TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phạm Công Thiện và Ngày Sanh của Rắn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phạm Công Thiện và Ngày Sanh của Rắn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Jun 21, 2014 1:59 pm    Tiêu đề: Phạm Công Thiện và Ngày Sanh của Rắn



Phạm Công Thiện và Ngày sanh của rắn

   
      PHẠM CÔNG THIỆN
      và NGÀY SANH CỦA RẮN

      Tặng CỎ LAU,
      Người em gái vùng biển xanh nơi quê hương gió cát mịt mù.
      ĐKP

      Phạm Công Thiện (1941-2011) đã đến và đã đi.
      Cuộc đời và sự nghiệp văn nghệ của ông đã có nhiều người viết, đa số những bài đó được viết ra sau khi ông đã nằm xuống! Ông có một thời – trước 1975 – là thần tượng của lớp trẻ; điều đó có lẽ đúng – ít nhất là trước khi ông bỏ ra nước ngoài, khoảng năm 1970. Và hình như ông cũng cảm nhận được điều này: ”Còn hạng thanh niên choai choai từ 16 tuổi cho đến 25 tuổi thì đều tưởng là “thiên tài độc nhất của nhân loại”. Họ sung sướng tự nhận là “đồ đệ của Phạm Công Thiện”! (Phần Phụ lục trong cuốn TÔI LÀ AI, bản Việt dịch của Phạm Công Thiện từ tác phẩm tiếng Đức ECCE HOMO của Nietzsche, trang 160, nxb Phạm Hoàng, Saigon, 1970)

      Nhưng riêng đối với tôi, tôi rất ngưỡng mộ và yêu thơ của ông – từ khi còn là sinh viên văn khoa. Tôi yêu mến thơ ông - những bài thơ chất chứa nỗi u hoài cô quạnh (Xin được mở dấu ngoặc: ở đây tôi chỉ nói những bài thơ trong thi phẩm NGÀY SANH CỦA RẮN, nxb An Tiêm, Saigon, 1967; không kể đến tập thơ sau này khi ông đã ở nước ngoài, TRÊN TẤT CẢ ĐỈNH CAO LÀ IM LẶNG, nxb Văn Hóa Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, 2009).

      Tập NGÀY SANH CỦA RẮN chỉ có vỏn vẹn 12 bài, mỗi bài đều không có tựa đề, trong đó có một bài chỉ có hai câu ; đó là bài thơ thứ III như sau:

      mưa chiều thứ bảy tôi về muộn
      cây khế đồi cao trổ hết bông.
     

Và một bài bốn câu, bài thơ thứ II:
      tôi nằm cho rả chiếu cạp điều
      nước chảy lên vùng phố tịch liêu
      tôi nhớ một lần cây quế mọc
      tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều.
     

Trong bài trên, ta để ý có chữ QUẾ và chữ HƯƠNG. Đó là tên của người con gái mà ông rất yêu thương. Nghe các bạn của tôi học ở đại học Vạn Hạnh thời cuối những năm 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, thì người ông yêu là Cao Thị Quế Hương, một nữ giáo sư trung học ở Cần Thơ. Và có lẽ ông yêu thương Quế Hương rất nhiều nên trong thơ của ông, ngoài bài trên đây, ông còn một bài nữa nhắc đến tên người con gái yêu dấu này rất nhiều lần. Đó là bài thơ thứ IV, tôi xin trích một đoạn dài:

      trời mưa nữu ước cây mọc
      nhớ hương trời mưa ngày tháng
      nhớ hương đường hoang mái vắng
      nữu ước chỉ còn hương trong giấc ngủ...
      ... anh không còn làm tu sĩ (*)
      anh chỉ còn hương trong giấc ngủ
      anh chỉ còn máu để đổ vào tim hương...
      bây giờ anh xa hương đến
      mấy đại dương xanh
      mấy phương trời cỏ mọc
   
      mấy phương trời hương khóc
      hương còn ca hát
      hương còn phơi áo giữa phố buồn
      hương còn cười
      mười năm rồi cây quế vẫn mọc trên đời anh
      trên mắt anh
      môi anh
      trên bước chân buồn phố mẹ ngày xưa
      trên bước chân chiều phố lạ hôm nay
      mưa làm tóc anh thơm
      mùi cây quế
      giữa hồ
      mọc giữa hồ quế hương
      tóc anh mọc dài
      che chở hương
     
      lúc mưa rơi
      lúc đông lạnh
      lúc chim chiều đi mất
      mưa trên phố đêm
      trên quán cà phê ý đại lợi
      trên chiến tranh
      của quê hương
      của quế hương...

      (bài thơ IV)
      (*) Ông có thời mặc áo cà-sa với pháp danh Thích Nguyên Tánh, lúc đó ông đang là giáo sư kiêm khoa trưởng đại học văn khoa & khoa học nhân văn viện đại học Phật giáo Vạn Hạnh, Saigon khoảng những năm 1966 đến đầu năm 1970. Và cũng năm 1970 này khi ông ở Paris ông cởi áo cà sa và lấy vợ, một người đạo Thiên chúa.


      Người ông yêu có lẽ không bao giờ đến với ông và ông cũng không bao giờ nói với họ mặc dù tình yêu của ông dành cho họ vô bờ:

      nửa đêm khói đốt đời anh
      yêu em câm lặng khô cành thu đông
   
      (bài thơ IX)

      mùa xuân bay thành khói
      tôi ca hát một mình
      suốt đời không biết nói
      nước chảy tràn con kinh...
   
      (bài thơ X)

      Ông yêu người yêu của mình nên nhớ cả nốt ruồi mà ông ví như một điểm linh thiêng của Kinh Ấn giáo Rig Veda:

      tôi chấp chới
      đắng giọng
      giữa tháng ngày mơ mộng
      nốt ruồi của hương
      hay nốt ruồi của rigvéda
   
     (bài thơ VI)

      Ông yêu người ấy từ thủa nào? Hãy nghe ông tâm sự:

      mười năm qua gió thổi đồi tây
      tôi long đong như cánh chim gầy
      một sớm em về ru giấc ngủ
      bông trời bay trắng cả rừng cây...
   

 Rồi bao nhiêu năm qua, còn lại những gì: chỉ là căn gác trọ và ngọn đồi lộng gió. Ông chỉ thấy được người mình yêu trong giấc mơ thôi, đau buồn quá..!:

      gió thổi đồi tây hay đồi đông
      hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
      trong mơ em vẫn còn bên cửa
      tôi đứng trên đồi mây trổ bông
      gió thổi đồi thu qua đồi thông
      mưa hạ ly hương nước ngược dòng
      tôi đau trong tiếng gà xơ xác
      một sớm bông hồng mở cửa đông.
      Và ta thấy ông buồn rồi... lại buồn:
      bãi chiều chưa người tới
      tình nhỏ quên từ lâu
      ...
      suốt đời không biết nói
      tôi ngồi thức một mình
      đốt thuốc lên nhìn khói
      đêm rạng điềm hư linh.
     

Rồi ông lại tưởng tượng người yêu của mình là con chim nhỏ đến với ông đêm giao thừa trong căn gác trọ cô đơn:

      trời cuối năm gác trọ
      đèn tắt suốt đêm dài
      con chim mười năm nhỏ
      bay về đậu nơi đây.

      (bài thơ X)

      Đó là tình yêu thời trai trẻ của ông – cũng như tình yêu của chúng mình vậy – lúc nào cũng mãnh liệt, bao la vô bờ bến. Tôi yêu thơ ông là vì như thế.
      Nhưng tôi lại còn mến thơ ông đến nỗi thuộc lòng nhiều câu, nhiều đoạn, vì thời gian và không gian trong thơ của ông thường là những buổi chiều, những giòng sông và những ngọn đồi, đôi khi là vùng biển xanh ; thật là thơ mộng.

     tay còn ôm giữ tình yêu
      tôi về phố động những chiều hư vô...

      phố chiều tôi bước lang thang
      nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh...

      bãi chiều chưa người tới
      tình nhỏ quên từ lâu...

      về đâu thương những con đường
      lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa...


      bỏ mình nước chảy đồi tiên
      theo con chim dại lạc miền thiên hương...

      trên bước chân buồn phố mẹ ngày xưa
      trên bước chân chiều phố lạ hôm nay...

      trên mái ô tô buýt chiều thu...


      Còn điều này nữa. Ông hay nói đến đồi và cây thông, nên làm ta nghĩ đến Đà-Lạt, vì Đà-Lạt có những ngọn đồi rất nên thơ ; và đúng như vậy:

      xa việt nam đà lạt và cà phê tùng cuối năm...

      Ông sinh năm 1941, tuổi Tỵ (con rắn) nên thơ ông hay có loài bò sát này:

      rắn trườn vỡ trứng chim rừng
      tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm...

      (bài thơ IX)

      tôi gọi hương và tôi chết giấc
      tôi chạy lên trời làm rắn thâu đêm

      máu đổ mưa đen...
      tôi gọi thầm
      rắn cuộn tròn
       tương lai..

      tôi trốn giặc đời
      tắm trong hồn hương
     
      trái đu đủ
      trong khu vườn xưa
   
      con rắn nhỏ...

      Để thay lời kết, tôi xin chép lại bài thơ mở đầu cho thi phẩm, bài thơ mang vẻ huyền bí của Mật Tông:

      tôi đi đông chìm
      trời âm u thung lũng khô
      nhiều mây chim bay không nổi
      tôi đi
      dưới kia sụp đổ
      núi cấm nổ tôi ra
      cửu long ca từ tây tạng
      tôi về
      tôi hiện
      đèn tắt trời gió tắt trăng
      chim lạ
      kêu tiếng người
   
     hố thẳm ra đời
      tôi bay trên biển.
     
      (bài thơ I)

      Thật ra Phạm Công Thiện đã biết đến Mật tông Tây Tạng từ lúc ông 17, 18 tuổi khi ông đọc tác phẩm BARDO THODOL (Thân Trung Ấm, chữ Tây Tạng là: Bar-do thos-grol) và xem như sách gối đầu giường của ông thời trai trẻ.

      Nếu có dịp tôi sẽ viết một bài về PHẠM CÔNG THIỆN và TÂY TẠNG HUYỀN BÍ.

      ĐỖ KIM PHỤNG



Về Đầu Trang
cỏ lau



Ngày tham gia: 14 Nov 2008
Số bài: 667

Bài gửiGửi: Mon Jun 23, 2014 7:58 am    Tiêu đề:

colau xin cảm ơn anh ĐKP đã tặng em bài viết về PHẠM CÔNG THIỆN
  Em rất thích thơ PCT nhưng lại không thuộc bài nào chỉ nhớ ông sinh vào ngày  Quốc tế thiếu nhi (1/6) và chết ngày Quốc tế phụ nữ (8/3)

 Em biết Ông qua một " cư sĩ  Nguyên Tánh"chứ không phải là " thi sĩ Hoàng Thu Uyên  "

 Người ta nhắc đến bài thơ cuối cùng của ông khi ông qua đời....bài thơ này thật hay.

Tất Cả Các Ðỉnh Cao Là Lặng Im

Đã đi thì đã đi rồi
Thượng phương trùng điệp thấy gì nữa đâu
Hạ phương ngày tháng bể dâu
Sắt son tình cũ phượng cầu túy hương
Có còn chi nữa mà thương
Buổi trưa nằm ngủ thấy nường năm xưa
Đã đi rồi đã đi chưa
Thượng phương lụa trắng đong đưa giữa trời
Đã đi mất hẳn đi rồi
Hạ phương tịch mịch trùng khơi phong kiều
Chuyển hình trên đỉnh cô liêu
Lửa bay thành ngọn hồng điều mật ngôn
Đại Huyền biến ngưỡng triêu tôn
Tiền thân Tây Tạng nhập hồn chiêm bao
Án nga nga nẵng bạch hào
Một luồng sáng rưc chiếu vào trái tim
PCT

 

Có phải "Án nga nga nẵng bạch hào" là " Án ma ni bat di hồng " không anh

Cảm ơn anh rất nhiều .
                          colau[
/font]
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân