TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG (MỜI XEM)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG (MỜI XEM)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7393

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 12:49 am    Tiêu đề: VŨ KHÍ NĂNG LƯỢNG (MỜI XEM)

Năng Lượng: Mỹ Giúp Châu Âu Giảm Bớt Áp Lực Của Nga?
...nếu dầu thô sụt giá dưới mức 90 đô một thùng là Nga bị hụt ngân sách.
(Sưu tầm)

Khủng hoảng Ukraina càng thúc đẩy Bruxelles dựa vào Mỹ để giảm mức độ lệ thuộc vào dầu khí của Nga? Tại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu với Hoa Kỳ ngày 26/06/2014, tổng thống Obama tuyên bố Washington sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Matxcơva về vấn đề năng lượng. Nhờ những phương pháp khai thác mới, Mỹ đang trở thành nơi có trữ lượng dầu khí ‘tiềm năng’ nhất thế giới.

Năng lượng là một nhược điểm của châu Âu. Hiện tại Liên Hiệp Châu Âu nhập cảng đến hơn phân nửa năng lượng - chủ yếu là dầu hỏa và khí đốt - để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cho 28 thành viên trong khối. Theo thẩm định của Bruxelles nếu giữ nguyên tình trạng như hiện nay, đến năm 2035 Liên Hiệp Châu Âu sẽ lệ thuộc đến 80% vào năng lượng của các nước ngoài khối.

Trong năm 2013, chỉ một mình nước Nga cung cấp đến 27% khí đốt cho Liên Hiệp Châu Âu và 70% trong số đó phải trung chuyển qua ngả Ukraina. Ngoài khí đốt, Nga còn là một nguồn cung cấp dầu hỏa và than đá quan trọng của châu Âu. Chính vì vậy mà Bruxelles đã không thể mạnh tay trừng phạt Matxcơva sau khi tổng thống Putin thôn tính Crimée.

Vào lúc châu Âu và Nga đang cơm không lành, canh không ngọt thì Washington đề nghị bán khí đốt của Mỹ cho châu Âu. Tổng thống Barack Obama nhân thượng đỉnh Âu Mỹ đã dùng lá bài năng lượng để vừa thúc đẩy tiến trình thành lập khu vực tự do mậu dịch với Bruxelles, vừa làm đối trọng với ảnh hưởng của Matxcơva trên Lục địa Già. Dự án này được Ngoại trưởng John Kerry và đại diện châu Âu, bà Catherine Ashton thảo luận thêm vào ngày 02/04/2014 tại Bruxelles.

Câu hỏi đặt ra là liệu khi nào thì khí đốt của Mỹ mới chảy tới châu Âu? Washington chấp nhận xuất khẩu đến bao nhiêu triệu mét khối cho Bruxelles hàng năm và trong thời gian là bao lâu? Đừng quên rằng Hoa Kỳ luôn coi các nguồn dự trữ của mình là yếu tố chiến lược để bảo đảm về an ninh năng lượng của bản thân nước Mỹ. Liệu rằng với dầu khí của Mỹ,Liên Hiệp Châu Âu giảm bớt mức độ lệ thuộc vào ông khổng lồ Nga hay không?

Năng lượng, lá bài mới của Mỹ?

Từ California, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa lần lượt trả lời các câu hỏi trên nhưng trước hết ông nói qua về tiềm năng rất lớn của dầu hỏa và khí đốt Hoa Kỳ: Mỹ đang trở thành một ông khổng lồ về năng lượng nhờ kỹ thuật khai thác mới.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ mấy chục năm nay, nước Mỹ đã biết nhiều phương pháp khai thác năng lượng, chủ yếu là dầu thô và khí đốt, ngoài than đá là một lợi thế có sẵn. Nhưng họ không muốn thử nghiệm công nghệ mới vì quá tốn kém. Khi giá năng lượng trên thế giới tăng vọt và từ năm 2006, nước Mỹ dồn sức khai triển phương pháp mới và thật sự hoàn thành một cuộc cách mạng về công nghệ làm đảo lộn tất cả.

- Kỹ thuật "fracing" ấy - đọc như "fracking" - gồm có đào sâu xuống các tầng địa chất trầm tích và xoay ngang để tìm đến mạch năng lượng bao quanh rồi bơm xuống với sức ép cực mạnh một dung dịch nước và hóa chất. Sức ép này mở bung cả dầu thô hay khí đốt bị nhốt trong đá và được hút lên làm năng lượng. Riêng về khí đốt thiên nhiên, Hoa Kỳ có công nghệ dùng áp suất mạnh để biến khí thành nước lỏng đựng trong bồn, gọi là LNG, liquefied natural gas, dễ di chuyển qua nơi khác để từ khí lỏng lại trở về trạng thái khí đốt có thể phân phối qua ống dẫn khí.

- Kết quả của cách mạng kỹ thuật là Mỹ đã nâng sản lượng khí đốt của mình lên hàng vô địch với trữ lượng dự báo là hơn 900 ngàn tỷ thước khối, khả dĩ sử dụng cả trăm năm tới. Nhưng hậu quả là số cung gia tăng từ năm 2009 làm giảm giá khí đốt tại Mỹ. Khi ấy, Hoa Kỳ nghĩ tới việc xuất cảng trong điều kiện mà giá khí đốt tại Âu Châu và mọi nơi khác đều đắt hơn.

- Trở ngại cho việc xuất cảng gồm có hai phần. Thứ nhất là hạn chế về chính sách vì Mỹ vẫn cấm bán năng lượng ‘ra bên ngoài’ để có an toàn năng lượng ‘bên trong’, lại còn muốn bảo vệ môi sinh nên kiểm soát chặt chẽ việc lập nhà máy LNG chế biến khí lỏng. Thứ hai là về kỹ thuật để đưa khí đốt từ Mỹ tới các thị trường khác.

- Vấn đề kỹ thuật thật ra dễ giải quyết dù tốn kém và mất dăm ba năm mới hoàn thành. Vần đề chính sách mới nan giải vì nhiều ràng buộc chính trị bên trong nước Mỹ, thí dụ như các nhóm lợi ích hay doanh nghiệp chế biến, muốn hạn chế xuất cảng để mua nguyên liệu rẻ nhờ giảm giá.

- Thế rồi khủng hoảng Ukraina và đối sách thiếu thống nhất của Âu Châu trước sức ép của Nga làm dư luận chính trị tại Mỹ thay đổi. Giải phóng khí đốt có thể góp phần giải phóng Châu Âu ra khỏi vòng kiềm tỏa của năng lượng Nga.

- Chúng ta thật ra đang ở giữa cuộc cách mạng cho nên tình hình thay đổi và mỗi năm người ta lại thấy tiềm năng của Mỹ thật ra cao hơn mọi dự đoán trước. Mỹ hiện có sản lượng và mức tiêu thụ khí đốt nhiều nhất thế giới, và trong vài năm tới thì có dư để bán ra ngoài với giá rẻ chỉ bằng một phần ba giá của thiên hạ. Mà dù có xuất cảng thì cũng không nâng giá nội địa quá mạnh và nếu giá tăng thì càng khuyến khích các doanh nghiệp khai thác thêm.

Khí đốt, lá bài lợi hại mới của Mỹ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hệ thống luật lệ Mỹ nhiêu khê vì áp lực của nhiều trung tâm quyền lợi. Thí dụ giới bảo vệ môi sinh đòi hạn chế nhà máy chế biến, doanh nghiệp chế biến muốn có nguyên liệu rẻ nên đòi hạn chế xuất cảng. Một cách cụ thể thì doanh nghiệp Mỹ muốn sản xuất để xuất khẩu phải vượt sáu ải, của Cơ quan Liên bang Kiểm soát Năng lượng, Bộ Năng lượng, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh, Cơ quan Bảo vệ Thú hiếm, Cơ quan Bảo vệ An ninh Hàng hải, Bộ Vận tải, v.v.... Mà muốn bán khí đốt cho một quốc gia chưa ký Hiệp ước Tự do Mậu dịch FTA với Mỹ, trường hợp của vài nước Âu Châu, thì còn phải có giấy phép riêng của Bộ Năng lượng với lý do là việc xuất cảng này "phù hợp với quyền lợi của công chúng Mỹ."

- Ngày nay, nhờ hay vì sự ngang ngược của Tổng thống Vladimir Putin, chính trường Mỹ đang thay đổi quan niệm, với Lập pháp yêu cầu Hành pháp áp dụng thủ tục khẩn cấp cho xuất cảng khí đốt để vừa bảo vệ Ukraina vừa giải tỏa sức ép của Putin trên các nước Âu Châu.

RFI: Nếu Mỹ thay đổi chính sách thì sẽ bán khí đốt cho Âu Châu dưới hình thức nào và bao giờ thì bán được?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta mường tượng ra hai bước kỹ thuật là, thứ nhất, ép khí thành nước trong nhà máy khí lỏng để vận chuyển như dầu thô đến các thị trường khác. Rồi từ chất lỏng trở lại thành khí có thể phân phối qua ống dẫn khí ở nơi mua. Khi bán như vậy thì từ đầu ra ở bên Mỹ phải có giấy phép và đầu vào là nơi mua phải có đầu tư để lập nhà máy cải biến khí lỏng ra khí đốt. Việc mua bán bao hàm cả đầu tư tốn kém để lập nhà máy bên kia đại dương và mất từ ba đến năm năm. Do hoàn cảnh đặc biệt ngày nay, nếu thủ tục cho phép và hoàn thành có thể ngắn hơn thì cũng mất hai năm.

- Thật ra nhiều nước Âu Châu, kể cả Ukraina, có thấy mối nguy của áp lực Nga nên đã đa diện hoá nguồn cung cấp. Thí dụ là Pháp và Hà Lan lập dự án khí lỏng tại Dunkerque và Rotterdam với công xuất là 12 tỷ thước khối một năm, sẽ khởi sự hoạt động năm nay. Còn Ba Lan có dự án nhỏ hơn tại hải cảng Swinoujscie có thể hoàn thành năm nay với công xuất năm tỷ thước khối.

- Ukraina thì lệ thuộc vào khí đốt của Nga đến 60% của số tiêu thụ là 50 tỷ thước khối một năm. Từ năm 2013 xứ này ký hợp đồng với hai tập đoàn năng lượng là Shell và Chevron để khai thác khí đốt từ đá phiến của mình, với hy vọng sản xuất được từ năm đến 10 tỷ thước khối. Song song tổ hợp ExxonMobil của Mỹ cũng đang nghiên cứu việc khai thác khí đốt bên Tây ngạn của Hắc Hải để Ukraina có thêm từ năm tới 10 tỷ thước khối. Ngay trước mắt, Ukraina dự tính đảo ngược nguồn cung cấp, từ Tây sang Đông thay vì từ Nga, với ống dẫn khí qua xứ Slovakia. Trong nỗ lực đa năng hóa như vậy của Âu Châu, Hoa Kỳ có thể đóng góp về kỹ thuật và đầu tư chứ không chỉ qua việc bán khí đốt.

RFI: Nếu Mỹ giúp như vậy thì Liên Hiệp ChâuÂu có thể giảm được mức độ lệ thuộc vào khí đốt của Nga tới chừng nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cho đến nay, ta chưa có giải đáp về mức hiệu quả là giảm bao nhiêu phần trăm vào khí đốt của Nga nhiều lý do, cả tiêu cực lẫn tích cực.

- Thứ nhất, vì yếu tố cục bộ, áp lực cản trở xuất cảng vẫn còn mạnh trong Chính quyền Obama. Thứ hai, việc đầu tư vào nhà máy ở nơi mua là Trung Âu hay Đông Âu thật ra tốn kém và ít lời hơn bán khí cho Đông Á nên nhiều doanh nghiệp Mỹ còn ngần ngại.

- Thứ ba, các nước Âu Châu cũng có khu vực đá phiến đầy triển vọng, thí dụ như khi Pháp và Hoà Lan khởi động hai dự án năm nay thì Pháp hết cần khí đốt của Nga, hai nước có thể bảo đảm yêu cầu cho nước Bỉ và còn dư 22 tỷ thước khối để bán ra ngoài, tức là Âu Châu cũng từ giảm mức lệ thuộc vào khí của Nga. Thứ tư là ngay tại Âu Châu, nhiều quốc gia cũng e ngại môi sinh ô nhiễm nên chưa mạnh dạn chấp nhận công nghệ gạn đá phiến ra khí đốt, mặc dù vẫn dùng than đá còn ô nhiễm hơn.

- Ngoài ra, chưa nói đến xuất cảng thì Hoa Kỳ vẫn có thể góp sức giải tỏa khi phổ biến kỹ thuật khí đốt cho nhiều quốc gia, từ biển Baltic qua Ba Lan, Rumani xuống Hắc Hải nếu các nước này cải tổ thuế khóa để tiếp nhận đầu tư của Mỹ. Ngược lại, khi thấy Mỹ ra đòn, Nga có thể phản đòn và xuống giá để duy trì ưu thế cạnh tranh và thế lực chính trị. Khi ấy, ta thấy ra bài toán khác. Giá khí đốt của Nga thật ra rất đắt vì còn phải chở từ Tây Bá Lợi Á (Sibérie) tới Âu Châu. Và mỗi dự án khí đốt tại Âu Châu làm giảm số mua thí dụ như là 12 tỷ thước khối trong tổng số bán của Nga cho Âu Châu là 200 tỷ thước khối một năm là có thể làm Nga mất từ 5 đến 10 tỷ đô la.

- Sau cùng, dù việc xuất cảng chỉ trở thành thực tế trong hai ba năm tới, việc Mỹ thông báo sẽ cho xuất cảng dầu thô và khí đốt cũng lập tức làm sụt giá trên thị trường quốc tế. Mà giá khí của Nga lại giàng vào giá dầu, nếu dầu thô sụt giá dưới mức 90 đô một thùng là Nga bị hụt ngân sách. Ông Putin ngày nay còn hung hăng khi dầu thô còn trên trăm đồng một thùng, chứ nếu sụt tới 90 đồng là kinh tế và ngân sách Nga bị khủng hoảng như đã bị vào năm 2009.

RFI: Tình hình chung về khí đốt trích xuất từ đá phiến tại Mỹ là thế nào?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong mươi năm tới, Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới về khí đốt và làm giảm giá năng lượng toàn cầu với lượng xuất cảng ngày càng cao hơn. Biến cố Ukraina sẽ đẩy mạnh chiều hướng ấy. Thứ hai, trong nội địa Hoa Kỳ, công nghệ mới cũng nâng cao hiệu suất tiêu thụ và giảm phí tổn về năng lượng, thí dụ dễ thấy là xe hơi ít hút xăng dầu và dùng khí đốt nhiều hơn, hay người ta dùng người máy tự động nhiều hơn.

- Nói về kế toán, trong cơ cấu sản xuất, phí tổn nhiên liệu giảm mạnh khiến doanh nghiệp Mỹ có thế cạnh tranh rất cao và nhu cầu đầu tư ra ngoài để tìm nhân công rẻ sẽ không còn như trước, nên ta sẽ thấy "tư bản hồi hương". Sau cùng, vì lệ thuộc ít hơn vào năng lượng bên ngoài, như dầu thô Trung Đông, trong trường kỳ, nước Mỹ sẽ có đối sách khác về an ninh chiến lược. Trong khi ấy, Liên bang Nga vẫn chỉ thuộc loại chậm tiến có võ khí và còn tùy thuộc quá nhiều vào việc xuất cảng nguyên liệu và năng lượng.

RFI: Theo báo cáo gần đây nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế đến năm 2018, Hoa Kỳ sẽ là nguồn cung cấp đến 1/5 khí đốt cho nhân loại. Đến năm 2025, nhập khẩu dầu thô vào nước Mỹ sẽ giảm xuống chỉ còn bốn triệu thùng/ngày thay vì 10 triệu như hiện nay. Trong chưa đầy một chục năm nữa, Hoa Kỳ sẽ thành nhà sản xuất dầu hỏa số một thế giới đứng trước cả Á Rập Xê Út và Nga. Dầu hỏa và khí đốt sẽ là hai lá chủ bài cho phép Washington phác họa lại chính sách đối ngoại và sẽ làm thay đổi cục diện trên bàn cờ quốc tế.
nguồn: việt báo hải ngoại
Về Đầu Trang
nguoimietduoi



Ngày tham gia: 16 Jul 2011
Số bài: 50

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 2:19 am    Tiêu đề:

Mọi việc đều có mặt phải và mặt trái, được cái này thì mất cái kia. Loài người khai thác rừng, khoáng sản, mạch nước.... đời sống tiến triển nhưng gây nên những hậu quả lũ lụt, đất truồi, rừng xanh thành sa mạc....

Kỹ thuật fracing không phải mới mẻ gì, hầu hết các nước tân tiến trên thế giới đều biết cách áp dụng dễ dàng. Nhưng vấn đề được đặt ra là fracing nổ đá phiến dẫn tới thay đổi hay sụt lún kết cấu của các tầng địa chất có thể gây ra động đất, hay núi lửa. Theo quan điểm của riêng tôi thì sử dụng fracing để khai thác năng lượng còn nguy hiểm hơn các nhà máy điện hạt nhân.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Úc... đã thông qua đạo luật cấm sử dụng fracing để khai thác năng lượng. Nước Úc thì dễ dàng với đạo luật này, vì Úc độc lập riêng biệt không dính liền với một quốc gia nào khác. Đức, Pháp... muốn bảo vệ mình khỏi động đất nhưng cháy nhà hàng xóm thì mình cũng bị vạ lây, nhiều nước khác ở châu Âu đã hay sắp áp dụng kỹ thuật này.

Hoa Kỳ muốn giữ vững vị thế cường quốc số 1 trên thế giới và thoát khỏi lệ thuộc năng lượng vào các quốc gia Trung Đông nên đã chấp nhận hiểm họa sau này. Tôi không ngạc nhiên nếu có những trận động đất tàn khốc xảy ra tại Mỹ vào khoảng 10 hay 20 năm nữa.

Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7393

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 10:23 am    Tiêu đề: Hàn Huyên

Trích lời của người miệt dưới :
Nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Úc... đã thông qua đạo luật cấm sử dụng fracing để khai thác năng lượng. Nước Úc thì dễ dàng với đạo luật này, vì Úc độc lập riêng biệt không dính liền với một quốc gia nào khác. Đức, Pháp... muốn bảo vệ mình khỏi động đất nhưng cháy nhà hàng xóm thì mình cũng bị vạ lây, nhiều nước khác ở châu Âu đã hay sắp áp dụng kỹ thuật này.
Hết trích


Nguoimietduoi thân mến,
Hân hạnh cho tôi là bài đăng của tôi được bạn chiếu cố & Cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến .  
Nếu bạn ghi thêm những dữ kiện chứng minh :

*Kỹ thuật fracing không phải mới mẻ gì, hầu hết các nước tân tiến trên thế giới đều biết cách áp dụng dễ dàng .

*Nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Úc... đã thông qua đạo luật cấm sử dụng fracing để khai thác năng lượng".

Bài của bạn sẽ cụ thể & hay hơn nhiều .

Câu đầu bạn viết :

"Nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Úc... đã thông qua đạo luật cấm sử dụng fracing để khai thác năng lượng"

phần cuối câu này bạn lại viết :

"nhiều nước khác ở châu Âu ĐÃ hay SẮP áp dụng kỹ thuật này".

Ý  trước và ý sau hơi ngược với nhau, nếu bạn viết ra tên những quốc gia đó "nhiều nước khác ở châu Âu ĐÃ hay SẮP áp dụng kỹ thuật này", thì bài viết của bạn hoàn hảo hơn và tính thuyết phục độc giả rất cao .

Vài ý kiến thô thiển hàn huyên cùng bạn .
Chúc bạn vui & khỏe .
Mai Hữu Thọ
Về Đầu Trang
nguoimietduoi



Ngày tham gia: 16 Jul 2011
Số bài: 50

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 12:07 pm    Tiêu đề:

Anh Mai Hữu Thọ thân mến,

Trên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi, thu thập qua theo dõi các bài báo finance hàng ngày. Tôi không nhớ rõ nguồn (có lẽ cũng cả năm rồi) và cũng không muốn search tìm và dịch sang tiếng Việt, vì thật sự tôi không có nhiều thì giờ.

Tôi không có ý định tranh luận hay thuyết phục ai, tin hay không thì tùy ý. Với cái nickname của tôi, thì tôi nghĩ anh biết rõ tôi đang sống ở đâu. Động đất xảy ra ở Mỹ hay châu Âu và kỹ thuật fracing hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến tôi, vì vậy đọc xong các bài báo đó, tôi đã sẵn sàng quên ngay. Bây giờ, tôi viết theo trí nhớ và hiểu biết của tôi, nên không nêu reference được.

Ý của tôi hoàn toàn đúng không hề trái ngược như anh nghĩ, các quốc gia tôi nêu rõ tên là tôi biết chắc chắn, còn các dấu v.v... là các quốc gia tôi không nhớ rõ (các quốc gia v.v... đó không bao gồm các quốc gia đã nêu tên). Dường như các quốc gia đã áp dụng kỹ thuật trên là vài nước Đông Âu, khan hiếm năng lượng nên bắt buộc phải dùng, nhưng cũng không được dồi dào đá phiến để cung cấp đủ năng lượng cho quốc gia họ.

Chúc anh vui & khỏe, và hỏi nhỏ nhé: "Sao anh không đuổi tôi đi nữa?" .
Về Đầu Trang
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7393

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 2:13 pm    Tiêu đề: Hàn Huyên

Ngươimietduoi thân mến,
Đây là Diễn  Đàn trunghocduytan.com, Tôi lúc nào cũng muốn xây dựng &  làm đẹp diễn đàn cùng vô cùng tôn trọng đọc giả, không muốn họ mất thì giờ & mất vui vì những chuyện không đâu !  Do đó, tôi sẽ "trả lời nhỏ" cho bạn bằng PM nhé !
MHT
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân