Việt nhưng không nói được tiếng Việt hay nói rất khó khăn, tình trạng này xảy ra do cha mẹ tuy cho con cuối tuần đến trường Việt để học, nhưng hàng ngày cha mẹ bận bịu ít nói chuyện với con cái, lũ trẻ thì nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh và chúng không có nhiều cơ hội tập nói tiếng Việt, nhưng vẫn nghe hiểu hoàn toàn khi cha mẹ nói chuyện bằng tiếng Việt với nhau.

35 năm trước, khi MT bắt đầu vào làm việc ở một hãng điện tử. MT được giới thiệu với một đồng nghiệp người Á đông còn rất trẻ chỉ vừa 20, tên Ken Lu. Với cái tên này thì MT nghĩ anh ta là người Hoa, nên chỉ dùng tiếng Anh để nói chuyện, khổ nỗi tiếng Anh của MT lúc đó thuộc loại dùng tay nhiều hơn miệng, nên gặp nhiều trở ngại trong công việc. Cho đến một ngày Ken Lu bỏ quên cuốn sổ tay trên bàn làm việc, MT tình cờ nhìn thấy và giật mình: cuốn sổ tay được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt. Đến lúc đó Ken Lu mới thú nhận anh ta là người Hoa ở Chợ Lớn, học trường Việt nên viết tiếng Việt giỏi hơn tiếng Hoa. Từ khi di tản không còn gặp người Việt nữa, dần dần anh ta không còn biết nói tiếng Việt, nhưng hàng ngày vẫn viết nhật ký bằng tiếng Việt, bây giờ nghe tiếng Việt thì không được hoàn toàn nhưng vẫn hiểu được ý chính của người nói. Kể từ đó, thì dễ dàng cho MT hơn, khi bị bí từ thì MT có thể dùng tiếng Việt, và nhiều lần MT khuyến khích anh ta dùng tiếng Việt, nhưng anh ta xin lỗi và cho biết muốn nói bằng tiếng Việt lắm nhưng quá khó khăn để uốn lưỡi.

Không nói ở đâu xa, ngay chính cháu của MT cũng vậy, sinh ra ở hải ngoại, ở nhà chỉ được nói bằng tiếng Việt thôi. Lúc nó còn ở trung học thì nó viết, nghe, hiểu, nói tiếng Việt không lơ lớ, rõ ràng hệt như những đứa trẻ sinh ở VN vậy. Nhưng khi nó lớn, sang Anh làm việc và ở luôn bên đó, email viết về vẫn dùng tiếng Việt chính xác hỏi ngã còn hơn nhiều người VN nữa, nhưng khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Việt thì bắt đầu ngọng nghịu và nhiều lúc chêm vào các từ tiếng Anh. Có thể nói, bây giờ con bé viết tiếng Việt rất giỏi, nhưng nói tiếng Việt thì TÀM TẠM đó.

MT cũng thắc mắc về 4 giai đoạn anh đưa ra: 1. Nghe (listening), 2. Nói (speaking), 3. Đọc (reading), 4. Viết (writing). Dường như anh cho rằng đã viết được thì phải nói được, nhưng anh quên rằng nếu đã đi học thì đọc và viết dễ hơn là nghe và nói nhé (giả sử anh là thày giáo dạy Việt văn, anh chỉ cho học trò lỗi sai chính tả hay văn phạm thì đứa học trò dễ dàng nhớ và sửa được, nhưng đố anh ép buộc được người học trò nói ngọng không nói ngọng nữa). Rất nhiều người Mỹ ngạc nhiên khi gặp vô số người Việt Nam lớn tuổi không nói được tiếng Anh nhưng viết thì rất chính xác chính tả và văn phạm, do ngày xưa học sinh ngữ nhưng ít khi thực hành nói, làm bài thi thì chỉ có viết không có vấn đáp.

Chúc anh vui nhé
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân