TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những Câu Chuyện Ngắn - Ý Nghĩa Cuộc Sống
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những Câu Chuyện Ngắn - Ý Nghĩa Cuộc Sống

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Tue Mar 11, 2014 8:15 pm    Tiêu đề: Những Câu Chuyện Ngắn - Ý Nghĩa Cuộc Sống

Tác Giả : tran_huyen139

Con chim bị mù hay ta không hiểu?

Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, xanh lá quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua một tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo, ngày nào, cũng có một con chim tới đâm cửa vào phòng anh. Nhiều ngày liên tục, liên tục, sáng nào cũng vậy, anh cũng đã có ý nghĩ giống như tôi: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?

Sự lý giải không được thỏa mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua. Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình, đứng về phía con chim, đối diện với tấm kính để nhìn vào căn phòng.
Anh không thể tin nổi vào mắt mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng quá đẹp đẽ: Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết, con chim nhỏ bé kia đã "chán" cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phát hiện ra một "cây si" khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn,...

Câu chuyện ấy khiến tôi đã nghĩ tới vài điều:
- Đôi khi, không đứng ở vị trí người khác, nên chúng ta đã không hiểu được họ
- Và đôi khi, chúng ta không biết những gì chúng ta đang có mới là điều quan trọng, là hạnh phúc thực sự của chúng ta, mà chúng ta cứ đeo đuổi những chuyện mãi đâu đâu
- Nhưng biết đâu, chỉ trong sự ảo tưởng, chúng ta mới có được hạnh phúc, bởi vì hiện thực nhiều khi không như mong muốn, khiến chúng ta bắt buộc phải chạy trốn nó.

Sưu tầm

Phía trước là bầu trời xa tắp
Bóng đèn khuya thêu dệt giấc mơ hồng
Dẫu nhẩm mãi từng đêm lời mẹ dạy
Thì ở hiền biết có gặp lành không?

            xxxxxxxxxx

Có một  chú ếch được thả vào một cái nồi nước lạnh.
Cái nồi nước đó không hề đậy vung và rồi được để lên một cái bếp.
Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ta không hề có phản ứng gì. Sau đó, nước cứ từ từ ấm dần lên, nhưng chú ta không hề để ý được đến điều đó. Tại sao ư? Tại vì nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ và khiến chú ta quen với điều đó.
Càng về sau, nồi nước càng tăng nhiệt độ, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi.
Đến khi nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã được luộc trong nồi nước đó.

Đây là một câu chuyện kinh điển về sự thay đổi. Vì nồi nước cứ nóng dần dần khiến chú ếch không hề để ý đến và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước khi nước đã nóng rồi và cũng không đậy vung thì chắc hẳn chú ếch sẽ cố mà nhảy ra cho được.
Cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta đã quen với những việc thường ngày đã xảy ra và không hề muốn thay đổi, hay thậm chí sợ sự thay đổi, sợ tiếp nhận cái mới. Nhưng thực tế thì cuộc sống của chúng ta thay đổi hàng ngày và nếu chúng ta không chú ý đến thì cũng lại đã quá muộn.
Còn khi đối diện với một sự thay đổi rõ rệt thì khi đó ta cuống lên, ta sợ. Liệu khi đó ta có thể đối diện được với sự thay đổi hay không? Ta có thể chấp nhận sự thay đổi hay không? Khi đó có là quá muộn không?

Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự thay đổi.
Hãy nhìn nhận cẩn thận mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình.
Hãy đối diện và chấp nhận những thay đổi đang diễn ra để bản thân thay đổi theo nó cho phù hợp

            xxxxxxxxxx

      Ở một vũng nước kia có một đám rận nước. Ngày ngày, chúng hay trèo lên các ngọn cỏ lau để ngắm ánh mặt trời. Cũng vào những lúc đó, cứ thỉnh thoảng chúng lại thấy một vật thể lạ bay xà xuống chỗ chúng, chúng vội vàng lẩn tránh xuống bên dưới, rồi khi vật thể kia bay đi thì chúng lại trèo lên. Chúng láo nháo hỏi nhau:" Vật thể đó là gì vậy?". "Nếu như mình có thể bay đi được thì mình sẽ biết được đó là gì và cũng sẽ biết được cuộc sống ngoài kia như thế nào" - Một chú rận nói.
Cho đến một ngày, một chú rận nước trong bọn tìm được đường lên đến ngọn cỏ lau và bám ở đó thật lâu. Cơ thể chú ta dần dần biến đổi: chú khoác lên người chiếc áo ngũ sữa rực rỡ, và đôi cánh trong vắt như pha lê nhú lên từ phía sau lưng. Chú rận nước giờ đây đã lột xác thành chú chuồn chuồn ớt xinh đẹp. Chú ta khẽ vỗ cánh từ từ bay lên không trung. Chú vui sướng lượn vòng trên bầu trời ngập tràn ánh nắng. Bất chợt, nhớ đến lời hứa lúc trước, chú liền quay trở lại để tìm những người bạn cũ để kể về chuyến đi của mình. Chuồn chuồn ớt xà xuống mặt nước, nhưng dù cố gắng cách mấy chú cũng không thể đến gần chổ của các bạn mình, chú không còn là một chú rận nước như trước đây. Còn những chú rận nước kia thì vẫn như thế: Thấy chuồn chuồn ớt quay trở lại thì sợ hãi lẩn tránh.

Vậy là chú tự nhủ: “Biết làm sao được, mình đã cố hết sức để giữ đúng lời hứa, nhưng ngay cả khi mình trong bộ cánh rực rỡ như thế này. Mình nghĩ là họ chỉ còn cách chờ đời cho đến khi chính họ leo lên được ngọn cỏ lau để khám phá ra rằng mình đã đi đâu và đã trở nên như thế nào…”.

Câu chuyện này có nhiều dị bản khác nhau, và có thể mỗi dị bản lại có một ý nghĩa khác nhau.
Với dị bản này thì: Những người có suy nghĩ khác, hoặc vượt tầm người khác, có kinh nghiệm hơn những người khác thì thường không được chấp nhận, hoặc bị hiểu sai, hiểu lầm... Và vì lẽ đó, nếu bạn trong trường hơp đó thì hãy để cuộc sống dạy họ.
     
Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Wed Mar 12, 2014 3:03 am    Tiêu đề: Truyện ngắn,hay
Tác Giả: Facebook

Một câu truyện ngắn,hay

Một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn vào một căn nhà mới. Sáng hôm sau, vào lúc ăn sáng, cô vợ thấy một người phụ nữ láng-giềng đem phơi quần áo vừa giặt. Cô bảo: "Quần áo còn bẩn quá, rõ bà này chẳng biết giặt. Có lẽ bà ta cần loại xà-phòng khác tốt hơn." Anh chồng nhìn qua rồi im lặng. Và cứ mỗi lần thấy người láng-giềng phơi quần áo, thì cô vợ trẻ lại có lời phê-phán....

Một tháng sau, vào một buổi sáng, cô vợ trẻ ngạc-nhiên khi thấy quần áo người láng-giềng đem phơi sạch-sẽ, và cô nói với chồng: "Anh xem kìa, bà ta đã học được cách giặt-giũ. Không biết ai đã dạy cho bà ấy...." Anh chồng đáp: "Không, sáng nay anh dậy sớm và đã lau khung cửa kiếng nhà mình ấy chứ!"

Cuộc đời cũng thế! Tất cả tùy thuộc vào mức độ sạch của khung cửa sổ mà qua đó ta nhìn các sự kiện. Trước khi phê-phán ai, thiết tưởng có lẽ trước tiên ta nên xác-định lại cái nhìn của chúng ta. Như thế, chúng ta sẽ nhìn thấy rõ-ràng sự trong sáng của tâm-hồn người khác.
Con mắt là cửa sổ tâm hồn, ta hãy lau sạch cửa sổ tầm hồn của mình trước đã!


Facebook
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Thu Mar 13, 2014 7:57 pm    Tiêu đề: Những Chuyện Ngắn Ý Nghĩa

Cám ơn Henry Chang đã gửi một truyện ngắn hay và ý nghĩa . Mong sẽ được xem nhiều truyện hay nữa nhá.

Thanh Minh




Được sửa bởi thanhminh ngày Fri Mar 14, 2014 12:52 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Thu Mar 13, 2014 8:16 pm    Tiêu đề: Truyện Ngắn Ý Nghĩa Cuộc Sống

CON NHỆN Ở MIẾU QUAN ÂM

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện giăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.

Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.

Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"

Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"

Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.

Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.

Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"

Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"

Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.

Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"

Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."

Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"

Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.

Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.

Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.

Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"

Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.

Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.

Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.

Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.

Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.

Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"

Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...

"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"

Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.

Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.

Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.

Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?

Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá


Sưu Tầm (Facebook)



Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Thu Mar 13, 2014 11:10 pm    Tiêu đề: Câu chuyện ngắn về DUYÊN NỢ
Tác Giả: ttp

Hi Anh/Chị Thanh Minh

Ngày ngày Vui Khỏe và làm được những chuyện mà mình thích làm (đấy có phải là một trong những Hạnh Phúc của đời Người ?)


DUYÊN NỢ !

Có một chàng trai rất yêu một cô gái , họ yêu nhau đã nhiều năm rồi , bỗng cô gái bỏ anh theo một người con trai khác, chàng trai đau khổ lên chùa hỏi sư thầy"Tại sao con yêu cô ấy nhiều như vậy mà cô ấy vẫn bỏ con mà đi ?". Sư thầy bèn cho chàng trai xem 1 đoạn YouTube trong đó có hình ảnh của một cô gái bị tai nạn bên lề đường , ai đi qua cũng mặc kệ , duy nhất chỉ có một chàng ghé lại thăm hỏi rồi cũng bỏ đi ... Mãi sau có một chàng trai khác đến; thương cho hoàn cảnh hết lòng chăm sóc, tình yêu nảy mầm và sau đó cưới cô làm vợ . Sư thầy nhìn anh và nói"kiếp trước anh chỉ là người đến thăm hỏi cô gái còn người hiện giờ cô ấy đang bên cạnh chính là người đã chăm sóc và cưới cô ấy ..đó là DUYÊN NỢ . Anh chỉ có duyên với cô ấy thôi , con người sống có giai đoạn , hết kiếp này nối tiếp kiếp khác .

Con người đến với nhau bởi chữ DUYÊN , còn bên nhau bởi chữ NỢ .


ttp
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Sun Mar 23, 2014 6:47 pm    Tiêu đề: Chuyện Ngắn Ý Nghĩa
Tác Giả: Khái Hưng

Người Vợ Mù

Tôi được biết vợ chồng người ấy cũng là nhờ ở một sự ngẫu nhiên: họ dùng cửa nhà tôi làm nơi hội họp.

Hồi đó, tôi ở Ninh Giang, một phủ lỵ khá lớn. Một bến tàu thủy khá sầm uất trên con sông Chanh, cách tiêu khiển của tôi là chiều tôi ra bờ sông xem tàu tới, tàu đi, giữa một cảnh náo nhiệt và những tiếng ồn ào gào thét của bọn bán bánh giò và bọn mời khách trọ, với những lời đe dọa hách dịch của mấy chú tuần canh, lính thương chính đến hỏi thẻ và khám soát hành lý.

Nhưng từ ngày tôi để ý đến vợ chồng người mù, thì ở Ninh Giang, đối với tôi, không còn sự tiêu khiển nào thú hơn là được ngắm đôi uyên ương ấy chuyện trò với nhau: một cảnh tượng cảm động, thân mật và rất nên thơ.

Tôi không rõ cửa nhà tôi được họ chọn làm nơi hò hẹn từ bao giờ, và vì sao họ lại chọn cửa nhà tôi. Nhưng một buổi sáng mùa đông dậy sớm, ra hiên gác tì tay lan can nhìn xuống, tôi thấy hai bóng đen đen đang đứng trên hè đường, dưới làn mưa phùn giá rét. Một lát sau, người đàn ông bảo người đàn bà:

- Mười hai giờ bà chờ tôi ở đây nhé!

Lời nói dõng dạc trang nghiêm như giọng hạng người sống trong những xã hội cao quý. Rồi mỗi người đi một ngả. Văng vẳng tôi nghe rao câu rất quen tai:

- Ai muối mua!

Và tôi nhớ ngay ra ông lão bán muối mà tôi vẫn thường gặp lang thang trong các phố.

Mười hai giờ trưa khi chuyến ô-tô hàng chạy Hải Dương bắt đầu mở máy, quả nhiên một người đàn bà già và mù, áo xống gọn gàng và sạch sẽ, tay cầm cái rá, rờ lần các cửa xe, rời rạc xin tiền.

Tôi nghĩ thầm: “Không phải ăn mày lành nghề”.

Xe đi khỏi thì người bán muối buổi sáng cũng vừa đến nơi. Và tôi hiểu vì sao họ chọn giờ ấy làm giờ họp mặt: giờ ô-tô.

Luôn một tuần lư như thế, hôm nào cũng độ sáu giờ sáng và mười hai giờ trưa là hai vợ chồng người mù tới cửa nhà tôi đứng nói chuyện. Họ không hề sai hẹn. Và tôi tò mò lưu ý đến họ, để tai lắng nghe những câu chuyện của họ, vì họ nói rất to, như chẳng cần gì ai, hơn nữa, như coi nơi hè đường là chốn phòng riêng của họ.

Họ có nhà riêng hay không, và nếu có thì nhà riêng họ ở đâu, tôi không rõ.  Nhưng nghe chuyện họ, tôi biết rằng gia đình họ chỉ có hai vợ chồng: chồng làm nghề bán muối, vợ theo nghề ăn xin.

Gặp nhau, họ vui vẻ mỉm cười hỏi thăm tin tức nhau như hai người bạn thân xa vắng lâu ngày, và mong nhớ nhau từng phút từng giây.  Lần nào người chồng cũng bắt đầu:

- Bà đấy à? Thế nào, bà làm ăn có khá không?

Người vợ trả lời chẳng qua mấy câu này: “Cũng khá ông ạ” hay “Hôm nay làm ăn chẳng ra gì”.

Rồi bà lão ngồi thuật cho chồng nghe hệt những việc đã xảy ra trong mấy giờ đồng hồ đi “làm ăn”.  Bà ta kể chuyện rất vui vẻ, thỉnh thoảng lại chêm một câu bình phẩm, một câu khôi hài, khiến người chồng khúc khích cười, chừng cốt để làm đẹp lòng vợ.

- Ông ạ, con mẹ Phúc Hòa Ðường nó lại nhiếc tôi sao không kiếm việc mà làm, đi ăn mày thế này không biết nhục à?

- Con mẹ Phúc Hòa Ðường ở phố Ninh Lãng có phải không bà?

- Phải đấy ông ạ. Nó thử mù như tôi xem ông nhỉ?

- Thế nó có cho bà đồng nào không?

- Nó cho mà nó nhiếc thì đã cam.

- Nó giàu nhất phố đấy, bà ạ.

- Giàu thế thì giàu làm gì? Giàu mà không biết thương kẻ đói khó, mù lòa.  Cũng chả bền được đâu, ông nhỉ?

- Phải, bền thế nào được.

- Giá giời cho vợ chồng mình giàu như họ thì mình ăn ở ra người giàu, có phải không ông?

- Phải, mình để của làm gì? Ðể của cho con nó phá nhé? Bà có biết không, thằng con nhà ấy nó phá chẳng mấy nỗi mà hết cơ nghiệp. Thôi thì đủ, bà ạ, cờ bạc, bợm đĩ, hút sách.

- Thế à ông?

Câu chuyện cứ thế kéo dài, âu yếm như chuyện hai vợ chồng trẻ, đứng đắn như chuyện hai người có giáo dục, một điều ông ạ, hai điều bà nhỉ, và có tính cách thông tin tức như một tờ báo hàng ngày.

- Ông ạ, tôi nghe người nhà bà thông Ðoan nói chuyện xe Ninh Thái bị bắt thuốc phiện, đâu những bốn, năm cân nữa. Chắc bị phạt khá tiền đấy nhỉ? Hay đi đêm, thế nào chả có ngày gặp ma ông nhỉ?

Tiếp chuyện bắt thuốc phiện, bà lão kể đến chuyện gia đình nhà ông đội Nhất: Vợ chồng ông đội chẳng ngày nào là không cãi nhau.  Bà lão nhắc lại từng câu mắng nhiếc chửi rủa tục tằn của hai người, rồi bình phẩm

: – Cứ nghèo như vợ chồng mình lại êm thấm, nhỉ ông nhỉ?

Ông lão bán muối cười rất có duyên, và có vẻ tự phụ nữa.  Hôm nào người vợ phàn nàn không xin được một trinh nhỏ, thì người chồng tìm hết lời an ủi:

- Thôi, bà ạ, cần gì. Hôm nay tôi làm ăn nhờ giời khá lắm. Chúng mình chỉ mong kiếm đủ ăn, chứ có cần để dành tiền như họ đâu. Vậy bà về nhà mà nghỉ nhá.  Tôi đã đong một hào gạo, mua một xu rau muống, một xu tương rồi đấy.  Bà về thổi cơm, tôi bán hết chỗ này cũng về ngay đây.

Họ từ biệt nhau, cho tới sáu giờ sáng hôm sau lại vui mừng cùng nhau nói chuyện.

Nửa năm ròng, tôi tò mò đi sâu mãi vào cái đời đường hoàng và thân mật của cặp vợ chống khốn khó.  Có hôm tôi đã cố theo họ xem họ trú ngụ nơi đâu, nhưng họ như đôi chuồn chuồn sống nhởn nhơ không tổ trên mặt nước ao tù.

Một dạo tôi thấy vắng bóng đôi uyên ương già ở trước cửa nhà tôi.  Tôi đoán chừng họ đã chọn một phố khác yên tĩnh hơn làm nơi góp chuyện hàng ngày.  Nhưng một buổi chiều đi chơi mát, tôi rẽ vào xem đền Chanh thì gặp ông lão lòa đương lom khom quét lá khô ở sân. Tôi vui mừng hỏi:

- Kìa ông bán muối. Hàng họ có khá không? Sao độ rầy tôi không gặp ông?

Người kia đứng thẳng lên, hấp háy cố nhìn tôi bằng cặp mắt gần tàn ánh sáng như ngọn đèn cạn dầu bập bùng chực tắt. Tôi hỏi luôn:

- Còn bà lão, vợ ông, lâu nay đi đâu?

Hai hàng lệ chảy giàn giụa trên đôi gò má răn reo.  Tôi hiểu ngay rằng ông lão già khốn nạn đương mang nặng trong lòng một nỗi thống khổ lớn lao.

Và tôi nghĩ ngay đến sự tử biệt…

- Ông buồn lắm phải không?

-Vâng, tôi không thiết sống nữa, thầy ạ.  Bà lão nhà tôi, bà ấy bỏ tôi bà ấy đi rồi…

Tôi kinh ngạc:

- Bà ấy bỏ ông?

- Vâng, bà ấy chết rồi, còn đâu! Người ấy cúi xuống quét sân, nói tiếp:

- Hơn bốn mươi năm giời ăn ở với nhau, chả có điều tiếng gì…  bây giờ bà ấy bỏ bà ấy đi một mình.

Lúc từ biệt, tôi đãi ông lão khổ sở một hào nhưng ông ta lắc đầu xua tay:

- Tôi lấy tiền làm gì nữa.  Ngày có vợ có chồng, tôi mới phải vất vả làm ăn. Chứ bây giờ còn một thân một mình, thì tôi chỉ nhờ cửa thánh ngày hai bữa cơm thừa canh cặn đủ no… để chờ ngày được gặp mặt bà lão tôi ở nơi suối vàng.

Dù cảm động đến đâu tôi cũng không thể giấu nổi cái mỉm cười: tôi nhận thấy ngôn ngữ ông lão bán muối vẫn còn đứng đắn và kiểu cách như xưa, khi ngồi trò chuyện với người vợ mù ở trước cửa nhà tôi.

nguyenducchinh


Được sửa bởi thanhminh ngày Sat Apr 12, 2014 7:50 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 7:30 pm    Tiêu đề: Chuyện Ngắn Ý Nghĩa
Tác Giả: Vũ Bằng


Một Người Rơi Xuống Hố

Rượu mãi về sau mới ngấm. Y ngà ngà. Đến lúc ăn đồ nước, y loáng choáng. Nhà cửa quay đi nhè nhẹ. Đến bắt tay mấy "chị em" để ra về, y say thực thà.

Khuya lắm. Ngoài phố không có cái xe nào cả.

Y húc đầu vào quãng không, đi về.

Chuông nhà thờ thủng thẳng điểm ba tiếng.

Y loạng choạng đi giữa đường. Bụng no nhưng người nhẹ, y tưởng mình sắp có cánh bay. Thú quá. Y chạy nhanh rồi đứng lại, hát khẽ một câu. Nhưng lúc này cần phải hoạt động mới thực sướng. Y lại đi. Nhưng sự nhẹ nhàng rồi làm cho y khó chịu. Người y mất thăng bằng. Y đi bên nọ, dọ bên kia như người rồ.

Thế là y vấp phải một hòn đá. Trán y đập vào cái biển xanh kẻ chữ "Rue barrée", tay y định víu lấy cái hàng rào không được, y rơi xuống một cái hố người ta vừa đào lúc trưa.

Lúc y mở mắt, thấy mình nằm thẳng cẳng ở dưới hố, y hơi ngạc nhiên một chút. Người ê ẩm, y chẳng buồn đứng dậy, cứ nằm im mơ màng.

Đêm khuya ngấm vào người y, chậm chạp và dễ chịu. Y thấy mình tỉnh lắm và có những cảm giác rất hay về cuộc đời.

Thoạt tiên, y thấy ngay ở trên đầu, hàng vạn ngôi sao. Thuở bé, y đã trông thấy những ngôi sao, ở nhà quê. Nhưng từ khi lớn lên, ra tỉnh, đi làm, lấy vợ, có con, y không trông thấy nữa; bây giờ, lại có dịp được thấy, y có ngay cái cảm giác là mình bé nhỏ quá, cô độc quá ở trong vũ trụ xanh xanh này.

Sau, y thấy ở xung quanh có tiếng xì xào. Y hếch một tai lên để nghe cho kỹ: đó là tiếng cây reo như sóng bể; gió thổi sà sà mặt đất như một tiếng thở dài; một cái ô tô chạy ở đằng xa làm rung động mặt đất. Tiếng sột soạt, tiếng dế kêu, tiếng nước sông khẽ đập vào bờ. Y tưởng tượng đến một cuộc đời vô hình. Bỗng có tiếng người nói ở phía xa, ở phía sau.

Người trai trẻ nghe thực kỹ. Y lấy làm lạ sao ở chung quanh mình "lại có lắm người thế, mà vừa lúc nãy đây, sao quái quỉ! lại không có người nào cả" để cho y phải còm cọm đi một mình - đi một mình với cái say!

Y bực lắm. Những việc đã qua lại tỉnh giấc trong người y, rung động ở tim, đi qua ngực, đứng ở cuống họng và khẽ kêu bằng tiếng thở mạnh. Giờ nọ nối giờ kia tiến lại. Y thấy bao nhiêu việc não nùng khi trước bao bọc lấy y ở trong hố. Y thấy nhà y, quét vôi trắng, lù lù ở giữa tỉnh thành. Y thấy người vợ xinh xẻo của y đứng tựa cửa như một cái cây có bóng mát. Y thấy hai đứa con gái của y nhíu những đôi mắt đẹp, để trông xa vời.

Ý nghĩ lan man quá. Nhưng đêm khuya đi nhẹ nhàng như mây khói. Róc... rách, róc rách... tiếng hát của con sông Hồng Hà, y đương nghe thì sình sịch có tiếng người đi lại.

Người trẻ tuổi kêu lên: "Tôi rơi xuống hố rồi!".

Người khách đi đường thứ nhất là một con chó cắm đầu đi theo một ông to lớn và một cái bót xì gà đồ sộ. Người to lớn nói: "Ê! Nếu anh không say rượu thì việc gì đến nỗi này...". Một ngọn khói xanh bay ra cuồn cuộn và theo gió tan đi dần.

Người khách đi đường thứ nhì là một nhà báo đứng về mặt quốc gia. Nghe thấy người ngã xuống hố nói chuyện với kẻ đi trước mình như thế, người ấy quát: "Anh trông mong hắn cứu thế nào được? Nam quốc Nam nhân mới thương nhau thôi. Hắn khác máu tanh lòng, thấy mình ngã xuống hố, có khi lại thích, nghĩ mà đau đớn. Bao giờ ta mới thoát khỏi vòng nô lệ để mở mày, mở mặt với đời? Nước ta, than ôi, nào có phải hèn kém gì đâu! Bốn nghìn năm văn hiến! Mà dân ta, một thủa, có lẽ đã tiến hóa bằng mười nước Nhật và nước Xiêm bây giờ.

Cũng tai mắt, cũng thịt da,

Cũng dòng máu đỏ, con nhà Lạc Long...

(à, ông nhà báo lại là một nhà thi sĩ!). Nhưng người tuổi trẻ kêu lên:

- Tôi xin ông hãy cứu tôi ra khỏi hố!

- Ra khỏi hố làm gì? Anh phải biết: chúng mình nô lệ thì ở đâu cũng thế. Trừ khi nào có một cuộc đổi thay...

Và khách rảo cẳng đi. Có lẽ để tìm sự đổi thay đó ở trong... điếu thuốc phiện hay căn phòng cho thuê.

- Tại làm sao anh lại thở than như vậy?

Người khách thứ ba hỏi thế.

Đó là một vị tu hành. Đầu nhẵn như chùi, môi đỏ, con mắt ... như ngôi sao. "Người ta ở đời có số cả. Không có gì thoát tay.Trời. Cái nhân có tốt thì cái quả mới tốt. Cái nhân đã xấu thì cái quả phải xấu. Không có cái quả tốt nào ở cái nhân xấu mà ra. Không có cái nhân tốt nào ở cái quả xấu mà ra. Kiếp luân hồi, mình không nên oán tức điều gì cả. Ta phải diệt dục. Ta phải chịu đựng đau khổ và cho đó là quả báo hay một cuộc thí nghiệm của Hóa công. Nếu là sự quả báo, Người nên biết rằng sau này Người sẽ thanh cao hơn và được tha thứ. Nếu là cuộc thí nghiệm, Người sẽ mạnh gấp bội lên. ở đời, không có một thánh nhân nào, không có tác phẩm vĩ đại nào không có bàn tay của Qủy Sứ mó vào. Hiểu chưa?

Người khách thứ ba nói thế, người khách thứ tư nghe thấy, tiếp rằng:

- Chính vậy. Đem khoa học mà cố sức giảng giải cuộc đời là vô lý. Ta phải sống cái cuộc đời mà hóa công đã định sẵn. Không có gì là quan hệ cả. Chỉ có tâm hồn là quan hệ mà thôi. Điều cần nhất là ta phải sống thực mạnh mẽ. Anh lấy làm khổ vì bị rơi xuống hố. Tại sao? Thế anh không thấy thế là sống à? Anh đau khổ: chính đau khổ là sống một cách mạnh mẽ đó. Chỉ có hai điều mà người đời nên tránh thôi: lười biếng và buồn bã.

Người ấy (à! ra là một nhà thông thái!) ngừng lại một lát để đọc câu văn của André Gide:

Nước tù hãm có chất độc và khoanh tay vào mạng mỡ, nói tiếp: "Anh tưởng rằng anh lên bờ thì sung sướng hơn ở trong hố à? Chỉ cần biết một điều: anh biết rằng anh đau khổ. Và thế là đẹp đẽ lắm rồi. Anh làm động đến thần cảm của chúng tôi một cách mãnh liệt. Anh hơn chúng tôi chỗ đó.

Anh ơi, nên biết rằng có nhiều người hiện đương lo nghĩ băn khoăn vì anh. Đẹp thay mà nên thơ thay! Anh thử nghĩ đến con anh đương khóc. Anh thử nghĩ đến vợ anh ở nhà đương mong - và có lẽ tưởng anh chết rồi, đã định "bước đi bước nữa". Ôi! Anh có thấy tim anh đập mạnh không? Và nghĩ rằng không bao giờ ra được khỏi hố, anh có thấy những cái động lòng mãnh liệt không?

- Thưa ông, tôi chỉ muốn ra khỏi hố.

"Tôi chỉ muốn ra khỏi hố", mấy tiếng này lọt đến tai người khách đi đường thứ năm.

Cứ trông cái đầu, đôi mắt kèm nhèm, bộ quần áo xanh và cái dáng đi chắc chắn của ông khách này, cứ trông cái vẻ quả quyết, cái nhìn xót xa và hai bàn tay xương xẩu giơ ra như chực ôm lấy mình, cứ trông thế cũng đủ biết khách là một kẻ lao khổ biết thương người như anh em một nhà.

Khách nghe thấy tiếng người tuổi trẻ kêu, hộc tốc chạy ngay lại, giơ nắm tay lên chào.

Khách hỏi: "Anh làm sao thế, anh bạn?".

- Tôi rơi xuống hố từ ban đêm.

- Rõ khổ! Từ ban đêm? Mà, đến bây giờ, vẫn nằm im như thế trong khi bọn phú hào ở trên phố ăn uống nô đùa với nhau? Cái xã hội này mục nát quá lắm: một bên thì vui vẻ với cuộc đời trưởng giả, một bên thì là một kẻ rơi xuống hố từ ban đêm. Chao ôi! Giai cấp... phải có chiến tranh giai cấp! Thôi, anh đừng sợ nữa. Có tôi đây. Sự đau khổ của anh là của tôi. Anh có thấy thế không? Anh có thể thấy thế không?

Sự đau khổ của anh em bị bóc lột, anh em bị bóc lột, anh xem, tôi hít vào cùng với khí trời và nó chảy ở các mạch máu của tôi. Nó thấm nhuần vào da thịt tôi. Thành thử cái giọng tôi thành thực nhất, chua chát nhất, và mọi người đều phải cảm động khi tôi lên tiếng.

Bây giờ tôi định thế này: lập tức, tôi đi tìm bọn phú hào mà kêu rõ to vào lỗ tai họ. Tôi kêu: "Các anh sung sướng, các anh bóc lột quần chúng để có nhà lầu, ô tô, thế mà... thế mà ở đường Bờ Sông có người rơi xuống hố...". Anh bạn phải biết tôi sẽ nói hùng hồn như thế nào. Giọng tôi sẽ át cả giọng họ. Tôi sẽ hết sức tranh đấu nữa và những tư tưởng của tôi sẽ lọt đến những nhà lầu êm đềm. Ôi anh bạn ơi! Để rồi anh xem họ sẽ run sợ như thế nào! Để rồi anh bạn xem cái hình ảnh thảm đạm của anh bạn sẽ khuấy rối cuộc đời yên tĩnh của họ như thế nào!

Khách giơ nắm tay lên lượt nữa:

- Chào anh bạn ở lại nhé. Tôi, tôi phải đi ngay để tranh đấu cho tới cùng.

Và khách đi tranh đấu cho tới cùng. Bóng khách mờ dần ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Khách để lại đằng sau một tấm lòng nhân đạo hùng hồn và có mồ hôi.

Người trẻ tuổi thấy một sự thất vọng mông mênh cất tiếng khóc ở trong tim óc. Y định thần lại: gió thổi hiu hiu, nước sông lạnh vẫn đập vào bờ róc rách. Chung quanh, chỉ còn trơ lại con đường trắng và mấy khóm cây rung rinh vài hạt sương.

Y bèn ngửng đầu dậy, chống một tay, quả quyết đứng lên. Cái hố không lấy gì làm sâu cho lắm. Y ghếch một chân lên bờ, hai tay để hai bên, đánh đu một cái mạnh, cho nốt chân kia lên mặt đất, đứng thẳng dậy, phủi quần áo... rồi đi về nhà.

Sưu Tầm


Được sửa bởi thanhminh ngày Sat Apr 12, 2014 7:51 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Sat Apr 12, 2014 7:48 pm    Tiêu đề: Chuyện Ngắn Ý Nghĩa
Tác Giả: Khái Hưng


Đồng Xu
 
Rời bãi đá bóng, Phiên lang thang trên đê, hai tay thọc túi chiếc áo dạ tím bạc màu và rách sờn cổ, mặc trùm ra ngoài một bộ quần áo vải xanh, dính đầy dầu máy.

Từ sông thổi vào mũi chàng, vào miệng chàng, vào cái dạ dày trống rỗng của chàng từng cơn gió lạnh phảng phất lẫn với mùi phở thơm tho, ấp áp. Phiên mắt nhắm lim dim đứng rướn thẳng lên hít một hơi mạnh và dài.

Một người to lớn vội vàng hấp tấp chạy vọt lên đê, xô vào Phiên, làm chàng ngã, văng đôi guốc ra xa. Người ấy làu nhàu mấy tiếng trong mồm, rồi nhún vai đi thẳng. Phiên cũng nhún vai đáp lại để tỏ khinh bỉ.

Tiếng hò reo, tiếng vỗ tay hoan hô rầm rộ ở phía sau lưng. Phiên nghĩ thầm: "Trời rét, đá bóng thế có đói chết không?" Nhưng chàng mỉm cười nghĩ tiếp luôn "Hừ! mình cứ tưởng ai cũng như mình, cũng nhịn đói như mình!" Phiên xuống đường, rẽ qua phố Hàng Đậu.

Một người đi xe đạp, để tránh Phiên phải lái vội xe đâm vào rìa hè.

- Mù à!

Phiên đáp lại câu mắng bằng cái nhún vai lặng lẽ thứ hai, rồi cắm đầu đi thẳng.

Lanh lảnh có tiếng rao: "Hàng xôi phán xa!" Bất giác Phiên thọc sâu tay xuống đáy túi, vân vê đồng xu, đồng xu cuối cùng của chàng:

- Phán xa! Phán xa!

Người bán lạc chừng không nghe rõ tiếng chàng gọi, tiếng gọi nhỏ nhẻ, yếu đuối. Lần thứ ba chàng nhún vai, tự nhủ thầm: "Chậc! thôi, chẳng ăn nữa. Thà đói hẳn. Chứ ăn một xu lạc rang mặn chẳng bõ chua mồm!"

Vẫn nắm đồng xu lạnh trong lay, chàng mỉm một nụ cười sung sướng:

"ừ, phải đấy! Ta tìm ăn cái gì chắc dạ. Ăn lạc rang chỉ tổ đói thêm!"

Mùi chả nướng tạt mạnh vào mũi. Phiên dừng lại quay nhìn vào trong hàng cơm: Những gói giò xanh, những chiếc chả tròn và vàng, những đoạn lòng lợn treo lủng lẳng ở cái lao màn ngắn. Trên ghế dài, hai người phu xe ngồi ăn cơm chan, và xì xụp, coi bộ ngon lành quá.

Phiên toan hỏi họ xem với một xu có thể ăn được mấy bát cơm, thì một người quay ra nhớn nhác nhìn chàng:

- Thưa thầy đi xe? Tôi ăn xong đây ạ!

Rồi đứng dậy, và lùa và lụa. Phiên vội đáp;

- Không.

Và hổ thẹn rảo bước. Đi một quãng xa chàng mới kịp nghĩ: "Hừ, thầy với bà! Chỉ tối nay không có gì ăn là thầy lả, bỏ xác thầy!. Bữa sáng hôm nay là bữa nhịn đói thứ ba của thầy rồi. ấy là chưa kể hai bữa điểm tâm buổi sáng và một bữa năm giờ của dân Hồng Mao". Phiên bật lên tiếng cười to.

Vì chàng nhớ lại những bữa trà đầy đủ của một cặp vợ chồng giáo sĩ Hoa Kỳ. Ngày ấy, Phiên còn theo học trường Bảo hộ. Chàng ở trọ nhà một ông ký ga, phố Nguyễn Trãi. Chiều thứ năm, chủ nhật đứng cửa sổ trên gác, chàng tò mò nhìn xuống cái vườn bên giáo đường. Nắng vàng thêu bóng lá cây trên tấm thảm cỏ xanh mới xén, trên cái khăn trắng muốt phủ kín chân chiếc bàn vuông con, trên bộ y phục màu hồng và cái mũ rơm vành rộng của người thiếu phụ. Thấy hơi nước ở chén bốc lên, chàng tưởng ngửi thấy hương trà thơm ngát, và ngày nay nhớ tới những đĩa bánh ngọt, chàng còn chảy nước miếng.

"Người ta giàu có, sung sướng thật!".

Tới vườn hoa Hàng Đậu, thấy cái ghế dài bỏ không, Phiên ngồi xuống, nghiêng thân thể mỏi mệt trên lưng tựa, dang hai cánh tay ra thở một hơi thực dài, rồi lim dim mắt như thiu thiu ngủ. Cái đời ký vãng lần lượt hiện ra, một quãng đời buồn lẫn vui.

Phiên lại trông thấy cảnh sa sút thiếu thốn của cha mẹ, cảnh bơ vơ của mình. Không trả được tiền học, Phiên phải bỏ trường, lang thang đi xin việc ở khắp các nơi. Một nhà ấn loát thuê chàng sửa chữa bài in, lương mười đồng một tháng. Phiên ăn cơm trọ hết bốn đồng, để ra hai đồng tiêu vặt vãnh, và góp tiền may quần áo, còn bốn đồng chàng gửi về giúp cha mẹ.

Phiên làm mới được hơn một năm thì cha chết. Phiên xin phép chủ về tống táng cha, nhưng bị ốm nặng, chàng nghỉ quá phép mất một tuần lễ. Hôm chàng ra Hà Nội thì ông chủ nhà in đã tìm người khác kế chân, và dặn chàng hãy đợi khi nào có việc sẽ lại mướn.

Trong túi còn hơn đồng bạc, Phiên ở lại chờ, nhưng nhà trọ bắt mỗi tuần phải trả trước một đồng, thành thử sau bảy ngày, hết tiền ăn, chàng bị bà chủ trọ mời ra ngoài đường một cách quả quyết và tàn nhẫn, vì bà ta biết rằng chàng đã mất việc.

Thế là từ sáng hôm qua, với một xu còn dính túi, Phiên đi lang thang trên dìa hè các phố.

"Một đồng xu! Hừ ta có một cái tài sản nhỏ nhất thế giới! Kỷ lục ấy khó lòng ai phá nổi. Đến những người ăn mày cũng còn giầu hơn ta!"

Vừa nghĩ Phiên vừa cầm đồng xu tung trên bàn tay. Bỗng đồng xu rơi lăn vào gầm ghế. Phiên cúi tìm mãi mới thấy:

"Trời ơi! tý nữa mất!" Chàng vừa lóp ngóp ngồi xuống thì một người què chống nạng nhảy đến chìa tay xin. Phiên mỉm cười chua chát, nói:

- Tôi không có đâu, bác ạ.

Rồi ngượng với người tàn tật, - vì biết người ấy đã nhìn thấy mình nhặt đồng xu, - Phiên đứng dậy đi thẳng, vừa rảo bước vừa quài cổ lại nhìn người hành khất đứng nói làu nhàu. Phiên phì cười nghĩ thầm:

"Chắc bác ta đương nguyền rủa mình, vì bác ta cho mình là một thằng keo bẩn!"

ý nghĩ ấy tự nhiên làm Phiên vui sướng, cất tiếng hát bài ca mà chàng thường nghe trẻ con và cả các anh kéo xe nhà huýt còi theo điệu:

La Chine est bien monotone, dit-on frequemment...

- Anh Phiên thích chí điều gì mà hát nghêu ngao thế?

Phiên quay lại. Một người đi xe đạp vụt qua, Phiên chỉ kịp nhận ra đó là người chạy giấy ở nhà in mình làm việc trước. Chàng toan gọi lại để dựt dăm xu ăn bữa chiều, nhưng chiếc xe đạp đã bon bon chạy một quãng xa. Chàng đành nhún vai tiến bước. Nhún vai hình như là cử chỉ cố định của Phiên để đáp lại hết mọi điều không thể trả lời được bằng tiếng nói, bằng ý nghĩ.

Nhưng người chạy giấy làm Phiên chợt nhớ đến ông chủ nhà in. Chàng đi thẳng tới xưởng, tuy biết chắc rằng thế nào ông chủ cũng trả lời như mọi lần trước, nghĩa là "Chưa có việc, hãy chờ, mà nếu không chờ được thì đi tìm việc ở nơi khác."

Câu trả lời ấy quả thực Phiên được nghe lần chẳng biết thứ mấy, khiến chàng không giữ được cái cười nửa miệng, vì vừa nhách môi ra, Phiên sợ hãi cố nghiêm ngay nét mặt lại.

Thấy Phiên vơ vẩn đứng ngó vào trong xưởng, người chủ chau mày gắt:

- Đi chứ còn đứng đấy làm gì?

Phiên toan liều xin vài hào, nhưng ngượng quá không nói ra câu. Người chủ quát luôn:

- Đi ngay! Hay anh định rủ thợ đình công thì anh bảo?

Phiên nuốt một tiếng thở dài, cúi chào quay ra.

Đến một tòa nhà nguy nga, Phiên dừng gót ngoài hàng rào sắt đứng tò mò nhìn vào trong vườn. Những chậu sứ, đôn sứ, thống sứ men xanh, men ngũ sắc bày la liệt kín cả một khoảng sân, dưới cái giàn gỗ có hoa hồng leo. Phiên tự nhủ thầm: "Một cái thống kia cũng đủ nuôi sống mình được một năm", tuy chàng chẳng rõ giá tiền một cái thống giang tây là bao nhiêu tiền.

Một cái lều vây lưới thép, chứa rất nhiều các giống chim bay lượn. Trên lối đi lát gạch khía, hai con công xòe đuôi múa.

Trong bếp, lửa cháy hồng tươi. Bên chái bếp, một cái chuồng chim bồ câu. Hai con chim non thò đầu ra cửa chiêm chiếp kêu đòi ăn. Con mẹ từ mái nhà bay vụt xuống. Hai con kia chui ra ngoài, đôi cánh yếu rung rung đập, tức thì con mẹ lần lượt mớm cho.

Ngắm hai con chim non béo mũm mĩm, ninh ních những thịt, Phiên tưởng ngay đến những nồi cháo thơm thường được ăn khi nhà còn sung túc.

Giữa lúc ấy, tiếng bà chủ thét đầy tớ từ trên gác ném xuống. Phiên nhận thấy giọng cay nghiệt, tàn ác: "Hừ! giàu thế này mà vị tất đã... đáng sống!" Vừa nghĩ đoạn Phiên cho câu tư tưởng của mình hoàn toàn vô nghĩa, và chàng bật lên tiếng cười to: "Chả biết mình có đáng sống không, nhưng sự thực thì hiện giờ mình chẳng sống một tị nào!"

Phiên cười mãi rồi bỗng cảm thấy mình sung sướng, chàng để luồng tư tưởng vẩn vơ của chàng cứ theo đà tuôn ra: "ừ! sao mình lại không sống? Mình sống lắm chứ! Không những mình sống, mà mình còn sống sung sướng bằng mấy cái bà có giọng the thé ở trên gác kia... Đây này, bằng cớ đây này!"

Phiên móc túi lấy đồng xu cầm ở tay nghĩ tiếp: "Đây này, cái bằng cớ rằng mình sung sướng hơn, giàu có hơn bà ta nữa, là mình có thể cho bà ta đồng xu cuối cùng của mình. Này cho!"

Qua đôi cánh cổng hé mở, Phiên thia lia đồng xu vào trong sân và lên tiếng:

- Cho đấy! Chốc nữa xuống thăm vườn cảnh tìm thấy lại không sướng mê tơi! Hừ! có biết đâu rằng đồng xu ấy là cả một tài sản của một... một thư sinh giàu tư tưởng, giàu lòng từ thiện.

Khoái trá về cái cử chỉ anh hùng và phi thường của mình, Phiên thọc tay vào túi đi nghênh ngang, miệng se sẽ huýt còi. Nhưng vừa đi được mươi bước, chàng nghĩ ngay đến cái cử chỉ điên rồ: "Ô hay! sao mình lại ngông cuồng thế nhỉ? Một đồng xu! sao mình lại phí của thế?" Rồi Phiên quay lại để nhặt.

Vịn cổng, Phiên rụt rè đứng nhìn. Không một ai qua lại, Phiên chặc lưỡi, liền bước vào, lom khom cúi tìm...

Phiên đương bê cái chậu sứ lên để xem đồng xu có văng vào gầm không, thì một người ở trong bếp đi ra rón rén đến gần, túm chặt lấy cổ áo:

- Mày vào ăn cắp phải không?

Phiên đứng thẳng người lên ấp úng:

- Không mà, tôi tìm đồng xu.

- Đồng xu nào lại rơi ở đây?

- Đồng xu của tôi.

- Đồng xu của mày?

- Phải, đồng xu tôi ném vào.

Người kia phì cười:

- Đồng xu mày ném vào?

Lúc ấy, cả bọn người nhà kéo ùa ra xúm xít quanh mình Phiên. Bà chủ đứng trên bao lơn thét hỏi:

- Cái gì thế, chúng mày?

- Bẩm bà, một thằng ăn trộm, con vừa bắt được một thằng toan bê cái chậu sứ.

- Thế à? Điệu cổ nó lên bóp cho tao! Đánh chết đi!...

Phiên có phân trần, nhưng mỗi lời chàng nói, người ta chỉ đáp lại bằng một cái tát, hay một quả đấm. Về sau chàng đành đứng im để mặc cho người ta trói và điệu lên sở cảnh sát.

*
* *

Tối hôm ấy, Phiên được ăn bữa cơm đầu tiên, sau hai ngày nhịn đói, bữa cơm tù. Chàng vui vẻ nghĩ thầm:

"Thế mới biết công dụng của đồng xu to thực!"

Sưu Tầm
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Tue May 20, 2014 5:44 pm    Tiêu đề: Chuyện Ngắn Ý Nghĩa

Sau 20 Năm
Tác giả : O. Henry


      Viên cảnh sát đi dọc theo đường phố, trông anh ta có vẻ gì nghiêm trọng. Đây là con đường mà ông ta đã đi tuần tra mỗi ngày. Không có gì để cho ông ta phải chú ý đến cả. Bây giờ đã 10 giờ đêm, trời khá lạnh. Vào giờ này đường phố chỉ còn lác đác một ít người đi đường vội vã về nhà. Trời mưa lất phất và gió quất vào mặt lạnh buốt. Viên cảnh sát dừng lại nhìn vào từng cánh cửa, xem chừng các cửa hiệu đã bắt đầu dọn dẹp và đóng cửa. Thỉnh thoảng ông ta dừng bước và nhìn trước ngó sau dọc theo con đường. Viên cảnh sát khu vực này đúng là một mẫu thanh niên đẹp trai, mạnh khỏe và rất tích cực trong công việc giữ gìn an ninh trật tự cho khu phố.
    Dân chúng trong khu phố này cũng chấp hành luật lệ nghiêm chỉnh. Họ trở về nhà sớm vào ban đêm. Người ta có thể thấy rõ ánh đèn sáng trong mỗi cửa hiệu hoặc nhà hàng nhưng ngay cả những khu thương mãi, kinh doanh người ta cũng đóng cửa rất đúng giờ.
    Bỗng nhiên, viên cảnh sát đột ngột đứng lại. Bên một cánh cửa hiệu chìm trong bóng tối, một gã đàn ông đang đứng im lặng. Khi viên cảnh sát bước tới gần, gã lên tiếng:
    - Chào thầy đội ! Xin lỗi thầy nhé ! Tôi đang đợi một người bạn. Hai mươi năm về trước chúng tôi đã hẹn với nhau là sẽ gặp nhau ở đây đêm nay. Có lẽ thầy đội ngạc nhiên lắm phải không? Tôi xin giải thích để thầy rõ nếu thầy muốn. Khoảng chừng 20 năm về trước, nơi đây là một cửa hàng ăn. Phải rồi, tên gọi là "Nhà hàng Joe Brady mập" bởi vì lão chủ cửa hàng này rất to béo, mập mạp...
    Viên cảnh sát ngắt lời:
    - Nhà hàng đó vẫn còn ở đây 5 năm về trước.
    Nói xong, ông ta đứng sát vào gã đàn ông và nhìn kỹ vào mặt gã. Bên cánh cửa đầy bóng tối, ông ta cũng thấy rõ gã có khuôn mặt vuông và đôi mắt rất sáng. Một vết sẹo trắng bên mắt phải. ở chiếc cà vạt có đính một hạt kim cương khá lớn.
    - Hai mươi năm về trước, một đêm nọ... gã đàn ông nói. Tôi đã ăn cơm tối nơi đây với bạn tôi: Jimmy Wells. Hắn là một thằng bạn rất tốt của tôi, có thể nói là một người bạn rất tốt trên cuộc đời này. Tôi và hắn đã lớn lên ở đây, thành phố New York thân yêu và chúng tôi đã xem nhau như hai anh em. Hồi đó tôi mười tám và Jimmy, hai mươi. Sau bữa ăn tối đó, tôi đi về miền Tây. Tôi đã tìm được việc làm tốt và thành công lớn. Còn Jimmy, không có ai có thế bắt buộc hắn rời khỏi New York bởi vì hắn cho rằng New York là nơi lý tưởng nhất để sinh sống. Chúng tôi đồng ý và tin tưởng rằng: chúng tôi sẽ gặp lại nhau 20 năm sau tại đây. Chúng tôi nghĩ rằng: Sau 20 năm chúng tôi sẽ biết được thân thế, sự nghiệp của chúng tôi và tương lai chờ đón chúng tôi như thế nào !
    Viên cảnh sát nói: - Câu chuyện thật thú vị ! Một thời gian thật là dài để gặp lại nhau. Trong thời gian đó, anh có biết tin tức gì về ông bạn của anh không? Khi anh đang làm ăn ở miền Tây?
    - Vâng, có ạ ! Lúc đầu chúng tôi cũng biên thư cho nhau. Nhưng sau một vài năm, chúng tôi ngưng liên lạc. Ôi, miền Tây thật rộng lớn. Tôi đã đi khắp nơi và đi thật nhanh. Nhưng luôn luôn, tôi cũng nghĩ rằng tôi sẽ gặp lại bạn tôi: Jimmy
    - Hắn là một con người nghiêm túc, đúng đắn nhất thế giới. Hắn sẽ không bao giờ quên đêm hẹn hò này của 20 năm về trước. Tôi đã đi suốt hàng ngàn cây số để về đây đúng hẹn đêm nay và tôi sẽ rất sung sướng nếu hắn cũng đến đúng hẹn như tôi.
    Gã lôi từ túi áo ra một chiếc đồng hồ khá đẹp, mặt đính những hạt kim cương lóng lánh.
    - 10 giờ kém 3 phút ! Đúng 10 giờ đêm 20 năm về trước, chúng tôi đã nói lời "Tạm biệt" tại nơi đây. Viên cảnh sát đột ngột hỏi:
    - Trong thời gian ở miền Tây, anh thành công lắm phải không?
    - Vâng, đúng vậy ! Tôi hy vọng rằng thằng bạn Jimmy của tôi chỉ thành công một nửa của tôi là được. Hắn chậm chạp hơn tôi. Tôi đã phải phấn đấu dữ dội lắm mới thành công. Tại New York, con người không thể thay đổi cuộc sống được dễ dàng. ở miền Tây, người ta biết phải làm gì để kiếm được nhiều lợi nhuận.
    Viên cảnh sát bước đi vài bước và nói:
    - Tôi phải đi đây... Tôi mong rằng anh bạn sẽ gặp lại ông bạn cũ. à ! Nhưng nếu ông bạn của anh không đến đúng hẹn đêm nay, anh có rời đây không?
    - Không, tôi sẽ chờ ít nhất là nửa tiếng đồng hồ. Nếu Jimmy còn sống, tôi tin rằng hắn sẽ đến đây đúng giờ. Thôi, chào thầy đội !
    - Chào anh bạn !
    Viên cảnh sát bước đi, vừa đi vừa nhìn vào những dãy phố đang đóng cửa im lìm.
    Mưa gió lạnh buốt càng nặng nề hơn. Một vài bóng người vội vã bước nhanh trên đường phố, cố tìm những lối đi ít mưa tạt, gió lùa. Gã đàn ông vẫn đứng ở chỗ cánh cửa mờ tối để chờ đợi người bạn cũ. Gã có vẻ sốt ruột, đôi mắt nhìn suốt các con đường và kiên nhẫn chờ. Đã quá 20 phút... Bỗng một bóng người cao lớn khoác áo choàng dài băng nhanh qua đường hướng thẳng về phía gã đàn ông đang chờ đợi và lên tiếng hỏi:
    - Có phải anh Bob đấy không? Gã đàn ông reo lên:
    - Có phải anh đấy không? Jimmy Wells?
    Người cao lớn mới đến vội nắm lấy hai bàn tay Bob, tức gã đàn ông đang chờ đợi và nói: - Đúng rồi, Bob đây rồi ! Tôi tin rằng tôi sẽ tìm thấy anh ở đây nếu anh còn sống. 20 năm thật là thời gian dài. Nhà hàng ăn ngày xưa đã không còn nữa Bob nhỉ ! Nếu còn, chúng ta sẽ ăn với nhau một bữa cơm tối đêm nay. Thế nào? Miền Tây đã đem lại cho bạn nhiều chuyện tốt đẹp chứ?
    - Ừ! Miền Tây đã cho tôi đủ thứ mà tôi muốn. ồ ! Jimmy ! Anh thay đổi quá nhiều. Tôi không ngờ anh lại cao lớn hơn hẳn ngày xưa như thế?
    - Vâng, tôi có phát triển thêm chút ít sau khi tôi được 20 tuổi.
    - Ở New York, anh làm ăn có khá không, Jimmy?
    - Cũng tàm tạm thôi ! Tôi làm việc cho Thành phố này. Nào, đi Bob ! Chúng ta sẽ tìm một chỗ để nói chuyện về những năm tháng đã qua...
    Hai người sánh vai nhau bước đi. Gã đàn ông từ miền Tây trở về bắt đầu kể chuyện về cuộc đời gã. Người cao lớn kia, lắng nghe đầy vẻ quan tâm, cổ áo choàng của anh ta kéo lên che kín tai.
    Đến một góc đường có ánh đèn sáng chiếu ra từ một cửa hiệu, cả hai người đều quay nhìn kỹ vào mặt nhau. Gã đàn ông tên Bob đột nhiên dừng bước và kéo cánh ta ra khỏi vòng tay của người cao lớn kia. Gã la lên: - Anh không phải Jimmy Wells ! 20 năm thật dài nhưng không thể thay đổi hẳn một gương mặt, một cái mũi của bạn tôi ngày xưa. Người cao lớn mỉm cười bí hiểm và nói:
    - Phải rồi, nhưng đôi khi thời gian có thể thay đổi một người tốt thành người xấu. Anh Bob ạ ! Anh đã bị tôi bắt giữ 10 phút rồi đó ! Cảnh sát ở Chicago đã biết là anh đến New York đêm nay. Họ yêu cầu chúng tôi theo dõi anh. Anh hãy theo tôi, ngoan ngoãn là tốt ! Nhưng trước hết, tôi cho anh xem cái này. Anh có thể đến sát ánh đèn sáng cạnh cửa sổ kia để đọc cho rõ. Mảnh giấy này do một viên chức Cảnh sát tên Jimmy Wells gởi đến cho anh đấy !
    Tên Bob mở mảnh giấy, tay gã bỗng run lên khi đọc những dòng chữ trên đó:
    "Bob ! Tôi đã đến đúng giờ hẹn tại chỗ. Tôi đã thấy rõ khuôn mặt mà cảnh sát Chicago muốn bắt giữ. Tôi không muốn đích thân bắt anh. Vì vậy tôi gửi đến một cảnh sát viên khác gặp anh để làm nhiệm vụ. Chào Bob !
    Jimmy Wells."

(Sưu Tầm)  
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Mon Jun 16, 2014 7:46 pm    Tiêu đề: Chuyện Ngắn Ý Nghĩa

Tiền Và Thần Tình Yêu

Tác Giả : O. Henry

O. Henry và cuộc đời như một truyện ngắn
O. Henry là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Mỹ. Ông nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có.

Thanh Huyền -

O. Henry tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ. Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Ông kết hôn với Athol Estes Roach năm 1887 và có một đứa con........

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Henry từng xuất bản 10 tập truyện, sở hữu khoảng 600 truyện ngắn. Bút lực dồi dào của ông có thể được so sánh với bậc thầy người Nga Anton Checkhov (1860-1904). Tuy nghiện rượu nhưng rượu chè vẫn không hề ảnh hưởng đến những trang viết của nhà văn. Nhiều sáng tác của ông đã trở thành những truyện ngắn mẫu mực và kinh điển.........

Năm 1918, giải thưởng Tưởng niệm O. Henry đã được thành lập tại Mỹ nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn.


TIỀN VÀ THẦN TÌNH YÊU


Nghe có tiếng xe hơi đậu, ông Anthony Rockwall - nhà công nghiệp, chủ hãng xà phòng Eureka nay đã nghỉ hưu - ngẩng lên, nhìn qua cửa sổ phòng đọc sách. Thấy người hàng xóm ở kế bên phải - lão quí tộc G.Van Schuylight Suffolk Jones - bước xuống xe, ông tức cười. Như thường lệ, vừa chạm mặt pho tượng Ý thời Phục hưng đặt trước tiền sảnh dinh cơ của ông, lão quí tộc lại nhăn tít cái mũi khoằm khoặm lại.
Cựu hoàng xà phòng lắc đầu: ”Khó chịu với cái bức tượng cổ ấy làm gì cơ chứ; phải lão đừng để ý, ta đã tặng nó cho viện bảo tàng rồi... Hè tới đây, ta sẽ cho sơn lại ngôi nhà này, không biết lúc ấy cái mũi vẹt của lão còn chun tới đâu nữa!”.
Vươn vai đứng dậy bước ra cửa phòng, với cái giọng rền vang như chuông vỡ, ông gọi to: ”Mike!”; và khi nghe có tiếng đáp, ông bảo: “Nói với con trai ta, có đi đâu thì cũng phải vào đây một lúc đã, nhé!”.
Và, khi con trai ông - một tay xóc xóc xâu chìa khóa trong túi quần, tay kia vò đầu nhưng quần áo vẫn tươm tất - bước vào, ông đặt tờ báo sang một bên, soi mói nhìn anh. Đột nhiên, ông hỏi:
- Richard, xà phòng con vẫn dùng, con trả thế nào?
Richard bối rối. Mới ra trường, về nhà chưa đến sáu tháng, chưa hiểu hết tính khí của ông già, anh lúng túng cứ như một cô gái khi đến dự buổi khiêu vũ đầu tiên trong đời.
Anh lắp bắp:
- Đâu chừng... sáu đô la một tá, bố à!
- Còn quần áo con vẫn mặc?
- Dạ… cỡ sáu mươi đô; cũng vừa phải thôi...
Ngồi nhỏm dậy, vẻ dứt khoát, ông già bảo:
- Con thuộc giới thượng lưu. Bố nghe nói giới trẻ thượng lưu vẫn xài xà phòng loại hai mươi bốn đô một tá, và quần áo chúng mặc không thứ nào dưới một trăm đô; con đâu có thiếu tiền, tội gì phải dè sẻn! Hiện nay, không phải vì tư vị mà bố vẫn xài xà phòng Eureka loại cũ; đó là loại tốt nhất đấy. Đừng có vì hà tiện mười xu mà đi mua loại xà phòng tồi; đối với thanh niên ở thế hệ của con, với vị trí xã hội như con, xài xà phòng loại năm mươi xu một bánh thì cũng cho là được đi. Bố đã nói, con thuộc giới thượng lưu; người ta vẫn thường nói là phải phấn đấu cả ba đời mới chen chân được vào giới đó, bố không tin như vậy. Cũng như dầu để nấu xà phòng, tiền bạc bôi trơn tuốt; tiền bạc sẽ đặt con vào giới thượng lưu. Nói không quá đáng chứ, nhờ có tiền, bố mới là bố, bố thô lỗ, bố cục mịch không khác mấy lão ở kế nhà mình, vậy mà bố còn phải vãi tiền ra mới được xem là cùng giới với họ…
- Cũng có thứ mà tiền không làm được đâu, bố à! – Richard rầu rĩ đáp.
Ông già tỏ ra phật ý:
- Thời buổi này mà con còn nói vậy à? Bố sẵn sàng đánh cuộc đấy. Con cứ thử tra từ đầu đến cuối quyển đại từ điển bách khoa xem, có thứ gì mà con không mua được bằng tiền không; bố đố con đấy...
Vẻ bứt rứt, Richard đáp:
- Có đấy bố; có một thứ mà không tiền bạc nào mua được.
Ông Anthony kêu lên:
-Thật vậy sao? Đâu, con nói thử đi, có thứ gì mà tiền bạc không thể mua được đâu nào?
Richard lắc đầu.
Ông già quạu:
-Bố kêu con vào là vì chuyện ấy đấy; từ hai tuần nay bố để ý thấy hình như con có chuyện gì không ổn. Có gì mà phải buồn cơ chứ. Bố chỉ nhón tay một cái là thu được ngay mười một triệu đô la trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ, không tính của chìm. Nếu con muốn, chiếc du thuyền Rambler thả neo trong vịnh kia sẽ là của con; đổ than vào, chỉ cần hai ngày là con có thể tắm biển ở Bahamas...
Richard hiểu ý ông già muốn nói gì; anh nói giọng uể oải:
- Bố đoán gần đúng rồi đấy.
- A! - ông già nheo mắt, reo lên- Vậy thì nói đi, cô ta tên gì nào?
Richard đi đi lại lại quanh phòng; ông già tuy hay lớn tiếng nhưng coi bộ từng trải, dễ gần, có thể trút bầu tâm sự được.
Thấy Richard không trả lời, ông già lại đoán:
- Con chưa biết tên cô ta à; sao không hỏi? Bố tin là cô ta ngã vào vòng tay con ngay ấy chứ! Con có tiền này, đẹp trai này, lịch thiệp này, tay con không hôi mùi xà phòng này, con có học này... cô ta còn muốn gì nữa, hả?
- Con không có cơ hội gần gũi cô ấy. – Richard rầu rĩ đáp.
- Cơ hội...- Ông già kêu lên: - Sao không tạo cơ hội? Mời cô ta đi dạo ở công viên, đưa cô ta về nhà sau khi xem lễ, đón cô ta sau buổi hòa nhạc... Ôi dào, cơ với chả hội!
- Bố không biết ấy chứ… trong tầng lớp cô ta, giờ giấc sít sao lắm, được sắp đặt trước hàng mấy ngày... Không cưới được cô ấy, đối với con, thị trấn này chẳng khác gì chốn ngục tù u ám... Con không viết thư cho cô ấy được đâu, làm như vậy không được đâu!
- Thôi đi, ý con muốn nói tiền bố cho con chưa đủ để mua một hai giờ trò chuyện tay đôi với cô ta chứ gì?
- Trễ rồi bố à! Trưa ngày kia là cô ấy đi châu Âu học trong hai năm. Ngày mai con sẽ gặp riêng cô ấy được ít phút. Lúc này cô ấy đang ở nhà bà dì ở Larchmont, con không đến đó được, nhưng cô ấy đã nhận lời cho con đi taxi đến đón cô ấy ở ga xe lửa trung tâm lúc 8g30, từ đó tụi con phải đi thật nhanh đến rạp Wallace. Mẹ cô ấy và mấy người nữa sẽ đợi sẵn ở đó để cùng vào xem kịch với tụi con. Bố thử nghĩ, trong hoàn cảnh ấy, với sáu, bảy phút, con làm sao nói chuyện được với cô ấy, nói được gì nào? Rồi trong khi xem kịch hoặc cả sau đó nữa, còn cơ hội nào để con bày tỏ với cô ấy đây? Không, không còn cơ hội nào nữa đâu! Tiền bạc của bố không giúp gì được đâu, không mua được phút nào đâu! Nếu mua được, hẳn người giàu đã bỏ tiền ra mua để được sống lâu hơn... Từ bây giờ cho đến lúc cô ấy lên đường, không hy vọng gì kiếm ra thời gian để gặp riêng cô ấy được đâu!
Ông Anthony nheo mắt:
- Được rồi, được rồi, Richard. Giờ thì con có thể xuống câu lạc bộ chơi được rồi đấy. Bố hy vọng là con không quá si ngốc đến mức quên cả vui chơi... À, thỉnh thoảng con cũng nên vào đền thắp vài nén nhang cầu thần Mazuma phù hộ… - Ngừng một chút, ông tiếp - Tất nhiên là con không thể dùng tiền mua thêm thời gian cho mình hoặc ra lệnh cho thời gian ngừng trôi, nhưng bố thì đã nhiều lần bố trông thấy Thần Thời gian vấp té dập cả chân khi bước qua mấy cái mỏ vàng đấy!
Tối đó, lúc ông già đang đọc tờ báo buổi chiều thì cô Ellen tới; chẳng mấy chốc, cuộc chuyện trò giữa hai anh em đã xoay quanh chuyện thằng cháu si tình.
Ông già che miệng ngáp:
- Nó nói với tôi cả rồi, và tôi cũng đã nói với nó là tiền bạc của tôi là để lo cho nó, nhưng nó không tin là tiền bạc có thể lo được. Nó nói tiền bạc cũng chẳng ích gì. Nó nói là dù cho có cả chục ông triệu phú cùng xúm vào cũng không thể nào lay chuyển nổi các ước lệ xã hội...
Cô Ellen nóng nảy:
- Anh Anthony này, anh đừng nói đến chuyện tiền bạc nữa, có được không! Đối với tình yêu chân thành thì tiền bạc có ý nghĩa gì cơ chứ! Anh phải biết, tình yêu có sức mạnh vạn năng. Phải chi nó chịu nói sơm sớm một chút... Em biết, cô ta không từ chối thằng Richard nhà mình đâu. Giờ thì trễ quá rồi, thằng bé đâu còn dịp nào để ngỏ ý với cô ta nữa chứ! Tiền bạc của anh làm sao mua được hạnh phúc cho nó!
Tám giờ tối hôm sau, cô Ellen lục trong chiếc hòm mọt đục, lấy ra một chiếc nhẫn vàng trông là lạ, đem đến cho Richard. Cô bảo:
- Đây là chiếc nhẫn mẹ cháu để lại cho cô. Mẹ cháu nói là nó đem lại may mắn trong tình yêu, và dặn cô trao lại cho cháu khi nào cháu tìm được người yêu. Tối nay, cháu nhớ đeo vào tay...
Richard thành kính cầm chiếc nhẫn, ướm vào ngón tay út; nó hơi lỏng, vào quá đốt thứ hai một tí mới dừng lại. Với phong thái chững chạc của một người đã trưởng thành, anh cởi nhẫn ra, cất vào túi áo vét, xong, anh quay điện thoại gọi taxi.
Tám giờ ba mươi hai phút, anh nhìn thấy Lantry đứng lẫn trong đám đông trước cửa nhà ga. Thấy anh, cô gái nói nhanh:
- Mình phải nhanh nhanh lên mới được, đừng để mẹ phải đợi lâu!
- Tới rạp Wallace, càng nhanh càng tốt. – Richard ra lệnh cho tài xế.
-
Theo đường Bốn mươi hai, xe đổ ra đại lộ Broadway, xuôi theo làn đường dành riêng cho xe con. Đến đường Ba mươi tư, Richard đập vai tài xế, bảo dừng lại. Anh xin lỗi cô bạn, xuống xe:
- Tôi bị rớt chiếc nhẫn. Chờ tôi một phút, tôi thấy chỗ nó rơi rồi. Nhẫn mẹ tôi để lại, để mất... tôi không đành lòng...
Chưa đến một phút, anh đã quay trở lại, chiếc nhẫn trên tay.
Nhưng, trong khoảng thời gian chưa đến một phút đó, không biết từ đâu, một chiếc xe to kềnh đã đậu chắn ngay phía trước chiếc taxi. Tài xế lách sang trái, cố vượt qua, nhưng vướng phải chiếc xe tải chất đầy hàng hóa; anh ta lùi xe, tính lách sang phải, lại đụng nhằm chiếc xe chở bàn ghế tủ giường lổn ngổn đậu ở phía sau, lái xe không biết đã bỏ đi đâu; hết đường xoay trở, tài xế rủa thầm trong bụng, ôm vô-lăng chịu trận giữa cái mớ xe cộ vô ý thức đó.
Cô Lantry nóng nảy giục:
- Đi đi chứ, trễ quá rồi!
-
Richard nhổm lên, nhìn quanh. Cả một rừng xe – nào taxi, nào xe tải, xe con, xe tải nặng... đậu bít cả giao lộ mênh mông nơi các con đường Ba mươi tư, đại lộ số Sáu, đại lộ Broadway cắt nhau; đã vậy, từ các đường nhánh, xe cộ cứ ùn ùn đổ tới, cản sau xe trước chạm cản trước xe sau, cả cửa xe cũng bị ép cứng, không tài nào mở ra được.
Richard ngồi xuống, lắc đầu:
-Mình bị kẹt xe rồi. Ít ra cũng phải cả tiếng đồng hồ mới giải tỏa được cái mớ bòng bong này... Cũng tại tôi, phải chi chiếc nhẫn không rớt thì đâu đến nỗi...
Cô Lantry hỏi:
- Chiếc nhẫn đâu, anh cho xem…Tôi không trách anh đâu; vả lại tôi chỉ lo mẹ mong, chứ kịch thì cũng chẳng có gì đáng để xem...
Mười một giờ tối. Cửa phòng ông Anthony có tiếng gõ. Đang nằm trên giường xem dở quyển truyện phiêu lưu, ông già quát:
- Vào đi!
Đó là cô Ellen. Cô nói, không giấu nổi vẻ náo nức:
- Anh Anthony, tụi nó đính hôn rồi; cô ấy nhận lời cầu hôn của thằng Richard nhà mình rồi!…Tụi nó kẹt xe suốt hai tiếng đồng hồ, và thằng bé nhà mình đã không bỏ lỡ cơ hội...
Ngừng một chút để thở, cô nói tiếp:
- Nào, anh Anthony, giờ thì anh hết khoe của nhé! Chỉ cần một biểu tượng của tình yêu, chỉ cần một chiếc nhẫn tượng trưng cho tình yêu chân thành, chung thủy cũng đủ để thằng Richard nhà mình tìm thấy hạnh phúc... Tiền bạc thì làm sao bù được với tấm chân tình kia chứ!
Ông Anthony ngắt lời:
- Đủ rồi, đủ rồi; chỉ cần thằng bé đạt được ý nguyện là tôi mừng rồi. Tôi đã bảo, nếu nó cần thì tốn kém bao nhiêu tôi cũng không tiếc...
Cô Ellen cố cãi:
- Nhưng thử hỏi trong chuyện này, tiền bạc có đem lại được điều gì tốt đẹp không nào?!
Ông Anthony Rockwall dài giọng:
- Thôi nào, cô em; tôi đang đọc đến chỗ tên cướp bị đắm tàu đây này; để xem tiền bạc có thể cứu hắn thoát chết đuối được không... Cô để tôi đọc hết chương này đã, có được không?
Chuyện đến đây là hết. Tự thâm tâm, tôi mong là độc giả cũng hài lòng với hạnh phúc của Richard. Tuy nhiên, tôi nghĩ, nói gì thì nói, tỏ tường ngành ngọn vẫn hơn.
Sáng hôm sau, trước dinh cơ ông cựu hoàng xà phòng xuất hiện một người mặc áo ngắn tay, thắt chiếc cà-vạt xanh lốm đốm; anh ta rung chuông và được mời ngay vào phòng đọc sách.
Vớ tập ngân phiếu trên bàn, ông Anthony xé một tờ:
- Đây, năm ngàn tiền mặt, thưởng cho anh về khoản dầu để nấu xà phòng...
Kelly, người mặc áo ngắn tay, nói:
-Tôi còn phải xuất thêm ba trăm đô ngoài kế hoạch nữa đó: thuê thêm chiếc xe hàng với mấy chiếc taxi hết năm đô, chiếc xe tải nặng và mấy chiếc tải nhẹ mất mười đô. Mấy người chạy mô-tô đòi mười đô, đội bốc vác đòi hai mươi đô. Cảnh sát giao thông quất tôi nặng nhất, hai người trước, mỗi người năm mươi đô; hai người sau, một người hai mươi, một người hai mươi lăm... nhưng... họ cũng làm ra trò đấy chứ, ngài Rockwall? Cũng may mà ngài Thị trưởng không nhìn thấy cảnh kẹt xe... Chẳng tập dượt gì mà giờ giấc đâu đó khít rim; đúng hai tiếng đồng hồ, không sai chạy lấy một giây...
- Một ngàn ba trăm đô, anh cầm lấy. Thưởng thêm cho anh một ngàn, còn ba trăm là để bù vào số tiền túi của anh. Anh không chê tiền chứ, anh Kelly?
- Tôi ấy à? Cứ có tiền thì bắt tôi làm mọi tôi cũng làm.
Ông Anthony gọi giật lại khi Kelly vừa ra đến cửa:
- Tôi quên hỏi, ở chỗ kẹt xe, anh có trông thấy một chú bé bụ bẫm, trần truồng, giương cung bắn vãi ra bốn hướng không?
Kelly ngơ ngác:
- Sao, ông nói sao? Bắn tên vãi ra ấy à? Dààà… tôi không thấy, nhưng nếu có hẳn nó đã bị cảnh sát bắt nhốt từ trước rồi...
-Dễ gì bắt được nó – ông Anthony cười - Thôi chào anh, Kelly!


Sưu Tầm
Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Mon Jun 16, 2014 8:02 pm    Tiêu đề:

Một Cuộc Đổi Đời
O.Henry


MỘT CUỘC ĐỔI ĐỜI

Một người cai tù đi đến xưởng đóng giầy của nhà tù, nơi Jimmy Valentine đang chăm chỉ may các phần trên thân các đôi giày, và kêu anh đi theo mình đến văn phòng. Người quản đốc trại giam nơi đây trao cho Jimmy lệnh ân xá Thống đốc Bang vừa ký ban sáng. Jimmy nhận lấy tờ giấy với dáng vẻ mệt mỏi. Anh đã bị giam gần mười tháng cho một bản án bốn năm tù. Anh nghĩ mình sẽ chỉ bị tù nhiều nhất là ba tháng. Với một người có nhiều bạn bè bên ngoài như trường hợp của Valentine, khi vào nhà đá là không cần bận tâm đến chuyện cắt tóc.
Người quản đốc trại giam nói:
-Này Valentine, anh được trả tự do sáng mai. Tu tỉnh lại đi để thành người tốt. Anh vẫn có một tâm hồn. Đừng đi phá két sắt nữa, sống cho đàng hoàng đi.
Valentine đáp trong vẻ ngạc nhiên:
-Tôi ấy à? Cả đời tôi chưa từng phá một két sắt nào cả!
Người quản đốc cười to:
-À không! Dĩ nhiên rồi. Xem nào. Làm thế nào mà anh lại bị kết án sau vụ làm ăn ở Springfield hở? Anh không thể chứng minh mình vô tội vì sợ liên lụy đến ai đấy trong giới giang hồ phải không? Hoặc là chỉ vì bồi thẩm đoàn có thù hằn gì với anh? Với những nạn nhân vô tội như anh thì thế nào cũng có cớ này cớ nọ.
-Tôi ấy à? Thưa ngài, cả đời tôi chưa bao giờ đặt chân đến Springfield!
Quản đốc trại giam mỉm cười, bảo thuộc hạ:
-Cronin, dẫn anh này trở vào, chuẩn bị quần áo để trả tự do. Bảy giờ sáng mai cho anh này về. Valentine, anh nên nghe lời khuyên của tôi.
7 giờ 15 sáng hôm sau, Jimmy đã chuẩn bị xong tại văn phòng quản đốc trại giam. Anh mặc một bộ quần áo loại may sẵn trông khá ngổ ngáo, mang một đôi giày cứng nhắc kêu cót két, tất cả đều do nhà nước cấp phát khi tiễn đưa những khách trọ bất đắc dĩ. Người thư ký trao cho anh một giấy xe lửa và một tờ năm đô la, xem như đây là cách luật pháp muốn giúp anh trở lại thành công dân lương thiện và khá giả. Quản đốc trại giam đưa cho anh một điếu xì gà, rồi bắt tay anh. Valentine, số tù 9762, được ghi vào sổ “Được Thống đốc tha bổng”, và ông James Valentine bước vào ánh nắng bên ngoài.
Không màng gì đến tiếng chim ríu rít, cây lá xanh đong đưa và hương hoa trong gió, Jimmy đi ngay đến một quán ăn. Anh ta tận hưởng hương vị đầu tiên của tự do bằng món gà hấp kèm một chai rượu vang trắng, tiếp theo là một điếu xì gà thơm ngon hơn là thứ quản đốc trại giam cho anh. Rồi anh đi bộ nhàn nhã đến nhà ga. Anh ném một đồng 25 cent vào chiếc mũ của một người mù ngồi gần cửa ra vào, và bước lên tàu. Sau ba giờ đồng hồ, anh xuống tàu tại một thị trấn nhỏ gần biên giới của bang. Anh đi đến quán ăn của Mike Dolan và bắt tay anh này đang đứng đơn độc sau quầy rượu. Mike nói:
-Jimmy à, mình tiếc không thể giúp cậu ra khỏi tù sớm hơn. Bọn mình phải đối phó với sự phản đối từ Springfield, và Thống đốc Bang gần như gây cản trở. Mạnh khỏe chứ?
-Khỏe, còn giữ chìa khóa của tôi không?
Jimmy nhận lấy chìa khóa, đi lên lầu, mở cửa căn phòng cuối hành lang. Mọi thứ vẫn còn y nguyên như khi anh đi. Trên sàn nhà vẫn còn chiếc cúc cổ áo của thanh tra Ben Price, sút ra khi vật lộn để bắt giữ anh. Jimmy kéo chiếc giường gấp ra khỏi bức tường, đẩy một tấm chắn trên tường thụt vào phía trong, rồi rút ra một chiếc túi xách phủ đầy bụi. Anh mở nó ra, ngắm nhìn trìu mến bộ đồ lề tinh xảo nhất trong toàn vùng miền Đông dành cho đạo chích. Đấy là một bộ đồ lề đầy đủ, chế bằng thứ thép tinh luyện đặc biệt, gồm các mũi dùi, đục, kẹp, kềm, cùng các món linh tinh khác mà Jimmy tự ra mẫu lấy theo kiểu mới nhất. Anh lấy đó mà hãnh diên. Anh đã tốn bảy trăm đô la để đặt làm bộ đồ lề tại…một cơ xưởng chuyên chế tạo những món như thế.
Trong vòng nửa giờ, Jimmy đi xuống. Bây giờ anh đã mặc một bộ vét đúng mốt và vừa vặn, mang trong tay chiếc túi xách đã lau chùi sạch bụi. Mike Dolan hỏi anh thân mật:
-Có chuyện làm ăn hở?
Jimmy đáp một cách ngạc nhiên:
-Tôi ấy à? Tôi không hiểu cậu nói gì. Tôi đang là đại diện thương mại cho hãng bánh kẹo York Almagated và công ty Bánh mỳ Frazzled1.
Câu nói khiến Mike thích thú đến nỗi Jimmy phải nhận uống ngay tại quầy một ly sữa pha nước khoáng. Anh không hề động đến các thức uống làm say xỉn.
Một tuần sau khi Valentine, số hiệu 9762, được trả tự do, có một vụ mở két sắt thật gọn gang ở Richmond, bang Indiana, mà không có chứng tích tác giả là ai. Chỉ có tám trăm đô bị phỗng mất. Hai tuần sau, một két sắt tại Logansport, loại hiện đại có bằng sáng chế, bị phá tung như là đồ chơi với một nghìn năm trăm đô không cánh mà bay, riêng mấy mẩu giấy chứng khoán và các món bằng bạc thì còn nguyên. Kế đến là một tủ sắt nhà băng kiểu cổ điển ở thành phố Jefferson bị kích hoạt, tuôn ra năm nghìn đô la tiền mặt. Đến lúc này thì tổng thiệt hại đã lên đến mức lớn lao để nhờ đến công sức của thanh tra Ben Price. So sánh các vụ làm ăn này với nhau có thể thấy ngay những điểm tương tự. Ben Price đến xem xét các hiện trường, và người ta nghe ông lẩm bẩm:
-Đúng là dấu ấn của cái anh ưu tú Jim Valentine rồi. Hắn đã quen đường cũ. Xem cái ổ khóa này – hắn rút ra như người ta nhổ củ cải sau cơn mưa. Chỉ hắn mới có đồ lề để làm ăn như thế. Và nhìn cái ổ khóa này. Jimmy bao giờ cũng chỉ khoan một lỗ duy nhất. Đúng rồi, mình sẽ tìm bắt hắn. Lần sau thì đừng hòng có việc khoan hồng ngu xuẩn.
Ben Price biết rõ thói quen của Jimmy. Ông đã nắm mọi mánh lới này từ vụ Springfield. Đi làm ăn thật xa, tẩu tán như chớp, không có đồng bọn, có gu sành điệu của giới thượng lưu – mấy mánh lới này giúp anh Jimmy nhà ta dễ trốn lánh. Thế là Ben Price bắt đầu lần dò theo dấu chân Jimmy, và thiên hạ có két sắt cảm thấy an tâm hơn.
o O o
Một buổi chiều, Jimmy và chiếc túi xách lần đến Elmore, một thị trấn ở bang Arkansas, nằm cách đường tàu không đến mười cây số. Jimmy, với dáng vẻ như là một sinh đại học khỏe mạnh vừa từ đại học về thăm nhà, đi dọc theo một hè phố rộng trên đường đến khách sạn của thị trấn.
Một cô gái trẻ băng ngang đường, đi qua gần anh, bước vào một cánh cửa với tấm biển ghi “Ngân hàng Elmore”. Jimmy nhìn vào mắt cô gái, quên bẵng mình là ai và trở thành một con người khác. Cô gái cúi mặt, má hơi ửng hồng. Thanh niên với thời trang và ngoại hình như Jimmy thì hiếm ở Elmore.
Jimmy làm quen với một cậu bé lảng vảng ngoài cửa nhà băng y như một cổ đông của ngân hang, lân la hỏi chuyện về cái thị trấn nhỏ, thỉnh thoảng lại bón cho thằng nhóc một đồng tiền mười xu. Mãi đến lúc cô gái kia bước ra, với dáng vẻ vương giả không thèm để ý gì đến chàng trai lạ mặt với chiếc túi xách, và đi thẳng.
Jimmy hỏi cậu bé một cách khéo léo đặc biệt:
-Có phải đấy là cô Polly Simpson không?
-Hổng phải. Đó là cô Annabel Adams. Ông già cổ làm chủ nhà băng. Ông đến Elmore làm chi vậy? Cái dây đồng hồ của ông bằng vàng phải hông? Cháu định mua một con chó. Ông có thêm đồng tiền nào nữa hông?
Jimmy đi đến khách sạn Planters, ghi vào sổ tên mình là Ralph D. Spencer để nhận phòng. Anh đứng tựa vào quầy lễ tân để khai báo phương án của mình. Anh bảo anh đến Elmore để tìm một vị trí cho cơ sở làm ăn. Nghề đóng giày thì thế nào? Tôi đang nghĩ đến việc mở một hiệu giày. Ở đây đã có ai mở chưa?
Anh lễ tân bị thu hút bởi thời trang và phong thái của Jimmy. Chính anh ta cũng chú ý đến thời trang theo kiểu hàng mã cuả bọn trẻ ở Elmore, và giờ anh cảm thấy mình còn thua xa ông khách. Anh sốt sắng cung cấp thông tin. Vâng, nếu mở một hiệu giày thì sẽ khá lắm. Không có hiệu nào chuyên bán giày ở đây, mà chỉ có các cửa hàng tạp nhạp bán thêm giày. Mọi công việc làm ăn ở đây đều khấm khá. Hy vọng ông Spencer sẽ định cư ở Elmore. Ông sẽ thấy đời sống ở thị trấn này dễ chịu lắm, và dân địa phương sống rất hòa đồng.
Ông Spencer nghĩ ông ta sẽ lưu lại đây ít ngày để xem qua tình hình địa phương. Không, không cần lễ tân mang hành lý cho ông. Ông muốn tự mang chiếc túi xách lên phòng vì nó khá nặng.
Ông Ralph D. Spencer, giờ như cá chép hóa long, hóa thân do tiếng sét ái tình bất ngờ, lưu lại Elmore, và phát tài. Ông mở một hiệu giày, được đảm bảo một vị trí ăn nên làm ra. Ông cũng thành công về mặt giao tiếp xã hội, có thêm nhiều bạn bè. Và con tim ông đã được toại nguyên. Ông đã làm quen với cô Annabel Adams, càng ngày càng bị cô hớp hồn. Đến cuối năm thì tình hình của ông Spencer là như thế này: ông được dân trong thị trấn trọng vọng, hiệu giày của ông phất lên thấy rõ, thêm nữa là ông và cô Annabel sẽ làm lễ đính hôn trong vòng hai tuần kế tiếp. Cha cô, dân nhà băng phố lẻ chính tông và cần cù, đã chấp thuận cuộc hôn nhân. Về phần Annabel, cô cảm thấy vừa hãnh diện về ông Spencer vừa trìu mến ông hết mực. Ông cảm thấy thoải mái trong gia đình của Annabel và gia đình bà chị của cô như thể ông đã là một thành viên thực thụ trong các gia đình này.
Một ngày kia Jimmy ngồi trong phòng khách sạn của mình để viết một bức thư gửi đến địa chỉ an toàn của một anh bạn cố tri ở St Louis như sau:
Anh bạn thâm giao, mình muốn cậu đến quán Sullivan ở Little Rock, tối thứ tư tới, lúc chin giờ. Mình muốn cậu lo ít việc cho mình. Và mình cũng muốn biếu cậu bộ đồ lề của mình. Mình biết cậu sẽ vui sướng lắm khi nhận bộ đồ lề này – dù cậu có chi cả nghìn đô cũng không thể cấp được một bộ như thế. Billy à, mình đã bỏ nghề cũ, từ một năm nay rồi. Mình có một cửa hiệu ăn nên làm ra. Mình đang sống đời lương thiện, trong hai tuần nữa mình sẽ cưới người con gái tuyệt vời nhất thế gian. Mình sẽ chỉ có một cách sống Billy à – sống chân chất. Mình sẽ không chôm chỉa của ai một đô nào nữa. Sau khi thành hôn, mình sẽ bán tất cả rồi đi về miền Tây, nơi mình sẽ không có nguy cơ bị đòi các món nợ ân oán giang hồ. Nói cho bạn biết, cô nàng là một thiên thần. Cô tin tưởng nơi mình, và mình sẽ không làm thêm một chuyện gì lôi thôi nữa. Cố gắng thu xếp đến quán Sullivan, vì mình cần gặp cậu. Mình sẽ mang theo bộ đồ lề.
Bạn thân thiết của cậu, Jimmy.
Vào buổi tối thứ Hai sau khi Jimmy đã gửi bức thư trên, thanh tra Ben Price đi trên một chiếc xe ngựa chạy đường hoàng vào Elmore. Ông đi rảo trên các phố theo cách êm thấm đến khi ông tìm ra được điều muốn tìm. Từ một hiệu thuốc bên kia đường đối diện hiệu giày của Spencer, ông quan sát kỹ người mang tên Ralph D. Spencer. Ông khẽ nói với chính mình:
-Sắp cưới cô con gái chủ nhà băng phải không Jimmy? Hừ, không chắc đâu đấy!
Sáng hôm sau, Jimmy đến ăn sáng ở gia đình ông nhạc gia tương lai Adams. Anh sẽ đi Little Rock ngày này để đặt may một bộ trang phục cho lễ cưới và mua món gì đấy hay hay cho Annabel. Đây sẽ là lần đầu tiên anh ra khỏi Elmore từ khi anh đến thị trấn này. Đã hơn một năm từ khi anh làm phi vụ cuối cùng, và anh nghĩ anh có thể ló đầu ra một cách an toàn. Sau bữa ăn sáng, cả bầu đoàn thê tử cùng nhau đi xuống phố - ông Adams, Annabel, Jimmy và chị gái của Annabel với hai đứa con nhỏ, năm và chin tuổi. Họ đi đến khách sạn nơi Jimmy ngụ, anh chạy lên lầu và mang xuống chiếc túi xách. Rồi họ cùng nhau đi đến ngân hàng. Nơi đây đã có sẵn chiếc xe ngựa và Dolp Gibson, người sẽ đánh xe đưa Jimm đến nhà ga. Tất cả đi qua bên trong hàng rào chắn cao bằng gỗ sồi chạm trổ để vào phía trong phòng ngân hàng – Jimmy cũng đi cùng, vì chàng rể của ông Adams được chấp nhận thân tình ở mọi nơi. Các nhân viên nhà băng cảm thấy vui vui khi chàng thanh niên trẻ đẹp trai, có tư cách, mà cũng là ý trung nhân của con gái ông chủ, chào hỏi họ. Annabel, lòng ngập hạnh phúc và tâm hồn tràn đầy sức tươi trẻ, lấy chiếc mũ của Jimmy đội lên đầu mình, và nhấc chiếc túi xách hộ anh.
-Trông em có giống như nhạc công đánh trống nhà nghề không? Ơ này, anh Jimmy, sao mà cái túi này nặng thế? Như là chứa đầy những thỏi vàng vậy!
Jimmy điềm tĩnh trả lời:
-Đấy là mấy cái móng ngựa mạ kền anh dùng để đóng giày. Anh định tự mang đem đi trả lại, để đỡ tiền cước gửi. Anh đang tiết kiệm chi tiêu tối đa đây.
Ngân hàng Elmore vừa đặt làm một cái tủ sắt mới. Ông Adams rất hãnh diện về cơ sở này, nhất quyết muốn mọi người đến xem. Cái tủ sắt tuy nhỏ, nhưng có một loại cửa khóa hiện đại được đăng ký bằng sáng chế. Có ba ống khóa bằng thép cứng, cả ba dập lại với nhau bằng một cái cần duy nhất, và có thêm một cái khóa đồng hồ. Ông Adams hớn hở giảng giải cách vận hành cho anh Spencer nghe, nhưng anh này chỉ tỏ vẻ chú ý theo cách lịch sự mà không mấy thông minh. Hai cô con gái nhỏ, Mary và Agatha, đều thích thú với nước kim loại sáng ngời cùng những khóa và chốt thật ngộ nghĩnh. Trong khi mọi người đang chú tâm như thế, Ben Price lẻn vào, lấy tay chống cằm và nhìn vào bên trong một cách xuề xòa. Ông nói với một nhân viên là ông không cần gì cả, ông chỉ đứng chờ một người quen của ông.
Thình lình có một hai tiếng rú của mấy người phụ nữ, và có sự nhốn nháo. Không có người lớn để ý trông chừng, Mary, cô chị lên chín, trong khi đùa nghịch đã nhốt cô em Agatha vào trong cái tủ sắt. Rồi cô bé khởi động cần khóa và vặn núm số theo cách cô đã thấy ông Adams làm. Ông chủ nhà băng nhào đến cái cần khóa kéo giật một hồi. Ông hổn hển:
-Cửa này không mở được, chưa ai vặn đồng hồ khóa, mà cũng chưa ai đặt số khóa!
Bà mẹ của Agatha lại kêu rú lên một cách điên dại.
Ông Adams run rẩy đưa tay lên:
-Suỵt. Tất cả giữ im lặng.
Ông cố hết sức nói thật to:
-Agatha! Nghe ông đây!
Trong phút im lặng kế tiếp, mọi người chỉ nghe rất khẽ tiếng cô bé la hét bên trong cái tủ sắt tối đen, trong nỗi hốt hoảng kinh khiếp. Bà mẹ rền rĩ:
-Con gái cưng của tôi! Nó sẽ quá khiếp đảm mà chết! Mở cửa ra, phá nó ra. Mấy người đàn ông không có cách gì hay sao?
Ông Adams trả lời trong tiếng run rẩy:
-Người gần đấy nhất có thể mở tủ sắt này thì ngụ tại Little Rock. Cơ khổ, anh Spencer, ta phải làm gì đây? Đứa nhỏ này – nó không thể chịu đựng được lâu trong đấy. Hơn nữa lại không có đủ không khí, rồi nó sẽ quá kinh hãi mà lên cơn động kinh mất!
Bà mẹ của Agatha, giờ trở nên hoảng loạn, đấm vào cánh cửa với cả hai nắm tay. Có ai đấy điên rồ đề nghị dùng chất nổ. Annabel quay sang Jimmy, đôi mắt to của cô đầy vẻ lo lắng, nhưng không có vẻ tuyệt vọng. Với người mà cô tôn thờ, hình như không có việc gì mà anh không làm được. Cô van nài:
-Ralph, anh có thể làm gì đấy được không? Anh cố thử, được không anh?
Anh nhìn cô với vẻ mặt rất kỳ lạ, với một nụ cười trên môi anh và trong cả đôi mắt anh.
-Annabel, em tặng anh cánh hồng em đang mang, được không?
Cô không tin mình nghe đúng lời anh nói, nhưng cô vẫn tách cánh hoa hồng khỏi ve áo của cô, đặt trong lòng bàn tay anh. Jimmy nhét nó vào túi áo vét, cởi áo choàng ra, xắn hai tay áo sơ mi lên. Với động tác này, Ralph Spencer đã ra đi, và Jimmy Valentine thế chỗ vào. Anh ra lệnh:
-Mọi người hãy dãn ra khỏi cánh cửa.
Anh đặt chiếc túi xách lên mặt bàn, mở toang nó ra. Từ lúc ấy, dường như anh không để ý đến sự hiện diện của ai nữa. Anh nhanh nhẹ bày ra các món đồ lề sáng bóng, hình thù kỳ dị, huýt sáo nho nhỏ theo thói quen khi anh làm việc. Trong bầu không khí im lặng tuyệt cùng và bất động, những người khác nhìn anh làm việc như chính họ bị thôi miên. Chỉ trong một phút, mũi khoan của Jimmy đã đi ngọt vào cánh cửa thép. Trong mười phút, phá mọi kỷ lục trộm đạo của chính mình, anh đã ném ra các cần khóa và mở toang chiếc cửa sắt. Agatha gần như bất tỉnh, nhưng an toàn, được bà mẹ ôm vào vòng tay.
Jimmy Valentine mặc áo choàng, rồi bước ra hướng cửa chính. Anh nghĩ anh đã nghe tiếng gọi tên anh từ khoảng xa, theo tên giả “Ralph”. Nhưng anh không hề chần chừ. Tại cánh cửa chính, một người đàn ông to lớn đứng ngáng một bên. Vẫn với nụ cười lạ lùng trên môi, Jimmy nói:
-Chào Ben. Cuối cùng rồi cũng đuổi kịp phải không? Thế thì đi nào. Bây giờ tôi thấy ra sao thì cũng thế thôi.

Nhưng rồi Ben phản ứng một cách kỳ lạ. Ông nói:
-Tôi nghĩ ông đã nhầm rồi, ông Spencer. Tôi không nghĩ là tôi quen biết ông. Xe ngựa ông đang chờ đấy, có phải thế không?
Và Ben Price quay đi, bước dọc theo hè phố.

Chú thích
1. Jimmy bông đùa. “Almagated” nghĩa là dính lại thành một khối và “Frazzled” nghĩa là xơ xác

Sưu Tầm

Về Đầu Trang
thanhminh



Ngày tham gia: 18 Mar 2012
Số bài: 77

Bài gửiGửi: Mon Jul 14, 2014 9:39 pm    Tiêu đề:

Hạnh Phúc Ở Đâu

Ngày xửa ngày xưa, có một lần tập đoàn yêu tinh họp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người.
Một con yêu tinh nói:
- Chúng ta nên giấu một thứ gì đó thật quý giá của con người.

- Nhưng giấu cái gì bây giờ?

Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp:
- Biết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đêm phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ? Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!

Một yêu tinh khác cho ý kiến:
- Thử quẳng nó lên đỉnh một ngọn núi cao nhất thế giới xem.

Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay:
- Không được, con người họ rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu.

Một yêu tinh khác lại có ý kiến:
- Vậy ta giấu nó xuống vực biển sâu nhất nhé?

Nhưng các yêu tinh lại đồng loạt phản đối :
- Không, con người rất tò mò, họ sẽ tạo ra những tàu ngầm hiện đại để đi xuống biển. Rồi họ sẽ tìm ra thôi.

Một yêu tinh nhỏ tuổi đứng lên:
- Hay để nó ở một hành tinh khác đi.

Tuy nhiên, một yêu tinh lớn tuổi đáp:
- Không được, con người rất thông minh. Càng ngày, họ càng thám hiểm nhiều hành tinh khác đấy thôi.

Bầy yêu tinh lại im lặng suy nghĩ.
Chợt một yêu tinh già lụ khụ đứng lên đưa ra ý kiến:
- Tôi biết chúng ta nên giấu nó ở đâu rồi! Hãy giấu nó ở chính bên trong con người họ. Đa số họ luôn cố gắng lùng sục hạnh phúc ở khắp nơi xung quanh và bao giờ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ họ quan tâm. Giấu nó ở đó thì người chẳng bao giờ tìm thấy đâu!

Tất cả yêu tinh đều nhất trí với giải pháp này và kể từ đó, rất nhiều người mãi mê đi tìm kiếm hạnh phúc ở khắp nơi mà không biết nó ở trong ngay tâm hồn mình !

Hãy gửi thông điệp này đến những người mà bạn yêu quý nhất !!! và hãy nói với họ rằng hạnh phúc đơn giản là ngay chính trong tâm hồn của mỗi con người… hạnh phúc chính là điều giản dị quanh ta mà chẳng phải mất công tìm kiếm … Hãy trân trọng nó … !!!


*************************

Chuyện Tình Tia Nắng

Tia Nắng là một cô gái rất xinh xắn, dễ thương. Cô không đẹp cái vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, mà đó là vẻ đẹp bình dị, gẫn gũi. Lúc bấy giờ, có nhiều chàng trai để ý Tia Nắng lắm. Mặt Trời mạnh mẽ và ấm áp, chàng Gió kiêu ngạo và bướng bỉnh, Mặt Trăng nhẹ nhàng và gần gũi... Tất cả bọn họ đều mong có được Tia Nắng và mỗi người đều thể hiện tình cảm của mình theo một cách riêng.

Mặt Trời nóng bỏng, luôn mang lại cho Tia Nắng những điều bất ngờ, thú vị, những cuộc dạo chơi bên dòng suối, trên những sườn đồi, trong những cánh rừng đầy hương hoa... Bên Mặt Trời, Tia Nắng luôn thấy yêu đời, yêu cuộc sống.

Mặt Trăng lại luôn mang cho Tia Nắng những phút giây nhẹ nhàng, êm đềm, thoải mái nhất. Bên Mặt Trăng, Tia Nắng luôn có những phút giây để nhìn lại mình, để nhớ lại những gì mình đã làm, đã trải qua, từ đó cảm nhận được những ý nghĩa của cuộc sống.

Còn với chàng Gió. Gió kiêu ngạo và lạnh lùng. Gió sâu sắc và tình cảm. Với Gió, Tia Nắng luôn được nhìn thấy cuộc sống ở khía cạnh khác. Một cuộc sống nội tâm, một cuộc sống không phải toàn màu hồng như với Măt Trời, không nhẹ nhàng như với Mặt Trăng. Nhưng cô sợ Gió. Bởi vì cô biết Gió không bao giờ là của cô cả. Gió kiêu ngạo lạnh lùng quá, không thể cất lên được tiếng Yêu...

Và kết quả, Tia Nắng đã chọn cho mình Mặt trời. Với Mặt Trăng, Tia Nắng chỉ có thể xem như một người bạn tốt, có thể trút những lo âu, phiền muộn, những khó khăn.


Còn với Gió, có thể đó là một sự ngưỡng mộ, một sự đồng cảm, và cũng có thể là tình yêu nữa. Nhưng Tia Nắng đã không chọn Gió. Đơn giản bởi vì Gió quá kiêu ngạo, kiêu ngạo hay nhút nhát? Yêu mà không dám thể hiện, hay không chịu thể hiện.

Để rồi bây giờ, Tia Nắng luôn ở bên Mặt Trời, Mặt Trăng chỉ thỉnh thoảng gặp họ vào những lúc hoàng hôn. Còn Gió, ngày ngày vẫn lang thang, không nơi vô định. Gió đã đánh mất một thứ mà không bao giờ còn có thể tìm lại được nữa - Tình Yêu.


********************

Những cô gái lãng mạn và nồng nàn thường chọn Mặt Trời.
Những cô gái yếu đuối và mỏng manh thường chọn Mặt trăng.
Còn những cô gái mạnh mẽ và cá tính thường chọn Gió.
Và người ta cũng khuyên rằng, người con gái nên yêu Gió, lấy Mặt trời làm chồng, và làm bạn với Mặt Trăng.

Trong thực tế, con gái càng trẻ, càng muốn thể hiện cái tôi nhiều, càng muốn khẳng định mình, nên thường yêu những chàng trai như Gió. Nhưng càng lớn, người ta càng chọn nhiều những chàng trai như Mặt trời. Và khi một người phụ nữ thất bại nhiều, hoặc trắc trở nhiều, họ lại có xu hướng tìm một người con trai như Mặt trăng.

P/S: Còn bạn, bạn sẽ chọn ai?

Sưu Tầm
Về Đầu Trang
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Tue Jul 15, 2014 12:24 am    Tiêu đề: Những mẫu truyện thật ngắn
Tác Giả: Edited from books,websites and words tongue

Những mẫu truyện thật ngắn
Sưu tầm

Con nuôi là gì?
Thầy giáo lớp 1 thảo luận với lớp về một bức hình chụp, có một cậu bé màu tóc khác mọi người trong gia đình. Một học sinh cho rằng cậu bé trong hình chính là con nuôi. Một cô bé nói:

- Mình biết tất cả về con nuôi đấy.

Một học sinh khác hỏi:

- Thế con nuôi là gì?

Cô bé trả lời:

- Con nuôi nghĩa là mình lớn lên từ trong tim mẹ mình chứ không phải từ trong bụng.

--------

Lời Con Trẻ 1
Bé Vi 3 tuổi. Bé đã nói được rất sõi và rất thích tìm hiểu mọi sự việc xung quanh mình. Ngày ngày đưa đón con đi học, người mẹ thường giải thích cho con về luật lệ giao thông khi qua ngã tư.

Một hôm, bé thắc mắc:

- Sao chú kia không dừng lại khi đèn đỏ hả me?

- ... Có khi bé góp ý:

- Đèn đỏ mà. Sao mẹ chạy luôn vậy? Mấy chú công an phạt mẹ thì sao?

- ...

Một hôm, mẹ dừng lại ngay ngã tư đèn đỏ. Bé giục:

- Không có các chú công an. Chạy luôn đi mẹ!

--------

Lời Con Trẻ 2
Sau khi ly hôn, người chồng dọn đồ đạc ra khỏi nhà. Đứa con gái nhỏ hỏi mẹ:
- Sao mẹ đuổi bố?
- Tại bố hư!
Để nó khỏi vặn vẹo hỏi lôi thôi, người mẹ mua cho cái bánh. Thằng anh từ đâu phóng tới bẻ của em miếng bánh, bỏ ngay vào mồm. Con bé khóc ré bắt đền. Người mẹ dỗ dành:
- Anh này hư quá! Thôi con nín đi, bỏ qua cho anh một lần.
Đứa con phụng phịu:
- Thế mẹ có bỏ qua cho bố đâu!
Người mẹ nhìn xa xăm:
- Ừ, ra mẹ cũng hư!

--------

Ngày xưa - Huỳnh Văn Dân
Thuở nhỏ, nhà tôi nghèo lắm. Mỗi chiều, anh em tôi thường tụ lại bên nồi cơm độn khoai sắn, ríu rít như đàn chim về tổ. Thiếu thốn, nhưng chúng tôi nhường nhau phần thức ăn ngon nhất, mẹ tôi rất vui lòng.
Khi chúng tôi khôn lớn, có gia đình riêng, ai cũng khá giả. Hôm giỗ ba, có mặt đông đủ, anh Hai tôi phàn nàn với mẹ cây xoài của anh Ba mọc chồm qua sân nhà anh. Chị Ba trách anh Tư đào ao lấn qua phần đất của chị hai tấc. Mẹ tôi trầm ngâm: "Mẹ ước gì được trở lại thời nghèo khó ngày xưa…"

--------

Tìm em
Ngày đó, cùng chung xóm nhỏ, em hay rủ tôi chơi trò "bịt mắt bắt dê".
Sợ tôi ăn gian, em tự tay gấp khăn thật kỹ.
Vậy mà, chưa hết một vòng sân, tôi đã bắt được em. Em giãy nãy bắt đền, tôi lại chịu thua.
Lớn lên, theo gia đình phiêu bạt kiếm sống khắp nơi, mỗi lần nhìn lũ trẻ chơi trò năm cũ, tôi lại nhớ xóm nhỏ, nhớ em.... da diết ngậm ngùi.
Ngày xưa, chưa giáp một vòng sân... Bây giờ, có ai bịt mắt đâu, sao tôi tìm em, tìm hoài không thấy?

--------

Mùa lá rụng của Nguyễn Bá Hòa

Chị là công nhân quét rác của thành phố. Thành phố đẹp với con phố dài che mát bởi hai hàng cây thẳng tắp. Nhưng khổ nỗi cứ chiều về lá rụng đầy con phố, chị quét đến khuya, quét phía trước, lá rụng phía sau… Mồ hôi nhễ nhại.

Chồng chị có chút ít chữ nhưng lại xin không được việc làm. Anh ở nhà đọc sách làm thơ, bài nào kha khá thì gửi báo họa may có ít đồng nhuận bút.

Tối nay xong công việc chị vội vã về nhà. Đèn còn sáng, chắc có chuyện gì, bởi lẽ giờ này anh ấy đã ngủ say. Chị vừa bước vào nhà anh đã hồ hởi khoe:

- Mới làm bài thơ mới, em đọc đi!
Mệt mỏi nhưng nể chồng, chị cầm tờ giấy lên xem. Mới đọc tiêu đề bài thơ “Mùa lá rụng” chị bỗng rùng mình, một cơn lạnh chạy từ sống lưng lên đỉnh đầu. Chị ngất đi trong vòng tay của anh.

-------

Xe đạp ơi của Nguyễn Thị Hậu

Ngày yêu nhau anh thường chở chị đi chơi, đi làm bằng xe đạp. Mỗi lần lên dốc cây cầu dài, chị nép vào lưng anh, thầm thì: Mệt không anh?

Anh gò lưng đạp xe nhưng vẫn ngoái lại nhìn chị, vừa thở vừa ráng mỉm cười: có gì đâu em.

Lấy nhau rồi, cũng con dốc ấy cũng câu hỏi âu yếm “anh mệt không?”, không ngóai đầu lại, anh lầm bầm “Người chứ có phải trâu đâu mà không mệt!”.
Ngồi sau bất giác chị co rúm người, chỉ mong biến thành chiếc lá, bay đi.


XXXXXXXX

I do not own some of these stories.Some of these are edited from books,websites and words tongue
This is just a compilation of stories that are both meaningful and wonderful

UNION IS A GREAT STRENGTH
Once there was a farmer who had four sons. They were always quarreling with each other. .

One day,farmer called his sons and asked them to try  to break  bundle of sticks.

Each one tried but failed. Then the farmer gave one stick each to break. Each of them was able to do it easily.

The farmer said, If you are united nobody can get better of you. But you keep quarrelling, you will be broken one by one.

xxxxx

KEEP TRYING UNTIL YOU SUCCEED


A group of frogs was playing when two of them fell into a deep pit. When other frogs saw how deep the pit was, they told the two frogs that they were as good as dead.

The two frogs ignored their comments and tried hard to jump out of the pit but all in vain. Finally, one of the frogs gave up but the other continued to jump even harder and made it out.

So, this story proves that you should never give up trying till the time you succeed.

xxxxx

Give Your Best To Relationships

A boy and a girl were playing together. The boy had a collection of marbles. The girl had some sweets with her.

The boy told the girl that he will give her all his marbles in exchange for her sweets. The girl agreed. The boy kept the biggest and the most beautiful marble aside and gave the rest to the girl. The girl gave him all her sweets as she had promised.

That night, the girl slept peacefully. But the boy couldn’t sleep as he kept wondering if the girl had hidden some sweets from him the way he had hidden his best marble.

Moral of the story:
If you don’t give your hundred percent in a relationship, you’ll always keep doubting if the other person has given his/her hundred percent.

This is applicable for any relationship like love, employer-employee relationship etc., Give your hundred percent to everything you do and sleep peacefully.

xxxxx

I wanted to change the world


When I was a young man, I wanted to change the world.

I found it was difficult to change the world, so I tried to change my nation.

When I found I couldn't change the nation, I began to focus on my town. I couldn't change the town and as an older man, I tried to change my family.

Now, as an old man, I realize the only thing I can change is myself, and suddenly I realize that if long ago I had changed myself, I could have made an impact on my family. My family and I could have made an impact on our town. Their impact could have changed the nation and I could indeed have changed the world.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân