TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngày Xuân nói chuyện Thơ . bài viết của TMT
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngày Xuân nói chuyện Thơ . bài viết của TMT

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 4:17 am    Tiêu đề: Ngày Xuân nói chuyện Thơ . bài viết của TMT

Câu nói" Mỗi người Việt là một thi sĩ " chắc ai cũng đã có lần nghe đến !
Thơ hằng hà sa số , nhưng thế nào là một bài thơ hay ?
Chính Cao Bá Quát có tiếng là tự phụ khi đã từng khẳng định trong dân gian có ba bồ chữ , anh em ông đã chiếm hai bồ , còn một bồ đem phát cho cả bàn dân thiên hạ ,
nhưng khi hỏi về Thơ ông cũng đã thốt lên :
" Nói về Thơ thì thật là khó lắm !"
Thơ là cái gì mà khó thế ?
Ông thi sĩ A khá nỗi tiếng , được mời lên phát biểu trong buổi ra mắt của ông thi sĩ B ,
ông đã nói :
" Tôi đọc thơ của ông B , thấy hay như đọc thơ của tôi vậy "
Khi thi sĩ A nói như vậy , không có nghĩa là ông A tự khen mình . Ông chỉ muốn nói cho đọc giả hiểu rằng : Một bài thơ hay , là khi độc giả đọc bài thơ đó , thấy nó gần gủi và thân thiết với mình đến nỗi có cảm tưởng như là của mình vậy .
Thưởng ngoạn thơ còn tuỳ vào sự rung cảm cá nhân đối với bài thơ . Có độc giả thích thơ của ông A ,  nhưng người khác lại thấy khó chịu vì lối dùng chữ cầu kỳ của ông .
Nhưng cái hay của cầu kỳ không phải ai cũng làm được , như câu thơ dưới đây :
Em đài cát lòng cũng thoa son phấn
Hai bàn chân kiêu ngạo dẫm lên hoa
Ôi vô luân trong một phút không ngờ
Ta bỗng muốn trở nên người vô đạo .
-- thơ Đinh Hùng -
Một câu thơ khác mộc mạc nhưng không kém hay :
Đêm đêm anh đếm sầu riêng rụng
Như đếm hồn anh nỗi nhớ chung
( Định Nguyên )
Vậy cái hay của thơ không phải cầu kỳ hay giãn dị  , mà chính vì trong ngôn ngữ của
thơ có chuyên chở điều gì không ?
Có một câu thơ của Du Tử Lê đọc lên chẳng hiểu ông định nói điều gì  , câu thơ không thuộc dạng cầu kỳ  , cũng không giãn dị , một câu thơ lững không rỏ nghĩa nhưng vẫn thấy hay . Nó hay vì khi đọc lên , cái âm đọng lại rất " thơ " :
" Em hiểu vì sao chim gọi nhau " .
Như vậy thì yếu tố  " thơ " trong câu cũng rất quan trọng .
Khi nhà thơ Chili Pable Neruda đã cắt nghĩa về thơ cho người đưa thơ , ông nói :
-" Làm thơ cần phải ẩn dụ" .
Mỗi khi làm xong câu thơ anh lại quay qua hỏi thầy : Metaphor ? Metaphor ?
Ông thầy lại bảo , ẩn dụ nhiều quá cũng không được .
Anh học trò đang học làm thơ , cũng chẳng biết đâu mà mò .
Chúng ta có thể so sánh hai bài thơ của hai thi sĩ nổi tiếng Rumi , người Ba Tư  và
Bùi Giáng  , nhà thơ Việt Nam ( 1926 - 1998 ) để thấy cái hay của ẩn dụ và cái hay của thực tiễn "
- Tôi đứng bên bờ điên loạn
Lòng vẫn hỏi vì sao
Tôi gỏ vào cánh cửa
Cửa mở
Tôi gỏ từ bên trong . ( Unseen Rain )
Một người đang tập đọc thơ , nếu được đưa cho đọc bài thơ này , chắc sẽ kêu ầm lên .
" Nói cái gì mà đau đầu thế ! cái ông thi sĩ này vừa đi đâu về hay đang đứng đằng sau
cánh cửa ? "
Cái đau đầu đó chính là ẩn dụ .
Hãy thưởng thức một đoạn trong bài thơ cảm ơn của Bùi Giáng :
-  Cảm ơn người đã cho tôi
Những thương nhớ lạ lùng từ bấy lâu
Người đi - Thời thế đổi màu
Người về - mỗi phút dồi dào móc mưa
Nhớ người sương sớm nắng trưa
Cành cây rũ lá buồn ô quá buồn
Tôi thành ra kẻ mất hồn
Ngày mai tôi chết tôi buồn ra sao ?
Thi sĩ làm thơ như nói chuyện , cắt nghĩa từng chữ một . Một người đang tập đọc thơ chắc hiểu ngay . Nhưng đoạn thơ giản dị này vẫn mang đầy chất thơ . Thi sĩ
" thứ thiệt " mới dùng chữ " ô " tài tình trong câu thơ , mới nhìn cành cây rũ lá , " ô "
lên một tiếng buồn như thế .
Ở thơ Rumi - mở cưa - tôi gỏ cửa từ bên trong , làm cho người đọc bàng hoàng , không biết đối phó với một thế giới của chữ nghĩa đầy ẩn dụ , mới mở ra .
Ngoài cái hay của ẩn dụ và không ẩn dụ , một bài thơ hay còn phải có nhiều điểm
khác , chỉ cần một hoặc hai trong những điểm sau cũng đủ hài lòng độc giả .
- Sự sáng tạo trong tư tưởng .
Anh thương em như thương một bà Trời
Em thương anh  như thương ông Trời bơ vơ
Kể ra từ bấy đến giờ
Tình yêu phản phất như tờ giấy rung . ( Bùi Giáng )

Hay Thật ! đang cái tình yêu rực rỡ như ông Trời với và Trời mà chỉ còn lại một tờ giấy
phất phơ . Đây chính là sự  sáng tạo tư tưởng .
- Sự sáng tạo trong chữ nghĩa .
Ta cuối đầu đi khỏi bãi đời
Như vì sao mõi muốn lìa ngôi
Như thuyền xa bến vào muôn thuở
Tới đáy rừng chôn giấc ngũ voi . ( Mai Thảo )
Những chữ : bãi đời , vì sao mõi , giấc ngũ voi đều mang chất sáng tạo chữ nghĩa .
- Cấu trúc của bài thơ .
Hãy đọc đoạn thơ dưới đây :
Con đường xưa
bóng cây đó
còn náo nức hương thơm
Em thấy chưa
cứ mỗi tình yêu
lại có một con đường
để nhớ
đêm đi qua một mình
sao chịu nỗi
đời tình nhân làm khóc những
ngôi sao ( Thơ ĐQT )
Người khó tính cũng nhận ra đoạn thơ này là một phối hợp đẹp cả ý lẫn lời và cấu trúc
Đây là một đoạn trong bài thơ tự do của nhà thơ Đỗ Quí Toàn . Câu thơ cuối làm
rung cả đoạn thơ là một hàng thơ tám chữ .
Một bài thơ không có tính sáng tạo trong chữ , trong ý , trong ẩn dụ không thể là một bài thơ hay :
Nhớ em anh ăn phở
Ăn xong vẫn còn nhớ
Em ăn thêm tô nữa
Anh đang ở đâu .
Bài thơ như vầy , chắc ai làm cũng được !!!
Hoặc một bài thơ bắt chước cách dùng chữ của người khác cũng sẽ hỏng ngay . Vì
mỗi thi sĩ đều có một văn phong , một thi tứ riêng . Cái hay là cái tự nhiên của mỗi người , không thể vay mượn .
Cũng có thể thơ hay vì khi đọc , hợp với tâm trạng của người đọc .
Bài thơ cũng có thể hay ở thời đại này nhưng không hay ở thời đại khác . Hoặc bài
thơ có thể được truyền tụng từ thế kỷ này sang thế kỷ khác , một cái mốc lịch sử
cũng làm bài thơ trở thành bất tử .
Có những đoạn thơ đọc một lần không thể nào quên được , nó thấm vào trí nhớ người
đọc chỉ vì người đọc cùng rung một nhịp đập của người làm ra câu thơ đó :
Tôi gởi đời tôi trong tóc ấy
Ôm người chưa chắc nổi vòng lưng
Chiếc hôn đầu chết trên vừng trán
Môi đã ngàn năm biết tủi hờn  . ( thơ Trần Dạ Từ )

-Có phải lòng mình là hương cốm
Không biết tay ai là lá sen  . ( Nguyên Sa )

- Em về mấy thế kỷ sau
Vầng trăng thu có nguyên màu ấy không
Ta đi để lại tất lòng
Lá rơi có dội vào trong sương mù . ( Bùi Giáng )

Những câu thơ tuyệt vời thế này , làm sao mà quên được !!!
Về Đầu Trang
Thong Reo



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 620

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 2:31 pm    Tiêu đề:

Chị Diệu Đức thương ơi , em chúc chị sức khoẻ và vui nhiều nha. Văn thơ lai láng mượt mà mãi ..
Cám ơn chị gửi bài của TMT đã có những nhận định khá chuẩn .

Em cứ ..đại khái..tùy..ấy mà

Trăng mờ trăng tỏ trăng lu
Ra đi trả lại thiên thu cho đời
Một đêm trăng sáng lẻ loi
Soi bao ánh mắt tìm tòi hỏi trăng
Trăng cười nhoẽn miệng nhủ thầm
Chờ trăng hỏi lại ..bà trăng ấy mà

Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 5:28 pm    Tiêu đề:

Thông Reo ơi, Thông  Reo à - thương quá lời chúc của em .

Có phải Cô Trăng đang làm duyên đó không ?

Vầng trăng khi tỏ khi mờ
Nhìn trăng thấy bóng trăng chờ đợi ai
Trăng soi đáy nước mờ phai
Long lanh dáng nguyệt dặm dài bờ xa
Đường trăng trãi lối ngân hà
Sông trăng huyền hoặc ánh tà huy nguyên .

Nơi đây cái tình là chính , cảm xúc như là cánh cửa gỏ từ bên trong .
Và những tiếng à ơi vẫn mãi ngọt ngào như tiếng gió thông reo .
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 5:43 pm    Tiêu đề:

Chị Diệu Huyền ơi , ngày Tết được đọc báo xuân là một điều thú vị cho em .
Bài này em cũng tình cờ đọc được , tác giả TMT có thể là Trần Mộng Tú - một cây viết
nữ mà em thích .
Bài viết mang tính cách sưu tầm , cảm ơn chị Diệu Huyền đã đọc .
Cảm xúc có lẻ là tình cảm chân thật nhất phát sinh lòng yêu thương ,
một tình cảm em luôn trân quí . .
Về Đầu Trang
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 7:08 pm    Tiêu đề:

Diệu Đức ơi , cám ơn đã cho đọc một bài phân tích hay.
....và chị kk thích nhất câu viết cho TR....
Nơi đây cái tình là chính , cảm xúc như là cánh cửa gõ từ bên trong .
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Tue Feb 16, 2010 8:20 pm    Tiêu đề:

Diệu Đức ơi ,
Bài viết rất hay ,mỗi tác giả đều có một sắc thái riêng đó là văn phong. Tại sao mính thích Thơ ngươi naỳ mà không thich thơ cuả người kia vỉ thơ cuả người naỳ hợp với mình và tại sao mình thích bài thơ này mà không thích bài thơ kia dù là cùng của một tác giả mà mình thích....đó chính là cảm xúc của mình đã rung động trước bài thơ naỳ !!! Sự rung động cảm xúc để làm nên một bài thơ hay, một bài văn cũng phát xuất từ đó.
Cám ơn em nhiều
dhv

_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân