TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - PHƯƠNG PHÁP NGỒI THIỀN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

PHƯƠNG PHÁP NGỒI THIỀN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Mon Apr 26, 2010 2:32 pm    Tiêu đề: PHƯƠNG PHÁP NGỒI THIỀN






PHƯƠNG PHÁP NGỒI THIỀN

a. Ý nghĩa ngồi thiền:
Ngồi thiền là một phương pháp giúp ta gạn lọc tư tưởng, tập trung tâm ý về một đối tượng. Ngồi thiền dẫn đến an tâm và phát huy tuệ giác. Vì vậy, ngồi thiền không phải là một giấc mơ trầm lặng mà là một phương pháp luyện tâm cho thanh tịnh và là một hoạt động tích cực khai thông năng lượng yêu thương mầu nhiệm đang ngủ chìm trong ta.

Cái tâm ta thật là quan trọng, nó là trung tâm của sự sống, của vũ trụ và chứa nhóm tất cả muôn pháp. Nó là hào lũy ẩn náu của mọi tật xấu, nhưng cũng là mảnh đất phì nhiêu nẩy sanh mầm giống giác ngộ. Chính tâm tạo nên hạnh phúc và cũng chính tâm tạo nên khổ đau. Ngồi thiền là nhắm tới sự chuyển hóa, kiểm soát và phát triển sự tốt đẹp của cái tâm ấy.
Ý nghĩa trong khi thực tập ngồi thiền có hai phần. Thứ nhất là gom tâm lại một mối, xả bỏ tạp niệm và đưa tâm trở về trạng thái vắng lặng, an tịnh. Đây gọi là Chỉ, là ngưng mọi suy tư, tiếp xúc và phân biệt. Phần thứ hai là dùng năng lực vắng lặng của tâm để theo dõi sự vật và thấy đúng mọi biến tướng của sự vật, tức là nhìn sự vật dưới ánh sáng của ba đặc tính: Vô thường, khổ và vô ngã.

b. Cách thức ngồi thiền:
Khi thực hành thiền ta phải chọn đề mục để tập trung tâm ý. Hơi thở thường được chọn làm đề mục chính. Ta nên theo dõi hơi thở và ghi nhận sự ra vào của hơi thở.


c. Kiểm soát hơi thở:
Kiểm soát hơi thở bằng cách đếm hơi thở. Đếm hơi thở là phương pháp thực hành sơ đẳng nhưng căn bản nhất. Thở vào đếm 1, thở ra đếm 1; thở vào đếm 2, thở ra đếm 2 cho đến 10 thì trở lại. Tâm của ta sẽ chỉ tập trung vào việc đếm hơi thở. Khi đếm hơi thở đã thuần thục, ta chỉ cần theo dõi hơi thở nơi bụng. Thiền Minh Sát dạy ghi nhận các cử động phồng, xẹp của bụng. Bước đầu tiên nên cố gắng thấu hiểu chính xác bản chất của những hiện tượng tâm lý đang diễn biến bên trong thân, như cảm giác nhẹ, khỏe, vui, mỉm cười. Mới thực tập, ta có thể theo dõi hơi thở ra, vào từng ba hơi thay vì theo dõi số đếm mười hơi. Thở vào và thở ra thầm đếm một; thở vào và thở ra thầm đếm hai; thở vào và thở ra thầm đếm ba. Cứ thực tập ba hơi thở cho vững chãi ta có thể theo dõi được tâm trong giây phút hiện tại. Trụ tâm trong giây phút hiện tại là chánh niệm và là ngọn đèn tuệ được thắp sáng. Có tuệ là ta sẽ thấy được mặt thật của đời sống và của lý duyên sinh, duyên khởi.

f. Lợi ích ngồi thiền:
Ngồi thiền là làm cho thân tâm trở nên an định, sáng suốt, hết bệnh hoạn và rũ bỏ mọi lo âu. Ngồi thiền là cách hay nhất làm cho tinh thần giàu mạnh, có thừa đức tính nhẫn nại, biết lắng nghe, cởi mở và giúp ta thành công trong mọi lãnh vực của đời sống.

Nếu là người đam mê sắc dục, ngồi thiền sẽ bớt đam mê sắc dục. Nếu là người hay nóng giận, ngồi thiền sẽ giúp ta trừ nóng giận. Nếu là người thiếu tự tin, ngồi thiền sẽ giúp ta tự tin. Nếu là người đầy phiền não, buồn chán, ngồi thiền giúp ta có an lạc và tỉnh thức.




Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân