TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MẢNH ĐỜI LẬN ĐẬN-( HỒI KÝ)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MẢNH ĐỜI LẬN ĐẬN-( HỒI KÝ)
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Dài
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Oct 13, 2010 12:32 pm    Tiêu đề:

  Thật là một nữ nhân tốt bụng. Có lòng nhân ái giúp đỡ kẻ gặp khó khăn, bỡ ngỡ , chưa  rành đường sá ở đây.  Ngoài ra, lúc còn làm tại Hảng Xe nói trên , chàng cũng được hai  thanh niên da trắng, làm khâu bán hàng”Salesman” tại  đây thân hành  chở bộ Sofa còn tốt đến tận nhà  biếu cho gia  đình chàng. Một  anh da màu  làm VP Hảng Xe cũng cho chàng quá giang buổi chiều khi bãi Sở. Buổi sáng , chàng  cuốc bộ đến  Hảngả vì nơi làm việc không  xa nhà  mấỷ .  Anh này  chở chàng  về nhà  rất nhiều lần trước khi anh bị Chủ đuổi  vì mãi mê ôm ĐT  nói chuyện với bồ trong giờ làm việc.à Chàng  cám ơn những người Mỹ tốt bụng này đã giúp đỡ chàng. Chàng cũng  ghi ân những người đồng hương, những ân nhân đã  thương mến ,  giúp đỡ chàng  định cư và  sinh  sống  tại Xứ Cờ Hoa  này bấy lâu nay.
                                             “ Tri ân bạn Mỹ xa gần
                                                Giúp  chàng những lúc khó  khăn ban đầu.
                                                Ân nhân bảo trợ bấy lâu
                                                Giúp chàng mọi thứ, cúi đầu tạ ơn.
                                                Công ơn ghi khắc trong lòng
                                                Dẫu mòn bia đá, chẳng mòn tri ân.”
         Trong thời gian qua, dẫu có  vât vả , khó khăn trong cuộc sống nơi đất khách quê người, chàng cũng thấy vui vẻ, thoải mái , hạnh phúc vì đã  giúp đỡ Mẹ già và các em , cũng như một số  bà con , cô bác tại quê nhà. Của ít , lòng nhiều. “Miếng khi đói bằng gói khi no”. Con cái cũng lớn khôn, có điều kiện làm ăn, sinh sống, phường  tiện học hành tiến thân, phát triển sinh hõat khả  quan. Cuộc  sống có tương lai hơn, khởi sắc hơn, vui tươi, hạnh phúc hơn. Đó là điều đáng mừng .  Thấm thoát mà  đã hơn  10 năm nơi đất khách, tha  hương cầu thực, cầu tự do, dân chủ đã trôi qua như một giấc mộng. Chàng chỉ về thăm quê hương, thăm Mẹ già,  các em , ba ụcon , cô bác  có một lần. Sức khỏe, cũng như  công việc làm ăn, giữ lấy Job chưa cho phép chàng  về thăm nhà. Chờ hưu trí, sẽ tính.  Cũng không xa mấy. Cũng  gần  tới tuổi dưỡng già rồi. Chàng  vẫn phải phấn đấu lao động,  kiếm sống vì cái nợ cơm áo chưa  dứt được. Cứ  làm việc, niệm Phật và  ngâm thơ . Viết văn, làm bạn với thi ca, giải sầu nơi đất khách , quê người cũng là cái thú của chàng  mấy năm qua. Khi xúc cảm , chàng thường ngâm nga bài thơ mình sáng tác  chàng  thích  nhất để  kỷ niệm “Một Ngày Phấn Đấu”:
                                               “Tuổi đời gần bảy mươi tròn
                                                 Áo cơm cái nợ vẫn còn đa mang.
                                                 Đồng hồ báo thức reo vang
                                                 Ba giờ rưởi sáng,  vội vàng cuốn chăn.
                                                 Mì tôm vừa khẩu điểm tâm
                                                 Da ua giải độc, giảm đường lâu nay.
                                                 Tai Chi , thể dục hằng ngày
                                                 Quả rau năm thức thường xây lót lòng.
                                                 Ơ cơm  thương mến trưa dùng
                                                 Ngâm thơ, niệm Phật, thong  dong cuộc đời.
                                                 Bịnh tình đủ thứ trong người
                                                 Giữ lòng an lạỉc, thảnh thơi, vui cười.
                                                 Nhân sinh giã tạm, mây trôi
                                                 Sống trong ttần tục, trụ đơi hoa sen.
                                                                    ooo
                                                 Đêm còn rực  rỡ ánh đèn
                                                 Bạn đường xe đổ,  quá giang  Sở làm.
                                                 Bon bon xe lướt nhẹ nhàng
                                                 Qua cầu xa tít, sương lam ngập  rừng.
                                                 Lô hàng, giải quyết hóa đơn
                                                 Thép cưa, sắt uốn, bạn thường khéo tay.
                                                 Quét phòng, cắt cỏ , lão đây!
                                                 Thời gian  thắm thoát, đã rầy mười niên.
                                                  Có khi về đến mái hiên
                                                   Đèn đêm đã tỏa bên thềm từ  lâu.
                                                   Bao nhiêu công  việc  bù đầu
                                                   Tưới cây, nhổ  cỏ, vườn sau xanh  rờn.
                                                   Tối còn giảng cháu bài trường
                                                   Con em của nó cứ vờn quanh Ộng
                                                   Đặt lưng thì đã ngáy  giòn          
                                                   Một ngày vất vả, mỏi mòn Lão Lai.    
 PHẦN   X:   ĐOẠN  CUỐI  MĐLĐ
           
     
     Thế là gần bảy mươi mùa  xuân đã trôi qua  cuộc đời chàng. ” Thất thập cổ lai hy” là quý hiếm lắm ! Như ông bà ta thường nói thế. Sống lâu sinh lão làng.  Tre tàn thì măng mọc.“ Thời gian thắm thoát thoi đưa, Nó  đi, đi mãi,  có chờ chờ ai.” . Tuy niên kỷ Lão Lai cao , sống tha hương nơi đất khách, quê người này, chưa cán mức bảy bó. chẵn chòi.  Nhưng cũng đa lăn  trôi một cách mệt nhọc , gian nan , vất vả, ba chìm, bảy  nổi,  chínũ cõi long  đong tới quá “lục thất thọ niên” rồi, Quý  Vị ạ! Nguyên đã  xuất thân từ một gia đình  nộng dân, quê mùa, nghèo khó. Nhà nghèo từ  đời ông Nội , kéo dài xúống tận đời Cha. Hai bên Nội , Ngoại  dều thuộc dòng họ nông dân chất phát, quê mùa, làm  ruộng, rẫy, làm thuê, làm  mướn để  sinh nhai qua ngày, đoạn tháng. Nguyên chỉ nghe nói, Ông Sơ,  Họ Đào,  quê Hà Tĩnh,  làm Quan lớn thời Vua Nhà Nguyễn , chức Tổng Binh Triều Đình, vào trấn nhậm Đạo Ninh Thuận, chuyên đi  ngựa để đi kiểm tra tình hình quân sự. Đến đời ông Cố, Đào Thông thì ngụ  tại vùng An Thạnh bây giờá. Cũng là Quan lớn. Bà Cố xinh đẹp, con một của  vị Phú  hộ trong vùng gã cho Quan Địa  phương. Sau Bà  ghen tuông  lúc đã sanh  hai con trai với đấng  lang quân, gì đó hay bị mẹ chồng  hành  hạ, không rõ lắm, chỉ nghe truyền khẩu, nên nổi máu sản hậu mà qua đời trong uất hận,  khổ đau  của cô tiểu thư đài cát, bị nhà chồng  bạc đãi. Hai con trai giao cho em  ruột mình nuôi dưỡng lớn khôn. Chính là Ông Nội và Ông Nội Chú (Ông Nội Cũu, vì Ông này giàu có mua chức Cửu Phẩm thời Pháp thuộc và phong kiến xa  xưa.Nên Ông  có  biệt danh là Ông Cửu Phẩm hay  gọi tắt là Ông Cửu). Ông này  quê ở La Chữ , sau gia đình Ông chuyển vể  ngụ  lâu dài tại Thị Trấn Phú Quý , Thủ phủ của  Quận An Phước thời VNCH , và ngày nay. Còn Ông Nội Nguyên , thì đóng đô ở Phước Khánh, một thôn làng vắng vẻ chỉ cách PR một con sông nhỏ.  “Sông  Dinh lờ  lững xuôi dòng,  Êm đềm cạnh  Phố Phan Rang Quê Nhà.”.  Suốt cuộc đời hoa niên của chàng trai, con nhà nghèo, cha mẹ chân lắm tay bùn, vất vả quanh năm suốt tháng, để lao động  kiếm sống,  nuôi bày con dại động đảo, lúc nhúc, lủ khủ, chàng chỉ may mắn,  hân hạnh cắp sách đến trường có 6 năm. Còn kỳ dư , chàng  tự học thêm lên  cấp cao hơn để tiến thân. Âu cũng là  cái nợ sách đèn, ham chữ nghĩa , văn chương, học hành thi cử,  đeo đuổi chàng  gần như suốt cuộc  đời mình. Sống  với Ông Bà Nội  và cô chú khá  lậu ở thôn làng PK. Rồi  về Thương Diêm, Sở Muối Cà Ná, sống với Ông Bà Ngoại, các Dì  nhiều lần trong đời. Có khi  ở chung với song thân. Có khi ở một mình với Bà Ngoại và Dì Tám, em kế của Má ( Khi đó, Ông Ngoại đã từ trần vì bị  bịnh  thần kinh lâu năm và Dì Thạnh, người Dì bà con với Bà Ngoại ở Quãng Nam, Quận Điện Bàn, Ga Kỳ Lam,  theo gia đình Ngoại từ  bé vào  sống ở Sở Muối TD, đã bịnh chết sau khi sanh con. Cả hai mẹ con đã lìa đời. Trong lúc đó  thì người chồng Dì, cựu Trưởng Ban Công An  VM, Thôn TD, ÔẢng Mai Ch,, đang   ở tù ngoài Lao Xá PR).  Sáu năm đi  học với  người HS  hiếu học, ham đèn sách này là hai niên khóa Lớp Nhì  và lớp Nhất. Rồi bốn năm theo học TrườngTH/DT. Chàng  trải qua một  năm học Trường SPNT, ngụ tại nhà  Cô Giáo cũ dạy lớp cao nhất trước khi lấy văn bằng tiểu học là  Tôn Nữ Đương. Cô cao ráo, duyên dáng, nói tiếng Huế  dịu dàng, ngọt xớt. Cô thông minh,  hiếu  học  và sau này trở thàng GS   dạy THDIC, môn Pháp Văn. Rồi Nguyên trở  thành Ộng Giáo dạy tại  PT/Bình Thuận, từ  1960 đến 1964. Sau đó,  vâng theo lời song thân ở Đường NQ/PR , xin về dạy tại tỉnh nhà. Lúc bấy giờ, chàng đã chuyển sang ngạch GHBT, sau khi thi đậu Văn Bằng Tú Tàì 2 Ban VC ( Tú Tài 1, Ban Toán),  năm  1963/khóa  1 tại HĐ Thi NT. Sau này, chàng  học thêm, khi biệt phái Bộ GD làm việc tại Nha Du Học SG . ( Chàng   động viên đi VBTĐ tháng 6/1966 và ra trường cấp bực Ch/Úy TB tháng 4/1967. Chàng tự động thằng cấp len lới  Tr/Úy TB/ Bộ Binh.  Chàng phục vụ tại ĐĐ  952/ ĐPQ/ TK/NT. Đ/Úy Phạm Sang, tay cán giá, quê  ỏ Mỹ An, chuyên nói tục, chửi lính  hết cở thợ mộc, bằng ngôn từ thô bỉ , khó nghe nhất trong  đời nhà binh của chàng trai gốc  gíao chức, chỉ quen các  ngôn từ lịch sự , tao nhã , văn chương, tế nhịụ .  Biệt phái Bộỉ GD  vào tháng 3/ 1969. Chàng theo học ĐHVK/SG môn văn chương và AV.  Chàng đã thi đỗ hai VB/CNVK . Chàng  dạy hai môn AV  và VV  Đệ Nhị Cấp  tại Trường THDT và nhiều  trường khác trong  Tỉnh  NT cho đến ngày “Đổi Đời”, tháng 4/1975. Và cuộc sống  gian khổ, chôn  vùi  tuổi xuân trong lao tù và  cuộc sống vô  vàn cay đắng, lao đao , lận đận đã ụp lên đầu, lên cổ những kẻ thua trận. Những người thất thế, sa cơ, phải gánh chịu đau thương , tang tóc. Phải trả giá  cao trong “Địa Ngục Trần Gian.”.  Dù chàng đã trở  về đời  sồng dận  sự từ lâu rồi . Đãỉ giã từ vũ khí từ khuya.ỉ  Đã  làm nghề  cầm phấn, đứng bảng, làm công việc truyền bá kiến thức cho đám hậu sinh trong  suốt sáu năm ròng, sau khi thi hành nghĩa  vụ quân sự của người trai  thời loạn , như bao nhiêu thanh niên khác trong thời buổi nhiễu nhương, đất nước  bị nội chiến.  Cuộc chiến tranh ý thưc hệ, do ngoại bang sắp đặt, nuôi dưỡng , chỉ huy, gây  thù  hận, căm hờn, đấu tranh, tàn sát nhau gĩữa những người VN , cùng da vàng,  mũi tẹt, cùng nòi giống, con Rờng , cháu Tiên.   Những   thế lực Quôc Tế lãnh đạo, điều động, xúi  quảy, bày trò để phục vụ  cho tham vọng,  quyền lợi và bá quyền của cá nhân  quốc gia mình. Cuộc chiến tranh xảy ra tại Quê hương. mấy chục năm trời thật là bi thảm, tang thương, mà hậu quả và hệ lụy khổ đau của nó  còn kéo dài cho đến ngày nay.  Chưa chấm dứt thảm trạng thù  hận, tranh chấp ý hức hệ. Chưa chấp  dứt tham quyền , cố vị, độc tài. thiếu tự do, dân chủ. Xã hội  đa phần còn  nghèò đói, lầm than, khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Thật là khổ đau cho con dân Nước Việt thân yêu của chúng ta.  
        Bây giờ nhìn lại,  Nguyên  thấy mình thiếu may mắn. Đầu thai  lầm  thế kỷ. Luôn  luôn sống trong một quốc gia đầy nhiễu nhương , chiến tranh đau khổ , hầu như không  ngừng nghỉ.  Cuôỉc đời của người trai thời loạn thật là gian lao vất vả, phải phấn đấu liên miên bấy tận. Chàng đã từng làm nông, làm rẫy, làm phu lục lộ, ngay từ hồi còn nhỏ. Rồi đi bán  cà rem,  dang nắng ngày này qua ngày nọ, vất vả, cực khổ vô cùng, ngõ hầu giúp thêm kinh tế cho gia  đình đông  em dại, nghèo khổ, hầu như quanh năm suốt tháng. Chàng là con trai trưởng, do đó phải cán đáng mọi việc trong nhà. Khi dã  đi  dạy  học, dù là sức khỏe yếu  kém nhiều bịnh  tật từ bé, chàng  vẫn  hiếu học. Lúc  nào cũng  ham đèn sách, thi cử, học  lên lớp cao hơn để tiến thân. Thú  vui chỉ biết cờ tướng và đọc sách báo văn chương thôi. Không biết ăn chơi , bài bạc gì cả.  Rồi tình yêu trai gái, hôn nhân cũng lao đao lân đận vì cái tính nhiều đam mê.  Đa tình , đa  cảm, đa  lụy, đa  mang, phải chuốt khổ  đau, thất  vọng về đường tình  ái ba lăng nhăng. Rồi  đi cải tạo  gần năm năm trời, nếm mùi cay đắng , địa ngục trần gian. Nào đói , rách, khổ đau, đày  đọa, nhục nhã. bịnh  tật hành hạ. Chịu thiếu thốn gian nan, tưởng bỏ xác trong  rừng sâu , núi thẳm, trong Trại tù SM,  LS,  ĐTSL/ Cà Lon, Hàm Trí, A.30. Báo hại Mẹ Già và   vợ con ,  các em  lui tới thăm nuôi, lặn lội đường  xa ngàn dặm, tốn kém đủ thứ,  bao nhiêu năm trời trong  vòng tù ngục, đói rách tả tơi, thừa chết, thiếu sống ,  để  chờ ngày được khoan hồng  ra trại.
              Khi  được phóng thích về lại  đời sống dân dư,ỉ thì phải  làm mướn, làm thuê, làm cu li vất vả vô cùng,  trong cuộc sống chụp giựt, rách mướp như tương. Ai cũng khó khăn, thiếu thốn cả. Ai cũng lao động, kiếm cái ăn. Đói  , rét, lầm than hết ngõ nói trong giai động thập niên 80. Chàng đã làm CN của Tổ HTSMĐT/PR , trong một thời gian. Chàng cũng đã từng chặt cây â  tại  Dinh  Tỉnh trưởng cũ ( là Khu Tỉnh Ủy hiện  nay), tại Chợỉ PR, trong Tổ Hợp Tác của Ông Ẩn, gốc Phú Yên , nhà ở gần Cơ Quanụ Từ Thiện  cũ, tại Khu Tam Gíác PR.  Rồi  làm XN/GVĐL trong bao năm trời , sau khi ngưng chở  đá lẻ  cho các quày bán chè tại Chợ PR .( Vì Chính Sách” Cải tạo  Công Thương Nghiệp, cấm buôn bán tư nhân, ” Ngăn Sông Cấm Chợ ”.  Lúc bấy giờ ,  Chàng phải làm  khâu sản xuât trực tiếp, Tổũ Tạo Hình,  rồi chuyển ra Bộ Phận” Đúc Than Đá” để đốt Lò Nung Gạch thẻù.  Sau đó,  làm tại Tồ Lá Nem. Phân Xưởng Cát Lồi. Đi  làm khâu Cung Tiêu, kiêm bốùc vác, khiêng bia bán cho các quày , các Cửa Hàng BB Kinh  Doanh Nhà Nước. Thôi thì đủ thứ lao động  bằng  tay chân. ” Đổ mồ hôi đổi lấy bát cơm ăn”.  ” Có làm thì mới có ăn Không dưng ai  nở đem phần đên cho.”.  Lao động nặng không đủ  sống .  Chàng phải tranh thủ kiếm học trò dạy  kèm thêm dể giúp đỡ gia đình và nuôi con ăn học.  Nhờ Thanh là  cô giáo Nhà Nước , ( Gia đình CM. Cha là NB, hy sinh trong  kháng chiến chống Pháp năm 1948),  đem học trò về cho chồng  dạy kèm thêm buổi tối.
                                         “Cuộc đời lận đận, lao đao
                                           Xuất thân nghèo khổ, học nào bao năm.
                                           Sáu  nịên đến lớp trễ tràng
                                           Phải khai tuổi nhỏ, Duy Tân đậu vào.
                                           Bốn năm Trung Học gian lao
                                           Về nhà, công việc trước sau chu toàn.
                                           Người con trai cả, trưởng nam
                                           Làm gương em út, một đàn cậy trông.
                                           Đậu vào Sư Phạm Nha Trang
                                           Trở thành Ông Giáo trường làng mấy năm.
                                            Học  thêm, đỗ Túù Tài Toàn
                                            Giáo Học Bổ Túc, lên lần Giáo Sư.
                                            Kỳ thi Sư  Phạm đậu cao
                                            Thầy Cô Giám Khảo phê vào “Dạy Hay.”
                                            Giáo Sư Trung Học chuyển ngay
                                            Tháp Chàm nhiệm sơ,ũ vào tay ai cầm.
                                            Bây giờ  biệt phái Sài Gòn
                                            Làm Nha Du Học , gần Trường Văn Khoa.
                                            Ghi danh đi học tà tà
                                            Cử Nhân chuyển ngạch, cấp ba dạy trường.
                                            Việt Văn , Anh Ngữ chuyên mộn
                                             Duy Tân các lớp đã từng vào ra.
                                             Nhiều trường mời dạy  gần xa
                                             Vợ chàng cũng đã dạy giờ Duy Tân.
                                              Ba Sinh Hương Lửa mấý  lần
                                              Bây giờ thuyền đã êm dầm trôi xuôi.
                                              Không ngờ sau cuôc Đổi Đời,
                                              Tang thương, đau khổ đến người Miền Nam.
                                              Chàng đi cải tạo năm  năm
                                              Tóc phai màu nắng,  hao mòn thân trai.
                                              Trán nhăn, da xạm, ốm người
                                               Mất nghề, mất cả đất trời tự do.
                                               Thân tàn, ma dại, đói so
                                               Làm thuê, làm mướn, học trò dạy thêm.
                                               Lao đao , lận đận, chẳng yên
                                               Suốt đời cứ mãi truân chuyên, đi cày.”
             Cuối cùng làm hồ sơ xuất cảnh vì diện HO, tù cải tạo ba năm trở lên. Làm giấy tờ gần áp chót,  HO. 34. Rồi cả  gia đinh  may mắn được chấp thuận định cư tại “ Vùng Đất Hứa’,  xứ nổi danh trên thế giơi về giàù có và dân chủ, ũ tự do. Thời gian thấm thoát đã hơn 11 năm trời trôi qua, nhanh như một giấc mộng. ”Thời gian như  thể tên bay Năm năm ,tháng tháng, ngày ngày qua mau.” Thời gian  thắm ă thoát thoi đưa, Nó đi , đi mãi, có chờ, chờ ai.”.  Hơn mười năm qua, tuy lao động vất vả  tại xứ người, chàng cũng thấy  hài lòng  vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc. Chàng có dịp gửi tiền về VN  giúp Mẹ già  yếu và các em .  Cách đây bốn năm , chàng cùng  đưa con gáí Út, có dịp về Quê Hương thăm người thân. Chuyến đi thật là thích thú và sung sướng vì gặp lại thân mẫu, đệ huynhụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương. Mẹ già trên 80 tuổi, đủ thứ bịnh tật trong người. Tóc đã bạc trắng như tuyết. Da nhăn, má hóp, tay chân khẳng  khiu, yếu mềm. Ngại bước qua đường và đi xa, sợ đau ốm bất thình lình.
                                            “ Mẹ già như chuối bà hương
                                               Tay chân mềm yếu, tóc sương, da mồi.”
+++ NGƯỜI  HÙNG CÔ ĐỘC
     
 
  Hòa là em trai kế chàng. Nó  có tính tình đặc biệt, khác thường. Hồi bé nó  đã  có bịnh thần kinh, Hay ngất khi giận dữ. Lớn lên ham tập Yoga, Tai Chi. Ngồi Thiền , không có` thầy chỉ điểm.  Tự  đọc sách Thiền rồi thực hành một mình. Vì vậy, có lần  đang ngồi thiền, thì trông thấy  mọt con quỷ mặt đỏ như cái mâm, bay ngang qua trợn mắt nhìn nó ngồi trên phảng  trong nhà tại Đường NQ/PR.  Lúc đó,  nó còn đi học lớp Đệ Nhị tại Trường TH  Duy Tân PR .  Nó bị tẩu hỏa  nhập ma ngay khi thấy con quái quật và bị ngã  xuống  ván . Ngực bị  nhói đau và  bị  thần kinh chấn động, theo lời người hùng  kể lại cho anh mình sau này. Do đó tánh tình trở  nên bất thường, khi tỉnh , khi mê, khi bình thường, khi nổi mát. Nó thi hỏng Tú Tai 1 và tình nguyện thi vào khóa 19 SV/SQĐPQ. Ra trường  với cấp bậc Chuẩn Úy.  Đó  là khoá cuối cùng của lực  lượng Bảỏ An/ĐPQ/ QL/VNCH.  Có vợ tại làng Tri Thủy, có hai con, một trai, một gái. Nhưng vợ  kém nhan sắc. Chàng ta  thì đẹp trai và ưa thục nữ duyên dáng. Đâảy là cuộc tình không  đầm thấm, hạnh phúc. Nó nghi hai đứa  bé không phảỉ là con  ruột của nó. Tình yêu mà thiếu tin  tưởng sự chung thủy của người phối ngẫu,  thì khó  được  niềm hạnh phúc  lứă  đôi.  Cuộc hôn nhân , do đó,  thiếu nền tảng vững chắc, bền chặc trăm năm. Nó tình nguyện đi Nhảy Dù. Vào nhà Ông Anh ở Gia  Định một thời gian khi đăng ký vào binh  chủng  “Thiên Thần Mũ Đỏ oai hùng nàỷ .  Nhưng sau đó, người hùng võ  sư   bỏ  ngũ, bị  đưa  về lại đơn vị gốc , TK NT . Chuyển sang làm “Ủy Ban LHQS Hai Phe”.  Đến khi Đổi Đời, chàng bị tù  cải tạo, nàng bỏ  rơi luôn. Sau khi ra tù  về PK  sống với Mẹ và các  em, làm nông HTX Phước Thuận. Khi ra đi HO 33, vợ  ký giấy đồng ý  cho phép chồng đi Mỹ một mình.  Hai con lớn  hiện ở với Mẹ tại vùng  quê duyên hải  lâu nay, quê hương nắng gíó , vùng  Địa Linh Nhân Kiệt của  cha mẹ  nàng. Nghe nói, gia đình bên vợ có ba con  vơi Cưu TT/VNCH. Người hùng oanh liệt một thời quê quán tại Tri Thủy.  Nó từng  đi  xúc cá tại Sông  Quao,  một nhánh của con Sông Dinh,  nhằm ngày rằm.  Nó bị gai tre  đâm  chân. Ống  quyển  bị lở lói, làm độc  nhiều ngày.  Tưởng  phải cưa bỏ  luôn. May mà có loại thuốc vỏ chữa lành trước khi đi Mỹ. Tại đây, trong khi làm Car wash,  rửa xe,  nó bị sắt làm trầy chỗ vết thương cũ, nay đã lièn da. Vết thương có mũỉ,  làm đocả , đau nhức, không  chịu kéo da non,mặc dù nó đã bôi thuốc trụ sinh đủ  loại. Nhưng vêt thương không lành. Nó rút nhà bằng chỉ còn bảy trăm bạc để đi BS/ĐT Xương , khám chữạ vết thương  lâu lành nơi chân mà  mọi người nghi là  nó có thểù bị  bịnh  Tiểu Đường,  cho nên vềt  thương không chịu liền lại. Khi thử máu thì BS , qua kết quả xét nghiệm , cho biết nó không bị bịnh nguy hiểm ,  nan y này.  Nó mừng quá, không chịu suy nghĩ chín chắn, vội gưi tiền về VN cho người thận hết ráo. Đùng một cái, vết lở bị tái phát mà tiền ngân hàng thì trống trơn . thật là  tai hại. May mà , sau đó,  vết lỡ khép miệng, kéo da non. Nó thật khùng  khình, bất thường. Xài tiền không biết lo xa, không chiỉu  để dành chút đỉnh , phòng khi bịnh đău, hữu sự , để có điều kiện chi dùng , ứng phó, xoay sở.  Nó có tánh bốc đồng. Tùy hứng. Nò thích là làm. Thường nó không  nghe lời ai cả,  kể cả anh mình. Nó  sống cô độc.  Thuê một mình ỏ cài nhà rộng rãi, cho được tự  do, thoải mái.  Nó vốn  sợ “ Con người ác độc. Con người xấu xa, ganh tỵ, hiểm sâu.”.  Nó  hay tâm sự với Nguyên như thế.ă Nguyên thường ngâm nga bài thơ  diễn tả tánh tình cá biệt của em mình. Bài thơ này chàng cũng  gửi về  cho Mẹ  và các  em ở quê nhà khi thằng  Anh và vợ con  về VN vừa rời ( Hòa không  gửi cho xu nào về Mẹ và các em qua  đứá cháu gọi bằng  Chú Tư về NT.  Nhưng sau đó,  lại tự động rút  một ngàn ba trăm đô cho Má, các em. Thật là tùy hứng. Hồi năm 2002, Nguyện  cùng con gái về VN, có thông báo cho Hòa hay, Nó hứa cho Mẹ $150. Tuy nhiên, vào  giờ chót, nó cằm bao  thư đưa cho anh mình. Nó  lạnh lùng  nói:
                 - Tôi không phải thần linh.
        Nói xong , nó vội  đi bộ ra xe ngay .  Nó  có tánh mưa nắng bất thường như thế. Nó cũng  thích làm thơ , viết văn . Nó cũng có tâm hồn nghệ sĩ, đa cảm. Nó  làm thơ  đọc lên nghe cũng có hồn  ghê lắm! Nó chỉ dạy thực hành  cho Nguyên nhiều bài tập thể dục Tai Chi, ngõ hầu chàng  có thể tập  hàng ngày để trị bịnh Cao Máu và  TĐ . Ngoài ra,  người  hùng,  cựu ĐĐT/ ĐPQ,  từng  nắm Đại Liên bắn lại quân địch tấn công  lực lượng ĐPQ đóng tại Mông Đức. trước kia , cũngụ biết coi chỉ tay, tướng số.  Nó thích thờ Ngài Quan Thế Âm Bò Tát.  Thuộc lòng  bộ “Lăng Nghiêm  Thần Chú”, bản tiếng Phạn.  Nó vẽ tượng  Phật, Bồ Tát, Thần Hộ Pháp và Chúù Đại Bi thật là đẹp vô kể.).  Sau đây,  là Bài thơ ngắn diễn tả tánh tình “Người Hùng Cô Độc.”
                                      “ Người Hùng đặc biệt khác thương
                                        Suốt  đời  chỉ thích nhà đơn bóng mình.
                                        Bạn bè chả có, ngoài Anh.
                                        Anh Em thủ thỉ tâm tình xa quê.
                                        Đi làm chỉ thích đạp xe
                                        Xe mua nhiều chiếc dẵ về ga ra.
                                        Xài tiền, chẳng tính  đường xa
                                        Linh tinh đủ thứ đầy nhà ngỗn ngang.
                                        Tính tình thảo lảo, dễ thương
                                        Cu ki một bóng, chán chường thế nhân.
                                        Sợ người hiểm ác xa gần
                                        Lấy làm hạnh phúc một thân, một mình.
                                        Thương em, giúp đỡ tân tình
                                         Đậu vào Quốc Tịch, đệ huynh vui vầy.
                                         Nương nhau mà sống xứ này
                                        Anh Em hủ hỉ, tháng ngày thong dong."
              Tại đây, nó bị người ta gạc về vấn đề mua xe đã nhiều chiếc. Có lẽ gặp phải vố  đau nhức là  bị tên Hồi Giáo  đồng  nghiệp lau xe  tại Benny’s  Car wash dụ khị,  gạ bán cho chiecá xe  Truck  đã hỏng máy nặng nề.  Nghe nói, nó cắt họng, cắt  hầu người hùng ngu ngơ không rành về xe  hơi gần  hai ngàn đô.  Nhưng chiếc  xe cà tàng chỉ  nổ máy có ba hôm  rồi nằm ăn vạ tại sân  parking của Hiệp Sĩ Cô Đơn này  vĩnh  viễn. Báo hại phải  tốn tiền cho người keo bỏ ga ra. Từ  đó , người hùng  quyết tâm  cỏi xe đạp đi làm  cho chắc ăn. Khỏi phải phiền não,  khổ đau về tốn kém lo  bạc để sắm xe cộ và trảụ tiền bảo hiểm hàng tháng.
              Hòa ít chịu nghe  anh khuyên bảỏ. Nó thích làm theo y mình thôi. Khi  thử máu đường  thấy cao, Nguyên  khuyenậ  Em nên đi khám BS, xem có  bị bịnh hiểm nghèo TĐ không. Hay khi trông thấy Em  mình bị nám mặt mày, sợ bịnh gan,  nên  đề nghị em đi BS thử máu. Hòa không chịu nghe lời mà còn nói lại:
- Anh  có vợ con. Còn tôi một mình, một bóng. Anh  bị  bịnh thì  có người chăm nom, săn sóc. Còn tôi?  Nếu tôi bị  bịnh thì  làm sao đây? Tôi phải giả vờ có ảo tưởng rằng: ” Tôi khỏe mạnh. Tôi không có  bịnh đau gì cả. Tôi tập võ, tập Tai Chi để  khỏe mạnh, sống qua ngày. Anh hãy để  cho tôi sống như cây cỏ. Tự  nhiên như mọi sinh vật trong  cõi đời “ Ngũ Trược Ác Thế”á này. Tôi niệm Quan Thế Âm  Bồ Tát và Thần Chú Lăng Nghiêm và Thập Chúù để được  an lạc tâm hồn. Tôi không có bịnh  bịnh tật gì cả. Xin Anh  cứ  để cho thằng em này sống tự do, thoải mái, sống vui vẻ, tự nhiện như hoa lá, cỏ cây đồng nội.
- Biết Em không  chịu nghe lời mình, Nguyên không khuyên bảo  gì cả. Thỉnh thoảng Hòa mua trái cây tặng Anh. Chàng  lại mua bao gạo cho Em. Hầu như Em ăn chay. Nó  không có ĐT, không xài máy lạnh, nóng. Chỉ  xài quạt nhỏ cho đỡ tốn  kém.  Nhà không có tủ lạnh. Sống  rất đơn gỉản. Một CN nghèo nhất nước Mỹ. Nói chung , hai Anh Em đếu vất vả, lao động cật lực hơn 10 năm qua để sinh rồn tại HK . Họ giống như bao nhiệu người VN  sống xa quê hương khác vì thời cuộcũ , vì hoàn cảnh phải bỏ nước ra đi tìm tự do, dân chủ và  cuộc  sống  mới phồn vinh , có tương lai xán lạn hơn , khắm khá hơn, con cháu có  tương lai hơn cuộc đời nghèo đói, lầm than, tối tăm ở VN. Họ phải chấp nhận thôi. Ở đây tuy lao động  vất vả, có khi làm cả 10/12 giờ/ ngày và làm 6 ngày trong tuần lễ, họ vẫn quen đi. Vẫõn thấy cuộc sống thoải mái, êm ả, tự do, hạnh phúc.  Đúng là “ Hạnh phúc, an vui tại tâm. Thiên đàng/ Địa ngục  tại tâmụ ã.  “Nhất thiết duy tâm tạo”.   Sướng khổ đều do tâm mà  ra. ”  Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”(Kiều).” Khi lòng thong  thả an vui, Thì  dù vất vả  cuỗc  đời thơm hương. Khi  lòng bất ổn, lo buồn, Thì dầu có của , vẫn thường không vui.”. Đời là bể khổ, la cõi trầm luân. Con nười sinh ra đã nếm mùi  đau khổ rồi. Cuôc sống vốn vô thường , giả tạm. Đời người đầy dẫy phiền não, lo lắng, bịnh tật, khổ đau , nhiều  hệ lụy, bất ổn. Phải chấp nhận thôi. Nhờ trú vào” Tánh  Không”  của các pháp, giáo lý nhà  Phật sâu sắc, nhiệm  màu, Nguyên thấy thanh thản, nhẹ nhàng  cõỉi lòng, êm ả, thong  dong cuộc sống. Cố gắng tập  luyện tâm  mình luôn luôn  giữ bình thản, an nhiên,  tự tại, trước cuộc đời nhiều buồn , ít vui, lắm khổ đăuă , ít hạnh phúc này. Cốá tập luyện  tánh  kham nhẫn , nhịn nhục để sống qua ngày, đoạn tháng. Cố  gắng đi cho hết kiếp nhân sinh, phù du, ngắu ngủi, giả tạm và vô thường này.  Chàng thường  ngâm thơ và niệm Phật. Niệm “Lục Tự A Di Đà” để giữ lòng thanh tịnh và an lạc.  Đi , đứng , nằm , ngồi,  đều niệm . Lao động, làm việc trên Hảng, chàng không dứt đọc, ngâm  thơ, phú và kinh  kệ, cũng như niệm Phật lâm râm trong miệng để thanh thản vui sống. Cũng là tập Thiền trong giây phút hịện tại này  đây.
-                        “ Bậy giờ  đất khách ,quê người
-                           Ngâm thơ , niệm Phật, thảnh thơi cuộc đời.
-                           Lao đao, lận đận  qua  rồi
-                          An trong chánh niệm, chẳng  rời tĩnh tâm.
-                          Vui trong hịện tại, việc làm
-                          Tập Thiền giây phút, đứng , nằm, nghỉ ngơi.
-                          Trú trong” Vạn Pháp Vô Lời”
-                          An nhiên, tự tại, cõỉ đời “ Vốn Không.”.

                                            Baton Rouge, LA  Oct 21st, 2006
                                                           THANH  ĐÀO.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Dài Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3
Trang 3 trong tổng số 3 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân