TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Mỹ là tòng phạm khi đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ về tai họa trong thành phố Kobane
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Mỹ là tòng phạm khi đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ về tai họa trong thành phố Kobane

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Mon Oct 13, 2014 11:06 pm    Tiêu đề: Mỹ là tòng phạm khi đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ về tai họa trong thành phố Kobane


Mỹ là tòng phạm khi đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ
về tai họa trong thành phố Kobane

Khói lửa từ các cuộc oanh kích của lực lượng liên hiệp do Hoa Kỳ lãnh đạo trong thành phố Ain al-Arab của Syria, người Kurd gọi là Kobane, tại làng Mursitpinar ở phía đông nam, tỉnh Sanliurfa, vào ngày 10 Tháng Mười, 2014. (Aris Messinis/AFP/Hình Ảnh của Getty)


Chính quyền Obama xem chừng như đã chọn cách biện minh bằng cách đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu xảy ra một tai họa cho sinh mạng người dân tại thành phố Kobane của Syria. Cách biện minh này thật tiện lợi và không phải hoàn toàn là sai. Nhưng cách này cũng lờ đi rất nhiều chuyện.

Không có gì đáng ca ngợi về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc giao tranh giữa Hồi Giáo Bang và người Kurd tại Syria tại vùng biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Hãy gác sang một bên chuyện Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đưa bộ binh sang tiếp cứu, điều mà các nhà chính trị Hoa Kỳ ắt phải hiểu. Thổ Nhĩ Kỳ còn ngăn chặn người Kurd muốn đưa quân tiếp viện qua biên giới xuống nam để yểm trợ cho người Kurd trong cuộc giao tranh gần như tuyệt vọng này. Cơ quan phụ trách người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc đã cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không muốn nhận người Kurd từ Kobane sang tỵ nạn. Nếu Hồi Giáo Bang chiếm giữ được Kobane, người ta có thể tiên đoán được hậu quả là khi dân Kurd bị bắt thì số đàn ông sẽ bị tàn sát và đàn bà sẽ phải làm nô lệ.

Nhưng Hoa Kỳ không có tư cách gì để có thể phê phán ai cả sau khi họ đã ngó lơ trong hơn ba năm trời để mặc cho 200. 000 người dân tại Syria phải bỏ mạng, phần lớn là bị chế độ của Bashar al-Assad tàn sát. Thêm 3 triệu người khác trở thành người tỵ nạn, gồm cả 1 triệu người đổ sang Thổ Nhĩ Kỳ, mà nếu tính theo dân số thì tương đương với hơn 4 triệu người Mễ ùa vào Hoa Kỳ.

Không như cuộc giao tranh tại Kobane, không có thước phim truyền hình nào thu được cảnh trẻ em bị tan xác vì các loại “bom thùng” do các lực lượng của Assad thả trên các tòa nhà chung cư, trường học và tiệm làm bánh. Tình hình đã trở nên quá nguy hiểm nên không có ký giả nào đến làm phóng sự chiến tranh. Nhưng cảnh tàn sát rùng rợn này — đây là các thùng chất đầy chất nổ và ốc vít, đinh và mảnh kim khí cốt để gây thương tích và giết hại trong đau đớn — không phải vì thế mà kém hơn.

Chiến lực của chính quyền Mỹ là nhắm vào Hồi Giáo Bang trong khi vẫn để yên cho Assad thật ra đã làm cho tình trạng các nạn nhân của y còn trở nên tệ hại hơn nữa tại các thành phố thuộc quyền kiểm soát của quân nổi dậy ôn hòa mà trên lý thuyết được Hoa Kỳ ủng hộ. Tờ New York Times tường thuật hôm Thứ Tư là chế độ của Assad, vì không còn cần thiết phải giao tranh với Hồi Giáo Bang nữa, đã quay trở lại “gia tăng cường độ các cuộc tấn công đều đặn từ bấy lâu nay vào các thành phố và khu xóm nổi dậy chống chế độ của Assad. ”

Chiến lược này của Mỹ thật rời rạc vô lý cũng như đáng ngờ về mặt đạo lý. Hoa Kỳ muốn quân nổi dậy ôn hòa này trở thành lực lượng bộ binh của mình trong cuộc chiến chống lại Hồi Giáo Bang cực đoan hơn. Thế nhưng họ lại không chịu nhắm vào chế độ của Assad, chế độ mà quân nổi dậy ôn hòa này xem là kẻ thù chính của họ — và chính chế độ này đang nỗ lực tiêu diệt họ trong khi Hoa Kỳ lại kêu gọi phải kiên nhẫn và kềm chế.

Thái độ này của Mỹ gây ra bất đồng giữa Tổng Thống Obama và Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, người đang thúc giục Hoa Kỳ thiết lập một vùng cấm bay trên không phận miền bắc Syria. Biện pháp này sẽ không cản trở đến cuộc chiến chống lại Hồi Giáo Bang, nhưng lại che chở được phần nào cho quân nổi dậy ôn hòa đối với các cuộc tấn công và giúp cho quân này có được một vùng đất để tái lập chiến thuật. Nói cách khác, biện pháp này sẽ phù hợp với những gì mà ông Obama trước đây đã nói đó chính là các mục tiêu của Hoa Kỳ: trợ giúp nhóm quân ôn hòa và lật đổ Assad. Có thể vì thế mà Ngoại Trưởng John F. Kerry đã nói rằng đề nghị này “đáng được xem xét thật kỹ. ”

Nhưng Tòa Bạch Ốc xem chừng như cũng vẫn không muốn giúp nhóm quân ôn hòa. Cứ đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ thì dễ hơn.


U.S. is complicit as it blames Turkey for the catastrophe in Kobane

Smoke rises after strikes from the US-led coalition in the Syrian town of Ain al-Arab, known as Kobane by the Kurds, in the southeastern village of Mursitpinar, Sanliurfa province, on October 10, 2014. (Aris Messinis/AFP/Getty Images)


THE OBAMA administration seems to have settled on a blame-Turkey defense for a possible humanitarian catastrophe in the Syrian city of Kobane. It’s convenient and not entirely wrong. But it leaves out a big chunk of the story.

There’s nothing admirable in Turkey’s response to the fighting between the Islamic State and Syrian Kurds on the Syria-Turkey border. Set aside Turkey’s reluctance to put boots on the ground, something American politicians should understand. Turkey has blocked Kurdish reinforcements from crossing south to help in the desperate fight. Kurdish refugees from Kobane are not being made to feel welcome in Turkey, as the U. N. refu­gee agency has reported. If the Islamic State takes control of Kobane, the predictable result will be massacres of captured men and enslavement of captured women.

But the United States is poorly placed to pass judgment, having stood aside for more than three years while 200, 000 Syrians died, most at the hands of the regime of Bashar al-Assad. Another 3 million have become refugees, including 1 million who have alighted in Turkey — which, adjusting for population, would be the equivalent for the United States of more than 4 million Mexicans streaming across the border.

Unlike with the conflict in Kobane, there is little television footage of children being shredded by the “barrel bombs” that Mr. Assad’s forces drop on apartment buildings, schools and bakeries. It has become too dangerous for journalists to cover the war. But the horror of the carnage — these are bombs filled with screws, nails and metal shards intended to maim and painfully kill — is no less.

The administration strategy of targeting the Islamic State while giving Mr. Assad a pass has actually worsened the conditions for his victims in towns held by moderate rebels who, in theory, enjoy U. S. backing. As the New York Times reported Wednesday, the Assad regime, freed of the need to go after the Islamic State, has returned “with new intensity to its longstanding and systematic attacks on rebellious towns and neighborhoods. ”

And the strategy is incoherent as well as morally questionable. The United States expects these same moderate rebels to become its foot soldiers in the war against the more extreme Islamic State. Yet it refuses to target the Assad regime, which the moderates see as their chief enemy — and which is doing everything it can to wipe them out while the United States calls for patience and restraint.

This lies at the heart of President Obama’s disagreement with Turkish President Recep Tayyip Erdogan, who is urging the United States to create a no-fly zone over northern Syria. Such a move would not interfere with the campaign against the Islamic State, but it would give moderate rebels some respite from attacks and some territory in which to regroup. In other words, it would serve the interests of what Mr. Obama in the past has claimed as U. S. objectives: helping the moderates and unseating Mr. Assad. That may be why Secretary of State John F. Kerry said the proposal was “worth looking at very, very closely. ”

But the White House seems as uninterested as ever in truly helping the moderates. Easier just to blame the Turks.

Nguồn: washingtonpost.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân