TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lối sống 3 miền : Bắc Trung Nam
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lối sống 3 miền : Bắc Trung Nam

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Wed Feb 05, 2014 4:27 pm    Tiêu đề: Lối sống 3 miền : Bắc Trung Nam

Lối sống 3 miền Bắc Trung Nam


Miền Bắc:

- Tính cách chung của người miền Bắc: tinh tế, thâm thúy, sâu sắc, mặt khác bảo thủ hoài cổ, lối nói vòng vo tam quốc. - Nơi xuất phát các luồng di dân đi các nơi khác. Bởi thế mà người miền Bắc thì có “anh cả”, còn miền Nam thì anh cả được gọi là “ anh hai”.

- Có truyền thống ăn học, tầng lớp trí thức đông đảo, luôn đề cao hệ thống trường sở và chế độ thi cử để kén chọn người hiền tài đã có cách đay gần ngàn năm.

- Người Bắc có tính khoe khoang (hay khoe giàu), rất trọng sĩ diện. - Văn hoá “quà” trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống.

- Phụ nữ miền Bắc nổi tiếng về sự đảm đang, thủy chung, có sự hiểu biết rộng nhưng vẫn còn đâu đó (dù là rất ít) những chị em bị ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán xưa kia, vẫn khép kín trong lối tư duy xưa cũ.

Miền Trung:

- Người miền Trung cần cù, chịu thương, chịu khó, hiếu học, tiết kiệm.

- Phụ nữ miền Trung cần cù chịu khó, có sức chịu đựng rất cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, thùy mị đoan trang nhưng sống khép kín.

- Do vùng đất khắc nghiệt, nên tính cách người miền trung thường hay nóng nảy (Nghèo khổ là nỗi buồn ám ảnh nhất, gay gắt nhất. Vì thế con người miền Trung luôn là những con người dễ cáu gắt, bực tức; Sống trong sự đe doạ thường trực, người miền Trung chịu ảnh hưởng bức bối thường xuyên. Nhu cầu đột phá và khả năng bị stress rất cao.), khá keo kiệt (Người miền Trung khó thay đổi nhanh nếp sống, cách sống nên họ thích “ăn chắc, mặc bền), phân chia thì rạch ròi.

- Chính yếu tố này đã tạo ra những dấu ấn đặc biệt. Hò Sông Mã, hát giặm, hát ví Nghệ Tĩnh, ca Huế, hò Huế, dân ca Nam Trung bộ và Nhã nhạc cung đình Huế - cả thảy có 7 loại hình, vượt trội so với 4 ở miền Bắc (có Hát rống quân; Hát xảm; Hát quan họ; Hát ghẹo Phú Thọ) và 1 ở miền Nam (Dân ca Nam bộ). Ca dao, dân ca miền Trung không lả lướt, uyển nhẹ như dân ca Bắc bộ, không có cái tôi cô đơn, khắc khoải và sâu thẳm như dân ca Nam Bộ nhưng thật da diết và nhiều lắm những trăn trở, những nỗi buồn. Ca dao, dân ca miền Trung không có được nhịp điệu tươi vui như “Tình bằng có cái trống cơm” hay là điệu nhí nhảnh, rộn rã như “Ới con ngựa, ngựa ô”, mà man mác buồn, nỗi cám cảnh tụ lại thành những tiếng thở dài - đó là giai điệu chính của những câu hò, câu hát.

- Miền trung khắc nghiệt, cay đắng của cuộc sống đã tạo nên nhu cầu bứt phá, thay đổi cũng như làm nên khả năng chịu đựng đến mức phi thường. Rất nhiều người Thanh Nghệ đã đi theo Nguyễn Hoàng. Không ít người miền Trung đã thành đạt, có tiếng tăm từ cái nhu cầu bứt phá. Sự gan lỳ, ý nghĩ chấp nhận, liều mình đã làm cho miền Trung tự lâu đời là cái nôi thành công của Lê Lợi, nơi sinh ra của kiêu binh thời Trịnh Nguyễn, bãi chiến trường của nhiều cuộc chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Bắc Trung bộ là nơi đến của vua Hàm Nghi. Càng không ngẫu nhiên miền Trung đã sinh ra những con người mà sự nghiệp của họ gắn liền với sự bất tử như Lê Lợi, Nguyễn Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phạm Hồng Thái, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Nguyễn Giáp và Hồ Chí Minh... - Đất miền Trung đã “phát minh” ra nhiều từ ngạo mạn. Huế có từ “chơ mấy” (Mua nhà hết vài trăm cây chớ mấy). Quảng Trị có từ “vẹ” (Tau vẹ mà mi không nghe). Nghệ Tĩnh có từ “phút mốt” (Chuyện nớ tau làm phút mốt. Một phút và một... giây?). Đà Nẵng, Quảng Nam có từ “nghe chưa” (Em kể... nghe chưa; em nói... nghe chưa...)... Đó là kết quả của sự kết hợp giữa tài năng với sự khốn cùng.

Miền Nam:

- Người Nam Bộ thì hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, thẳng thắn, thích làm ăn lớn, thích phiêu lưu mạo hiểm, rất trọng nghĩa khinh tài.

- Là vùng đất mới, trên vai không trĩu nặng truyền thống hàng ngàn năm đã khiến con người Nam Bộ trở nên mạnh bạo, năng động, cởi mở...

- Phụ nữ miền Nam là mẫu người mạnh mẽ trong cuộc sống, phóng khoáng, rộng rãi, thích khám phá cái mới lạ nhưng lại khá thực dụng.

- Tính cách Nam Bộ là một khía cạnh văn ho



_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân