TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - DƯƠNG CHIA HAI LOI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

DƯƠNG CHIA HAI LOI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
PHAMHOANGCHUONG
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 17 Aug 2009
Số bài: 21

Bài gửiGửi: Sun Feb 14, 2010 3:18 pm    Tiêu đề: DƯƠNG CHIA HAI LOI




ĐƯỜNG CHIA HAI LỐI

Phạm hoàng Chương


Mến tặng những cặp tình nhân đôi mươi, nhân mùa Valentine 2010

1. HY LAN:
Mười một giờ khuya ở party ra, Steve đưa tôi về, tắp xe vào một khúc đường vắng, nhẹ nhàng quay sang ôm tôi hôn đắm đuối. Hơi nóng trong người anh con trai Mỹ 19 tuổi đẹp trai bao phủ lấy vai lấy ngực tôi, tôi run rẩy choàng tay ôm chặt lấy người yêu, môi gắn liền môi. Bỗng một bàn tay Steve thò vào cổ áo tôi, thọc sâu vào sờ soạng, loay hoay tìm cách cởi nút áo tôi và thân hình Steve lấy sức ấn tôi nằm xuống. Như một luồng điện chạy xẹt qua, tôi giật mình đưa tay móc tay Steve ra, quay mặt tránh đôi môi tham lam nồng nàn mùi beer, ú ớ kêu:
- No, stop... No...
- Please…, Steve nài nỉ.
Tôi lấy hết sức ngồi thẳng dậy, thẳng tay đẩy Steve ra, gài nút áo lại... Steve tức giận mở cửa xe, bước ra ngoài đóng sập lại thật mạnh, tới bờ rừng nhìn thác nước chảy xuống thung lũng, chống nạnh hít thở mấy hơi thật mạnh, không thèm nói một tiếng. Mấy phút sau chàng trở lại mở cửa ngồi vào xe, nhìn thẳng trước mặt, lạnh lùng không nói. Tôi khe khẽ hỏi:
- Are you still mad at me?
- No… I drive you home now.
Bỏ tôi trước cửa nhà, Steve quên hẳn cơn giận lúc nảy, ôm tôi hôn thật chặt từ giã. Bước vào nhà, đã thấy mẹ đã chực sẵn đâu đó sau cánh cửa, nhìn chằm chặp vào mặt tôi nghi ngờ hỏi:
- Hai đứa di chơi đâu về khuya vậy?
- Tụi con học ở thư viện. Gần tới ngày thi rồi.
- Mẹ không cấm con thương Steve. Nó là đứa tốt, con nhà giàu mà không phách lối, mẹ chịu nó, nhưng mình là con gái phải biết giữ lấy thân, đừng để đàn ông con trai coi thường…
- Con biết. Con biết mà. Má đừng có lo…
Thấy tôi nhìn tránh đi chỗ khác, mẹ nắm lấy tay tôi kéo lại sát người, lo lắng hỏi nhỏ:
- Mẹ hỏi thực…Hy Lan, nói thật đi, hai đứa đã …đi quá “giới hạn “ chưa?
- Chưa…, má kỳ quá à…, con biết giữ mình mà.
Mẹ thở phào nhẹ nhõm, ôm tôi vào lòng thủ thỉ vuốt ve:
- Con phải ráng tự kiềm chế. Ở xứ này, mẹ biết cha mẹ có cản con cái cũng không được, mẹ chỉ biết tin tưởng ở con. Đàn bà khi yêu ai, không nhứt thiết thích chuyện đó, nhưng đàn ông thì khác, khi say mê ai rồi, đều thích làm “chuyện đó” ngay. Lỡ con có mang bầu thì hỏng cả một cuộc đời, ba má mang nhục với mọi người. Thành phố này nhỏ lắm, con hiểu không?

2. STEVE:
Ba cứ cố sức thuyết phục tôi vào đại học Yale hoài. Ông già có mấy chục acres đất nông trại ở nhà quê, có mấy chục phần hùn trong mỏ dầu, bao nhiêu là stock đầu tư đang lên giá ở New York, tôi là con trai một, hưởng gia tài ăn không hết, ức hiếp gì phải trở thành luật sư tốt nghiệp ở Yale ra chứ. Ba cứ nói lúc trẻ nhà nghèo, mơ học đại học mà không được, nên bây giờ muốn thấy tôi thực hiện giấc mộng đó thay cho ông Tôi biết mình học không xuất sắc gì, chỉ được cái đẹp trai, to con, cao lớn, chơi thể thao giỏi hơn học hành, mộng của tôi là học 2 năm college là đủ, rồi lấy HyLan làm vợ, về nhà quê chăn nuôi, canh tác nông trại của ông già. Hy lan, cha mẹ không khá lắm, nên cũng tính học ra làm cô giáo, lấy tôi, sống một đời hạnh phúc đơn giản ở Kansas. Có lần tôi đưa Hylan về nhà không có ai, nàng đóng hết các rèm cửa sổ ngó qua nhà hàng xóm, ôm chầm lấy tôi hôn đắm đuối trong phòng khách, nhưng mổi khi tôi rạo rực kềm chế tình dục không được, bế em vô phòng ngủ tính làm ‘chuyện đó’, là nàng lại vùng vẫy không chịu, vừa lúc mẹ nàng về, hay ai đó bấm chuông gọi, lại thôi, lẻn ra cổng sau về.
Ở trường, cũng có hai cô bạn gái Mỹ tóc vàng cùng lớp, Becky và Cindy, lẳng lơ, dễ dãi, rất thích tôi, tìm cách quyến rũ, đụng chạm rờ rẫm vào người tôi bất cứ lúc nào, nhưng Hylan kè kè để ý theo dõi và giận hờn lộ vẻ ghen tương ra mặt, nên tôi không dám đi “xa “ hơn với các cô ấy, sợ mất nàng. Ba má cũng khen Hylan nết na, mời nàng tới nhà ăn cơm một đôi lần, hứa sẽ đi hỏi em làm vợ khi tôi ra trường nếu tôi chịu đi học đại học Yale 4 năm, còn cho tiền mua vé cả 2 đứa đi tuần trăng mật bên Âu châu. Ông quen thân với ông phó viện trưởng đại học Yale, cam đoan chắc chắn thế nào cũng lo được tôi vào đó. Rốt cục tôi đành phải vâng lời ông già, mà trong bụng không vui chút nào.
Một hôm mùa hè, sắp thi tốt nghiệp trung học, tôi đang chơi bóng rổ trong dội banh nhà trường thì đầu óc choáng váng, ngã lăn ra đất, bạn bè và thày huấn luyện viên hoảng hốt đưa vô nhà thương. Bác sĩ cho thử máu đủ các thứ, chẳng thấy bịnh gì, nghĩ là tôi quá sung sức mà không được giải quyết sinh lý đúng mức, nên “khí tồn tại não” mà sinh ra choáng váng, đóng cửa lại hỏi. riêng tôi “chuyện ấy”. Tôi đỏ mặt thú thật là có girlfriend, nhưng chưa bao giờ được phép thực sự làm “chuyện ấy”, vì cô ấy là gái Á đông con nhà đàng hoàng.
- Tối nào tụi con cũng đi chơi với nhau, ôm ấp, hôn hít, rồi khuya về con cứ phải ngủ chèo queo một mình. Trong người nó cứ ấm ức thế nào ấy. Bác sĩ nghĩ coi …sao mà chịu dược.
Ông bác sĩ già thông cảm, khuyên tôi nên kiếm loại gái dễ dãi hơn giao du, để quân bình tâm sinh lý. Ba tôi cũng úp mở khuyên tôi làm điều này sau khi nói chuyện với bác sĩ. Tôi chỉ yêu có mình Hylan, nên không mặn nồng gì chuyện kiếm gái điếm giải quyết sinh lý, hay đi đêm với Cindy và Becky. Chỉ có một lần đi tắm suối với Becky lúc tối trời, và hai lần ôm ấp Cindy trong rừng vắng. Không có khoái cảm gì đặc biệt, khi mình không yêu người ta. Có mặc cảm tội lỗi như cố tình lợi dụng người ta, không tốt. Tôi nghĩ chỉ có cách là quyết định quên Hylan một thời gian, tránh mặt nàng suốt mùa hè, vì trước sau cũng phải bỏ Kansas đi học Yale rồi. Hylan gọi mấy lần, tôi đều không bắt phone. Gặp ở cửa lớp học, bị Hylan chận hỏi, khen tôi chơi banh hay, tôi cũng nói qua loa rồi xin lỗi đi có việc gấp. Không hiểu tôi quyết định như vậy có đúng không và nàng có buồn không. Hy vọng tôi sẽ bớt ấm ức về chuyện “sinh lý”, trở lại bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là tôi muốn quên nàng.

3. HYLAN:
Từ hôm vào nhà thương thăm Steve, rồi biết chàng hồi phục về nhà, đến nay không thấy Steve gọi phone nữa. Hinh như có cái gì khác thường trong thái độ, hay trong tư tưởng của Steve. Không còn mặn nồng ôm ấp khi gặp nhau như trước đây. Nét mặt chàng xa vắng, thẩn thờ, chịu đựng. Mỗi lần gặp, đối đáp qua loa rồi tìm cớ lảng tránh. Không thấy chàng có bồ nào khác, nhưng rõ ràng không muốn gần tôi nữa. Tôi tự ái cũng không hỏi cho ra lẽ, nhưng về đến nhà tối nào tôi cũng nhìn tấm hình Steve treo trên vách trước bàn học mà chảy nước mắt. Tôi như người thất tình, biếng ăn, biếng học,. lơ đãng ngơ ngẩn trong lớp. Một lần trong giờ Văn chương, thấy tôi không chú ý, bà cô gọi tôi đứng dậy đọc và phân tích mấy câu thơ của Wordsworth…Mấy câu thơ này diễn tả đúng tâm sự thất tình của tôi lúc ấy, nên tôi ấp úng nói:
- Khi ta còn trẻ, ta thường hay… mộng mơ, lý tưởng hóa… tình yêu. Khi trưởng thành rồi, va chạm… với thực tế phũ phàng, ta phải cố…cố quên cái lý tưởng đó và dùng… lý trí …nghị lực… để kiềm chế nó...
Bỗng tôi mếu máo, nhịn không được nữa, ngổi xuống òa ra ôm mặt khóc nức nở…Cả lớp quay lại sửng sốt nhìn. Cô giáo Mỹ gửi tôi lên phòng y tá, rồi gặp counselor. Ai hỏi gì tôi cũng lắc đầu không đáp. Hiệu trưởng gọi mẹ tôi lên đón tôi về. Ba mẹ tôi lo lắng quanh quẩn ngày đêm bên giường. Mẹ lui cui nấu món này món kia tẩm bổ cho tôi khỏe, ép tôi ăn, lấy sức học thi, cam đoan lo cho tôi học lên đại học. Tôi gào lên:
- Con không học được nữa…Con không có đầu óc nào học vô được nữa... Con không muốn nhìn mặt bạn bè trên trường nữa…
- Tại sao? Có chuyện gì trọng đại mà mày cứ dấu tao? Tao phải gọi thằng Steve hỏi cho ra lẽ. Nó đã làm gì mày?
Tôi hét lên như đĩa phải vôi:
- Không, không, đừng gọi nó. Đừng, con van má. Đừng hỏi gì nó hết. Nó không có làm gì con hết.
- Vậy chuyện gì mà quan trọng như vậy? Hay là nó đã làm gì mày? Nó hại đời mày rồi, phải không? Nói ngay!
Tôi phá ra cười sằng sặc:
- Hại đời? Không, không, con còn nguyên trinh. Con là con gái ngoan của má mà…. Con nghe lời má mà…
Rồi tôi ngồi bật dậy, ôm lấy hai tai:
- I hate you. I hate you. Leave me alone!
Rồi tôi lại òa ra khóc rưng rức…. Khóc chán, tôi lấy gương ra soi, lấy kéo ra cắt tóc ngắn cụt ngủn. Tôi không muốn gặp ai trong lúc này hết. Steve bỏ tôi rồi. Steve không yêu tôi nữa. Tôi còn sống để làm gì? Ba mẹ tôi dẫn tôi đi gặp bác sĩ phân tâm học. Bác sĩ biết tôi đang thất tình, khuyên tôi ráng học thi cho xong rồi mọi sự sẽ đâu vào đó. Tôi nghe lời, không thèm nghĩ đến Steve nữa, lầm lì lôi sách vở ra ôn thi rút một tuần rồi tỉnh bơ lên lớp thi. Tối thứ sáu, trường có tổ chức party kết thúc năm học, Steve không tới đón tôi, mà là John, bạn Mễ cùng lớp tới đón. John vẫn theo đuổi tôi từ cả năm nay, nhưng thấy tôi cặp với Steve, nên chỉ đứng đằng xa nhìn, thỉnh thoảng lấy cớ mượn bài, rón rén tới thăm tôi một lát rồi đi. John ngập ngừng chào ba mẹ tôi ở ngoài cửa. Tôi thờ ơ trong nhà nhìn ra, tự hỏi ”Sao không phải Steve mà lại là John?” Mẹ tôi vui hẳn lên vì có người rủ tôi đi chỏi cho khuây khỏa, bất cứ là ai, niềm nỡ lôi John vào... Tôi vào trang điểm thật lộng lẫy, lựa bộ đồ sexy nhất, sặc sỡ nhất ra mặc, hy vọng sẽ gập Steve ở party và làm Steve choáng váng... Tôi không cần phải giữ mình, phải ăn măc đứng đắn làm gái con nhà lành nữa. Tôi sắp là sinh viên rồi. Steve đâu có còn yêu tôi nữa mà tôi đóng vai con nhà gia giáo. Gia giáo để được cái giải gì? Mẹ tôi tiễn hai đứa tôi ra xe:
- Nhớ về sớm nghe con.
Tôi quay lại, lắc đầu cười với John:
- Mỗi lần mặc váy ngắn sexy là má cứ dặn về sớm, thật là tức cười. Lâu lâu mới có một lần.
Tới phòng dạ hội, tôi thấy Steve đang nhảy với con bé Helen mặt đầy tàn nhang. Helen tới chào tôi, lí nhí xin lỗi. Tôi cười thản nhiên, bảo John nhảy với Helen cho vui, rồi bước nhanh tới ôm lấy Steve đòi nhảy, Steve đưa tay dìu tôi, không chút vồ vập. Tôi lừa một lúc không ai để ý, lôi Steve ra ngoài parking, kiếm xe John, chui vào ngồi, lẳng lơ cười vẫy tay mời gọi Steve chui vào theo.
- Steve, come on in.
Steve phát giác ra điều gì lạ nơi thái độ tôi, đứng ngoài không chui vào:
- What’s wrong with you? No, you are a good girl. Don’t do that.
- Sao anh không gọi em mỗi tối nữa? Anh không còn thương em nữa à?
- Anh nhớ em lắm, nhưng cố kềm hãm không gọi em đó. Anh muốn tạm quên em một thời gian.
- “Tại sao? Tại sao?” Tôi gào lên, kéo tay Steve chồm lên ngực tôi. ” Em không chịu đựng được. I want you! I want you!”
- No. No. Lòng tự trọng của em đâu, Hylan?
- Tự trọng? Em không cần. Do whatever you want, Steve. I am yours now.
- Stop! Không được. Anh phải làm sao đây bây giờ? Không được.
- I don’t care what happens. I want to die.
Steve quay lại gọi John, vừa lúc đó chạy ra kiếm tôi. John chui vào xe, ôm lấy tôi vuốt ve, an ủi, vỗ về, hôn vào mặt vào tóc, vào má tôi. Tôi nức nở khóc, mơ màng tưởng đó là Steve, để mặc nó hôn hít khắp nơi, hai bàn tay ôm lấy lưng nó, kêu khe khẽ:
- I love you, Steve. I love you.
John sửng sốt buông tôi ra, chăm chăm nhìn vào mặt tôi, ngồi vào tay lái, rồ máy xe đưa tôi về.

4. STEVE:
Sau đêm Hylan lội ra giữa sông trầm mình tự tử ngòai thác nước, được vớt cứu đưa vô nhà thương bởi mấy người đi chơi khuya về ở ngoại ô, cả thành phố náo động. Tôi nghe tin, chạy vô thăm nàng ngay, có cả ba má nàng ở đó. Ai cũng biết nàng tương tư tôi quá độ mà làm điều ngu xuẩn như vậy. Bác sĩ chuyền serum. Hy lan thiêm thiếp ngủ, thân hình mềm mại co quắp dưới tấm drap dày. Ba tôi nghe tin cũng ái ngại vô thăm. Tôi vò đầu bứt tóc, ra hành lang, làm dữ với ông, nhứt định đòi cưới nàng, không chịu đi học Yale.
- Con trên 18 rồi. Con là người trưởng thành theo pháp lý rồi. Con có quyết định của con. Ba đừng có cản con nữa.
Ông chỉ cúi đầu yên lặng, thông cảm nỗi khổ tâm của tôi. Sau đó mấy ngày, ý định của tôi lại xìu dần trước con mắt khẩn cầu yên lặng của ông. Tôi ăn ở trong “dorm” của Yale, share phòng với một bạn trai tên Ted, học năm thứ hai. Tôi chẳng hứng thú gì với bài vở, hay ngồi đánh bài một mình và coi phim thật khuya, có khi buồn qua, uống bia tới hai ba chai. Ted cảnh cáo tôi nhiều lần, lo rằng trường sẽ mời cha mẹ tôi lên nói chuyện và đuổi học tôi. Nó đã từng thấy những trường hợp như vậy. Nhà trường có câu lạc bộ, nên để thay đổi không khí, thình thoảng tôi đem sách tới, vừa học vừa uống bia. Ở đây tôi quen với Lopez, con gái bà chủ quán, người Mễ, nhanh nhẩu đặc biệt quan tâm săn sóc đến tôi. Lopez không đẹp phúc hậu, không thông minh như Hylan, nhưng mắt to đen láy và hàm răng trắng đều xinh đẹp.
- ANh say rồi, đừng uống rượu nhiều không tốt cho sức khỏe.
- Ăn nhầm gì.
- Anh ăn pizza olive và nấm không, em nướng cho anh ăn. Anh ở đâu tới đây học?
- Kansas.
- Kansas đẹp không anh?
- Kansas rất hiền lành, nên thơ. Dân chúng đối đãi với nhau như bạn bè, bà con….
- Vậy sao không về đó học? Anh không có bạn gái sao?
- Có chứ.
Lopez hơi thoáng buồn, không hỏi tiếp, chỉ nhìn đi chỗ khác, rồi dìu tôi vô nhà bếp, ngồi xuống bàn, loay hoay lấy ổ pizza nóng hổi từ trong lò ra, cắt một miếng bỏ vào dĩa tôi...
Cứ như vậy, Lopez săn sóc tôi trong vòng một tháng là chúng tôi đã trở thành đôi tình nhân khắng khít, ăn nằm với nhau gần như là vợ chồng. Tôi có nghĩ đến Hylan, tự hỏi mình có chung thủy không, nhưng lại yếu mềm để mặc cho tình dục và sự việc lôi kéo. Ông hiệu trưởng kêu tôi lên văn phòng cho biết điểm thi tôi thấp, không đủ tiêu chuẩn tiếp tục học ở Yale. Tôi cũng tình ngay, kể rõ tôi bị ông già ép học, chứ theo quan niệm tôi, đâu phải cứ học đại học mới gọi là thành công... Ông cười, hoàn toàn đồng ý với tôi, gọi cha tôi tới tuyên bố sa thải tôi vì sức học quá yếu. Ba tôi không tin, cứ tưởng tôi còn tương tư Hylan đến độ lười học, năn nỉ ông, rồi kéo tôi đi vũ trường có ăn uống linh đình. Tôi chiều ý ông, miễn cưỡng đi. Ông chỉ một con bé vũ nữ dân Á châu, giống y hệt Hy lan trên sân khấu, lè nhè nói:
- Thấy nó giống Hylan chưa? Giống chưa? Ba sẽ mua con bé đó cho con tối nay, chịu không? Con phải ráng chăm học lên.
Nửa đêm tôi đang say ngủ thì có ai gõ cửa. Té ra là con bé vũ nữ giống Hylan ông già gởi tới, mệt mỏi ngáp lên ngáp xuống ngồi phịch xuống giường tôi. Tôi cột giây quần lại, đứng lên đuổi nó ra, khóa trái cửa lại.

5. HYLAN:
Tôi được gởi vô bệnh viện tâm thần này được hơn một năm nay. Người ta dạy tôi học vẽ, cho tôi đi dạo, đọc sách. Tôi quen với Tuấn, sinh viên y khoa thực tập ở đây. Tuấn qua Mỹ từ nhỏ, rất thích tôi. Tuấn không đẹp trai như Steve, chỉ được cái hiền và thiệt thà. Tuấn ghi tên học vẽ để được thường xuyên gần tôi, tâm sự bằng tiếng Việt với tôi. Anh nói ba anh là bác sĩ giải phẩu, nhưng anh lại sợ cầm dao cắt thịt bệnh nhân, sợ thấy máu chảy, nên chọn nghề này. Tôi thấy mến Tuấn vì tánh tình vui vẻ, xuề xòa giản dị. Ba má tôi 6 tháng nay mới vào thăm tôi lại. Tôi mừng lắm, lật đật chạy ra đón, ôm chầm lấy mẹ.
- Mấy đứa bạn gái con gọi thăm con hoài. Tháng sau con ra viện rồi, má tổ chức party gọi tụi nó tới chơi.
- Con không thích…
- Con khỏe lắm rồi mà. Tại sao không muốn gặp lại bạn thân? Tối nay đi ăn ngoài với ba má nhé?
Tôi tự nhiên nhớ lại chuyện cũ, không muốn đi ăn tối với ba má, hay gặp bất cứ ai biết chuyện tôi phải vào đây dưỡng bệnh. Khi ông bà về rồi, tôi kể bác sĩ Warren sao ba má cứ kêu tôi “con nít“ hoài. Ông nói:
- Con cái thời nay hay trách móc cha mẹ quá. Ở đời, không ai hoàn toàn cả. Con phải học cách chấp nhận con người với những khuyết điểm của họ.
Lúc khác, ông hỏi riêng tôi:
- Con có nghe tin về Steve không?
:Tôi hơi bối rối:
- Không, tụi bạn viết thư cho con …không đứa nào nhắc đến anh ấy nữa. Chắc là còn học ở Yale.
- Ta mong con sẽ mạnh mẽ cứng rắn hơn trong vấn đề tình cảm.
Một ngày trước khi tôi xuất viện, tôi chào bác sĩ Warren về, e thẹn báo tin Tuấn muốn đi hỏi tôi làm vợ. Ông ân cần hỏi:
- Do you love him?
- “I don’t know”, tôi trả lời., ”chắc là có yêu, nhưng con yêu Tuấn khác cách con yêu Steve trước kia.
- Thế con nhận lời Tuấn chưa?
- Dạ rồi.
- Good, Tuấn là đứa rất tốt, có tương lai. Hai con lại đều là người Việt nam, rất xứng đôi. Thế rồi con có nghĩ đến chuyện đi thăm Steve lại không?
- I don’t know…
Bác sĩ Warren phì cười:
- Ìt’s funny. Bằng lòng lấy người này mà lại chưa dứt khoát với người kia.
Tôi cười buồn ôm chào từ giã ông bác sĩ phúc hậu xem tôi như con ruột lâu nay, bùi ngùi lưu luyến nhìn khu bệnh viện lần cuối cùng. Về tới nhà đã thấy hai con bạn thân Linda và Ngọc tới thăm. Ba đứa ôm nhau nhảy choi choi như con nít, vừa nhảy vừa cười như nắc nẻ. Mẹ lúi húi nấu ăn trong bếp. Khi hai mẹ con còn lại với nhau trong phòng, mẹ ôm lấy tôi khẽ hỏi:
- Con còn hờn ghét mẹ không?
- Không, con không có giận mẹ chút nào hết.
Mẹ sụt sịt khóc:
- Con đừng ghét má nghe... Má dạy con theo cách bà ngoại dạy má ngày xưa ở Việt nam. Má biết má đã làm con đau khổ lắm về vụ Steve... Má chỉ muốn cho con nên thôi. Trong xã hội Mỹ, có thể má đã làm sai… má cũng không biết nữa.
Tôi ứa nước mắt úp mặt vào ngực mẹ:
- Không, mẹ đừng nói vậy. Con xin lỗi mẹ. Con thương mẹ lắm.
Một lát lâu, bình tĩnh lại, tôi hỏi mẹ về Steve:
- Steve đã có vợ chưa mẹ?
- Mẹ thực sự không biết con à. Hình như nó bỏ học, về làm nông trại cả năm nay. Con tính đi thăm nó sao? Đừng...

6/ HYLAN:
Linda lái xe chở tôi và Ngọc xuống vùng nhà quê phía Nam thăm Steve. Tôi cũng không biết lòng mình hiện tại ra sao. Dù sao, tôi cần phải thăm Steve một lần cuối, coi chàng sống ra sao, làm ăn ra sao, có vợ chưa, có hạnh phúc không, có còn chung thủy yêu tôi không, hay chỉ coi tôi như một người tình cũ của quá khứ. Gần tới nơi, thấy lại cái cổng đá cũ, thấy vườn cam đang ra hoa trắng thơm ngát và còn sót lốm đốm trên cành những quả vàng chin mọng, tôi bùi ngùi nhớ lại ngày nào Steve chở tôi đến đây, một ngày đẹp trời cũng như hôm nay, khoe với tôi tất cả nơi đây sẽ thuộc về”chúng ta” nay mai sau khi cưới nhau, tôi đã ngây ngất, vòng tay ôm lưng Steve, lim dim ngả đầu vào bờ vai khỏe mạnh của chàng dưới ánh nắng vàng ấm áp. Xe ngừng. Tôi bỗng hồi hộp, cảm động, luống cuống run lên. Linda giữ tôi ngồi lại trên xe:
- Ngồi đây chờ tao vô trước coi sao cái đã.
Mấy phút sau, nó trở ra, gật đầu, ra dấu tôi bước vô gặp Steve. Ánh mắt nó nhìn tôi có vẻ gì khác lạ, nửa như thương hại, nửa như buồn phiền. Tôi kéo chiếc nón mây trắng xuống che nửa mái tóc, lấy hết can đảm, mạnh dạn tự nhiên đi tới giữa hai hàng cây. Steve kia rồi, khỏe mạnh, cao lớn, da hồng rám nắng, dạn dày đẹp trai trong bộ đồ jean xanh, bỏ cái sẻng dài và con bò sữa rảo bước ra đón tôi...
- Hi Steve.
- Hi, HyLan. Longtime no see!... How are you?
Tôi mở to mắt tươi cười ngắm nghía Steve. Vẫn hàm răng trắng đều, nụ cười tươi cởi mở hiền lành, cái trán vuông dưới mái tóc dày loăn xoăn, hai hàng lông mày rậm dài với rèm mi dài chớp chớp đã làm tôi mê mẩn nhiều năm qua. Không còn vẻ thư sinh ngây thơ trên khuôn mặt học sinh lớp 12 ngày nào. Steve bây giờ là anh chàng “farmer” trai tráng lực lưỡng đang cười chào đón tôi.
- Muốn gặp vợ con tôi không? Vào đây tôi giới thiệu.
Vợ con? Thảo nào lúc nảy Linda đã trở ra nhìn tôi với vẻ mặt bối rối. Tôi bang hoàng theo Steve bước vô nhà. Steve gọi:
- Lopez, anh muốn em ra đây gặp bạn cũ anh.
Một người dàn bà dễ thương từ trong bếp bước ra, mặc “ tạp dề”, ngượng nghịu hình như đang có bầu. Tôi ân cần bắt tay, chị ta rụt tay lại vì sợ bẩn tay tôi. Tôi cười khúc khích cho không khí được tự nhiên thân mật.:
- Không sao đâu mà, tay em cũng dơ lắm…
- “Xin lỗi chị tới bất ngờ”, Lopez ấp úng, “nhà không được gọn gàng lắm. Chị uống chút “bia” hay champagne nhé?”
- Không, cám ơn chị, em không ở lại lâu được… Ô kìa, thằng bé dễ thương chưa kìa, cho em bế chút nhé?
- Steve “junior” đó, Steve nói, còn một đứa sắp ra đời nay mai. Hy vọng sẽ là con gái.
Tôi ôm chầm lấy thằng bé, kê mặt nựng nịu hôn hít thằng bé kháu khỉnh, tưởng tượng như đang hôn Steve những ngày còn yêu nhau say đắm. Lopez mời ở lại ăn cơm. Tôi nói còn có bạn chờ ở ngoài xe, cáo từ ra về. Steve và tôi sánh vai thủng thỉnh bước ra ngoài chỗ xe đậu:
- Anh quen cô ấy ở cantine trường Yale. Lan có biết rằng hồi đó anh học chưa xong năm thứ nhứt không?
- Bà xã anh rất dễ thương.
- Mọi sự bắt đầu bết bác thì cô ấy hiện ra, tuyệt vời như một nàng tiên…
- Steve, anh có hạnh phúc không?
- I guess so. Đã lâu, anh không còn tự hỏi về diều đó nữa. Còn em thì sao?
- Em sắp làm đám cưới cuối năm nay?
- Thật sao? Ai vậy?
- Một bác sĩ trẻ ở Cincinati. You might like him.
Steve cúi đầu ngẫm nghĩ một lúc rồi ngửng lên mỉm cười:
- Sự đời đôi khi diễn ra tức cười dễ sợ, em thấy không?
- Đúng vậy.
- Anh hy vọng em được hạnh phúc.
- Em cũng không còn nghĩ đến vấn đề ấy nữa.
- What is the point? Chúng ta phải chấp nhận số phận thôi... We got to take what comes...
- “Đúng vậy”, tôi mếu máo cười.
Tới trước xe hơi 3 thước có 2 cô bạn ngồi chờ, Steve bỗng đứng dừng lại, quay lưng về phía họ, buồn rầu hất hàm ra dấu cho tôi quay lại có chuyện muốn nói riêng. Tôi hồi hộp làm theo, ngửng lên nhìn Steve chú ý nghe.
- EM biết không, gặp lại em, anh hết sức là vui mừng…
- “Em cũng vậy”, tôi nghẹn ngào đáp.
Steve quay mặt ra nói lớn với hai cô bạn:
- Ê, Linda, Ngoc… bữa nào mình họp mặt ăn nhậu một bữa mừng gặp nhau chứ.
- Sure, lo gì, chờ anh gọi là tụi này tới ngay.
- I will. Tôi hứa, nói là làm mà. Bye…
Lúc lên ngồi xe giữa hai đứa bạn, Linda rồ máy quay xe về, nó và Ngọc cùng hỏi tôi một lúc:
- Lan, mày còn thương Steve không?
Tôi thẩn thờ không biết trả lời thế nào. Hai mắt tôi rưng rưng nước mắt, miệng tôi mếu máo... Tôi nhớ lại bài thơ của Wordsworth ngày xưa cô giáo bắt đứng lên đọc và phân tích trong lớp. ”Mặc dù không gì có thể mang lại vẻ huy hoàng trong cỏ, vẻ rực rỡ trong đóa hoa tình ái nữa, ta chớ nên đau buồn, hãy cố gắng tìm SỨC MẠNH trong cái còn sót lại với ta…trong cuộc đời này……

PHC


Về Đầu Trang
buihongloan
Niên Khóa 1970-1975


Ngày tham gia: 01 Aug 2008
Số bài: 488

Bài gửiGửi: Mon Feb 15, 2010 7:00 am    Tiêu đề: Ode on Intimations of Immortality from Recollections of Earl
Tác Giả: William Wordsworth (1770–1850)

Kính tặng Thầy Phạm Hoàng Chương

Ode on Intimations of Immortality from Recollections of Early Childhood

There was a time when meadow, grove, and stream,  
The earth, and every common sight  
To me did seem  
Apparell’d in celestial light,  

The glory and the freshness of a dream.         5
It is not now as it has been of yore;—  
Turn wheresoe’er I may,  
By night or day,  
The things which I have seen I now can see no more!  

The rainbow comes and goes,         10
And lovely is the rose;  
The moon doth with delight  
Look round her when the heavens are bare;  
Waters on a starry night  

Are beautiful and fair;         15
The sunshine is a glorious birth;  
But yet I know, where’er I go,  
That there hath pass’d away a glory from the earth.  
Now, while the birds thus sing a joyous song,  

And while the young lambs bound         20
As to the tabor’s sound,  
To me alone there came a thought of grief:  
A timely utterance gave that thought relief,  
And I again am strong.  

The cataracts blow their trumpets from the steep,—         25
No more shall grief of mine the season wrong:  
I hear the echoes through the mountains throng,  
The winds come to me from the fields of sleep,  
And all the earth is gay;  

Land and sea         30
Give themselves up to jollity,  
And with the heart of May  
Doth every beast keep holiday;—  
Thou Child of Joy  

Shout round me, let me hear thy shouts, thou happy Shepherd-boy!         35
Ye blesséd creatures, I have heard the call  
Ye to each other make; I see  
The heavens laugh with you in your jubilee;  
My heart is at your festival,  

My head hath its coronal,         40
The fulness of your bliss, I feel—I feel it all.  
O evil day! if I were sullen  
While earth herself is adorning  
This sweet May morning;  

And the children are culling         45
On every side,  
In a thousand valleys far and wide,  
Fresh flowers; while the sun shines warm,  
And the babe leaps up on his mother’s arm:—  

I hear, I hear, with joy I hear!         50
—But there’s a tree, of many, one,  
A single field which I have look’d upon,  
Both of them speak of something that is gone:  
The pansy at my feet  

Doth the same tale repeat:         55
Whither is fled the visionary gleam?  
Where is it now, the glory and the dream?  
Our birth is but a sleep and a forgetting;  
The Soul that rises with us, our life’s Star,  

Hath had elsewhere its setting         60
And cometh from afar;  
Not in entire forgetfulness,  
And not in utter nakedness,  
But trailing clouds of glory do we come  

From God, who is our home:         65
Heaven lies about us in our infancy!  
Shades of the prison-house begin to close  
Upon the growing boy,  
But he beholds the light, and whence it flows,  

He sees it in his joy;         70
The youth, who daily farther from the east  
Must travel, still is Nature’s priest,  
And by the vision splendid  
Is on his way attended;  

At length the man perceives it die away,         75
And fade into the light of common day.  
Earth fills her lap with pleasures of her own;  
Yearnings she hath in her own natural kind,  
And, even with something of a mother’s mind,  

And no unworthy aim,         80
The homely nurse doth all she can  
To make her foster-child, her inmate, Man,  
Forget the glories he hath known  
And that imperial palace whence he came.  

Behold the Child among his new-born blisses,         85
A six years’ darling of a pigmy size!  
See, where ’mid work of his own hand he lies,  
Fretted by sallies of his mother’s kisses,  
With light upon him from his father’s eyes!  

See, at his feet, some little plan or chart,         90
Some fragment from his dream of human life  
Shaped by himself with newly-learned art;  
A wedding or a festival,  
A mourning or a funeral;  

And this hath now his heart,         95
And unto this he frames his song:  
Then will he fit his tongue  
To dialogues of business, love, or strife;  
But it will not be long  

Ere this be thrown aside,         100
And with new joy and pride  
The little actor cons another part;  
Filling from time to time his ‘humorous stage’  
With all the Persons, down to palsied Age,  

That life brings with her in her equipage;         105
As if his whole vocation  
Were endless imitation.    
Thou, whose exterior semblance doth belie  
Thy soul’s immensity;  

Thou best philosopher, who yet dost keep         110
Thy heritage, thou eye among the blind,  
That, deaf and silent, read’st the eternal deep,  
Haunted for ever by the eternal Mind,—  
Mighty Prophet! Seer blest!  

On whom those truths do rest         115
Which we are toiling all our lives to find;  
Thou, over whom thy immortality  
Broods like the day, a master o’er a slave,  
A presence which is not to be put by;  

To whom the grave         120
Is but a lonely bed without the sense or sight  
Of day or the warm light,  
A place of thought where we in waiting lie;  
Thou little Child, yet glorious in the might  

Of heaven-born freedom on thy being’s height,         125
Why with such earnest pains dost thou provoke  
The years to bring the inevitable yoke,  
Thus blindly with thy blessedness at strife?  
Full soon thy soul shall have her earthly freight,  

And custom lie upon thee with a weight         130
Heavy as frost, and deep almost as life!    
O joy! that in our embers  
Is something that doth live,  
That Nature yet remembers  

What was so fugitive!         135
The thought of our past years in me doth breed  
Perpetual benediction: not indeed  
For that which is most worthy to be blest,  
Delight and liberty, the simple creed  

Of childhood, whether busy or at rest,         140
With new-fledged hope still fluttering in his breast:  
—Not for these I raise  
The song of thanks and praise;  
But for those obstinate questionings  

Of sense and outward things,         145
Fallings from us, vanishings,  
Blank misgivings of a creature  
Moving about in worlds not realized,  
High instincts, before which our mortal nature  

Did tremble like a guilty thing surprised:         150
But for those first affections,  
Those shadowy recollections,  
Which, be they what they may,  
Are yet the fountain-light of all our day,  

Are yet a master-light of all our seeing;         155
Uphold us—cherish—and have power to make  
Our noisy years seem moments in the being  
Of the eternal Silence: truths that wake,  
To perish never;  

Which neither listlessness, nor mad endeavour,         160
Nor Man nor Boy,  
Nor all that is at enmity with joy,  
Can utterly abolish or destroy!  
Hence, in a season of calm weather  

Though inland far we be,         165
Our souls have sight of that immortal sea  
Which brought us hither;  
Can in a moment travel thither—  
And see the children sport upon the shore,  

And hear the mighty waters rolling evermore.         170  
Then sing, ye birds, sing, sing a joyous song!  
And let the young lambs bound  
As to the tabor’s sound!  
We, in thought, will join your throng,  

Ye that pipe and ye that play,         175
Ye that through your hearts to-day  
Feel the gladness of the May!  
What though the radiance which was once so bright  
Be now for ever taken from my sight,  

Though nothing can bring back the hour         180
Of splendour in the grass, of glory in the flower;  
We will grieve not, rather find  
Strength in what remains behind,  

In the primal sympathy  

Which having been must ever be,         185
In the soothing thoughts that spring  
Out of human suffering,  
In the faith that looks through death,  
In years that bring the philosophic mind.  
 
And O, ye Fountains, Meadows, Hills, and Groves,         190
Forbode not any severing of our loves!  
Yet in my heart of hearts I feel your might;  
I only have relinquish’d one delight  
To live beneath your more habitual sway;  

I love the brooks which down their channels fret         195
Even more than when I tripp’d lightly as they;  
The innocent brightness of a new-born day  
Is lovely yet;  
The clouds that gather round the setting sun  

Do take a sober colouring from an eye         200
That hath kept watch o’er man’s mortality;  
Another race hath been, and other palms are won.  
Thanks to the human heart by which we live,  
Thanks to its tenderness, its joys and fears,  

To me the meanest flower that blows can give         205
Thoughts that do often lie too deep for tears.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân