TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cách trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại của người cao niên mất trí
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cách trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại của người cao niên mất trí

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9786

Bài gửiGửi: Thu Oct 13, 2016 10:22 pm    Tiêu đề: Cách trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại của người cao niên mất trí


Cách trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại của người cao niên mất trí


Nếu bạn chăm sóc hoặc biết một người mắc chứng mất trí, có thể họ đã hỏi bạn những câu hỏi như “Chúng ta sẽ làm gì hôm nay?”, “Bạn là ai?”, hay “Khi nào chúng ta sẽ về nhà?” và họ sẽ thường nhanh chóng quên câu trả lời và hỏi đi hỏi lại những câu hỏi đó.

Rốt cuộc bất cứ ai được hỏi cùng một câu hỏi lặp đi lặp lại đều sẽ trả lời một cách thiếu kiên nhẫn, điều này không tốt cho người mắc chứng mất trí hay mức độ căng thẳng của người chăm sóc họ.

Hãy tưởng tượng một người chồng đang ở giai đoạn đầu của chứng mất trí và mỗi ngày ông ấy đã hỏi đi hỏi lại vợ mình “Chúng ta sẽ làm gì ngày hôm nay?”

Vợ: Chúng ta có cuộc hẹn với bác sĩ vào lúc 1:30 chiều

Chồng: (10 phút sau), Này em, chúng ta sẽ làm gì vào hôm nay?

Vợ: Em vừa nói với anh rồi mà, chúng ta có cuộc hẹn với bác sĩ vào lúc 1:30 chiều

Chồng: (5 phút sau) Chúng ta sẽ làm gì vào hôm nay?

Vợ: (cảm thấy thiếu kiên nhẫn và hơi lớn tiếng) Em vừa mới nói với anh cái gì? Chúng ta có cuộc hẹn với bác sĩ vào lúc 1:30 chiều!

Chồng: (cảm thấy khó chịu với giọng điệu của vợ) Làm sao mà anh biết được? Anh không nhớ em đã nói gì với anh.

Người vợ sẽ cảm thấy có lỗi vì đã nổi giận với người chồng. Cô ấy biết đó không phải là lỗi của chồng nhưng cảm thấy rất bực bội khi cứ phải liên tục trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại của chồng.

Hãy tưởng tượng một bà mẹ đang trong giai đoạn giữa đến giai đoạn nghiêm trọng của chứng mất trí, được con gái của bà chăm sóc. Thỉnh thoảng vào buổi tối, bà mẹ hỏi cô con gái “Khi nào chúng ta sẽ về nhà”?

Con gái: Mẹ, chúng ta đang ở nhà.

Bà mẹ: Mẹ muốn về nhà ngay bây giờ, khi nào chúng ta sẽ về nhà?

Con gái: Mẹ, chúng ta đang ở nhà rồi. Mẹ nhìn kìa, có ảnh của mẹ và bố trên bệ lò sưởi kìa.

Bà mẹ: (có vẻ bối rối hơn và bắt đầu kích động) Mẹ không biết làm sao để về nhà. Bây giờ mẹ mệt lắm; mẹ muốn về nhà. Khi nào thì chúng ta về nhà?

Con gái: (Trở nên thiếu kiên nhẫn) Mẹ, con không biết làm sao cho mẹ hiểu. Mẹ nhìn kìa, tất cả mọi thứ ở đây đều là đồ của mẹ (chỉ xung quanh phòng). Mẹ đang ở nhà rồi!

Bà mẹ: Đừng la mắng mẹ, chỉ đưa mẹ về nhà thôi! Mẹ không muốn ở đây nữa.


Vậy cách trả lời tốt nhất ở đây là gì

Một y tá đang an ủi một bệnh nhân mắc Hội chứng suy giảm trí nhớ. (Hình: AP/ Apichart Weerawong)


Trước tiên, quan trọng là phải giữ bình tĩnh. Nếu bạn cảm thấy khó chịu, người mắc chứng mất trí cũng vậy. Phải nhắc nhở bản thân rằng họ không hỏi để làm phiền bạn, nhưng bởi vì họ mắc bệnh ảnh hưởng đến não bộ.

Hãy cố gắng thấu hiểu nếu đó là nhu cầu cơ bản mà người đó đang thể hiện thông qua câu hỏi của họ. Có phải họ băn khoăn, lo lắng, bối rối, đói, mệt mỏi?

Bạn nên phản ứng theo cách phù hợp với tình hình thực tế và trạng thái hiện tại của bệnh nhân. Ví dụ, nếu họ tin rằng người chồng đã quá cố từ lâu của họ vẫn còn sống, việc hỏi họ câu hỏi chẳng hạn như “Chồng bạn làm công việc gì?” có nhiều khả năng sẽ giúp họ bình tĩnh trở lại hơn là nhắc nhở họ rằng người chồng đã qua đời.

Việc sử dụng môi trường để hỗ trợ cho câu trả lời của bạn cũng hiệu quả. Chẳng hạn như, trong ví dụ thứ nhất ở trên, người vợ có thể mua một cuốn lịch, đồng hồ, tấm bảng và đặt chúng trong bếp – nơi mà chồng họ sẽ nhìn thấy mỗi sáng. Các cuộc hẹn có thể được viết trên lịch và tấm bảng có thể được cập nhật thời gian và kế hoạch trong ngày.

Khi người chồng hỏi họ sẽ đi đâu vào ngày hôm nay, người vợ có thể chỉ vào tấm bảng. Bằng cách này, việc kiểm tra tấm bảng có thể trở thành một phần trong công việc mỗi sáng. Mặc dù người mắc chứng mất trí xảy ra những vấn đề về trí nhớ nhưng họ vẫn thường có thể học những thói quen mới bằng cách lặp đi lặp lại. Đôi khi, người chồng sẽ vẫn có thể hỏi họ sẽ đi đâu vào ngày hôm nay nhưng người vợ có thể bình tĩnh hướng dẫn chồng mình nhìn vào bảng.

Trong ví dụ thứ hai, cô con gái phải cố gắng đặt mình vào vị trí của người mẹ – mẹ cô không nhận ra ngôi nhà là nhà của mình. Có thể bà nhớ “nhà” chính là nơi mà bà đã sống hồi nhỏ.

Một cách khác đó là cố gắng làm phân tâm. Khi người mẹ mắc chứng quên trí nhớ hỏi khi nào họ sẽ về nhà, hãy làm họ phân tâm, giống như một tách trà. Nếu họ vẫn còn quan tâm, hãy nói với họ là sẽ về nhà và lái xe đưa họ đi. Lái xe xung quanh khu phố và chỉ cho họ những địa điểm quen thuộc, sau đó trên đường quay về nhà, hãy nói chuyện với họ gần như bạn ở đó.

Việc lặp đi lặp lại cùng một câu hỏi thường là dấu hiệu cho thấy người mắc chứng mất trí đang cố gắng nói với chúng ta điều gì đó hoặc họ cần khẳng định lại. Đôi khi, chỉ cần trả lời những câu hỏi của họ là đủ và lúc khác chúng ta có thể cần phải bước vào thế giới của họ trong chốc lát.

Tác giả: Claire M O'Connor, University of Sydney
Dịch giả: Diệp Sam
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Vài hàng về Tác giả:

Claire M O’Connor, Bác sĩ trị liệu cơ năng kiêm Tiến sĩ nghiên cứu, Đại học Sydney và Lee-Fay Low, Phó giáo sư về lão hóa và sức khỏe, Đại học Sydney - Australia.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân