TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHÂN TÀI PHAN RANG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHÂN TÀI PHAN RANG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jul 30, 2009 9:25 pm    Tiêu đề: NHÂN TÀI PHAN RANG
Tác Giả: THANH ĐÀO






NHÂN TÀI PHAN RANG
(Thân tặng các em Ngọc Lâm-Diệu Huyền- Diêu Đức)

Lâu lắm rồi, Ngọc Lâm mới xuất hiện!
Trên Văn- Thi- Đàn của Mạng Duy Tân.
Thầy cảm động người học sinh xuất chúng
Giờ người hùng mới lên tiếng Thi –Đàn.

Nhớ hai năm, mình kỳ duyên hạnh ngộ
Thầy dạy Anh Văn hai đứa trường xưa.
Em thông minh cùng Diệu Huyền lúc đó
Học Ban B và trí nhớ vô bờ.

Thầy hay kể chuyện, tích xưa Kim Cổ
Cho học sinh thư giãn lúc giải lao.
Em tuấn tú, mắt ngời sao hiền hậu
Chiếc Honda, nhà khá giả ra vào.

Ngày Cấm Trại, em chở Cô xuống biển
Làm Thầy này hãnh diện học trò ngoan.
Giỏi toàn diện, tánh siêng năng, cần mẫn
Bạn Tri Âm đồng lớp mến yêu chàng.

Sau Đổi Đời, đầy tang thương thê thảm
Chàng- nàng, kia thật dũng cảm khôn lanh.
Chuyến đi xa bình an, thuyền cập bến
Gái sắc, trai tài, mái ấm xây thành.

Em về thăm quê hương mình mấy bận
Các con em giống bố, cũng đa tài.
Cũng Kỹ sư, xứ người nên danh phận
Cũng hiền lành lanh lợi, cũng đẹp trai!

Thơ của em thật sáng ngời sâu sắc
Nghe hồn thơ gắn chặt kết liên nhau.
Em trí nhớ vẫn dồi dào như trước
Thầy chúc mừng em hạnh phúc má đào.

Nhân tài Phan Rang Trường Duy Tân đó!
Tình “Tôn Sư Trọng Đạo” đã nở hoa.
Thầy Cô đây nghe tuổi già hớn hở
Niềm bâng khuâng, hoài niệm cũ sáng lòa.

THANH ĐÀO


Về Đầu Trang
ngoclam



Ngày tham gia: 01 Apr 2009
Số bài: 4

Bài gửiGửi: Fri Jul 31, 2009 7:52 am    Tiêu đề: Phiếm luận

Hồi tưởng.
Cô Ngân là giáo sư dạy lớp Chín chúng tôi môn cổ văn. Thầy Tâm vừa giải ngũ và cũng đồng thời dạy Anh văn các lớp cao hơn. Cô bị bệnh và Thầy dạy thế. Đồng đạo đồng ... SÀNG, giúp nhau là chuyện thiên kinh điạ nghĩa nên khi Thầy tự giới thiệu, tôi cũng không thắc măc’ lắm!

Học trò là vậy: “Coi mặt mà bắt hình dong”, chỉ khác bà mẹ chồng ở mục đích cuối cùng thôi. Tính tôi hay phá nên càng cần phải giỏi y thuật để bắt mạch Thầy Cô. Những thằng nghịch ngợm như tôi giống như tội nhân mang trọng án mà cặp hột vịt là lưởi đao định mệnh đang lơ lửng trên đầu. Cặp vịt lộn mà rớt xuống sổ điểm thì tuy không đến nổi “Ô hô, ai tai” nhưng suốt học kỳ đó, dầu học toát mồ hôi, hộc sì dầu cũng đừng hòng mà ngóc lên điểm trung bình sau khi đã nhân hệ số. “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bách thắng” . Biết tính ý của Thầy Cô để lấy lòng luôn luôn lúc nào cũng là lá bùa mầu nhiệm để cứu vãn tình trạng dư thừa... hột vịt!

Lớp Chín thì làm gì có môn tâm lý học. Chỉ sau này tôi lên lớn Mười thì mới có thêm giờ phụ đạo của thầy Khánh để giải quyết tâm lý của những học sinh có những vấn đề không biết thố lộ cùng ai. Tôi phá phách như quỉ thì đúng là thân chủ của Thầy Khánh vì đây cũng thuộc về vấn đề không thể thố lộ. Nhưng thố lộ thì đúng là ngu như ăn trộm mà lại “Lạy ông tôi ở bụi này”! Có lẽ học sinh Duy Tân đa số cũng ngoan hiền nên nhiều lần qua phòng thầy Khánh dọ dẫm, tôi thấy Thầy rất rảnh rang đọc báo. Và vì có lẽ thầy rãnh quá nên giờ phụ đạo cũng biến mất tiêu.

Không học tâm lý thì làm sao có kiến thức để tìm hiểu tâm tính của Thầy Cô? Chắc phải học nghề thầy bói thôi. Tôi vốn không tin lắm mấy ông Thầy mù rờ mu ruà rồi phán vung vít:

“số cô không giàu thì nghèo
Ba mươi Tết có thịt heo trong nhà”

Tưởng đùa hóa thật. Tình cờ tôi đọc cuốn “Tướng mệnh khảo luận” của Vũ Tài Lục cũng khá hay hay. Ông Vũ Tài Lục là người đa tài, thông kim, bác cổ nên có thể tin tưởng được. Nếu không thì làm gì mà ông dám bàn về “Binh thư trận pháp Tôn Tử”, “Bí quyết thành công trong thương trường”, “Đường đời trong chỉ tay” và khối sách học làm người khác! Chỉ mới áp dụng một vài kiến thức cơ bản trong “Tướng mệnh khảo luận” là tôi thấy phê rồi:

“Hồng diện đa dâm thủy
Mi trường hộ tố mao
Triết yêu chân cự huyệt
Trường túc bất tri lao”

Trời! chỉ cần xáng con mắt là tôi đủ tài kết án một dâm phụ. Bao Công mà sống dậy, ông cũng phải bái tôi làm sư phụ! Có học phải có hành. Quanh nhà tôi tam bề địa lợi. Chỉ có trước mặt là trường Tiểu học Đạo Long sớm tối bọn nhãi cứ “O tròn như quả trứng gà” khiến thuở thiếu thời tôi chưa đi học mà đã sớm làu thông kinh sử. Thời ấy Mỹ đóng ở Phi trường Tháp Chàm, Quân đoàn Năm cũng đóng tại Phan Rang, nghề “Chị em ta” rất phổ biến và xóm tôi có ba Động lớn: Động Bảy Ngà, Động Mỹ Mỹ và Động Thanh Châu. Ổ điếm đúng là Điạ Hại cho cái tuổi thơ đầy hoa mộng của tôi nhưng đúng là địa lợi để học làm... thầy bói! Đây là nơi tụ hội của đủ hạng người trong xã hội. Đúng là anh hùng hào kiệt hay bần tiện chi chí thì đều cũng chụm về một ... Chỗ! Tôi say mê tìm hiểu tại sao thằng du đảng này hay thích chém hay cô gái nọ có phá tướng gì mà phải lâm cảnh phong trần.

Để tìm lấy một triết lý cho nghề tướng số, tôi cũng từ bỏ nơi phồn hoa đô hội và tìm về ... Chùa để tịnh tâm suy gẩm. Trong khi lắc đầu thất vọng cho cảnh bon chen của hai con rồng tranh nhau trái châu trên nóc chùa, bỗng nhiên tôi ngộ đạo như Newton bị trái bôm va vào trán. Tôi bắt đầu lý luận: trong tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng, chỉ có con rùa là tôi sờ mó được. Ba linh vật khác là do mấy chú Chệt mơ mộng mà nên. Tuy nhiên, mơ mộng nào cũng bắt nguồn từ một thực tiển vậy thực tiển ấy từ đâu? Phụ nữ qúi tướng có đôi mắt Phượng, đàn ông uy quyền có long nhản. Cái gì qúi tốt trong tướng số đàn ông đều có chữ Long kèm theo. Ngay cả mấy cái vua xài như long bào, long sàn cũng có chữ Long ăn ké! Chỉ có một vài ngoại lệ không đáng kể như “Long nảo” không phải để nói về trí tuệ siêu việt của Vua và “Long đong” thì chỉ có nước húp cháo! Ô! thì ra từ ngìn xưa người ta quan sát hình trạng của vua chúa để tạc hình Long và nhìn dung mạo của các qúi phi để vẽ hình Phượng. Long tướng, Phượng tướng là một khoa học thực nghiệm chứ không phải “Thầy bói nói láo ăn tiền” mà người ta đã vơ đủa cả nắm!

Có được một khoa học biện chứng cho nghề tướng số tôi càng vững tâm quan sát thầy Tâm đến nơi đến chốn. Mặt Thầy tròn trịa phúc hậu. Mắt lộ, sáng có thần: thông minh, trực tính. Miệng lớn, cười sảng khoái: tính tình dễ tha thứ và cởi mở. Đẹp trai? “Beauty is in the eyes of the behoder”. Miễn bàn! Muốn biết hỏi cô Ngân. Nước da bánh mật: “Thiết diện vô tư” nhưng không chắc chắn lắm vì Thầy đi lính mới về, do đó, vẫn có thể thương lượng được!

Người ta nói “Tây và Ta không hạp” . Thầy chuyên môn Anh văn mà thay Cô dạy Việt văn mà lại là cổ văn nữa chứ thì đúng là chuyện trái cẳng ngỗng! Sự ái ngại của tôi trong khoảng mười phút sau thì được dẹp tan khi Thầy nói về “Tiếng gầm của con hùng sư” trong “Thiên long bát bộ” của Kim Dung. Tôi là thằng ham vui và thích nghe kể chuyện. Thầy thích mạn đàm về chuyện bên lề của các nhân vật Cổ-Kim. Hạp quá là hạp. Ô! tôi xin nhấn mạnh là “Chuyện bên lề” nhé vì thi văn chính thống thì đánh ba búa tôi cũng không biết ông Nguyễn công Trứ có chí làm trai như thế nào chứ chuyện tình cảm loanh quanh cái kiểu

“Đêm khuya thanh vắng giữa đồng”
Thuyền quyên ứ hự, anh hùng nhớ chăng”
hay là:
“Tân nhân dục vấn lang niên kỷ
Ngũ thập niên tiền, ngã nhị tam”
... thì không học tôi cũng rành sáu câu vọng cổ!

Chuyện đời “Tái ông thất mã”. Ai dám kết luận học sinh ham vui dễ hư? Tôi là nhân chứng sống để tranh biện. Đầu năm lớp Sáu, Anh văn của tôi dễ ợt. “This the the book. That’s is the book” . Tôi rất xem thường! Thầy Khánh dạy Anh văn (có ngẫu nhiên chăng? thầy phụ đạo mà tôi kể đọan trên đấy) và Thầy cũng thích kể chuyện tiếu lâm. Thầy kể hay và vui đến nỗi tôi say mê quên cả học hành. Mỗi hai giờ Anh văn là chúng tôi yêu cầu Thầy dành một giờ để kể chuyện. Bị yêu cầu hoài nên Thầy cũng phát ngán. Có một hôm Thầy kể chuyện “Con kiến trèo lên bức tường” . “Một con kiê’n trèo lên lưng một con kiến. Một con kiến trèo lên lưng hai con kiến. Một con kiến trèo lên lưng ba con kiến ...” . Khi đến lưng con kiến thứ một trăm thì chúng tôi phát cáu nên phải yêu cầu Thầy tắt đài. Từ đó, chúng tôi không vòi vĩnh nữa. Đây cũng là bài học hay hay: Cái đạo lý là nếu anh cứ lải nhải mãi những điều cũ rích vô vị thì người ta sẽ kêu anh “Shut up!” không sớm thì muộn thôi; (có hiểu gì không ba triệu đảng viên cộng sản?) Anh văn lớp Sáu là nền tảng cơ bản. Ham nghe kể chuyện, điểm tôi từ hai muơi tụt xuống zero! Khi thầy Khánh ngưng kể chuyện thì cũng gần cuối học kỳ. This, that, these, those đánh lộn tùng phèo. Động từ “To Be” chỉ là lời giỡn cợt để chọc các cô gái đến “Kinh Kỳ” phố ... Huế!

Chàng trai bắt được ngựa ham duổi rong nên té gảy ba cái xương sườn nên suốt đời thương tật. Tôi mất cơ bản Anh Văn suốt cả hai năm lớp Bảy và lớp Tám nên học hành hậm hì, hậm hụt! Bà xã tôi cũng học cùng lớp và là người rất háo thắng. Nàng rất vui mừng vì đã loại được một địch thủ đáng gờm về môn Anh văn. Tôi rất lo lắng và buồn phiền. Không phải tôi bói trước vận mạng của mình vượt biên và phải kiếm cơm trên xứ Mẽo. Tôi buồn vì không còn tự tin về khả năng học hỏi sinh ngữ của mình. Tôi có thông minh hay không, chưa chắc! nhưng tôi có thiện chí và biết tin tưởng vào lý luận tóan học. Tôi đặt tiên đề: Môn học nào cũng có một nguyên lý chung và chắc chắn phải có chung một qui luật vận hành cơ bản. Anh văn cũng vậy, tôi đã mất cơ bản thì phải tìm cho ra qui luật chung để hồi phục trình độ nhanh chóng. Con lắc có chu kỳ, lượng giác là tỷ sổ người ta lập sẳn để dễ tính, võ thuật chỉ là phản xạ tự nhiên còn Anh văn thì ...!!!? Ngọng!

Mùa Hè năm lớp Tám, tôi nghe nói có thầy Vân dạy Hè ở Duy Tân. Thầy nổi tiếng dạy Anh văn giỏi nhất nhì Phan Rang. Tôi tin vào khả năng của Thầy thì it’ mà thích lối nói chuyện ba trợn của Thầy thì nhiều. Nhìn thấy Thầy vuốt mái tóc và hay lắc lắc cái đầu là tôi không thể nín cười. Tôi đến lớp Hè của Thầy không phải để ghi danh mà là dựa cửa sổ để nghe Thầy nói tếu! Thầy đang dạy về thể nghi vấn nên trên bảng có ghi “Did I” . “Từ thể nghi vấn sang xác định thì chịu khó chuì cái đít cho sạch sẻ nghe chưa”, vưà nói Thầy vừa chuì chữ “Did” vừa đưa tay xuống dưới chà mông. Tôi bật ra cười nôn ruột và rồi bỗng nhiên tôi im lặng suy tư để rồi giác ngộ. Người ta biết Thầy Vân dạy tiếng Anh, chỉ có ngu như tôi mới biết Thầy Vân là một bậc thầy Thiền Đạo. Thiền không có gì bí hiểm. Chỉ tại ai cũng tự cho là mình thông minh nên tự tạo nên bí hiểm để tự vây mình! Tôi đã từng suy ngẩm rất nhiều về câu chuyện người đệ tử hỏi thầy Thiền là gì? Ông thầy tức giận trả lơì: “Thiền là cái này nè” và ông phang cho người đệ tử một cây củi lổ đầu và đuổi xuống núi. Điều đáng ngạc nhiên là anh ta ôm đâu máu và mĩm cười mãn nguyện. Bây giờ thì tôi không còn ngạc nhiên nưã!

Anh văn là môn khoa học nhân văn. Tiền đề của tôi sai từ cơ bản! Nhân văn không có qui luật cứng nhắc và chặt chẻ của Tóan học. Nhân văn ở mỗi nơi khác nhau, và dù cho cùng một chỗ thì cũng rất biến đổi vì “Nhân tình thế thái” . Mỗi vấn đề có diện và có điểm. Thầy Vân xoa mông là diện. “Did I” và “I did” cũng là diện nhưng nếu có tưởng lầm là điểm thì cũng có lên lớp và ra đời kiếm cơm được. Điểm hay Thiền tính là đừng nên hỏi tại sao “Did I” và rồi “I Did” chỉ nên chấp nhận văn hóa, phong tục của người ta mà theo là hoàn toàn giải thóat. (Tôi không phải là chuyên gia về Thiền. Đây chỉ là nói về kinh nghiệm láo nháo của bản thân để “Mua vui cũng được một vài trống canh”)

Tôi mua cuốn văn phạm Anh văn của ông Nguyễn văn Ngãi để tự học và tôi không học một cách mù quáng và chấp nhất nưã. Sau đó một tháng, tôi vứt sách và long dong lên Hoà Trinh, Hiếu Thiện tắm sông, hái xoài vui chơi suốt quảng muà Hè còn lại. Từ lớp Chín, Điểm Anh văn của tôi không bao giờ dưới 18 và đa số là hai mươi. Mà dù điểm của tôi có thấp lè tè tôi cũng không buồn vì theo thiền đạo, ĐIỂM cũng chỉ là DIỆN. Ai muốn hiểu sao thì hiểu. Chỉ có bà xã tôi là lo sốt vó. “Quái! cái anh chàng này tự nhiên lại học giỏi tiếng Anh!”

Trở lại vấn đề “Tâm đầu, ý hợp” với chuyện bên lề của Thầy Tâm. Thầy bàn rất nhiều vấn đề về Khổng, Lão và Phật trong nhân vật Kim Dung. Tôi thích nhất là đọan phân tích về nổi bâng khuâng của Kiều Phong tại Nhạn Môn Quan. Nhân sinh quan và thế giới quan của tôi cũng mở rộng khá nhiều. Chúng tôi bàn luận về ý nghĩa chữ “Bán” trong câu thơ tôi nhớ không lầm như là:

“Cô Tô, thành ngoại, Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”

Nửa đêm hay là nửa tiếng chuông đây. Nguyễn Du viết:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi.
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”

Cái gì chỉ có nửa là không trọn vẹn. Nửa tiếng chuông chùa nghe có vẻ huyền ảo hơn nửa đêm. Cũng có thể khách ngồi thuyền có bệnh lãng tai nên nghe chuông tiếng được tiếng mất thì một tiếng chuông nghe thành nửa tiếng cũng không có gì lạ. Thơ tình mà dùng chữ “nửa” thì baỏ đảm đầy đủ lâm ly ai oán vì

“Tình chỉ đẹp khi tình còn dang dỡ
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”

Thế mới biết làm thơ chữ "nửa" dễ bán kiếm tiền. Làm thơ chữ "một" khó khăn mà có thể mất chỗ đội nón như chơi. Tôi không nói đùa, Sử Tàu còn ghi rõ ràng câu chuyện Mạc Đỉnh Chi đi sứ nhà Nguyên. Chuyện bằng tiếng Tầu văn phong Bác học nên tôi phải diễn giải theo kiểu Bình dân cho dễ tiêu hóa:

Bà Hòang hậu Tầu mê thi văn ông Mạc Đỉnh Chi như điếu đổ. Bà ước ao được tặng một bài thơ thì dầu chết cũng cam. Ước xong bà hối hận vì từ trước đến nay, bà muốn là được! May mà người Tàu trọng nam khinh nữ: “Nhất Nam viết hửu, thập nử viết vô“. Bà nghĩ rằng Có là Bà Hòang mẩu nghi thiên hạ thì cũng vẫn thuộc đám quần thoa nên lời nói chơi chơi không tính sổ. Ai ngờ:

Luật Trời văn minh như Mỹ
Lời đàn bà nặng ký như đàn ông.

Bà được như nguyện chầu Trời! Vua Tàu cho rằng vì tài hoa của Mạc Đỉnh Chi nên ông mới mất người nâng khăn sửa túi. Vua bắt Mạc Đỉnh Chi quì đọc văn tế mà chỉ ghi có bốn chữ “Nhất”! Đọc không thông thì chém đầu. Như tôi đã mạn đàm, thơ có chữ “Bán” thì mới dễ tả chuyện lâm ly bi đát chứ thơ chữ “Nhất” thì coi như đi tàu “Một” vé: đi tàu suốt! May thay, Mạc Đỉnh Chi là người rấ t “Tôn Sư Trọng Đạo” nên lúc nào cũng tâm niệm “NHẤT tự vi sư”. Chữ “NHẤT” xài quá nhiều lần nên “Tiếu tự thư sinh TRÚNG đệ thì” (Nguyên văn: “Khóc như xử nữ vu vi nhật. Tiếu tự thư sinh lạc đệ thì”: Cười như chàng trẻ hỏng thi. Khóc như sử nữ vu qui lấy chồng”), Mạc Đỉnh Chi cười thầm đọc ngay:

“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng tô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết”

Tôi tài hèn, nhưng cũng ráng diễn Nôm xài chữ “MỘT”:

Trời xanh MỘT đám mây tang
Tuyết rơi MỘT giọt tan hoang lửa hồng
Vườn Trời xơ xác MỘT bông
MỘT vầng trăng lạnh, hồ nông Dao Trì
Mây tan tuyết rã! người đi
Hoa tàn, trăng khyết làm chi thêm rầu!

Hồi ức của tôi về Thầy Tâm còn nhiều, khi hứng kể tiếp. Mấy câu chuyện “Nửa nạc, nửa mỡ” của tôi cũng khá dài so với tiêu chuẩn của một tiếng hồi âm. Tôi ngẫu hứng mấy dòng để tạ ân Thầy khai sáng.

Thưa Thầy, vì thầy quá yêu nên mới đưa em vào “Nhân tài Phan Rang” chứ thật ra thì giỏi như em cũng nên ... nhận lãnh! Em viết một mạch tận đáy lòng và post chứ không sửa chữa văn phạm và chính tả lâu ngày không xài đã rỉ sét.

Thành Kinh,

Ngọc Lâm


Được sửa bởi ngoclam ngày Sat Aug 01, 2009 3:24 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Fri Jul 31, 2009 5:24 pm    Tiêu đề:

Hay lắm. Cả hai, bài văn "Phiếm luận" và thơ "Em vẫn nhớ" rất trào phúng và sắc sảo. Bùi Thị Diệu Huyền dấu nhân tài kỹ quá. Mong sẽ gặp Ngọc Lâm nhiều hơn trên diễn đàn.
Về Đầu Trang
Thich Đủ Thứ



Ngày tham gia: 08 Jul 2008
Số bài: 62

Bài gửiGửi: Fri Jul 31, 2009 9:41 pm    Tiêu đề:

Bravo Ngọc Lâm , thầy Tâm nhận xét quả không sai .
Năm ngoái , diễn đàn Duy Tân có Lê Thuỷ Tiên , Trịnh Huyền Ngọc xuất hiện với những bài viết xuất sắc , phong phú nhưng chỉ được một thời gian ngắn rồi lặn đâu mất cho đến bây giờ .
Hôm nay có thêm một Ngọc Lâm với những hồi tưởng , suy luận sâu sắc điểm chút khôi hài . Hy vọng Ngọc Lâm thường xuyên ghé nơi này để chuyện trò với nhau.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Sat Aug 01, 2009 1:32 am    Tiêu đề:


Cám ơn anh Thích Đủ Thứ tiếp lời. Mới đây chúng ta cũng có hai tay viết xuất sắc là Lam Hue và Danny Luc. Mong những nhân tài Duy Tân khác chóng xuất hiện nhé.
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Sat Aug 01, 2009 1:47 am    Tiêu đề:

Minh Tâm đã nói đúng với Ý của D.Đ nữa , diễn đàn mình đã có Lâm Huê và Danny Luc xuất hiện trước Võ Ngọc Lâm .
Dân Duy tân mình đâu có thiếu nhân tài , chỉ vẫn thích ..ở ẩn mà thôi .
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Sat Aug 01, 2009 11:18 pm    Tiêu đề: Họa tòng khẩu xuất!

Chân thành cảm ân Thầy và các Anh Chị đã thương mến và khuyến khích. Nếu có thời gian, em sẽ viết cho Anh Chị cười bò lăn ra; với điều kiện là đừng làm em muốn đào đất độn thổ Razz

Thành Kính và Thân Mến,

Ngọc Lâm
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thơ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân