TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TRUYỆN KIỀU CÒN ... NƯỚC TA CÒN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TRUYỆN KIỀU CÒN ... NƯỚC TA CÒN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Jun 18, 2014 4:53 am    Tiêu đề: TRUYỆN KIỀU CÒN ... NƯỚC TA CÒN



Truyện Kiều còn... Nước ta còn...


   

  TRUYỆN KIỀU CÒN, NƯỚC TA CÒN...

      Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.

      Câu nói nổi tiếng trên đây của học giả PHẠM QUỲNH (1892-1945) đến bay giờ vẫn còn vang vọng mãi trong tâm khảm chúng ta, dù tiên sinh đã nói câu này vào năm 1924.

      Câu trên nằm trong đoạn cuối của bài diễn thuyết nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du (09-12-1924, nhằm mùng 10 tháng 8 năm Giáp Tý) tại Hội Khai trí tiến đức, Hà Nội. (Hội này cũng do chính tiên sinh sáng lập năm 1919) Tôi xin chép lại nguyên văn đoạn ấy như sau:

      “Thề rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, con non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ hầu khỏi phụ cái chí hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây! ”    
  (Tôi chép nguyên văn của tiên sinh kể cả gạch nối của các từ kép)

      Chắc các bạn cũng như tôi rất xúc động với câu nói này của tiên sinh. (Nhưng có lẽ, - xin mở ngoặc - thầy Nguyễn Quảng Tuân, nguyên hiệu trưởng trung học Duy Tân Phan Rang của chúng ta, một nhà Kiều học nổi tiếng của Việt Nam hiện nay còn xúc động hơn chúng mình nữa, phải không?)

      Ấy thế mà mới đây có một vị kỹ sư đã viết lại Truyện Kiều, mà theo vị ấy và người giới thiệu nói rằng làm cho truyện Kiều được hay hơn, trong sáng hơn. Vị kỹ sư này đã sửa lại một ngàn tự-ngữ (mà tiếng Việt sau 1975 gọi là đơn vị từ!) của thơ Kiều. Tôi chỉ xin trích ra hai điểm đáng lưu ý, còn toàn bộ xin quí bạn tìm đọc Truyện Kiều hiện đại Nguyễn Du, nxb Văn Hóa Thông Tin, 2012.

      1- Sửa chữ.  

   1. 1 Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)
      Bị sửa thành:
      Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường.

      1. 2 Trải qua một cuộc bể dâu (Nguyễn Du)
      Bị sửa thành:
      Trải qua mỗi cuộc bể dâu.

      2- Bỏ điển tích.    

  2. 1 Một đền Đồng tước khóa xuân hai kiều (Nguyễn Du)
      Bị sửa thành:
      Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai kiều.

      2. 2. Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang (Nguyễn Du)
      Bị sửa thành:
      Xăm xăm đè nẻo đánh liều lần sang.

      Phần kết luận của bài viết này để cho quí bạn tự suy nghĩ, nhất là các bạn xa quê hương để nói với hậu-duệ của mình.

      Bây giờ tôi xin trích ra đây câu nói của Phạm Công Thiện (1941-2011) – mà lứa tuổi như chúng mình hay đàn anh chúng ta ai cũng biết tiếng - nhà văn kiêm giáo sư Đại học Vạn Hạnh, Saigon những năm cuối thập niên 60 và đâu thập niên 70:

      “Tôi vẫn nghĩ rằng chữ Việt là chữ khó học nhất, vì chữ Việt không có văn phạm và ngữ pháp. Không có ngày nào tôi không dở Tự Điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức và quyển Việt Nam Tân Tự Điển của Thanh Nghị để học từng chữ A, từng chữ B, tôi chịu khó học lại từng dấu hỏi, dấu ngã để nhìn lại những nét mặt quen thuộc của bà con làng xóm mà từ bao nhiêu năm lang bạt kỳ hồ tôi đã bỏ quên một cách ngu dại. Đối với tôi, tiếng Việt còn giữ lại một niềm bí ẩn nào đó mà cả đời tôi cũng không thể nào khoét sâu vào được. Có lẽ khi sắp chết thì niềm bí ẩn kia sẽ hiện nguyên hình... “
     (trích từ phần mở đầu cuốn TÔI LÀ AI, bản dịch Việt ngữ tác phẩm tiếng Đức ECCE HOMO của Nietzsche, nxb Phạm Hoàng, Saigon, 1970; trang 10).

      Phạm Công Thiện nói: chữ Việt là chữ khó học nhất. Chúng phải biết rằng khi nói như vậy, ông hẳn phải biết nhiều thứ tiếng, đúng không? Mà quả thật như vậy, xin quí bạn đọc thêm những giòng chữ sau (có vẻ hơi tự mãn, nhưng thật như vậy mà!):

      “Tôi thường mang tiếng là giỏi sinh ngữ (...). Hồi 13-14 tuổi, tôi đã học tiếng Nga, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Hòa Lan, tiếng Ba Lan vân vân. Đến năm 18, 19 tuổi, tôi lại học thêm tiếng Phạn, tiếng Pali, tiếng Hy Lạp, tiếng Tây Tạng vân vân. ” (sách đã dẫn, tr. 11)

      Xin hẹn dịp khác, viết về THƠ PHẠM CÔNG THIỆN TIẾNG VIỆT MẾN YÊU.

      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân