TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mã số SPI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mã số SPI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9785

Bài gửiGửi: Wed Jun 08, 2016 10:22 pm    Tiêu đề: Mã số SPI

Mã số SPI

Nhìn quanh ta ở đâu cũng thấy các sản phẩm làm từ plastic. Tuy nhiên không phải thứ plastic nào cũng như nhau. Năm 1988, Hiệp hội Kỹ nghệ Plastic (Society of the Plastics – SPI) thiết lập một hệ thống phân loại dựa trên thành phần hóa học để giúp người tiêu dùng và các dịch vụ tái chế (recycle) biết cách tái chế hoặc vứt bỏ đúng cách. Hiện nay, các nhà chế tạo tuân thủ một hệ thống ghi mã số và đặt một SPI code (mã số theo Hiệp hội Kỹ nghệ Plastic), thường đúc ở đáy chai, ở mặt dưới hộp. Nên kiểm tra mã số phân loại này của mỗi sản phẩm bạn sử dụng, đặc biệt là khi bạn có ý định tái chế. Sau đây là sơ lược một số loại plastic và các mã số khác nhau liên quan đến chúng:



Mã số 1 dành cho loại plastic được chế tạo bằng polyethylene terephthalate, còn gọi là PETE hoặc PET. Dụng cụ chứa có gốc PETE thường hấp thu mùi và hương vị của đồ ăn thức uống mà nó chứa đựng. Vật dụng làm bằng loại plastic này thường tái chế được. PETE dùng để chế các vật dụng chứa đựng nước uống, lọ thuốc, lọ peanut butter, lược chải đầu, bean bags, dây buộc. Khi tái chế, có thể dùng làm các túi xách, thảm, vải áo mùa đông, và nhiều thứ khác nữa.



Mã số 2 cho biết plastic làm bằng high-density polyethylene (HDPE). Các sản phẩm làm bằng HDPE được coi là rất an toàn, không để các hóa chất tiết ra các thức ăn nước uống. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng lại chai lọ HDPE để chứa đồ ăn thức uống nếu trước đây chúng đã không chứa những thứ đó, do nguy cơ có thể chúng đã bị ô nhiễm vì chứa những thứ khác không phải là thực phẩm. Sản phẩm HDPE thường có thể tái chế được. Các vật dụng thường làm bằng loại plastic này: hộp đựng sữa nước, chứa dầu máy, chứa thuốc gội đầu, chứa xà bông tắm, xà bông giặt, thuốc tẩy trắng, đồ chơi... Khi tái chế được dùng để làm giỏ plastic, gỗ plastic, hàng rào...



Mã số 3 dùng với plastic làm bằng polyvinyl chloride (PVC). PVC thường không được tái chế và có thể có hại khi tiêu hóa.

PVC dùng làm đủ loại ống nước (nhưng thường không dùng làm ống dẫn nước trong nhà), gạch lát. Loại plastic này không nên để tiếp xúc với thực phẩm. Khi chế biến, dùng làm vật dùng lót nền nhà, tường mobile home, hoặc các vật dụng khác dùng trong kỹ nghệ.



Mã số 4 đánh trên các loại plastic làm bằng low-density polyethylene (LDPE). LDPE thường không tái chế, trừ một số lãnh vực. Loại plastic này bền bỉ, dẻo dai. Vì không tiết ra các hóa chất độc hại khi tiếp xúc nên có thể dùng an toàn để chứa thực phẩm. Túi đựng sandwich, plastic cling wrap (để bọc thức ăn), túi đựng thực phẩm mua từ chợ... đều làm từ LDPE. Khi tái chế dùng làm thùng đựng rác, đồ nội thất và nhiều vật dụng trong nhà.



Mã số 5 ghi trên các sản phẩm plastic làm bằng polypropylene (PP). PP có thể tái chế, nhưng không thường như PETE hoặc HDPE. Loại plastic bền này chịu đựng được nhiệt độ cao. Thường dùng để làm tã, lọ chứa margarine, chứa yogurt, chai đựng si-rô, hộp đựng thuốc theo toa, ly uống nước, nắp chai đựng nước. Khi tái chế, dùng làm cào, dây cáp bình điện, cái cạo đá cho xe mùa đông, và các vật phẩm tương tự cần độ bền bỉ.



Mã số 6 ghi trên plastic làm từ polystyrene (PS) hoặc tên phổ thông là Styrofoam. PS có thể tái chế nhưng không mấy thực tiễn, vì cần nhiều năng lượng. Ly cà phê dùng một lần (disposable), hộp plastic đựng thức ăn, muỗng nĩa plastic, foam chèn quanh thùng đồ... làm bằng PS. Khi tái chế, được dùng làm vật ngăn nhiệt độ hoặc âm thanh (insulation), thước, khung bảng số xe



Mã số 7 dùng để chỉ định những loại plastic pha tạp, không nằm trong 6 loại nói trên. Gồm trong loại này có Polycarbonate (PC) và polylactide. Thứ plastic này khó tái chế. PC dùng làm bình sữa trẻ em bú, chai nước lớn chứa nhiều gallon, đĩa nhạc, dụng cụ chứa dùng trong y khoa. Khi tái chế, dùng làm gỗ plastic (plastic lumber)...



Mã số SPI có thể làm rối trí những người chưa quen sử dụng. Tuy nhiên, hiểu biết chúng có thể giúp người tiêu dùng biết rõ những loại nào không làm hại sức khỏe, cũng như giúp dịch vụ tái chế phân loại hữu hiệu hơn. Nên nhớ: bất cứ thứ plastic nào mà ta sử dụng cũng không được hâm nóng trong microwave hoặc đặt vào ở những chỗ quá nóng (như trong xe hơi vào mùa hè). Luôn tái chế hoặc vứt bỏ khi thấy bể vỡ hoặc rạn nứt.

Phượng Nghi
Nguồn: baotreonline.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân