TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TƠ DUYÊN CHẤP NỐI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TƠ DUYÊN CHẤP NỐI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Wed Jun 09, 2010 4:08 pm    Tiêu đề: TƠ DUYÊN CHẤP NỐI
Tác Giả: MINH KHÁNH




   
TƠ DUYÊN CHẤP NỐI
                                                      MINH KHÁNH

         
         
                  Buổi trưa hôm ấy, tiết trời oi bức hết nói. Nắng như đang nung nấu khắp nơi. Ánh nắng hè rực rỡ chiếu lấp lánh trên các hàng cây keo trải dài phía trước Khu Chung Cư (CC) của Xí Nghiệp Gạch Vội Đạo Long (XNGVĐL) và Phân Xưởng (PX) Bia 88. Những đóm hoa nắng như tung bay trên con lộ nối liền Quốc Lộ I và con đưởng quan đến XN, trước khi tiến sâu vào các thôn làng như Từ Tâm, Hòa Thủy, Tuấn Tú...Những dẫy nhà ngói cao ráo thuộc cơ quan XN đang nằm thiếp mình dưới hơi nóng của lửa Hạ, như đang lịm dần trong lò nung gạch vậy.
     Lúc  bấy giờ, ông Dư đang thẩn thờ đứng nhìn những cụm hoa nắng như đang trôi lãng đãng khắp nơi. Hoa nắng ngút ngàn đang bao phủ mênh mông tứ phía. Ông chuẩn bị đem thùng kem tiếp tục đi bán. Ông không ngờ đời mình bị tuột giốc quá cỡ như thế. Hầu như ông sắp rơi xuống tận cùng vực thẳm. Trước kia gia đình ông khá giả. Bất ngờ Mẹ ông bị bịnh hiểm nghèo từ giã cõi đời trong lúc bà còn trẻ trung và duyên dáng của thiếu phụ chưa tới tuổi” Tứ thập nhi bất hoặc”. Cụộc sống thật vô thường giả tạm đúng như lời Phật dạy. Đời người quá ngắn ngủi, như bóng câu qua cửa sổ. Thấy đó mất đó.
     Sau ngày Má ông vĩnh biệt trần gian không bao lâu, thân phụ ông đã tục huyền với người vú nuôi của chàng. Lúc bấy giờ ông Dư vừa bất ngờ vừa khám phá ra sự bí mật vừa bật mí. Đó là vịêc hai người đã có tình ý với nhau lâu nay, nhất là trong thởi gian Mẹ chàng bị bịnh hiểm nghèo “ ung thư tử cung” Thật sự mà nói ông Bố của chàng khôi ngô tuấn tú quá mà. Vì vậy có nhiều cô, nhiều bà sồn sồn đang sống độc thân tại chỗ tỏ ra mến mộ ông, chạy theo ông. Trước kia Cha ông đã có vợ. Hai người cư ngụ tại Đạo Long Phan Rang. ( ĐLPR).Lúc ấy họ chưa có con cái. Ông làm cảnh sát. Mẹ chàng nổi tiếng là hoa khôi trong làng Dư Khánh ( DK) lúc bấy giờ. Bà thường buôn bán cá trên chợ Dinh. Ba chàng vừa trông thấy người đẹp Nại là mê tít thò lò. Chàng Phan An ĐLPR mê tít thục nữ DK quá cỡ thợ mộc. Hai người sau đó đã trở thành cặp tình nhân. Má chàng lúc đầu đâu biết rằng Ba chàng đã có chánh thất. Ông giấu người yêu việc mình đã có vợ.Sau đó ông chia tay với bà xã và ăn ờ chính thức phu thê với Má chàng. Bà chánh thất với Bố chàng cũng hờn giận rồi ly dị người chồng đa tình đa cảm lạng man, thiếu chung thủy kia. Bà không chấp nhận chế độ đa thê, Đúng là:
       “ Đa tình, đa lụy, đa mang
         Khôi ngô, tuấn tú lắm nàng đeo theo.”
    Bà vú nuôi bây giờ trở thành bà kế mẫu hay “ Dì ghẻ” của chàng. Dầu sao bà có thời gian nuôi dưỡng săn sóc chàng. Cho nên bà vẫn đối xử tử tế với chàng. Bà coi Dư như con rụôt mình vậy. Do đó chàng cũng đỡ buổn lòng. Đỡ tủi thân trách phận. Ông bà ta thường nói:
            ” Mồ côi cha ăn cơm với cá
               Mồ côi Mẹ lót lá nằm đường.”
               Mấy đời bánh đúc có xương
               Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”
               Mẹ gà con vịt chít chiu
               Mấy đời, dì ghẻ nâng niu con chồng.”              
 Tuy nhiên, trường hợp của chàng hơi đặc biệt vì bà Dì mê Ba chàng điển trai, sức khỏe bền bĩ dẻo dai đem lại hạnh phúc phòng the hạnh phúc gối chăn cho Bà và hơn nữa Bà đã từng săn sóc chàng tù bé nên thương yêu chàng như con ruột của mình. Dư được Cha và Dì nuôi dưỡng lớn khôn cho ăn học hết bậc Trung Học. Sau khi Dư đậu bằng Tú Tài II chàng phải thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thởi chiến, nhất là sau vụ Tết Mậu Thân năm 1968, chàng không được hoãn dịch để học lên Đại Học. Chàng bị động viên theo học Trường Võ Bị Thủ Đức. Khi tốt nghiệp với cấp bực Chuẩn Úy, chàng trở thành Sĩ Quan (SQ) tác chiến của Quân Lực VNCH từ ấy.
                                                       ooo    
       Sau đổi đời đầy bi thảm tang thương, chàng bị tập trung tù cải tạo như bao nhiêu cán bộ viên chức, SQ thuộc chế độ cũ. Chàng phải khổ sai lao động nhiều năm trong các trại tù XHCN. Quả là “ Địa ngục trần gian”. Chàng bị đói khát, tơi tả hoa lá cành, khổ đau không bút mực nào tả xiết. Khi được phóng thích chàng về địa phương trình diện và ngụ tại nhà Cha và Dì ghẻ với thân tàn ma dại, ốm nhom như cây sậy. Chàng phải làm mướn làm thuê đủ ngành nghề để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. Thật là may mắn xin được làm cu li tại XNGVĐL. Tại đây chàng đã kỳ ngộ với một cô gái nhỏ hơn chàng một tuổi. Ngạn ngữ trong dân gian có câu “ Nhất gái hơn hai, nhì trai hơn một”. Mỹ danh của người đẹp là Hoa- Mắt- Nhung, hay Hoa- Tóc- Huyền vì cô nàng có đôi mắt đẹp và mái tóc huyền óng ả của thời còn học sinh trường Bồ Đề PR. Mỹ danh trên do các chàng trai mến mộ giai nhân tặng nàng. Nàng quê quán Mỹ An (MA), lanh lợi khôn khéo và xinh xắn, Sau ngày 30 tháng 4/ 1975, tại Miền Nam, hầu như ai ai cũng khổ cả. Phải lao động kiếm sống. Lao động là vinh quang mà! Lạng quạng đi kinh tế mới khổ cực đói rách không bút mực nào tả hết được. Mọi ngành nghề lao dộng sãn xuất hay kinh doanh đều phải vào Hợp tác xã hết trơn. Có thể nói Hoa MA quả thật là xứng đôi vừa lứa với chàng Kim Kinh Dinh (KD) vậy. Nàng là công nhân khâu lật phơi gạch vừa đúc xong.  Còn chàng là cu li xúc đất, chuyển đất hay ủ đất thuộc Tổ Tạo Hình (TH) như bà xã mình. Hai vợ chồng chàng vì là công nhân tuyển dụng, rồi sau đó được xét cho vào biên chế nhà nước XHCN, nên được Ban Giám Đốc cơ quan XN cấp cho một phòng trong Khu Nhà Tập Thể để gia đình chàng cư ngụ cho tiện công việc lao động sản xuất hằng ngày. Hai vợ chồng sống thật đầm ấm hạnh phúc. Dự có ngoại hình cao ráo, trắng trẻo, khôi ngô tuấn tú giống thân phụ mình vô cùng. Còn bà xã nổi tiếng giai nhân cả vùng Mỹ An-Mỹ Nghĩa trươc kia. Họ ăn ở có hai mặt con, một trai, một gái. Con trai giống cha và con gái giống mẹ như đúc.
   Cuộc sồng phu thê của đôi vợ chồng son trẻ đang êm đềm hạnh phúc mái ấm gia đình như thế, bỗng nhiên bà xã của chàng bị bịnh hiểm nghèo. Các Bác sĩ trên bịnh viện PR đều chạy làng. Hiền thê của ông Dư đã ra đi vĩnh viễn dể chàng lâm vào cảnh “ Gà trống nuôi con” tử đó. Kẹt quá chàng phải gởi hai con tạm sống tại nhà Ba và Dì chàng. Nhờ Ông Bà Nội chăm sóc hộ. Còn chàng vẫn cư trú tại Nhà Tập Thể của XN ngõ hầu có thể tiếp tục làm công nhân cuốc xúc đất sản xuất gạch để nuôi sống bản thân mình và hai con dại gửi Nội coi sóc hộ. Nghề làm cu li giống như người đi làm mướn làm thuê.” Tay làm hàm nhai. Tay quai, miệng trể”. Công việc thật là nặng nề vất vả. Tuy nhiên sau nhiều năm lao động ngoài trời, dãi nắng dầm sương, hiệp sĩ Dư cũng đã quen chịu đựng rồi.
      Lúc bấy giờ, tại XN, có một cô công nhân thuộc Tổ Lò, Hoa- Tấn- Tài (TT), hay Hoa- Công- Giáo để phân biệt với Hoa- ĐL hay Hoa-Phật- Giáo. Cô này xem mòi mến mộ người hùng KD quá cỡ. Bố Dư mua ngôi nhà ở KD lâu nay, nên Dư thuộc hộ khẩu Phường này. Hoa-TT cũng lao đao lận đận về tình yêu và hôn nhân ghê lắm! Trước kia nàng đã lập gia đình với Long- Cò hay Long- KD,  một thanh niên ngụ ở Phường này. Anh ta là Th/ Úy của chế độ cũ. Hai ngưởi ăn ở vợ chồng với nhau có một con gái. Cô này giống cha nhiều hơn là giống mẹ. Thiên hạ có câu:
          “ Con gái giống cha giàu ba họ.”
    Không rõ tương lai của con Hằng, con gái của nàng sẽ ra sao? Hiệu tai mẹ con nàng khổ quá. Chồng nàng,  sau khi bị tù tập trung cải tạo nhiều năm như bao nhiêu Sĩ Quan, cán bộ viên chức của chế độ cũ, anh ta được phóng thích về địa phương sum họp với vợ con ở TT. Vì bị công an chính quyền đì quá cỡ, anh  đã tìm cách vượt biên mấy năm nay, không có tin tức gì cả. Nàng không rõ chồng mình sống, chết ra sao vì không có thư từ liên lạc gì lâu nay. Bố chồng nàng trước đây là một Pháp Sư nổi danh cả thị xã PR tỉnh NT. Hiện tại chế độ vô sản chuyên chính XHCN đã cấm hành nghề thầy pháp để trị bịnh tà ma yêu quá hay bị bùa mê thuốc lũ ám hai điên khùng, bịnh nhân.Họ cho là phản khoa học, truyền bá mê tín đi đoan. Ông ta trở nên thất nghiệp. Cuộc sống kinh tế trở nên khó khăn trong thời buổi gạo quế củi châu này.” Chạy ăn tửng bữa toát mồ hôi.
     
          Có thể nói, gia đình bên Hoa-TT và bên nhà chồng ở KD đều nghèo khổ cả. Vì vậy nàng không nhờ cậy được ai. Vì thế nàng phải làm cu li vất vả để có gạo nuôi sống bản thân và con dại. Hơn nữa trong lúc chồng nàng, con trai duy nhất của vị Pháp Sư nói trên, cư ngụ tại nhà nàng ở TT, nàng nhiều lần tỏ ra coi rẻ và bạc đãi lang quân, kẻ sa cơ thất thế, một tên ngụy quân, thất nghiệp, ăn bám gia đình vợ. Nàng không còn yêu thương quý trọng chồng mình như xưa nữa  Đúng là:
           “ Nước rặt mới biết cỏ thúi.”
           “ Có sa cơ thất thế mới thấu hiểu nhân tình thế thái.”
Người xưa thường nói:
             “ Thà ở chuồng heo còn hơn theo quê vợ.”
Thi hào Nguyễn Công Trứ từng thốt lên:
            “ Thế thái nhân tình gớm ghiếc thay!
              Lạc nồng trông chiếc túi vơi đầy.
              Đã không điều lợi, khôn thành dại
              Hễ có đồng tiền dở cũng hay.”
    Mỗi khi bị sa cơ thất thế, nghèo khổ, đói rách lầm than, con người dễ bị xem nhẹ, bạc đãi ngay cả vợ chồng, con cái, người thân của mình, nói chi đến bà con hảng xóm, láng giềng. bè bạn, người quen và cộng đồng xã hôi.. Đời là thế. Người Pháp có câu“ C’est la vie!” hay” Such is the life” như người Anh- Mỹ thường nói. Bởi vậy dù nghèo khổ cuộc sống khó khăn, nàng cũng ngại nhờ vả cha chồng, tức Ông Nội của con Hạnh.
 Xin trở lại Hoa TTđang buồn bã cô đơn phòng không chiếc bóng. Anh chồng coi như thất tung luôn rồi. Lúc này nàng tỏ ra mến mộ người hùng Tổ TH I hết nói. Nàng vốn có chút nhan sắc. Cao ráo sáng sủa. Gái một con trông còn mượt mà duyên dàng.. Hoa- TT còn trẻ, đa tình, đa cảm, khao khát yêu đương vì vắng chồng lâu ngày. Dư và Hoa lúc đầu liếc mắt đưa tình qua lại. Hai người thường hò hẹn gặp nhau vào ban đềm ở ngoài khuôn viên XN. Lúc ấy XNVGĐL vừa mở thêm một PX Cát Lồi. Cơ sở này nằm cách XN chừng ba trăm mét. Đây là vùng hoang vắng không có người ở. Những lò gạch của tư nhân mọc rải rắc hai bên đường cái quan. Những tàng cây  um tùm che mát khắp nơi. Buổi chiêu xuống hay ban đêm những cặp nam nữ thưỡng hò hẹn tâm tình bên nhau tại vùng này. Có thể nói không ngoa nơi đây là thế giới Bồng Lai trần tục của các cặp tình nhận thời XHCN. Nhất là giai đọan XN mở thêm PXCL nói trên. Có một số cán bộ công nhân viên từ Miền Bắc vào. Họ dễ dàng được tuyển dụng làm CNXN vì phần đông có lý lịch tốt. Gia đình có công với CM. Dân Bắc Cờ nòi mà lị! Ông Bách, Phân Xưởng Trưởng ( PXT) CL, được ông H, Tỉnh Ùy Viên tỉnh Thuận Hải (TH) lúc bấy giờ gửi gắm đưa cháu gái tên Lan- Hà- Tỉnh hay Lan- CL để phân biệt với Lan- ĐL hay Lan.- TH cũng là CN XNGVĐL lúc ấy. Bất ngờ là các nường Bắc Hà này đều có tình nhân là cán bộ, bộ đội hay nhân viên nhà nước. Thế là họ cứ hò hẹn gặp nhau buổi tối tại Thiên Thai Tiên Động dã chiến nói trên. Nhất là vào những đêm trăng sáng. Các nam thanh, nữ tú dắt tay nhau đi dạo hay ngồi bên lò gạch hoang vắng tâm sự hầu như tới khuya lơ khuya lắc. Họ tha hồ yêu đương xả láng. Họ bận làm việc âu yếm nhau ghê lắm, không có thì giờ nhìn nhau đâu. Từng cặp tứng cặp mùi mẫn trong viêc tang tình nước mây ngọt ngào hạnh phúc bên nhau thật tuyệt vời. Vui hưởng khoái lạc tới bến luôn, Có thì giờ rỗi rãnh đâu mà thưởng thức theo kiểu xem xi nê đang trình chiếu hầu như khắp nơi tại vũng hoang vắng này. Một khu vực vắng vẻ đìu hiu, chỉ có các lò gạch và bụi cây rậm rạp nằm hai bên đưởng cái quan dẫn vào các thôn làng Tư Tâm, Hòa Thủy, Tuấn Tú...
 Xin trở lại cuộc tình của ông Dư và bà Hoa-TT. Lúc đầu mới quen nhau,  tim hiều yêu thương nhau, họ cũng hò hẹn đi dạo chơi quanh vùng này.Nam nữ thọ thọ bất thân. Khi ngồi bên nhau va chạm nhau âm dưong dễ thu hút nhau như nam châm hút kim loại cái ào. Một khi đã ôm hôn nhau say sưa rồi thỉ chàng nàng dễ bị kích thich thú vui dục lac. “ Tình dục bao giờ cũng mạnh hơn tình yêu”. ( Sex is stonger than love” ) như một nhà tâm sinh lý học nhận xét. Khi hai người mùi mẫu rồi thì Hoa TT thỏ thẻ ngọt ngào với tình lang:
- Anh góa vơ, em cô đơn phòng không chiếc bóng. Mình se duyên vợ chồng thật hợp lý. Mính thật xứng đôi vừa lứa. Em hứa yêu anh chân tình, coi hai con anh như là con ruột của em. Mong anh hãy vì yêu thương em mà coi con gái của em như là con đẻ của anh nhé!
Dư đưa bàn tay phải chai cứng vì cuốc xúc đất hằng ngày, vuốt nhẹ mái tóc huyên uốn ngắn của tình nhân. Chàng cúi xuống hôn phớt đôi môi hồng nhạt của người yêu, tươi cươi hứa hẹn, chắc chắc như đinh đóng cột.
 - Dĩ nhiên anh thương em, nên coi con riêng của em như con ruột của anh. Chỉ mong em thương yêu hai con anh thật tinh như mẹ đẻ của chúng, là anh vui rồi.
- Em xin hứa mà. Anh hãy tin em đi. Lơi nói tứ mã nan truy. ( Hoa- TT vốn có khiếu văn chương, trí nhớ tốt, nói năng lưu loát, theo kiểu cải lương hay đóng kịch vậy mà.)
     Vào thời điểm ấy, hầu hết các XN cơ quan nhà nước, chỉ chú trọng việc CN viên chức lao động năng nỗ, tích cực, chấp hành nội quy cơ quan, đạt chỉ tiêu và kề hoặch do trên đề ra, là tốt rồi. Còn mấy việc linh tinh khác như nam nư CN yêu đương nhau lén lút hay có tính cách xé rào, đi ngang về tắt, ngọai tình, Ban GĐ không quan tâm mấy.
        Kể từ khi có PXCL và khu vực hoang vắng thơ mộng êm đêm cho chàng- nàng hò hẹn tâm sự giải sầu nêu trên, thì có một số cô chưa có chồng chính thức mà cái bụng nhô lên. Bụng cứ trương phình như cái trồng . Các nàng này dan díu với các nam nhân đã có chánh thất hay các bạn trai của mình. Họ chưa phải là vơ chồng chính thức. Tuy nhiên em đã có bầu tâm sư, trời ạ!
Trường hờp cô Lan-HT, cháu của ông H. Ông này  nguyên là Th/ Tá bộ đội CM, hiện là Tỉnh Ùy Viên tỉnh TH như đã kẻ trên. Cô Lan tuy chua có bầu, nhưng cộ này tỏ ra đa tình đa cảm, lãng mạn quá tải xe GMG 10 bánh. Lúc bấy giờ cô ta ngụ tại PX CL của XN. Người đẹp HT này, da hơi ngăm, dáng người dong dỏng, bộ nhũ hoa căng tròn gợi cảm người khác phái hết nói. Trông nàng duyên dáng, dễ thương. Nàng cứ hò hẹn vời bạn trai đi dạo chơi tâm sự giải sầu bên nhau tại các lò gạch hoang vắng nói trên. Hâu như họ cận kề bên nhau cho tới khuya lơ khuya lắc. Ông Quang, Thượng Úy giải ngũ làm bảo vệ báo cáo lại tình hình không mấy sáng sủa ấy cho ông Bách, PXT/ PXCL nói trên. CN nào khác thi không sao. Ông Bách không quan tâm. Tuy nhiên trường hợp cô Lan- HT vì là cháu rụôt của Xếp Sòng Tỉnh Ủy (TU) đã gởi cho ông B., GĐXN và ộng Bách cấp chỉ huy trực tiếp của cháu gái ông ta. Nếu có gì xảy ra thì mất mặt bầu cua cá cọp hết trơn. Nếu nhỡ người đẹp HT, không chồng, mà cái bụng trương ra như Trư Bát Giới thì sao? Ông TU kia đang nắm quyền hành, có thể khiền trách ông Bách và cá thượng cấp của ông, tức ô B, Đai Úy bộ đội chuyển ngành, giữ chức vụ GĐXNGVĐL lâu nay. Vì vậy ông Bách liền gọi điện thoại báo cáo tình hình, thực trạng của cô Lan HT, cháu của Xếp Sòng, lên ông TU viên để ông ta có hướng giải quyết. Ông này khi nghe PXCL, XN GVĐL báo cáo như thế, ông nổi giận lôi đình. Ông liền hạ lịnh cho cháu mình nghỉ làm trở về quê cũ ờ HT.
     Tuy nhiên, vắng Lan- HT, thì cỏn nhiều Lan Bắc Cờ hay nhiều nữ công nhân hay các cô gái khác, hò hẹn với tình nhân, lui tới nơi này. Họ đi dạo, tâm tình tâm sự bên nhau tại các lò gạch hay bụi cây rậm rạp hay đồng ruộng lúa quanh đấy, vào những đêm trăng vằng vặc nơi vùng thôn dã vắng vẻ đìu hiu. Nơi đây là khu vực thơ mộng, là Bồng Lai Tiên Đông  dã chiến, nơi tình tự tự do thoải mái hạnh phúc tuyệt vời của hai kẻ yêu nhau.
      Riêng cặp tình nhân Dư KD-Lan-TT thật là xứng đôi vừa lứa. Họ là hai kẻ sống cô đơn chiếc bóng. Họ đều khao khát thú vui trần tục. Yêu đương, ái ân, hay làm tình, có thể nói là món ăn cần thiết hằng ngày của nam nữ yêu nhau. Loài chim cón có đôi có bạn huống chi là loài người rất cần hơi ấm yêu thương nương tựa nhau để “điều hòa tình cảm và trường tồn nòi giống” như một nhà tâm sinh lý học đã tuyên bố.. Lúc này, hai người đã xây mái ấm gia đình. Họ công bố với Ban Lãnh Đạo và Ban GĐXN. Họ được cấp phòng cư ngụ tại XNVGĐL, gần Nhà Ăn tập thể, hiện làm PX Bia 88. Thiên hạ có câu:  Cũ người ta mới mình” Bởi vậy lúc đầu cặp vợ chồng chấp nối Dư- Hoa này sống rất hạnh phúc mái ấm và phòng the chăn gối mặn nồng. Tuy nhiên thét rồi “ Mới cũng trở thành cũ”. Cũng nhàm chán. Càng sống chung bên nhau lâu dài thì các tật cũng như ưu- khuyết. nết tót, điểm yếu của nhau cũng lộ dần hết trơn. Tính nào tật nấy. Ông bà ta có câu:
        “ Non sông dễ đổi, bản tính khó dời.”
 Dì ghẻ Lan- TT càng ngày càng lộ các yếu điểm của người đàn bà. Đức Phật Thich Ca có câu nói bất hủ:
       ‘ Đàn bà thường khó tính,  chấp nê hơn đàn ông. Vì vậy phài tu trọn kiếp đàn bá mói làm đàn ông.”
     Thật sự mà nói, Hoa –TT chỉ chìu chuộng, nâng niu, yêu thương, ưu đãi con rụôt của mình thôi. Dĩ nhiên rồi! Còn hai đừa con của chồng, một trai và một gái thì sao? Nàng đã bạc đãi chúng vô cùng. Con em thì vàng ngọc. Con chồng thì rác rơm. Lời hứa trước đây của nàng với ông Dư, tình lang yêu quý của mỉnh, chỉ là lời hứa suông, đầu môi chót lưỡi. Hứa cho có lệ vậy mà. Nàng không thể yêu thương săn sóc tử tế hai đứa con riêng của chồng mới gán ghép nhau. Mới kết hôn chính thức phu thê với nhau. Họ chỉ đậu gạo nấu chung thôi. Nàng chỉ yêu con gái cưng của nàng thôi. Những khi chồng nàng đi bán cà rem gói, nàng hay hành hạ hai con chồng, nhất là thằng Danh, vừa lên 12 tuổi. Nó bị bà Dì ghẻ,  sai làm mọi việc vặt vãnh trong nhà, tứ nhãn âm binh, trong khi con gái riêng của bà thi khỏe ru bà rù hà. Thật là bất công quá đi chớ!
      Lượng CN XN lúc bấy giờ không đủ sống. Khi ba của Dư đột tử vì bị bịnh tim mạch và lao phổi. Bà Dì giao hai con lại cho chàng nuôi. Vì gánh nặng này, tiền bạc thiếu thốn và XN cũng ế ẩm sau thời kỳ “ Đổi Mới Tư Duy” Mở mang kinh tế thị trường theo kiểu Tư Bản Chủ Nghĩa, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo. Nhà Nước XHCN. chấm dứt chế độ bao cấp. Kinh tế lao động hợp tác hóa các` ngành nghề kinh doanh  như trước đây. Họ  bỏ hẳn. chế độ kinh tế chỉ huy theo chính sách “Cải tạo công thương nghiệp” hay việc làm ăn kinh doanh do nhà nước quản lý. Chủ trương “ Ngăn sông cấm chợ”  trước kia, cũng đã chấm dứt luôn từ năm 1989. Tức theo sự cải tổ, phát xuất tự Liên Bang Xô Viết và sự sụp đổ của chế độ CS Nga Sô và Đông Âu với Bức Tường Bá Linh bị san bằng sau đó. Kinh tế thị trường manh nha ở VN XHCN lúc ấy. Đời sống của ngươi dân tương đối dễ thở hơn. Tuy nhiên kinh tế vẫn cón nhiều mặt khó khăn.        
     Cuộc sống vốn vô thường giả tạm như triết lý Đạo Phật đề ra. Có sum họp tức có chia ly. Có hạnh phúc tức có khổ đau.  Bữa tiệc vui dù kéo dài cả tuần hay trải rộng cả dặm đường cũng đến lúc phải chia tay.
                        “Hơp tan, tan hợp, lẽ thường
                          Ban đầu nồng nhiệt, chán chường theo sau.
                          Phu thế chấp nối nhạt màu
                          Yêu thương lạnh nhạt, khổ đau chia lìa!”            
Vì vậy, tơ duyên chấp nối của Dư- KD và Hoa- TT chỉ nồng nhiệt êm đêm hạnh phúc gối chăn và mái ấm gia đình kéo dài trong vài năm. Sau đó họ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của nhau. Bà Hoa không tốt với con mình, bà ta có nhiều nhược điểm và không thực sự yêu thương chồng. Ông Dư thì chán cô vợ kế quá cỡ như đã trên, còn bà Hoa- TT cũng thất vọng anh chồng hay binh vực con riêng của mình, không thương yêu, không lo cho con gái  của nàng. Chỉ có con anh, con em. Chưa có con chúng ta. Tình yêu chấp nối này không bền vững. Tình yêu tạm bợ nhằm thỏa mãn sự thèm khát yêu đương của hai kẻ đang sống cô đơn phòng không chiếc bóng tại chỗ. Chỉ là đậu gạo nấu chung thôi. Tương lai cặp vợ chồng này chẳng biết đi về đâu. Ông Dư đà có hướng giải quyết.Trong chế độ XHCN hiện tại, việc ly dị/ ly thân hay chia tay nhau của vợ chồng cũng dễ mà. Phải thì đậu gạo nấu chung ăn đời ở kiếp với nhau. Không phải thì chia tay nhau. Đường ai nấy đi. Lúc bấy giờ tình yêu của hai người chấp nối này xem chừng càng ngày cáng phai nhạt, chán chường lẫn nhau. Họ thưởng bất hòa, cải vả nhau, cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt dài dài. Họ khộng còn hứng thú nồng nàn trong tình yêu chăn gối phòng the như trước nữa. Vả lại lấy nhau nhiều năm mà Hoa-TT không có cho chàng đứa con nào. Con chúng ta chưa ra đời vì nhiều lý do. Cuộc sống lao động khổ cực vất vả vô cùng. Sanh nhiều con lấy gì nuôi chùng đây? Trong khi hai ông bà hiện tại có ba đứa rồi, dù là con riêng.Nhà nước khuyến khích việc cai đẻ. Chế độ Tam Khoan “ Khoan yêu đương” Đã lỡ yêu nhau rồi thì hãy “ Khoan kết hôn.” Lỡ kết hôn rồi thì hãy “ Khoan có con”  trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước xem chừng còn giá trị vào thời điểm ấy. Nghĩa là vợ chồng chỉ có một hai con là nhiều. Phải cai đẻ, ngừa thai, phá thai trong cộng đồng xã hội XHCN rất thịnh hành lúc bấy giờ.
                                      ooo
         Cuối cùng hiệp sĩ Dư-KD đã có qưyết định hợp lý cho mình. Chưa biết tương lai cuộc đời mình sẽ đi về đâu. Chàng  gửi hai con về nhà bà Dì ( Mẹ kế) nuôi hộ. Hàng tháng chàng đem tiền về nhà  nhờ Di nuôi dưỡng săn sóc giùm. Chàng không muốn chúng bị Dì ghẻ Hoa- TT hành hạ, bạc đãi nữa. Con Hạnh, con riêng của nàng cũng đã nhổ giò. Trong thời kỳ “Đổi mới tư duy”, nhà nước XHCN  phát huy nền kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa, các XN  nhà nước lỗi thời, bị tư nhân cạnh tranh nên càng ngày càng sa sút dần. Hầu hết các công ty, XN quốc doanh, bị lỗ lã nặng nề. Nhà nước vì chế độ bao cấp, phải bù trử cho XN cơ quan, đê cơ sở trả tiền cho công nhân sán xuất các mặt hàng kinh doanh.. XNGVĐL trước kia đã mua máy dùng tạo hình viên gạch từ Miền Bắc. Máy này do Liên Xô chế tạo, đã cũ mèm và lỗi thơi. Máy sản xuất gạch này cứ bị trục trặc và hư hỏng dài dài. Cuối cùng máy TH gạch đã nằm ỳ luôn. Nó xin nghỉ hưu dài hạn. XN trước kia vay tiền ngân hàng nhà nước đến bảy triệu, giờ thiếu tiền thanh toán. Thế là lãi mẹ đẻ ra lãi con. XN tuyên bố phá sản vì không có khả năng tài chánh ngõ hầu trả dứt món nợ ngân hàng khổng lồ trong khi chíêc máy TH bị hỏng hoàn toàn . Các CN của XN bị thất nghiệp từ ấy. Nhiều người đói meo. Chỉ còn một số cu li còn lưu dung làm gạch theo phương pháp cổ truyền bằng tay chân thôi. Chiếc máy TH khổng lồ, cái của nợ kia, cho không người ta, cũng không ai thèm lấy. Vì quá cũ và lỗi thời, nên không có dụng cụ hay đồ phụ tùng thay thế sửa chữa được nữa. Vì thế các khâu sản xuất tư cuốc đất ủ thành bùn sình lầy, rồi đúc thành hình viên gạch, đều làm theo cách thức thủ công như các lò tư nhân quanh vùng này. Vì vậy, CN bị giảm bớt. Do đó Dư – KD và Hoa-TT cũng thất nghiệp luôn. Khi họ rời XN, không còn làm CN nữa, phải trả lại phong của khu chung cư cho cơ quan. Hoa-TT dẫn con về nhà cha mẹ ruột ở Tấn Tài A để nương tựa. Hai mẹ con sống lây lấ,t bữa cháo bữa rau, nhờ vào song thân mình. Nàng cố gắng xin việc làm nơi các cơ quan khác, nhưng vẫn thất nghiệp dài dài.
      Còn lang quân của nàng thì sao?  Dư- KD may mắn xin được một chân bảo vệ của quán nhậu tư nhân ở đường Lê Lai, Phường KD. Ông Thà chủ nhân Quán nhấu kiêm Quán Bar “ Sài Gòn Tea” thời nay, là bạn quen của người em họ, làm CA của Dư. Nhàn CA khu vực vùng Kinh Dinh có thớ lắm đó! Làm bảo vệ cho cơ sở kinh doanh của tư nhân, vừa nhàn hạ, vừa ờ gần nhà Dì mình, cũng tiện bề đi lại làm ăn và thăm con. Hai đưa con của Dư theo học trường công lập ở gần nhà, cũng khỏe cho chúng hơn là lúc ở xa tít tận XNGVĐL. Hiên tại, thỉnh thoảng Ông Dư mới lui tới thăm Hoa-TT và cha mẹ nàng, những khi rỗi rãnh. Còn thời giờ còn lại ông làm bảo bệ cho chủ nhân. Ông hầu như ăn ở tại Quán nhậu của ông Thà. Ông này có khiếu về kinh doanh làm ăn trong thời buổi đổi mới tư duy. áp dụng nền kinh tế thị trường theo tư bản chủ nghĩa như đã kể trên. Ông chủ Quán Bia Ôm này, thu nhận các cô chiêu đãi, tiếp khách hàng. Phần đông các nàng đều trẻ trung xinh xắn. Đa phần các cô ở nhà quê lên xin việc. Các nàng Thúy Kiều thời nay, ăn mặc hở hang, sexy, ngõ hầu câu khách như dạng “ Bia ôm” “ Võng ôm” hay  như dạng “ Sài Gòn Tea” ở MNVN, trong thời kỳ đồng minh tham gia cuộc chiến chống sự xăm lăng của phe XHCN trước đây.
         Bây giờ, ông Dư-KD không biết tương lai đời mình sẽ ra sao. Tuy nhiên ông  cảm thấy tư do, thoải mái, an lạc, nhẹ nhàng tâm hồn  vô cùng, khi sồng xa hằn cô vợ chấp nối Hoa –TT. Thật ra hai người đã chán nhau rồi.  Tình yêu không còn nồng nhiệt như ban đầu.nữa. Lúc đầu, họ còn lai rai thăm viếng nhau vì nghĩa, không phải vì tình yêu. Sau rồi cũng hết lui tới nhả nhau nữa. Thật sự họ đã :
          “ Anh đi đường anh, em đường em
             Tỉnh nghĩa đôi ta đã cũ mèm.
             Chấp nối tơ duyên giờ nhạt thếch.
             Nhà ai nấy ở , thật êm đềm!”   ( Nhại thơ Thế Lữ)

                           MINH KHÁNH
                                 
 
                   
           
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân