TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Học cách để gặp may mắn !
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Học cách để gặp may mắn !

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Thu Jun 25, 2015 2:00 pm    Tiêu đề: Học cách để gặp may mắn !

Học cách để gặp may mắn !

Thế giới có 3 loại người: người may mắn, người xui xẻo và bình thường. Ai cũng muốn là người may mắn,nhưng không phải ai cũng được như thế. Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ là người may mắn.
Gs. Richard Wiseman, ÐH Hertfordshire (Anh) đã làm một cuộc nghiên cứu cực kỳ công phu trên 400 người từ 18-84 tuổi trong suốt hơn 10 năm, để tìm hiểu về quy luật may mắn của con người.
Qua nghiên cứu này, ông đã rút ra được khá nhiều điều lý thú và hữu ích cho tất cả mọi người muốn mình trở nên may mắn hơn.

Cuộc sống là một trò chơi tìm kiếm.


Trong một cuộc thí nghiệm, GS Wiseman đưa cho người tham gia ”may mắn và xui xẻo” 2 tờ báo và hỏi họ:
- Hãy tìm cho tôi có bao nhiêu tấm hình trong tờ báo này? Người xui xẻo mất 2 phút, trong khi người may mắn chỉ mất có vài giây. Tại sao lại như vậy?
Vì ở ngay trang 2 của tờ báo có một dòng chú thích:
- Ðừng tìm nữa, tờ báo này có 43 tấm hình. Cuộc thí nghiệm được làm lại nhiều lần và người xui xẻo chẳng bao giờ nhìn ra dòng chữ ấy.
Bài học rút ra là: người xui xẻo đã bỏ lỡ cơ hội vì họ quá bận rộn, quá tập trung vào những gì đang làm. Trong khi đó, người may mắn luôn biết nhận ra những gì khác biệt hơn là những gì họ tìm kiếm.
May mắn thường gõ cửa những người luôn sáng tạo và luôn biết cách làm mới mình, làm mới môi trường xung quanh mình.
Nếu ví sự may mắn là trái táo và môi trường quanh bạn là một vườn táo. Hàng ngày, bạn chỉ cứ hái mãi ở một vườn, càng ngày bạn sẽ càng khó tìm thấy, vì táo ít đi từng ngày.
Nhưng nếu bạn sang một vườn táo mới, xác suất hái được táo của bạn sẽ tăng lên đột ngột.Ðó chính là sự may mắn!

BIẾT LÀ MÌNH MAY MẮN

Sở dĩ Gs. Wiseman chia ra làm hai loại người: may mắn và không may mắn vì… chính họ đã tự nhận mình là như vậy. Cùng một sự việc, người may mắn và xui xẻo có thể nhìn dưới 2 khía cạnh khác hẳn nhau.

Cũng như một đội tuyển tham dự Olympic vậy, năm nay họ thi đấu chỉ đoạt huy chương đồng, sang năm, họ tập luyện chăm chỉ hơn và rồi đạt huy chương bạc. Nhưng bạn hãy thử đoán xem, lúc nào họ vui hơn?
Khi đoạt huy chương bạc, họ cảm thấy xui xẻo vì chỉ còn một chút nữa thôi là họ có thể làm được điều tốt nhất. Còn khi chỉ đoạt huy chương đồng, họ lại thấy may mắn, vì nếu họ không cố gắng dù chỉ là một chút nữa thôi thì họ đã không có gì cả.
Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng suy nghĩ “phản thực” (counter-factual). Những người may mắn là người biết biến sự xui xẻo thành cảm giác may mắn.

Trong một thí nghiệm khác, GS Wiseman đặt ra trường hợp rằng:
Một ngày bạn vào nhà băng, thế rồi bất chợt bọn cướp xuất hiện, chúng bắn bừa một viên đạn thế nào lại trúng vào vai bạn. Quan điểm của người xui xẻo là:
- Ôi trời, sao tôi xui xẻo đến thế. Ðến nhà băng ngày nào không đến, lại đến đúng ngày có cướp viếng, đã thế lại bị tai bay đạn lạc.

Trong khi đó, quan điểm của người may mắn là: - Ôi may quá! Ðạn chỉ trúng vào vai mà không vào đầu mình!
Chính quan điểm ấy giúp họ có một cuộc sống tràn đầy tự tin và hy vọng. Họ luôn lạc quan ngay cả khi khó khăn nhất.
Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn!”


Ðừng buồn những chuyện đã qua,
Hãy mừng vì nó
 (chỉ) xảy ra thế này.

Trích từ : hành trang cuộc đời
Về Đầu Trang
ledinhduc
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 12 Jan 2008
Số bài: 801
Đến từ: PR/SG/California/Arizona

Bài gửiGửi: Fri Jun 26, 2015 1:38 am    Tiêu đề:

Chời ơi, Đức chưa thấy ai ...lạc quan như Phát:

...
Hãy nhớ rằng: “Khi một cánh cửa sập lại với bạn, chắc chắn sẽ có 5, 7 cánh cửa khác trải thảm đỏ đón bạn!”

Quá đã, vậy thì có bao giờ mình bị nản long đâu!
Đức là người lạc quan, nên rất VUI khi thấy Phát đăng bài này !

Mà phải tin ở sự may mắn phải không Phát ; nếu không thì làm sao mà có:

[list] bất chiến tự nhiên thành
mèo mù vớ cá rán
thánh nhân hay đãi kẻ khù khờ
hay không bằng hên ...

Chúc bạn một đêm vui, an lành ....

Đức
_________________
Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Fri Jun 26, 2015 9:41 am    Tiêu đề: Tái ông thất mã, an tri họa phúc !!

Đọc bài trên đây của Henry và Đức, Diệu Huyền nhớ câu chuyện Tái ông thất mã, an tri họa phúc, họa phúc thật khó lường nếu giữ lòng bình thản trước mọi việc sẽ thấy bình an trong cuộc sống. Chuyện xưa nhưng đọc vẫn thấm .... Công việc Herry Chang đã thuận buồn xuôi rồi phải không hy vọng gặp nhau tháng 7 mưa ngâu nhé . Thân mến

Tái ông thất mã

"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.

Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.

Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.

Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.

Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.

Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.

Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.

Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.

Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình.

Bình luận :

Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.

Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.

Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái họa sẽ đến; khi gặp điều họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.


_________________

Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Fri Jun 26, 2015 11:44 am    Tiêu đề:



         

Góc giải trí
http://danhngoncuocsong.vn/tac-gia/khuyet-danh.html
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân