TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 8 cách để nâng cao trí nhớ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

8 cách để nâng cao trí nhớ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9786

Bài gửiGửi: Sat Mar 12, 2016 11:57 pm    Tiêu đề: 8 cách để nâng cao trí nhớ

8 cách để nâng cao trí nhớ

Bạn có phải là người hay quên? Hãy thử các cách đơn giản sau để nâng cao trí nhớ của mình.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Bạn sẽ bất ngờ khi biết có những cách đơn giản giúp bạn tăng cường trí nhớ. (ABC Licensed: Istock photo)


Chắc hẳn trong số chúng ta, không ít người đã bực bội vì bệnh ‘hay quên’ của mình. Nhiều người còn lo rằng hay quên là dấu hiệu của những bệnh hiểm nghèo. Thế nhưng giáo sư Kaarin Anstey từ đại học quốc gia Úc cho biết hay quên là hiện tượng bình thường của quá trình lão hoá. Đó là hiện tượng khi chúng ta tin chắc rằng chúng ta biết tên một bộ phim hoặc một từ ngữ nào đó, song chúng ta không thể nhớ nó là gì và cảm thấy bực tức, phiền muộn.

“Người trên 40 tuổi thường hay gặp phải hiện tượng này, và đó là điều bình thường, không phải dấu hiệu của Alzheimer, ” giáo sư Anstey khẳng định.

“Với những hiện tượng hay quên này, hầu hết mọi người rồi cũng sẽ nhớ ra từ hoặc tên phim trong vòng 24 tiếng.”



Mọi người hay đùa rằng hay quên là đặc trưng của người cao tuổi, nhưng thực sự chúng có thể xảy ra với bất cứ ai. Chúng xảy ra thường xuyên hơn khi bạn già đi.”

Khi quá trình lão hoá xảy ra, không chỉ cơ thể mà cả hệ thần kinh của chúng ta cũng thay đổi. Những thay đổi này khiến trí nhớ bị ảnh hưởng.

“Khi quan sát các bản scan não bộ, chúng tôi nhận thấy quá trình teo não theo thời gian. Các tế bào thần kinh co lại, và một vài tế bào thì chết, “ giáo sư Anstey cho biết. Anstey là giám đốc Trung Tâm nghiên cứu quá trình lão hoá, sức khoẻ và phúc lợi tại đại học quốc gia Úc.

Ngoài thay đổi của não bộ, quá trình lão hoá cũng làm giảm khả năng tập trung hay phản xạ. Thế nên không lạ gì là trí nhớ của chúng ta tồi đi khi về già.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể làm gì để nâng cao trí nhớ. Những phương pháp sau sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn.


Tập trung và tránh xao lãng


“Khi bạn được giới thiệu với ai đó, cố gắng tập trung nhớ tên của họ và gán tên của họ với một thứ quen thuộc nào đó. Luyện tập như vậy trong đầu bạn, ” Giáo sư Anstey khuyên.

Nói cách khác, điều bạn cần làm khi gặp ai đó mới quen là tự nhắc nhở bản thân tập trung nhớ tên họ. Chỉ cần vậy thôi cũng sẽ giúp bạn nhớ thông tin tốt hơn.

Ngoài ra, nói to hành động bạn đang làm cũng giúp cải thiện trí nhớ. Ví dụ, bạn có thể nói to hành động: “Tôi đang đặt cốc của tôi lên bàn ăn” và bạn sẽ nhớ đã làm điều đó tốt hơn.

Nếu bạn phải giải quyết những thông tin phức tạp hơn, cố gắng giảm thiểu các yếu tố có thể khiến bạn rối trí & thiếu tập trung như chuông điện thoại và TV.


2. Ghi lại thông tin

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Cách thứ hai để giúp bạn tập trung và nhớ được thông tin mới là tiếp cận thông tin một cách chủ động. Cách tiếp cận phổ biến nhất là ghi lại những điểm quan trọng và tóm tắt thông tin khi đang đọc hay nghe tin.

Chúng tôi khuyên bạn luôn mang theo bút và sổ, hoặc dùng điện thoại để luôn sẵn sàng ghi lại thông tin quan trọng, như chỗ bạn đỗ xe trong bãi đậu xe của một trung tâm thương mại chẳng hạn


3. Phân loại thông tin hợp lý


Phân loại thông tin thành các nhóm giúp bạn sắp xếp thông tin hiệu quả và sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. Đó là lý do vì sao chúng ta thường hay đọc số điện thoại theo ‘nhóm’ với 3 hoặc 4 số.

Phân loại thông tin theo nhóm giúp thông tin đỡ ‘trừu tượng’ và mơ hồ. Nó cũng giúp bạn có cấu trúc để ‘lục lại’ thông tin khi cần.

Ví dụ, nếu bạn quên mang danh sách đồ cần mua, cách dễ nhất để nhớ xem bạn cần mua gì là ‘lục lại’ trong trí nhớ các nhóm sản phẩm cần mua, sau đó mới nhớ lại các sản phẩm cần mua trong nhóm đó. Ví dụ: bạn có thể ‘lục lại’ nhóm sản phẩm từ sữa và nhớ ra mình cần mua bơ, sau đó ‘lục lại’ nhóm sản phẩm dùng trong toa lét và nhớ ra mình cần mua sửa rửa mặt.


4. Các phương pháp liên kết thông tin


Các phương pháp liên kết thông tin cũng rất hữu ích trong việc ghi nhớ thông tin. Các phương pháp phổ biến là kết nối thông tin với hình ảnh quen thuộc, dùng từ viết tắt (acronym), dùng câu (acrostic) hoặc thơ vần (rhyme).

Ở đây, các hình ảnh, từ viết tắt hay thơ vần đóng vai trò là ‘đầu mối’ để chúng ta dò lại được thông tin cần nhớ. Ví dụ, câu “Every Good Boy Deserves Fruit” là đầu mối để giúp học sinh nhớ được các nốt trong các dòng nhạc khoá son (E, G, B, D, F).

Tương tự, nếu bạn gặp ai đó tên Rosemary, bạn có thể tưởng tượng trong đầu khuôn mặt của người đó với mùi của cây hương thảo (rosemary) toả ra. Chắc chắn hình ảnh này sẽ giúp bạn nhớ tên người đó


5. Dùng bảng chữ cái ABC


Cách khác cũng rất hữu dụng cho việc nhớ tên là sử dụng hệ thống chứ cái.

“Nếu bạn không thể nhớ tên của ai đó, nghĩ về từng chữ cái một trong bảng chữ. Khi bạn đọc đến chữ cái ‘đúng’, tên của người đó sẽ xuất hiện trong đầu bạn.” giáo sư Anstey gợi ý.


6. Tránh các thứ làm giảm trí nhớ


Mệt mỏi và chất cồn là hai yếu tố phổ biến làm giảm trí nhớ. Vì vậy, nếu bạn muốn nâng cao trí nhớ, cố gắng đừng để bản thân kiệt sức hay say xỉn.

Ví dụ, trước hôm thi cố gắng ngủ ngon để không bị mệt. Hay nếu bạn phải cần ghi nhớ thông tin quan trọng trong một bữa trưa với đồng nghiệp, cố không uống rượu bia trong bữa đó


7. Ngủ đủ


“Thiếu ngủ có thể ảnh hướng tới trí nhớ, ” giáo sư Anstey khẳng định.

“Thiếu ngủ cũng tăng ngưy cơ trầm cảm và suy giảm thần kinh. Ngủ thực sự rất quan trọng, ” Anstey cho biết.

Để thông tin được lưu lại trong trí nhớ, chúng ta phải chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Giấc ngủ rất quan trọng cho quá trình này. Vì vậy, nếu bạn thiếu ngủ, bạn thực sự gây khó khăn cho quá trình giải quyết thông tin trong trí nhớ.

Hiệp Hội Nghiên Cứu Giấc Ngủ Úc cho biết người lớn cần ngủ từ 6, 5 đến 8, 5 giờ một ngày nếu muốn có thể làm việc và cân bằng cuộc sống hiệu quả”.


8. Tạo lập thói quen hàng ngày


Bạn có thể nâng cao trí nhớ nếu bạn tạo lập cho mình những thói quen hàng ngày.

Ví dụ: khi bạn về nhà, bạn có thể tạo lập ‘thói quen’ để chìa khoá và điện thoại ở một chỗ nhất định (tủ gần cửa ra vào chẳng hạn). Như vậy, bạn sẽ không cần phải vắt óc nhớ xem mình để đồ chỗ nào khi cần


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân