TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - PHU QUÂN BẤT HẠNH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

PHU QUÂN BẤT HẠNH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Mon Apr 12, 2010 4:40 pm    Tiêu đề: PHU QUÂN BẤT HẠNH
Tác Giả: KHÁNH TRANG




   
PHU QUÂN BẤT HẠNH
                                                   KHÁNH TRANG
 

 -  Lạy Chúa! Chúa đã gọi chồng con về hầu bên Thanh Nhan Chúa rồi ư? Anh Tùng ơi! Anh đã bỏ em ra đi rồi sao, anh Tùng? Anh ơi, là anh ơi! Thật bi thảm cho chồng con! Lạy Chúa tôi!
Tôi òa khóc nức nở bên xác chồng. Thật ra thì anh đã chịu đựng đau khổ suốt năm năm trời vì chứng bịnh cụp cột sống sau tai nạn khủng khiếp vào buổi sáng hôm ấy. Cách đây năm năm cơn bão Katrina đã chiếu cố tiểu bang LA. Gió thổi mạnh làm gẫy cành cây khá lớn rơi trên mái nhà của chúng tôi. Lúc ấy, anh Tùng ỷ mình khỏe mạnh leo lên cố gắng kéo nhánh cây này xuống mặt đất  vả lại gió thổi không mạnh lắm vào lúc bấy giờ. Khi anh leo lên mái, vừa đưa hai tay kéo nhánh cây, bỗng nhiên gió thổi mạnh lôi cuốn cả nhánh cây và anh rớt xuống phía bên dưới. Anh bị ngã té trúng thềm xi mắng hành lang. Tuy đầu chỉ xây xát nhẹ, nhưng sống lưng anh bị cụp nặng. Anh bị chấn thương cột xương sống, đau nhức vô cùng. Chúng tôi phải gọi xe cứu thương Emergency chở anh đến bịnh viện. Anh bị tổn thương cột xương sống quá trầm trọng. Vì thế, anh phải nằm điều trị tại nhà thương nhiều tháng mới bớt bịnh. Tuy nhiên cột sống vẫn bị đau nhức. Anh phải đi xe lăn. Không thể di chuyển bằng cặp gìò nữa. Ngay cả đi tiểu, đại tiện anh cũng phải dùng chiếc xe Wheeling chair này, cộng với hai bản tay mới leo lên giường được. Thật là khổ đau, bất tiện cho lang quân yêu quý của tôi vô cùng.
          Trước đăy, anh cũng bị chứng bịnh ung thư nhiếp hộ tuyến ( Prostate cancer). BS giải phẩu điều trị cho anh kịp lúc. Tốn kém số tiền khá lớn, dù anh chỉ trả 20% số tiền chi phí tất cả. Còn Bảo Hiểm Sức Khỏe anh mua chỉ trả hết 80 %. Tuy nhiên, anh vẫn phải đi tiểu tiện nhiều lần trong một ngày và đêm. Thật là đau khổ. Thật là thê thảm. Thật là phiền muộn lo âu cho sức khỏe càng ngày càng sa sút của mình. Đúng là “ Trời kêu ai nấy dạ.” Anh bị nhiều chứng bịnh thật hiểm nghèo như tiểu đường, cao máu, có mỡ trong máu. Nay lại thêm cột sống bị cụp khá trầm trọng.
           “ Đoạn trường thay một kiếp người!
            Có thân, có bịnh, dài dài khổ đau.”
   Đúng là :” Hữu thân hữu khổ, phàn nàn cùng ai?”
Trong suốt thời gian dài đằng đẵng nói trên, anh Tùng phải rán sống trong đau đớn hầu như 24 / 24 giờ suốt một ngày đêm.
    Đôi lúc thấy chồng khốn khổ vì căn bịnh hiểm nghèo. “Cứ dở sống, dở chết” “ Chết không chết mà la lết dường dưa”   có lúc, tôi mong sao cho lang quân êm ả ra đi cho nhẹ nhàng thân xác . Đỡ bị vết thương hành ha đau nhức ngày đêm như thế. Anh gầy hẳn đi. Anh cứ cầu nguyện Thiên Chúa ban phúc lành cho anh. Ban hồng ân cho anh. Từ lâu anh là một Ki Tô hữu rất ngoan đạo. Hính Đức Chúa Giê Su, Chúa Cứu Thế và hình Đức Mẹ Maria treo trên tường trước mặt anh. Có thể đức tin,  tâm linh, tôn giáo, cũng làm cho con người quá đau khổ, có thể nhẹ bớt nỗi sầu muộn, bi thảm của số phận hẩm hiu của mình.
                                          ooo
      Mái ấm gia đình của chúng tôi trước đây, thật êm đềm hạnh phúc.Chồng tôi quả là môt người đàn ông siêng năng, cần mẫn, nghiêm túc, biết lo cho gia đình và quan tâm đến con cháu. . Có thể nói anh là một phu quân gương mẫu. Một người cha tuyệt vời. Một đứa con hiếu thảo. Một người sống có tình, có nghĩa với bà con, cô bác và bạn bè. Tuy anh hơi khó tính và vốn ít nói, nhưng rất tốt bụng. Anh sống cởi mở, hòa đồng với hàng xóm láng giềng. Vợ chồng chúng tôi se duyên với nhau cũng do Bề Trên sắp xếp. Cũng do duyên nợ phu thê, Ba Sinh Hương Lửa từ đời kiếp nào. Tôi tin như thế. Bởi vì hồi trước tôi đâu có để ý gì đến  anh ta. Tôi đã có bạn trai, anh Thành. Anh này bảnh trai và học giỏi vô cùng. Chúng tôi yêu nhau say đắm. Bất ngờ anh Thành đi vào tu viện tu luôn. Anh đã có duyên với Chúa. Chúa đã ban ân sũng, phước huệ cho anh. Anh tu rồi ra làm linh mục sau đó. Anh học cùng lớp với cháu của tôi. Hào cũng ngang tuổi với Dì mình. Hào là con trai trưởng của người chị cả tôi. Chị lớn hơn tôi khá bộn. Tôi là con gái Út trong một gia đình đông con. Sau này, Hào cũng trở thanh linh mục như Thành bạn của tôi trước kia. Tôi thất tình vì quá yêu Thành. Chúng tôi đã có những kỷ niệm thật êm đềm, thơ mộng và hạnh phúc bên nhau những ngày chúng tôi còn cắp sách đến trường.
 Sau khi người tình đầu đời của tôi quyết định đi tu. Hiến cuộc đời mình cho Chúa. Tôi đau khổ và thất tình vô cùng. Tôi vì quá yêu thương anh nên đã cố gắng nhiều lần thuyết phục, năn nĩ  ỉ ôi, khuyên can anh đừng nên làm thế. Tuy nhiên vẫn không có kết quả gì. Anh cương quyết đi theo con đường cao cả mà mình đã quyết định lựa chọn Trong lúc tôi cô đơn và buồn chán thì anh Tùng đã đến với tôi. Anh an ủi tôi. Anh có cái tài đeo theo tôi như đĩa. Đeo mãi. Đeo riết. Đẹo cho đến khi tôi cảm động ngã vào vòng tay rắn chắc, gân guốc của anh. Đúng như người xưa thường nói:
         “ Gái khôn cho mấy, trai dỗ lâu buồn cũng phải xiêu.”
 Anh Tùng vốn là thợ may, con một, nên được hoãn đi quận dịch dài dài. Chữ thọ to ghê lắm, kính thưa quý vị. Nhà anh nghèo, hồi nhỏ anh phải đi ở đợ hay làm thuê làm mướn giúp đỡ cha mẹ. Song thân anh vốn là dân quê chơn chất. Bố tôi là công chức  và có học nghề y tá trước kia.  Nên ông cũng hành nghề chích dạo những lúc tan sở về nhà. Cái nghề bàn giấy công bộc của chính phủ . Cái nghề: “ Sáng xách ô đi, chiều xánh ô về” nhàn hạ, có cuộc sống ổn định của người công nhân viên nhà nước VNCH. Thế là bố tôi có hai Job. Nghề công chức hành chánh và nghề y tá tư nhân. Vì vậy gia đình song thân tôi khá giả. Hơn nữa ông bà vốn thừa hưởng gia tài đồ sộ của ông bà Nội tôi trước kia để lại vì bố tôi là con trai trưởng nam trong gia đình. Phải nói rẳng tôi là tiểu thư con nhà phú hộ mới đúng.
   Như trên đã nóí anh Thành yêu tôi và  khéo chìu chuộng bố mẹ tôi, nên cuối cùng song thân tôi cảm động chịu gả tôi cho anh chàng thợ may tuy nghèo, nhưng chăm chỉ siêng năng khéo tay và ưa lao động này. Hơn nữa, anh ta là một người con rất hiếu thảo. Lúc nào cũng săn sóc song thân mình chu đáo hết lòng. Phải nói rằng tôi đã cảm động tấm gương hiếu nghĩa của anh. Vì vậy, tôi đã đáp lại tấm chân tình của anh. Chúng tôi thành hôn, trở thành phu thê sau đó. Lúc bấy giờ Vợ chồng chúng tôi tương đồi có cuộc sồng ổn định, thong thả. Bố tôi nhờ quen biết và dầu sao anh cũng có văn bằng THĐIC, sau khi học xong lớp Đệ Tứ ngày xưa, đưa anh vào làm công chức cho khỏe tấm thân, hơn là làm nghề thợ may, vất vả mà kiếm không được bao nhiêu tiền.  Ngồi may cụp cả lưng, mỏi cả xương sống. Nghề may dễ bị ho lao ghê lắm. Thiên hạ hay nói thế. Thật ra nghể nào cũng có cái khó khăn vất vả của nó cả.  Anh cũng lanh lợi thông minh thi đậu vào ngạch thư ký đánh máy sau đó. Thế là anh trở thành công chức như bố tôi.  Tôi sanh cho lang quân năm con. Hai trai, ba gái. Mái ấm gia đình đang êm đềm hạnh phúc thì hiến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phủ chụp xuống MNVN .
            Thế là anh bị sa thải vì là công nhân viên chức hành chánh chế độ cũ. Bị thất nghiệp dài dài. Vợ con đói meo. Gia đình chúng tôi theo đạo Công Giáo và dân Bắc di cư 54. Hơn nữa hai bên vợ chồng đều có bà con cô bác làm lớn trong trong quân đội, cũng như trong chính quyền cũ. Hoặc có người theo đảng phái chính trị và chức sắc tôn giáo. Sẵn vụ nhà thờ Vinh Sơn đã xảy ra. Cha Vàng và một số người tham gia phong trào phục quốc bị bắt và tù đày. Từ đó  chính quyến mới XHCNVN  càng không ưa người theo Đạo Chúa. Có thể nói lúc bấy giờ, mọi giá trị về luân thường đạo lý, truyền thống dân tôc... bị  đảo lộn trong xã hội đảo điên, hỗn tạp, bát nháo. Thật sự mà nói, đất nước tuy thống nhất nhưng không thật sự có tự do dân chủ về mọi phưong diện. Nhà tù thiết lặp khắp nơi . Lúc này phong trào vượt biên lan rộng khắp MNVN. Nhiều người ra đi tìm tự do dù bao gian nguy đe dọa đến mạng sống hay bị tù đày đang chờ đợi họ. Họ vẫn liều lĩnh. vẫn kiên quyết thực hiện theo lý tưởng của mình. Sự lựa chọn của họ phó mặc cho may rủi. Mặc cho số phận hẩm hiu đưa đẩy. Đã có bao nhiêu người ra đi tìm tự do bị vùi thay trong đại dương, làm mồi cho cá mập hay bị hãm hiếp bởi hải tặc Thái Lan hay bị Công An XHCN bắt bỏ tù rục xương. Tuy nhiên, một số người vẫn liều mạng đi tìm lẽ sống tự do theo đường bộ hay đường biển vào thời điểm đó.
   “ Cũng liều nhắm mắt đưa chân
       Thử xem con tạo xoay vần đến đâu?” ( Kiều)
     Chúng tôi quyết định vượt biên vì thấy mình khó sống dưới chế độ mới XHCN. Còn nhiều lý do khác làm cho chúng tôi phải ra đi tìm đất sống tự do dân chủ và tránh đói nghèo. Lúc bấy giờ tương lai của dân MNVN không tới hai bước. Chúng tôi là dân Bắc nên lúc đầu khi thống nhất đất nước dù là Bắc Quân cưỡng chiếm MN, một số dân Bắc di dân vào làm ăn trong Nam. Chùng tôi có gặp một số bà con cùng quê chốn Ngàn Năm Văn Vật. Tuy nhiên họ lơ là lạnh nhạt với chúng tôi, dù là bà con với nhau. Chúng tôi buồn lắm. Kẻ chiến thắng, cán bộ công nhân viên chứcc nhà nước XHCN, đâu dám nhìn bọn Ngụy này, dù chồng tôi chỉ là công chức quèn của chế độ cũ. Ngoài ra có một số bè bạn cùng là công chức của VNCH trước kia. Một số người nhờ lý lịch tốt hay thuộc gia đình có công với CM, được chế độ mới XHCN cho luu dung. Họ ngoảnh mặt làm ngơ với chúng tôi. Thật là thói đời trắng đen dễ thay đổi như thời tiết mưa nắng bất thường vậy.
              “ Gió mưa là bịnh của Trởi
                 Đổi thay là bịnh của người trần gian.” ( Nhại thơ Nguyễn Bính)
Thật là ngán ngẫm cho thế thái nhân tình. Người dân MN sợ nhất là đám người CM 30 tháng 4. Đám này thường lấy điểm mạnh tay với dân Ngụy để lập công, hay lấy điểm với chính quyền địa phương XHCN. Gia đình chúng tôi sau cùng đã lựa chọn ra đi. Phó mặc cho may rủi hên xui. Chùng tôi cầu nguyện Thiên Chúa ban hồng ân, ban phúc lành cho chúng tôi ra đi bình ồn tới nơi tới chốn xứ sở tự do.  May mắn gia đình chúng tôi an toàn cặp bến tại Trại Tạm Cư ở Hồng Kông. Sau đó nhờ có người thân ở Hoa Kỳ bảo trợ, gia đình tôi gồm bảy người. Hai vợ chồng chúng tôi và năm con cuối cùng định cư tại một thành phố thuộc tiểu bang nắng ấm Miền Đông Nam Hoa Kỳ.
  Lúc đầu cuộc sống thật vất vả trăm bề. Tuy nhiên, anh Tùng, chồng tôi, tỏ ra là một người đàn ông bản lãnh, siêng năng, cần cù lao động. Ông xã của tôi quả là một cột trụ của gia đình. Anh tuy biết chút ít tiếng Anh nhưng anh lanh lợi, thông minh có tài tổ chức và dồi dào sức khỏe. Anh phải “cày” hai Job để nuôi vợ con. Tôi ở nhà chăm sóc các con còn nhỏ. Tôi lại kém Anh Văn nên không thi lấy bẳng lái xe nổi. Thành thừ đi đâu, tôi cũng nhờ anh chở hay các con lớn đã có bằng lái xe, hoặc bạn bè thân hữu, hàng xóm láng giềng giúp đỡ. “Hậu sanh khả úy”. Các con tôi giỏi tiếng Anh hơn mẹ chúng nhiều. Những năm đầu anh vả các con lớn phải lao động cực lực để dành tiền mở tiệm may vá và mua ngôi nhà trả góp hàng tháng Mortgage. Chúng tôi nhờ có anh làm hai Job như đã kể trên, nên mau khắm khá. Sau đó anh làm chủ tiệm may nên đời sống kinh tế cũng thong thả hơn. Chẳng bao lâu chúng tôi đã trả xong nợ ngôi nhà tọa lạc trên đại lộ Sherwood Forest. Thằng con trai lớn của chúng tôi, thắng Ta, sau khi lập gia đình với một cô gái cùng quê Bắc Cờ gốc Di Cư 54 như chúng tôi, đã ra riêng. Chúng đã mua một ngôi nhà cách xa nhà bố mẹ có hai căn. Cũng ở ngoài mặt tiền đại lộ nói trên. Thế là cha mẹ và vợ chồng của trưởng nam ở sát nhau, cũng tiện lợi vô củng,
   Nhiều năm sau, các con chúng tôi cũng trưởng thành hết. Chúng có công ăn việc làm ổn định. Chúng đã dựng vợ gã chồng. Người phối ngẫu của chúng may mắn là dân cùng quê và cùng đức tin tôn giáo. Thế cũng tiện. Khỏi phải e dè, dị biệt về tâm linh, khác đạo. Nói đến tôn giáo là cả một vấn đề tế nhị, khéo léo, Tôn giáo và chính trị dễ đụng chạm nhau. Tôn giáo thì thường có sẵn định kiến, một chiều. Đôi lúc tôn giáo đưa con người hay tín đồ vào cõi mê mờ cuồng nhiệt. Tôn giáo thật ra không xấu. Tôn giáo nào cũng dạy con ngươi làm lành, lánh dử. Tich thiện trừ ác. Chỉ có con người đầy tham vọng, thích uy quyền,  thích ăn trên ngồi trước. Chính bản chất của nhân sinh đầy tham lam, hay ganh ghét, hận thù. Họ thường lợi dụng tôn giáo hay đảng phái, chính trị ngõ hầu gây chia rẽ tranh chấp và chém giết lẫn nhau vì thich bành trướng bá quyền hay thủ lợi riêng tư. Đó là bản chất của con người. Thật khó mà thay đổi cải thiện tốt hơn.  
             Lúc này chúng tôi có hai cô dâu và ba chàng nghĩa tế. Tuy nhiên ba chàng rể của chúng tôi đều có ít nhiếu tật không hay lắm. Con trưởng nữ, con Thanh gặp phải thắng chồng có máu đỏ đen. Phu quân của nó, thằng Nghi, có máu đổ bát. Nó cứ ham đi Casino và bài bạc vào cuối tuần. Cờ bạc là thói quen xấu không bỏ được. Hai đứa trông coi một tiệm may vá như Bố mình. Nhưng anh chồng thua bài bạc dài dài. Dẫu biết rằng:
         “ Cờ bạc là Bác thằng bần
           Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”  
      Hay sâu sắc hơn::
           “ Nghiện dai như nghiện bạc bài
              Cứ ghiền, cứ đánh, dài dài chằng buông.”
     Con thứ nữ của chúng tôi, con Hà, lấy chồng. Nó gặp phải ông xã cũng ba trợn vì các tật: cờ bạc, nhậu nhẹt, nghiện nặng thuốc lá. Thằng rể thứ hai này, thắng Lâm- Nhấy, vỉ mắt nó có tật hay nháy lại mê cá độ Football quá cỡ thợ mộc. Nó hút ngày đêm cả hai bao thuốc Mỹ đầu lọc đắc tiền. Tình ra tiêu hơn mười đô cho tiền hút thuốc lá hằng ngày. Nó cai mấy lấn vẫn không bỏ hút thuốc lá được. Còn thằng rể thứ ba, thằng Lanh, chống con Hạnh, lại ưa nhậu nhẹt. Nó uống bia như nốc nước lã vậy, trời ạ!
                                                      000
         Bây giờ đây ông xã tôi đã ra đi vĩnh viễn.  Ông đã về Thiên Đàng hầu Thanh Nhan Chúa.  Tôi cảm thấy mình bị tổn thất nặng nề. Bỗng chốc tôi trở nên bơ vơ lạc lõng  Một góa phụ đầu bạc răng long. Một bà già phòng không chiếc bóng. Một sương phụ lẻ loi hiu quạnh vào ra một mình một bóng. Ngôi nhà rộng rãi trở nên vắng lặng, hiu hắt, ảm đạm hết nói. Trước đây tuy hai vợ chồng tôi tánh tình và sở thích không hợp nhau lắm. Hay cải vả bất hòa nhau, hờn giận nhau về linh tinh đủ thứ trong đời. Chén bát trong sống, trong rỗ, thỉnh thoảng còn khua động, va chạm nhau,  huống hồ phu thê sống chung cùng mái nhà, tổ ấm gia đình, nhiều năm bên nhau, làm sao khỏi hờn giận, trách móc, mích lòng nhau. Đó là chuyện thường tình, phải không, kính thưa quý vị? Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rán sống nhẫn nhịn nhau, đại lượng, tha thứ cho nhau vì con cháu đầy đàn. Lúc này tôi mới thắm thía sự trơ trọi, cô quạnh cùa người cao niên sống một mình trong ngôi nhà rộng lớn như thế này. Mặc dù đôi lúc có các con lại thăm tôi. Tuy nhiên đa phần nhà chúng ở cách xa nhà tôi quá một giờ lái xe hay hơn nữa. Tôi buồn ghê lắm. Tôi cũng vừa bước qua ngưỡng cửa “  Nhân sinh thất thập cổ lai hy.” Tôi cũng có nhiều thứ bịnh trong người. Hữu thân hữu bịnh. Hữu thân hữu khổ. Như người đời thường nói. Không ai thoát khỏi quy luật này cả. Biết thế. Tuy nhiên, làm người ai cũng ham sống, sợ chết. Đó là bản năng sinh tồn của nhân loại, của muôn loài,
        Tôi phải cố sống cùng con cháu. Tôi phải rán quên tuổi tác, bịnh tật, oán thù. Quên quá khứ đau buồn. Quên đi lỗi lầm khuyết điểm của con cháu, ngưới thân và bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng xung quanh mình, hầu tạo niềm lạc quan yêu đời, vui sống hạnh phúc an lạc tâm hồn, Người già mà tâm hồn vẫn trẻ. Đó là lời khuyên của một nhà văn tôi đã đọc trong sách nào đó lâu rồi. Tha thứ và kiên nhẫn trong cuộc sống là tạo cho mình một tâm cảnh nhẹ nhàng thoái mái trong lòng. Tôi luôn luôn cố gắng vui sống cùng con cháu. Dù thỉnh thoảng mới gặp mặt chúng. Thật là hạnh phúc hiếm hoi của người cao niên ở Mỹ.Tôi mong Chúa ban phúc cho tôi an vui khỏe mạnh bên con cháu. Mong lắm thay!
                                 
                             KHÁNH TRANG                          
                  ( Viết theo lời kể của bà bạn Võ thị  N)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân