TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MẢNH ĐỜI LẬN ĐẬN-( HỒI KÝ)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MẢNH ĐỜI LẬN ĐẬN-( HỒI KÝ)
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Dài
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Jun 18, 2010 2:42 pm    Tiêu đề:

[
1) TRẠI TÙ SÔNG MAO
         
     
   
          Cuối cùng, đoàn xe tải dừng bánh trên  con  lộ giữa  các trại tù. TTTB 8,  bao gồm ba  Trại Tù. Trại Tù Khu A (Từ cấp bậc Đ/U đến Tr/Tá).  Trại Tù Khu B gồm các SQ cấp bậc Tr/Uy. TrạiTù Khu C  đành cho các SQ cấp Th/Uy. Nguyên theo gót anh em khối Tr/Uy vào Trại Tù khu B. Các doanh trại giam tù,  nguyên là khu gia binh của các đơn vị thuộc SĐ 23 BB của QLVNCH trưóc đây. Bây giờ,  biến thành nhà lao, giam giữ các người bại trận, thua cuộc. Họ là những  kẻ có nợ máu với ND va CM. Tại  Khu B cũng như các khu  khác,  đã  có sẵn  nhiều tù nhân bị giam cầm. Đa phần là các SQ tử  Trại Tù Cà Tót đưa về đây .
                       “Tù binh Tổng Trại. Ba Khu
                        Tộiụ nhânà lủ khu, ũ lù khu,ụ khổ đau.
                        Khô khan,  hạn hán một màu
                        Đồng phơi nứt nẻ,  vườn rau võ vàng”.
                  Trưởng Khu B, Thượng  uý Thái, to, cao ,  trắng trẻo như Tây lai. (Nghe nói Ông ta là con rể của Bà Huế  ở Xóm Lò Heo PT . Bà ta từng nấu cơm tháng cho Nguyên nhiều năm,  lúc chàng  dạy học tại Thành Phồ Biển  mát mẻ  dễ thương này) cho tập trung tù nhân mới đến.  Cả đám xác xơ,  mệt mỏi,   mới  xuống xe,  ngồi trên bãi cỏ vàng úa,  trước trại nghe Thủ Trưởng giảng về chính sách khoan hồng , đại lượng của  Chủ Nghĩa Anh Hùng CM .”Đánh kẻ chạy đi. Kh6ng đánh  người  trở về”. Ông khuyên nhủ anh em cố gắng cải tạo tốt, học tập,  lao độỉng tốt, để  được đoàn tụ với  gia đình nay mai.  Sau đó,  ông hỏi ai có người hoạt động cho CM thời chống Pháp và chống Mỹ cứu nưóc. Cha, mẹ, chú, bác,  anh,  em,  cô,  dì ruột...còn sống hay đã  hy sinh cho CM.  PMT (tức nhà thơ CTNM), sau đổi tên là Tr MT, giống Tây lai,  khai là cha mẹ  đã hy sinh cho CM. Thg/Úy,  Trường Trại,  tỏ ra cảm tình,  ưa thích anh chàng trắng trẻo , đẹp trai, giống dân Gaulois cũng như mình này. Anh ta đượcThủ Trưỏng cử làm Khối Trưỏng Khối 1. Khối này bao gồm đám tù mới từ Trại Giam MĐ và SM tỉnh NT chuyển đến.  Ngày nhập trại tù SM là  30/8/1975. Trại A nằm bên phải Trại B, không xa lắm. Trại  C ngay sát hàng rào phía  trái trại B. Phía trước mặt Trại B , bên kia con đường quan là Khu Doanh Trại của Ban Chỉ Huy Trại này. Tổng Trại Tù Binh 8 quản lý tù nhân bao gồm  các SQ chế đô cũ,  cư ngụ tại các tỉnh BT, NT, Bình Tuy, Lâm Đồng, Đà Lạt...  Lúc bấy giờ Tr/Tá Võ Như Loan, nói tiếng Quãng Nam , người tầm thước, làm Thủ Trưởng TT 8 . Th/Tá Trịnh Cát, CHP. Ông ta gốc Bình Định, cựu tù binh  tại Đảo Côn Lôn trước đây, thời VNCH, trắng trẻo, nói tiếng nhỏ nhẹ, sau ngày 16/4/1975 làm Chủ Tịch UBQQ Thành phố PR, ”Anh Mười”, như  các cán bộ thuộc cấp thường gọi,
              Lúc bây giờ,  Nguyên cũng như bao nhiêu người tù khác,  thật nhẹ dạ,  dễ tin lời các cán bộ giảng bài học chính sách CM, lên án gây gắt tội ác của Mỹ Ngụy. Họ hăng say ghi chép thảo luận,  thành thật khai báo  tội lỗi. Họ cố moi  hay phịa thêm ra tội để viết vào giấy cho đầy trang. Họ ngây thơ cứ muốn chứng tỏ  lòng thành khẩn khai báo tội lỗi thì sẽ được CM khoan hồng. Đảng và  Nhà Nước sẽ sớm xét tha cho về làm ăn sinh sống bình thường như lơì tuyên truyền, nhồi sọ,  hứa hẹn ỉhằng ngày.  Bởi vậy,  nhiều tù  nhân cả tin ,  đã quên đi câu nói bất hủ của Đệ nhất công dân thời VNCH  ”Đừng tin những gì CS nói. Hãy nhìn những gì CS làm”.
                ”Đừng nghe họ nói làm gì.
                 Việc làm của họ,  ta thì hãy coi.
                 Thế mà mình cứ lầm hoài.
                 Cả tin,  nhẹ  dạ,  khổ đời tù nhân”.
             Cho nên,  trong thời  gian học 8 bài cơ bản (“Có thể  áp dụng cho mười năm sống dưới chế dộ XHCN” như lỡi một cán bộ tuyên bố trước đám  tù), nhiều anh em cải tạo đã nhiệt tình,  năng nổ,  đáu tranh,  tố cáo nhau, moi hết tội lỗi nhau,  để mong CM tha về sớm. Thậm chí còn có ngưòi làm ăng ten, chỉ điểm,  báo cáo mật cho cán bộ Quản Giáo và CB  Trại,  để mong sớm đoàn tụ với người thân.
                ”Bước cùng trong chốn lao tu
                  Cả tin,  nhẹ dạ,  hạị nhau sớm về.
                  Khổ sai,  thiếu thốn mọi bề
                  Tình ngưòi giờ cũng phân chia sắc màu.
                  Đạp lên thân xác của nhau.
                  Nhân sinh đen bạc,  vàng thâu lẩn vào”.
             Tại Trại Tù SM , lúc bấy giờ,  một số anh em rỉ tai nhau tin hồ  hỡi,  phấn khởi khi đọc báo CM hay nguồn tin từ người thăm nuôi  đưa vàò. Họ  cứ hy vọng các ngày nghỉ lễ lớn như Ngày QK 2/9, Lễ LĐ 1/5,  Ngày QĐNDVN 22/12  là được xét cho ve . CM khoan hồngà một số người đã phấn đấu,  cải tạo tốt. Nhưng rồi cứ vẩn ngồi tù. Vẫn lao động. Một hôm,  Th/uý Hùng, gốc Quảng Nam , Cán bộ QG, sau khi điểm danh khối 1, đã mỉm cười , nửa úp, nửa mở, tuyên bố khơi  khơi, (khác hẳn mấy lần trước ”Rán  lao động tốt,  nay mai về thôi”)  
     -Các anh đừng hy vọng lễ Ngày QĐ/NDVN ,22/12 năm nay.  CM  chỉ  xét các ngày lễ lớn như  QK hay Lễ LĐ thôi. Cùng  lắm là giữ các anh vài ba năm .
 Anh ta vừa nói vừa cười lấp lửng,  như nửa đùa nửa thật. Vế  chót là  tin tuyên bố mới nhất làm  các tù nhân  kinh ngạc,  bối rối, lo lắng, buồn ba,õ phân vân . đủ thứ. Lòng họ bỗng nhiên ngỗn  ngang trăm mối,  buồn phiền vu vơ. Hy vọng lâu nay bỗng nhiên  trở thành chán nản,  tuyệt vọng và hoang mang vô cùng. Ngày trước,  cuốc đất trồng đậu xanh , một số hy vọng  sẽ về trước khi đậu già và thu hoặch.  Mùa  đậu đã  qua mà ngày về mù mịt. Giờ lại thêm câu nói “Vài ba năm “. Thật úp mở. Không biết bao nhiêu tờ lịch đây? Nay mai” hay “ngày mai các anh về" như Thượng uý Phùng,  CB Trại,  đã từng tuyền bố trước Trại B, nay  đã trở thành vài ba năm trong thờì gian thật ngắn ngùi. Thỉnh thoảng,  Trại cho  thân nhân thăm nuôi. Thực phẩm,  quà,  bánh kẹo , đưòng bồi dưõng. Cán bộ trại an uỉ ,  động viên người nhà tù nhân:
         - Chừng nào các anh ấy tiến bộ là chúng tôi cho về.
Có người hỏi:
        - Thế nào  là tiến bộ?  Họ trả lời:
        - Tiến bộ là luôn luôn tin tưỏng vào CM và Nhà Nước. Học tập, lao động tốt, Chấp hành nội  qui Trại thật tốt.
       Cuộc sống lao tù khổ sai thật đói rách, khốn khổ  vô cùng. Tuy nhiên,  mọi người phải rán  khắc phục. ”Nín thở qua sông”. Phải rán chịu đựng. Có kêu Trời,  nhưng Trời quá cao quá xa. Phật và Chúa cũng  không nghe thấy,  giúp dỡ những kẻ bị đày đọa,  lầm than như sống trong”Địa ngục trần gian.”. Hỏa Ngục cõi người”. ”Nhất nhật  tại tù ,  thiên thu tạõi ngoại”.ụ
                             ”Đói run người, đói , đói ghê!
                              Thèm cơm, thèm ngọt, thèm, thê thiết thèm.
                               Lao tù,  đói khổ triền miên.
                               Đúng là Địa Ngục ở miền trần gian”.
       Một mặt,  Cán Bộ Trại cứ  động viên ,  khuyến khích tù  lao động tốt, chấp hành nội quy tốt.  Nay mai về thôi. Mặt khác,  hằng ngày,  Trại sai các tù nhân lên Phi Trưòng SM gỡ vĩ sắt PSP về rào quanh các Trại A,B,C.  Hai người khiêng một tấm. Những vĩ sắt này vốn của Mỹ dùng làm phi trường dã chiến trưóc kia,  dài và nặng nê vô cùng.  Hai  người vác một tấm cũng đã chới với,  trong khi ăn uống thiếu thốn,  đói khổ như hiện tại. Tuy nhiên,  cũng có những anh hùng lao động khiêng  hai  chàng hai tấm.  Thật là sức khoẻ vô địch. Gương lao động tích cực, đáng biểu dương toàn Khối, toàn Trại. Thế là chẳng bao lâu ba phía các khối tù đã  cao sừng sững ,  bức  tường sắt kín mít như bưng. ’Dẫu mà  có cánh dễ bay đường trời”.  Thâm nghiêm , kín cỗng , cao tường , Cạn dòng lá thắm,  dứt đường chim xanh” (Kiều). Vì thế,  các thân nhân của tù không còn liên lạc,  nhắn gởi gì các tù nhân về phía hậu của Trại Tù nữa. Nhân một bữa học tập , báo cáo lên Ban Chỉ Huy Trại B,  Nguyên lúc đó là Tổ Trưởng thuộc Khối 1 ( Lúc này Khối Trường PMT và  Thầy Ngh làm Thư Ký Khối,  đã được tha về vì gia đình CM .  Họ chỉ học tập một thời gian ngắn,  khoảng mấy thángă. Anh N, gốc QN, anh họ của Cẩm,  gia đình CM  gộc,  nghe nói toàn Đ/Tá, lên thay. Anh là SQ/CTCT Trung Cấp) đứng lên hỏi Trưởng Trại, Thg’Uý Thái:-
-Thưa Cán Bộ.Anh em có mỗt thắc mắc.Xin có một câu hỏi,  được không ạ? .  Thủ Trưởng tươi cười, vui vẻ nói-
 -Được.Anh cứ hỏi!”.
 - Dạ,  anh em thắc mắc là trước đây,  Trại bảo học tập tốt,  lao động tốt,  chấp hành nội  quy tốt là nay mai  về.  Mà sao lâu quá!  Ngày về không thấy.  Lại  lấy vĩ sắt rào kín quanh Trại. Chúng tôi không rõ  nên  xin hỏi anh
   . Viên Thg /Uý Tây lai , liền khựng lại vài giây, rồi đưa mắt đảo qua một vòng đám tù nhân,  đại diện các Khối, các Tồ thuộc Trại Tù B. Anh ta nghiêm nét mặt,  tỏ vẻ suy nghĩ , rồi ôn tồn  nói;
   -Thì một Trại Quân Sự phải có rào dậu,  kỷ luật để sống cho an toàn,  thoải mái,  kỷ cương.
ỉ             Thời gian cứ trôi qua. Tù nhân vẫn lao động khổ sai. Trại tù khô  cằn,  thiếu  thốn đủ thứ.  Nưóc  ở đây quý hiếm như vàng .  Nguyên còn nhớ,  hôm đó,  là ngày Lễ QK.  Tù nhân bên Trại A sang Trại B thi đấu giao hữu bóng chuyền. Cũng  Th/Uý tên Hùng ( trẻ hơn Hùng QN), gốc PT, QG Khối 2, nằm phía sau Khối 1, bực mình,  tức giận,  vì nghe tin môt tù nhân nguyên là Th/Tá Ngụy ở Trại A,  bị kỷ luật gông cùm trong Phòng Giam kín,  vì lời phát biểu linh tinh với bạn tù cạnh giường- “ Mât nước mà không lo! Cứ mê ăn ngủ, tranh giành cải nhau.”. Thế mà  có ăng ten báo cáo CB Trại A. Lập tức,  ông  này bị  bắt vào Phòng KL cùm ngay. Do đó,  Th/Uý Hùng cho tập họp các tù nhân hai Trại.  Y ngang nhiên , với dáng điệu hùng dũng của kẻ thắng trận (như Thủ Trưởng Thái trước đây đã tuyên bố với toàn Trại B
  -Chúng tôi là  kẻ chiến thắng, Các anh là kẻ chiến bại. Các anh  phải cải tạo thôi. Phải kiểm điểm mình gây gắt. Phải liên hệ tội lỗi bản thân. Các anh phải phục tùng CM . Về hay không là tùy các anh)
  Lúc này Th ÚY Hùng dõng dạt,  huênh hoang nói lớn, giọng ồ ồ, nhấn mạnh từng tiếng rõ ràng,  đầy thù hận,  căm  ghét, sau khi đưa  đôi mắt sắc lẹm,  quét qua một lượt bọn tù đang sắp hàng đưng ngay ngắn dưới ánh nắng chói chang ,  rực rỡ của vùng khô hạn SM :
    -Tôi nói cho các anh biết. CM không  bắn,  giết các anh đâu.  Các anh phải học tập mút mùa. Từ 13 đến 15 năm! Hiểu chưa? Đừng có hy vọng hảo huyền. Đừng có hòng!.
       Anh ta  gằn từng tiếng, từng chữ cho đã giận. Hiển nhiên lời tuyên bố dõng dạc trước tù nhân đông đảo của  hai Trại vào ngày Lễ lớn nhất của CM , có ảnh hưởng, tác động nhiều đến tư tưởng của kẻ thua trận. Khác hẳn với lời tuyên truyền  nhồi sọ lúc học chính trị hay lao động khổ sai hàng ngày. ” Hễ chắp hành tốt mọi mặt:Nội quy Trại.  Lao động tích cực. Khai báo Lý Lịch rõ ràng là Trại cho về đoãn tụ với gia đình.”. Như thế,  anh ta  nói công khai là Đảng đang  trừng phạt bọn Ngụy . 15 năm một cái móc  thật khủng khiếp. Giống như cuộc đời giang  hồ phong trần,  trôi nổi,  đọa đày của Thúy Kiều. Nguyên chợt nhớ câu chuyện của CM Vô Sản Nga . Một Đ/Tá Bạch Nga bị giam trong lao tù Đỏ 21 năm,  mới được tha.  Ông  về lại thành phố Quê Hương với Giấy Ra Trại.  Lúc bấy giờ, tất cả đã thay đổi. tang thương. Vợ con ông, bạn bè, anh em , bà con không còn ở tại chốn cũ nữa.  Ông chỉ gặp những người xa la,  lạnh  lùng,  không thân thiện với tên tù vừa được phóng thích,  áo quần  bạc phết, cũ mèm. mặt mũi bơ phờ,  xanh xao,  râu  tóc trắng phau.  Một kẻ già nua, tàn tạ,  cô độc nhất trên cõi đời đầy đau khổ này. Ông ta  ngồi  trên ghế đá tại một công viên,  lòng buồn bã,  ảm đạm,  thảm sầu vì  không biết đi về đâu bây giờ. Bỗng có chiếc xe hơi bóng lộn, sang trọng đổ cạnh vườn hoa. Một cán bộ Trung Ương  CM, bệ vệ,  uy nghi bưóc đến,  hỏi han  lão tù mói được tha về,  đang gục đầu trên ghế đá vào một chiều đông giá buốt.  Sau khi xem “Lệnh Tha’, Lãnh Đạo T/Ư viết một tờ giấy,  đưa cho kẻ đã bị CM  lưu đày hơn  hai thập niên:
                 “Yêu cầu Đ/C các cấp hãy giúp đỡ công  dân có công  nhất với đất nưóc Nga vĩ đại này”.
                        “Nhiều năm tù ngục đọa đày
                          Bây giờ thành kẻ  bề dày công lao.
                          Nói đi,  nói lại,  khó đâu.
                          Trần gian Địa Ngục,  dễ nào thoát ra.”’
              Sau đó,  tình hình Trại Tù Khu B đã có nhiều sự kiện kinh khủng, đau thương xảy ra.
               
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jun 24, 2010 3:19 pm    Tiêu đề:

    +++ ANH D. TỰ SÁT
           
   
          Trước hết,  là anh D. gốc PR,  đồng môn với Nguyên, học trên chàng hai lớp (Bà con với Tổng Ch, nguyên Tỉnh Trưởng NT trưóc đây). Anh ta để lại một bức thư tuyệt mạng,  gởi cho trại và  cho gia đình vợ con anh: “ Anh học tập quá lâu! Em còn trẻ. Hãy tìm cho mình một tương lai. Hãy lấy chồng khác, đừng bỏ phí tuổi xuân. Em cố gắng săn  sóc con cái thật tốt. Người chồng bất hạnh , xin vĩnh biệt em và các con.” Anh ta  lợi dụng buổi sáng mọi người lu bu chuẩn bị , sửa soạn cơm nước đi lao động, anh dùng dao lam,  cắt đứt động mạch hai cánh tay. Máu  ra lênh láng. Anh ta thật dũng cảm,  chịu đựng và bình tĩnh vô cùng. Anh đã chọn cách tự sát thật đặc biệt, kín đáo. Anh vẫn thản nhiên nói chuyện với Tổ Trưởng NX B,  cũng quê PR,  khi anh ta nhắc nhớ anh chuẩn bị đi làm. Lúc đó,  anh đã cứa tay mình ,  nhưng che lại. Trước đây, hai người thân nhau. Hồi họ còn ở Khối do anh PMT  làm khối Trưởng. B  làm thủ kho. D, cứ lân la đến phụ việc với bạn .  Bây giờ,  D. giã từ tất cả, đi về cõi bên kia thế giới. Nơi đó không còn thù hận,  khổ đau,  hệ lụy của kiếp nhân sinh  nữa.  Có  lẽ anh suy nghĩ và tin chắc như thế.  Hay anh quá thất vọng cuộc sống tù đày,  khổ  sai,  kéo  dài lê thê,  nên anh chọn cái chết thê thảm,  bi đát này.  Anh  B. không  thể ngờ bạn mình lai làm thế.  Anh dã tắt thở sau đó,  vì Trại Tù không có phương tiện cứu chữa kịp thì. Anh bị  mât máu nhiều quá. Anh đã lã người và đi luôn.
                             “Buồn tình cải tạo quá lâu
                              Ngày về mù mịt,  khổ đau chất chồng
                              Mỏi mòn chờ đợi vợ con
                              Tuổi xuân nàng phải sắc son đợi chờ
                              Thôi thì tự sát là vừa
                              Cho nàng tái gíá, se tơ  kịp thì
                              Trước sau , sau trước khác chi
                              Cõi trần,  Địa Ngục chia lìa tử thê”.
                      Sau cái chết nghẹn ngào, uất hận, bi thương, tức tưởi này,  Thủ Trưởng Trại Tù B , Thg /Uý Thái,   cho tập hợp tất cả tù nhân toàn Trại tại  Hội Trường lớn. Anh ta nhấn mạnh từng từ ,  rõ ràng,  minh bạch,  trước hàng trăm SQ Ngụy,  đang rầu rĩ,  ủ dột,  ngơ ngác , buồn so,  vì các chết đau thương của bạn  tù;
   - Hôm nay chúng tôi tuyên bố thẳng thừng,  không còn úp mở,  giấu giếm nữa.  Các anh cấp úy Th/Úy,Tr/Úy phải cải tạo,  ít nhất từ 3 đến 5 năm. Đừng có hy vọng hão huyền là ngày lễ lớn được CM tha về.  Các anh phải xác định vị trí của mình. Phải biết ăn năn  tội lỗi đã gây ra cho nhân  dân và CM trước đây.  Phải học tập, lao động, chấp hành nội quy thật tốt, mới hy vọng được  CM xét.  Đừng có dại mà làm liều, tự tử nữa.  Không ai thương các anh đâu!
         Chính y đã nói với Nguyên hôm mới nhập trại là
        - Các giáo chức biệt phái nay mai trở về,  được dạy lại hay không,  tùy từng người.
         Nguyên còn nhớ lúc đó. Tr/Úy,   CBQG Khối 1, người Bắc, anh Liệu, đã nói với NTPh: ( Bấy giờ làm y sĩ  Khối . Ph. là.bạn đồng môn và  đồng nghiệp với Nguyên tại DT) .
      -Anh  Ph về nay mai  được dạy  học lại hay làm y sỹ BV.
    .  Lời nói này làm  Ph  vui mừng vô cùng. Anh ta càng tin tưởng vào CM,  nên  hăng say làm việc cho Trại. (Trong thực tế,  SQBP Bộ GD, bị loại luôn , bị tù đày mút chỉ cà tha, bởi vì,  CM tình nghi họ hoạt động cho CIA. Mỹ sai họ về,  coi ngó trường học.( ?) Đã là  Quân Đội , sao lại biệt phái dạy học. CM không tin. CM quên rằng  gôc SQ là nhà giáo đã từng cằm phấn đứng bảng kia mà!  Thật là oan ức  Ông Địa.”Oan này chỉ  biết kêu trời nhưng xa” (Kiều).)
               “Các anh Câp Úy ở tù
                Năm,  ba tấm lịch nhiềú đâu mà buồn
               Làm liều, tự sát,  chẳng khôn
               Thân còn, hy vọng sống còn lo chi
               Đời người đau khổ mọi bề
               Trần gian Địa Ngục não nề đã quen”.
          Cả trại tù nghe lời tuyên bố,  nhấn mạnh , dõng dạc,  dứt  khoát của Thủ Trưởng.  Thời gian cải tạo,  ít nhất tam niên đến ngũ niên,  đều gây buồn bã,  thất vọng, chán nản. Tuy không ai dám nói ra,  nhưng  khuôn mặt mọi người trầm tư,  ảm đạm,  lo âu thấy rõ. Thật là ngao ngán! Thật là phiền muộn,  ủ  ê. Mây xám như  ngập tràn  cõi lòng  khắc khoải, buồn bã,  thê lương của tù nhân. Kẻ  chiến thắng,  muốn nói thế nào cũng được.  Lý  của kẻ  mạnh là lý đúng nhất. ”La raison du plus fort est toujours la meilleuse”, như La Fontaine đã từng nói.
                                      ”Nói ngược,  rồi lại nói xuôi,
                                        Nói sao cũng được,  vì người thắng ta.
                                        Kẻ  thua chịu khổ trăm bề
                                         Phải cam nhục nhã,  ê chề trong lao”.
                  Trong trại có một  anh tù gia đình CM,  đã hiểu rõ chánh sách cải tạo khổ sai,  trả đủa của chuyên chính vô sản.  Anh ta đã được Ban CH Trại gọi lên  năm  lần, bảy lượt.  Trại đề nghị anh vẽ  sơ đổ Tổ Chức  Phượng Hoàng,  cơ quan  anh đã phục vụ.  Họ hứa hẹn cho anh về sớm. Anh ta biết quá mà! Vì vậy,  anh không chịu vẽ ngay. Anh ta cứ lần  lữa,  hẹn tới,  hẹn lui mãi. cho rằng lâu quá mình không còn nhớ gì hết. Anh em xì xào
         -CM nói dzậy mà không phải dzậy.  Chớ làm tên khờ dại,  bị lợi dụng.                    
                   ”Dễ tin nên bị gạt hoài ,Thật thà khai báo nay mai sẽ về”.
                  Có hai tù nhân Trại B,  gia đình CM,  thuộc Khối 4,  đã  mưu trí , dũng cảm lẻn trốn khỏi bàn tay sắt của  kẻ giam cầm mình.  Họ ngụy trang rất khéo léo. Hôm đó, nhằm ngày chủ nhật,  nghỉ lao động.  Giường mùng họ vẫn  phủ kín .  Cả tổ, khối cứ tưởng họ còn ngon giấc , chưa trở dậy.  Đến xế chiều,  vẫn không thấy họ ra khỏi mùng dùng cơm nước. Khi các Tổ Trưởng,  Khối Trưởng phát hiện,  thì họ đã cao chạy,  xa bay từ bao giờ. Từ đó,  Trại tổ chức canh  phòng nghiêm ngặt,  cho  ăng ten theo dõi,  báo cáo lên trên,  những anh em nào có âm mưu trốn trại hay tìm cách vượt ngục. Lại có kẻ viết bậy trên vách tường nhà xí: ”Đả đảo CS” Vi thế , Trại  càng tức giận đám tù,  cho điều tra đủ cách,  nhưng không thể phát hiện tác giả mấy chữ vô cùng chống đối ,  phản động đó.

      +++ HUỆ, TÂN  TRỐN TRẠI
               
          Hôm đó,  Nguyên và anh em cùng phòng đang ngủ say,  thì  có tiếng súng nổ dữ dội phía trước hàng rào kẽm gai,  sát con lộ  mặt tiền Trại B và Trại C. Đạn reo chéo chéo,  rít vang,  phá tan bầu không  khí yên tĩnh của  đêm khuya . Anh em tù trong phòng đối diện với  khoảng sân gần  vòng rào và  tường làm bằng vĩ sắt PSP, ngăn  hai Trại B và C,  choàng tĩnh dậy.  Họ thật hãi hùng,  hốt hoảng và bối rối hết cở.  Họ nghĩ là  có lực lượng nào đó đang tấn công vào trại tù binh. Tiếng đạn AK vẫn nổ ròn tan, như xe nát màn  đêm, bay chéo  chéo,  chạm vào tường thép  và vách gạch phòng giam. Ai nấy vội vã  nhào  xuống nền nhà. Họ vừa kinh hoàng,  sợ hãi,  vừa mệt mỏi, rã  rời cơ thể,  sau  một ngày lao động  nặng nhọc,  vất vả,  lại đói khát, thiếu thốn đủ thứ,  bây giờ  không ngủ  yên giấc. Tù nhân thuộc căn phòng đầu, sát bức tường ngăn hai Trại B và C,  trong đó có Nguyên, Thanh, Khanh, Sáu, Giàu,  trụt xuống giường, nằm sát mặt đất,  thở hồng hộc, hỗn hễn,  run cầm cập.  Súng vẫn nổ bên ngoài. Đạn vẫn  bay vèo vèo,  rào rào, chạm vào thép kêu chéo chéo, đinh tai, nhức óc.  Ghê thật! Có đánh nhau ư? Tù nhân trong phòng dưới ánh điện nhờ nhờ ( từ cột đèn,  sát hàng rào,  cạnh  các chỗ tiểu tiện dã chiến,   hắt vào,  qua cửa chính và cửa sổ không cánh của Trại Gia Binh cũ)  nhìn ra,  không thấy rõ  ràng hình ảnh
bên ngoài .  Súng vẫn nổ chát chúa,  rền vang dữ dội, kéo dài  chừng năm mười phút, rồi ngừng hẳn. Không khí ngoài trại bỗng trở nên  căng thẳng,  im ắng lạ thường. Bỗng nghe có tiếng bước chân lào xào,  khua động trên  sỏi ,  phía ngoài sân. Tiếng cán bộ  Trại nói chuyện  sầm sì. Rồi chợt có tiếng tu huýt vang lên phắp nơi.  Một số  hiếu kỳ bạo dạn đi ra cầu tiểu sơ sài,  che  vải bao cát  ba mặt , sát rào kẽm gai,  đứng tè,   vừa nhìn về gốc tường thép và  vòng  rào biên giới hai Trại B, C.  Bỗng có tiếng  quát to:
            -Hãy đi vô  trong  hết đi! Nhanh lên!
      Thì  ra,  ba bốn cán bộ Trại đang phục kích tại đó,  lăm le khẩu súng AK trên tay,  chỉ chực nhã đạn vào những tên vượt ra vòng rào.  Chính họ bắn tù trốn trại ,  chỉ mấy phút trước đây .  Tiếng còi vang rền ,  phá tan  đêm trường thanh vắng.  Tất cả các Khối của Trại B,  được lịnh tập họp,  điểm danh trước sân lớn.  Cán bộ và vệ binh,  súng ống lên đạn rào rào, Mặt mày ai nấy hầm hầm dữ dằn, đằng đằng sát khí.  Sau khi các Tổ, Khối kiểm tra điểm danh  những người có mặt trong hàng ,  họ báo cáo cán bộ trại đều đủ cả. Chỉ  có Khối 3 vắng mặt một người. Đó là anh Huệ. Khối Trưởng báo cáo cho anh Thái Trại Trưởng và anh Ca  Chính Trị Viên Trại B biết. Anh Ca,  người Nam,  mang súng lục, mặt lầm lì,  tư lự.  Anh Hùng mang súng AK, nét mặt lồ lộ hung ác,  thù hằn,  chỉ muốn  nổ súng vào đầu bọn vượt ngục mới hả giận. Anh Thái cao to dềnh dàng,  mắt long lên,  ẩn dưới đội lông mày rậm,  nhìn Khối Trưởng Khối 3 ,  nghiêm nghị nói :
   - Hãy ra bờ rào,  nhận xem có phải kẻ vắng mặt đang nằm  ngoài đó không?.
    Thì ra,  có hai tên tù đã vượt Trại.   Một anh bị bắn  phơi xác tại chỗ. Mọi người nhìn  thấy rõ anh Huệ bị sát hại một cách dã man. Thi thể anh bị bắn ngã bật ngữa. Máu me be bét,  đầu tóc,  mặt mày ,  ánh mắt còn hốt hoảng,  khủng khiếp,  nhìn trừng trừng. Bộ đồ đen nhầu nát. Gạo đổ trên bụng , bên hong,  lan ra đám cỏ  vàng úa và đât cát gần hố tiểu.  Anh chưa  chui ra khỏi lỗ rào tại mé  ranh , giữa  hai trại ,  thì đã bị phục kích,  bắn chết tại chỗ. Kẻ vượt ngục mới  bước tới gần hàng rào,  đã bị thảm sát một cách đau khổ,  tức tưởi,  đây uất hận,  oan khiên.
                                “Chưa đến được lỗ chui ra
                                 Quân thù phục sẵn,  thật là oan  khiên
                                AK hằn hộc khạt liền
                                 Chẳng thèm bắt sống, buộc đền mạng thôi.
                                 Con người tàn sát con người
                                 Từ bi, tha thứ cõi đời hư vô
                                 Chỉ là đày đọa lao tù
                                 Chỉ là bóc lột, hại nhau, lơi  quyền”.
Thấy Huệ bị bắn ngã, anh Tân, bạn đường vượi trại ,vội vã nhanh nhẹn chạy thoát. Anh co giò,  ba chân, bốn cẳng vượt theo mé tường rào thép PSP  tẩu thoát. Họ bắn theo dữ dội,  cố tình  giết luôn anh. Đạn AK nổ liên tục , vang rền đinh tai,  nhức óc, rit mạnh ,  bay vèo vèo trong không gian, chạm vào tường sắt,  rơi rào rào xuống đất. Tiếng súng nỗ ròn rã,  phá tan bầu không khí yên  tĩnh của đêm trường âm u, thanh vắng,  đã đánh thức đám tù nhân toàn trại tù .
                                ”Giết một tù, còn môt tên
                                 Cố tình chạy thoát, bắn liền sát luôn.
                                 Tên kia may mắn lạ thường
                                 Dẫu nhiều họng súng , đạn nhường,  đạn tha”.
           Sáng hôm sau, T Tá Trịnh Cát,  CHT/ TT 8,  dẫn một đoàn Tham Mưu sang Trại B,  điều tra,  lập BBản. Kẻ xấu số vẫn còn nằm đó. Ruồi bu,  kiến đậu đầy ngực,  đầy đầu nơi máu khô  còn đọng lại ,  thâm  sì,  loang lỗ.  Con người bị  giết chết như một con vật. Một tờ giấy ghi lý do chết làm bằng là đủ cho một kiếp tù đày,  khổ ải, bi thảm tang thương. Thật là bi đát cho một tên vượt trại! Thật là thê lương,  sầu thảm,   chua xót,  hiu quạnh,  đen  tối cho  một kẻ bạc số,  hẩm hiu. bị tử thần chiếu cố. Viên  Thủ Trưởng Tổng Trại Tù nhìn  bao quát bọn tù đang  bàng hoàng,  ủ sầu trong sân,  rồi thở dài như tiếc rẻ ,  như  trách móc vu vơ:
     - Thật là tội lỗi! Thật là tội lỗi!  Bị trừng trị đích đáng!
        Nói xong,  y quay mặt bước đi.  Ánh nắng hè vẫn gay gắt ,  chói  chang. Khu Trại  hâm hấp nóng như thiêu,  như đốt. Nước dùng  nấu ăn, uống,  tắm giặt thiếu thốn mọi bề.  Huệ được  một vài bạn tù cuốn chiếu chôn sau đó. Trại không cho  hòm gì cả. Chết chôn như một con chó , con mèo. Thế thôi! Trại trừng  phạt tên tội phạm, ác ôn, dám  chống lại CM,  không chịu cải tạo,  lại bày trò vược ngục. Trại đã hạ sát tại chỗ,  dù chưa  bước ra khói vòng rào . Trại bán chết cho bỏ  ghét,  để làm gương cho những tên tội phạm khác, đang nuôi  dưỡng âm mưu trốn trại,  vượt ngục sau này. Sau đó,  anh Tân bị cùm ,  bị  phạt ,  cho ăn cơm ít  lại với muối hột trong Khu D ,  nơi giam giữ những  kẻ có liên quan đến vụ trốn trại vừa qua. Đó là Khu Cách Ly nằm  gần Bộ CH /TB. Ngoài ra , Trại còn nêu đích danh các anh Dương, anh Đôn và môt số anh khác bị tra xét cật vấn nhiều lần vì tình nghi họ có liên quan về vụ âm mưu vượt trại này.
                               “Khu D cùm kẹp tội nhân
                                Biệt giam những kẻ liên quan trốn tù
                                Héo gầy ,đói khát liên ù,
                                Khảo tra,  hành ha,ỉ mịt mù ngày ra”.
              Nói về nước dùng hằng ngày là cả một vấn đề nan giảỉi tại Tổng Trại TB 8. Nước ở đây trở nên khan hiếm như vàng. Khí hậu  hầu như khô hạn quanh năm, suốt tháng. Vùng NThuận và SM được coi là  nơi ít mưa nhất tại Miền Trung cằn cỗải, nghèo nàn này. Tù nhân đã  chịu nhiều thiếu thốn,  đói khổ hằng ngày,  giờ lại thêm cái nạn nước uống và   nước dùng như nấu nướng, tắm giặt, không đủ xài thường nhật nữa.
                               ”Nắng chang chang, nóng nung người,
                                Giếng khô, nưóc hiếmũ, khổ đời tù nhân.
                                Tranh nhau thức trắng đêm trưòng,
                                 Chắt chiu từng giọt nưóc vàng ở đây.
                                 Nhờ nhờ nưóc đục,  bầy nhầy,
                                 Nước ới!  Sao nỡ đọa đày nhân sinh” .
               Các tù nhân tranh nhau sắp hàng,  đứng trước giếng nước để chờ tới phiên múc về dùng.ù  Giếng lại khô  cạn,  nước đục ngầu .  Mạch giếng lại chảy ri rỉ,  ra ra,ũ chậm chạp từng giọt ngắn dài. Tuy nhiên,  vì nhu cầu cho sự sống còn,  họ phải xài nước không  đủ tiêu chuẩn vệ sinh này.  Có lần,  không đủ nước,  Tổ của Nguyên phải dùng nước đục ngầu nấu ăn và  không  vo gạo,  vì nước đã khô hết rồi. Chảo gạo to tổ bố,  cuối cùng cũng thành cơm cho cả Khối 1 dùng bữa  chiều hôm ấy.  Đói quá thì ăn cũng ngon thôi. Thỉnh thoảng,  Trại cho Cảnh Vệ dẫn đám tù đi tắm suối. Đoàn tù đi thất thểu,  lê the,â lếch thếch dưới ánh nắng gay gắt đến con suối cạn sớt , nằm bên bìa rừng  chồi xơ xác,  đìu hiu,  gần dãy núi khá xa trại tù. Con  suối cũng bắt đầu khô cạn dần.
                                      “Núi rừng xơ xác đìu hiu
                                       Suối khô,  nước cạn, nắng thiêu bọn tù”.
              Vì thiếu nước tắm rửa như thế,  nên  nạn ghẻ  chóc,  lở lói xảy ra rất nhiều trong trại tù. Có anh tay  chân ghẻ ngứa ,  ghẻ  lở sưng húp nhiều nơi. Mủ ươm, chảy rỉ  , trông thật thê thảm,  khốn khổ, dễ sợ. Thuốc men thì thiếu thốn. Vì vậy,  bịnh ghẻ dễ lây lan và khó lành ,  lâu chấm dứt vô cùng. Những người tay chân  bị ghẻ lõ đượcá trại cho nghỉ lao động .
 
                       
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Jun 30, 2010 5:05 pm    Tiêu đề:

    +++ NGƯỜI  TÙ ĐIÊN:
             
          Tại Khối 4,  có một tù nhân,  quê PT,  đột nhiên nởi điên. Anh ta gày , da hơi ngăm, dong dỏng cao. Anh ta thường nổi cơn khùng khình, mát mát,  tàng tàng, man man. Thường nói lảm nhảm. Mắt thất thần,  khóc lóc,  kể lể thảm thiết. Anh ta thường đi lang thang khắp nơi trong trại . Có khi xé rách quần áo trần truồng. Có khi leo lên  nóc nhà,  múa men,  la hét om sòm. Trông thật nguy hiểm. Mặt mũi anh bơ phờ, hốc hác,  không  còn thần sắc,  tỉnh táo chút nào.  Đúng là một bệnh nhân thần kinh trầm trọng. Trộng anh ta thật tội nghiệp. thật đáng thương. Anh đáng được xét khoan hồng  phóng thích .  Những khi  trèo lên cao như thế,  dễ bị rơi ngã toi mạng như chơi. áMay mà  anh em tù  phát hiện kịp thời, đưa anh xuống an toàn .  Anh bị ốm nhanh vì ăn uống thất thường. Khối Trưỏng báo cáo trại. CB Trại không tin anh bị  bịnh thần kinh trở thành khùng điên thật. Họ tuyên bố:
 - Tên Ngụy giả  điên, giả khùng. Đánh lừa ai được..
 Họ không xét cho anh về trị bịnh. Sau đó,  anh bị té  gảy chân khi leo lên mái nhà múa đã rồi nhảy xuống,  trong lúc mọi người đi lao động.  Họ đưa anh đi BVPT. Không rõ số phận anh  ra sao về sau này.
                                   “Ai mà tin được điên khùng
                                    Ấy là giả bộ, để mong cho về.
                                    Đến khi ngã gẫy chân kia
                                    Đưa đi bệnh viện,  chiếc xe chở tù”.

+++ BIÊN CHẾ ĐI LAO ĐỘNG.

         
          Khoảng giữa năm 1976,  Trại có  đợt Biên Chế Đi LĐ/XHCN. Chỉ một số có may mắn ra ngoài lao động. Trước khi đi,  họ  được chụp hình, lăn tay, khai lý lịch cẩn thận. Còn đa số thì vẫn bị giam giữ tại trại. Cũng lao động,  nhưng quanh quẩn gần thôi. Họ không đi xa như những đội được biên chế hẳn hoi. Những tù nhân nằm trong diện BC, thường thường  thuộc loại nhẹ , hay gia đình CM. Các cải tạo viên rỉ tai nhau
    - Được xét đi  LĐ/XHCN là  dạng Lý lịch rõ ràng  và nhẹ. Sắp cho về rồi đấy!.
Vì vậy, những bạn tù  trong diện này,  nghe nói thế, mừng húm. Họ càng tin tưởng vào sự khoan hồng của CM . Họ càng năng nỗ ra  sức phấn đấu, lao động và chấp hành NQ của Trại thật tốt. Họ  gắng hết sức làm việc để được biểu dương trước Trại , trước Đoàn (Tức Tổng Trại TB 8). Họ hồ hỡi,  phấn  khởi vô cùng!”.  Những tù nhân chưa được BCLĐ  thừờng thường nằm trong các trường hợp ác ôn,  có  nợ máu với ND và CM như P2, ANQĐ, CTCT.ĐĐT, Tình Báo,Phượng Hoàng... Thôi thì
                                “Mút  mùa lệ thủy anh ơi!
                                 Ác ôn học tập dài dài chưa tha”.
            Chính sách , kế hoạch, chủ trương ,  chuyển từ từ, chuyển dần dần tù binh để dời TT8 đến địa  điểm khác thật tinh vi,  khéo léo , đánh  lừa được nhiều người nhẹ da, dễ tin lời đường mật, tuyên truyền,  nhồi  sọ của họ. ”Mai anh về”, như anh Phùng , Thủ Trưởng Trại B, thay thế anh Thái chuyển đi nơi khác.
                                “Mai về,  “rồi lại” Nay mai”,
                                 Ngày vể biền biệt,  nằm hoài trong lao.
                                 Nói đi,  nói lại khó đâu
                                Ai mà nhẹ dạ tin vào, cứ tin”.
             Trong Tổ Nguyên,  có anh Tùng, gốc Huế, là  em rể  của anh PBCh. ở PR, TrĐT/PB,  được biên chế đợt đầu,  mừng quýnh. Anh ta vốn ăn mạnh.  Đói lắm!  Rách  lắm , vì ít được thăm nuôi !  Anh thèm ăn,  nên  hay  cải thiện thêm khi lao động ngoài rừng , ngoài rẫy. Thường khi người hùng gặp trái cây rừng chín thì hái ăn ngon lành cho  đỡ dạ xót xa,  bào bọt. Hồi còn ở Tổ Nguyên tại Trại B SM, không phải phiên trực, nhưng  Tùng hay xuống bếp, lãnh thâu cơm sớm, hay  thau bánh bột mì , trước giờ phát, để  về phòng chia cho anh em ăn. Anh ta đói lắm ! Suốt ngày, chỉ mong tới bữa cơm thôi. Thật là tội nghiệp! Thật là thê thảm, đói rách,  lầm than!
                              ”Suốt ngày mong  đến bữa ăn
                                Đời tù đói khổ,  chỉ cần mì, khoai.
                                Đi làm,  cải thiện lai rai
                                Cọng rau , củ, trái, cứ nhai đỡ lòng”.
              Sáng nào,  Tùng cũng cầm loong guigoz đi quanh  sân trại,  hái rau dền, sam, rau trai... để luộc  ăn thêm  cho ấm bụng ,  vì đói quá!  Anh ăn uống cẩu thả  như thế,  nên khi đi LĐXHCN,  anh ăn đại quả rừng không biết tên. Anh bị bịnh đường ruột, vì quả  có  chất độc thấm vào cơ thể tiêu hóa. Tại Lương Sơn,  nơi anh đang canh tác cây bông gòn, Trại thiếu thốn thuốc men,  phương tiện cứu chữa kịp thời, vì vậy bịnh trở nặng. Khi anh NTPh,  y sĩ  Đội anh,  chuyển anh về tới  Bệnh Xá TTTB8,  thì  anh chỉ còn  cái xác không hồn,  chỉ mấy ngày sau đó. Chết thế mà khỏe.  Không còn đói khổ, tù  đày khổ sai. Không còn bị hành hạ,  lao lực quá mức. Không còn địa ngục trần gian nữa!  Chỉ khổ là vợ  trẻ và con dại tại PR,  không người lo lắng , săn sóc giúp đỡ.   Những khi gặp khó khăn,  đói rách,  bệnh đau trăm bề vất vả, gian nan,  nghèo đói, khốn cùng như hiện nay, ai sẽ quan tâm đùm bọc họ đây?  Thật là bi thảm, thương tâm. Thật là oan ức!
             Sau đó,  các tù nhân còn lại trong Trại cũng lần lượt  làm mọi thủ tục, như lăn tay,  lý lịch, trước khi biên chế đi LĐ/XHCN. Nguyên được cắt vào Khối  Làm Đường Lương  Sơn. do anh PGPh. làm Khối Trưởng. Khối này gồm 66 người. Nguyên  làm TT  tổ 2, LVTr, TT Tổ 1. Khối bao gồm 3 Tổ. Anh Đồng làm Khối Phó LĐ. Ph  là gia đình CM gộc,  luôn luôn làm KT,  hay chức sắc, cai quản tù , dù cải tạo tại SMỹ, SM hay LS, hay Cà Lon sau này. Anh ta luôn luôn làm việc năng nỗ, tích cực cho Trại.Vì vậy, anh em tù rất mệt mỏi, vất vả và than phiền oán trách anh. Dĩ nhiên,  anh có một số tay chân bộ hạ hay bạn bè ủng hộ anh. Anh ta không cho kể chuyện Tam Quốc Chí , Thủy Hử  hay Kiếm Hiệp của KD những lúc rỗi rãnh  để giải trí. Anh nói:”Trại không yêu cầu” . Thế là Nguyên mất hứng, tịt ngòi, không dám  kể chuyện khi anh em đề nghị nữa . Bạn tù cùng  Tổ rất khoái nghe chàng kể chuyện để giải trí.

3)TRẠI TÙ LƯƠNG SƠN
           
              Nguyên còn nhớ, trong thờì  gian  ở Trại tù LS,  thì Anh Nghiệp, Tr/Uý CM , chồng của Chị Trà ( Hai người ưng nhau sau 30/4/1975. Chị  là cháu Ông Trần Minh. Ngô thị Trà,  bây giờ  đổi thành Trần thị Trà. Anh chị đã có hai con trai. Anh Nghiệp, người Phú Yên,  ngụ tại  Đắc Nhơn. Hai người vẫn ở Đông Giang. Chị Trà  lả chị bà con bên Nội của Nguyên) cầm giấy của vợ chàng ,  yêu cầu chàng ký cho  phép bán chiếc xe Bridgestone do chàng chủ quyền,  để nàng mua nhà cho cả gia đình có chỗ trú ngụ. Chàng vui vẻ ký ngay  và cám ơn anh ta. Nhờ anh đưa về cho Bà xã . Chiếc  xe lúc đó  bán được sáu chục ngàn tiền XHCN. Lúc đầu CBQG là Th/Uý Long, người Hòa Đa hay Phan Rí gì đó. Tuy nhiên,  anh nàỳ nói tiếng  hay chêm giọng Bắc. Anh  ta cao to lớn tuổi, tóc  đã lớm đớm  bạc. Anh ta trước đây cử anh NVTh , bạn ĐM cùng lớp nhiều năm với Nguyên,   ở DT,  đang làm TT thuộc Khối 1 tại Trại B,  lên làm KT Khối này. Anh Th  tập hát những bài nhạc CM cho Khối. Anh thường dùng chữ ”Syllable hay Sauter”. Từ đó,  anh ta có biệt danh  “Th.Syllable” hay “ Th.Sauter”. Anh Long  rất nghiêm khắc,  tỏ ra rất ác cảm với đám tù Ngựy.  Sau đó,  anh Tùng cũng Th/Uy, gốc QN, được Trại cử thay thế anh này. Rồi anh Xây, Ch/Uý người Ninh Thuận (Tân Mỹ, nghe nói,  anh trước kia là lính VNCH  theo CM), chưa được kết nạp Đảng .  Đêm đêm,  anh  ta thường đi đến  chỗ  võng Nguyên  móc nằm ngoài trời, gần lều vải của Tổ chàng. Anh CBQG yêu cầu tù nhân giảng cho nghe Truyện Kiều của Nguyễn Du. Anh ta tỏ ra ham thích văn chương , chữ nghĩa,  dù anh  được  học hành ít oi trước đây. Nguyên phải cố  gắng giảng cho anh  hiểu  nội dung tóm gọn của ĐTTT bằng giọng văn giản dị,  bình dân hết  mực dễ hiểu, dễ nhớ.
.         Tổ 2  chàng chịu trách nhiệm trong thời gian cải tạo làm đường như công nhân phu lục lộ  gồm các tù nhân như sau:  HCTr, LPQu., GiápvS. TrBS. , D.(Huê). NMĐ (Em anh NVL,  dân PK, NT), Đ.(Bắc), NV S.(Nhà ở Đạo Long PR, gia đình giàu có ,vợ có tiệmỉ buôn bán). Ngày ngày,  anh em tù cuốc, xúc, khiêng đất  từ trong một bờ cao cạnh khu rừng bên đường QL 1, gần  làng LS. Một toán phụ trách khâu cuốc đất từ mô cao nghều nghệu trong rừng. Họ dùng cuốc chim, cuốc bàn, xẻng xúc. Khâu  vận chuyển đất , một cặp hai ngưòi khiêng  ky đất to kềnh,  đi bộ trên con đường khá xa. Tù  đấp thành con lộ mới nối dài từ QL 1 đến khu vực nông trại LS,  do tù nhân khai khẩn thành  nương rẫy trồng bông vải. Một vùng canh tác bao la, bát ngát. Những rẫy bông nở trắng xóa, trải dài mênh mông trong nắng  vàng rực rỡ, chói chang của mùa hè đỏ lửa. QL 1 nằm phơi  mình phía trước các căn lều của trại tù dã chiến, kéo dài từ khu vực Sông Lũy, LS vô PT, SG. Ban đầu,  tù làm theo lời chỉ dẫn của cán bộ QG và CBKTạo.  Họ vào rừng chặt cây làm lều, dựng trại ngoài trời tạm trú. Viên Thượng Úy CBKT, gốc Quảng Ngãi, nói với đám tù:
        -Các anh nhớ rằng:” Đây khộng phải chủ trương của Đảng. Cứ làm thinh lện rừng, chặt cây và cắt dây về cât dựng trại ở nhé!.
 Trại tù bao gồm nhiều lều đơn sơ, trống  trải,  chỉ có mái che tạm mưa nắng , cho đám tù chui ra, chui vô, lao đông cải tạo, đoạn ngày, đoạn tháng. Trại mọc rải rác, nằm dọc theo bờ rẫy, rừng cây, thưa thớt , hiu quạnh,  hoang vu, cách xa làng xóm. Nằm ở đầu rừng là Lều của CBQG. Nhà bếp và khu vực cán bộ bảo vệ ở phía xa, tận bên kia nương rẫy. Gần đó là con Sông LS , nước chảy lờ đờ,  tưới phù sa  hai  bên ruộng rẫy. Con sông nhỏ này bắt nguồn từ núi thẳm xa tít trong  rừng âm u, diệu vợi, ngút ngàn, mây bay trắng xóa, lãng đãng quanh năm , suốt tháng . Chiều chiều,  đám tù ra đây tắm giặt rửa ráy. Anh cấp dưỡng ra gánh nước sông  đem vô bếp nấu nướng. Toán anh nuôi gồm ba người do KT cắt. Theo nguyên tắc,  toán nhà bếp,  phải là những người ốm yếu, thiếu  sức khoẻ, không thể  làm việc nặng nhọc ngoài trời được.  Tuy nhiên,  anh Ph, cắt bạn mình là HNĐ , Huế, CTCT/TC, cùng ngành với  anh ta. Anh  bạn to béo, khỏe mạnh như voi.  Anh T, quê PT, bịnh xuyển, y sĩ  Khối. Anh C, Huế cẳng  đi cà nhắc, phụ bếp, gánh thức ăn phân phối cho các tổ LĐ xa. Anh Đ chuyên nấu nướng cho Khối. Xung quanh Trại Tù, lưa  thưa cây cối. Chim chóc ca vang cả một góc trời vào những  bình minh nắng ấm. Thỉnh thoảng,  những  con  chim cuốc hay đa đa kêu rền rĩ,  não nuột trong các lùm cây rậm rạp. Âm thanh héo hắt,  nghe rầu thúi ruột,  nát cả tâm, can,  tỳ,  phế,  thận của đám tù nhân xa nhà,  bị đày ải khổ đau bất tận.
                                  “ Não nùng  tiếng cuốc thê lương
                                    Nghe mà  héo hắt can tràng tù nhân
                                    Phải chăng Thục Đế than thân
                                   Hay hồn sầu thảm của nàng Đỗ Quyên?”
        Đám tù nhận phu lục lộ, nhờ có con sông tắm mát và gần Quốc Lộ 1,  nên cuộc đời cũng đỡ bơ vơ,  hiu quạnh, bẩn thỉu,  hôi hám vì mồ hôi lao động khổ sai nặng nhọc hằng ngày .
                                  ” Con sông tắm mát chiều chiều,
                                    Đời tù cũng đỡ quạnh hiu não nùng”.
           Xe cộ thường qua lại trên đường thiên lý quan san. Những chuyến xe tải chở đồ  đạc ngỗn ngang,  nào xe gắn máy,  xe dạp xuôi về Miền Bắc xa  xôi ngàn dặm.  Của cải cứ tuôn về Kinh Đô Hà Nội , các tỉnh  anh hùng , miền quê hương Bắc Trị. Tuy nhiên,  anh  em tù ngắm xe qua lại,  cũng đỡ buồn,  đỡ cô liêu, sầu thảm của kiếp tù đầy , của  kẻ chiến bại,  bị đày ải,  lao dịch , liên tu bất tận.
                                   “Con đưòng  Quốc Lộ thênh thang
                                    Xe qua đủ loại rộn ràng xôn xao
                                    Tù nhân nhìn cảnh nao nao
                                    Tình quê gặm nhắm  càng  bào lòng son”.  
           Phong cảnh  vùng  gần  làng LS thật quạnh hiu, vắng  vẻ, ít người qua lại. Cây cối quanh  trại lơ thơ ,  lác đác vài lùm um tùm,  rậm rạp. Phía trước Trại,  gần đường cái quan là sân cỏ. Tù nhân có thể chơi  đá  banh hay bóng chuyền vào các  ngày nghỉ lễ hoặc chủ nhật.  Một vài  bạn tù  dùng câu , cấm bắt cá  trầu, cá trê dưới sông. Cũng có  anh câu cá đủ loại,  dọc  theo bờ,   vào  lúc rãnh rỗi. Họ cũng thường hái lá bình bát haỳ lá dan gần đó  để  nấu canh ngọt  hay canh chua đủ loại với cá bắt được từ  sông LS.  Có lần,  Th/Uý Tùng ,  CBQG ,  bắt  Khối tham gia tát cá tại chiếc ao  rộng lớn, gần Trại Tù. Cả bọn liên  tục tát nước suốt cả ngày.  Họ hì hục căng  lưng,  gồng mình, uốn người,  đứng tát nước, dưới ánh nắng gắt gao,  chói chang,  rực rỡ cùa vầng thái dương vùng nhiệt đới.  Cả Khối mệt mỏi,  rã rời, đờ đẫn tát  cho hồ  thật cạn. Tuy nhiên, cá thu hoạch cũng chẳng được  bao nhiêu,  so với sức lực, mồ hôi và nước mắt đổ ra . Thật đúng là “Nước sông công tù”.
                                  “Vũng ao bẩn thỉu, bùn sình
                                    Đĩa đeo,  muỗi  bám, lềnh bềnh hôi tanh.
                                    Cá thu chút dỉnh đã đành
                                    Rã rời,  mệt mỏi theo mình chẳng ngưng.”
         Bọn tù cứ hy vọng để mà sống. Họ cứ mong ngày về. Họ vẫn lao động khổ sai. Vẫn đói rách,  chịu đựng. Đúng là;” Khi còn ngõ thì CM khoan hồng, Khi vào trồng thì mút mùa cải tạo” như lời một nhà văn đã nói. Thờì gian làm đường cũng trôi qua nhanh như giấc mộng hãi hùng tù ngục không ngưng. Khi  con  lộ mới nối liền QL 1 với Nông Trường Bông Vải LS hoàn tất, những toán  đội BCLĐ từng  đợt trước đây,  giờ lại gặp  nhau tại Trại Tù LS. Vùng Nông Trường Bông là  Trại  Giam mới của đám tù SM. Họ lại đi lao động ,  chặt cây,  gánh củi,  trồng, thu hoạch bông vải . Họ lại khổ sai lao dịch như thường lệ. Chỉ có số ít tù nhân là được phóng thích. cho về  sum hop vối gia đình.
                                  “Tha tàu nhỏ giọt.ai ơi!
                                    Nhà giam làm bạn lâu dài Ngụy Quân”.
        Trong thời  gian Nguyên  cải tạo tại Mỹ Đức, Thanh có gởi đồ thăm nuôi một lần cho chàng. Thịt xư0ờn heo ram mặn. Lúc đó,  chàng chia đều cho anh em tù  trong tổ hết. .Giai đoạn bị nhốt tại SM,  Má chàng và Thanh  vào thăm chàng,  theo  ngày giờ ấn định của Tổng Trại 8,  cứ  ba tháng một lần, thăm nuôi tù.  Ngoài ra, Thanh  dẫn con đến thăm chàng  một lần tại Trại Tù,  lúc Khối chàng làm phu lục lộ. Trại Tù LS chuyên làm nông. Hết mùa bông vải , lại trồng đậu  xanh, khoai, sắn,  ngô,  đủ loại. Tù cứ lao động XHCN. Cứ cải tạo mút mùa.
      -Chừng nào tốt là về” . Chừng nào chúng tôi thấy  các anh  lao động tự túc được là  chúng tôi phóng thích ngay .
           CB  Trại Tù  thường nói với thân nhân cải tạo viên,  mỗi dịp họ thăm nuôi kẻ đang bị giam cầm tù ải. Họ thường an ủi,  động viên người thân của tù binh như thế.
                                    “ Khi nào tự túc làm ăn
                                      Cần cù lao động, tù nhân về nhà.
                                      Khi nào ảnh tốt được tha’
                                      Bây giờ  học tập, các bà đừng lo.
                                      Muôn điều trọng đại, cam go
                                      Dân giàu nước  mạnh , chính nhờ Đảng Ta”.
           Một hôm,  toàn thể trại tù di chuyển lên rừng sâu. Tất cả đi bộ. Ngoại trừ  những tù nhân đau yếu,  bước chân không nổi và thực phẩm,  dụng cụ nhà bếp mới được xe nhà binh chở về  phía núi cao,  rừng thẳm, âm u, diệu vợi . Nghe nói  tù nhân  đi làm Đập Nước để  dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu vườn ruộng vùng  Sông Lũy và lân cận thuộc tỉnh BT.
                             
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Jul 04, 2010 5:05 pm    Tiêu đề:

  4)TRẠI TÙ CÀ  LON:
           
   
     Con đường lên vùng Cà Lon, nơi đang xây dựng  Đập Tràn Sông Lũy, xa vời vợi. Nắng như thiêu, như đốt. Nắng như nung người. Rừng trải  dài, bát ngát,  bao la  hai bên con lộ quạnh hiu. Cây cỏ xác xơ , héo úa,  tàn tạ. Khung cảnh sơn lâm chướng khí thật hoang vu,  thê lương,  ảm đạm hết nói. Đoàn tù dài dằng dặc, lê bước trên đường mòn. ” Đường Lên Sơn Cước” hiểm trở,  gập ghềnh, chông chênh,  trải dài ngút ngàn,  thăm thẳm,  mù sương.
                                       “Núi xa rừng thẳm bao la
                                         Đoạn trường ai có qua bờ chông gai
                                         Tù nhân đã khép cuộc đời
                                         Tự do cái gíá ngậm ngùi đắng cay”    
            Đám cải tạo viên  cắm trại trong rừng thưa. Họ bắt đầu đốt  cây, dẵn gỗ, dọn  cỏ, bụi rậm, làm nhà tạm trú, trong thời gian lao động khổ sai làm Đập. Họ cũng dùng cây,  kềt thành  giường , bàn ngồi ăn cơm. Cất khu nhà bếp nấu nướng cấp dưỡng  cho tù nhân cải tạo lao động . Những dãy nhà dài lợp tranh, không vách. Giường là tre nứa ghép lại làm vạt. Thác đổ rì rào, bọt tung trắng  xóa  phía xa. Tù nhân  khiêng gánh đá đổ  làm đập. Mĩn  nỗ phá đá xong,  bọn tù dùng  xà  beng,  cuốc chim, xẻng,  chuyển đá  ra khỏi hố mương. Con mương dài thăm thẳm, ngoằn ngoèo, bò lang thang, ngút ngàn từ núi sâu,  rừng cây bát ngát, về đồng bằng phía dưới xa. Con mưong sẽ dẫn nước từ Cà Lon, từ Đập Tràn SL,  về tưới ruộng, vườn ở miền xuôi. Công trình  làm  mương và đập hầu như bằng tay chân của tù,  ngoại trừ  mìn phá đá. Nhũng kỳ quan TG như Kim Tự Tháp Ai Cập, Đền Đài Cung Điện,  lăng tẩm vua chúa, Hoàng Đế, Vạn Lý Trường Thành... hầu như do  tù nhân  xây dựng  bằng sức lao động, bằng mồ hôi, nưóc mắt , máu  xương cùa  họ. Tại đây cũng thế,  đường sá, công ,  nông trường, trại, nhà cửa , hội trường, ao, hồ nuôi cá, đập nước. mương , kênh  dẫn thủy nhập điền,  cũng do tù làm  bằng tay chân của họ.
                                         “Đập Tràn, kênh nước tù làm’
                                           Khổ sai lao động, đói ăn xác gầy."
                Vì trại tù  cất tạm bằng tre nứa, che sơ sài bằng tranh,  lá, trống trải mọi bề, nên hễ nắng,   thĩ nóng hừng hực,  như  nằm trong lò  lửa. Còn những khi trời mưa tầm tã,  thì nhà dột nát mọi chỗ, tù nhân  bị ướt như chuột lột.
                                         “Trại làm dã chiến trong rừng
                                           Nắng xuyên mái lá, mưa tuôn xuống giường.
                                           Bốn bề lộng gió chiều buông
                                           Ngàn cây trút  lá, suối nguồn reo vui.
                                           Tù nhân  dở khóc, dở cười
                                           Thi nhau lao động, ngày mai được về
                                           Ngày mai tiếp  nối ngày tê        
                                           Thân tàn,  ma dại, đói phè tóc râu”.
               Phải  nói thật lòng  rằng,  thờì gian lao động làm ĐTSL tại CL là  giai đoạn khốn khổ,  lầm than  nhất của  tù nhân. Đói,  khát,  thiếu thốn đủ thứ,  vì  ở trên núi cao rừng sâu,  làm bạn với chim kêu, vượn hú và  cây rừng mênh mông,  bát ngát, vô tận. Lại lâu lắm mới đưọc phép Trại cho thăm nuôi. Đường sá xa xôi, diệuu vợi. Thân nhân tù  cũng  khốn đốn,  vất vả,  gian nan ,  mỗi lần thăm chồng ,  thăm con. Hôm đó, Má chàng và Thanh rơi lệ,  khi thấy chàng gày gò,  tiều tụy trong bộ đồ tơi tả, bạt phết nắng sương lao động. Mẹ  chàng mắt đỏ hoe,  nói trong màn lệ:
     - Má chỉ nhận ra con  đôi mắt sáng lờ đờ thôi. Trông con như bộ  xương di động vậy.
                Bà không dám khóc lộ liễu. Bà vội chậm nước mắt nhanh,  khi thấy CB từ xa  tiến lại . Đi thăm nuôi  thật vất vả, gian nan. Ngườì thân phải vượt rừng, băng suối, sau  khi đi xe đò, rồi  di chuyển tiếp bằng xe lam. Cuối cùng phải mướn người khiêng, vác, xách đồ thăm nuôi, đi bộ lên tận Trại xa lắc,  xa lơ,  nơi chốn khỉ ho,  cò gáy, đèo heo hút gió.
                                       “Quản bao đường sá xa xôi
                                         Mấy rừng cũng vượt, mấy đồi cũng qua.
                                         Suối reo róc rách xa xa
                                         Thương anh,  em phải lo đồ thăm nuôi.
                                         Dắt con thơ, bước dặm dài
                                         Thắt lưng buộc bụng cho người gian truân.
                                         Mẹ già tóc trắng như sương
                                         Bước đi một bước,  nỗi buồn dâng cao”.
            Ngày ngày,  đám tù đi lao động dưới nắng chói chang, với hơi nóng như thiêu  , như đốt,  mà bụng đói cào,  chỉ ăn khoai  sắn,  bột mì,  không đủ  ấm dạ  dày. Họ thi công  năng nổ,  chăm chỉ trong con kênh vừa đánh xong mìn. Tù nhân nhặt sỏi đá bể đã vỡ,  văng tung tóe  khắp  kênh,  bỏ vào gỉỏ nhỏ. Họ chuyển rỗ đá bằng tay, chuyền nhau theo hàng  dài,  từ dưới kênh lên  tới bờ. Cuối cùng,  đá vụn  đổ xa mương. Sau đó, họ dùng búa tạ , xà beng đục đá tảng thành lỗ  to,  sâu hun hút,  để chuyên viên bộ đội đặt mìn phá  đá ngày hôm sau. Các Tổ Đội hồ hỡi,  phấn khởi,  phát huy  phong trào thi đua lao động , xây dựng XHCN. Họ đề cử những anh hùng  LĐ thi đua đục đá vào ngày nghỉ. Tù nhân  bình bầu hàng đêm,  hàng  tuần , hàng tháng.  Một cách bóc  lột sức LĐ của con người rất tinh vi, rất khéo léo. Cứ “Thi đua LĐ mừng thành công ĐH Đảng , mừng các ngày Lễ lớn”. Cứ thi đua LĐ mãi. Cứ khắc  phục khó  khăn mãi. Tiến nhanh , tiến mạnh , tiến vững chắc lên XHCN” như một điệp khúc dài lê thê, vang vọng trong lòng  người dân Miền Nam đau khổ,  điêu đứng trăm bề. Nhất là mút mùa cải tạo. Ngày về thì mịt mù tăm hơi. Cải tạo viên đói meo, đói mèo, đói trơ xương. Đói lõm mắt, má hóp, tai ù,  tóc bạc. da chì. Thân hình gầy rạc như con mắm.”Tuyết sương nhuộm nửa mái đâu hoa râm”(Kiều).
                                          “Đục xuyên đường núi làm kênh,
                                            Mồ hôi trút đá, nghe rêm cả người.
                                            Nắng nung thiêu đốt  lửa trời
                                            Khổ sai cho thật đáng đời tù nhân.”.
               Đói khổ quá! Tù nhân không đủ gạo ăn. Họ phải ăn độn khoai, sắn,  mì, bo bo, bắp. Nhưng vẫn không ấm bao tử chút nào vì khẩu phần phát cho mỗi người lao động nặng,  càng ngày,  càng ít đi. Đó là những năm quá thiếu thốn,  đói khổ của cả nước. Mọi người đều ăn độn. Trại tù được lịnh cải thiện củ rừng. Củ mài và củ nần có thể tìm thấy trong rừng sâu,  núi cao. Một số tù  nhân trong  Ban Cấp Dưỡng,  được  CB Trại chỉ dẫn cách nhận diện  loại cây có  củ này,  để họ có thể  đi lùng chúng và  đào về nấu cho  tù ăn thay cơm , vì gạo quá thiếu. Trại bảo,  loại củ  này ăn được, không  có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên,  trong thực tế,  củ nầng rất độc hại ,  có thể  làm say người ăn nó . Trường hợp trúng độc nặng có thể gây nguy hiểm cho tánh mạng và đưa đến tử vong kẻ lỡ ăn nhiều. Thật vậy, một hôm ,  đám anh  nuôi đào được nhiều củ nầng (Loại này có nhiều hơn củ mài trong khu vực  rừng núi Cà Lon lúc bấy giờ). Họ đã xắt lát mỏng,  bỏ vô bao tải,  ngâm dưới suối,  suốt ba ngày đêm. Sau đó,  nhà bếp nấu cho tù  ăn  sáng trước khi đi lao động.          
            Cả đám tù ra hiện trường thi công, chừng vài giờ,  thì than ôi! Từng người trở  nên say sóng, cảm thấy choáng váng mặt mày, bủn rủn tay chân, chuyển đá không nổi nữa. Có người bị xỉu,  ngã dài trên bờ kênh. Anh hùng LĐ cũng  xụi lơ bà  lờ. Tất cả Đội Nguyền bi trúng độc nầng. Chất độc của củ  rừng này đã lan nhanh , thấm dần vào  lục phủ,  ngũ tạng của người đã nhai nó, nuốt nó. xơi nó, tống nó vào bao tử trống trơn. Họ đói khát,  thèm ăn vô cùng. Cho nên,  đám tù mừng húm gặp bữa diểm tâm cao cấp, sang quá cở thợ mộc này. Bữa ăn sáng sang trọng, hiếm hoi , bao gồm  chất tinh bột nầng chiên dầu thơm phúc,  thoang thoảng trong không khí lao xao, rộn ràng, vội vã chuẩn bị lên đường thi công,  hấp tấp, vội vã, lu bu của đám tù khổ sai. Bây giờ . họ bị chóng mặt , ói mửa, ngã dài trên  lá rừng , trộn cỏ vàng  úa ,  bên con kênh dài lê thê đang đào dở dang. Tính mạng của họ đang bị chất độc  thấm  vào , đe dọa trầm trọng . CBQG chỉ  huy tù tại hiện trường,  ra lệnh đội bạn,  giúp  dìu những người bị ói mửa,ũ say nầán về Trại để tìm cách chữa trị và giải chất độc của củ nần gấp. Trại quyết định cho Khối Tù có sự cố bất ngờ, đột suất,ụ bị ách tắc công việc vì ăn phải củ rừng độc hạụi, nghỉ một ngày lao động,  để dưỡng bịnh. Anh chàng Tổ Trưởng Tổ 1, kiêm nhiệm Khối Phó Khối 1 . anh hùng LĐ lâu nay, từng được biểu dương trước Trại, Tổng Trại, nhiều lần , tuyên bố một câu nghe ớn nhờn. lạõnh xương sống:
       “ Hôm nay là ngày ô nhục của cả Khối 1” .  (Ô nhục vì không  được thi công làm đập XHCN). Tuy nhiên,  Trại không có thuốc men gì cho tù bị trúng độc nần. Họ  phải tự  lo lấy. Tù nhân phảiụ tìm cách giải độc lấy. Anh Tùng , CBQG Khối Nguyên, mách cách diều trị cổ điển,  có công hiệu, do kinh nghiệm lúc họ  ở mật khu, khi bị trúng độc củ  rừng là” Phân người đã khô, nướng cháy, nghiền nát, tán nho,ũ trộn nước rồi lọc uống. Nước cốt, tuy hôi thối, nhưng giải được bá độc. Đó là phương pháp “Lấy độc  khử trục độc”. Anh ta  nói tỉnh bơ,  không có chút đùa cợt, khôi hài,  hay có tính cách pha trò nào cả. Thẫt là cách giải độc vô cùng đôc đáo,  hiếm có,  trên cõi đời ô trọc này. Ngay cả bậc thầy  chuyên viết  truyện kiếm hiệp như Kim Dung, Cổ Long... cũng kinh ngạc khi nghe phương pháp giải độc thật đặc biệt, bí truyền này. Không  biết có hiệp sĩ nào áp dụng không,  Nhiều tù giã  đậu xanh,  pha nước uống giải độc nần.  Nguyên cũng  làm theo họ.ụâ      
                                 “Củ nầng làm món đỡ lòng
                                   Thức ăn có độc, lan trong thân người.
                                   Mặt mày choáng  váng rụng rời
                                   Ngã nghiêng, ngã ngữa giữa trời  chang chang’
                                   Rừng cây thoi thóp lá vàng
                                   Đói run lảo đảo, thân tàn tù nhận”.
             Anh em cải tạọ lao động vất vả, đói khổ, lầm than,  cứ trông móng ngày về. Giống như  em bé đói lòng, cứ tựa cửa,  đứng ngóng ngườì mẹ đi chợ về. Tuy nhiên, cứ hết đợt LĐ/XHCN này,  đến đợt biên chế đi LĐ khác , chỉ một ít tù nhân được tha thôi. Phóng thích nhỏ giọt.  Môt hôm, anh Quang Th/Uý CB Trại 1, hứng chí nói thẳng trước đám tù tập họp,  sau khi  đi lao động về:
       -Tôi xác nhận lại là “Các anh đừng mơ tưởng ngày về. Cấp Úy theo chính sách, chủ trường của Đảng  và Nhà Nước  là cải tạo tập trung từ  3 đến 5 năm. Đừng có hy vọng hảo huyền, viễn vong nữa! Hãy xác định vị trí, chỗ đứng của  mình trong xã  hội mới. Hãy quyết định lập trường cải tạo”Cải tà  quy chánh” của  mỗi cá nhân. Cải tạo là con đường duy nhất, ngắn nhất để được CM khoan hồng , xét  tha cho về sum họp, đoàn tụ với gia đình. Anh em Khối Trưởng của Trại  phản ánh ý này lên Ban CH Trại,  khi Trại tuyên bố:”Nay mai các anh sẽ về! Học tập tốt, lao động tốt là được CM xét tha  về!”. Anh Phùng, Thượng Úy, Trại Trưởng , lúc bấy giờ hơi  khựng lại, rồi tười cười  nói nhanh:
            “Đó la lời nói của một cá nhân. Lời tuyên bố vô  căn cứ. Chính sách của Đảng và Nhà Nước  XHCNụ/ VN, trước sau như một. Hễ khi nào nhận thấy các anh tốt. Các anh có thể tự lao động,  nuôi sống bản thân và gia đình mình,  là chúng tôi cho về. Các anh phải hết lòng tin tưởng vào Đảng và  Chính Phủ. cũng như các cấp Lãnh Đạo Chính Quyền trong nước.”   Vài hôm sau, có đợt tù đi làm cỏ bắp ở Hàm Trí. Thật ra, theo sự tiết lộ của  vài CB Trại với các chức sắc trong  các Khối tù  binh nằm trongà đám người  ít ỏi  này, sẽ được tha nay mai,  sau khi đưa  họ về vùng đồng bằng nói trên. Vì vậy, tuy Trại giấu giếm , không tiết lộ rõ ràng họ được tha tàu, họ vẫn  mừng rỡ vô cùng, Thế là họ cho bạn bè đồ đạc, thực phẩm vừa mới thăm nuôi, chưa kịp xài hết.  Đoàn tù nhân  còn lại (Không có tên  trong đám  nói trên) rất đông. Họ được biên chế thành các Tổ Đội mới.  S Tây Lai  được anh Tùng cử làm Khối Trưởng . Đám tù lại tiếp tục lao động khổ sai như thường lệ trong núi rừng sâu thẳm,  vùng Cà Lon, thuộc tỉnh BT. Rồi tù nhân chuẩn bị chuyển trại , sau khi hoàn thành Đập Tràn SL. Anh em rỉ tai “ Đám  cải tạo  sẽ  về Hàm Trí (HT),  làm nông, sống tự túc” .  Đó là  lời tiết lộ của CBQG.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jul 08, 2010 4:36 pm    Tiêu đề:

5) TRẠI TÙ  HÀM  TRÍ
       
         
        Quả nhiên ,  toàn TTTB 8  đã tập trung về  đây. Những   toán , đội biên chế  LĐ rải rác các nơi như Tà  Dôn (Khối Đ/U  đến Tr/Tá Ngụy), Cà Lon... đều chuyển về giam giữ tại HT. Trại A ở riêng . Trại B, C bấy giờ ở chung . Trại tù  rộng mênh mông. Tù  lên rừng,  chặt cây về cất nhà , hội trường, nhà  bếp Tù xây dựng cơ sở để cư ngụ  lâu dài. Hàng  rào  hai lớp, cao chất ngất vòng quanh các  nhà giam. Tù nhân  lên rừng chặt cây , đốn gốc  bứng rễ, san bằng các ụ đất, sỏi để biến thành nương  rẫy trồng khoai mì, khoai lang, đậu xanh, mè...Đúng là “Với sức ngưòi sỏi đá cũng thành cơm” như lới nhà thơ vô sản Hoàng Trung Thông từng ca tụng.  Tù nhân tự túc bằng nghề nông, trồng ngóng nưóc trời,  tại sơn thôn cằn cỗi,  heỏ lánh này.
                          “Bây giờ  từ giã núi rừng,
                            Đập Tràn Sông Lũy, nưóc tuôn rạt  rào.
                            Tù nhân chuyển  trại xôn xao,
                            Giam nơi Hàm Trí,  rào  cao ngất trời.
                            Đốn cây, bứng gốc, làm soi,
                            Trồng mì , trồng lúa, nước trời hạn khô.”
        Nơi đây vốn là vùng quê hẻo lánh,  quạnh hiu, gần núi rừng. Đó  là chốn “Khỉ ho cò gáy”, đất cằn đá sỏi. Nơi “Chó ăn đá , gà ăn muối”. Tù nhân thật khốn khổ, điêu linh.  Nhất là vấn đề nước uống , nước dùng hằng ngày.  Nước  uống còn không đủ, huống chi nước tắm giặt và nấu ăn. Tù nhân,  hằng ngày phải đi gánh nước tại địa điểm  nằm cách xa  Trại Tù hàng mấy cây số, Toán gánh nước băng qua khu rừng chồi, đi trên con đường mòn đá sỏi, dưới ánh nắng chói chang,  rực rỡ của ngày hè oi bức , nóng  như thiêu, như đốt. Người nào,  người nấy mệt phờ . Mồ  hôi,  mồ  kê tuôn xối xả trên những thân hình gầy gò,  ốm  yếu,  đen đúa. Qnần áo bạt màu, vá  đùm nhiều chỗ. . Lắm người mặc áo bằng  bao cát. Khung cảnh  quanh trại tù, ảm đạm , xác xơ.  Cây cối  võ vàng.  Cỏ khô ,  héo úa,  ủ ru,  liệm mình dưới  sức nóng của  vầng  thái dương vùng nhiệt đới. Cạnh Trại,  có mương nước khô cằn,  đục ngầu. Nước rỉ từng giọt. Nước quý hiếm như vàng. Tù nhân  buổi trưa  tranh nhau ra  mương,  chắt  từng  thùng nước tắm giặt và mang về,  rửa ráy  hằng ngày. Thật là khốn đốn.    
   
   +++ TÙ TRỐN TRẠI          
   
       Trong thời  gian Nguyên bị giam giữ tại HT,  có một số tù trốn trại bất thành. Trước hết ,  có ba tù nhân thuộc Khu C trước đây,  âm mưu trốn trại,  khi biên chế  đi LĐ bên ngoài. Đó là các anh Th., ĐTX ( Người Chàm).T.  Họ bị  phát hiện trước khi vượt Trại. Họ bị  cùm tại TT8, bên Khu A  rất lâu. Cuối cùng,  họ được  đưa qua Trại B “Để tạo điều kiện lao động  cải tạo tiến bộ” , như lời của Tr/Tá VN Loan. Thủ Trưởng TTTB 8,  nói trước tù nhân Trại B. Riêng tại trại B,  có bốn  anh  âm mưu  trốn trại. Đó là.Qu.  LQ N., Tr.  và H (H, gốc  Bình Thuận,  quê là giáo xứ,  gần  Quận Thiện Giáo /Ma Lâm. H vào giờ chót,  đã  phản bội các  bạn mình . H tin tưởng  mình lập công đúng lúc, Trại sẽ xét cho  về sớm,  như lời Chính Trị Viên Trại B hứa hẹn. Anh tố cáo các bạn lên Trại trước đó. Vì vậy,  khi họ trốn ra tới bờ suối,  thì bị cảnh vệ phục kích,  nổ súng, tóm hết. Ba chàng hiệp sĩ vì kẻ  gian hãm hại,  bị cùm  mục xương , lại phát cơm bớt khẩu  phần . Thức ăn chỉ có muối   trắng dài hạn . Họ bị cùm ngoài trời,  dưới gốc cây, mặc cho sương gió,  bão bùng,  mưa nắng cháy da. Cái giá  họ  phải trả thật đắc vì lòng tham lam , ích kỷ,  phản trắc, thấy lợi,  quên cả đạo lý,  tình nghĩa của  con người,  trong cảnh địa ngục trần gian này. Họ  bị thiếu ăn, đói lả, suốt ngày chỉ mong đến bữa cơm với muối hột. Họ  bị  xỉu lên,  xỉu xuống,  choáng váng,  xây xẳm cả  mặt mày, bủn rủn cả tay chân. Tấm ván lót  dưới lưng nằm,  cũng bị lấy đi. Họ phải nằm trên đất lạnh,  rác rến bẩn thỉu,  hôi hám , khó chịu vô cùng. Trại muốn đày đoạ họ chết dần chết mòn cho bỏ ghét. Các Tổ, Khối toàn Tổng Trại ,  phải kiểm điểm, lên án họ trong nhiều đêm liền về tội trốn Trại.  
                                       “ Rũ nhau trốn Trại, vượt rào’
                                         Vì lời hứa hẹn xét mau cho về
                                         Đành tâm bán đứng bạn bè
                                         Làm cho đày đọa,  ê chề,  khổ đau.
                                         Còn mình hy vọng công đầu’
                                         Vui mừng Cách Mạng thể nào cũng tha.
                                         Nay mai sẽ được  về nhà
                                         Nào ngờ năm tháng trôi qua, vẫn tù”.
                Tại Khu Th/Úy Trại B,  có anh chàng tù trẻ tuổi,  tên Tr. Anh này dan díu với một phụ nữ xinh đẹp,  duyên dáng, tện Lan, ở ngoài xóm, gần Trại. Cô gái trẻ, thân hình đầy đặn, nở nang, dong dỏng cao .  Gương mặt thục nữ rất diễm lệ. Da trắng hồng dù là cư ngụ tại vùng sơn thôn, hẻo lánh. ”Giai nhân da trắng má hồng,Thướt tha dáng ngọc, bềnh bồng óc mây.”.  Cô này có người anh ,  nguyên SQ cấp tá,  đang cải tạo tại vùng Lạng Sơn,  Cao Bằng, Miền Bắc. ”Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu “.”Cá gặp nước, rồng gặp mây”. Trai tài gái sắc. ”Hai bên cùng liếc , hai lòng cùng ưa”(Kiều) từ lâu. Nhiều tù nhân xao xuyến  vì hương sắc mặn mà của giai nhân, Nhưng Tr đã lọt vào mắt xanh của thuyền quyên. Điều này thật tai  hại và hiểm nguy cho anh chàng tù trẻ tuổi hào hoa,  phong nhã.
                              ”Đa tình, đa lụy, đa mang,
                                Người hùng  suýt nữa nát tan cuộc đời”.
               Vì quá say mê nhan sắc của hoa khôi xóm nhỏ, người đẹp của chốn quê mùa thôn dã.  ”Than ôi! Sắc nước hương trời.  Tiếc cho ai đã lạc loài đến đây?”  ( Nhại theo Kiều),  chàng ta liều mạng, đêm  tối chun rào,  mò ra xóm vắng tâm sư, ỉ hú  hí , thề non ,  hẹn biển với  má hồng cô thôn. Đi đêm có ngày gặp ma. Không ngờ Trại phát hiện có  kẻ  lẻn ra khỏi vòng rào  ảmột đêm nọ.  CB xuống Trại,  rọi đèn bấm khắp nơi. Còi thổi vang trong đêm trường thanh vắng,  đánh thức tù nhân  trở dậy,  để tẫp họp, diểm danh trước sân cờ. Các Tổ, Khối kiểm điểm nhân số trong toán mình . Bên Khu Th/Úy vắng một ngưòi. Đó là hiệp sĩ đào hoa Tr.  Cũng may,   anh này trở về , chun qua rào kịp thì trình  diện Trạiụ . Thế là Tổ , Khối trách nhiệm quản lý Tr.lang,  phải thức đêm liên tù tì kiểm điểm,  phê phán hành động sai trái của tù nhân,  bay bướm,  liều mạng,  dám chun  qua rào trại giam trong đêm tối,  thăm người tình một gia đình Ngụy chính hiệu con nai vàng không ngơ ngác.  Tội này không  phải nhỏ đâu nhé!  Tù mút mùa le ảthủy như chơi.
                                ‘Thương em,  anh mới đánh liều ,
                                 Chun qua rào Trại, hiểm nghèo nào e.
                                 Đôi ta tâm sự đêm về,
                                 Gió trăng mát mẻ, buồng the mặn  nồng .
                                 Giai nhân chưa có bạn lòng
                                 Còn anh tù tội,  phòng không lạnh lùng.
                                 Nào ngờ suýt nữa mạng vong
                                 May mà thoát nạn ỉkhỏi còng mục xương”
                  Đúng là hiệp sĩ phong lưu, liều mạng, đa  tình, ”Điếc không sợ súng .
                               ”Thương em,  chẳng quản hiểm nghèo,
                                  Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
                                  Trại giam dây kẽm bốn bề.
                                  Nhớ em, anh quyết tìm khe chun rào”.
                  Nghe nói sau này, Trại chuyển tù  ra A30 Phú Yên , người đẹp vẫn  tìm ra tận nơi thăm cố nhân. Thật là môt cặp  xứng  đôi  vừa lứa. ”Trời sinh họ ra để yêu nhau, gắn bó với nhau.  ”Tấm lòng tri kỷ biết nhau  mấy người:(Kiều).
                                   “Yêu nhau nào kể  gian nan,
                                     Xa xôi  em cũng lên đàng thăm anh.
                                     Quà dù ít,tấm lòng thành,
                                     Tình ta  gắn bó,chờ anh trở về”.
                  Thật là mối tình chung thủy,  cao đẹp,  đáng trân trọng của  đôi tài tử ,  giai nhân. Không rõ về sau kết cuộc thế  nào.giữa Tr và Lan.
                                      ”Cuộc tình lãng mạn nên thơ,
                                        Trai tài,  gái sắc tình cờ nên duyên.
                                        Bao giờ ván mới đóng thuyền,
                                        Ông Tơ, Bà Nguyệt se duyên hai người?”.
                    Tại Trại A,  đã  xảy ra một vấn đề, làm  tù nhân TT8 điên đầu, bị  khổ  lây.  Họ phải học tập,  kiểm điểm  liên tu , bất tận. Tù  nhân  phê phán, buộc tội. chỉ trích anh TT Đ,  vì tội gởi lén ra ngoài ( qua tay vợ khi vào thăm nuôi chồng) cuốn “Nhật Ký Trong Tù”,  ”Huyết Lệ Ký”. Anh ta bị CB Trại bắt quả tang , tịch thu cuốn NK phản động  trên,  tại bãi thăm nuôi của Trại A.  Một cán bộ  Tổng Trại, anh Phong, Thượng Úy,  quê BT,  giảng viên chính trị, tuyên bố,  khi đám tù Trại B  sang Trại A học tập,  để tiến hành làm kiểm điểm sai phạm (ngay sau vụ anh  Đ. vi phạm ,  bị  kỷ  luật giam cùm ):
             “Chỉ có  cụm từ “Huyết Lệ Ky”cũng đáng tộị giam cùm  mục xương rồi”. Ngoài ra,  trong cuốn Nhật Ký còn nhiều từ, câu văn phản động,  thù  hằn “Bất cộng đái thiên” với CS”, Chẳng hạn,  câu :” Hôm nay chúng tôi đi lao động, trời mưa  rơi sụt  sùi, Trời như nhỏ  lệ,  than khóc cho thân phận tù đày của  chúng tôi.” .  Và câu này làm Trại  tức giận vô cùng,  vì cho  rằng  anh ta  thù hận không nguôi. mối thù thiên thu bất tận ,  mối thù truyền kiếp,  chẳng  phôi pha,  xóa nhòa:. ” Nếu em sanh con gái, thì hãy đặt tên”Tôn Thất Thu Huyền”,  để nó nhớ đời đời mối thù này của  cha nó”.
                                 “ Trời mưa .Trời khóc  bọn tù’
                                    Khổ sai, nương ruộng, đói mờ lếch lê.”
                                    Cỏ vàng , đất nẽ, nắng se
                                    Mút mùa cải tạo, thân ve héo gầy.
                                    Nếu là con gái ,tên này;
                                  “Thu Huyền”, hãy nhớ:” Cha mày lao lung” (Thu huyền thù!)
.                                    Mối thù chẳng dội trời chung
                                    Nấu nung gan ruột người hùng Trại A”.
           Anh ta bị Trại cùm mút chỉ cà tha. Lại bị cho ăn đói, giảm khẩu phần hằng ngày. Anh lại bị cật vấn, tra xét đủ điều. Toàn Trại tù  học tập, kiểm điểm,  kết  tội anh và liên hệ bản thân có gì  sai trái,  từ Tết đến nay, hãy khai báo trên “Bảng Thu Hoặch” (sau khi học tập chính trị tại HT lớn Tổng Trại 8).
                                   ”Lý Lịch, Kiểm Điểm  trăm lần,
                                     Khai đi,  khai lại . cho cân cho bằng.
                                     Nếu còn giấu giếm , khai man,
                                    Trại liền  hạch sách,  tù nhân lại làm”.
             Một buổi sáng nọ, Trại tập họp cải tạo viên trong sân  rộng lớn. CB Trại cầm danh sách đoc tên từng người tù,  rồi bảo họ ra đứng  riêng một bên. Mọi người xì xào, rỉ tai , bàn tán Mao Tôn Cương , dĩ nhiên khẻ thôi. ”Chắc họ được tha? Hay bị đưa đi?” Ai mà biêt được. Trại bí mật lắm!  May ra,  giờ chót mới bật mí. Chỉ co Phật ,Chúa, Thánh Thần,  mới biết tươmg lai, số phận họ ra sao.
                                   ”Con ngươi như kiến , như giun
                                     Khổ đau , hạnh phúc,  chỉ trông cậy Trời”.
             Số tù có tên gọi,  đang hoang mang, lo lắng,  thì được lệnh tâp trung trước sân dùng để phơi lúa, mè, đậu.  Khu vực  này,  nằm mặt tiền dãy nhà của Ban Quản Trại Khu B.  Sau đó, Thủ Trưởng Trại,  đích thân cho tập họp các tù nhân còn lại  trong HT lớn. Ông  ta tiết lo, ả đám ngưòi vừa rồi thuộc diện” Phải cải tạo lâu dài”,  nên chuyển qua Bộ Nội Vụ,  do C/A quản lý ụ. (Theo lịnh của  Trung Ương. Đó là SQ các ngành có nợ máu với ND và CM rất nhiều. Nợ máu của Ngụy Quân , Ngụy Quyền quá  to lớn, mênh mông,  không kể  xiết.  Nếu chặt hết trúc trong các  rừng cây của dãy Trường Sơn làm viết và múc hết nước trong biển Nam Hải làm mực,  để viết lên giấy tội lỗi  do họ gậy ra cho ND và CM,  thì cũng  không  thể kể cho hết được. Các SQ nặng ký phục vụ trong các ngành như PH, CS, CA, MV, ANQĐ, CTCT, TB,  XDNT, CH. NV làm việc cho CIA... Những lời lẽ này như kinh nhật tụng, tù nhân thuộc lòng, qua những bài học CT, ngay từ  lúc mới vào Trại Tù SM ).
                Đám tù còn lại,  biên chế thành Tổ, Khối,  tiếp tục  cải tạo lao động. Họ lại ra đồng hàng ngày, làm nông,  làm rẫy trồng rau,  cấy lúa,  để tự nuôi sống lấy mình ,”
                                          “Tù nhân tiếp tục làm nộng
                                            Khổ sai nương rẫy,  ruộng đồng bao la.
                                            Thân người thay thế trâu bò
                                             Cổ trồng,  rán kéo chiếc bừa phăng phăng.
                                             Não nùng Địa Ngục Trần Gian
                                             Cơm bưng một chén,  lệ tràn ướt mi”.
                                            ”Thời gian thắm thoát qua mau
                                              Tập Trung Cải tạo đã hầu ba niên.
                                              Phong trần,  gian khổ đã quen
                                              Tóc xanh ,  giờ cũng bạc xen, chen màu”.
                        Nguyên còn nhớ,  hôm ấy có CB tận QK 5,  vào thăm TTTB 8 ở HT. Anh ta  mang quân hàm Th/Tá. Thân hình cao to, tóc quăn, giống Tây Lai. Anh ta khoảng trên dưới bốn mươi, rất khôi ngô,  tuấn tú, nói tiếng QN. Trại có cho triển lãm đồ thủ công linh tinh đủ thứ,  do tù nhân làm ,  những khi rỗi rãnh , như  xe hơi, máy bay, dụng cụ các loại tả pí lù, đồ chơi cho trẻ con. Nhiều thứ trông thật kỷ xảo , tinh vi, đẹp mắt vô cùng.  Trong đám cải tạo,  có anh M, Tr/Uý, SQVBĐL,ĐĐT/ BĐQ,  làm chiếc phi cơ rất đẹp. Anh ta thật khéo tay. Viên Th/Tá QK5 khen ngội anh em  cải tạo. Y  tươi cười  nhìn Thủ Trường  TT8 và Th/Tá Hoàng Hà , Phụ Tá cho Tr/Tá VNLoan, ôn tôn nói:
     - Nay mai cac anh về. Thôi cố gắng thêm một thời gian nữa, rồi sẽ  đoàn tụ với gia đình và người thân. nhé!”\.
 Nhiều tù nhân có mặt,  nghe vị Đại Diện cao cấp của QK nói thế,  mừng húm. Họ càng thêm phấn khởi, hồ hỡi lao động hăng say hơn, ngõ hầu sớm được hưởng sự khoan hồng của CM.  Khi  Ông ta  bước ra về, anh Hồng. CB Chính Trị Trại B. bắt nhịp mọi người vui vẻ hát bài ruột,  mà ai ai cũng thuộc làu làu như kinh nhật tụng. Họ vừa hát to , vừa vỗ tay từng nhịp: “  Như  có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng...”Anh bạn tù cạnh  Nguyên ngâm khe khẻ khi họ  trở về khu vực Tổ mình:
                                      “Nay mai, rồi lại mai này
                                        Mút mùa lệ thủy, tù đày chẳng tha.
                                        Thay trâu  cày đất làm mùa
                                        Con người đi trước, cái bừa theo sau.
                                         Người hành người ,thật  khổ đau
                                         Con người ác độc, thú nào ác hơn?”
              Tối hôm ấy ,Tr/Uý, QG Thắm, gốc BT, cao to . khổe mạnh, cho tập họp tù nhân Trại B trong HT như thường lệ. Tuy nhiên , khác với mấy lần trước, anh mặt mày ưu tư,  nghiêm nghị, trầm ngâm,  thoáng chút buồn bã vu vơ, như đang lo lắng suy nghĩ việc gì đó. Anh ta không lộ nét vui vẻ,  cởi mở nhứ mọi khi. Anh nói nhanh và ngắn gọn:
          -Ngày mai Khối đi hái đậu. Thôi,  các anh về, ngủ sớm lấy sức để lao động. Dứt lời,  anh ta  vội vã ra khỏi HT . Anh bước nhanh về Trại CH Khu B.  Đó là triệu chứng bất bình thường của CBQG. Hơn nữa , suốt đêm hôm ây, khi  tù nhân đi tiểu tại hố xí gần lều, thì phát hiện có nhiều Cảnh Vệ, súng ống sáng choang,  dưới ánh điện nhờ nhờ, đi tuần quanh Trại và  lối đi giữa hai  hàng  rào cao ngất nghễu mặt hong Trại Tù.  Điều đó chưa hề xảy ra tại Trại Giam nàỳ. Hơn nữa,  đèn  pin  nhấp nhá  các nơi. Tiếng chân tuần cảnh  lao xao đây đó. Canh  phòng nghiêm ngặt mọi ngã. Anh em tù xì xào to nhỏ:
         - Có vấn đề gì đây? Có ai định trốn trại chăng?.
  Trại Tù từ 1975 đến 1978 mới có hiện tượng canh  phòng nghiêm ngặt,  cẩn mật như thế này.
           Giải đáp thắc mắc,  lo âu vớ vẩn của tù  nhân đưọc sáng tỏ sau đó. Khoảng  hai giờ sáng,  CBQG Trại xuống gợi Tổ Cấp Dưỡng  (Lúc này,  anh VCD,  Nùng, GCBP như Nguyên, gốc GS Việt văn, viện Hán Học Huế. làm TT, thay ĐPB và anh NVS,ĐTX , Chàm . Tổ cũ bị giải tán vì anh B vi phạm kỷ luật , cưởm đoạt đường của Trại phát cho Khối. Anh ta giữ lấy xài một mình. Anh M, phát hiện,  tố cáo). Tổ phải dậy sớm , lãnh gạo,  nấu cơm cho Khối một ngày lương thực đi xa. Thế là đã  rõ mười mươi. Lịnh chuyển Trại. Nhưng chưa biết Trại nào. Trại HT giải thể. Toàn TTTB 8 chuyển sang CA , thuộc Bộ NV quản lý. Tù  dài dài. Tù mãi mãi. Cải tạo mút chỉ cà tha.
            Lệnh chuyển tù binh do Quân Đội giam giữ bấy lâú sang Bộỉ NV/CA quản lý, mãỉ đến phút chót,  Trại mới hé rằng. Thượng Úy Sinh , Thủ Trưởng Khu B. tiết lộ trước đám tù tập trung,  trong  HT,  lúc bốn giờ sáng. Đa phần cải tạo viên ngơ ngác, bàng hoàng , vẻ mặt lo âu, trầm ngâm, ưu tư mọi thứ khó khăn,  gian khổ,  đang  đón chờ  họ. QĐ quản lý tù binh với kỷ luật  gay gắt, đói khổ. Tuy nhiên, C/A trị, tù nhân càng phải chịu nhiều nỗi thảm thương , bì đát hơn nữa.  Chắc chắn như thế  rồi! Nhưng Trại vẫn chưa cho biết tù chuyển đi đâu, về đâu. Nguyên có hỏi anh Tùng có phải chuyển cải tạo viên  về Trại Sông Cái NT không. Anh cho biết không phải. Trại này nằm cách PR khoảng ba mười  cây số. Chính các anh thuộc diện cải tạo lâu dài  đã chuyển từ TTTB8 đến đây hôm trước. Tù nhân lo lắng,  nhìn nhau. Rồi ai  nấy vội vã về giường mình sửa  soạn hành trang tuế nhuyễn như quần áo cũ,  bạc màu , nhưng còn lành lặn, thực phẩm nếu có như gạo, đường, đậu, bột, nước mắm . nhét vào túi xách, ba lô. Điện mở sáng  choang.Tổ anh nuôi phát cơm vắt cho một ngày đường. Mọi người vội vã vác lên xe  tải bịt  bùng đang  đậu thành hàng  dài trườc  cửa Trại. Ngồi trên xe  tải  phủ trùm kín mít, Nguyên  tủi thân, buồn bã,  ngâm khe khẻ.
                                “Ba năm lao ngục chưa về
                                  Lại di chuyển  trại, trên xe bịt  bùng.
                                  Trời  hè,  hơi nóng như  nung
                                  Tù  nhân khốn đốn,  ngồi trong hỏa lò”.
                Khi xe từ Khu B  lăn bánh,  tù nhận thấy Thủ Trưởng Tổng Trại đang  duyệt  xét Khu A. Mặt mày tươi cười, vui vẻ. Một số Khối Khu này còn đi lao động.  Họ lo lắng,  bàng hoàng ,  thất thểu bước trên đường lộ còn ướt sương đêm. Họ ngước nhìn bạn tù cùng Trại A,  đang chuẩn bị rời Trại. Ngày mai sẽ tới phiên  họ thôi. Tù nhân đông lúc nhúc,  xác xơ sầu thảm, leo lên những chiếc xe to kềnh,  giống như đám kình ngư hung hăng,  dữ dằn,  nuốt chửng họ vào bụng kín bưng như hủ nếp.  Th/Tá Hồng Hà, nói giọng Phú Yên, hôm nay trông rất oai vệ, lẫm liệt. Mặc quân phục , quân hàm sáng  chói, súng lục uy nghi, trông rất hách , dây choàng qua vai. Ông lạnh lùng bước lên xe Jeep có hộ vệ và tài  xế chực sẵn. Ông ra lịnh lên đưòng. Tuy nhiên, anh em cứ đoán già đoán non. Đa  phần không biết Trại Tù nhận mình  ở đâu, tên gì. Thật là bí mật quân sự. Chuyển tù càng kín đáo, cẩn trọng hơn nữa.
                                “Tù nhân chuyển trại liên miên’
                                  Bịt bùng xe tải qua miền Phan Rang
                                  Nha Trang , Đèo Cả, Tuy An,
                                  Tuy Hòa,  rồi đến thôn làng xa xôi.
                                  A30 , Trại sát núi  đồi
                                  Rừng cây bát ngát, đất đai ngút ngàn.
                                  Một ngày rồi lại một đêm,
                                  Trên xe kín mít,  tù nhân phờ người.
                                  Nóng nung,  nhễ nhại mồ hôi
                                  Lệ rơi ướt má,kêu Trời,Trời xa.
                                 Bình minh xe đổ, tù ra
                                 Áo vàng cầm súng,  chói lòa hàng ngang.
                                 Tự do đã khép bao năm
                                  Ngục tù,  đói khổ,  lầm than sá gì.”
                   Nguyên rầu thúi ruột khi bị nhốt kín trên xe cùng bao bạn tù khác suốt một ngày và một đêm trên con đường QL1. Con đường thiên lý, quan san. Xe tải bịt bùng chở  tù  xuôi về Miền Trung xa xôi, diệu vợi. Nắng chang chang. Nóng như thiêu, như đốt trên  xe kín mít như  trong chiếc thùng sắt cô nét  biệt giam , kỷ  luật tù ở Trại SM. Mồ hôi,  mồ kê tuôn xối xả, ướt cả mặt mày, thân mình và tay chân. Rồi xe  tải chạy qua Thị Xã PR trên đường TN .  Nguyên nhận ra Anh Nam ,  cựu Khối Trưởng Khốí 1 tại Trại Tù SM. Anh ta  nhìn đoàn xe phủ  kín là biết  tù chuyển trại ra miền xa. Anh ta theo sau  xe tải chở tù một quãng. Đoàn xe dừng bánh tại ngoại ô thành phố, gần các thửa  ruộng vùng  Đài Sơn hay Tân Hội gì đó. CB áp tải ,  cho phép tù xuống xe,  dùng
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Jul 11, 2010 11:34 am    Tiêu đề:

  dùng  cơm trưa, cạnh  các mương  của  những  đám ruộng khô khan,  nứt nẻ vì hạn hán,  nắng nung . tại tỉnh lỵ  “Hầu như nóng  bôn mùa”này. Đây là vủng hiu quạnh, xa cách thôn làng, không có bóng người lai vãng,   lui tới. Một nơi đồng không,  mông quạnh. Không có bóng cây, chỗ dừng chân,   nghỉ mát. Chỉ có cỏ vàng, và đất đai cằn cỗi,  sỏi đá,  nằm  cạnh  con mương cạn khô. Nắng  rực lửa. Náng chói chang. Nắng xối xả. Nắng nung  người. Tù nhân ăn cơm dưới ánh nắng như thiêu,  như đốt. Mồ hôi tuôn  ướt chén  cơm và thửc ăn đạm bạc,  ít oi của cải tạo viên,  giữa cánh đồng trống trơn , cạnh QL1.
                             “ Cơm tù  dưới nắng chang chang’
                                Đồng không mông quạnh, thôn làng cách xa.
                                Trại giam chuyển đến mịt mờ,
                                Núi rừng thăm thẳm, bơ phờ tù nhân”.
              Xe cứ chạy liên tu bất tận . Xe qua Nha Trang , Đèo Cả ,Tuy An, Tuy Hòa . Xe rẽ trái bò tư từ trên con lộ gập ghềnh đá sỏi. Hai bên đường  rừng cây ngút ngàn, núi non bát ngát. Càng đi sâu vào vùng  núi rừng thôn dã , hẻo lánh , con lộ càng gồ ghề, lồi lõm nhiều chỗ. Xe tải chồm lên thụt xuống.

6)TRẠI   TÙ  A30
 
    Lúc bấy giờ,  đoàn xe tải cứ tiếp tục bò chậm chạp. Đám tù bị nhốt trong lòng xe kín bịt bùng trông giống như bầy thù lổn ngổn lảng ngảng chen lấn nhau,ôm lấy nhau cho đỡ  bị dằng lên xốc xuống. Họ trông thật thê thảm! Thật là  khổ đau! Thật là tơi tả!
                              “Gập ghềnh đường đá`chep leo
                                Xe bò hổn hển qua đèo,  xuống truông.
                                Tù nhân xốc xếch, thảm thương,
                                 Ngày đêm rời rã,  biết đường về đâu?”
             Thì ra  đoàn xe chuyển tù từ  Tổng Trại TB 8 ra Trại A 30, tận vùng  rừng núi xa xôi  thuộc tỉnh Phú Yên.Trại này do CA thuộc Bộ NV quản lý. Doanh Trai Cải Tạo  nằm gần vùng  sơn dã hoang vu vắng vẻ. Trại cách ly hẳn xóm làng. Đoàn xe dừng bánh ngoài Trại. Ban Giám Thị đã chờ sẵn tại Sân Vân Động cùng với Nhóm Trật Tự mặc quần áo tù,  màu lam nhạt.  Họ sẵn sàng  đón nhận  cải tạo viên bàn giao. Bên kia bờ  đất của Sân Bóng Đá dã chiến là đám công an mặc sắc phụ vàng đậm, bóng  lượn , lấp loáng ánh bình minh. Họ ôm súng đủ loại,  đứng hiên ngang,  hầm hầm nhìn tù,  lần lượt xuống xe, tập hop,  điểm danh , ngồi trên đất trong lòng  sân bóng đá.Trông họ dữ dằn  có vẻ đe  dọa,  khủng bố tinh thần lũ tù TTCT này. Trại Tù A 30 ,  cũng như nhiều  nhà lao, ngục thất  khác,  được thành lập,  sau  ba  mươi tháng tư. Trại rộng mênh mông, bát ngát .  Nhiều dãy nhà mọc rải rác khắp nơi. Ánh nắng ban mai đã nhuộm hồng khắp ngã .  Nắng  rực rỡ,   lấp lánh trên  những đọt cây cao chất ngất phía xa xa. Núi rừng  phía sau trại,  trông thật âm u , bí hiểm,  lạnh lùng,  khó hiểu, đối với lũ tù mới chuyển đến. Họ  cảm thấy lòng bất an, lo lắng vu vơ. Tâm hồn bỗng nhiên ảm đạm,  buồn  bã vô cớ xâm nhâp bồi  hồi. Viên Đ/Uý Phó Giám Thị (GT), nói tiếng địa phương , nhìn  đám tù ngồi lặng lẽ  dưới  nắng sớm,  cất cao giọng:
         -Chúng tôi nhận cải tạo viên từ TT8,  cả số lượng,  lẫn chất lượng.
        Khối lượng ý  muốn nói là tổng số tù . Chất lượng là  tốt, xấu, thành phần trốn trại, vô kỷ luật, chay lười LĐCT, hay  thành phần  chấp hành nội  qui Trại tốt...Sau đó,  Ban Trật Tự Trại Tù A 30 bắt đầu lục xét  đồ đạc  cá nhân của đám tù. Họ tịch thu  hết thư từ, sách vở, báo chí ... Nguyên bị thu hết mấy cuốn sách cờ tướng của Lý Chí Hải, Vương Gia Lương. Lê Thượỉng Kiến , Quốc Trung Bí... Những loại sách cờ quý hiếm  này bị cướp trắng luôn, dù không  có  chi  là phản động,  bị cấm  đoán  cả. Nguyên  khiếu nại mấy lần sau này, nhưng  CB không trả lại mà chàng còn  bị la rày,  hăm  dọa đủ thứ. Thấp cổ, bé miệng thân  hình tù tội,  thôi thì”Nín thở qua sông”.”Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Ngoài Trại A 30 ra, nghe nói,  còn nhiều trại tù khác như  A 40, A 50, A20, A 60... Tên Trại Giam, Ngục thất toàn là những bí số, ám số. Tù nhân không biết ất  giáp chi cả. Xung quanh các nhà giam,  có vòng rào kiên cố , có  vọng gác canh giữ tù nhân kỹ lưỡng. Phía trước là Khu Chỉ Huy của Trại Trưởng và CB Trại Giam. Phòng GD, KL. VPGT...  Thủ Trưởng,  GTTrưởng , là ngừời gốc Bình Định, vị Th/Tá già,  lùn,  nhưng còn khoẻ mạnh, năng  nổ , tỏ ra tícch cực trong  công tác kiểm tra ,  quản lý tù nhân đủ loại, Tù CT, Tù binh, tù hình sự, vượt biên, phản động, chống Chính Quyền CM...
         PGT là Đ/Úy,   nguyên tù Côn Đảo thời VNCH. Được biết,  do y kể trước đám tù  mới chuyển giao và học tập NQ Trại.  Y  đã học thêm trong  lúc bị bắt giam  vào Nhà Lao ở Côn Đảo. Y dự thi  đậu mấy văn bằng,  do Ngụy tổ chức  tại đây. Y hãnh diện  là đã học thêm  văn hóa trong  lúc bị tù đày. Y  tỏ ra thù ghét Ngụy công khai.  Lúc nào y cũng giữ bộ  mặt lạnh lùng , xa cách, ác cảm  khi đứng trước  cải tạo viên . Một số là SQ, CB  người Bắc. Còn lại,  đa phần thuộc hạ người địa phương, nói rặc giọng BĐ hay PY, làm CBQG hay CBQC trông coi canh giữ tù những khi  họ đi lao động. Trại tù  bao gồm nhiêu chi nhánh, nhiều khu vực khác nhau, nằm cách xa nhau. Trại A 30 có  bảng hiệu kẽ chữ to rõ ràng trước cỗng Trại chính,  cạnh  cỗng ra vào kiểm soát tù nhân đi về ’Trường  Dạy  Nghề”. Trông thật hấp dẫn,  dễ thương ghê! Trại Trung Tâm  này tọa lạc cạnh con  sông nhỏ. Gần đó là những dãy nhà: Nhà Kho, Trại Mộc, Trại Cưa, Trại Đan rỗ thúng... Nhà dành cho Đội VN... Phân Trại Bình Sơn cách xa Trại  Chính khoảng ba, bốn cây số. Trại này gồm nhiều  nhà gạch chắc chắn,  kiên cố. Doanh Trại tù cũng rộng lớn  bên cạnh con  sông nhỏ .  Phía bện kia là rừng núi bao la, bát ngát. Gần đó có Lò gạch,  cơ sở kinh  doanh , kinh tài của Trại.
   -Trãi tự túc  một trăm phần trăm.
     Trại Trưởng  từng tuyên bố.như thế. Ngoài ra, Trại còn có Lò Rèn.  Những khu vực chăn nuội heo, bò, dê.
               Những vườn rau bát ngát,  trồng cà, ớt,   rau sống đủ loại. Những  ruộỉng lúa bao lao. Những rẫy trồng  khoai mì ngút ngàn,  khắp núi rừng. Những vườn trồng cây ăn quả như chuối, cam, ổi...Những cánh đồng mía rải rác khắp nơi. Nhà máy đường sản xuất đường thẻ ,  đường táng xuất khẩu nằm gần Trại  Trung Tâm. Tù nhân lao động cải tạo hàng ngàn người. Họ sản xuất,  làm ra của cải,  vật chất cho Trại vô số, không kể hết được. Đúng là “Nước  sông , công tù”.  Khu vực Bình Sơn,  tù nhân  làm nông và đốn củi là chính. Ngoài ra,  Trại còn có những vườn rẫy nằm khắp núi rừng, đồng  bằng ruộng  lúa. Mỗi khu vực  có chòi , nhà cất trong phạm vi vườn tược. Tù nhân thuộc gia đình  có công với CM,  được Trại tin  cậy ,  cho ở coi rẫy, vườn tại chòi hay nhà này.  Cải tạo viên ở đây  được tự do, độc lập hơn là sống trong Trại chung  với đám tù  khác. Đó là những thành phần “tự giác”,  được Lãnh Đạo  thương và chiếu cố đến.  Không dễ gì thuộc diện này . Không  dễ gì  giữ chòi đâu nhé! Nghe tù nhân xì xào là phải biết điều  với LĐ .  Làm trật tự cũng thế. Không phải  ngẫu nhiên hay tài giỏi  gì mà được vào tổ ” Làm cha thiên hạ”, để có thể đạp lên xác của  kẻ  khác tiến thân. ”Trên đội, dưới đạp “ để được nhàn hạ và về sớm .  Một là bản thân có tham gia  CM như  tên Ghe.  Nghe nói trước đây,  y  là Xã Đội Trưởng. Y lạm quyền,  cho thủ tiêu mấy tên Ngụy mà y thù ghét cá nhân. Việc làm ác ôn bị dân tố cáo,  y bị tù. Nhưng  Trại cho y làm Tổ Trưởng TT.  Y tuy mặc áo tù nhưng là “Tù Cha”. Y là xếp sòng những tay anh chị, những tay  côn quang, những tên hung bạo,  chuyên hành hạ,  đày ải, ác độc với đồng bào mình,  để được hưởng ân huệ của  kẻ nắm quyền sinh sát trong tay. Tù tự giác  giữ chòi thì thoải mái nhẹ nhàng.  Ngày ngày,  tưới  cậy, chăm sóc vườn tược,  rẫy bái. Có chòi hay nhà  nuôi bồ câu. Chuồng cao, giống chim hiền lành mang màu sắc hòa bình này,  bay xành xạch, rào rào. Chúng gù gù, ríu ra,  ríu rít,  từng cặp quấn quít nhau,  âu yếm nhau, rỉa lông cho nhau. Trông chúng thật dễ thưong làm sao khi tù có dịp nghỉ trưa  bên chuồng bồ câu cạnh rừng. Nguyên có vào một chòi ngoài đồng khi  Đội chàng  lao động  gần đó. Kẻ  giữ chòi là con một Đ/Tá CM. Tuy nhiên,  y chưa được tha,  dù cha  là quan chức lớn trong bô máy Chính Quyền CM. Không rõ tại  sao. Trường hợp người bạn hoc cùng lớp với chàng  trước kia, anh Tr.Kh nhờ cha là CBTK trở về sau 1975 với cấp bậc Đ/Tá bảo lãnh. Nghe nói,  ông lái xe Jeep vào trại chở anh về  luôn. Lúc đó anh  là Tr/Úy CTCT bị TTCT. Anh ruột anh là Tr.D.,nguyên là Đ/Uý  SQTY  /QLVNCH,  cũng nhờ cha  bảo lãnh về  sớm và được lưu dụng làm ngành y tế cùng vợ.
                            “A 30 Trại ngút ngàn
                             Mênh mông bát ngát,  ruộng vườn nhà giam.
                             Gần rừng là Trại Trung Tâm
                             Kéo dài đến tận Bình Sơn núi đồi
                             Con sông nho nhỏ trôi xuôi,
                             Xa xa vượn hú, nắng trời chang chang.
                             Xóm làng thưa thớt nhà  dân
                             Trại tù như nấm mọc lan khắp vùng.
                              Mía, khoai, chuối, lúa xanh um
                              Mồ hôi. sức lực,” Nước sông,  công tù”.
              Trại A 30 , ngoài các loại tù kể ở đoạn trên , về sau có thêm các  linh mục, thầy tu, và một Đ /Tá mới chuyển đến.  Nguyền  và  đám tù từ TT8 về  đây khoảng giữa năm 1978. Lúc bấy giơ,  Cha Nguyễn văn Thuận, cháu cố TT/NĐD, nguyên GM  Giáo Phận NT, cũng bị bắt giam  tại Trại này, cùng với một số LM khác. Đ/Tá Phẩm, nguyên TT Tỉnh KH,  cũng bị  nhốt tại đây. Môt hôm,  đứng trước đám tù đang tập trung tại Sân VĐ, Đ/Tá Quang, người Bắc, GĐ/ CA Tỉnh PK (KH/PY) nói:
- Chính Quyền CM mạnh lắm! Tên Thuận, cháu NĐD, làm TGM trước đây, là GM  giáo phận NT, thằng ĐTá  Phẩm phải vâng lời thằng Thiệu,  đội mâm quà Tết cho tên Thuận hằng năm.  Điều đó chứng tỏ tênThuận có  quyền lực biết chừng nào! Bây giờ CM  bắt giam y. Như vậy,  CM thật là mạnh! Riêng tên Phẩm vào tù mà xài tiền như Đế Vương. .Vợ con y đem quà và tiền bạc cho y  tiêu pha như nước.
      Viên GĐCA nhìn  bao quát đám tù ngồi im thin thít  dưới nắng. Y gằn giọng, rồi nói tiếp:
        -Tôi có đến hỏi y: “ Nghe nói anh Phẩm giàu có,  xài tiền,  hào hoa,  rộng rãi. Quà  do người nhà thăm nuôi, anh ăn không hết, dư thừa cho nhiều người khác, phải vậy không?.Phẩm hỏi lại y:
      -Sao anh biết?  Xin cho biết tên. .
      Lúc ấy, Thủ Trưởng CA Tỉnh,  mỉm cười , úp mở, tỏ ra kẻ cả;
       -Rồi anh sẽ biết tôi là ai. Đừng lo!.
            Đó là lời kể của tên Trùm CA Tỉnh PK. Y cao ráo, nhưng đi cà nhắc. Y còn khoe mình là  nhân đạo,  có lòng thông cảm, thương người, Y kể tiếp:
 - Có một hôm,  trời tối , một bà ở xa mới đến,  xin vào thăm nuôi chồng, nhưng  bị nhân viên cảnh vệ chận lại , không cho vào vì đã quá giờ ấn định. Bà  đến trễ vì lý do xe bị trở ngại dọc đường, nên bà vào chậm . Tôi đã cho bà gặp chồng và hai người tự do tâm tình đêm hôm đó. tại  Nhà Khách Thăm Nuôi của Trại.Thiên hạ cho rằng CBCM chúng tôi vô thần, có con tim sắt đá , lạnh  lùng,  tàn ác. Nhưng các anh chị thấy đấy! Tôi  rất là thông cảm , dồi dào tình thương người, tình đồng loại, sẵn sàng giúp đõ những kẻ cô thế,  ngã ngựa.
    Mỗi lần GĐCA tỉnh PK nói chuyện trước đám tù tập trung toàn Trại ,  thì vệ binh mặc sắc phục vàng óng ánh , bồng súng đứng gác canh,  giữ trật tự an ninh bốn phía sân vận động. Ngoài ra,  còn có  CBQG, TT bám theo từng Tổ, Đội.
             Các tu sĩ. LM bị giam tại một khu đặc biệt,  gần sân đá banh. Họ khỏi đi lao động, lại có sách báo cho xem. Nguyên thường thấy có người mang gà  mèn cơm cho họ dùng  hằng ngày. Vào những dịp nghỉ lễ, Trại hay tổ chức các trận bóng đá giao hữu giữa CA và  các đội bóng địa phương. Đội banh CA của trại  thường tuyển chọn các cầu thủ hay, nổi danh  trong đám cải tạo viên. Các  danh thủ bóng đá lúc đó,  có anh Thành (Quê Tháp Chàm, nhưng là tiền đạo xuất sắc của  Đội Bóng  Đá NT trước kia. Anh  vốn  là cựu HS/VTNT.  Anh chuyên đá phạt góc  cả hai phía khuôn thành). Anh Phước, góc PT/BT. Anh là tiền đạo hết ý. Anh có cú đá bóng xoáy làm cho thủ  môn  thường  bó tay. Anh Tấn,  quê Khánh Hòa,  là tiền đạo bén nhạy, lừa  banh tài tình. Anh Phước chuyên chuyền banh cho Tấn làm bàn. Họ là tuyển thủ tuyệt vời của đội  CA Trại.   Cầu thủ cải tạo thường đem lại chiến thắng cho đội banh của Trại. Họ hạ đối phương không khó vào lúc  bấy giờ. Ngoài ra,  còn có anh Khải, quê PK, chuyền đá  ở hàng tiền đạo. Anh  này cao, to,  khỏe mạnh, dẻo dai,  bền bĩ như anh Phước. Thủ thành của  Đội Trại cũng là một tù nhân. Anh này  cao ráo, cứng cáp, chụp banh  rât khá. Anh ta cũng  gốc NT/PK. Lúc đầu vào thi  đấu,  chỉ có CA  đá giao hữu với đội bạn. Nếu Đội của  Trại thắng thì thôi. Nếu thua, thì lập tức họ thay người liền. Các tù nhân  đá  hay, chuyền bóng lẹ, nhồi banh nhuyển,  tuyệt vời, nhanh  nhẹn xuất sắc được đưa vào sân cỏ ngay. Nguyên còn nhớ,  trận banh hôm đó, Đội Trại san bằng tỷ số` xong là thắng luôn một hơi  năm quả nữa. Trại phải ra hiệu ngầm “Stop” đưa banh vào lưới Đội Khách. Tấn  lừa banh qua khỏi  hàng hậu vệ,  rồi chận banh nhìn các bạn cười. Không  chọc vào  lưới địch,  nhưng lừa trở ra lại.  Trận bóng đá thật tiếu lâm , hiếm có trong  lịch sử túc cầu thế giới. Tù nhân tham gia bóng đá, được nghỉ bù một ngày hôm sau. Đội của Nguyên có anh Mậu, gốc Hoa, chuyên đá hữu biên. Anh nhỏ con , nhưng khoẻ mạnh, chay nhanh nhẹn. Anh có nhiệm vụ ném biên, bên cánh  mặt. Các LM được phép ra  làm khàn giả  trận bóng đá. Họ ngồi trên  chiếc ghế dài , có chỗ  dựa lưng, trên  mô đất cao trước cỗng Trại. Họ mặc  quần áo dân  sự sạch sẽ , gọn gàng, đẹp đẽ. Mũ đội loại tốt , đắc tiền. Giày da bóng lượn. Có nhiều tu sĩ còn trẻ và đẹp trai. Tuy nhiên, các thầy tu và LM cũng như SQ cấp ĐTá bị nhốt tại đây đã chuyển ra Bắc .  Trong số đó, có Cha Thuận.
                             “Trại thường tổ chức  đá banh
                               Thi đua chuyền bóng, giao tình các nơi.
                               Công An tuyển chọn nhân tài
                               Tù nhân đá giỏi,  được mời thử chân.
                               Những chàng danh thủ tiếng tăm
                               Đá cho Đội Trại,  vinh quang dem  về.
                               Một ngày bù nghỉ thỏa thê
                               Khỏi đi lao động ủ ê, đói mèo.”          
        Nguyên còn nhớ gần Khu giam giữ các LM , có  một trại nhốt nữ tù. Dãy nhà  này nằm cạnh đám  ruộng khô chỉ còn  trơ  gốc rạ.  Hôm đó,   Đội chàng ra lao động tại khu vực này. Đoàn tù di chuyển phía sau một nhà giam.  Khi đi qua khung cửa sổ, chàng chợt thấy hai giai nhân. Các nàng trẻ đẹp hết nói. Hai thục nữ chừng 20, 22 là cùng  Chàng khe khẻ ngâm :
                              ” Giá đành  trong nguyệt, trên mây,
                                 Hoa ơi! Hoa nở đọa đày bấy hoa.
                                 Hồng nhan  mệnh bạc,Trời già!
                                 Thuyền quyên dong  ruỗi, đã sa  miệng hùm”.(Nhại theo Kiều).
       Tuy bị cá chậu, chim lồàng , giam mình trong khung cửa sắt, tù ngục, đày ải, nhưng hai người đẽp vẫn còn lồ lộ nhan sắc rực rỡ. Da trắng mét. Mái tóc thề óng ả, phủ  kín bờ vai tròn trĩnh. Các cô để tay trên cửa  sổ. Bàn tay búp măng nõn nà. Các nàng giống như Tiên Cô bị đọa, ụă Hằng Nga giáng trần.
                                “Tiên Cô  sao lạc xuống trần?
                                  Con người đẹp thế mà giam  chốn này?
                                  Giai nhân nhìn ngắm trời mây
                                  Ngắm tù lao động,  ngày ngày khổ sai”.
       Có điều thục nữ nhìn tù nhân bằng ánh mắt chứa chan tình cảm xót xa , đau lòng . Các cô như  rưng rưng dòng lệ. Ngược lại, người đẹp  ngó  CBQG và CBCV với đôi mắt ác cảm , đầy căm  ghét,  oán  hận vô cùng. Bên kia  bờ là Trại gỗ. Rồi khu nhà đan lác các gỉỏ xách, rỗ, rá, mủng...Cạnh đó  là dãỉy nhà  dành cho Ban VN. Họ đang tập dượt các bài ca CM, điệu vũ múa, các tuồng tích để chuẩn bị trình  diễn vào các ngày lễ lớn sắp tới. Đội xây cất nhà cửa cũng ở  gần đấy. Không phải dễ gì  vào các Đội này đâu nhé! Phải biết đường đi,  nước bước. Phải biết điều!  ”Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”.  Các tù nhân thường  hát nhại câu :” Không biết xây, cũng bon chen xin làm thợ xây”. Tổ sung  sướng, hạnh phúc nhất trong tù, ít đụng chạm , mất lòng người có thể  nói là” Tổ Y Tế” (Bao gồm BS, YS, Tây và Đông Y chế độ cũ). Có  hiệp sĩ không biết gì  về thuốc men,  chữa bịnh, mà vẫn được vào Tổ này. Tiền chi mỗi lần về phép thăm nhà, chơi cả tháng,  lo lót cả mấy chục ngàn đồng. Thiên hạ, bàng  quang, tù nhân bàn  tán xôn xao. Câu nói của người xưa:  ”Có tiền mua Tiên cũng được” hay “Đồng tiền là Tiên , là Phật . Là  sức bật của lò xo. Là thước đo  lòng người. Là nụ cười tuổi trẻ. Là  sức khoẻ người già. Là thẵng hoa tiến bước. Là mọi việc đều xuôi...” thật còn  giá trị, hợp lý ở bất cứ  xã hội nào, hoàn cảnh nào. Bên cạnh các khu vực nói trên là  những cây cổ thụ cao chất ngất, những lùm tre  tỏa mát  sát bờ sông nhỏ. Con sông  này bắt nguồn từ  núi rừng xa tít, thăm thẳm mù khơi. Trại  tù  xây dựng cạnh con sông. Dòng nước lờ đờ trôi mãi về miền xuôi vời vợi, qua các thôn làng hẻo lánh,  nằm dọc hai bên bờ.   Tuy nhiên , vào mùa mưa lũ, nước dâng tràn bờ. Nước tuôn xối xả, mênh mông. Nước trở nên cuồng lưu dữ dội. Nước sông thường gây lụt lội các vùng đất thấp hai bên bờõ. Con sông vào mùa lũ lụt trở thành mối đe dọa cho bọn tù tại đây. Nhà lao đa phần ở dưới thấp,  nện nước lụt thường dậng cao,  làm ngập tràn các doanh trại, gây tổn thất nhân mạng cải tạo viên.
                                “Con sông cho nước tù nhân
                                  Nhưng mùa lũ lụt, hung thần hiểm nguy.
                                  Ngập dâng, tràn khắp đường đi
                                  Mênh mông cuồng lũ, cuốn về bể khơi.
                                  Cửa nhà đầy nước rã rời
                                  Tù nhân cũng bị cuốn trôi chết chìm”.
                 Mỗi năm vào mùa thu hay đông,  khi trời mưa tầm tã chừng ba ngày là nước sông bắt đầu dâng cao . Lụt lội lan tràn các chỗ thấp. Nhà cửa bị ngập nước lênh láng. Vì thế,  Trại cho tù ở vùng trũng sâu hay thung lũng thấp di tản đến  các nơi cao  ráo hơn như tại các làng hay trường học,  để tạm lánh nạn mấy hôm mưa  bão. Cũng có khi tù  tại Trại Trung Tâm , được lệnh  di chuyển đến Trại Bình Sơn,  sát núi rừng bao la , bát ngát. Đó là khu vực  có độ cao hơn. Trại Bình Sơn cũng nằm cạnh con sông nhỏ. Dòng sông  bắt nguồn từ vùng rừng núi sâu hun hút phía xa xa. Sông chảy lặng lơ,ụ quanh co.  qua  các hàng cây cao râm  mát,  soi bóng hai bên bờ nưóc cạn. Sông trôi êm ả , lững lờ. Sông  tuôn nước, đem phù sa về tưới ven bờ các làng xóm dưới miền xuôi. Trại Tù này nằm sát một Lò Gạch. Cơ sở kinh  doanh của Trại, chuyên sản xuất  gạch thẻ. Phía xa xa là khu vực tạm cư Trại cất dành cho tù có công với CM . Những tù nhân tại Trại A 30 đã lập công đúng lúc cho CM , cho Trung Tâm , cho Tổ Chức, thì đưọc xét tạm tha,  hay tù  nhân  thuộc diện đặc ân  , được Chính Quyền chiếu cố. Nhà Nước cho phép họ ở tại Khu Định Cư nàỳỉ. Tuy nhiên,  họ  phải lao động, sống tự túc, cùng  vợ con , gia đình. Họ phải khai  hoang, vỡ đất, làm rẫy,  trồng trọt ngô , khoai, sắn, thuốc lá, đậu... để sinh sống qua ngày. Họ chưa được Bộ NV cho phép về sống tại địa phương .  Họ phải cư ngụ tại đây.
                                “Lao đảộng là vinh quang
                                  Khai rừng làm đất sống
                                  Chăn nuôi và làm ruộng
                                  Để được hưởng khoan hồng”
                                “A 30 đến Bình Sơn
                                 Ruộng đồng bát ngát, núi non điệp trùng.
                                 Trại Giam lác đác mênh mông
                                  Đi đâu cũng gặp tù nhân ngoài trời.
                                  Chặt cây, đốn củi trên đồi’’
                                  Cày bừa, đúc gạch, chăn nuôi , làm vườn.’
                                  Máy kia thu hoạch chế đường,
                                  Hoa màu, lúa bắp thường thường chuyển đi.
                                  Tù nhân  chẳng hưởng được gì
                                   Công làm mà vẫn khoai mì, bo bo.
                                   Cho thăm thả cửa nuôi tùụ
                                    Cơm nhà, tiền vợ, làm cho Trại Giàu.
                                    Mút mùa lệ thủy trong lao’
                                    Thân tàn,  ma dại, bịnh đau chết mòn.”
          Chính vì đói khát, thèm ăn, thiếu thốn mọi thứ, gian khổ trăm bề, nên nhiều tù nhân đã tìm cách xoay sở, cải thiện, kiếm chác mọi thứ rau quả, củ rừng,  thú rừng dẻ được sinh tồn. Nhất là các hiệp sĩ  không có thăm nuôi thường xuyên hay tuyệt nhiên không có ai ngó ngàng tới .  Những kẻ tứ cố vô thân hay bị vợ bỏ, con xa, gia đình ly tán,  Những kẻ hầu như bao tử trống trơn , xẹp lép, cứ hành hạ.  Tù “Cu Ki”. Tù mồ côi”...  “Món ăn là cái tồi tàn. Nhưng mà đói quá, làm càn cho no”.   Đám cái ban bị quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên,  nhiều chàng cũng trở nên “Diệu Thủ Thư Sinh “đáng nể. “Đưọc thì no, thua thì bị nằm co trong cùm”. ”Kiếp tú nào quản lao lung. Ở đâu thì cũng gông cùm thế thôi”.  Thật  vậy, nếu chẳng may bị  CBQG, CBQC, Trật Tự... bắt gặp quả tang,  đang lấy hoa màu của Trại (Chẳng hạn:  đào khoai, bới sắn, bẻ bắp, hái cà. cắt rau quả, chặt mía, chặtụ chuối quày hay cắt búp chuối non ...)  thì tủ nhân bị  giải về Trại xử ly, ù như cùm trong phòng kỷ luật,  hay bị đánh đập tàn nhẫn trước khi gông mục xương. Trong thờì gian kỷ luật,  khẩu phần ăn giảm đi. Cơm  bớt lại,  nhai vớái muối hôảt. Thế thôi! Đói lắm! Đói lả! Đói tàn bạo!  Đói trơ  xương!  Đói nhe răng!  Thân thể bị cùm,  khổ đau,  tủi hận vô cùng.
                          “Khổ đau khi  phải bị cùm
                            Đói lòng mà lại tê chân, rêm mình.
                            Kiếp  tù khốn khổ, điêu linh
                            Đôi khi  chỉ muốn quyên sinh cho rồi.”
               
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Jul 12, 2010 3:10 pm    Tiêu đề:

   A) TÙ NHÂN  TỰ TỬ    
     
   
                 Thật ra muốn chết không dễ gì.
                            ”Nợ trần phải trả cho xong.
                             Dễ gì muốn thác mà mong trốn đời”.
      Tại Trại chính, lúc bấy giờ,  có môt tù nhân rất trẻ,  ở khu nhà giam,  đối diện với dãy nhà của Đội Nguyên ,  gần giếng nước duy nhất  tại Trại A 30 Trung Tâm. Cậu ta quê ở ĐLạt,  gốc SQ/ CTCT, ĐHCTCT/ĐL.  Cậu trẻ lắm. Cậu để lại bức thư tuyệt mạng gởi cho Trại và  cả cho  cha  mẹ cậu  ( Nhờ Trại chuyển hộ,  sau khi cậu  lìa đời). Đại ý là cậu ra trường Th/Úy có  bốn hôm , chưa có  cầm súng, chưa có làm gì cả.  Chưa được bổ dụng đi đâủ . Thế mà cậu bị bắt giam tù  năm  năm,  chưa  được tha về. Cậu ức quá! Đau khổ quá!  Buồn chán cho thân phận xui xẻo, đen đúa, bạc mệnh của mình. ”Đầu thai lầm thế kỷ”.  Một ngày làm SQ/CTCT,  dù chưa chỉ danh đơn vị nào, mà phải  gánh chịu hơn một năm ngục thất. Không tuyên án. Không xét tha. Cậu uất ức, khổ sở, tủi hờn , nên quyết định tự  tử,  để thoát khỏi cảnh “Địa Ngục Trần Gian “này. Cậu uống một lô thuốc ngủ  để tự sát và hôn mê luôn từ đó.
                            “Ra  trường mới có bốn hôm
                              Năm năm tù ngục,  tủi hờn quyên sinh.
                              Một ngày lính, tù  quá niên
                              Dù chưa bổ nhiệm mà mình  chẳng tha.
                              Đọa đày xa cách mẹ cha
                              Thôi đành vĩnh biệt  Ta Bả  khổ đau.
                            “Trần Gian Địa  Ngục” bấy lâu
                              Quá liều,  thuốc ngủ uống vào ra đi”.
           Cũng may ,  nhờ có bạn bè nằm bên cạnh phát hiện kịp thời, Họ hô hoán, la to, đập cửa  ầm ầm, kêu cấp cứu inh ỏi , báo cáo có người uồng thuốc tự tử. Nhờ vậy, CB/TrưcTrại và Trật Tự đến mở cửa,  đưa  cậu ta vào Bệnh Xá  gần đó. Các BS  cho xúc ruột,  cứu sống đương sự. Sau đó,  Ban LĐT nghe tường trình, đích  thân xuống ân cần thăm hỏi, an  ủi, động viên cậu  ta. Trong cái rủi,  lại có cái may.  Nhờ vậy, Cậu được Trại  xét cho về Ban Văn Nghệ (VN) . Khỏe ru, bà rù .Chỉ tập đàn,  ca xướng ngày ngày . Từ đây,  khỏi lao dộng,  khổ sai ,  vất vả,  gian lao nữa. Cậu ta cũng biết môn VN chút ít.
                               ”Hát đàn cũng biết lai rai,
                                Trại mà chiếu cố,  thì tài xét sau.
                                Cuộc đời chuyển dịch nhiệm màu.
                                Rủi, may,  họa, phước, biết đâu mà lường”.  
      Trong thời gian đó, vài bạn tù có bài thơ  ngắn truyền miệng nhau,  ngăm khẻ:
                              “Chán đời tù tội triền miên
                               Bốn ngày Thiếu  úy, ở liền  năm năm.
                               Ra trường, tội lỗi chưa làm,
                               Mà sao cứ bị nhốt giam mút mùa?
                               Bây giờ,  Văn Nghệ, đờn ca’
                               Khỏi đi  lao động,  đường xa nhọc nhằn”.
       Tù nhân ngao ngán nhất tại đây, là cư  thường xuyên nghe điệp khúc lúc  năm giờ sáng.  Đó là  bản nhạc CM cứ nhai  đi,  nhai lại, tiếng nhạc đều đều,  buồn bã, đơn điệu từ chiếc loa bắc trên cao. Tiếng nhạc như xoáy vào lòng người. Nhạc khúc vang rền, đinh tai,  nhức óc,  để đánh thức tù nhân trở dậy, ra tập thể dục,  chuẩn bị  đi lao dộng. Nhạc vang vang, lên cao,  xuống thấp, buồn bã,  ủ dột ,  điệu trầm bổng,  thê thiết, lập đi,  lập lại, như  cơm bữa. Nghe  mãi, muốn phát khùng luôn! Thanh âm làm rùng mình, muốn điên  lên được đám tù khổ sai.
        Binh minh nào, các loa của Trại cũng vang lên khúc nhạc đơn  điệu, chán ngán đến tận xương tủy ấy.  Ngày nay,  ngồi ghi lại những dòng  này,  tác giả còn như nghe âm hưởng khủng khiếp của điệu nhạc,  làm mếu máo con tim người tù khổ sai. Tiếng nhạc nghe như xé lòng người. Nhạc buồn, đơn điệu. đen  tối, ảm đạm như tù đày, đóí khổ ,  đau thương , hận thù,  chết chóc, nhục nhằn . Nhạc như đồng lõa với tội ác , với khủng khiếp, tang thương, điêu tàn, bi thảm, khổ sầu không dứt. Tiếng nhạc như đồng vọng từ Địa Ngục, từ cõi U Minh.
                              “ Năm giờ tiếng nhạc vang rền
                                Các loa lanh lãnh , triền miên  thức tù.
                                Nhạc buồn, điệp khúc như rù
                                Nghe như  xoáy óc, lệ nhòa con tim .
                                Bao năm  khúc nhạc  chẳng im.
                                Nhạc này biểu tượng não  phiền , khổ đau.
                                Nhạc như thù hận tuôn trào
                                Khổ sai, tù ngục một màu nhạc kia.”
           Một nhà thơ cùng Đội cũng ngâm nho nhỏ cho  Nguyên nghe :
                               ”Nhạc vang buổi sáng thúc tù,
                                 Nghe như thắt  ruột, mịt mù đời hoa.
                                 Nhạc như giục giã tù ra,
                                 Tử thần đồng vọng, đáy mồ goi lên.”.
            Trước khi  đi lao động, tù được phát cơm . khoảng hơn một chén. Thêm ít khoai luộc đen thui và một chén nước pha muối. Chất lỏng nhờn nhờn, màu nâu sậm. Khẩu phần ăn  này được cấp dưỡng phân phối,  lúc năm giờ hơn, sau khi tù tập TD xong. Tất cả  phải nhanh nhẹn, lẹ làng. ”Giờ lu bu” mà!  Khi tù  đi lao đông về,  cũng khoảng  năm giờ chiều , họ được phát phần ăn y như ban sáng. Thế thôi! Ngày hai bữa, tổng cộng chưa tới ba chén cơm và  vài lát mì ẩm mốc, xám xì,  cộng với nước  pha  muối đục ngầy như bùn sình, đen thui.
                                ”Hai phần ăn trọn một ngày.
                                 Chẳng hơn ba chén cơm đầy với khoai.
                                 Khoai mì ẩm mốc1âu  rồi.
                                 Cộng thêm nước muối, đói thôi võ vàng.
                                 Gia đình đem gạo nuôi chàng.
                                 Nếu không, xương trắng mồ chôn quê người.
                                 Tù nhân sống kiếp đơn côi,
                                 Thật  là đói  khổ , tả tơi , đoạn trường.
                                 Nhiều người bỏ xác tha  phương,
                                 Bịnh đau , thiếu thốn , trăm đường đắng cay”.
                Một bạn tù của Nguyên, trong khi đi lao động, ngâm nho nhỏ cho  chàng nghe bài thơ, anh ta vừa sáng tác lén lút:
                                “Năm giơ sáng, một bát  cơm’
                                 Thêm khoai mì lát,  đen ngòm, nằm trơ.
                                  Muối kia pha nước, chan vô,
                                  Chiều về cùng bữa cho tù sáng nay”.
              Những buổi đi lao độâg gần khu vực trại, nhất là khi bị bịnh không được nghỉ, phải làm việc nhẹ, đám tù thường nghe  các phiên tòa từ NT/ tỉnh PK,  lên xử  các tù trốn trại,  tại A 30. Phòng xử án mở ngay tại Hội Trường lớn nhất của Trại. Các Đội được lịnh  cử người tham dự các Phiên Tòa, như là  quan sát viên, để thấy sự trừng phạt của CM với tội  nhân không chịu cải  tạo, không chấp hành NQ Trại như thế nào. Được dề cử coi Tòa xử  phải là  cải tạo viên  tốt mọi mặt .   Quan Tòa xét xử công khai, buôc tội hay trình bày ý kiến,  qua  hệ thống phát thanh của Trại rất rõ ràng. Âm thanh vang rền,  qua các ống loa quanh Trại. Vì vậy,  tù nhận lao động gần đấy,  đều có thể nghe được nội dung xét  xử các vụ án này. Tội nhân đứng trước vành mống ngựa, sau khi nhận tội trốn trại, hay âm mưu vượt ngục, hay có hành động chống  lại CB Trại... thường được tòa hay CTV góp ý xây dựng, đấu tranh, phê bình ( Ví”Phê bình và tự phê bình là vũ khí sắc bén nhất,  để tiến bộ, để trở thành con người tốt XHCN”. như tù nhân được nhồi nhét thường  xuyên) . Tuy nhiên, sau đó Tòa tuyên án các phạm nhân nói trên,  tử hình. khổ sai chung thân, 15, 20, 30 năm tù giam.
                                “Quan Tòa góp ý nhẹ nhàng:
                                “Các anh phải biết  ăn năn tội mình.
                                 Trốn Trại là việc  chẳng nên
                                An tâm cải tạo,  chấp hành nội qui.
                                 Lao động tốt, sẽ cho về’
                                 Khoan hồng , Cách Mạng chưá hề nói sai.”
                                 Nhưng rối kết án  rợn người
                                 Hăm  lăm , ba chục năm dài tù giam.
                                 Có anh bị xử chung thân
                                 Mà sao góp ý nhẹ nhàng như chơi.
                                Tù nhân lãnh án ngây người
                                Oan này, chỉ biết  kêu Trời. Trời xa!”
        Kẻ bị xử  tử hình vì tội cướp súng, uy hiếp CBQG/CBQC để đào tẩu. Họ thường bị hành quyết kín đáo, đâu đó trong rừng hay  pháp trường . Tù thường khóng biết. Nghĩa trang sau Trại,  lại thêm một nấm mồ mới đắp đất sơ  sài và bảng gỗ nhỏ đề tên họ kẻ xấu số.  Họ chết  như một con chó. Chết âm thầm , lặng lẽ. May lắm , xác mới được cuốn trong chiếc chiếu manh, rồi sau đó, vùi nong  xuống lòng đất lạnh. Thế cũng yên cho một kiếp người, vốn giả tạm , vô thường, đầy khổ đau và hệ lụy. Chết là hết! Chết khỏi chịu cảnh khổ  sai triền miên, bất tận ở chốn” Đia Ngục Trần Gian ” này. Bây giờ, họ nằm hiu quạnh,  bơ vơ trong nghĩa địa dã chiến,  càng ngày,  càng thêm bạn tù  xa lìa Trại  Giam , về âm cảnh,  vì đói khát,  vì đọa đày , lao khổ, lầm than , sầu tủi triền miên, bất tận.  Họ làm bạn cùng gió nội, mây ngàn trong  rừng núi âm u, hoang vu , quạnh quẽ, đìu hiu vĩnh viễn.
                            “ Nghĩa trang  hiu quạnh, bơ vơ
                              Núi rừng heo hút, sương mờ hoàng hôn.
                              Nghe như đồng  vọng oan hồn
                             Cuộc đời  dâu bể, tang thương chất đầy.”.  
       Trong thờì gian bị giam tại Trại chính, Nguyên còn nhớ người bạn  cờ tướng, tên Thu. Hai người thật là “Kỳ phùng địch thủ “ , “ Kẻ non tám lạng, người già nửa cân”. Anh ta người Bắc. Tuy khác khối, nhưng hai người là bạn cờ cao ngang ngửa nhau, nên hễ rảnh rang  là họ thi đấu  giải trí để giết thì  giờ. Bây giờ thì Thu đã ra đi vĩnh viễn. Anh bị  bịnh gan tái phát. Tại bịnh xa, ù không có thuốc điều trị bịnh nan y,  hiểm nghèo này. Vì thế,  anh đã từ trần trong thời gian ngắn,  khi BS phát hiện chứng bệnh trầm kha  này. Mắt, da anh vàng chạch. Sức khoẻ  xuống  dốc nhanh chóng. Thân  thể tiều tụy, héo hắt, suy nhược thấy rõ. Gia đình ở ĐL xuống chưa  kịp, thì anh đã ra người thiên cổ.  Xác anh được chiếc xe thổ mộ với con  ngựa già nua, gầy gò như chủ nó, chạy  cà rịch, cà tàng, lộc cộc, lạc cạc, về hướng nghĩa trang,  gần  núi,  để anh  yên giấc ngàn thu. ”Đau lòng người đã ra đi, Vó câu khấp khễnh, bành xe gập ghềnh”.(Nhại theo Kiều). Thế là chấm  dứt một kiếp tù đày,  khốn khổ,  điêu linh. Không còn phải lao động khổ sai, bịnh đau triền miên, đói rách bất tận nữa. Vĩnh biệt người thân, bằng hữu, bạn tù nhé!
                             ” Anh về nơi cõi vĩnh hằng,
                                Không còn dau khổ  trần gian ngục tù.
                                Kỳ phùng địch thủ bấy lâu.
                                Vui cờ, quên lãng bể dâu cuộc đời”.
          Mồ mả cứ lan dần. Mộ  vẫn mọc rải rác, chung quanh nghĩa địa , phía núi rừng âm u, hiu quạnh  sau trại tù’.

           B) NHỮNG  CÁI  CHẾT   BI THẢM
         
         
         Năm đó,  tại khu vực Trại Tù A 30,  có trận lũ lụt  quá lớn. Sau khi trời mưa tầm tã liên tục  vài ba ngày, nước sông bắt đầu tràn ngập, dâng cao. Nước chảy xiết như cuồng phong phẩn nộ. Vì vậy, tù đi làm về ,  không thể nào lội qua  con  sông, để về Trại chính được. Một số anh em, vốn là người nhái, bơi lội giỏi. Họ đã quen với sông, biển, kinh, rạch, trời nước mênh mông. Vì vậy,  nhầm nhò gì ba cái lẻ  tẻ. Họ lộỉ càn qua sông nuớc lũ tràn về  dữ dội.  Gió mưa không dứt  hạt. Gíó thổi làm  cành cây bên kia bờ, cứ  đánh oằn  xuống sông. Cành  lá quất lên,  quật xuống thật là  khủng  khiếp, hiểm  nghèo cho tù  lội vô bờ. Trại lại không có  thuyển hay đò để  chở tù quá  giang trong  lúc mưa lụt,  bão tố như thế này. Lũ cải tạo gặp nạn nước dâng đột xuất.  Làm sao qua sông đây?  Một số,  ỷ tài bơi giỏi vì vốn sinh  trưởng  vùng quê duyên hải, đã quen sóng nước,  trùng dương, hay nhừng chàng nhà ven sông  thường  hay bì bõm tắm  trong dòng nước sâu bao la, bát ngát. Họ liều lĩnh  lảội qua sông. Bất ngờ, khi  họ  bơi ra giữa dòng, thì cơn lũ trở nên dữ dội. Nước chảy xiết. Nước phẩn nộ hung  hăng cuốn  mọi thứ phăng phăng, trôi nhanh về phía miền xuôi. Một số anh bị  lũ cuốn đi,  khi họ bơi gần  tới bờ bên kia. Gíó cứ thổi mạnh , làm  quật cành tre lên xuống mặt sông. Các anh không  tài nào chụp được như dự liệu và lòng mong muốn để thoát lũ chảy mạnh  dữ dằn,  chưa từng thấy trong đời tù A 30.  Các anh chụp hụt cành tre  cứu tinh vì  bão tố hất chúng lên ,  xuống,  quá lẹ làng,  mạnh bạo vô cùng.  Những kẻ bạc số, bất hạnh đã  làm mồi cho cơn lũ hung hăng, tàn ác kinh khủng,  quá sức tưởng tượng của họ .  Các anh đã chết thật bi thảm, đau xót vô vàn.  Hà Bá , Diêm Vương. không tha mạng họ, Các anh đó là bạn cùng Tổ, Khối trước đây với Nguyên. khi còn cải tạo ở SM hay làm Đập Tràn SL, Anh LPQuang, Anh Nhuận ở PR/NT. Còn một anh nữa quê PT/BT.  Riêng anh TBSáu, thì cố bám riết thành cầu. Anh không dám liều mình bơi qua sông khi nước chảy xiết. Anh cứ bám trụ cây gỗ trên cầu. Cuối cùng,  anh được cứu sống. Họ đã ra đi vĩnh viễn. Không còn  bị  đọa đày trong  Địa ngục trần thế nữa. Không  còn bị cảnh hành hạ nhục nhã của  kẻ bị bại trận, sa cơ thất thế. Bị mất hết chỉ còn hai bàn tay trắng tay .
                                 “Lũ kia hung bạo cuốn anh
                                   Những người còn lại lênh đênh kiếp tù.
                                   Cõi trần đau khổ thiên thu
                                  Thân người hứng  chịu hận thù chiến tranh.”

C) MỘT CUỘC  VƯỢT   NGỤC
         
       
           Nguyên còn nhớ, năm đó,  toàn Trại từ  cấp Đ/Uý đến Tr/Tá ở  riêng một Khu, phân  chia nhiều Đội giam trong Trại  chính. Hôm đó,  Đội đi lao động thì có  sáu anh vượt trại. Một trong nhóm cướp súng CBQC và uy hiếp anh này.  Họ bỏ trốn sau đó. Thế là Trại Tù bỗng chốc trở nên xôn xao,  náo động. Trại điều lính, CA truy đuổi ráo riết. Đám cảnh vệ lùng sục khắp nơi. C/A  kéo từng toán hành quân trong rừng sâu, núi thẳm,  tìm tù nhân trốn trại. Anh Bình cướp súng và lãnh đạo toán cải tạo vượt ngục. Anh  ta to con , da ngăm đen. Nghe nói anh  có nghề võ khá lắm. Anh gan lì, dũng cảm. Anh Trai, Huế, anh Lành, anh  Tôn Thất Kỳ. Sáu chàng hiệp sĩ cao chạy xa bay. Tuy nhiên,  sau cùng chỉ có hai người hùng  thoát  được bàn tay sắt của kẻ giam cầm họ. Hai anh này, nghe  nói dũng cảm , mưu trí  và may mắn đã vượt trại thành công. Đó  là anh Trai và anh Kỳ.  Còn bốn người  kia, bị Trại lần lượt bắt lại sau đó. Các  hùm thiêng sa  lưới,  bị đối xử  tàn ác.  Họ bị cùm mút  chỉ cà tha. Họ bị  xét  xử , kết án nặng  nề sau dó không lâu. Nghe đồn anh  Bình bị tử  hình. Anh Lênh nhẹ lắm cũng  mười lăm  tấm lịch. Thật là đau khổ! Thật là bi thảm, tang thương, sầu  hận.! ”Thoát được la vua, thua là giặc”. Các anh còn lại, nghe đồn mấy mươi  năm  bị nhốt trong nhà đá và song sắt tù đày.  Tương lai  ảm đạm , đen  tối như bầu trời xám xịt  đêm ba mươi.
                                 “Sáu chàng hiệp sĩ trốn tù’
                                   May thay thoát được thiên lao hai ngưòi.
                                   Bốn  anh bị bắt  lai rai,
                                   Anh chàng cưóp súng đã  rời trần gian.
                                   Những người còn lại nhiều năm
                                   Bên trong  song sắt ngút ngàn khổ đau.”
          Hai người thoát được,  ẩn danh từ đó. Họ biệt tích giang hồ. Không dám về  sống với vợ con, với người thân và gia đình. Hình ảnh các tù nhân bị cùm và chuyển  về Bình Sơn (BS)  năm  đó, khi  mùa mưa, lũ lụt  kéo đến vùng  này. Nguyên  may mắn  trông thấy anh Bình, người hùng cướp súng CBQC để cả bọn  vượt trại. Tuy đói khát, cùm kẹp và chờ xử bắn, nhưng nét hiên ngang vẫn còn rạng rỡ trên  khuôn mặt rắn rõi, gan lì, bất khuất của vị SQ  nàỹ . Ngoài ra, những cô gái bị  kỷ  luật gông cùm đi trong toán đó, khi hết mùa mưa lũ được trở về trại chính,  cũng vui vẻ nói cười. Các giai nhân thật diễm lệ và  thản  nhiên, nét hiên ngang , dũng cảm,  chịu đựng tù đày như các đấng anh thư .  Những hình ảnh hùng tráng, hào khí ngất trời đó,  đã in hằn trong ký ức Nguyên cho đến nhiều năm sau này.
                                     “Sá chi sanh tử kiếp người,
                                       Người  hùng vẫn mặt tươi cười hiên ngang.
                                       Giai nhân mắt  biếc, má hồng
                                       Ngục tù nào dễ sờn lòng nữ nhi.”.
         Trong số  những người tù đói rách, cùng Đội với Nguyên ở BS ( Đội họ chuyên chặt củi trong  rừng,  chuyển về cho Trại . Đội Củi.)  có anh Quý và anh H. Hai chàng hiệp sĩ này chơi thân với nhau. Anh Qúý thì trước kia là SQ bay bướm , hào hoa, phong nhã, có hai phòng. Hai  thục nữ “Nhà ai nấy ở, cơm ai nấy ăn” .  Chàng chia sẻ tình cảm đồng đều cho hai nàng. ”Vợ Cả, vợ  Hai đều là hai vợ cả”.  Bây giờ, người hùng nằm ấp.  Bà chánh thất bái bai,  vì lâu nay chàng  yêu  Bồ nhí hơn . Còn Bà Hai ở Cao Nguyên,  vốn là cô giáo,  bị Ban Giám Hiệu nhà trường XHCN phê phán gây gắt. Không được có chồng chung như thế nữa. Dù có con  cái, nàng cũng phải giã biệt người tình đa thê. Thế  là chàng ta trở thành mồ côi. Độc thân thứ thiệt tại chổ. Quý đói lắm! Rách lắm! Thê thảm, cơ hàn,  lầm than vô cùng tận .
                                   ” Nhị thê giã biệt chồng mình,
                                     Thăm nuôi chẳng có, nhắn tin cũng từ .
                                     Người thân chẳng thấy mống nào,
                                     Anh chàng  côi  cút, đói bào ruột gan”.
            Tại Trại tù BS, những  nhà giam  xây gạch có  lầu thật chắc  chắn , kiên cố, khang trang, bề thế. Trại giam tù  có án chung  thân  hay bị  nhốt nhiều năm . Trưởng Trại lấy làm hãnh diện về những ngục thất quy mô, hiện đại  này,  đã  nói với đám tù nhiều lần:
                “Để xem ai thắng ai?”. Ý  nói  CM  và  Lực Lượng Chống Đối ở MN. Thật ra,  lời nói đó dư thừa,  không có giá trị xác đáng. Chính  Quyền CM có  Quân Đội, CA, CS, có súng đạn,  phương tiện đàn áp,  gông cùm và nhà tù .  Cón người dân,  tay không , làm sao chống  lại Chuyên Chính Vô Sản đây?  Họ có  quyền sinh sát,  giam giữ những ai bất đồng ý kiên vơí họ. Họ là Thượng Đế tại xứ  sờ  này.  Nhà tù mở  rộng. Ngục thất  lan dần khắp  nơi.
                           
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Tue Jul 13, 2010 12:46 pm    Tiêu đề:

     D) TÙ  TRỐN TRẠI BÌNH SƠN              
       
    Tù nhân tại đây, hầu như ai cũng biết anh H. đã một lần  hại các bạn cùng âm mưu vượt ngục tại Trại HT, trong đó có anh Quý nữa. Nhưng bây giờ,  hai người lại chơi thân với nhau.  Anh H.,  quê ở gần  Quận TG/BT, Giáo xứ gần Ma Lâm. Anh ta cũng  đói ghê lắm! Vì nghĩ mình có  công với CM, như trường hợp một Đ/U và Th/Tá  đã lập công đúng lúc,  tại Trại A 30 ( CB CT giảng NQ Trại và kể chuyện này cho  tù nhân mới nhập Trại, để khuyến khích họ  noi theo gương . Rồi sẽ được xét tha nhanh hơn). Vì vậy,  H ,hỏi thẳng trường hợp của anh đã báó cáo Trại kịp lúc, để  bắt giữ  những  kẻ âm mưu trốn Trại trước đây tại HT. Anh xin được xét tha sớm như Cán Bộ CT đã hứa với anh . ( H tố cáo Trại, hại bạn mình để mong về sớm).
        Bây giờ , CBCT trả lời H: ” Dĩ nhiên , anh có công với CM, sẽ  được xét tha nhanh hơn. Hãy cố gắng lao động tốt, chấp hành NQ Trại tốt thì nay mai về thôi.”
       Trường hợp hai người cải tạò lập công đúng lúc, được hưởng khoan hồng của CM,  anh  em tù nghe nói như sau:”  Hôm  đó ,  một Đội đi  lao động tại khu  rẫy, cạnh rừng núi bao la,  bát ngát. Thừa cơ  CBQG  và CBQC lơ là canh phòng theo dõỉ nghiêm ngặt như thường lệ, hai người tù bỏ chạy khỏi  hiện trường . Họ ba chân, bốn cẳng lủi nhanh về phía rừng xa. Tù thì phần thiếu ăn, phần yếu sức, chạy  không lẹ làng. Tuy nhiên, vì bất ngờ,  nên CBCA hơi lúng túng , bối rối lúc đầu. Họ bắn theo xối xả. Đạn AK  xé nát không gian, đồi nương, xéo xéo , vù vu, rít lanh lãnh  theo bóng  tù nhân, càng  lúc càng chạy xa.  Khu rẫy trống trơn, rộng  bao la, nên họ chưa chạy tới rừng  được. Chưa thoát khỏi tử thần. Chưa qua  ải hiểm nghèo , nguy khốn đang chờ đón họ. Lúc bấy giờ ,một Th/Tá  và một Đ/U bạn tù với kẻ  đào tẩu, cùng Đội, mách CB đang bắn theo dữ dội, nhưng chưa hạ hai  cải tạo liều mạng bỏ trốn thiên lao.
      ”Thật là điếc không sợ súng.”
      - Xin CB nên quỳ xuống, nhắm kỹ rồi hãy bóp cò. Chắc chắn sẽ bắn trúng họ. Quả nhiên, kinh nghiệm súng đạn của hai kẻ chỉ điểm, mách nước này thật lợi hại. CB theo lời khuyên  quý báu của  kẻ lập  công, lấy điểm đúng lúc. Họ hạ  dễ dàng hai tên Ngụy trốn  trại . Họ đã bắn thương vong hai  tù nhân liều lĩnh, dám bỏ trốn,  đang lúc thanh thiên, bạch nhật, để làm gương  cho cải tạo viên lên tới hàng ngàn người tại đây, một  trong những  ngục thất lớn nhất  Miên Trung này. Nhờ biêt” Lập công đúng lúc”, họ được  Chính Phủ tha cho về ở Khu BS . Họ  đưa  vợ con , gia đình ra làm rẫy, sinh sống như người bình thường tai đây.
                                       “Lập công  đúng lúc” . Được tha
                                        Làm cho kẻ trốn Ta Bà mạng  vong.
                                        Ôi người ác hiểm vô song!
                                        Lợi mình, nào kể kẻ trong, người ngoài.
                                        Khổ , đau, sống, chết,  mặc ai
                                        Miễn ta được việc,  xác người đạp lên.”
               Vì thế,  H. nghĩ mình cũng được xét như hai người trên,  vì đã hại ba người bạn tù  cùng âm mưu trốn trại. Cũng  lập công đúng lúc. Ba kẻ vượt ngục chưa ra khỏi thì bị tóm  rồi. Nhưng H chờ lâu quá! Tù giam tại đây gần hai năm mà chưa  thấy  xét gì đến  trường hơp của anh ta cả.  CBCT nói không giữ lời.  Nguyên còn nhớ hôm bàn giao tù cho Trạiù A 30,  Tr/Tá VN Loan nói chuyện với đám tù đang tập trung tại HT lớn.
      “-Các anh như người bơi lội qua bên kia bờ sông. Bậy giờ,  các anh sãi gần tới đích rồi . Tuy  nhiên, vẫn còn một cơn xoáy mạnh. Các anh phải vượt qua con nước thử thách này,  để có chể vào được bờ. Phải cố gắng đến nơi an toàn. Không nên nản chí, thối lòng, bỏ cuộc,  bơi trở  lại. Phải quyết tâm cao, thắng lướt trở ngại cuối cùng để được đoàn tụ với gia đình . Đó là bắt buộc. Không có sự chọn lựa nào hay hơn đâu.
                                “Ba năm bơi lội qua sông
                                  Bây giờ nước xoáy khó lòng đến nơi.
                                  Chán chường , bỏ  cuộc cho rồi
                                  Thời gian  cải tạo, công toi bấy chày.
                                  Quyết tâm , nổ lực hằng ngày
                                  Vượt qua thử thách, sau  này được tha.
                                   Trở về, đoàn tụ cả nhà
                                   Vợ con  hớn hở, Mẹ Cha  mừng lòng.”
              Nhưng, ’Nói dzậy mà không  phải dzậy”. Ba  năm tù tại TT8 chuyển qua A 30 gần hai năm nữa, mà ngày về vẫn biệt vô âm tín. Vì thế,  H nản lắm!  Chán tận xương tủy rồi!  Không  còn tin vào lời nói của CBCM nữa.  Do đó,  H.tính chuyện  riêng của mình. Anh ta có quyết  định liều lĩnh, táo bạo. ”Một mình mình tính , một mình mình haỵ”. Trưa hộm đó, nhiều bạn tù trông thấy H. và Quý ăn cơm chung  ngoài trời. Điều này thật hiếm hoi,  ít  khi xảy ra giữa hai người trong thời gian  ở BS. Họ ăn uống vui vẻ, no nê. Chính H đã nấu cơm và thức ăn đãi bạn.  Quý  tỏ ra đại lượng , tha thứ tội lỗi hại mình của bạn trước đâỷ. Khác xa LQN và Tr,  tránh xa người bạn nguy hiểm này, người đồng hành có thể bán đứng  bạn đường vì lợi riêng.  Chiều hôm ấy,  Đội H. đi  chặt củi trong rừng núi, gần đó. như thường lệ . Tù chuyển củi về Trại  xong, xuống tắm giặt dưới sông,  ngay trước cỗng Trại . Sau mỗi ngày lao động,  tù được phép khoảng 20 mươi phút,  để làm sạch sẽ thân mình đầy bụi và mồ hôi. Khi tù vào cỗng, CB trực điểm danh, Đội H. vắng mặt anh  ta. Thì ra,  anh ta  đã lẽn trốn,  lúc Đội vào núi chặt cây. Anh ta thật  dũng cảm và mưu trí.  Người hùng vốn là biệt  kích dù,  chuyên môn nhảy toán. Anh ta thuộc đơn vị Lôi Hổ. Anh ta chuyên nhảy vào vùng đất địch, để lấy tin tức và phá hoại cơ  sở của đối phương. Anh giỏi mưu sinh, thoát hiểm trong  rừng  sâu,  núi thẳm.  Vì  vậy, Anh đã vượt ngục thành công. Anh ta biệt tích giang hồ từ đấy. Không  biết  sau  này, số phận Anh ta ra sao. Hy vọng Anh  thoát luôn  bàn tay sắt của kẻ giam cầm Anh. Quả nhiên, không nghe Anh bị bắt lại như  bao nhiêu  người tù khác đã  đi xa  mà bị tóm được dẫn độ về Trại cũ.
                                 “Ngưòi hùng chặt củi trong  rừng
                                  Trí mưu  ,dũng cảm đã chuồn trốn xa.
                                  Thành công vượt thoát Trại Tù
                                  Giang hồ biệt tích mịt mù tăm hơi.”

E) ANH  QUÝ  BỊ SÁT  HẠI
         
           
     Qua  ngày hôm sau, Đội Nguyên đi lao  động xung quanh Trại-.  Làm cỏ vê. Anh Quý được cắt công  tác lãnh dụng cụ như xẻng , cuốc,  rựa. cào cỏ...để  tù làm sạch sẽ  doanh trại. Tuy nhiên, buổi chiều, sau khi  nghỉ việc  và hoàn trả nhà kho mọi thứ, tù xuống sông  tắm rửa rồi vội  vã sắp hàng vào cỗng Trại. CB  trực nhật điểm danh thì Quý vắng mặt. Anh ta đã trốn Trại  trong lúc Đội có 20 phút lội nước làm sạch cơ thể bùn lầy,  bụi  bặm , mồ hôi dơ dáy suốt ngày lao động vất vả ngoài trời. Vượt Trại  trong thời gian ngắn ngủi như thế, không  biết  anh ta có thoát đựợc không?  Buổi  tối hôm đó,  Đội kiểm điểm  anh Quý nặng nề. Vào khoảng  9 giờ  đêm,  thì CB Trại và  TT vào gọi Đội Trưởng ra ngoài.  Lúc đó,  Đội vẫn tiếp tục kiểm điểm hành  vi sai trái của tù nhân trốn Trại:
            ” Thật là bướng bỉnh. Không biết tội lỗi của mình. Tội lỗi đầy đầu. Nợ máu  với ND và CM mà không  biết ăn  năn, hối lỗi, cải tà, quy chánh. Cải tạo để được hưởng khoan hồng của CM, mà dámụ trốn trại . CM luôn luôn chủ trương, trưóc sau như một: “Đánh kẻ chạy đi, không đánh  kẻ chạy về”. Nguyên nằm  sát chỗ Quý cũng được chỉ  định góp ý,  phê phán hành vi sai trái nghiêm trọng này. Một lúc sau, ĐT vê. Anh ta cho biết là Quý đã bị bắn chết rồi. Trại  bảo anh ra nhận diện cải tạo viên của Đội đã được đem xác về. Anh mô tả vết thương trí mạng. Đạn xuyên thủng từ lỗ tai trái, trổ ra mắt mặt. Lỗ đạn công phá nhỏ.  Ngoài ra, hai cẳng bị  gãy lọi. Không có dấu đạn mà bị báng súng đập vỡ nát  chân luôn, Phối hợp hai nhận  xét trên, anh ta không bị bắn từ phía xa. Anh bị bắt,  rôi bị đánh gãy hai  chân không đi được nữa. Sau đó,  họ  mới kê súng colt vào tai trái bóp cò. Đạn nổ xuyên  qua đầu , rồi chui ra mắt mặt tức thì.Vì vậy,ù đạn  không trỗ  lỗ to như bị bắn từ phía xa. Đó là nhân xét của các tù nhân có kinh nghiệm về việc này.      
            Nghe kể lại, Quý chạy ra  tới xóm ngoài,  vì thời gian ngắn quá, chưa  đi xa kịp, Anh  trà trộn trong đám dân đi đường. Anh cởi bỏ  quần áo tù màu lam bạc phết, mặc đồ thường, , mang chiếc nịt da to bản,  rất đặc  biệt của anh . Bạn tù ai cũng thấy chiếc  nịt da màu nâu sậm này. Anh nhỏ con, lùn. Tánh ngang tàng, ít  nhường nhịn ai. Thật  tôi nghiệp! Đói khổ mấy năm nay, Thân tàn,  ma dại,  yếu sức như thế . Sao  chạy nhanh bằng CA khỏe mạnh, trẻ tuổi, ăn uống đầy đủ được. Anh bị tóm  lại là điều khó  tránh rồi. Nhưng  tù chạy, bắt lại , có thể đưa ra  tòa xét xử, kết án. Chứ  hành quyết đồng bào cùng màu da,  chủng tộc tại chỗ như the, á thật là  tàn ác , dã man không thể tưởng tượng được. Hai  vợ ở xa  bỏ rơi người hùng từ  lâu, không biết má hồng có rớm lệ.xót  thương cái chết tức tửi,  bi thảm, khổ đau của kẻ  bạc số hay không.
                            “Phong lưu, bay bướm nhiều cô
                              Hai phòng hạnh phúc, bây giờ đơn côi.
                              Nhất Bà trước đã  bái bai
                              Nàng  Nhì kiểm điểm , rút  lui  từ hồi .
                              Trở thành cô quạnh, lẻ loi
                              Không ai tiếp tế, đói dài trơ  xương.
                             Theo gương bạn vượt dễ dàng
                              Rủi thay,  bỏ mạng sa tràng, thảm thương.”
          Hôm sau, chính  bạn tù  cùng  Đội, bó chiếu sơ sài, chôn Anh. Lảm sao có hòm cho một tên trốn Trại?  Tối hôm sau, Th/Tá Hạnh. GTT  Trại A30 , cho tập họp tù nhân toàn Trại BS . Ông ta ủy lạo , an  ủi, động viên anh em tù . Ông khuyên  cải tạo  viên hãy an tâm, luôn luôn tin tưởng vào đường,  lối chính sách của CM. Hãy ra sứùc phấn đấuâ lao động , học tập, chấp hành NQ Trại  thật tốt,  để được xét tha, trở về sum họp với gia  đình cha mẹ ,vợ con.
                                   “Lao động cải tạo an tâm .
                                     Nay mai CM khoan dung cho về.
                                     Đừng  nghe lời bạn rủ rê
                                     Tìm đường trốn Trại, chỉ e bỏ mình.”

F) NHỮNG CUỘC  VƯỢT  NGỤC THÀNH CÔNG
           
           
      Những trường hợp tù nhân vượt ngực thành công, đã  xảy ra tại Trại A30. Nguyên còn nhớ,  một số trốn thoát  khòi bàn tay sắt của C/A giám thị Trại giam. Lúc bấy giờ,  có hai  tù nhân , gốc gia đình CM gộc. Họ được Ban GT tin  tưởng, cho cư ngụ ngoài phạm vi vòng  rào nhiều lớp của Trại . Nhà giam nằm cạnh con sông. Đêm nọ, hai người đục vách  ngục thất và thoát ra. Họ đáp xe về Bình Định là  quê hương của họ. Nghe nói,  gia đình đã chuẩn bị , lo lót cho họ giấy thông hành giả , ghe tàu, để họ vượt biên an toàn , thành công mấy hôm sau đó. Đúng là “Có tiền mua  Tiên cũng được.”. ” Đồng tiền đi trước là đồng  tiền khôn.”.
                                     ”Thông hành mua sẵn trong tay
                                       Hai chàng  thoát ngục, về ngay Quê  Nhà .
                                       Vượt biên,  cha mẹ đã lo,
                                       Tàu thuyền chuẩn bị , bãi bờ an ninh.
                                       Vài hôm , trời nưóc lênh đênh
                                       Tụ do tìm hướng, tử sinh sá gì.”.
                Nghe  nói, họ đã ra nước ngoài trót lọt. Cuộc trốn Trại  của họ thành công mỹ mãn. Thật đáng nễ!      
               Trường hợp vượt ngục của Lý Tống (LT) ,  làm chấn động toàn Trại Tù , gây tiếng vang nhiều nơi, không những trong nước,  mà cả thế giới cũng biết tiếng người hùng này. Anh  là SQKQ/VNCH. Anh thoát khỏi Địa Ngục Trần Gian thật hy hữu. Anh đã  có chủ ý từ  lâu. Âm mưu trốn Trại đã được Anh sắp  xếp, chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng nhiều ngày,  nhiều tháng rồi.  Nghe kể, Anh lao động trong rừng núi, thường đi chân không . Không những chân trần cho da bàn chân chai lì sỏỉ đá, mà đầu Anh không mũ nón,  cho quen mưa,  nắng,  phong,  sương, dạn dày,  gian khổ, để thực hiện cuộc vượt ngục bằng đi bộ sau này. Anh đã chịu khó luyện tập cho đôi giò cứng cáp, bền bĩ dẻo dai. Ngoài ra,  Anh cũng tập dần cuộc sống ”Mưu sinh thoát hiểm”. Đi  lao động trong rừng ,  quan sát các loại lá cây, rau quả, tập phân biệt, ghi nhận thứ nào ăn được, thứ nào có độc.  Ngoài ra,  hễ bắt được con gì,  anh  nướng ăn con đó. Thằn lằn , rắn mối, cắc  kè, kỳ nhộng, các loại rắn, dế . cào cào , bò cạp, rít...Anh sơi  tái  hết trơn. Không tha con nào cả. Nướng chín , thịt thơm như thịt  gà  vậy. Bổ dưỡng chất đạm thật tuyệt vời! Không chê vào đâu được trong đời tù đói khổ, thèm thịt tươi và chất ngọt vô cùng. Thèm  chết bỏ. LT. nổi danh như cồn từ đó. Một bạn tù ngâm khẻ mấy câu thơ đủ cho bạn đứng gần nghe lúc vắng người:
                                “Người hùng vượt Trại tuyệt vời
                                  Mưu sinh thoát hiểm, núi đồi đã quen.
                                  Đôi chân đi bộ tập rèn
                                  Thú rừng, cây trái, biết nên ăn gì.
                                  Đánh  lừa gác cỗng ra đi
                                  Dặm trường núi thẳm, quản chi nhọc nhằn.
                                  Cuối cùng, đến nước dung thân,
                                  Anh hùng nổi tiếng thoát vòng  lao lung.”
            Thật vậy, một buổi sáng chủ nhật, Anh mưu trí và dũng cảm,  chụp lấy thời cơ dến  gõ cửa. Anh trà trộn trong đám tù,  từ  Trại ngoài vô lãnh cơm. Sau đó, anh  lẻn trốn vào rừng. Anh cuốc bộ qua Thái Lan (TL),  xuyên núi thẳm, đèo cao, rừng xanh bạt ngàn, gian nguy , hiểm nghèo vạn lối. Cuối cùng, Anh đã từ  nước này sang Mỹ, vùng”Đất Hứa”.  Anh đã  đến bờ bến Tự Do. Thật là tài tình! Thật là tuyệt diệu! Thật là xuất sắc!  Độc nhất vô nhị. Anh  thật đáng nễ.  Cuộc vượt ngực lâu ngày nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc trốn Trại bằng đường rừng . núi non hiểm trở, đèo ải , vực thẳm mênh mông. gian khổ vô vàn . Anh nổi tiếng khắp thế giới từ  đó. Sau này , Anh còn liều lĩnh làm một việc động trời, môt việc phi thường nữa, Anh trở lại TLan , rồi uy hiếp phi công trên chuyến bay  về VN phải rải truyền đơn chống CS. Anh nhảy dù  xuống SG và bị  bắt . bị kết án tù 20 năm.
                                 ”Người hùng trở lại VN,
                                  Ép phi công  thả truyền đơn phố phường.
                                  Nhảy dù xuống tận ổ hang
                                  Chẳng may bị bắt , Trại Giam lại vào”.
                Về  sau,  nhờ Quốc Tế can thiệp,  Anh mới được trả tự do và  trở lại HK . Nghe nói,  Anh cũng lái  máy bay  sang Cuba  rải truyền đơn,  chống chế độ độc tài, chuyên chính vô sản của Fidel Castro nữa.
                                      ”Cuba, lại lái phi cơ
                                        Truyên đơn chống Cộng , vô bờ tiếng tăm .
                                        Người hùng làm chuyện phi thường
                                        Lẫy lừng thế giới,tiếng thơm để đời.”.
               Anh  nổi danh như cồn,  khắp năm châu, bốn bể. Anh thích làm những viêc phi thường, những “hành động lấp biển vá trời”,  thích gây chấn động, thích nổi tiếng. thiên hạ khâm phục, nễ vì.”Anh hùng đứng giữa trần ai  mới là.
                                       “ Người hùng thích việc phi thường
                                         Thích gây chấn động, bốn phương tán bàn.
                                         Trí mưu , dũng cảm , hiên ngang,
                                         Vào sanh, ra tử , dám làm, dám chơi.
                                         Suốt đời chống Cộng chẳng thôi
                                         Vang danh thế giơi,  con người đa năng.”  .
               Vừa rồi, năm 2000, TTHK, Bill Clinton, sang thăm VN, LT cũng qua Thái Lan, uy hiếp Phi công lái máy  bay đến đây, thả truyền đơn chống CS. Anh đã thoát về tới TL,  thì bị chính quyền  nước này bắt bỏ tù.  Hiện tại , Anh bị Tòa Án Xiêm La xử chuyển giao cho Hà Nội thụ lý vì hành vi  chống đối Chế Độ XHCH , do áp lực của CSVN. Nghe nói,  Mỹ có can thiệp, do  sự yêu cầu của Việt Kiều tại xứ Cờ Hoa.  Chưa rõ kết quả ra sao. Qua hình ảnh trên báo , thì người hùng , vóc dáng đô con, đẹp trai , vẫn  tươi cưởi, hiên ngang, anh dũng,  bất khuất, trước ống kính của báo chí, truyền hình, chụp,  sau  khi  Pháp Đình Thái tại Nam Vang phán quyết, có CS Thái áp tải, đứng  bên cạnh  người hùng.
             Tại A30,  tù nhân tìm cách trốn Trại dài dài. Có anh chàng quê PT/BT cùng  Đội với Nguyên, Anh H., có biệt danh “Tinh Tinh La Hải”, tên môt nhân vật, một võ tướng nổi danh, trong tuồng Hát Bộ, thường trình  diễn tại đây,  vào các ngày Lễ lớn lúc bấy giờ. Anh ta đi lao động  trong rừng,  rồi trốn luôn. Anh ngụy trang  là bị thú  dữ tha đi,  khi vào sâu trong núi thẳm chặt cây. Anh để lại bộ dổ tù xám nhạt trên đá. Anh biệt tích giang hồ luôn. Đồ  tuế nhuyễn cá nhân trong ba lô còn nguyên. Xác Anh  không tìm thấy trong rừng. Bạn tù nghỉ anh bị cọp nhai mất tiêu’. Chết  mà không thấy xác.  CM cho điều tra, moi đồ  cá nhân trong bị ra hết. Không ngờ,  một người tù nhận ra quần áo anh thiếu mất một bộ đồ bà ba đen,  mà Anh thường mặc trong ngày nghỉ lao động. Thế là  Đội báo cáo lên Trại. Họ đoan chắc Anh đã  vượt ngục trong lúc đi chặt cây ở rừng xanh ,  núi thẳm. Họ không nghĩ Anh bị thú  dữ nhai xương. Tuy nhiên, Anh  ta biệt tích tăm hơi từ  đấy. Bạn tù mừng cho Anh đã thoát khỏi Thiên Lao. Tuy nhiên, chỉ một thời  gian không lâu lắmù, Anh  lại bị bắt. Họ bỏ Anh trong rọ, sau khi trói  queo như con  heo. Họ áp tải Anh về lại A30 . Lúc bấy giờ,  trông Anh thật thảm hại. Xanh gầy như tàu lá. Râu tóc tua tủa, lởm chởm, dài thoòng như con gấu. Anh nằm trong rọ gầm gừ như con cọp bị  dính bẫy. Thật là bi đát!  Thật là tang thương, đau khổ vô cùng tận!
                                “Người hùng thảm hại xiết bao,
                                 Tưỏng đâu đã thoát, lại vào cùm gông.
                                 Bây giờ cá chậu, chim lồng
                                 Rọ kia tróí ké như con thú rừng”.
                Bây giờ Anh bị kết án tù,  phải bóc thêm nhiều tấm lịch nữa . Thật tội nghiệp cho ngườì hùng chẳng gặp may mắn.  Nguyên cảm hoài ngăm khẻ:
                                “ Mưu cao đã thoát Trại Giam
                                  Về sau lại bị Công An truy lùng.
                                  Khiêng về nhốt kín trong lồng
                                  Tóc râu nào khác thú rừng bị săn.”
               Trong thời gian bị giam ở Trại BS, Nguyên gặp một CBQG tốt bụng, tên Nhân. Y còn trẻ. Quê Nghệ An, cấp bực Thượng sĩ. Y có lòng nhân ái, thương tù. Thật là hiếm hoi,  có người CS dào dạt lòng nhân hậu, nhân bản, tình người như thế.
                                  ”Bao năm mới gặp một người,
                                   Có lòng nhân hậu, thương ai ngục tù.”
                Biết tù nhân đói khổ,  nên thỉnh thoảng y cho cả Đội nghỉ lao động, vào Trại chăn nuôi , trồng trọt đâu đó.  Y cho  luộc khoai mì để tù nhân ăn thả cửà. Tù đói xiểng liểng. Đói trơ xương.  Đói  nhe  răng  trắng hếu. Đôi má hóp,  da chì, mặt mày  hốc hác, tiều tụy. Thật là hạnh phúc cho Đội Tù. Vừa  khỏi dang nắng,  khỏi lao động khổ sai, lại vừa được ăn no.  Được nghỉ ngơi,  thoải mái. Ngoài ra, y còn cho tù vào rẫy mía cải thiện lai rai. Tù cứ xiết, ăn,  nhai thả cửa, thả  giàn. Dùng xả láng!  Thiếu chất bồi dưỡng  lâu ngày. Mía dùng làm đường ngọt lịm, ngọt như mía lùi. Anh em  được một bữa ngọt hả  hê. Chất ngọt thắm  dần vào lá phổi,  buồng gan. Vị ngột tỏa rộng vào dạ dày , lá cật, ruột non, ruột già , quả thận. Hương ngọt nuôi dưỡng  lục phủ, ngũ tạng. Tâm, can, tỳ,  phế,  thận. Ăn đã chất ngọt,  bạn tù thấy khoẻ người ra, phục hồi phần nào năng lượng và sức lực đang bị kiệt quệ thê thảm. Y quả là  Bồ Tát hiện thân , gíúp người tù ngục.
                                   “Hiếm hoi Quản Giáo Công An,
                                    Dân từ Xư Nghệ lại  thương Ngụy tù.
                                    Thường cho cả Đội giải lao
                                     Luộc mì cải thiện, ẩn  vào vườn sâu.
                                     Ăn no , ngơi nghỉ thật lâu
                                     Nắng nung rừng núi, khoẻ ru.khỏi làm.
                                     Lai rai rẫy  mía ngút ngàn,
                                     Mọi người cứ đến ,thả giàn chặt ăn.
                                     Quả là Bồ Tát hiện thân
                                     Điểm cho tốt hết, hai chàng khá  thôi.
                                     Luôn luôn giúp đỡ mọi người
                                     May thay ta ở lâu dài Đội Ông.”  
                Đại Sĩ Từ Bi thường nóí với Đội mình:”Các anh cứ cải thiện.”  Con cá , lá rau no lòng. Khẩn trương nề  nếp là xong mọi điều.”   Vì vậy,  anh em cứ cải thiện thoải mái. Ai  lanh lẹ , nhanh nhẹn thì  có ăn. Ai chậm chạp thì đói dài dài. Tuy nhiên, rủi thay ” Đi đêm có ngày gặp ma”.  Một Tr/Uý C/A, dân Tập kết, gốc Phú Yên, coi khu vực nông  trại  mà Đội Nguyên  thường đi chặt củi trong rừng băng qua . Hôm đó, các chàng hiệp sĩ Cái Bang. con cháu của Hồng Thất Công, tha hồ cải thiện  bắp trái lai rai. Khi họ từ trên  rừng chuyển củi xuống. Không ngờ,  hung thần Tr/Uý đã phát hiện từ xa. Y đứng chắn ngang trên đường lộ,  cạnh rây bắp sai quặt trái già. Nắng  rực rỡ  chói chang cả khu vực nương rẫy, rừng núi bao la, bát ngát. Mặt hầm hầm  tức giận, sát khí đằng đằng,  y chận lại từng người lục soát. Y bắt giữ kẻ đã bẻ trộm ngô  của Trại. Nguyên cũng dính trong đám ngưởi này. Y dùng bàn tay phải xỉa vào  trán chàng. Tuy không đau,  nhưng  suýt  bật ngữa. Chàng xấu hổ vô cùng. CBQG từ tâm,  đứng cạnh đó. Ông không vui . Ông  tư  lự,   không thốt lên lời nào. Không can thiệp . Không tỏ ra binh vực hay khiển trách đám tù  do mình quản  lý không nghiêm,  đã vi  phạm NQTT. Khi vê Trại BS, chiềụ hôm đó, Ông ta  nói  trước Đội, đại ý là Ông  không thích gì viên Tr/Uý coi khu vực nông trại đó. Nhưng các anh hái bắp phải làm “Bảng Kiểm Điểm” nộp cho Ông. Thế thôi. Nước chảy qua cầu. Thật là Phật Sống, đã bao dung , tha thứ cho đám tù về tội trộm hoa màu của Trại. Thế là may rồi. Chả bù , hôm  trước, có anh bạn khác Đội,  trong khi đi lao động, lỡ cắt búp chuối non bên  mương nước, gần  khu vườn BS. CBT bắt  gặp, còng tay tại chỗ,  đưa về  cùm trong  phòng  kỷ luật một thời gian. Chỉ  phát cơm hẩm, bớt  khẩu  phần và muối hột. Đói lắm!  Thê thảm, tủi nhục, khổ đau vô cùng tận. CBQG Nhân đã   tạo không khí cho Đội tù dễ thở hơn. Bớt căng thẳng, bớt hành hạ, trả thù, gây khổ đau, kỳ thị Bắc Nam , hận thù CS/QG. Hận thù ý thức hệ. Hận thù chủ nghĩa. Hận thù Giai Cấp. CBQG cho tù nhân tạm thời hưởng chút thoải mái trong kiếp sống lao lung, thiếu thốn trăm bề.
                                  ”Cho tù hưởng chút thong dong,
                                   Anh chàng Quản Giáo có lòng từ tâm.”
             Nguyên còn nhớ, lúc  bấy giờ, trong Đội có Anh M., quê PT , cựu HS/PBC ,VBQGĐL, Tr/Uý ĐĐT/BĐQ. Một hôm đi lao động trong rừng, Anh vi phạm kỷ luật,  bị  CBQC trói hai tay. Ai cũng nghĩ Anh này sẽ bị  cùm trong Phòng KL của Trại. Tuy nhiên , khi Độị về tới bờ sông, đám tù ào xuống tắm giặt, họ đã mở trói tha tàu cho người hùng BĐQ , vốn ngang tàng,  bất khuất và hung hăng có tiếng.  ĐT và M. mừng húm. Cũng nhờ Đội do CBQG Nhân quản ly có  uy tín, nên Cảnh vệ cũng nễ tình tha tội kẻ vi phạm. Nhân nổi danh  trong đám tù toàn trại về lòng nhân hậu, thương người của một Cai Tù .
                                     “Con người nhân hậu quản tù
                                      Giữa Đoàn Cai Ngục hận thù ngất cao.
                                      Chiến tranh chấm  dứt từ lâu
                                      Mà lòng căm giận trả thù cứ dâng.
                                      Cũng là con Lac, cháu Rồng
                                      Nở nào hành hạ nhiều năm cho đành.
                                      Cao Xanh, ơi hỡi Cao Xanh!
                                      Từ bi  cứu độ dân lành ở đâu?”,  
           Cứ mỗi lần bình bầu , phê điểm, mỗii năm hai kỳ, thượng bán niên và  hạ  bán niên, CBQG Nhân luôn  luôn phê tốt cho Đội , do y quản lý. Đội khá  hết, chỉ có hai người TB khá. Y không đọc tên họ. Y thật tế nhị, khéo léo.  Nguyên còn nhớ , hôm đó, khi được phóng thích, Nguyên đang đi ra  cổng Trại. Vừa lúc anh  em tù đi lao động buổi sáng, CBQG Nhân nói khẻ với chàng :
      -Chúc mừng anh  được về  đoàn tụ với gia đình. Đừng đi vượt biên hay làm gì sai trái,  phải vào Trại nữa nhé! Đừng để bị bắt vô tù nữa nhé! “.
 Giọng y  rặt Xứ Nghệ,  nghe trọ trẹ,  nặng nề, nhưng toát ra một tấm lòng nhân hậu,  biết thương kẻ yếu thế , sa cơ. Nguyên cảm động , dừng chân,  nhìn y bằng ánh mắt biết ơn. Chàng nói khẻ:
        -Cám ơn Cán Bộ  rất nhiều. Một con người nhân ái, tốt bụng, đối xử  tử tế với người cải tạo mà tôi hân hạnh gặp trong đời tù tội của tôi. Cầu chúc Cán Bộ và gia đình dồi  dào sức khoẻ ,  nhiều may  mắn..
          Nói xong ,  chàng bước đi. Còn ngoảnh lại. nhìn người TS/CA trẻ tuổi, đẹp trai, và  tấm lòng đầy nhân hậu,  nhân bản . So với đồng  đội, đồng tù, đồng cảnh ngộ, bạn tù cùng phòng, y  hơn hẳn  một số dễ dàng  đổi màu , dễ dàng quay  một góc  180 độ. Họ phản bạn,  lập công, làm ăng ten, nịnh hót  cán bộ Trại. Họ sẵn sàng  đè lên xác bạn , bán đứng bạn,  để mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân mình .  Khi họ được làm chức sắc như  Tổ Trưởng, Đội Trưởng, Chỉ Điểm,  Ăng Ten...thì họ hành hạ, đánh đập anh em bị kỷ  luật thật thê thảm,  tả tơi hoa lá cành (BanTT Trại). Cũng có kẻ   tìm cơ hội, hại bạn, tố cáo bạn để “ Lập Công Đúng Lúc”, vì  hy vọng được xét về sớm.  Có thể nói,  Nhân  là người  CA  nhân hậu hiếm hoi mà  Nguyên đã gặp trong đời tù.
                                “Ông  là Bồ Tát cõi trần
                                  Giữa người chỉ biết chiến tranh , hận thù.
                                  Hết lòng giúp đỡ bọn tù
                                  Dưỡng bồi khoai, mía, làm cho ấm lòng.
                                  Những khi sai phạm, đỡ đần,
                                  Đứng ra bảo lãnh cho thân khỏi cùm.
                                  Đội mình toàn khá, siêng năng
                                  Làm cho ai cũng mến thương, phục tùng.
                                  Cai Tù chan chứa lòng nhân’
                                  Qủả “Tâm Bồ Tát”, cõi trần hiếm hoi.
                                  Phật nào xa cách cõi đời,
                               “ Tâm Lành , Tâm Phật “ đem vui cho người”.  
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jul 29, 2010 12:56 pm    Tiêu đề:

    PHẦN  VIII : NGÀY   RA  TÙ
           
       
       Trước ngày được tha, Nguyên cùng một số tù đượỉc lệnh lên HT/A30, làm kiểm điểm  cá nhân và học tập chinh sách khoan hồng của CM. Đám  tù này, nghe nói,  sắp được phóng thích. Mọi người rỉ tai nhau. Họ mừng húm. ( Trong số này có  PGC , Bắc, giáo chức BP, ngụ tại PT, cải tạo cùng Đội với Nguyên . Anh bị  suyển kinh niên. Trước kia , C  bàn giao chức HT Trường TT cho chàng, khoảng năm 1964. Ngoài ra, còn có TVL. Thư  Ký Đội, cũng GCBP, dạy Cấp 2 ĐLạt. Thi sĩ.  Anh  ta bị trĩ nội.) . Tuy nhiên, học tập, kiểm điểm,  thảo luận,  trong một thời gian ngắn tại đây,  thì Thủ Trưởng Trại,  thân hành đến HT cho biết ” Giấy  tờ chưa  đến”. Các anh  hãy về lại Đội. Rán lao động, chấp hành tốt mọi mặt. Chờ lệnh trên. Chờ lệnh  Sở C/A TPK ( Dĩ nhiên,  do Bộ NV phê thuận trước, rồi CT/UBND/TPK  ủy nhiệm cho GĐCA tỉnh ký Lệnh Tha cuối cùng.) .  Không bao lâu, vào buổi sáng hôm đó, ĐT, một gã tù vượt biên, quê NT, to con, đọc tên một số cải tạo viên ở lại nhà. Khỏi đi lao động. (TVL đã về trước cùng  một số BS Trại, như BS Nhung, ngươi Nam ). PGC cũng có tên trong đợt tha này.  Nguyên cho bạn tù bên cạnh cuốn sách Tư Điển Anh Văn  của GS./Trần V Điền và một số vật dụng cần thiết khác. Chàng cho Hòa ,  em chàng tại Trại chính,  toàn bộ thuốc lá và thực phẩm còn lại,  cũng như các thứ linh  tinh khác.  Chàng gởi cho  bạn tù trực  nhà  hôm ấy,  để chuyển lại cho em mình. Khi vào trại,  chàng gặp bạn tù , người Bắc, cẳng hơi cà nhắc. Bạn tù  cùng  Trại B nhiều năm từ HT chuyển ra. Bây giờ,  anh là TT. Anh  ta  vẫn giữ  vẻ  hách dịch, ta đây. Nghe nói, sau này,  khi  ra Ả 30 , nhờ làm ăng ten, báo cáo mật với CB TT mà anh  leo lên TT. (Sau này , lúc Nguyên  về nhà lâu lắm , có nghe anh bị tù tự giác đánh trào máu,  suýt bỏ mạng sa trường, khi anh  được tha. Anh vừa ra khỏi Trại, gần  đến ngã ba con lộ,  đề về Tuy Hòa,  thì bị tù TG phục sẵn, trả thù, trừng trị hùm xám Thiên Lao. Anh bị bề hội đồng nặng nề ,  phải lếch về bệnh xá Trại Tù dưỡng thương mấy hôm.  Thiên hạ cũng đồn, là hai  tù vượt biên và  hình sự làm TT tại  A 30 , quê NT,  khi tha về  địa phương,  bị cựu tù và  nạn nhân cũ tại Trại Giam này thanh toán .  Họ gây thương tích trầm trọng. Hai chức sắc trước kia,  phải xin Trại cho tị nạn chốn khác). Trong lúc Nguyên nói chuyện với viên TT nêu trên, thì một TT  khác vào tới HT . Y trẻ lắm! Hình như tù hình sự. Mặt mày hung dữ , bặm trợn. Y như dân dao búa, du đãng. Đôi mày  rậm. Mắt láo liên, long lên , sáng quắt như có tia  lửa chiếu  ra. Trông dễ  sợ  thật. Y nhìn chàng châm châm , dò xét, soi mói, như canh chừng, mặc dù hôm nay chàng được  phóng thích. Chàng không có làm gì  sai quấy cả. Chàng ớn xương sống, quay đầu ngó nơi khác. Chàng tránh cái nhìn dữ dằn, thiếu lễ độ. Cái nhìn hung bạo.  Chàng  vốn không ưa con người thô lỗ,  hung hăng . Trại thường chọn những tên hung bạo, dữ dằn trong các ngành CS, CA, TB, QC... hay tù HS , hay kẻ thích làm ăng ten , báo cáo hại bạn tù,  để  làm chức sắc ,  cai quản tù nhân. Theo dõi họ chặt chẽ, hiệu quả. ”Lấy tù trị tù.”  Cho tù hại tù’” Cho cải tạo quản lý cải tạo”
           Sáng hôm ấy, hơn  ba mươi người đượỉc tha. Họ về HT trại chính làm kiểm  điểm.  Nguyên  cùng  đám tù,  được CB Trại, một Tr/Uý , người Bắc, dẫn đến nhà  ăn. Họ được  đãi ăn một bữa ngon lành,  trong suốt thời gian  nhốt tại dây. Hai chén chè . Hai trái chuối. Gọi là:” Thưởng công sức các anh  đã phục vụ cho Trại bấy lâu.”.  SQCA tươi cười nói: ”Hai quả chuối, hai chén chè,Đền bù công sức nặng nề các anh.”. Sau đó, y dẫn anh em được phóng thích,  ra tận đầu làng, tại ngã ba con lộ về Tuy Hòa. Trại phát cho mỗi người ba chục đồng làm lộ phí về quê. Ngày phóng thích ghi trong “Lệnh Tha” là 2/4/1980 .  GĐCA Tỉnh PK ký qua CT/UBND/TPK.  Phía sau Giấy Ra Trại có  ghi nhận xét của Th/Tá GTT Trại Tù A30 về  các mặt chấp hành, LĐ, HT, CT  của tù nhân được tha... Thế  là Nguyên giã biệt A30, Trại Tù thật  khủng khiếp, kinh  hoàng trong đời cải tạo của chàng. Giã từ cuộc sống lao động khổ sai,  gần năm năm đầy ải”Địa Ngục Trần Gian”.  Cái giá  quá đắc, Thân tàn ma dại. Ốm  gầy như con mắm. Răng bị  rụng  nhiều chiếc.  Những chiếc còn lại thì  lung lay, lỗ thủng và sâu ăn gần  hết hai hàm. Tóc thì muối  tiêu, lấm  tấm bạc. Mắt mờ,  sâu hoắm như một ông già . Da đen xạm,  phong trần. Đầy người mệt mỏi,  rã  rời,  bệnh hoạn.
                                       ”Tuổi thanh xuân nhốt trong tù,
                                         Ngày về tóc bạc, mắt sâu, má gầy.
                                         Hàm răng,  nhiều chiếc lung lay,
                                         Thân tàn,  ma dại , tháng ngày buồn tênh.”
              Dù sao chàng cũng vui mừng được trở về cuộc sống bình thường, đươc trả tự do,  được gặp lại Mẹ già, các  em và  vợ con. Họ đang mỏi mòn  trông ngóng chàng trở về từ “Cõi Lao Ngục Khổ Đau”.
                                        “Gần năm năm  chốn lao tù
                                          Tuổi xuân tàn lụi, mịt mù tương lai.
                                           Mẹ già sầu muộn  đêm ngày
                                           Vợ con nheo nhóc, một bày thiếu ăn.
                                           Ra tù  lòng luống băn  khoăn
                                           Nửa vui mà nữa lo buồn ngày mai.
                                           Lao đao , lận đận dài dài
                                           Kiếp  phong trần,  cứ miệt  mài gió sương”.
               Nguyền đón xe đò  về TH (Khoảng ba mươi cây số). Sau đó,  mua vé ngồi chờ về PR tại Nhà Ga Xe Hỏa.  Sân ga tấp nập người qua lại. Ngồi buồn, chàng đánh cờ giải trí với vài người tại các quán giải khát mọc rải rác quanh sân ga. Có một thanh niên  tỏ ra ưa thích môn  thể thao  bằng trí tuệ này. Nhà cậu ở  gần đó. Cậu cho biết anh cậu là tù hình sự,  đã được tha từ Trại A 30.  Cậu này đã từng  chơi cờ độ với Đ/U Đài, một danh thủ  PR, khi Đài  đi lao động tại BS. Họ thi tài trong giờ nghỉ trưa . Cậu này ở tù về cũng thất nghiệp dài dài. Người dân đang đói lắm! Xã hội bên ngoài chỉ khá hơn trong  nhà lao một chút thôi. Điều này khiến  Nguyên nhớ lại lời  nói của một vị CBCA /BNV,  khi ông đến thăm Trại A30 . Ông ta tuyên bố trước đám tù tập trung toàn trại tãi Sân VĐ:
             “Xã hội bên ngoài cũng  giống như  ở đây. Nhưng đó là một thế giới rộng lớn hơn,  Dân chúng sống trong kỷ luật và  khó khăn đủ thứ như các anh vậy. Đó là do tàn  dư Mỹ Ngụy để lại. Phải  cần thời gian lâu dài mới có thể khắc phục được sự khó  khăn và nghèo đói hiện tại.”.   Những CBCA thường nói khác nhau. Có khi thật mâu thuẫn , tréo khuấy nhau .  Tù không hiểu ra sao cả. Biết tin ai bây giờ?  Có  khi bảo:
“ Rán học tập ,  lao động, chấp hành NQ tốt. Nay mai về.”  Nhưng,  có khi bực túc thì tuyên bố một lô từ ngữ đầy thù hận,  căm ghét,  trả đủa .  Nghe thật xanh  dờn,  khủng khiếp, sởn tóc gáy:
           Các anh ở mút mùa lệ thủy thôi!  Chúng tôi không giết các anh đâu. Chúng tôi sẽ  giam các anh suốt đời. Các anh có` nghe chưa?”.  Đúng là kẻ  cầm quyền , muốn nói gì thì nói. Lúc nói thế này,  lúc lại nói thế nọ. Lúc nói trắng. Lúc nói đen. Nói ngược, nói xuôi, nói lui, nói tới. ”Lưỡi không xương nhiều đường lắc léo”. ”Lý của kẻ mạnh là lý tốt nhất” kia mà.
                                       “Khi:”Lao động tốt sẽ về
                                         Khoan hồng Cách Mạng không hề đổi thay”.
                                         Khi thì”Nhốt mãi nơi này
                                         Mút mùa lệ thủy,ở đây muôn đời”
                                         Bây giơ, ụ tù  biết nghe ai?
                                         Dẫu là cũng một con người Việt Nam.
                                         Mà sao thù hận nhiều năm
                                         Mà sao huynh đệ tương tàn chẳng ngưng.”
            Trở lại chuyện người thanh niên ngồi xem cờ tướng. Cậu ta thấy Nguyên chơi khá, tỏ ra thích chàng và bày tỏ cảm tình với người tù mới ra trại. Cậu rủ Nguyên vào Long  Khánh tìm việc làm . Cậu đang thất nghiệp,  đói khổ, nên định  đi xa kiếm sống. Chàng phải về  với gia đinh, mẹ già , vợ con. Vì thế, á chàng cám ơn nhã ý của cậu. Chàng từ  chối. Ngoài ra, chàng gặp một phụ nữ nói tiếng Nam, cao gầy. Chị ta có đứa con gái khoảng 7, 8 tuổi. Hai mẹ con ngồi trong quán . Chị cho biết chồng chị là BS làm việc ở PR trưóc kia. Chị cũng giới thiệu một  ông bạn của chị. Anh ta cụt chân. Cả hai đều người Namõ. Họ gạ Nguyên vượỉt biên. Họ là những kẻ chuyên đón tù mới ra Trại,  rủ rê tìm cách trốn đi nước ngoài. Những kẻ bất mãn chế độ. Hai người này dụ vượt  biên .  Lúc còn trong  trại, Nguyên  nghe  nhiều người nói,  có một nhóm  chuyên dụ khị những ai nhẹ dạ,  dễ tin,  lo  lót tiền  bạc đề ra nước ngoài. Sau đó  bị  lừa. Tiền mất tật mang , tán gia bại sản. Có khi  vào tù nữa. Nguyên mới ra tù, nhà nghèo. Cũng chưa có ý định đó. Vì vậy,  chàng lờ đi. Chàng đang ngồi đánh cờ mà con gái của chịụ ta cứ lại lôi kéo  đên gặp mẹ mãi. Chị ta giới thiệu:
          - Anh Hai tuy cụt một chân, nhưng giỏi dang và rành rẽ tổ chức vượt biên. Đường thủy, đường bộ, đường nào anh cũng  rành sáu câu”.  Chị tươi cười ca tụng “Độc Cước Đại Hiệp”. Anh này cũng  xác nhận: ” Đúng vậy.Tôi đã có kinh nghiệm về dịch vụ lén lút ra nước ngoài. Chúng  tôi tổ chức thành  công  nhiều lần  rồi .
        Tuy nhiên, chàng  né đi. Chàng nín thinh ngồi đánh cờ.  Sau đó,  chàng  đáp xe hỏa về quê. Tàu đi suốt một đêm qua Ga NhaTrang,  rồi đến Ga Tháp Chàm. Nhà ga thật vắng vẻ, đìu hiu. Hành khách lên xuống thưa thớt, vội vã. Chàng đón xe ngựa về  nhà. Trời  mờ mờ sáng. Gió se lạnh, hắt hiu. Nỗi buồn vu vơ,  len lén vào lòng  chàng. Lúc bấy giờ , chỉ có một loại xe này rước khách  từ TC về PR. Không thấy xe lam hay xe hơi như  xưa. Thành phố TC vắng vẻ, im ắng. Tháp Chàm  ủ rũ , hiu quạnh , chìm trong  sương mờ. Vài vì sao ngủ muộn, còn lấp lánh trên bầu trời xám nhạt.
         Về tới nhà, chàng gõ vào cỗng. Thanh nghe tiếng leng keng, rổn rổn , lào xào của  dây xích, vội chạy ra. Nàng mừng quýnh:
       - Anh về rồi!.
        Hai  đứa con, thằng Anh, con  Quyên  cũng thức dậy. Chúng chạy ra ôm chầm lấy cha,  mừng  rỡ. Bà mẹ vợ cũng hân hoan khi nhận ra  chàng rể được phóng thích về nhà. Trước đây, Bà cũng làm đơn bảo lãnh. Bà lấy tư cách  vợ liệt sĩ. Chồng Bà là NB đã tham gia CM chống Pháp. Ông hy  sinh năm 1948 tại SG/GĐ. Bà có bằng liệt sĩ. Thanh đã mua ngôi nhà của một người đi KT mới . Ông T,  người Bắc,  nguyên là HSQ/CTCT. Trước nhà , Ông trồng một cây cau ( Để nhớ hương vị  “Quê Hương Bắc Kỳ“ của Ông. Ông nói với Nguyên sau này , khi hai ngưòi gặp nhau).
         Ông nghe gia đình  cô giáo Thanh có chồng cải tạo,  Ông chịu bán nhà, với giá rẻ hơn mức ấn định. Ông vui vẻ nói với Nguyên như thế,  khi Ông từ vùng KTM về thăm ngôi nhà cũ. Ngoài cây cau  để thưởng thức mùi hương, nhớ thương về Cố Quận, trong  sân còn trồng ổi, mận, mãng cầu ta, ô mai, mít Tố Nữ lai ( Trái giống loại mít này, nhưng to hơn một chút, múi ngọt lịm , ngon vô cùng). Ngôi nhà nhỏ, nhưng khang trang, thoáng mát,  xinh xắn,  nhờ  bàn tay săn  sóc của Thanh, Một nơi cư trú thoải  mái , cần thiết cho một gia  đình nghèo,  trong  thời buổi khó khăn này. Một mái ấm an bình, hạnh phúc gia đạo,  sau“Đổi Đời”. Thanh cũng giỏi xoay sở thăm nuôi chồng trong những năm chàng bị đày ải lao lung nhiều ngục thất khác nhau tại MN. Bây giờ, cuộc  sống mới đầy gian khổ, vất vả bắt đầu, khi chàng ra tù, trở về đoàn tụ với gia đình vợ con .
                                 “Ngôi nhà nho nhỏ xinh xinh,
                                   Mận , cau , mít, ổi, quặt cành quả thơm
                                   Mãng cầu sai trái xanh rờn ,
                                   Cần cù lao động , vợ chồng nuôi con.
                                   Mảnh đời gian khổ chập chờn
                                   Ra tù,  cuộc sống bình thường, tay không.”
            Sáng hôm sau, Nguyên được vợ  dẫn đi trình diện khu  phố. Anh Vân ( Nhiếp ảnh gia.Tiệm Ánh Xuân  PR) làm Khu Trưởng Khu 33 . Phường Kinh Dinh . Chị Hồ Thị Mai Hoa hết làm  Phường Trưởng lâu rồi. Chị là vợ Ông Mai Xuân Thưởng, CBCM cao cấp. Nghe  nói,  Ông  này Tập Kết đã về  lại MN,  làm chức vụ lớn lắm. Ộng lập gia đình khi ở Miền Bắc. Bây giờ,  Ông đã có bồ đoàn thê tử đầy đàng đưa  vào Nam . Bà Hoa buồn ghê lắm,  vì đã mất đứt người tình, người chồng  mà  Bà thương yêu,  chờ đợi và hy vọng  trong bao năm. Tuy nhiên,  bù lại , Bà được ưu đãi, trọng dụng làm công chức Chính Quyền CM từ đó. Con gái của Ông Thưởng, dòng bà  lớn, được biệt đãi, ưu tiên một. Bà Hoa  nở mặt,  nở màỳ. Em  trai bà Hoa,Tr/U Ngụy, HSL.,GS/ NLS, cũng khỏi đi cải tạo. Anh ta được lưu dung, dạy học lại. vì là  gia đình CM. Ông HMB.,Tổ Trưởng Tổ Dân Phố, người Huế, tỏ ra năng nổ  hoạt động cho Chính Quyền mới, trong việc quản lý  mấy chục  hộ,  dù Ông là  HSQ trong Quân  Đội Pháp trước kia,  có huy chương và Bằng Tưởng Lục của Nhà Nước  Bảo Hộ.  Nhưng Ông  đã khéo giấu che  lý lịch của mình. Ông trở thành CM 30/4. Ông hy  vọng làm việc tích cực,  thì các  con Ông sẽ đượỉc kết  nạp Đảng.  Ông từng tuyên bố trong cuộc họp Tổ:
  - Đề nghị dân phố bầu cho ĐVTNCS/HCM,  trong một cuộc bầu cử  HĐ Tỉnh sắp  tới. Đoàn Viên Thanh Niên thì vài năm sẽ trở thành Đảng Viên thôi. Bà con Khu Phố  hãy  ủng hộ, bầu cho họ vào những chức vụ then chốt của Tỉnh. Xin đồng bào đừng tiếc gì một lá  phiếu cho họ.”  
        Vì cứ nuôi  hy vọng con cái mình sẽ phất lên,  cho nên,  Ông không nới tay với dân chòm xóm bà con trong Tổ .  Nhất là với bọn Ngụy Quân, Ngụy Quyền cải tạo , được tha về điạ phương,  do Ông  quản lý. Đến nỗi khi họ được gọi làm Căn Cước, Ông ta cũng giấu luôn. Ông  nói thẳng với họ:
   - Tôi cần các  anh đi làm công tác Khu Phố. Đi làm Thủy Lợi. Các anh chưa được làm căn cước đâu.
       Họ khiếu nại lên C/A thì C/A Khu Vực cho biết:
     - Các anh có tên trong danh sách làm CMND kỳ này. Tôi đã báo với Ông Tổ Trưởng DP rồi mà. Sao kỳ lạ vậy?
       Bây giở, đám cựu tù Ngụy mới vỡ lẽ
                              .”Dò  sông , dò biển,  dễ dò,
                                Lòng người nham hiểm, ai đo cho cùng.”
        Thật là đau khổ. Con người còn ác độc hơn dã thú nữa.
                               “Lòng người sâu hiểm khôn lường
                                Đạp lên  kẻ khác để hòng tiến thân.
                                Tình đời thay đổi bao lần
                                Trở qua  , trở lại, bánh chưng đổi màu.”
        Ông chồng đã thế mà Bà vợ lại  càng ngang nhiên lộ liễu, ngông nghênh với hàng xóm , láng giềng. Tổ Trưởng DP mà coi mình như  Lãnh Chúẩ Địa Phương, có  quyền sinh sát muôn dân  trong khu vực mình quản lý. Những lúc rỗi rãnh, Nguyên thường nằm trên võng mắc dưới cây mít nghỉ ngơi. Ông TT  thường có  thói quen ở trần, chỉ mặc quần đùi,  đi khắp xóm,  quan sát tình hình dân cư và an ninh  Tổ DP. Một hôm,  thấy Nguyên không đi lao động mà nằm ình ra đọc sách, Ộng không biết là bữa đó  chàng bị  bịnh nên được  Lò Gạch  cho nghỉ một ngày. Ông ta khệnh  khạng  tiến  vào, chắp tay sau đít, hất mặt  hách dịch. nghênh ngang nhìn  chàng, tỏ ác cảm  công khai hạch sách:
          - Bộ không đi làm  sao  nằm đó?. Chàng  vẫn nhẫn  nại trả  lời nhẹ nhàng , lịch sự:
         - Dạ thưa Ông Tổ Trưởng DP, tôi bị bịnh ạ!.
        Sau đó, bà vợ Ông, dáng cao , gầy, gần như cao hơn chồng một cái đầu,  phì phà điếu thuốc cẩm lệ, đi ngang qua nhà,  nhìn chàng,  nói:
       - Nên đi làm . Chứ nằm  nhà coi kỳ lắm. Ra vô thấy mặt khó coi  lắm!
Thật  hết  cở thợ mộc! Lúc đó,  chàng thấy tức lắm!  Nhưng chàng cố  dằn lòng ừ hử cho qua. Dù chàng đang dạy kèm cho các con họ không lấy  tiền. Hết đứa này, đến đứa khác. Kèm toán, lý, hóa, Anh  Văn...Mít  gần  chín,  thì Ông ta qua bảo bán cho. Nhưng không bao giờ trả tiền. Chàng cũng không  đòi. Ông ta cót  luôn. Thật khéo lợi dụng.  ”Thừa nước đục thả câu “. Thế mà y cứ đì kẻ sa cơ, thất thế mãi. Các anh  em tù khác được tha về , ngụ tại Tổ Ông, cũng bị Ông chèn ép, hiếp đáp đủ điều, đủ cách. Kể cả những người cùng Quê Sông Hương , Núi Ngự với Ngài Chúa Tể  Địa Phương này . Anh Tiều, anh Thức...
                                “Nghĩ đời mà ngán cho đời
                                  Sao mà  cay đắng, nếm hoài chẳng ngưng?
                                “Qua sông nín  thở” não nùng
                                  Từ bi đâu có,  mà mong ở người”.                 .
       Tên  Hào, CAKV,  cứ gọi Nguyên lên làm kiểm  điểm hoài. Anh ta thường rình rập tại nhà Ông Đính . Y  hay đứng trong phòng  khách , nhìn qua  cửa sổ,  quan sát sinh hoạt của chàng. Nhà  Ông này đối diện với nhà chàng. Ông ta bị  mù bẩm sinh, nhưng rất giỏi nghề đàn. Ông ta  mở lớp dạy nhạc, dạy đàn  để kiếm  sống,  nuôi vợ con. Nhà Ông  sát nhà anh Chức, cũng diện cải tạo,  được tha trước chàng. Anh này  gốc  CSYT, SQTY, dạng nhẹ hơn, nên  được  xét phóng thích sớm . Kế đó là nhà TTDP. Sát nhà chàng là nhà  T., Cán Bộ ĐV cao cấp. Tuy cha  là Thông  dịch viên thời Pháp,  bị VM giết, nhưng nhà có Ông Dượng là CB Tập Kết. Ông  này  tên Kh. Mẹ  của T tên B. Ông này  ở Vĩnh  Hy mê mẹ của T, nên gíúp đỡ mẹ con hết lòng.T. là SV  trước 75, có học, lại khéo léo, khôn ngoan,  nên thăng tiến rất nhanh. Thù cha  không  trả mà còn tích cực hiến  mình  cho phe sát hại phụ thân. Bà mẹ thì bỏ chồng cũ , Ngụy, dễ dàng  khi “Đổi  Đời”,  để chạy theo  tình lang mới có  quyền, có thế, có chức, có phận. Tất cả đã thay đổi. Đã quay ngược một gốc 180 độ.
          Hào cứ gọi chàng lên Đồn CA Thị Trấn,  nằm đốí diện Bến xe PR, để hạch sách, bắt chàng làm bản KĐ đủ thứ. Một hôm,  Nguyên đang nằm đọc cuốn”Doctor Zhivago” của Boris Pastenak, văn hào kiêm thi sĩ  nổi danh của Nga, được giải Nobel văn chương. Bản Anh dịch. Hào đứng bên kia  song cửa  nhà Ông Đính trông thấy chàng nằm  trên giường,  sát cửa sổ,  trông ra phía  trước đọc sách . Thế là y  bắt chàng phải lên Đồn CA ngay.  Tại Văn Phòng CA/TR, Hào vặn hỏi,  hạch sách chàng đủ điều:
   -Tại sao không chịu đi lao động,  mà nằm nhà đọc sách?  Sách gì?  Sách phản động, tuyên truyền của địch? Sách văn hóa đồi trụy, văn hóa mê tín,  dị  đoan, văn hóa phản động  nước ngoài,  chống phá CM/XHCN ?  Sách  truyền bá tư tưởng độc hại , xấu xa trong quần chúng?
     Y buộc chàng  về làm bản kiểm điểm  nộp cho TTDP gắp để y  nghiên cứu , tra xét trường hợp của chàng. Thật là đau khổ, nhiêu khê đủ thứ. Bị theo dõi  tứ bề.  Bị bủa vây mọi ngã. Chàng thấy mình như cá chậu,  chim lồng. Chàng còn nhớ,  hôm họp tổ,  Ông TT nói:
        -CM cho theo dõi, nhất cử, nhất động  kẻ  cải tạo về. Họ bị nhân viên chìm,  nổi  tra xét hành  vi từng chặn đường một, từ việc làm hằng ngày của họ....
  Ớn  xương sống thật!  Khiếp vía,  kinh hồn thật! Tha về,  nhưng vẫn bị  giám sát chặt chẽ, bị săn sóc,  theo dõi, chiếu cố tận tình. Nếu có gì sai trái là:
     -A lê hấp vào lại  nhà tù ngay!”
                               “Nổi, chìm, chỉ điểm dõi theo
                                 Đi làm, trên lộ, chỗ nào tới lui
                                 Tại nhà, bè bạn. tiệc vui
                                 Lời ăn ,  tiếng nói,  chẳng rời Công An.
                                 Việc làm sai trái lỡ mang
                                 Còng tay cái chắc, ngút ngàn tù giam”.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Aug 01, 2010 12:06 pm    Tiêu đề:

          1) LÀM  RẪY    
               
   
           Từ ngày đi tù về, Nguyên nhờ Cô Mười ở Mỹ Đức cho một phần đất nhỏ, dùng  trồng hoa màu  sinh sống. Má chàng và các em đang ở Phước Khánh. Bà đã dời Hộ khẩu về Quê chồng. Hiệp, em trai chàng, đã xúi  Mẹ ký giấy hiến ruộng,  đất của gia đình cho Hợp Tác Xã NN Phước Thuận ( PK/TH) vì nghe lời đường mật, dụ dỗ của Chính Quyền  ĐP. Thủy, Lan có gia đình ở xa .  Ngôi nhà ở Đường NQ coi như  khóa kín, bỏ trống. Mười cũng  theo Mẹ ở Quê Nội. Vì vậy,  ngày ngày chàng đạp chiếc xe trành cà tàng lên rẫy  Bà Cô Út , cuốc đất, trồng đậu bi, chạy nước, xịt  sâu  rày, lao động  quần quật cả ngày, làm công việc linh tinh đủ thứ , ngoài trời, nắng chang chang. Nắng như  bốc lửa. Nắng như thiêu, như dốt. Mồ hôi,  mồ  kê đầy mình,  dẫm ướt cả  bộ quần áo bạc màu. Thật là cực nhọc, vất vã vô cùng. “’Đổi  bát mồ hôi lấy bát cơm”. Thế mà bị CAKV gọi lên gọi  xuống,  bắt làm kiểm điểm,  báo cáo,  tường trình đủ thứ.  Hào vẫn cứ bám sát, rình rập, theo dõi,  chẳng buông tha , lơi lỏng chút nào. Buổi chiều hôm đó, sau một ngày làm việc cật lực trên rẫy về, chàng ghé lại xem chơi cờ tướng trên vỉa hè,  gần Cầu Ông Cọp.  Chàng dựng xe đạp  dựa vào gốc  cây  me tây, tham gia thi đấu vài ván với  bạn. Chẳng  may,  bị lũ nhóc” dzớt” chiếc bi đong nhôm nhà binh đựng nước uống,  cài trên xe đạp.  Rủi ro nữa  là Hào đi ngang qua thấy  chàng chơi cờ. Y liền triệu hồi,  trình  diện Đồn CA gấp. Y  la lối om sòm:
         -Tại sao anh không chịu lao động,  mà lại  cờ bạc? ( Y chỉ đáng tuổi con cháu chàng,  nhưng có thói quen gợi bọn Ngụy là” Anh” dù họ có  già như Ông Nội y). Y bắt chàng  làm K/Đ,  nộp  gấp,  dù chưa tới ngày 5 mỗi tháng, như  quy định của  Đồn CATR.  Nguyên bào chữa:
 - Tôi đánh cờ chơi giải trí sau một ngày lao động vất vả mà  Cán Bộ. Xin Cán Bộ thông cảm! Tiền đâu tôi cờ bạc?.
Lúc bấy giờ , chàng khốn đốn , khổ sở với Chính Quyền Địa  Phương không ít. Nhờ PHHS cũ trước kia biết Nguyên gốc nhà giáo, thấy  hoàn cảnh chàng khó  khăn, họ cần người kèm  con cái họ học  thêm tại nhà, nên yêu cầu chàng dạy chúng các môn chính. Nhất là môn Toán , Lý, Hóa và Anh Văn.  Chủ Hảng Nước Đá Nam Anh (HNĐNA) ở tận ngoài Đài Sơn, nhà gần Chùa Nghĩa Trang PG. Hai cô gái, một cô luyện thi vào lớp 10, Trường NT (DT cũ), tên Phượng. Một cô lên lớp 11, tên Linh. Phượng cao gầy , có nét giống Mẹ. Linh  thân hình đày đặn, da trắng trẻo giống cha nhiều hơn. Bà  Chủ Hảng, thân mẫu Nhị Kiều, cho  phép chàng mua nửa cây nước đá lớn (tức một cậy nước đá, loại nhỏ). Thế là mỗi sáng  sớm , chàng đạp xe ra Đài Sơn mua đá,  bỏ cho bạn hàng bán chè,  kiếm  vài đồng tiền công chở hàng tiêu vặt. Lúc đó,  cây đá nhỏ giá tại Hảng 7 đồng, bỏ mối được 10 hay 11 đồng. Chị bán chè, quê Cà Ná, chồng  là anh H.,NVCS  cũ, chuyên  nghề cờ bạc vì bị thất nghiệp dài dài. ”Mọi sự trông  cậy vợ hiền . bương chải, tảo tần nuôi con”. Nhà họ ở gần Chợ PR. Sau gia đình về quê sinh  sống tại vùng duyên hải. Nguyên cứ sáng sớm thức dậy , cầm cây móc sắt, với tay lấy chiếc bao bố, cởi xe đạp đi mua đá. Một số CNVC Nhà Nước,  quen biết  với Chủ Hảng NĐNA,  cũng được mua đá như Nguyên, nhất là các vị  làm ở BVPR ( Bà Chủ bị suyển kinh  niên), các thợ điện (Ông Chủ từng nói với Nguyên:
- Không cho thợ điện ,  nó phá  máy móc  của chúng tôi.
 Các  nhân viên ngành Công Nghiệp, các chức sắc Chính Quyền UB/NDTXPRTC . Các Ông Bà tai to,  mặt lớn,  liên hệ làm ăn  với Chủ Nhân.
         Cả đám khách hàng,  được Chủ chiếu cố gíup đỡ,  ban ơn, mưa móc, hay nhiệt tình gieo thiện cảm, lấy lòng trong quan hệ ngoại giao , làm ăn  “Hai bên cùng có lợi” thường ngổi chờ chực bên ngoài cỗng,  vào lúc sáng  sớm. Khi nào Cbủ ra mở cửa thì khách ùa vào. Bà  Nam Anh ngồi thu tiền. Có hai, ba công nhân giúp việc. ( Có cả Nhân, cháu gọi Bà Chủ  bằng Dì. Hai mẹ con đều làm công cho Hảng, do Em Gái Bà Mẹ quản lý).  Những người phụ việc trong Hảngỉ là bạn học cùng lớp với nhau trước đây. Những cây đá trong các thùng sắt dài thoòng,  được bốc lên. Công nhân cầm vòi xịt nước cho tảng đá hở khỏi thùng kim loại.  Họ trút cây đá ra sàn cho khách mua cầm  móc chuyển đến xe đạp chở về. Con lộ nhỏ chạy song song với mương nước từ QL1 đổ xuống dốc,  bò lang thang đến cổng Hảng Nưóc Đá. Mương nước đục ngầu, trôi  lững lờ,  vòng vo,  qua những hàng cây xanh biếc, còn đọng  sương đêm. Chim chóc rủ nhau hòa tấu  khúc nhạc chào đón bình minh, tưng bửng, rộn rã cả một gốc trời . Sát bên vườn nho và  khu rẫy là ngôi chùa tư của một thầy người Huế. Vài ngôi mộ nằm trong  khuôn viên Chùa này,  ẩn hiện nhấp nhô, lố nhố. Trông thật bơ vơ , hiu quạnh  lạnh lẽo, tang thương. Bãi tha ma là biểu tượng của “Lý Sanh,  Diệt, Thành, Bại, Hủy Hoại.”  Lẽ Biến thiên,  vô thường của  kiếp nhân sinh, của vạn vật trong Trời Đất, vũ trụ bao la.”  Nguyên  chợt nhớ đến mấy câu thơ cổ Đời Đường của Trần Tử Ngang. Chỉ nhớ Bản dịch của một nhà thơ  nào đó:
                               “Ai người trước đã qua?
                                Ai người sau chưa đến?
                                 Nghĩ trời đất  vô cùng
                                 Một mình  tuôn dòng lệ.”
          Xa tít  bên kia QL1, ẩn mình  dưới những tàng cây cao vời vợi là Chùa Mương Cát  ”Cổ Sơn Môn”. Ông Thầy Thủ, Ông Thầy Bổn Sư của Nguyên và của gia đình Má chàng. Thời gian đi mua đá, chờ chực, chuyển hàng đến  chị bán chè mất khoảng vài giờ, nhưng có chút tiền còm,  đỡ  đói lúc đó. Hầu như ăn độn hàng ngày. Tuy nhiên, trở ngại , rắc rối lại đến  với chàng. Không ngờ,  chở đá sớm như thế mà CB Hào, CAKV  đã thấy. Đồn CA   đối diện  Bến Xe PR. Chàng đạp xe chở cây đá,  chạy trên QL1, Hào trong  Đồn dòm ra, bắt gặp tên Ngụy đang ì ạch đạp xe chở cây  đá sau  yên. Y  giận dữ, tức tốc gọi chàng  lên trình  diện Đồn CA. Thật khiếp hãi !.
                                  “Ngày ngày, vừa rạng bình minh
                                   Anh đi chở đá,  kiếm tiền nuôi thân
                                   Con đường xuống dốc, dọc mương
                                   Hảng Nam Anh đó! Khách hàng chờ mua.
                                   Công An bắt gặp gọi vô
                                  “Bán buôn tư bản”,  không cho phép làm .
                                    Ấy là bóc lột nhân dân
                                     Phải đi  lao động,  nuôi thân ngoài trời.
                                     Bây giờ kiểm điểm , sửa sai
                                     Công An , Tổ Trưởng an bài xèt sau”
     Hào đập bàn, quát tháo, la rày Nguyên dữ dội:
 - Anh có thấy tội chưa? Cải tạo về trong thời gian quản chế. Lười lao động, không chịu dùng sức lực kiếm sống. Lại giở thói  buôn bán tư bản, bóc lột nhân dân. Làm trái với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng  và Nhà Nước.  Anh phải  về làm Bản Kiểm Điểm, thành thật hứa sửa sai, nộp gấp cho TTDP.
 Nguyên cố  biện bạch, nài nĩ  Hào:” Dạ thưa  Cán Bộ. Tôi không có buôn bán ạ! Tôi chỉ chở mướn cây đá nhỏ kiếm vài đồng nuôi con  ạ!” Y còn  hầm hầm,  hung hắng, trừng mắt nhìn chàng, xua tay  đuổi chàng  như đuổi tà:” Thôi anh về đi. Phải chấm dứt buôn bán, chở đá!”
      Lúc bấy giơ, cô gái lớn của Chủ Hảng Nươc Đá, một giai nhân, học trò cũ của Thanh,  tên Tú Anh , se  duyên  với con trai  Chủ tiệm sách Nghệ Thương trước kia. Chú rể tên Khiêm , da trắng trẻo, giống cha mình. Cậu ta là họa sĩ vẽ chân dung cho bạn tri âm và là hiền thê sau này. Cô dâu giống cha như đúc,  nên xinh đẹp cô cùng. Thật là một cặp uyên ương xứng  đôi vừa lứa. ”Trai tài gái sắc cũng đương xuân thì”, (Kiều)
                                      “Người hùng,  họa sĩ tài ba’
                                        Giai nhân mắt biếc thành ra vợ chàng.
                                        Gia đình trí thức, giàu sang
                                        Trăm năm hạnh phúc, một đàn con ngoan.”
            Thân phụ cô dâu , Ông Nam Anh, dân MN, đẹp trai như Tây Lai , vốn hào hoa, phong nhã, đa tình, thường thương hoa , tiếc ngọc,  nên có nhiều giai nhân , thục nữ mến yêu người hùng. Nghe nói,  Ông có cả thảy 25 hoàng tử và công chúa (giống như ca sĩ CL, con cháu của Chế Mân , Chế Bồng Nga, và Nữ Thánh  Ni Na. một Quận Chúa diễm lệ của Chiêm Quốc xa xưa).  Lúc  bấy giờ,  bàng quan thiên hạ  đồn rằng , Ông có  bảy người con ở Mỹ ( Kể cả Linh , Phượng sau này,  cũng vượt biên thành công luôn . Nghe nói,  Ông giàu có,  đã tổ chức mua bãi an toàn cho các con ra đi bình an). Ngoài ra,  cậu con trai rất giống bố, khôi ngô,  tuấn tú, trắng trẻo,  mũi cao như dân Gaulois chính hiệu con nai vàng.  Cậu Hà, công tử Hảng NướcĐá N/A. Cậu ta là  học trò cũ của  Nguyên ở NLS.  Cậu là bạn thân  của Dữ, dân Gò  Đình /Phưóc Khánh. Họ  học cùng lụớp tại Trường này nhiềù năm. Dữ  cũng đẹp trai, kết duyên với con gái của Ông Bằng, em gái Th/Tá Quang. Hà cùng Nhân, anh họ, học Anh Văn thêm tại nhà  riêng của Ông NA.  Chàng dạy hai người trong một thời gian. Sau cậu se duyên với Thơ, một giai nhân,  nhà ở gần Trường Nam PR, em của Thư là  HS cũ của Chàng ở DT. Hai cô trước  có hoc thêm Anh Văn do chàng kèm  riêng.tại nhà Bà Dì ở gần Rạp Xi Nê Việt Tiến. Chủ nhà là Anh Ninh, Chủ tiệm vàng  ở PR. Hai cô học chung vơí người chị họ,  con Dì Dượng.  Cha của hai người đã công khai hoạt động cho Chế độ mới, sau  1975. Ông là CBCS  nằm vùng từ lâu  rồi .
       Trở lại việc chàng chở đá  lẻ cho bà bán chè kiếm thêm tiền còm tiêu vặt bị CAKV hành hạ lên  xuống. Cứ phải làm KĐ  hoài về tội không chịu lao động tự túc sinh  sống mà  buôn bán  bóc lột  NDLĐ (?). Báo hại sau này chàng  phải khởi hành thật sớm , lẻn đi  về phía sau Đồn CA TT. Đi vòng hơi xa, lúc chở cậy đá về cũng thế. Nhưng bảo đảm CAKV không trông thấy nữa. Chở  hàng  lấy  tiền công chút  đỉnh mà  cũng phải hành động lén lút . Thật là đau khổ cho kẻ sa  cơ thất thế. Bị  ngăn cấm  đủ thứ. Bị theo dõi không ngừng mọi mặt. Chính Quyền chỉ muốn  bọn Ngụy phải sống đói rách, khốn đốn, lầm than, lao động chân tay vất vả cả ngày ngoài trời. Họ muốn thế.
                                    ”Đi mua đá lẻ hằng ngày
                                      Cũng là bóc lột qua tay khách hàng.
                                      Học thói tư bản bán buôn
                                      Việc này Nhà Nước lo toan , đủ  rồi.
                                      Dù là hàng chở kiếm lời.
                                      Không bằng lao động ngoài trời vinh quang.  
                                      Ấy là ăn bám nhân dân
                                     “Xã Hội Chủ Nghĩa” đổi dần, khác xưa.”
         Ông Bản.TTDP cầm Bản KĐ nói với Nguyên:
  - Tôi đã biết trường hộp của anh. Tôi đã nói với đồng chí Hào: " Công việc chở đá thuê bằng chân tay để kiếm vài đồng không sao cả. Lao động chân chính bằng sức lực của mình, đáng khuyến khích. Không có gì sai trái. Cho nên,  Anh  hãy  yên tâm. Cứ chở đá lẻ. Không sao.”. Lời nói  của Ông ta làm chàng hài lòng. Tuy nhiên,  làm rẫy  chỉ một mùa , Nguyên thấy không êm thắm vì thằng Chịa,  con trai út của cô,  tỏ ra không ưa thích mẹ  phải nuôi cơm bữa trưa người anh họ  sa  cơ thất thế, nghèo rớt mồng tơi, dù anh  có giúp việc rẫy bái cho gia đình mình. Bà Cô có  ba con . Gái lớn  đã  lập gia đình tên Hới , ở  gia đình nhà chồng. Con trai kế  tên Chặt,  cũng có vợ còn ở với cha mẹ. Chịa cũng đã thành gia thất, ở chung với song thân. Chặt tuy tính tình hung dữ,  lỗ mãng,  nhưng không  hẹp hòi với chàng.  Chịa thì  bàn ra,  tán vào , chỉ trích Nguyên vì  sợ Mẹ tốn kém cho  đứa cháu ở tù mới về,  dù  chàng là thầy dạy kèm mình trước kia. Cô Mười nói lại việc Chịa không OK chàng ăn trưa cơm của Cha Mẹ tại rẫy. Chàng tự ái, nên bái bai.
                                  “ Cơm trưa công trả ngày làm
                                    Người em cô cậu phàn nàn Mẹ Cha.
                                     Buồn lòng , chàng rút cẳng ra
                                     Đi  tìm việc khác cho qua tháng ngày.
                                     Bình Sơn,  bạn cũ vẽ bày
                                     Chị mình giúp đỡ có ngay chỗ làm.
                                      Ăn trưa, ngày lãnh sáu đồng
                                      Nước theo, nhổ cỏ, bón phân rẫy vườn.
                                       Bình minh chim hót bên đường,
                                       Bon bon  xe  đạp vội vàng đên nơi.
                                       Suốt ngày dang  nắng ngoài trời
                                       Làm thuê chăm chỉ, mồ hôi  đầy mình.
                                       Chiều về,  dương liễu rung rinh
                                       Xa xa,  Ninh Chữ,  biền  xanh, gió  lùa.
                                       Quê Hương cảnh đẹp  nên thơ
                                       Còn ta gian khổ mút mùa,hay sao?”
           Thật tình mà nói, Nguyên được làm thuê tại rẫy anh  chị Lành là nhờ bạn Như. Bạn thân, bạn nối khố của chàng từ khi họ còn mài dũng qnần trên ghế nhà trường. Như hiện ở làng Phương Cựu. Anh nhờ giải ngũ vì bị thương tật,  nên khỏi tập trung cải tạo. Chị anh  kết hôn với Anh Lành, làng Nại. Anh  ta vốn là công chức Tòa HC. Anh làm chung với Ba Nguyên trước kia. Anh chị có rẫy ở BS. Thế là  họ nhận Nguyên  vào làm  thuê,  ngày  sáu đồng , được ăn  cơm trưa. Anh rất đẹp trai và mộ Đạo Phật từ  bé. Một Phật tử thuần thành. Một cư sĩ tại gia tu hạnh Nhẫn Nhục và  Bố Thí. Một hôm, Anh mua  phân bón tại một cửa hàng nhà nước. Cô bán hàng thối lộn tiền cho Anh. Về  gần tới nhà, Anh mới kiểm lại tiền và phát hiện. Thế  là anh tức tốc đạp xe lên  tận PR,  trả lại số tiền dư cho cô thâu ngân . Cô nàng mừng quýnh,  cám ơn Anh rối rít. Thật  là con người thật thà , tốt bụng, hiếm có trên cõi đời ô trọc này.  Chính anh đã rán thức đêm chép bài “Xám  Hồng Trần” tặng chàng. Ban ngày,  anh bận làm nông, không rãnh rang  ngồi chép  kinh sách. Điều này làm Nguyên cảm động vô cùng.  Hai vợ  chồng còn trẻ mà đã sáu đứa con. Cô gái đầu xinh đẹp,  nhưng hồng nhan đa truân. Có chồng hai con , rồi chia tay. Ngưòi tình  đã có  Nhất Phòng. Nàng gá nghĩa với Hương, học trò cũ của  Nguyên ở DT. Cậu ta có cha mẹ là càn bộ Chế độ mới. Quê ở Sơn Hải, vùng sát núi  và biển. Hang ổ của VC trước kia. Vợ chồng hiện ở Nại. Hương là CBNN  tại Hảng  Xi Măng Phương Hải ở Dư  Khánh. Nguyên cứ tiếp tục làm mướn tại rẫy Ông anh rể của bạn Như.  
                               “Xe  đạp bon bon , trời chữa thức
                                 Sương còn đọng ướt khắp đường quan
                                 Mùa đông , gió rét luồn da buốt
                                 Áo bạc phơ, màu cát , đất bùn.
                                                   ooo
                                  Bình Sơn,  dương liễu hờn, gầy rạc
                                  Xỏa tóc ,  xác xơ, bãi võ vàng
         ỉ                         Biển cũng thở dài, không dám khóc
                                  Trên cành, chim chóc sầu miên man.”
           Chàng thường ngăm khẻ: ” Mưa rơi trên phố, như mua rơi trong lòng tôi” ( Ý thơ Lamartine). ”Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ” (Kiều).  Anh chị Lành  cũng khổ. Cho nên cơm tuy có ăn no, nhưng toàn rau, mắm, cá kho là  quý rồi. Rẫy Anh trồng nhiếu loại như hành ta, hành tây, tỏi, đậu bi, đậu xanh , bắp, khoai... Vì là đất cát,  nên  cần nhiều phân bón, nhất là phân xanh, phân ủ, phân hóa học...Bên cạnh rẫy Anh là ngôi chùa tư, Ngôi chùa mới cất,  mái cong, khang trang , xinh xắn . Thầy Hường trẻ  trung,  tu sĩ, đệ từ củả Thầy Trùng Khánh, cựu HS trường Bồ Đề PR.  Thầỳ Trù Trì chốn thiền môn. Mẹ già  và chị  sống tại đây. Thầy  có khu rẫy  rộng lớn.  Bên kia,  gần  con lộ nối dài BS/NC  là  căn gác, tịnh thất , nơi thầy nhập định thường kỳ hàng năm. Thầy ngõ ý mời Nguyên dạy Anh Văn tại Chùa cho môt số Thầy.  Nguyên từ chối vì mớí ra tù, còn quản chế  12 tháng, sợ bị rắc rối . Thầy Hường cũng tỏ ra thông cảm với chàng. Trong thời gian  chàng đi làm  mướn tại BS , CAKV Hào gọi chàng ra Đồn CATT  hạch sách,  tra  vấn đủ điều, Y bắt chàng làm bản kiểm điểm đủ thứ. Dân làm thuê , sáng đi chiều về, mà cũng không yên thân.Tại rẫy, anh chị Lành cũng có các phụ nữ từ Nại ra làm thuê, nhổ cỏ. Cuộc sống của người dân làm nông , làm vườn, làm rẫy ở đây,  thật vất vả,  nhọc nhằn. Họ phải thức khuya, dậy sớm chăm sóc rẫy vườn, tiền  mua thuốc sâu rầy, chi phí phân bón, tiền công người làm, linh  tinh  tốn kém đủ thứ.  Nhưng đến mùa thu hoặch hoa màu, có khi chả được là bao. Cuộc sống của người dân thường thiếu thốn,  khó khăn đủ thứ. Trong  thời gian làm thuê ở BS, chàng phải chở đá buổi chiều vì buổi sáng bận xuống rẫy rất sớm, không thể mua đượỉc. Hảng N/A  thông cảm,  cho phép chàng mua trể. Anh Lành cũng thương tình cho chàng về sớm chở đá.
                                      “Rẫy vườn vất vả vô cùng
                                        Bón phân, thuốc xịt, làm công hằng ngày.
                                        Chi tiêu đủ thứ lai rai
                                        Đến mùa thu hoạch, may thời có ăn.
                                        Thất thu  công nợ lằng nhằng
                                        Bao nhiêu thiếu thốn, khó khăn ngập đầu”.
             Gần rẫy Anh Lành  có khu rẫy của Anh Ngậc, cựu GS DT và  Phụ Tá  GĐ, SGDNT trước  75. Anh  mua  đất làm nông tại đây. Vợ có Quày Hàng  ngoài chợ PR. Một hôm,  anh ghé qua rẫy ông bạn đồng nghiệp ngày xưa. Ông này, người Huế, dạy toán lâu năm ở DT. Ông cũng  tập trung cải tạo, nhưng  không đủ ba năm,  để  xuất cảnh sau này. Ông ta  cũng trồng hành tỏi, đậu các loại như Anh Lành. Ông cất ngôi chòi khang trang,  rộng rãi,  thoáng mát. Trong nhà có bảng dạy học hẳn hoi. Sách báo đọc thoải mái. Gia đình Ông giàu có, mở tiệm buôn đồ điện trên Đưòng TNPR. Ông làm nông để “Nín thở qua sông”, để khỏi đi  kinh tế mới. Để được an thân.
     
                     
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Aug 12, 2010 12:09 pm    Tiêu đề:

    +++ TỔ TRƯỞNG DP  ĐÌ BỌN NGỤY
       
   
 Như đoạn trên đã nói, Ông Bản, TTDP,  chỉ binh vực cho chàng được lén lút chở cây đá nhỏ hàng ngày. Ngoài ra thì y  đì chàng sát ván, dù chàng dạy học  “Free” cho bày con Ông. Lúc chàng làm cu li Hảng Gạch thì Ông ta  cũng hạch sách bắt chàng đi thủy lợi vì  Ông nghĩ rằng chàng lớn tuổi , làm  công nhân”Hợp  Đồng”. Không thể vào dạng  tuyển dụng được. Ông ta tuyên bố rằng Ông có quyền bắt CNHĐ thi hành công tác Thủy  Lợi. Ông ra lịnh chàng đi công tác vét mương Sông Lu. Báo  hại chàng phải xin giấy xác nhận của Thủ Trưởng Lò Gạch là chàng thuộc dạng CNTD/LLTX của XN. Vì vậy,  Ông mới tha tàu. Ông  nói.giọng  ân nghĩa:
    -Tôi tin Anh,  nhưng phải có giấy tờ cho  dân trông thấy chứ!.
Trước đậy,  Ông ta cũng tìm cách hành hạ chàng. Trong khi chàng tham gia công tác dạy Bở Túc VH ở Trường  KD,  thuộc Phường cùng tên. Dạy học không công cho dân ban đêm, thì theo chính sách của Nhà Nước, các GV được miễn mọi công tác ở  địa phương như thùy lợi, làm  vệ sinh  công cộng. Tuy nhiên,  TTDP chơi xỏ. Y bắt buộc  chàng phải tham gia công tác tổng vệ sinh Khu Phố. Thầy Hơn,  cũng ở chung  Tổ DP ,  thấy thế , bất bình, nói thẳng vơí Ông là miễn cho GVBTVH . Ông ta tức giận. Ông không miễn mà đem trường hợp của chàng ra nói trước cuộc họp của Tổ DP:  -Anh ta chay lười lao động. Xin miễn  dọn vệ sinh Khu  phố để tránh bịnh tật, muỗi mòng, côn trùng gây hại. Làm như con muỗi nó tha mạng, không cắn anh ta vậy.  Ngoài ra, khi chàng nhờ Ông  ký Lý Lịch để  chuyển tiếp lên Phường, lúc chàng làm đơn  xin dạy lại. (Anh Hiệt, Người Bắc, Trưởng Phòng GD Huyện Thanh Hải, quen biết với Thanh, cần GV dạy môn Anh Văn tại Huyện Ông đang  công tác,  yêu cầu chàng  xin đi dạy lại. Ông sẽ giúp đỡ cho). Chàng năn nĩ  TTDP phê tốt cho chàng được trở lại nghề cũ  chàng vốn ưa thích. Ông hầm hầm,  không vui nói:
       - Để đó .  Chiều lại lấy!.  Chàng buồn bã ra về  vì thái độ không thiện cảm, của Ông TT.  Buổi tối , chàng ghé qua nhà Ông Xêp Sòng  Khu Phố. Chàng cầm tờ Lý Lịch,  vội  xem qua lời xác nhận của TTDP. Ông phê xấu ác thế này. Làm sao người ta cho trở lại nghề cũ. một tên tù cải tạo mới về. Cấp trên chỉ cần biết đương sự có chấp hành tốt ở Địa Phương hay không. Thế thôi. Còn những chi tiết khác,  đã có ghi rõ ràng trong Lý Lịch rồi. Lời phê  ác ý của y như sau:” Đương sự trước đây có hoạt động cho địch. Cấp bậc Trung Úy. Nay đương sự xin dạy lại. Kính chuyển Cấp Trên xét”. Ông ta nhắc khéo “Đây là tên SQ Ngụy, đã  làm việc cho kẻ thù. Không thể cho  dạy học được.” Nguyên chán nản. Lời phê đầy ác cảm,  trù dập. Làm sao ngườì ta cho chàng toại nguyện mơ ước cầm phấn, đứng bảng đây?”. Quả nhiên,  chàng không được chấp thuận trở  lại nghề  xưa. Chàng đang gặp khó khăn mội mặt. Bà Ngoại đã từ trần , chôn ở Thương Diêm. Còn Bà Bội thì về Cõi vĩnh hằng trước đó. Hai cụ  lìa đời ở tuổi  thọ cao. Nguyện xin  hai Bà  được tiêu  diêu Miền Cực Lạc.

       2)LÀM TỔ HỢP TÁC SONG MÂY  ĐỒNG TIẾN
         
   
Nhận thầý cuộc  sống hiện tại quá bấp bênh, bị đỉ  đủ thứ,  nếu không  có việc làm ổn định. Đi làm mướn thì không  có bao nhiêu tiền, chỉ ăn bữa cơm trưa. Chàng  không có một tấc đất cấm dùi. Rẫy ruộng thì không. Dạy học, kèm trẻ, thì lén lút, khi có, khi không.  Mọi sinh hoạt thương mại,  hàng hóa,  buôn bán lẻ  tẻ đềủ bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao .  Mua đá lẻ cũng tiêu tùng từ lâu. Ba Hải Xếp Sòng QLTT Thị Xã cấm tuyệt buôn bán   đá lẻ. Cải  Tạo Công Thương Nghiệp. Tiếp tục ” Ngăn  Sông Cấm Chợ”. Gia đình càng gặp khó khăn khi Bà Mẹ vợ bị tai biến mạch máu não, phải đưa vào Phòng cấp cứu  trong BVPR . Bà bị mê man,  bất tỉnh hơn hai mươi ngày. Bà thường ra  chợ PR làm việc lặc  vặc,  giúp các người bán hàng. Xưa này,  Bà vẫn ưa đến  các chợ. Tánh Bà  thích thế. Bà vốn nghiện rượu nặng. Bà không ở được với gia đình con trai ở ĐL. Trưởng  nam thương mẹ. Nhưng con dâu,  quê Phú Yên, không hợp với mẹ chồng. Mẹ chồng  nàng dâu xưa nay thường khó chung màu. Khó lòng sống chung  dưới một mái nhà.
                                 ”Mẹ chồng cùng với nàng dâu
                                  Tánh tình khó được chung màu yêu thương.
                                   Mẹ  vợ, chàng rễ thông thường.
                                   Nam nhân yêu vợ, chìu luôn Mẹ nàng.”
+++ NHẠC MẪU  TỪ TRẦN    
         
 
Bà già vợ sáu mươi bảy tuổi , còn khỏe mạnh. đi đứng bình thường. Hôm đó Bà uống  rưọu nhiền  khi bụng trống . Bà quá say ,  đi xiểng  liểng ngoài chợ. Bà bị té,  va  mạnh đầu  xuống đất. Bà  bị tai biến mạch máu não. Bà hôn  mê luôn từ đó. Người  ta chở Bà về bằng xe ba  gác. Bà  nằm vùì trên giường. Thanh tưởng mẹ say rượu, ngủ mê mệt. Hôm sau,  Bà cũng không tỉnh dậy. Thế là  nàng đưa mẹ lên BVPR. Lúc bấy giờ,  chàng đang làm thuê  dưới BS, tại rẫy Anh Lành. Dượng Tiến, chồng Thủy, đạp xe xuống tận nơi,  báo tin  khủng khiếp này cho  Ông Anh rễ. Chàng tức tốc cởi  chiếc  xe cà tàng về nhà. Sau đó đánh điện  báo cho Anh Dư ỏ ĐL xuống  thăm Mẹ. Lúc này,  Thanh  đang mang thai. Bụng khá lớn, ì ách, đi lại chậm chạp, khó khăn.  Nàng gần nở nhụy khai hoa. Chừng vài tháng nữa thôi. Hai anh em thay phiên săn sóc Mẹ tại Phòng Hồi Sức. Ban ngày,  chàng lên thăm nhạc mẫu. Ban đêm, về coi nhà và  coi ngó hai con. BS VN Khương, BS điều trị Khoa Nội. BS Bình CM ( Vốn Y Tá trên núi. Sau 75, vì là ĐV, được đề cử  đi học chuyên tu, thành Y Sĩ. Rồi học thêm trở thành BS. Báo chí CM lúc bấy giờ cũng  có câu ”Dốt như chuyên tu. Ngu như tại chức.” Sau này,  Hiệp sĩ bái bai vợ nhà, kết duyên với  cô Oanh, học trò cũ của Nguyên tại DT trước kia.  Nàng  học cùng lớp với Thủy, em chàng.  Nàng trẻ trung , xinh đẹp và  là cô giáo dạy Toán, Lý Cấp Hai. Nàng  là con gái của cô Yến, GV Trường Nữ THPR ngày xưa. Nàng cũng là cháu của LSL, gọi  bằng cậu, Lai là bạn đồng môn  và đồng nghiệp của  Nguyên).
         Nhạc mẫu từ trần sau hai mươi mốt ngày hôn mê bất tỉnh. Lưng bị lỡ loét nặng nề. Không ăn uống . Chỉ chuyền nước biển. Bà được an táng tại Nghĩa Trang tư của Thầy Quảng Lạc. Thầy người Huế có chùa  riêng gần đó. Con gái Thầy là học trò cũ của Thanh. Vì vậy, Thầy thương tình cho khoảng đất nhỏ xây mồ Bà cụ. Ngôi Chùa và nghĩa trang nằm gần Hảng Nước Đá Nam Anh. Má Nguyên  cũng đi dự đám tang của Bà suôi.  Má chàng  và chàng  niệm lục tự A Di Đà,  suốt  tuyến đường từ nhà  đưa linh cửu  ra Nghĩa Trang.  Trường PTCS Phủ Hà 2, nơi Thanh đang dạy học, HT , cô Điệp, người Bắc, cùng GV,  đền chia buồn, phúng điếu và  đưa tiễn người  mẹ bất hạnh của đồng nghiệp, đến nơi  an nghỉ cuối cùng,  tại Nghĩa Trang Đài Sơn. GV tham dự  đám tang và giúp đỡ tang chủ như anh Thọ, Huế, Anh Trí, bạn học  cùng lớp DT ngày xưa với chàng... Nguyên  cầu chúc nhạc mẫu nằm  gần chùa có thể nghe kinh  kệ thường xuyên, giác ngộ Phật Pháp, sớm siêu độ về Miền Tây Phương Cực Lạc. Sau đó, chàng cũng tụng kinh cầu siêu cho  Mẹ vợ nhiều thất. Lập bàn thờ, hoa quả, nhan khói thường xuyên, thờ  phượng Bà cụ.
                                 “Cầu cho Nhạc Mẫu nghe kinh  .
                                   Pháp Mầu giác ngảộ, Tâm Lành nở hoa.
                                   Siêu về Lạc Cảnh Di Đà
                                  Cõi trần đau khổ, Ta Bà ly thân.”
       Trước đó, thằng Dũng, con trai ba tuổi của chàng, đã ăn phải đậu cúc luộc, vừa bốc vỏ  để  nấu chè.  Đậu chưa chín. Đậu có chất độc. Đậu phải luộc, xả  ít nhất ba nước,  mới ăn được. Đậu chỉ  luộc một lần,  rồi  bóc vo, nên còn  độc, không thể ăn sồn sồn  được.  Vì vậy,  Dũng bị lãi quậy ruột, gan , phèo , phổi,  đến  chết luôn. (Đ A Dũng:1974-1977) Lúc  đó, chàng đang  cải tạo ,  làm Đập Tràn SL/BT. Bây giờ, Thanh sanh thêm con Tố. Nàng sanh nở rất khó khăn, Vì xương  chậu hẹp, nên lúc nào Cô Đỡ, Bà Mụ, hay BS,  cũng phải dùng máy hút , đem hài nhi ra khỏi bụng mẹ. Lúc sanh con Quyên ở ĐL, rồi thằng Anh ở BSVTD/SG,  cũng dùng máy hút. Bây giờ,  con Tố cũng thế. May mà  mẹ tròn con vuông. Tạ ơn Trời , Phật, Thánh ,Thần đã ủng hộ hai mẹ con khỏe mạnh, bình an. Lúc bấy giơ,  Nguyên đã nghỉ  làm thuê tại BS. Trong lúc đi làm thủy lợi tại Sông Lu, nhiều người phải ở lại hiện trường cho tiện bề nghỉ ngơi dưỡng sức để ngày mai  lao động, khiêng cát từ dưới sông lên đổ trên bờ. Dân phu TL  nỗ lực vét con sông rộng và sâu hơn để dẫn nước  về tưới tiêu ruộng vườn  ở  dưới  xuôi . “ Vì con Tố  cứ khóc, quậy vào ban đêm”.  Thanh  nói cho chàng biết thế, “Không ai ngủ  yên với nó được”.  Thật là phờ phạc, mệt mỏi vì mất sức,  vì thiếu ngủ. Dễ ngã bịnh như chơi. Bởi thế,  chàng  quyết định làm xong  TL trong ngày,  là chàng phải về nhà tụng kinh cầu an gia đạo. Rồi  sáng mai,  chịu  khó thưc dậy thật  sớm,  chuẩn bị  đi  vào vùng SL ở gần Hòa Thủy. Chàng đạp xe  trành tới nơi, gởi nhờ nhà dân . Xuống hiện trường làm nghĩa vụ TL. Sau một ngày công,  lại vội vã cởi con ngựa sắt, bon bon trên con lộ  đá sỏi,  lởm chởm để về nhà, ở Thị Xã,  lo cho  vợ con. Tối,  chàng tụng kinh, gõ mõ như thường lệ. Quả nhiên,  từ lúc  chàng thành tâm  mặc  áo tràng, ngồi  dưới Phật Đài khấn nguyện, tụng kinh Phổ Môn hàng  đêm , Con Gái Út hết  quậy , hết khóc âm ỉ đêm khuya nữa. Cha  mẹ mừng vô cùng. Thế là  Nguyên  tiếp tục về nhà,  sau một ngày  hì hục,  vất vả lao động dưới SL,  để thi hành nghĩa vụ TL/ XHCN . Tụng kinh, gõ mõ với tấm lòng thành khẩn,  đã  làm cho  con bé hết khóc đêm.
           “Cho hay câu kệ, lời kinh
            Phật  Trời phò hộ, yêu tinh xa rời.
             Êm đềm mái ấm an vui
             Bé con đêm đến cũng thôi khóc nhè!”.
       Lúc bấy giờ , Thanh đề nghị chàng đi làm để  cuộc sống ổn định và khỏi bị dòm ngó , áp lực  này nọ từ mọi  phía, Chính Quyền Địa Phương và CAKV. Vợ GV, chồng làm HTX, thì  gia đình mới có sổ gạo và sổ mua hàng. Chàng đã xin vô làm tại “Tổ  Hợp Tác Song Mây Đồng Tiến” ( THTSMĐT ) ở Khu Tam Giác PR ( Cũng trên Đường TN nối dài ).  Anh  Võ  văn Hài, Hạ Sĩ KQ, quê Nha Trang, làm Tổ Trưởng. Anh  HĐHảo, Anh  ruột HĐC, người Bắc di cư, nguyên thư ký đánh  máy, kiêm  phụ tá  cho Ông  CVP  Tỉnh Trưởng NT, ( Cấp trên của ông Hải, Ba  Nguyên,  trước kia ) làm Tổ Phó. Ông ĐĐ Khính, Bắc, góc GV, giữ chức vụ Kiểm Soát Viên  của Tổ HTSMĐT. Cơ sở kinh doanh hai chiều này ( Dân Hợp tác làm ăn,  nhưng Nhà Nước quản lý. THT này chịu sự kiểm soát và bổ dụng nhân  sự, cũng như chỉ đạo của Sở Công Nghiệp TXPR do Ông Mười, dân QNam, làm Thủ Trưởng. Anh Hài cứ  xưng con , gọi Ông ta bằng  Chú,  mỗi khi họ  gặp nhau ).        Nguyên làm tại HTX bé nhỏ này được một thời gian ( Khoảng từ 1981 đến 1983).  
      Trước hết,  Tổỉ thuê người  chặt song mây từ  núi sâu, rừng thẳm. Mướn xe tải  chở hàng về HTX. Mặt bằng Kinh  doanh là  ngội nhà đồ sộ của Ông Tám Hàm, một thương gia giàu có, chủ vựa mắm trước kia. Nhà Nước đã tịch thu ngội nhà gần Khu Tam Giác này. Ông ta còn  một ngội nhà to lớn, rộng mênh mông khác ở Phường KD, gần Chùa Long Hương và Tòa Án PR . Ngôi nhà như một dinh thự rộng bao la, biến thành THTSMĐT,  chuyên sản xuất mây xuất khẩu đến các nước XHCN anh em. Mây mua về , được chuyển vào Phân Xưởng sản xuất. CN tước  vỏ bằng  dao bào. Rồi họ dùng máy chẻ  song mây thành những  sợi dài thoòng, nhỏ như  chiếc đũa. Toán CN  nữ sẽ  chà  nhám những cọng mây. Chúng trở thành những đọt  song  mây bóng mượt. Là thành phẩm, sẽ  gói, cột cẩn thận,  rồi đưa  vào SG nghiệm thu, trước khi  xuất khẩu. Gạo CNVNN giá  bốn  hào một cân. Xã  viên  mua gạo theo giá  chỉ đạo hiện hành 5 đồng một ký.  Dĩ nhiên,  giá gạo bên ngoài cao hơn nhiều. Vợ , chồng làm thì có sổ gạo, sổ mua hàng .          
                                  “Mây kia thuê chặt trong  rừng
                                    Chuyển về tước vỏ, còng lưng khom người.
                                    Máy rồ, chẽ rã đọt dài
                                    Các nàng chà nhám, bụi rơi đầy sàn.
                                    Mọi người lao động vinh quang
                                    Anh hùng thấm mệt, giai nhân rã  rời’
                                    Lương tiền,  sa mạc mưa  rơi
                                    Thắt lưng, buộc bụng, thảnh thơi trong lòng.
                                    Đi vùng kinh tế mịt mùng
                                    Rừng sâu,  núi thẳm, nếu không việc làm.”
            Tuy nhiên, sau đó, Chính Phủ trả lại nhà cho Chủ cũ. HTX  dời vào phía Đường Ngô Gia Tự, nhà Th/Tá Kia bị tich thu sau 75.  Máy móc, dụng cụ, vật liệu, cũng chuyển về đây.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Aug 12, 2010 5:33 pm    Tiêu đề:

    +++ CHUYỆN  MA XUÂT HIỆN TẠI TỔ SM
         
     
  Tổ SM  có mướn người canh giữ ban đêm. Ông Dương Giác , 66 tuổi, thương phế binh  thời Pháp, bị cụt một cánh  tay, làm bảo vệ tại đây.  Ngày lương bốn đồng. Ông nhận việc coi ngó Cơ sở SM ban đêm, từ chỗ cũ gần Đường TNPR. Phía trước có  cây me ta sum sê  nằm ngay  trên Ngã Ba Đường. cạnh HTX  Mộc Đồng Tâm. Chuyện ma quái do “Độc Thủ Đại Hiệp” , Bảo Tiêu cơ sở,  kể ra nghe  thật  rùng  rợn. Chuyện quái dị đã xảy ra tại ngôi nhà củaTám Hàm, nơi Ông nhận việc mới được mấy đêm. Câu chuyện giống như “ Liêu Trai Chí Dị” của  BTL. Bố Già kể chuyện tự nhiên , trôi chảy, như có thật. Không có chút nào pha trò hay  bịa đặt, tương tượỉng. Ông Giác cao to, mắt sáng quắc, lông mày rậm, tóc râu lởm chởm, trông khỏe mạnh, gân  guốc , cứng cáp. Ông còn phong độ, giống như mảột lão tướng, một đại hán cao niên. Trên lầu cao của ngôi nhà đúc  rộng mênh mông như một biệt thự nguy nga, tráng lệ, gió mát bốn phương thổi về rào rào qua hàng hiên và lang cang, cũng như  chiếc sân thượng tráng xi măng bằng phẳng, thoáng mát vô cùng.  Còn tầng trệt thì dài lê thê, bao gồm nhiều phòng, nhiều gian,  dùng làm Phân xưởng tuốc vỏ cây mây, PX Máy Móc chẻ  song mây. PX  Chà Nhám... Đêm đầu tiên, Ông già bảo vệ ngủ trên sân thượng. Tiết hè oi ả. Ông  chọn  nơi trống trải ngã  lưng, hóng gió mát và ngắm ánh trăng sáng, sau khi khóa cửa  nẻo đâu đó cẩn thận, hẳn hoi. Ông  vốn là một võ sư Bình Định, và rành sau câu về Việt Võ Đạo. Tánh khí ngang tàng, bướng bỉnh, bât khuất đã quen. Ông không hề sợ trời, trăng , mây,  nước, ma,  quỷ, Thánh, Thần chi cả. Ông không mê tín dị đoan. Ông chúa ghét sự cố chấp và cuồng tín, dễ tin và nhẹ dạ. Cái gì tai Ông nghe và chính mắt thấy, Ông  mới tin. Ông ta tuyên bố với đám công nhân Tổ Công Nghiệp SM như thế .
                                  “Võ Sư Bình Định tuy già,
                                    Đô con , cao ráo, tai to, rậm mày’
                                    Người hùng độc thủ lâu nay
                                    Mắt còn sáng quắc, chân tay lẹ làng.
                                    Dẻo dai. khoẻ mạnh, hiên ngang
                                    Nhận làm Bảo Vệ Cơ Quan đêm về”.
            Đêm đầu tiên nhận việc,  Đại Lão Anh Hùng nằm ngủ nơi chỗ lạ. Lão tướng đang mơ màng giấc điệp,  đang ngao du “ Đỉnh Giáp Non Thần” thì bị đánh thức bởi tiếng người lao xao,  náo nhiệt trên sân thượng. Lạ thế nhỉ?  Đêm  hôm khuya khoắc  vậy mà có khách  bất thần xuất hiện trên lầu. Khách không mời mà tự nhiên lồ lộ hiện rậ đông  quá hỉ. Ai thế? Ông  choàng tỉnh hẳn, mở mắt to.  Ông giật mình hết hồn. Ối trời đất ôi! Sao mà người  đứng đầy cả  sân thượng. Người ôi là người. Ông  không thể tin vào mắt mình được. Ông  không thể tưởng tượng nổi cảnh tượng trước mắt Ông. Nói ra, ai mà tin Ông đây?  Trong thời đại khoa học tiến bộ như thế này, mà có ma quái , yêu tinh  xuất  hiện,  bằng  xương,  bằng thịt trước mắt kẻ phàm phu, tục tử như Ông. Ông chỉ tin vào Trời , Phật, vào Đấng Tối Cao thôi . Ông gan dạ, dạn dĩ, bậm trợn mà trong phút chốc cảm thấy giật thót người, kinh hãi. Thoạt tiên,  Ông ngập ngừng, ú ớ, lưỡi như đớ ra. Mắt nhìn họ đăm đăm mà  không  mở miệng được. Hình như có một luồng khí lạnh đang chạy dọc cột sống Ông. Họ nói chuyện xì xào. Họ trâm toàn tiếng Chàm, xen  kẽ tiếng Việt lơ lớ. Ông  trố mắt kinh ngạc nhìn  họ kỹ hơn. Họ ăn mặc khác xa người Việt. Một vài Thầy Chang,  mặc áo thụng trắng, đội khăn trắng, sát bên tai thả lòng thòng,  lủng lẳng các  tua vải ngũ sắc, rung rinh,  lấp lánh dưới ánh trăng vằng vặc. Trăng sáng như ban ngày. Trời khuya trong vắt như pha lê. Họ là người Chàm, bà con ạ! Khiếp thật! Tại sao lại toàn người Chàm ?  Không thấy có dân Viêt Giao Chỉ ở đây. Họ nói chuyện xì xào, lao xao một hồi. Rồi họ trừng mắt nhìn ông. Hộ ra dáng  phẫn nộ, giân dữ lắm !  Một người cao niên, mặc áo thựng  vàng đậm, quấn xà rông màu nâu cháo lồng, dáng hơi gầy. Y mở to mắt, trợn ngược trắng chạch, tay chỉ vào mùng, nóí lớn , giọng lơ lơ:
         - Chỗ này của chúng toi. On khon đuơc phép nằm ngủ tại đâi. On phai đi chỗ khác.  Vốn  bướng bỉnh,  cứng đầu, cứng cổ đã quen. Bị ma quái quấy phá, xua đuổi , lại làm mất giấc ngủ ngon lành, Ông  nổi cáu. Ông lấy lại bình tĩnh. Ông không còn bối rối sợ  sệt nữa. Ông  choàng  mình ngồi dây. Ông chui ra khỏi mùng. Bọn ma Hời  lùi lại, nhưng vẫn còn xí xô, xí xào , chỉ chỏ, trừng  mắt  nhìn Lão Tướng đe dọa, thách thức Ông.  Bực mình,  Ông nhoài người  ra phía sau, rồi bất thần, lấy đà phóng chân cọp đá vào hai tên trước mặt gần nhất. Cả  đám ma Chàm cười ồ và  bay nhanh , rồi đáp nhẹ nhàng như chim trên nóc nhà cầu đúc, nằm  về phía bên kia bức tường gạch. Chiếc cầu nằm chếch phía phải PX Tước Vỏ Mây tầng trệt,  đằng sau ngôi nhà Ông Tám Hàm . Một số ma Hời khác bay sang,  đáp từ từ xuống mái nhà hàng xóm, ở phía bên kia.  Câu chuyện có vẻ huyền hoặc, khó tin, quái đảng, liêu trai, kinh dị. Nhưng Ông ta kể  với giọng  lưu loát,  tư nhiên, mạch lạc, bình thường như là có thật, làm  cử tọa kinh ngạc, muốn dợn tóc gáy,  dù là đang thanh thiên, bạch nhựt, đông đảo người nghe. Đám ma Chàm  đông đảo, dữ  dằn. Ông ta có táo  bạo, gan dạ, liều lĩnh  đi nữa, thì cũng chỉ là  một người trần tục, xác phàm. Làm sao Ông có thể chống cự lại người  cõi âm? Ông dám đương đâu với  bày  ma , con cháu của Chiêm Quốc ư ? Chuyện khó tin,  nhưng có thật,  đã  xảy ra  tại nhà  này. Tại sao Thầy Chang, con  nít, đàn ba, đàn ông, đông  đảo như thế? Họ hiện ra như những con người thật sự , nói năng,  chỉ chỏ, xí xô, xí xào,  như người sống. Chuyện thật quái dị, khó thuyết phục người nghe tin là sự thật.
                                    “Ma Chàm hiển hiện một bày
                                      Xí xô, chỉ cho,  ngập đầy lầu trang.
                                      Nữ, nam , con nit, Thầy Chang
                                      Quyết tâm xua đuổi Người Hùng dời đi.
                                       Bực mình, Ông đá  song phi
                                       Lũ ma bay bổng, cười khì, giễu Ông.
                                       Nóc cầu đáp uống thong dong
                                      Từ từ biến mất, trăng trong , gió lùa.
                                      Người hùng bảo vệ ngẩn ngơ
                                      Cõi trần mà  dám tài đua Ma Chàm .”
          Tuy nhiên , đêm hôm sau,  Ông vẫn ra trải chiếu. treo mùng, nằm  trên  sân thượng cho mát,  vì  trong nha,  không khí oi ả, nóng nực vô cùng. Cơ quan không có quạt máy. Ông chỉ  dùng tạm “Chiếc Qụạt Ba Tiêu “ của Bà La Sát, vợ yêu quý của Ông cho. Tức chiếc quạt mo cau. Ông rán vỗ giấc ngủ. Người già khó đi vào giấc điệp mơ màng lắm. Chẳ bù với đám trẻ. Hễ đăt  lưng xuống giường,  chúng thường ngáy o o tức thì. Ông đang ngủ say thì chợt tỉnh giấc. Có  người đang thò tay dài thoòng vô mùng kéo ống tay aỏ của Ông. Ghê quá!  Ông đã bắt đầu thấy sợ  rồi đó! Ông chỉ là kẻ thất phu. Kẻ phàm phu tục tử. Kẻ trần tục, bình thường, như bao nhiêu người khác, trong cuộc đơi đầy khổ đau,  hệ lụy này. Ông không  phải  mình đồng, da sắt, mà không sợ  ma,  quỷ,  Thần,Thánh, kẻ khuất mặt ở Cõi bên kia thế giới hiện về. Ông giật mình, dụi mắt, nhìn qua tấm mùng nhà binh mỏng dính. lỗ nhỏ xíu để thông hơi,  màu xám nhạt, cũ  rich. Trời  đất,  quỷ thần ơi?  Một gã đàn ông cao to, mặt mày hung dữ, bặm trợn, mặt đỏ lưỡng, mắt xanh lè. tóc râu lởm chởmụũ, đứng ngoài mùng , nhe răng, trợn mắt nhin Ông  thách thức. Bên cạnh y là cậu bé khoảng 10  tuổi,  mũi dãi lòng thòng, đang đưa  cánh tay khẳng khiu,  đen đúa,  dài thườn thượt, vén mùng nhễu nước dãi xuống  mặt Ông. Thật là khủng khiếp.Trời đất!  Thật quá cở thợ mộc. Bồ Tùng Linh tiên sinh ụ có  sống dậy, cũng không ngờỉ Chuyện ”Liêu Trai Chí Dị” của mình lại trở nên hiện thực trong thời đại khoa học ngày nay. Nhưng Lão Tướng,  bỗng dưng tính tự ái, bốc đồng, tức giận trong mình trở dậy . Ông nổi điên,  chun ra mùng, đứng bật lên, vung cánh tay Độc Thủ”,  phóng tơi chiêu thức “Ngũỉ Cốt Trão”, xoè 5 ngón dài thoòng, móng vuốt bén nhọn . Đây là chưởng pháp tuyệt cú mèo Ông học được của Mai Siêu Phong, đệ tử ruột của Đông Tà  Hoàng Dược Sư, qua Bộ Sách Kiếm Hiệp nổi danh của  KD” Anh Hùng Xạ Điêu”.  Bỗng nhiên,   gã đàn ông nổi lên tràng cười ghê rợn, khục khục, hì hì, ri rí, rúc rích như chuột kêu. Rồi y nhắc cậu bé bay bổng ,  đáp lẹ xuống mái nhà cầu,  phía bên kia  vách tường. Họ quay lại nhìn Ông dáng  bơ  phờ , thất vọng, mệt mỏi , chán nản, chưng hửng, còn đứng trên sân thượng,  dưới ánh trăng vằng vặc của bầu trời  đêm khuya,  êm ả,  vắng lặng như tờ.  Họ ỉtrợn trừng mắt xanh lè, le lưỡi dài thượt ,  miệng mở rộng  hoác , đỏ lờm như máu . Ho chế riễu, cười khinh bạc, khục khục  trong họng, rồi tan biền dần trong không  gian tĩnh  mịch của  đêm trường thanh vắng. Bây giờ Ông Giác mới thực sự cảm thấy sợ hãi. Ông như thấy da thịt mình nổăi gai , bốc khói, dợn sóng ba đào. Ông thấy sợ các vị khuất  mặt , khuất mày rồi !  Xin hãy tha cho tôi đi! Ông  khấn thầm trong miệng. Hai đêm không ngủ được an giấc . Làm sao  có sức khoẻ để làm việc kiếm cơm đây? Thật là xui xẻo, rắc rối,  vì Ma  Quái quậy  phá.
                                ”Quỷ Ma có thẫt trên đời.
                                  Đêm về,  xuất hiện, phá người trần gian”.
            Qua dêm thứ ba, Ông đóng hết cửa nẻo trên lầu cẩn thận , kỹ lưõng. Bật đèn sáng trưng khắp nơi. Ông dọn xuống tầng trệt, trải chiếu nằm ngay sat cửa sắt. Cửa chính, lối ra vô Cơ Quan, từ ĐLTN vào PX Chà Nhám. Ông yên  tâm nằm ngủ. Nghĩ rằng  đã làm theo ý người khuất mặt. Chắc ngủ yên thôi. Tuy nhiên, Ông đang ngon giấc lúc nửa đêm, bỗng nhiên có người kéo mền ,  gọi tên Ông. Ông hốt hoảng, tỉnh dậy.  Đèụn vẫn sáng trưng khắp nơi. Ông  kinh ngạc vô cùng. Ông không  nằm mơ đấy chứ ? Một thiếu phụ,  mặt mày ủ  dột, buồn bã. Bên cạnh là đứa bé gái, da mặt mét chẹt, xanh xao như tàu lá  chuối nonõ.  Nàng nhìn Ông khẩn khoản, nài nĩ, nói khoan thai,  rõ ràng, như  người trần tục:
       -Chỗ này của mẹ con chúng tôi. Xin Ông hãy tìm chỗ khác  ngủ.
 Thật không thể nào tưởng tượng nổi. Ma mà hiện hình người,  khiếu nại chỗ nằm,  tại ngay cửa ra vào của cơ sở kinh doanh . Ông nghe nhờn nhợn , nổi gai, sởn óc trong người. Bây giờ, Độc Thủ Đại Hiệp cảm thấy choáng váng mặt mày,  ghê rợn trong mình lắm rồi. ÔẢng không dám ngước nhìn Ma Nũ và Ma Nhí,  mặt mũi xanh  mét như mạ non. Quần áo trắng toát.  Dáng người ẻo lả, lướt thướt. lả lơi,  nhẹ nhàng như tờ giấy phất phơ dưới ánh dáng nhờ nhờ,  lung linh của ngọn điện trên trần.nhà.  Thật  ớn quá! Ộng khiếp hãi, gục đầu  xuống  nền xi măng lạnh lẽo. Khi Ông tỉnh dậy,  thì hai  con Ma đã biến  mất rồi. Sáng hôm sau, đi làm về, Ông kể  lại chuyện Ma ở Cơ Quan cho vợ nghe. Bà Sáu, hiền thê của người hùng, là một Phật Tử thuần thành.  Nghe chồng tâm sư, tỏ ý chán nản ,  muốn bỏ Sơ, ũ vì không dám ngủ  đêm nơi có nhiêù ma chọc pha, ù quấy rày, hăm dọa,  làm tình , làm tội đủ điều. Không ngủ được buổi tối,  thì làm  sao có sứa khoẻ để lao động kiếm sống đây?  Không khéo ngã bịnh thì nguy quá. Nhà lại nghèo  mạt rệp nữa. Tiền bạc đâu có mà lo thuốc men. Bà Sáu cho Ông biết Khu Vực đó ,trước kia  nguyên là  Bãi Tha Ma hoang vu,  quạnh quẽ, ít người lui tới. Đây là thế giới của đất cát khô cằn,  nứt nẻ, cây cối. gai gốc mọc rải rác, lổn ngổn, lảng ngảng. Gai xương rồng trổ  tùm lum. Sau này,  thành phố mở rộng, người ta bốc mộ,  dọn phá nghĩa trang, cất nhà cửa, mở rộng đường sá.  Có thể Nghĩa Trang  đó có nhiều mồ mả người Chăm .Tuy nhiên ,  Bà khuyên Ông:        
                 “Ma Quái,  Yêu Tinh kỵ nhất Thần Chú và Kinh Phật. Họ  ở cõi âm . Không làm gì mình  được mà  phải sợ. Chỉ  sợ con người thôi.  Người  ta là  sinh vật đáng sợ nhất. Bà khuyên chồng học thuộc Chú”Quan Âm Linh Cảm Chơn Ngôn” và Chú “Đại Bi”,  là những thần chú  quan trọng,  trừ được tà ma yêu quái. Tụng chú xong,  ngủ an giấc. Không bị ma  quỉ  chọc phá nữa.”.    Bà đề nghị chồng đọc nhiều biến trước khi thà hồn vào giấc điệp mơ màng. Ông Sáu  vốn ”Võ Biền”. Võ nghệ chiêu thức thì Ông dễ học, dễ tập. Nhưng chũ nghĩa, kinh kệ thì khó thuộâc, khó nhớ, khó nuốt vô lắm! Bài chú nào cũng gốc Phạn Ngữã , hay Hán văn, trắc vận. Không phải thơ êm ả, xuôi vần, dễ thuôc,dễ nhớ.
             Vì vậy, Ông chỉ thuộc “Lục Tự Di Đà” và  vài câu Chú trên. Qua đêm  khác, Ông vô trải chiếu sát vách tường, treo mùng nằm ngủ. Đén đuốc vẫn mở sáng choang khắp nơi trên lầu cũng như bên dưới. Ông đang thả hồn theo giấc điệp tuyệt vời,  thì có tiếng đập cửa rầm rầm như  C/A đến xét nhà. Ông hoảng hồn tỉnh dậy. Ông dụi mắt nhìn về phía tiếng ồn ào , lao xao, rầm rậpù. Hỡi ôi!  Hai con ma đang đứng ngay nợi cánh cửa hong,  nhỏ,  thấp,  dùng ngăn đôi phồng trên vớiụ gian dưới . Cửa chia cách hai  PX: Chà Nhám và Chẻ Mây của THT.  Chúng  nhe răng nanh,  nhọn hoắc. trợn trừng  mắt to, đỏ lớm như  lửa  tua tủa phun ra. Tóc lòa  xòa. Mặt mày dữ dằn, trông thật dễ sợ.  Miệng   mở  rộng hoác. Lưỡi thè dài thượt, đỏ  lờm như máu. Chúng nhát Ông. Lúc đầu, Ông  hơi khựng vì  khiếp hãi. Nhưng Ông  nín thở, lấy lõại bình tĩnh. Tự  dưng, Ông nổâi máu anh hùng. Ông ngồi bật dậy,  như cái lò xo, xỏ  dép, phóng tới phía hai con Quỷ.  ”Đại Hiệp” Lão Tướng, còn  hung hăng , phẩn nộ, ra chiêu dữ dội, mạnh mẽ. chân  dọt nhanh, như muốn  đánh hai con Ma đã  phá giấc ngủ ngon lành của Ông. Ghê thật!  Nhưng chúng đã chạy rầm rầm lên cầảu thang lầu. Rồi tất cả im ắng khi Ông vào mùng ngủ lại. Bỗng nhiên,  trên lầu như có tiếngù gió thổi. Cửa đập  rào rào. cót két Bàn nghế như có ai đang lấy búa  gõ rầm rầm.  Âm thanh ầm ĩ,  rền vang trong không gian khuya khoắt,  tĩnh lặng.  Tiếng va chạm ầm ầm,  càng lúc càng dữ dội , vọng  xuống tầng dưới.  Ông giận  run người, quên hết  hãi hùng. đứng dậy,  chạy nhanh đến tung  cửa ngang. thoát nhanh lên lầu. Đèn vẫn sáng choang. Ánh trăng  lấp loáng, lung linh qua khe song cửa. Không khí trở nên yên tĩnh lạ thường. Một sựù yên lặng đến kinh hồn khiếp vía.  Bàn ghế vẫn như cũ. Các cửa nẻo đều đóng kín mít như bưng. không thấy một  bóng ma. Không  có yêu tinh,  quỷ  thần gì cả. Thật là quái dị, lạ lùng! Ông mệt mỏi,  rã  rời châu thân. Ông chán nản ,  ngồi phịch xuống  chiếc ghế . Ông thấy sợ yêu , ma, quỷ  quái, Thánh Thần,  lắm rồi!  Đã  ba đêm,   không chợp mắt được. Ba đêm bị Ma quỷ  quậy  phá, không cho ngủ yên. Làm sao chịu nổi đây?  Con  sợ các  Ngài lắm  rồi ạ! Ông  ôm đầu, nhắm nghiền mắt, tỉnh tâm. Ông  lâm râm niệm chú, niệm Phật, câu nhớ, câu không. Chừng vài phút,  Ông  tự nhiên thấy lòng trở  lại bình  tĩnh, nhẹ nhàng , thanh thản. Tim Ôâng không còn đập thình thịch như trước đây nữa.ũ Ông đứng thẳng người, cung kính chấp hai tay trước ngực,  như thế đứng lạy trước Tượng Phật, Bàn thờ Thánh Thần, Ông Bà ở nhà Ông.  Ông thành tâm khấn vái:
                “Tôi tên Dương Giác, 66 tuổi, xin thành tâm khấn lạy Trời,  Phật,Thánh, Thần, Thổ địa, Chư Thiên, Hộ Pháp,Thành Hoàng, Chư Vị khuất mặt tại đây. Kính  xin  Chư Vị cho  tôi được an lành, ngủ yên, bảo ve,ả canh giữ  Cơ Sở Công Nghiệp này, để kiếm  tiền nuôi sống bản thân và gia đình,  vốn nghèo khổ của chúng tôi. Tôi xin cung kính dâng tấm lòng thành với hương hoa, bánh , trái. Có gì tôi  xin cúng nấy,  vào ngày rằm, mùàng một mỗi tháng.”.  Khấn nguyện xong,  Ông đi xuống lầu , rôì chui vô mùng ngủ. Không  khí thật êm ả , yên tĩnh khác thường. Ông niệm lâm  râm: ” Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. Án Ma  Ni Bát Di Hồng...”. Ông chỉ thuộc có thế!  Ông cứ niệm qua, lại các  câu trên,  không biết bao nhiêu lần, cho đên khi Ông ru hồn mình vào giấc ngủ an bình suốt đêm hôm ấy. Từ đó, tối nào,  Ông cũng niệm kinh,  chú như the, á  trước khi ngủ. Không bao giờ  ma quái, Ma Chàm, Ma Việt  hiện về quấy  phá Ông nữa. Ông trở thành Nhân Viên Bảo Vệ lâu dài, thường  xuyên của Cơ Quan. Cậu chuyện Ông kể thật là ly  ky, ụ rùng  rợn,  hấp dẫn như Liêu Trai Chí Dị của BTL, như  phim Kinh Dị. Chuyện thật khó tin , nhưng có thật,  với giọng kể trôi chảy,  tự nhiên của người lính già, tàn phế , ít học. Cả Tổ SM,  ai cũng lắc đầu, le lưỡi. Ghê quá !  Nhà này là thế giới của ma quái, yêu tinh. Kinh khủng , rùng rợn quá! Có  người nói:.
        -Tôi mà thấy thế, chắc són ra quần quá. Dám xỉu liền!.  Cô khác lắc đầu, lè lưỡi: ” Tôi nhát lắm! Tôi gặp ma ,  sợ đứng tim,  ngã ra quá!”.   Mọi người cười ồ.  Hôm  trước, Chị Thêm có kể chuyện,  Chị ngồi nán lại Cơ Quan chà mây, vào buổi trưa vắng vẻ,  trong khi mọi người về nhà  ăn cơm .  Chị  ngồi tại cửa trước, nơi Ông  Dương Giác thấy ma sau này. Chợt có một luồng gió nhẹ thổi qua. Không khí yên tĩnh của buổi trưa nóng bức dường như  rung rinh xao động . Chị quay lại nhìn phía sau nhà,  thì Trời  đất quỷ thần ơi! Một phụ nư,  tóc tai bù xù, mặt mày xanh lè, tái mét. mặc áo quần trắng toát, đang đi hỏng chân đất,  từ bên phía vách tường,  băng ngang qua  phía nhà cầu. Rồi sau đó biến mất.  Chị ta muốn đứng tim,  vì quá khiếp hãi. Ban ngày, ban mặt mà ma xuất hiện nguyên hình,  đi khơi khơi như người cõi trần. Chuyện chị kể ra, mọi người không tin. Họ cho rằngỉ chị phịa, tưởng tượng thôi. Thời đại khoa học tiến bộ mà còn tin ma  quỷ thần linh.  Bây giờ,  chuyện Ông Sáu kể,  càng  quái dị,  khó tin hơn nữa. Anh Hài,  Thủ Trưởng Cơ Quan, nghe Ông Sáu bỏ tiền túi mua bánh trái, cúng cầu an Cơ Quan vào ngày rằm ,  mùng một, Anh bảo cô KTHTX, Cô G, chi tiền cho Ông BV. Thế là anh em CN vào ngày sóc, ngày vọng mỗi tháng,  có  chuối, bánh ngọt bồi dưỡng  vui vẻ, thoải mái,  sau khi Lão Tướng cúng xong.  Anh em có chất ngọt chia sẻ cùng nhau. Vui thật la vui! Ông Sáu cũng yên  giấc hằng đêm, trong nhiệm vụ bảo vệ tài sản cơ quan.  Ông không còn bị lũ ma  chọc phá nữa.
                                        “Chuyện ma,chuyện quỷ hiện về
                                          Khó tin , nhưng lại thích nghe, tán,  bàn.
                                          Con người vốn ở cái tâm
                                          Tâm mà bình lặng, mơ màng giấc xuân.”
        Sau đó, chàng thất nghiệp. Thanh muốn chồng có việc làm Nhà Nước để ổn định cuộc sống quá khó khăn trong hiện tại .  Dù là làm cu li,  nhưng gia đình sẽ có Sổ Gạo, Sổ Mua Hàng. Cuộc sống an vui hơn, bảo đảm hơn.


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Wed Dec 22, 2010 12:31 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Aug 18, 2010 11:55 am    Tiêu đề:

  3)  LÀM XÍ NGHIỆP GẠCH VÔI ĐẠO LONG;
         
 
      Lúc bấy  giờ,  Thanh có người bạn dạy Anh Văn   cùng trường Đạo Long. Anh Hội. thuộc Hội Thánh Tin Lành /PR , biết sửa đồng hồ , quen  Giám Đốc XNGVĐL, Ông Nguyễn Thanh Long, ( Quê Phan Rí,Thượng Úy Bộ Đội, chuyển  ngành). Vì vậy, anh  ta cầm bản lý lịch của Nguyên,  trực tiếp nôp cho GĐ. Nhờ Ông nhận chàng  vào làm CN. Điều may măn nữa là Thanh đang làm Chủ nhiệm của con gái út cưng của Ông Long. Ông Long lại là Hội Trưởng /Hội PHHS của Trường PTCSĐL/PR. Ông này thông cảm hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Thanh,  nên  chấp thuận đơn xin. GĐ nhận chàng vào làm công nhân XN. Lại phải khai lý lịch lần nữa,  có xác nhận của Chính Quyền Địa phương và C/A. Lý Lịch là bùa hộ mệnh,  là sinh mạng của mỗi người trong chế đội mới. GĐ bảo chàng:
        - Anh cần khai  Lý Lịch rõ ràng, kèm đơn xin được tuyển dụng làm công nhân.  Mặc dù là lao độỉng nặng, cuốc, xúc,  làm cu li hạng bét, nhưng không  phải dễ đâu. GĐ OK,  nhưng phải  nộp LL mới nhất. Nguyên lại nài nĩ TTDP  phê tốt cho mình. Ông ta vốn không ưa bọn Ngụy,  mặc dù  Ông nguyên là HSQ thời Pháp. Đi làm Nhà Nước ư? Tốt đấy .  Nhưng  Tổ DP mất  hết một công lao động  Thủy Lợi. Ông không muốn chút nào. Nên  Ông  phê ngay môt câu xanh dờn ,  nhắc nhở Ban GĐXN  lưu ý đừng nhận tên SQ Ngụy. ( Mặc dù  trong LL đã  khai rõ ràng mội chi  tiết):
           -Đương sự trước đây có hoạt động cho địch. Chức vụ Tr/Uý. Nay Đ/S xin làm XN Gạch. Kính chuyển các  cấp xét.
  Người ta  chỉ cần biết anh này tốt hay xấu, có chấp hành các qui định,  chính sách của Chính Quyền Địa Phương hay không? Thế thôi. GĐ Long cầm Bản LL của Nguyên , vẻ mặt không vui , nói:
    -Ông TTDP  phề xấu . Không muốn cho anh đi làm.Tuy nhiên, tôi nhận anh. Nguyên cảm kích lời nói chân tình, thông cảm và sự giúp đỡ của GĐXN. Chàng đã  xoay sở làm lại Bản LL với lời  phê và xác  nhận tốt hơn, để làm vui lòng Ông Thủ Trưởng Cơ Quan  đã  giúp đỡ chàng. Chàng nhờ Anh Tuất, Tổ Phó ANDP, một Phật Tử thuần thành, gốc  HSQ chế độ cũ, vợ bán bánh canh (Vợ anh  là chị của Mùng, quê Cà Ná. Mùng la vợ kế của  Hiệp, em Nguyên, trước kia. Hai ngửời có hai con . Rồi chia tay nhau ). Tuất  phê tốt, lại  nhắc công tác dạy Bổ Túc Văn Hóa cho Phường KD của Nguyên. Chàng biết ơn, đãi cà phê người chiến hữu trườc kia đã giúp  đỡ chàng. Ông Long xem qua LL và  xác nhận của Chính  Quyền Điạ Phương. Ông rất hài lòng.  Dĩ nhiên,  LL  sau khi  TPAN ký , phải có lời phê của UBNDPKD. Cấp Phường,  thường căn cứ vào lời phê của Tổ DP. Về mặt giấy tờ Hành Chánh , coi như êm. Nhưng khốn nỗi chàng chỉ đượỉc làm ở Tổ Tạo Hình 2 của Th,  ( Gốc HSQ trước đây, quê  Quảng Trị, Công Giáo, làm TT) .  Anh ta còn trẻ, có  vợ con. Nhà  cùng xóm với Nguyên. Tuy nhiên,  khi hồ sơ  đem duyệt  tại Phòng LĐ Thị Xã PR/TC, thì bị trở ngại,  vì chàng quá tuổi  lao động,  theo quy định của Nhà Nước. ( CN  tuyển dựng phải từ 34  tuổi trở xuống). Phòng LĐ đã bác đơn  xin của chàng. Tuy  vậy,  XN có  quyền cho phép CN làm Hợp Đồng những người  đã quá tuổi ấn định. Họ phải ký  giấy làm việc từng năm một.  Không được hưởng quyền lợi gì cả. Không có`Sổ Gạo và Sổ Mua Hàng. Hai thứ này rất cần và là nồi gạo, huyết mạch , sinh mạng của người công nhân nghèo khổ lúc bấy giờ. Nguyên rầu thúi ruột. Tuy nhiên, ”Giỏi không bằng hên”, ”Tài không bằng  may mắn”. Bà vợ Ông  Trưởng Phòng Lao Động/TXPRTC là bạn quen vơi Thanh ở Đà Lạt trước đây. Thế là nàng nhờ  bạn  xin chồng thông cảm du di, giúp đỡ trường hợp của Nguyên. Một sáng chủ nhật, hai vợ chồng TPLĐ đến nhà Thanh. Họ  quan sát  và phỏng  vấn Nguyên, xem chàng có đủ sức khoẻ lao động nặng  không. Cuối cùng Ông H. gốc Bắc, Thủ Trưởng Phòng LĐTX chấp thuận cho chàng làm tại XN Gạch ĐL/PR. Nhưng Nguyên phải tuân theo qui định hành chánh của Nhà Nước. Ông đồng ý   cho  sửa tuổi chàng trong Hộ Khẩu. Tuổi phải dưới 35 mới hợp lệ. Họ cám ơn hai vợ chồng TPLĐ hết mực.  Thanh vốn khéo tay và  chữ viết đẹp. Nàng  sửa  HK dễ dàng,  năm sanh của chồng. Khi trước chàng sinh năm 1941. Nay  sửa thành  1950. Năm  đi làm cu li là  1984. Tức 34 tuổi. Tuổi  hợp lệ được tuyển dụng vào lực lượng Lao Động  Thường Xuyên của Cơ Quan XN.
                                     “Bây giơ khởi sự cu li
                                       Nặng nề lao động, khỏi đì địa phương.
                                       Khỏi kiểm điểm Công An Phường
                                      Chiều ba mươi Tết  khỏi làm vệ sinh.
                                       Sổ Hàng , Sổ Gạo gia đình
                                       Tạm  yên cuộc sống cho mình an thân.
                                       Dẫu rằng công việc nhọc nhằn
                                       Nhưng tâm thanh thản, xa gần bơt lo.
                                       Công An , Tổ Trưởng tha cho
                                      “Qua  sông nín thở”, ”lên đò ngặm tăm “.
                                       Giả ngu, giả điếc, giả câm
                                       Giả khờ, giả dại, đêm  nằm ngủ ngon.
                                       Con người, điên đảo khôn lường
                                       Trở qua , trở lại, biển,  sông,   khó dò.”
            Công việc làm gạch, vôi thật nặng nề,  vất vả. ” Đổi  bát mồ hôi lất bát cơm”. Cuốc và xúc là chính. Khi  làm ca đêm, lúc ca ngày. XN  lúc  đó, vì nhu cầu sản xuất gạch, vôi có khi làm cả ba ca.  CN làm quần quật cả ngày. Trời nắng gay gắt. Nắng như thiêu, như đốt . Nắng như trút lửa xuống mái tôn của Tổ Tạo Hình. Bên kia, là khu nhà cao ráo,  mái ngói âm  dương của Văn Phòng XN. Đối diện Cơ Quan Lãnh Đạo là dãy nhà chung cư của CBCNVXN.  Bên kia con lộ dẫn vô làng Từ Tâm, Hòa Thủy, Tuấn Tú, Thành Tín, là dãy nhà, bao gồm Nhà Ăn Tập Thể, Nhà  Giữ Trẻ, Nhà CBCNV ...Sát gần  Khu Tạo Hình là  Lò Vôi. Không khí lao động XHCN thật hăng say, năng nổ tại XN  nổi tiếng của Tỉnh Thuận Hải ( Tức  bao gồm ba tỉnh cũ, sáp nhập lại : BT/NT /BTuy) .  Tại Tổ tạo đất thành hình viên gạch chữ nhật. Máy chạy xình xịch, ầm ầm liên tục.  Hai CN xúc đất đã ủ sẵn,  đổ  lên trên dây chuyền ( Đất do hai CN khâu xúc lên  xe cải tiến,  đẩy vào đổ. Đất được chuyển bằng  xe tải từ xa, đất sét làm gạch. Tổ Khai Thác phụ trách khâu này. Tổ lấy đất từ xa về XN được tuyển chọn trong  dám CN trẻ  và khoẻ mạnh. Đất dổ trước sân Khu Tạo Hình,  rộng mênh mông, bát ngát, gần những đám ruộng  lúa của  cư dân Đạo Long. Đất được  xe  ủi  Tractor, ủi dồn lại thành  đống lớn. Đất chở vào nhà ủ. Toán  phụ trách ủ đất,  gồm hai người. Nam nhân khoẻ mạnh,  dùng cuốc ban dất , đập vỡ vụn. Nữ nhân cầm vòi, xịt nước vừa  phải cho đất khỏi nhảo. Mỗi khâu lao  động trong thời gian  quy định là 8 giờ một ca.).   Máy chuyển đất trên dây chuyền vào nơi tạo hình viên gạch. Hai CN phụ trách khâu quan trọng  này. Một người ngồi trên bệ cao, điều khiển máy. Một người  dứng   tại  máng  phía sau ,  dùng tay, đẩy đất  vào lỗ sâu hun hút,  nặn hình  viên  gạch. Một công nhân đứng  ngoài đầu máy chờ  khối đất mềm,  láng bóng, lồ lộ hình dáng, bò tư từ ra khỏi cái miệng khổng lồ của chiếc máy cũ kỹ do Liên Sô sản xuất. XNĐL đã mua máy cũ này về từ Nam Định , Miện Bắc . Nghe nói,   giá bảy triệu đồng lúc bấy giờ. Cô công nhân phụ trách, lẹ làng động tác nhuần nhuyển, cầm khung chỉ,  căt đất thành hình viên gạch chữ nhật. Một toán khác, dùng  xe cải tiến, bôc gạch mới ra lò, đem phơi  ngoài khu  nhà không vách,  rộng mênh mông. Sau đó  có khâu Lật Phơi phụ trách trở,  phơi gạch ướt cho khô,  để đưa vào lò nung. còn có  Khâu đẩy xe gạch ra sân  phơi cũng như khâu lật phơi chỉ có hai CN mỗi khâu. Các công viêc trong Tổ Nguyên làm lúc bấy giờ,  đều thực hiện bằng sức người , chỉ trừ khâu tạo hình  viên gạch là dùng máy.  Sau đó, Toán Đốt Lò, gồm  bốn người, làm việc, khi gạch được Tổ Lò chuyển  vào  lò nung gạch. Những  nhà lò  to cao  sừng sững,  nuốt chững hàng ngàn, hàng vạn tấm gạch thẻ.  Lò gạch được đốt  lửa,  nung chín gạch, khoảng vài ba hôm. Rồi công nhân bốc gạnh thẻ,  chuyển ra chất thành đóng  trên sân  khổng lồ của XN. Than đá   đúc thành thẻ hình chữ nhật,  phơi kho,  dùng để  nung gạch  thẻ. Tất  cả công việc  sản xuất gạch thẻ, vôi,  hầu như do lao động bằng  chân tay của CN.
                                  “Bàn tay ta làm nên tất cả
                                    Với sức người ,  sỏi đá cũng thành cơm.” ( HTT, một nhà thơ Cung  Đình XHCN) .  
,              Bên kia,  các CN Lò Vôi làm việc cũng cực  kỳ nặng nề, vất  vả và dễ bị nhiễm chất vôi độc hại. Mùi vôi hăng hăng,  ngai ngái, khó chịu vô cùng. Ngửi nhiều chất vôi,  có thể bị bịnh phổi.  Khói từ lò nung vôi bốc lên ngùn ngụt , bay tỏa, lan  rộng trong không gian. Chất thán khí  rất độc hại. Nghe thiên  hạ nói thế .CN dùng búa tạ chặt đá san hô thành miếng nhỏ,  trước khi đưa vào lò nung. Ngoài xa, bên kia sân, gần giếng nước, là Khu Vực  Đúc Than Đá. Sân chứa một  khối lượng than đá lớn. Than đá trộn đất sét ngâm nước ướt mềm  một đêm trong hồ chứa. Hôm sau,  CN  lấy ra  đổ than thành bánh hình chữ nhật, phơi khô dùng để chuyển vào lò nung  gạch.  Bãỉ than đen lòm,  nằm phơi mình dưới sức nóng như nung của Thị Trấn Khô. Lố nhố nằm rải rác,  khoe mình,  vài viên than đá, chiếu óng ánh,  dưới tia nắng mặt trời, chói chang, rực rỡ. Những thỏi than đá kết  tinh,  bóng mượt,  óng ả như kim  cương, trông rất đẹp mắt. Loạt than  đá quý hiếm này,  bán rất  được giá. Đó là  loại than đá tốt nhất, hiếm có,  trong  đóng than hỗn tạp,  tả  pí lù này. Bên kia,  là Bãi Củi nằm lổn ngổn, lảng ngảng trên sân, cạnh lò,  dủng  dể làm mồi đốt lửa,  nung gạch. Gần đó là những  đóng  gạch thành phẩm,  trải dài bao la, bát ngát,  khoe mình đỏ au,  tắm nắng  vàng bát ngát, lung linh,  rực rỡ,  của vùng nhiệt đới PR. Bên kia con lo,  là  Nhà Căn Tin, bán cà phê, nước giải khát.  Gần đó là Nhà Ăn Tập Thể.
         Ngưòi hùng nổi danh, thuộc Tổ Tạo Hình I. Chuyên  viên kéo đất bằng xe Cải Tiến ( Loại xe  hai  càng và hai bánh)  là Ông Nguyễn Xí. Ông khỏe như  voi. Người tầm thước. Da ngăm ngăm vì  phơi nắng hằng ngày, lao động nặng nhọc. ”Đổi bát mồ hôi lấy bát cơm.” Tuy cao tuổi , nhưng làm việc thật  năng nỗ, tích cực và mạnh mẽ, nhanh nhẹn, tháo vác, bền bĩ,  dẻo dai vô cùng. Người phụ nữ theo sau,  chuyên  phụ đẩy cho anh hùng LĐ.  Cô này khôn ngoan đáo để, biết người, biết ta, nhờ đàn anh  làm  hầu như  80 phần trăm  công việc nặng nhọc trong Khâu Chuyển  Đất, từ Bãi  ngoài vào Nhà  mỗi ngày.  Nàng cứ bồi dưỡng người hùng. Khi thì vài củ khoai lang luộc.  Khi thì  gói bắp hầm. Lúc thì vài quả chuối. ”Của ít lòng nhiều”. ”Mình ăn thì hết. Mình cho thì  còn” .  Nguyên chợt nhớ đoạn thơ của một thi sĩ khuyên các con mình hành thiện:
                                 “Nếu các con thương Bố
                                  Các con hãy nhớ lời
                                  Cho người thì còn mãi
                                  Mình ăn hết thì thôi.” (Nguyên Như)
        Thế  là thục nữ khỏe ra. Anh hùng làm  cho gần hết công việc nặng nhọc,vất vả, như xúc đất, choàng sợi dây đai ngang vai , ì ạch,  còng  lưng,  kéo chiếc  xe Cải Tiên chở đây đát vào Sân  mổi ngày. Nàng chỉ phụ đẩy phía sau thôi . CN đói lắm! Rách lắm!  Mọi người,  hầu như  ai cũng đói, khổ lắm,  trong giai đoạn  cả nước ăn độn. Bởi vậy, củ khoai lang luộc,  gói bắp hầm, vài quả chuối, một bịch kẹo dẻo, bị bánh  ngọt, không  bao nhiêu tiền,  thật là quý,  đối với ngươì lao động , ít học, nghẻo khổ như Ông Xí. Cô công nhân thích  làm cùng khâu với  người hùng LĐ.  Ngược lai , Hiệp sĩ kéo đất cũng ưa làm chung với Nữ Bồ Tát, thường đãi Ông ăn lúc đói lòng.    
                                 “Ở đây lao động nặng nề
                                  Công nhân dùng sức, nắng se gạch hồng.
                                  Lửa trôi, Xí Nghiệp như nung
                                  Đẩy  xe , chuyển đất, ủ xong, tạo hình.
                                  Dây chuyền,  đ đổ lênh đênh
                                  Máy reo rầm rập, kéo  rền cua  roa.
                                  Đất vào đầu máy,  nước xoa
                                  Lù lù thỏi gạch chui ra khỏi buồng.
                                  Cô công nhân cắt gọn gàng
                                  Hai viên gạch ướt bợ ngang xe chờ.
                                  Đầy xe lăn bánh nhấp nhô
                                  Sân kề thoáng đãng, gió lùa qua hiên.
                                  Lật phơi dưới mái mông mênh
                                  Hai nàng chăm chỉ, tóc huyền, lưng thon.
                                  Gạch  khô chuyển đến lò son
                                  Chất đầy, nung lửa, gạch hồng bốc ra.
                                  Bây  giờ,  thành phẩm đỏ lòa,
                                  Công nhân chất đống, gạch ta thành tiền.
                                  Mồ hôi,  nước mắt làm nên
                                “Qua sông nín thở”, cho yên cuộc đời.
                                  Cu li nào dễ nhận ai
                                  Thông qua  lý lịch, nổi trôi lắm đường.”
             Khâu nào,việc nào tại XN này,  cũng vất vả,  nhọc nhằn vì toàn lao động bằng tay chân để sản  xuất ra thành phẩm vôi và gạch thẻ. Đây là cơ sở kinh doanh của Nhà Nước.
                                 “ Công nhân chẻ đá san hô
                                   Nắng nung sân bãi, nóng lùa mênh mông.
                                   Mồ hôi xối xả chảy ròng
                                   Mặt mày,  thân xác tắm trong hỏa lò.
                                   Không gian,  khói bóc mịt mờ
                                   Lò vôi nung đỏ, gió lùa khói bay.
                                   Ngạt ngào, ngai ngái, cay cay
                                  Chất này đôc địa, dễ say,  hại người.”
             Lúc bấy giơ,  Nguyên thực sự là CNXN ( từ đầu  năm 1984 cho đến 1989). Chàng  được biên chế làm nhiều khâu trong thời gian làm thuê  tại đây. Công việc  nào cũng  vất vả, cực nhọc , đổ nhiều mồ hôi và sức lực. Xúc, cuốc, kéo xe, chuyển gạch thẻ, đúc than đá. Làm Ban Đời Sống một thời gian, Tổ Lá Nem, Phân Xưởng Cát Lồi. PX Bia 88...
                                   “Thi đua cuốc xúc cho nhanh
                                     Mồ hôi lả chả, nắng  hanh nung người.
                                     Bên kia chẻ đá làm  vôi
                                     Bên này ra gạch, ngất trời bụi bay.
                                     Làm than , đen nghịt thân người.
                                     Anh hùng lao động, ta thời thi đua.”
             Việc làm khổ như thế! Cực như vậy, mà lương phạn thì ít oi. Xin vào làm thật khó vô cùng,  như đã nói đoạn trên. Làm cu li,  đỡ lo về mặt chính trị. Không mang tiếng  “ăn bám” , bóc lột  nhân dân lao động. Cuộc sống tạm  ổn định, dù nghèo đói, khó khăn đủ thứ. Tuy nhiên,  trước  mắt “khỏi đi kinh tế `mới”.  Chính quyền địa phương bớt chiếu cố.  C/A khỏi mời lên, gọi xuống trình diện, khai báo, làm kiểm điểm linh tinh đủ thứ.  Thật khó lòng ở nhà,  mà được yên thân. Vả lại”Có làm,  thì mới có ăn.  Không dưng ai nỡ đem phần đến cho.”.  Đi làm cu li , tuy cực  về thân xác, nhưng tinh thần  bớt căng thẳng,  lo âu đủ thứ về mặt Khu Phố và An Ninh, Chính Trị.
           Nhưng phải thành thật mà nói, thời gian làm Ban Đời Sống ( Thuộc Phòng Hành Chánh /XNGVĐL)  do Anh  Du, Tổ Trưởng,  là thoải mái nhất, vì tránh nắng gió, khỏi lao động quần quật, cuốc xúc cả ngày ngoài trời rã rời cả  châu thân. ( Lúc đó, Anh NV Bé GĐ, thay anh Long chuyển đi làm Phó/TGĐ /XN GN Trinh Tường PT/Tỉnh BT. Anh Bé làm PGĐ Vật Tư XNĐL thay thế Anh Long. Anh VH Tại, Bí Thư/PGĐ HC, Anh Linh (Thuế Vụ Chế Độ cũ) làm Trưởng Phòng HC,  rồi leo lên Trưởng Phòng TC)
                                       “Mua hàng, duyệt sổ thảnh thơi
                                        Trong Ban Đời Sống, nắng trời tạm xa.
                                         Xẻng , len tạm nghỉ ở nhà
                                         Đất sình ngưng lội thân già,  một  năm.”
        Tuy nhiên, công việc văn phòng, giấy tờ, sổ sách, mua hàng cũng có những khó khăn, phức tạp, rắc rối của nó. Thật vậy,  đi “ Duyệt Sổ Gạo”, Sổ  Mua Hàng ( Sổ Công Nghệ Phẩm). không phải là công việc phẳng bằng , trơn tru, dễ dàng đâu nhé! CN nữ có vấn đề quá nhiều. Lắm bà có con một bày,  mà cứ mang họ mẹ. Cha không  có hay cha không lộ diện được.  Con tư sinh, con ngoài giá thú, con ngoại hôn,  duyệt xét trời ơi đất hỡi. Bị Tổ C/A xét duyệt, hạch hỏi, tra vấn đủ thứ, làm khó dễ đủ điều. Duyệt hồ  sơ,  phải kèm theo Hộ Khẩu. Phải đối chiếu, xác nhận rõ ràng, ăn khớp với nhau. Sau đó, các cơ quan xét duyệt như C/A, Lương Thực, Công Nghệ Phẩm chiếu theo , rồi mới quyết định số lượng  gạo, mắm, muối, sữa,  đường,  cho mỗi CN hay cha mẹ đều là CNNN. Đó là mạch  sống.  Đó là Nồi Gạo của người CN. Đồng lương ít ỏi.  Gạo giá cung cấp. Con cái cần  ăn theo cha mẹ. CN mới  có thể đi làm nuôi con dại. Vì vậy, Khâu Đời Sống là quan trọng nhất cho người làm thuê.
                                  “Sổ Hàng, Sổ Gạo, hương xuân
                                   Tem bìa, hoa nở, công nhân sống còn.
                                   Ăn theo,  mong mỏi các con,
                                   Nếu mà bị cúp, khó lòng  làm thuê.”
           Lý do gì mà cac nàng CNXNGVĐL có nhiều con ngoại hôn như thế?  Có lắm lý do. Nhưng,  có lẽ,  lý do chính là CN đi “Thủy Lợi Sông Lu”. Đó là đầu  mối cho các nàng XN có  con ngoại hôn. Thật vậy, trước đây,  XNGVĐL/PR,  có lệ cho CN  đi làm Thủy Lợi , phụ giúp Nhà Nước,  nếu việc làm ở Cơ Quan rỗi rãnh, không bận rộn trong việc sản xuất gạch,  vôi lắm.  
                                    “Sông Lu các bạn lên đường
                                     Tham gia Thủy Lợi , có lương  mà xài.”
             Lúc bấy giờ,  nam nữ CN đem theo gạo,  mắm lên đường làm Thủy Lợi. Con sông không lớn, nhưng kéo dài lê thê. Sông bò dọc theo khu rừng chồi xơ xác. Sông lượn khúc vào tận các làng Tuấn Tú, Hòa Thủy diệu vợi. Đồi núi mênh mông, Iác  đác hai bên bờ, cây cối lưa thưa, cành lá rậm rạp, cho bóng mát,  khi anh nắng chan hòa, rực rỡ  khắp nơi. Con sông vào mùa khô, nên cạn xợt. Họ tự  cuốc , đào, xúc,  chuyển đất cát từ lòng sông, lên đổ trên hai bên bờ. Đáy sông được khai thông, trở nên sâu hơn. Nước sẽ tuôn về ,  chuyển xuống miền xuôi,  tưới tiêu ruộng vườn. Những túp lều vải dựng tạm hai bên bờ. Nam nũ xa nhà, sống cô đơn nơi hoang vu, vắng vẻ. Sau một ngày lao đông  nặng  nhọc, vất vả,  chiều chiều,  họ rãnh  rang, thảnh thơi, hay trò chuyện, trao đổi tâm tình . ”Nam nữ thọ thọ bất thân”.  “ Lửa  gần rơm,  không bơm cũng cháy”. Như ” nam châm hút sắt”. ” Cá gặp nước,  rồng gặp mây’.  “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.”.  Đa số CN đều còn trẻ,  sức sống dạt dào, tràn trề sinh lực. Kẻ xa phòng nhất. Người vắng lang quân. Những thiếu nữ đương thì, tình  xuân phơi phới. Những thiếu phụ sồn sồn. Những giai nhân, tài tử gặp nhau, vui vầy cá nưóc, duyên ưa. Đông đảo vô số. Những cảnh ” Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa”(Kiều). Bởi thế,  đã xảy ra những trường hợp ”xé rào”, ”đi đêm”, phong lưu,  bay bướm,  là thườụ=ng tình tại XN này’.
                                     “Trai tài, gái sắc gặp nhau
                                       Đồng thanh tương ứng, dạt dào yêu đương.”
              Có thể nói,  đi Thủy Lợi Sông Lu,  là giai đoạn chín mùi của những cuộc tình bốc lửa. Chỉ là giọt nước, làm tràn ly đầy. Đó là cơ hội tốt nhất, để họ thêm khắn khít. Tình yêu đã  nở hoa, khai nhụy, đạt đến tuyệt đỉnh  của hạnh phúc lứa đôi, giữa khung cảnh vắng vẻ,  đìu hiu, gió mát,  trăng thanh,  hay đêm tối mơ màng,  say đắm yêu đương. Chính khung cảnh  hoang vắng,  quạnh quẽ này,  đã đồng lõa với hai con tim dễ hòa chung điệu, trong lều vải bên đồi xa xôi, hẻo lánh, trong khu rừng chồi bát ngát. Bóng tôi mênh mông hay trăng  vàng lung linh,  ảo diệu,  là quỷ Satan , cám dỗ sự thèm khát, ham muốn tột đỉnh của  con người trần tục , cô đơn. Hai kẻ cu ki, khác phái dễ tìm nhau trong hoàn cảnh nhộn  nhàng, hưng phấn, tưng bừng,  đầy sức sống động và quyến rũ  của tâm cảnh, chung quanh như thế.
                                          ”Từng đôi tâm sự trong lều
                                            Ai đâu  chịu cảnh buồn thiu một mình.
                                            Côn trùng rả rích chung quanh              
                                            Hai tim hòa nhập, tơ tình nở hoa.”
                                           “Đi làm Thủy Lợi Sông Lu
                                            Đêm khuya thanh vắng,  âm u rừng chồi.
                                            Trăng vàng lấp lánh, lả lơi
                                            Đôi ta “tâm sự” bên đồi , lều giăng.
                                            Bây giờ, con cái ngoại hôn
                                            Con ăn theo Mẹ, gạo, hàng , sổ đây.
                     Sau khi  công tác ở Ban Đời Sống  chừng  10 tháng, chàng về lại khâu sản xuất trực tiếp . Tổ Đúc Than. Làm Gạch Lá Nem. Rồi chuyển qua  PX Cát Lồi. Thoạt đầu,  chàng làm Bảo Vệ, ngủ đêm coi ngó PX  này. Khu vực Cát Lồi, nằm  tuốt phía trong,  gần Làng Tư Tâm, Hòa Thủy, Thành Tín và Tuấn Tú. Sau cùng, chàng chuyển qua bộ phận “Cung Tiêu kiêm Bốc Vác”. Có nghĩa là đi  đây đó bán hàng, bỏ bia, giao dịch, quảng cáo. Chàng phải chuyển bia lên, xuống xe ba  gác. Lúc  đó PX Cát Lồi  phụ trách thêm Khâu  sản xuất bia 88 .  Bia này,  do Bộ Ngoại  Thương cho nhân viên từ SG ra PR,  để  trực tiếp điều chế, chưng cất , kinh doanh. Ông Bách , Quản Đốc, trẻ tuổi, có học thức, dáng  người gầy, dong dỏng cao, mắt sâu như mắt mèo, lanh lợi, thông  minh, biết ứng phó với thời cuộc và công việc  quan hệ với cấp trên và cấp dưới của mình. Trước  đây,  anh phụ trách khâu Vật Tư của XN. Tuy tay nghề chuyên môn  về xăng dầu, máy móc, kỹ thuật,  vật tư,  nhưng anh ta phụ trách khâu mới cũng trôi chảy, êm xuôi vì biết xử sự giao tế với mọi cấp và lanh lợi, tháo vác. Vì thế, GĐXN tin cậy Anh ta và giao khoán công việc cho Anh. Quản Đôc Bách khôn ngoan, khéo léo hết mực.  Mọi giấy tờ chi phí , kinh  doanh, hành chánh... đều đưa GĐ ký  duyệt, khán hết. Mọi trách nhiệm được GĐXN , cựu Đại Úy CM, trình độ lớp  nhất trước kia, chia sẻ hết. Anh ta nhẹ bới gánh nặng trách nhiệm về công việc mình  làm. Nhận thấy Nguyên cân cù, chăm chỉ, biết chữ nghĩa, tính toán, anh ta kéo  chàng về PX mình cho  làm  “ Cung Tiêu”, chuyển bia bỏ mối cho các cơ quan, hàng quán.
                              “Tạo Hình, rồi lại Mua Hàng
                                Sĩ Quan Cải Tạo làm Than kéo dài.
                               “Lá Nem” Tổ nọ đổi dời
                                 Nơi nào cuốc  xúc ngoài trời thì êm.
                                 Văn Phòng, Duyệt Sổ, khó chen,
                                 Bản Khai Lý Lịch , Sổ Đen muôn đời.
                                 Chuyển qua Phân Xưởng Cát Lồi
                                 Cử làm Bảo Vệ thức dài gác  canh.
                                 Đêm về,  gió thổi qua mành
                                 Dãy nhà hiu quạnh, trăng thanh mơ màng .
                                 Côn trùng não nuột rên vang.
                                 Nghe buồn dâng ngập tâm can khuya về.
                              “ Cung Tiêu” trách nhiệm bán bia
                                Bây giờ xe đạp lê thê dặm đường.
                                Gió mưâ hay nắng  chang chang,
                                Kè kè chiếc cặp, tàng tàng duỗi rong.
                                Chuyển hàng,  khiệng, vác, nhân công,
                                Theo xe ba gác , bia thùng ngổn ngang.
                                Có khi xe  Jeep thênh thang
                                Vi vu gió lộng, ruộng đồng bao la.
                                Chuyển bia, rời rã thân già
                                Mồ hôi nhễ nhại, la đà thú vui.
                                Không còn Tổ Trưởng đì hoài
                                Công An thôi cảnh báo khai, dập trù.
                                Không còn kiểm điểm liên tu
                                Không còn  sợ bắt lại tù như chơi.
                                Đoạn trường trải nửa cuộc đời
                                Tuổi xuân  vùi dập, niềm vui  héo tàn.  
                              “Qua sông nín thở”cho an  
                                Dẫu thân  vất vả, tm hồn thảnh thơi.
                                Tẻ vui cũng một  kiếp ngưòi
                                Nhân sinh giả tạm,  mây trôi, gió lùa.”
                 Lúc bấy giờ. Bách  đưa  bạn mình, quê Tháp Chàm, nhưng  sống trong Nam  nhiều năm về trước, nên nói giọng Sài Gòn lai. Anh Du, làm tài xế xe  Jeep. Anh này bị  thương tật ở chân , nên đi cà nhắc. Tuy nhiên, Anh ta khoẻ mạnh, cao ráo, có học thức,  biết  rành tiếng Pháp và  nói được tiếng Anh . Anh  ta cũng là một nghệ sĩ, thích thơ , văn,  âm nhạc và khiêu vũ. Đặc biệt, Anh là vũ sư. Tuy bị  tật ở chân, nhưng Anh có thể nhảy nhót, lả lướt tuyệt vời. Anh mở lớp vũ dạy khiêu vũ cho Cán Bộ Huyện Ninh Phước lúc đó, sau khi Nhà Nước ban lịnh “ Đổi Mới Tư  Duy”. Anh hiểu hoàn cảnh  của Nguyên, nên ngâm nga  vài câu thơ cho chàng nghe chơi giải sầu trong lúc nhấm nháp ly bia, củ kiệu:
                                     “Đêm đêm, bảo vệ Cơ Quan
                                       Gió khua đồng vắng, lạnh lùng thân ai.
                                       Ngôi  nhà cô quạnh, lẻ loi
                                      Ánh đèn hiu hắt, trăng soi mơ màng.
                                     ”Cung Tiêu” bốc vác lang thang
                                      Tàng tàng xe đạp,  quán hàng thênh thang.
                                      Chiếc xe  ba gác rập ràng
                                      Đường xa , bia cũng rỗn rang dặm trường.
                                      Cùng nhau khiêng, xách  nhộn nhàng
                                      Qua bao Xí Nghiệp, Cơ Quan mua dùng.
                                      Bon bon ngựa sắt cứ dong,
                                      Chập chùng  thôn xóm phố phường đều qua.
                                      Nắng nung, trời nắng hoặc mưa
                                      Cung  Tiêu,  ta cứ nhởn nhơ trên đường.
                                      Anh chàng Ba Gác dễ thương
                                      Khom mình, xe lướt dặm trường bỏ bia.”
           Nguyên làm XNGVĐL cho đến khoảng năm 1989 thì xin nghỉ, vì lúc đó, có chính sách”Đổi Mới Tư Duy” và Khối CS Liên Sô đã sụp đổ. Không khí làm ăn tương đối dễ thở hơn . Do đó,  chàng đi dạy kèm kiếm sống, đỡ vất vả hơn nghề làm mướn bằng tay chân nhọc nhằn. Đồng lương quá khiêm tốn,  không đủ chi dùng  trong cuộc sống hàng ngày.  Hơn nữa,  chàng vốn yêu thích nghề cầm phấn, đứng bảng, từ hồi còn trai trẻ đến giờ.
                                    “ Chuyên môn dạy học từ lâu,
                                      Bây giờ trở lại, dạt dào niềm vui.
                                      Văn chương, chữ nghĩa quen  rồi,
                                      Yêu nghề, yêu trẻ,yêu người học thêm.
                                      Khả năng, thiện chí. con tim.
                                      Tình thương, kíến thức , tiếng khen xa gần.
                                      Phụ huynh tin tưởng gởi con,
                                      Học sinh lui tới tìm đường học thêm.”  
Về Đầu Trang
Huynh Thanh



Ngày tham gia: 20 Nov 2009
Số bài: 82

Bài gửiGửi: Thu Aug 19, 2010 5:41 pm    Tiêu đề:

Kính thưa Thầy,

Em xin cảm ơn thầy đã viết lại những đoạn hồi ký về cuộc đời tù đầy của thầy cũng như những cựu quân nhân QLVNCH đã trải qua. Em cũng xin nghiêng mình kính phục và đề cao tinh thần hy sinh của quý vị trước và sau tháng tư 1975.
Em rất thưởng thức lối hành văn mộc mạc, đơn giản, bình dị và tượng hình của thầy.

Kính mến,
HN Thành
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Aug 21, 2010 4:48 pm    Tiêu đề:

      4) DẠY KÈM      
     
     
             Lúc bấy giờ có chương trình HO. HK chấp thuận cho cựu tù nhân chính trị trong chế độ XHCN được lập hồ sơ xin định cư tại Mỹ. Họ muốn vớt vác  phần nào lỗi lầm đã bỏ  rơi đồng minh trước đây. Chàng còn đang lưỡng lự, phân vân,  không biết làm cách nào xin lại Giấy Ra Trại. Vì công an khu vực Hào đã thu giấy này của chàng lâu rồi Chàng hỏi thăm anh em đi trước,  rút kinh nghiệm dể làm đơn xin lại.
        Sau khi nghỉ làm” Cung Tiêu “, bán bia, Nguyên dành thời gian  cho việc dạy  kèm trẻ kiếm sống. Trước kia,  chàng đã nhận dạy kèm ban đêm lai rai tại tư gia hay tại nhà chàng. Cũng nhờ vợ giới thiệu học trò,  nên chàng thường xuyên có lớp kèm trẻ, lớp luyện thi tốt nghiệp Phổ Thông Cấp 2,  hay lớp chuẩn bị thi vào Lớp 10 Trường PTTH , hoặc các lớp Cấp 3 về Anh Văn hay Sinh Viên Cao Đẳng Sư Phạm Tháp Chàm lúc bấy giờ có nhu cầu học thêm SN về Môn Reading, Grammar hay luận văn. Đặc biệt,  chàng mở lớp dạy Anh Văn cho những người cần học Sinh Ngữ để đi  nước ngoài,  vì lúc ấy đang có chương trình xuất cảnh cho diện con lai và HO cũng như  ODP , diện bảo lãnh đoàn tụ thân  nhân, gia đình. Nhiều cựu tù nhân chính trị có đủ điều kiện,  đã làm hồ sơ và lần lượt được phái đoàn Mỹ gọi  phỏng vấn. Nhiều người đã sang Hoa Kỳ ” Miền Đất Hứa”. Sau đó,  chàng cũng tham gia các lớp dạy Anh Văn , luyện thi văn bằng A, B, C.  Các Trung Tâm Anh Ngữ tại Nhà Văn Hóa hay Trường Nguyễn Trãi ( Tức Trưởng Duy Tân cũ).  Các Trung Tâm này do sự bảo trợ của Trường CĐSP/Nha Trang hay  Viện Đại Học Đà Lạt. Về sau, những nơi này bị Sở GD/Tỉnh NT giải thể hết. Họ mở TTAN  tại Khu Tam Giác do Chính Quyền tổ chức.
                                      “Thời gian dãy học thảnh thơi
                                       Áo quần sacỉh sẽ, khỏi phơi  nắng vàng.
                                       Bạc  tiền thong thả, thênh thang
                                       Gia đình êm ấm, vợ con vui vầy.”
            Không may là Giấy Ra Trại chính ( Lệnh Tha ) của Nguyên đã bĩ CAKV, Hào, thu mất từ lâu. như đã nói ở đoạn trên. Chàng lại không có bản photocopy. Thế mới chết chứ !  Hầu như đa phần  cải tạo về địa phương,  đều bị  CA tịch thu giấy này, khi làm hồ sơ Giải Chế  . Lúc đầu, thời  gian cải tạo phải 5 năm trở  lên,  mới được làm hồ sơ xuất cảnh. Sau đó là  3 năm. Nguyên ở tù gần  5 năm. Quá dư điều kiện làm giấy tờ cho diện HO. Nhưng chàng không có gì chứng minh cải tạo. Chàng chì có giấy “Giải Chế” do Văn Công An, CT/ UBND TXPR /TC ký. Vả lại , Nguyên  thấy  ở VN  bây giờ chàng  dạy học khấm khá, nên chẳng quan tâm việc ra đi. Anh em HO1, 2, 3... đã sang Hoa Kỳ nườm nượp, từ 1990. Bạn bè cứ khuyên   bảó, hối thúc  chàng nên lập HSXC. Anh Th. ở Hội TTL là bạn học cùng lơp ngày xưa ở DT,  HO11, đã lại nhà thuyết phục chàng nên lập giấy tờ ra đi.  Anh CĐĐ. gốc Đ/U/ĐĐT Trinh Sát/TKNT, chồng cô Uy. HÓ18 ( Họ mời chàng  lại nhà dạy cho con trai, và sau này dạy Anh Văn cho cả gia đình, khi họ chờ phỏng vấn. Anh ta còn giữ  Giấy Ra Trại, bản chính. Thế  mới tài chứ! ). Ai ngờ, ngày hôm nay lại cần giấy tờ ở tù như thế! Trên đời mấy ai học được chữ ngờ. Ai mà tưởng tượng được Mỹ giúp cựu tù nhân chính trị sang vùng đất mới. Họ đã tỏ thiện chí vớt vát,  mách cho hai địa điểm đến xin cấp giấy  này:
             1) Làm đơn nộp tại Sở C/A  Tỉnh Thuận Hải ( Ba tỉnh sáp nhập lại: Ninh thuận, Bình Thuận, Bình Tuy. Tỉnh lỵ tọa lạc tại Thành Phố Phan Thiết).
ỉ              2) Ra trại tù A30 xin Phó Bản.
         Phải có tiền và thì giờ đi lại. Chàng chẳng quan tâm gì  mấy về chương trình HO, vì thấy làm ăn  được. Chưa tính toán  gì cả. Thanh, vợ chàng, vốn là gia đình CM. Cha nàng , Ông NB, gốc  QN, đã tham gia  kháng  chiến chống Pháp và hy sinh  năm 1948 tại SG. Phụ thân nàng là liệt sĩ. Nàng hăng say công tác  giáo dục hơn mười năm qua. Nàng  đã  rõ Chuyên Chính Vô Sản và Chủ Nghĩa Anh Hùng CM quá rồi. Một cán bộ Phòng GD đã nói với nàng;
     -Dù chà  làm CM , nhưng chồng Ngụy. Cân lại thì tội nặng hơn, đấy nhé! .
Trưa hôm đó, chàng  đang nằm ngủ trên võng, dưới cây mít, trước nhà, thì  nàng đến năn nĩ, ĩ ôi, ngắn dài than thở đủ điều, đủ thứ, khuyên chàng lập hồ sơ xuất cảnh:
      - Cuộc sống tại đây thật bấp bênh, không có tương lai, thay đổi thất thường. Sống hôm nay,  không biết có ngày mai. Anh nên  đưa gia  đình qua Mỹ, như bao nhiêu cải tạo viên khác. Ở Hoa Kỳ, sướng thấy mồ! Quốc gia giàu mạnh, tự do, dân chủ. Đô la, của cải, thuồc men, thân nhân gửi về VN như nước. Anh  học tập đủ năm.  Sao không chịu đi? Anh sang đấy dưỡng già. Em và  các con lo hết mọi sự. Anh khoẻ ru bà rù hè! Qua tới My, Em không để Anh làm gì cả. Đừng lo khó khăn, lạ nước, lạ cái. Em và các con tha thiết mong Anh tiến hành lập thủ tục xuất cảnh. Anh chỉ cần  đưa mẹ con Em  tới Miền Đất Hứa là xong. Nhiều người vượt biên, chịu bao nỗi nhuc nhã. cay đắng, tù đày, chết chóc, bỏ mình trong bụng cá ngoãi bể khơi, mà họ còn liêu lĩnh ra đi, tìm tự do, hạnh phúc. Huống hồ mình đủ điều kiện xuất ngoại hợp pháp. Hãy hứa với Em là gia đình mình sẽ xuất cảnh đi Anh!.
          Nghe Bà Xã đờn sáu câu, ngọt xớt như đường phèn, Nguyên quyết định làm giấy tờ xuất ngoại, để làm hài lòng vợ con.
                                  “Gia đình qua xứ Cờ Hoa
                                   Tự do, thong thả, chẳng lo lắng nhiều.
                                   Em, con làm hết mọi điều
                                   Cho Anh thoải mái, đói nghèo hết lo.”.
+++ LẬP HỒ  SƠ HO  
             
  Thế là chàng thương vợ  và ba con, chìu lòng thê tử, tiến hành thể thức xin Giấy Ra Trại,  qua C/A Phường Kinh Dinh lên CA Tỉnh.
                                  “Thong dong “Thủ  tục dầu tiên
                                    Có tiền, quà cáp, ưu phiền tiêu tan.
                                    Hồ sơ vào các cơ quan
                                    Giấy tờ xác nhận rõ ràng, trơn tru.”
              Tuy nhiên , Giấy Ra Trại chính, nơi nào cũng trả lời bị thất lạc, mất tiêu. Dù khi  phóng thích,  mỗi tù nhân  có ba bản chính. Một bản đương sự nắm trong tay. Một bản lưu tại Bộ Nội Vụ. Một bản CA Tỉnh nắm làm HS. Đó là lời giải thích của Đại Úy Nguyễn Tuyết, người Bắc, Trưởng Phòng HS/ CA Tỉnh TH. Giấy Phóng Thích của chàng đã đi ngao du mất tiêu rồi. Trên bàn rộng lớn trong phòng Ông, hộp đựng phiếu HS, lồ lộ tấm cạt màu xanh lá cây, có ghiâ rõ tên họ  chàng, thuộc tù TTTB 8, nằm chình ình trước mặt chàng. Tên họ, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ, tên trại tù, rõ ràng thế kia. Nghĩ có  đau không  chớ! Có học tập, nhưng không có lịnh tha.
                                   “Công An Phường không hồ sơ
                                    Công An Khu Vực. giấy tờ thu đâu?
                                    Công An Thị Xã  mịt mù
                                    Giấy tha chẳng có, ở tù chứng đâu?
                                    Công An Tỉnh cũng  lắc đầu
                                    Giấy Ra Trại chính Cây Cầu Hồ Sơ.
                                    Là sinh mạng , lúc bấy giờ
                                    Phải xin cho được giấy tờ, mới xuôi”.
      Ông ta bảo Nguyên: ” Anh có cải tạo, nhưng không có HS ra  trại. Phải học tập ít nhất ba năm. Bây giờ anh chi tiền, chúng tôi sẽ cho người vô Thành Phố HCM , lục
HS hộ anh, Anh có đồng ý` không? ”.  Nguyên vui vẻ:
         -Vâng,  chúng tôi đồng  ý. Nhờ Đ/U giúp cho..
 Ông ta lấy một trăm ngàn tiền công lục  tìm sao hồ sơ. Sau này,  Nguyên nghe nói họ bảo thế để moi thêm địa những tên Ngụy cần đi Mỹ .  Chứ HS  nằm trong  phòng mật của CA Tỉnh. Không rõ có đúng như thế không. Chàng buồn bã ra về. Họ hẹn tuần sau vào lấy. Chàng vội ra bến, đón xe về PR . Một tuần sau,  lại vượt gần 150 km vào PT, lấy giấy Ra Trại, do CA Tỉnh cấp. Không phải Bản Chính của CA Tỉnh Phú Khánh trước đây. Giấy này ghi ngày vào trại Cải Tạo 4/1975. thiếu ngày , chỉ có tháng  và năm. Còn ngày ra  trại thì 4/4/1980 , đúng như  Lệnh Tha trước đó. Thế mới chết chứ! Chàng lại vô PT lần thứ ba, quà cáp  năn nỉ , ĩ ôi, hết nước miếng.  Trưởng Phòng HS. Chàng nhờ Lan , em gái đang ở tại nhà gia đình chồng, ngay tại TXPT và làm công nhân  Phòng Ngư Nghiệp ở đây, nói hộ ĐU Tuyết giúp đỡ.  Chàng xin  đề ngày 18/4/1975, nghĩa là sau hai ngày, khi Ninh Thuận bị  rơi vào tay Bắc Quân. Vẫn là Giấy Ra Trại, không phải Bản Gốc. Nhưng có còn hơn không. ”Cũng liều nhắm mắt đưa chân, Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.”  Chàng tiến hành hồ sơ xuất cảnh, diện HO, mua tại CA tỉnh TH. Phòng Xuất Nhập Cảnh CA Tỉnh tại PT,  ký các văn kiện  HS trước khi đi dịch vụ tại Đà Nẵng ( một chi nhánh của Bộ NVHN) .        
                                     “Cũng liều nhắm mắt chi ra
                                       Hồ sơ cứ lập, may mà êm xuôi.”
              Nơi nào cũng thuốc ba số 5, cũng  quà cáp cho êm chèo mát mái, khỏi mất công bị hạch sách, khó khăn đủ điều, mất nhiều thì giờ và công sức. Làm HS đủ thứ, xác nhận linh tinh.
                                      “Bấy giờ Đà Nẵng xa  vời
                                        Đi lo dịch vụ , cho rồi hồ sơ.
                                        Bình minh vội đón xe đò
                                        Xe ca đông khách, anh lơ rước liền.
                                        Đường xa, cát bụi tung lên
                                        Cửa nhà, rừng núi, liên miên lùi dần.
                                        Nắng chói chang, nắng tràn dâng
                                        Nha Trang, Đèo Cả, rồi sang Tuy Hòa.
                                        Phú Yên, đồng ruộng bao la
                                        Non xanh, nước biếc, quê nhà mênh mông.
                                        Qui  Nhơn , đồi núi chập chùng
                                        Đường quan heo hút, trùng trùng núi non.
                                        Đêm về, xe vẫn bon bon
                                        Đèn pha chiếu sáng, xe trườn dặm xa.
                                        Xe ngang Quãng Ngãi, sáng ra,
                                        Đi vào Đà Nẵng thì đà bình minh.
                                        Xe thồ lỗn ngỗn. lênh nghênh,
                                        Xe đi hai bánh , gập ghềnh  đường quan,.
                                        Đến nơi dịch vụ Công An
                                        Ngày đêm chẳng nghỉ, ngút ngàn đường xa.”    
        Tại đây,  họ đòi Giấy Ra Trại Chính. Tuy nhiên,  họ cũng tỏ ra thông cảm vì” Thủ Tục Đầu Tiên” đã lo. Chàng đón xe đò  về PR. Lúc bấy giờ , tại Ngã Ba Đà Nẵng-Huế ( Bên kia là Đèo Hải Vẫn), không những xe thồ nhiều vô số mà  bọn “Cò” và du đãng đứng chật đường. Đám Cò đón khách để đòi tiền chủ xe dừng lại rước họ. Hành khách nào tỏ ra bất mãn, phản đối, là chúng  dùng ghế phang ngay vào người. Kinh hồn thật! Một tên Trùm, rất trẻ, có bộ mặt cô hồn, hung hăng , dữ dằn, lên xe đòi tiền cò chủ xe . Đây làchiếc xe có đề Bảng Hiệu Bộ Nội Vụ hẳn hoi. Nhưng chúng đếch sợ. Anh chàng thu tiền hành khách, phải chi cho chúng, để được yên thân qua truông.  Xe CA mà thế, huống hồ xe dân sự thì bị bọn du đãng trấn lột như thế nào nữa đây? Thật hết ngõ nói trong thời buổi vô kỷ,  vô cương này.
                                       “Anh lơ , tài xế biết điều
                                        Bọn cò rũng rĩnh ăn theo, êm chèo.”
        Một điều làm Nguyên ngạc nhiên nữa là, cũng  chính xe mang bảng hiệu Bộ NV này, lúc vào  tới khu vực Thôn Đài Sơn,  gần PR, thì chiếc xe mô  tô ba bánh, chở hai CA mặc sắc phục, đậu sẵn bên đường chận lại. Anh  lơ vội cầm giấy ghi tên chuyến xe và  hành khách, chạy vội  đến chỗ CA. Một xấp tiền hối lộ CA Giao Thông đút công khai  dưới tờ giấy. Trên xe đò nhiều hành khách trông thấy rõ ràng. Ít nhất cũng phải vài ba chục ngàn đồng. Có thế mới êm chuyện, chở quá tải, số lượng hanh khách trên xe. Bởi vì,  có nhiều người đứng nhô ra phía sau xe. Các ghế phụ trong xe đã đầy người.
.                                      “Công An lại chận Công An
                                       Áo vàng sáng chói đón đường phe ta.
                                       Giao Thông  bắt nạt gà nhà
                                       Chủ xe hối lộ cho qua chuyến hàng.
                                       Làm cho bảng hiệu bẽ bàng
                                       Bộ to Nội Vu phải nhường tham ô.
                                       Làm cho mất mặt bầu cua
                                       Làm cho dân thấy sững sờ, ngạc nhiên.
                                       Trên đồi chỉ biết đồng tiên
                                       Đâu  còn  pháp luật, trắng đen rõ ràng.”
           Chừng vài ba tháng sau, Dịch Vụ CAĐN gửi thư cho khách tận địa chỉ nhà, báo tin ra nhận Hộ Chiếu. Thế là chàng  lại ra ĐN,  lấy giấy tờ theo báo thư. Nhà chàng trong xóm, Tổ DP, không có số nhà như khu vực  ngoài đưòng phố lớn. Do đó,  thư tử  gửi đến,  qua Phường, Tổ. Thư gởi đến, đã  đề không đúng họ. Chỉ đúng tên và chữ lót, do nhân viên DV sơ ý ghi  sai họ. Nhưng rõ ràng  trong Tổ Chàng và ngay Phường  KD chỉ có  mình chàng  làm hồ sơ HO. Anh Qu., bạn học  cùng lớp ngày xưa với chàng, gốc HSQ An Ninh QĐ,  nhờ khôn khéo.  được Chính Quyền Phường cho làm nhân  viên phụ trách khâu chuyển thư từ trong Phường. Anh ta  có đến nhà, đưa thư của CADVĐN cho  chàng  xem. Nhưng Anh  ta làm khó dễ, không cho chàng nhận. Lại  hăm xé nát thư đi hoặc  hoàn trả lại nơi gởi vì ngoài bì thư không ghi đúng họ của chàng. Thế mới  mệt chứ! Chàng  phải năn nỉ, ĩ ôi, dẫn đi đãi cà phê và ăn sáng. Anh  ta mới giã vờ vô phòng kín bóc  bao thư. Quả nhiên DVĐN  bảo chàng  ra lấy HC gấp.
             Nhiều lần tại Phòng CADVĐN,  chàng đã chứng kiến cảnh CBCA  đối xử  với anh em lập HSHO thật là tồi tệ. NVCA phụ trách, coi họ như tù, mặc dù nay họ đã  được trả  quyền công dân. Thái độ còn  phân biệt, thù hằn, thành kiến. Họ xài xẻ nặng nề, la hét om sòm. Nhưng anh em nín thở qua truông. Thậm chí mắc tiểu tiện, họ không cho phép vào nhà cầu của cơ quan. ” Phải rán nín hay  ra  giải quyết phía ngoài đường kia.”  Viên Th/Tá, Phó Phòng, gốc Bắc, bảo Nguyên như thế. Trời đất! Hết cở nói. Còn vị Nữ Trung Tá Thịnh, Trưởng Phòng, cầu vai mang quân hàm sáng chói. Chị ta cao ráo, uy nghi lẫm liệt, nói giọng Hà Nội, ngọt xớt như mía lùi. Nhưng tỏ ra dứt khoát và kiên quyết khi trả lời một vài trường hợp thắc mắc,  xin xỏ gì đó.   Nữ tướng chỉ xuất hiện chừng vài phút, rồi rút lui. Đa phần SQCA là người vùng ngoài. Một  số ít gốc Quãng Đà hay Miền Nam.
          Anh em làm HSHO cứ  dạ dạ, vângỉ vâng,  cho êm chuyện. Họ sợ làm mất lòng NVPT, có thể trở ngại, gây rắc rối về giấy tờ HSXC.
                                  “Qua sông, nín thở thường tình
                                    Tránh voi nào có xấu mình lắm đâu.
                                    Nhẫn tu, không dễ được nào
                                    Đoạn trường, ai có qua cầu mới hay.”:
           Xong xuôi HS vào đầu năm 1991, chàng mang Hộ chiếu HO 34. Chàng và gia đình chờ Phài Đoàn HK gọi đi phỏng vấn. Thời gian đợi phải mất nhiền năm như các bạn đã lập HS trước đó . Lúc chàng khởi sự làm giấy tờ thì mới HO 16, 17. Thật quá nhanh. Những ai giàu có , tiền của  dồi dào thì chạy DV ra tận HN,  nhanh hơn. Một số người, không  học tập, hay chỉ cải tạo vài ba tháng, một năm . Thế mà họ cũng có HCHO, có bản chính, Giấy  Ra Trại hẳn hoi. Họ lần lượt ra đi êm ả, suông sẻ. Trái lại, người ở tù thực sự, đủ niên hạn, theo qui định, mà lại bị trở ngại này nọ, bị bác  lên, bác xuống. Thế có đau không ? Những kẻ giấy tờ giả, giỏi chạy chọt, lo lót, nên trót lọt. êm ru, bà rù. Đúng là “Có tiền mua  Tiên cũng được.”. ”Đồng  tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Người ta nô nức mua Giấy Ra Trại  giả. Làm HS gỉả cho con cái, gán ghép cho con  đi theo gia đình HO, hay con lai, đoàn tụ. Người giáu có thì gởi con, chịu chi tiền. Người nghèo khổ, thiếu thốn, thì  đành bỏ vợ con lại, làm giấy tờ giả với người bỏ tiền, vàng ra lập HS đi với mình. ”Nghèo cũng là một cái tội”. Những kẻ cơ hàn phải chịu thiệt thòi, mất mát đủ thứ.
                                      “Không tiền  lo đủ Hồ Sơ
                                        Phải cho gán ghép để ra nước ngoài.
                                        Vợ con  đành bỏ lại thôi .
                                        Nghĩ đời, cay đắng cho đời lắm thay!
                                        Những người nuôi dưỡng con lai
                                        Bán cho kẻ khác kiếm lời mà ăn.
                                        Bạc vàng mua hết mọi đường
                                        Khai sanh, giá thú, công an, giấy tờ.
                                        Phải chăng Thượng  Đế nhà giàu
                                        Ra đi kẻ trước, người sau êm đềm.”
 Khi  có HC rồi,  phải photocopy gởi đi Thái Lan cho  Tòa Đại Sứ HK tại đây xét phỏng vấn nhanh. Lúc đầu, các HO có  giấy Ra Trại Chính,  thì khỏi cần Giấy Xác Nhận (XN) Có HTCT của Bộ NV. Đỡ tốn kém tiền bạc và thời gian đi lại. Nhưng rồi anh em lại tung tin Phái Đoàn Mỹ đòi giấy XN này. Thế có rắc rối, mệt mỏi không chứ. Thế là Nguyên phải lo thủ tục này. May vô cùng,  khi Anh Nghĩa, bạn tù, có vợ là Loan, đồng nghiệp với Thanh,  cùng dạy học tại Trường PH 2, đến nhà  chàng mách bảo rằng anh có quen SQCA  thị Xã tên Đại, người Bắc.  Anh này bảo có thấy Lệnh Tha của Nguyên, anh ta chịu bán lại với giá ba trăm ngàn đồng. Giấy này, Hào tịch thu của chàng  trước đây,  khi y bảo làm HSGC cho chàng. Hú hồn, hú vía. Rõ  ràng, nó nằm đây, tại Đồn CATXPR mà họ cứ khăng khăng tuyên bố HS chàng không có. Nguyên mừng quýnh, theo anh ta, sau khi đãi bạn một chầu cà phê. Anh Đại, nhà ở Đạo Long, thấy Nguyên bước vào phòng khách với Nghĩa, cười hề hề,nhìn chàng, dáng vẻ , vừa lo âu, vừa nôn nóng, xen lẫn hăm hở. Y thò tay vào tuái áo vét, móc ra tờ Lệnh Tha. Chàng cầm xem qua. Phía sau có CAThị Trấn PR ghi ”Trình  diện Đồn CA ngày 4 mỗi tháng.”. Quả là Giấy Ra Trại Chính của mình. Y cười đểu, nhìn chàng nói toẹt móng heo:
            -Anh cần đi Mỹ. Tụi tôi cần một bữa nhậu. Ba trăm ngàn trao đổ công bằng. Anh đồng ý chứ?.
 Nguyên hơi ngần ngừ. Sớ tiền này hơn lương một tháng của GVC2 như vợ chàng. Còn hai con chàng, thằng Anh và con Quyên, đều  làm nghề dạy học, một  đứa tốt nghiệp Trường SPC2/TC,  một đứa SPC1/DK,  thì lương tháng chỉ bằng nửa số tiền trên vào lúc bấy giờ.  Giấy tờ của chàng bị tịch thu . Bây giờ, phải mua lại. Thật là  dễ thương ghê! Lý của kẻ mạnh, của tham ô, bóc lột, hết  cở thợ mộc. Tiền trao, cháo múc. Chàng thử  nài nĩ: ” Tôi nhà giáo nghèo, xin  gởi hai trăm ngàn.”. Y cũng OK luôn.  Đỡ hao phí một trăm ngàn. Thời buổi khó khăn. Tiền mồ hôi nươc mắt. Họ nhậu một bữa, bằng hai tiền lương GVC2 mới ra trường.
                                           “ Lệnh Tha”đã bị tịch thu
                                              Bây giờ mua lại, người tù phải chung.”
        Tuy có Giấy Ra Trại chính, việc xin giấy Xác Nhận của Bộ NV,  không phải dễ gì. Trước tiên,  chàng phải lên CA Tỉnh tại Mỹ Đức ( Bây giờ trở lại Tỉnh NT cũ). Nhưng tại đây,  Phòng HS trả lời: ”Không có HS của anh ở đây”. Viên Thiếu Tá Trưởng Phòng HS , gốc Quãng Nam, lạnh lùng, nghiêm nghị,  nói  vơi chàng như thế . Thế có chết không chứ! Nguyên vội trưng ra  Lệnh Tha bản gốc. Ông ta liếc sơ qua,  rồi cười nham nhở, có vẻ chế riễu:” Anh không có HS gốc ở đây. Mỹ nó không tin các anh. Làm sao chúng tôi tin các anh được.”.  Nguyên khẩn khoản:” Tôi có Giấy Ra Trại chính mà! Ông ta thản nhiên cứng rắn . Đôi mắt trông thật dữ dằn, đôi môi  mỉm cười đểu cáng. Y nhấn mạnh từng  tiếng: ” Nhưng không có HS gốc. Không thể xác nhận được.”. Chàng xuống nước, hỏi lại:
          -Vậy,  thưa Th/Tá, tôi phải làm gì đây?  Y nhìn chàng nai tơ, chưa biết thủ tục đầu tiên gì cả: ” Phải ra C/A tỉnh Khánh Hòa, cơ quan quản lý HS Trại  Cải Tạo A 30 , nhờ họ lục tìm xem có HS của anh không. Nếu anh ngại, thì chúng  tôi  cho người ra đó làm việc hộ anh.  Anh đồng ý  chịu phí tổn cho chúng tôi  không?”. Thế là chàng phải chung gấp đội tiền, một trăm ngàn . Không bớt một xu nào. Hôm trước,  Hòa, em chàng cũng nói với Nguyên là Phó Phòng HS C/A tỉnh NT, nữ Đ/U Ngọc, gốc Bắc, cũng đã từng nói  với nó, khi nó lên  đây làm Giấy XN: ”Chúng tôi không thương gì các anh đâu.”  Nghe mà thắm thía vô cùng. Chàng ngăm khẻ  câu thơ của môt thi sĩ:
                                      “Chấp tay tôi tạ  ơn Trời
                                        Cho tôi thấy được cuộc đời niềm vui.
                                        Chấp tay, tôi tạ ơn người
                                        Cho tôi thấy được một thời mặn cay”(THT)
          Thế là một tuần sau,  Nguyên lại lên C/A tỉnh, xin Giấy Xác Nhận có HTCT . Thật là vất vả! Thật là gian nan! Chỉ một việc xin Giấy này mà khó khăn, mất thì giờ và tiền bạc như thế .  Chàng lại chuẩn bị đi SG  xin XN của Bộ NV ( Chi  nhánh Miền Nam)
                                       “Lại xuôi  trăm dặm Sài Gòn
                                         Xin tờ Xác Nhận bao năm trong tù”
           Chàng chợt nhớ Bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ viết trong tù ngục:
                                       “Thuận thử ngục tù phạn
                                         Cúng dường Tối Thắng Tôn
                                         Thế gian trường huyết hận
                                         Bỉnh bát lệ vô ngôn.”
            Chàng cũng cảm khái, ngăm khẻ theo ý chính của Bậc Đại Sĩ tài hoa, từ bi này:      
                                        “Cơm tù một bát cúng dường
                                          Dâng lên Tối Thượng, chứng lòng của con.
                                          Thế gian , máu chảy không ngừng
                                          Hận thù chất ngất, bỗng dưng lệ nhòa.
                                          Thời gian , tiền bạc ra vô
                                          Nhà hàng, khách sạn, đợi chờ duyệt xong.”
             Lúc bấy giờ, chàng gặp một SQCA, gốc Bắc, có quày hàng bán phở bên lề đường, trước Chi Nhánh Bộ NV/ MN. Chàng chưa tới nhà em gái chàng là Thu Thủy, ở Đường CM Tháng Tám, Hẻm Lê Lai ( Nhà chồng gần nhà thờ Tân Việt/Q.Tân Bình ). Anh ta cho biết: ” Giấy Ra Trại bản chính. Có xác nhận của C/A Tỉnh, nơi cư ngụ, thì Bộ xác nhân thôi. ”.   Nguyên thấy yên tâm. Đêm đó , Nguyên ở Nhà Trọ, gần Bến Xe SG,  cho gần Bộ NV. Hôm sau, ỉ Chàng bước vào Văn Phòng làm HSXN/BNV. Một nữ Tr/Uý, nhân  viên phụ trách, gốc Bắc, khoảng bốn mươi tuổi, đang xài xể  dữ dằn người khách đến xin giấy tờ như chàng. Mụ ta mắt lông lên, trợn  trừng, lộ vẻ thù ghét, kỳ thị, đầy thành kiến với bọn Ngụy công khai,  mặc dù anh kia chỉ nói câu gì đó, không hài lòng Mụ.  Mụ rày la khách  như tù nhân trong  ngục thất . Mụ là Thượng Đế ở đây. Mụ quyết định số phận của những người đến xin XN. Mụ khó dễ, làm tình, làm tội đủ thứ. Những người bị la rày, đứng khép nép, im khe như tù phạm. Nộp đơn xong, rồi ngày mai lại lấy Giấy XN có cải tạo của Bộ NV. Ai ai cũng dạ dạ, vâng vâng,”Nín thở qua sông” cho được việc. ”Tránh voi chẳng  xấu mặt nào.”.
                                        “Hận thù chẳng dứt cõi trần
                                         Cũng là người Việt mà không thương tình.
                                         Đâu còn khói  lửa, chiến tranh
                                         Mà tâm chẳng lắng , soi mình từ bi.”.
           Rảnh rỗi một ngày, một đêm , chàng đi xe thồ về Q. Tân Bình thăm vợ chồng cô em gái và các cháu. Thăm Ông Bà bố mẹ chồng của em, nhà ở phía trước mặt đường CM /TTám, gần Chợ Tân Bình. Nhà lầu đúc một tầng, làm nghề thợ tiện. Gia đình bên  chồng khá giả , có nhiều con hiện ở Mỹ ( dạng vượt biên). Gốc Bắc di cư năm 1954, Công giáo, ngụ ở PR,  vào đây lập nghiệp, sau  1975. Hôm sau, chàng  lại lãnh  giấy XN. Thế là an  tâm,  về lại PR, chờ đợi phỏng vấn.
   
               


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Wed Aug 25, 2010 1:11 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Aug 21, 2010 5:01 pm    Tiêu đề:

        Em HN Thành thân ái của Thầy,
Xin cám ơn em đã đọc HK MĐLĐ và văn thơ của Thầy. Đươc em thưởng thức và khích lệ Thầy vui lằm em ơi! Xin cầu chúc em và quý quyên an lac nhiều may mắn Thân ái. Thấy TĐ
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Aug 25, 2010 1:09 pm    Tiêu đề:

+++ GỌI PHỎNG VẤN
         
         Mãi đến khoảng cuối năm 1994, sau khi lập HS trên ba năm, gia đình chàng mới được gọi đi sơ vấn. Nguyên còn nhớ, nhằm đêm  Giáng Sinh, mọi người  ngồi trên chiếc xe ca chạy vào SG. Xe  đang vượt qua vùng  ngoại ô Biên Hòa, còn nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang. Giáo dân đang lũ lượt ra về.  Họ cuốc bộ trên lề đưòng, gần các giáo xứ, cười nói vui vẻ , trò chuyện râm rang. Nguyên đã lo chuẩn bị trước mọi thứ. Đã đi chụp hình phổi, ở Phòng Quang Tuyến tư nhân ( Hải,  Y sĩ  QT/ BVPR, chụp phim cho chàng). Mùa HO thật rộn ràng. Nhiều ngành y tế, dịch vụ, mở thêm,  hoạt động  sôi nổi, xôn xao . Khách cần khám bệnh, chụp hình phổi, chuẩn bị sức khoẻ tốt để đi phỏng vấn, qua  truông nay mai. Nếu có bịnh,  thì lo chữa chạy, thuốc men cho lành  hẳn mới thôi. Hải là em trai của Oanh. Oanh vốn là HS/DT . Nguyên dạy cô ta các lớp 10, 11, 12  trước đây. Tâm, chồng nàng,  là bạn học cùng lớp với giai nhân. Cả hai là học sinh cũ của chàng.  Bấy giờ,  họ dều là nhà giáo XHCN. Oanh dạy Cấp 1. Tâm GV Cấp 2. Họ có mở thêm Quán Cà Phê sáng  tại Đạo Long, gần Rạp Hat Thanh Bình. Họ có gởi con cho chàng dạy kèm Anh Văn trước đây. Cậu bé khoảng 10 tuổi, da trắng trẻo giống cha và mẹ.  Đẹp trai , nhưng khuôn mặt phảng phất nét buồn như hiền mẫu. Hải có vợ là em gái chị Diệp thị Thành, vợ HĐCảnh . Chàng đã dạy ba đứa con của Cảnh: Quỳnh, Châu, Ngõng nhiều năm về trước. ( Cảnh là  em HĐHảo/ Tổ Phó / Tổ Hợp Tác Song May Đồng Tiến. nơi chàng làm Xã viên nhiều năm,  trước khi vào làm CN/ XNGVĐL). Hải học Anh Văn với chàng các bằng A, B trước đó không lâu. Vợ chồng Hải đang  ngụ tại nhà Ông Bác ruột, anh Trúc,  cũng là GV, làm nhiếp ảnh gia, nghề tay trái. Trúc là anh ruột LPQuang, vợ chị  NKDDung. Hải chụp   hinh phổi qua máy Quang Tuyến xong, rửa phim, xem kỹ hình. Nhận xét chắc như ăn bắp:” Phổi Thầy trong. Không  có gì.” Chàng thấy  an tâm. Trước kia,  chàng có bị bịnh phổi, lúc làm CN tai XNĐL. Chính  YS Hải,  thuộc Phòng X Ray/BVPR,  đã chụp hình phổi và tuyên bồ chàng  bĩ cuống phổi  nám đen. Chàng được BS người Bắc, rất trẻ,  tại Trạm Y Tế TXPR, cho chích  trụ sinh  10 lọ. Chàng vui vẻ  ra về, sau khi cám ơn Hải hết lời .

5) GẶP  PHÁI  ĐOÀN HK
         
     
Thế là sau khi vào SG ngụ tại nhà cô em, gia  đình Nguyên đi sơ vấn . Rồi vào gặp Phái Đoàn Mỹ phỏng vấn sau đó. Chàng gặp cô bạn B D L , đã gán ghép với Anh B., Tấn Lộc, cùng HO 34  với gia đình chàng. Có cả con gái Tiệm Vàng L., tên T., học trò cũ,  chàng dạy kèm nhiều năm . Nhà cô bé lầu đúc, ở gần  nhà HĐC, trước chợ PR, cạnh Tiệm Vàng Luân ( Cô Cúc, Cô giáo cũ của Con Trai chàng. Chàng dạy hai con trai của cô trong nhiều năm trước đây,Trống Anh và Trống Em ). Anh B lên  tận nhà Nguyên,  nói rõ lý do , vì khó  khăn, yếu địa, nên bỏ vợ con  ở lại VN, để  gán ghép với người có vàng bạc,  chịu bỏ tiền chi,  làm  HS/ HO. Cô chủ Tiệm Vàng, tên L, cũng đich thân lại nhà,  nài nĩ chàng, đừng tiết lộ việc này,  ngõ hầu con gái  cô ta  di trót lọt sang Mỹ. T   sẽ gặp Bà Cô, chị  ruột của Ba nó đang có chồng  người bản xứ. Họ thật lo xa. Chàng đời nào làm chuyện ngồi lê,  thóc mạch, hại người vô cớ như thế. Ai sang được  vùng “Đất Hứa”,  chàng đều mừng cho họ cả mà! Không ngờ chàng  và con Tố Quyên bị khạt đờm. Phổi có vấn đề,  khi cả nhà được chấp thuận  định cư tại HK. Thanh, thằng Anh và con Út Tố phổi tốt.  Trước đó,  chàng và cả nhà đã chụp hình phổi, khi  mới vào SG, để kiểm tra cho chắc ăn . BSBV , BS Thiện, người Bắc, cho biết,  chàng bị ”Thâm nhiễm  phổi trái”. Còn  Quyên thì ”Thâm nhiễm nhỏ nách.”  Anh em HO kháo nhau,  nên gặp BS Quang làm ở Phòng Chụp Phổi. Ông ta người Bắc, đẹp trai, giúp đỡ các  hộ HO , vui vẻ cho toa chàng và  con gái uống  trụ sinh trừ bịnh phổi. Thực ra,  Ông ta chỉ là Y Tá. Nhưng lanh thật, biết làm ăn đấy chứ! Tiền vô như nước,  nhờ các mối này. Có khi Ông ta chứa cả một hộ HO ờ nhà Ông. Ông có cô vợ người SG , cao ráo, xinh đẹp như minh tinh màn bạc. Họ có  Nhà Hàng, Giải Khát sát ngay BV. Ông ta tỏ ra tận tình , cởi mở , vồn vã,  giúp đỡ các gia đình  HO và được đền ơn xứng đáng,  khi họ trót lọt qua cầu Khám bịnh. Vì thế,  sau thời gian uống thuốc tây,  khoảng 10 ngày , theo toa Ông  cho,  khi vào khám sức khoẻ, chụp hình phổi,  Nguyên và con gái,  chỉ bị  khạc đàm. Bây giờ ,  lại lo  lót cho nữ BS Thủy,  người Nam, phụ trách  khâu Khạc Đàm,  hết trăm ngàn đồng cho êm chuyện . ”Đồng tiền  đi trưòc là đồng tiền khôn”. ”Lấy của che người là khôn. Lấy người che của là dại ”,  như  lời một nhà  văn đã nói.  Có thế,  BS Thủy mới lơ cho , nếu bị vấn đề không nghiêm trọng. BS này,  còn trẻ và muốn gán ghép với HO,  để qua miền tự do bay nhảy, bà ta đánh tiếng với vài anh em bệnh nhân,  ghé lại cư xá trên lầu 1, gần BV để  gặp bà với phong thư  dày cợm và  tờ giấy ghi tên các thành viên trong gia đình  bị khạc đàm.  Nếu có mối nào,  thì xin giới thiệu cho Bà. Bà sẽ lo mọi phí tổn, dịch vụ  xuất cảnh. Cô BS độc thân này rất khoái đi Mỹ.  Rồi cũng êm ả, trôi chảy các  khâu. Chích ngừa cũng đã xong. Cả gia  đình chàng tá túc tại nhà  em gái trong thời gian phỏng vấn. Ngại mình trục trặc về lá phổi thì sẽ bị ở lại uống thuốc 6 tháng như anh Kiệm, chồng chị Tr T Thanh, con rể thầy Sô, bạn tù của chàng nhiều năm trước kia, thì mệt. Nghe nói,  một Tr/Tá HO , vì bị  phổi,  phải uống thuốc.mãi mà không hết bịnh. Gia đình  lỡ bán nhà cửa tại tỉnh xa. Không quen ai ở SG, nên không có chỗ cư ngụ . Phải thuê phòng trọ,  trong thời gian uống thuốc chữa bịnh.  Ông ta quẩn trí , nhảy xuống từ lầu khách sạn,  tự tử với bức thư tuyệt mạng,  để lại cho Phái Đoàn Mỹ và vợ con ” Tôi phải chết,  để gia đình vợ con tôi được đi nhanh ”.  Sau đó,  Mỹ cho vợ con Ông xuất cảnh ngay. Thật là trường hợp hy hữu, đầy thương tâm và đau xót vô vàn. Nhiều gia đình HO có vấn đề uống thuốc, làm trì hoãn cuộc ra đi.  Con cái buồn bã, chán nản. Thậm chí cỏ đứa xé rào theo bạn tình. Có cô mang bầu hay xin ở lại với bạn tri âm. Điều này làm cha mẹ đau khổ vô cùng. Các vị  HO,  đa phần già lão, cao tuổi, tóc bạc, ốm đau, sức khoẻ tàn tạ,  vì phải chịu nhiều gian lao, vất vả, khổ sai, tù đày, lao ngục,  nhiều năm trước đây. Họ mong di Mỹ vì tương lai các con. Được học hành, có cơ hội tiến thân, đổi đời, cuộc sống khấm khá,  sáng sủa hơn ở VN, nghèo khổ, đóí rách , tơi tả  vô cùng. Vì thế, nếu con cái không được  ra đi, cha mẹ thường bỏ cuộc. Có trường hợp gia đình HO, con bị PĐ Phỏng Vấn HK bác,  vì không  hợp lệ giấy tờ hay vì lý do gì đó, cha mẹ không chịu đi. Họ làm đơn khiếu nại cho đến khi con họ được chấp thuận, gia đình mới chịu sang “ Miền Đất Hứa”. Tại Ninh Thuận, có một gia đình HO, đứa con trai họ yêu một cô gái. Nó không mnốn theo cha mẹ sang Mỹ. Nó quyết ở lại với người tình. Song thân không đồng ý,  khuyên bảo, áp lực, ép buộc phải ra đi. Việc nhân duyên sẽ tính sau này,  khi đã sang Mỹ. Hai trẻ vì  quá yêu nhau, không nở chia tay. Họ nông nỗi,  cạn nghĩ,  rũ nhau ra Công Viên Thiếu Nhi Phủ Hà PR,  tự sát, để vĩnh viễn ở bên nhau. Thật là trường hợp quá bi thảm,  thương tâm. Cùng chết vì tình yêu đôi lứa.
                                       “HO cũng lắm gian nan
                                         Chẳng may bịnh phổi,  phải ngừng ra đi.
                                         Thuốc Tây tại chỗ Phòng kia
                                         Uống liền một  lượt, mới về nghỉ ngơi.
                                         Thời gian sáu tháng khơi khơi
                                         Mướn nhà , ở trọ, ngụ nơi Sáì Gòn.
                                         Vợ con buồn bã , héo hon
                                         Túng,  nghèo, đói,  khổ, lắm đường nhiêu  khê.
                                         Trai thì theo bạn tóc thề
                                         Gái thì đã trót mệt mê người tình.
                                         Hỡi ôi! duyên nợ “Ba Sinh”
                                         Người đi , kẻ ở, ai đành lòng sao?
                                         Mẹ cha ngăn trở, đón rào
                                         Yêu nhau cuồng nhiệt. Trời nào cách ly?              
                                         Có đôi,  chẳng thể chia lìa
                                         Cùng nhau tự sát . Ó kìa! Công Viên.”
         Sau khi các dịch vụ linh tinh về các thủ tục HS/HO tạm thời xuôi  chèo mát mái, chỉ chờ ngày lãnh vé máy bay lên đường.  Nguyên  lại gặp trở ngại về sức khoẻ. Chàng cởi xe tắm biền Bình Sơn mỗi sáng sớm, để cho cường thân, kiện thể. Ngoài ra,  cũng uống nước dừa xiêm hằng ngày, cho hai lá phổi được trong suốt. Lúc chụp hình  lại, trước ngày  ra di. Bà con,  cô bác chỉ vẻ, mách nước như thế. Tuy nhiên, một hôm, ngón trỏ  bàn tay trái ,  bỗng nhiên,  sưng lên,  bưng  mủ, làm độc.  Chàng có mua thuốc trụ sinh của vợ cậu Trí, làm ở Phường KD, con Trai Ông TTDP. Cô này chuyền bán thuốc tây lậu ngoài chợ PR với Má nuôi ( Dì  ruột, cô Trúc. Cô này xinh xắn ngang ngửa với chị mình, Cô Cúc, con Ông Tư , thợ mộc,  Quảng Nam, anh em cùng cha khác mẹ với Tạ Hương , xóm Xe Bò. Chị  của Trúc là  mẹ vợ củaTrí . Trí trước kia là  học trò của Thanh ).  Thuốc  trụ sinh không giảm sưng, nhức  ngón tay. Nguyên đi khám  bịnh tại Tiệm thuốc Tây,  cạnh Tòa  Án PR. Anh Minh, Y Sĩ khám,  cho toa. Vợ  Anh là cô Hương, gốc cô đỡ, chủ tiệm, bán thuôc cho chàng. Anh ta là CSYT/SG, làm việc tại PR và se duyên với cô Hương. Anh đóng đô tại quê vợ luôn cho tới nay, Anh đã nghỉ hưu. Anh nằm học Anh Văn bằng B,  vừa ra toa  cho bịnh nhân,  khi có khách đến tiệm,  để Bà Xã  bán thuồc.  Nhà  khá giả, thong dong. Trưóc 75, Anh có dạy thêm giờ môn Việt Văn tại Trường DT. Nghe nói, Anh đậú vài chứng chỉ VK..  Sau 75,  Anh được lưu dung, tiếp tục làm Y Sĩ  tại Phỏng Giải Phẩu,  BVPR. Hôm Anh ta dự thi bằng A, Anh Văn  tại Trường Nam PR, Nguyên  làm Giám Thị coi thi phòng anh. Lúc ấy,  chàng dạy Anh Văn  tại  TTAV, do Nhà VH/PR tổ chức với sự bảo trợ của Trường CĐSP/NT ( GS Lễ, Hiệu Phó, vốn là thầy của Trí, con Giáo Diêu ở Mỹ Đức, nên cử Trí làm Học Vụ tại TT này. Trí  tốt nghiệp Cao Dẳng  SP,  môn Anh tại NT, và đang dạy tại Trường Phổ Thông Cơ Sở Tháp Chàm ). Anh Minh  chịu thua về bịnh tình của chàng. Khi thì Anh bảo Nguyên bị cảm cúm. Khi thì huyết ap cao. Khi xem ngón tay sưng, Anh đầu hàng,  sau khi chàng uống thuốc Anh cho toa,  tất cả ba lần, khám không hết . Anh giới thiệu Nguyên  nên đi BS Thiều, chuyên khoa nội về tim mạch , để chữa bịnh cao máu và nên  lên BVPR,  để mổ ngón tay,  lấy mũ.  Tại BV,  cô y tá xẻ lấy mủ. Uống thuốc không lành. Ngón tay vẫn làm độc. Thật là khốn khổ, lao đao,  lận đận. Khi vào chích ngừa lần thứ hai  tại SG, chàng đến BV,  gặp BS Quang. Ông xem ngón tay bưng  mủ. Ông vội giới thiệu với BS Luận, gốc Bắc, bạn Ông. làm việc ở Phòng Mổ. Ông khám xong, thấy vết thương có mùi hôi thối, Ộng vội mổ ngay , nạo bỏ  một phần da thịt ung thối. Nếu không,  thì có thể cưa ngón tay, ảnh hưỏng tới việc  xuất cảnh nay mai. BS Quang  nhin chàng trấn an:
          -Nếu có gì,  tôi sẽ chứng nhận cho. Đừng lo..  Chàng cười khổ vì đau đớn:
:         - Cám ơn BS. Mọi sự nhờ BS giúp đỡ.”.  BS Luận cho toa mua thuốc ngay tại Pharmacy bên cạnh BV . Thuốc trụ sinh. Chích Lincocin. Hôm đó, chàng làm theo lời đề nghị của BS Quang: ”  Hãy khoản đãi Quý ân nhân tại tiệm ăn của vợ tôi.”. Hỡi ôi! Thực  khách,  không mời mà đến đông đảo vô cùng .  Ngoài BS Luận, còn có Nữ BS người SG, nhiều y tá nam ngồi đầy phòng. Chàng  phải chi hết năm chục ngàn. Chàng thanh toán tiền bữa tiệc mà lòng không hồ hỡi, phấn khởi chút nào. Nhưng may mắn lúc vào BV cắt chỉ,  chàng  gặp một y tá Phòng Ngoại, đã dự bữa tiệc hôm ấy. Anh ta vui vẻ  gíúp đỡ chàng tận tình. Đúng là “ Ở hiền thì  găp lành”. ” Ăn thì hết, cho thì  còn”. Tuy nhiên,  vết thương vẫn không lành. Vẫn còn làm mủ. Thế có đau khổ không chứ. Khi chàng tạm trú tại nhà em gái, chàng có qua nhà y tá  tư chích thuốc. Nhà này ở gần nhà Thủy. Bà vợ Y Tá, Cô Nga, gốc Quãng Đà, chồng cũng cùng  quê, và  là đồng nghiệp với vợ. Họ xem ngón tay chàng, sau khi chích trụ sinh hạng nặng nhất, nhiều ngày mà không lành. Bà vợ da trắng hồng, thân hình đầy đặn nhận xét:
           -Sao lâu quá mà ngón tay không lành?  Lincocin và  thuốc uống trụ sinh không dùng lâu được đâu. Tác hại ghê lắm!
Ông chồng mập mạp, vui vẻ,  tỏ ra rành sáu câu,  về bịnh vết thương không chịu kéo da non này,  nói tiếp:
ụỉụ               “Phải khám bịnh lại xem. Ngón tay không lành . Chỉ có hai vấn đề. MộẢt là  bịnh Sida. Hai là bị bịnh Tiểu Đưòng. Bịnh Đái Đường tai hại vô  cùng. Bịnh nhân không chết vì tiểu đưòng , mà chết vì biến chứng của nó,”.  Sau đó, chàng về lại PR. Chị Lan, Y Tá BVPR ( Chồng lá Đ/U Trinh, gốc Giáo chức, bạn tù nhiều năm với chàng. HO 35 )  cũng nói với Thanh. Y như nhận định của người chồng cô Nga ở SG. Nguyên lại đến nhà cô Y Tá Th., phụ trách khâu thử máu bịnh nhân,  theo yêu cầu của khách.  Phòng tư tại gia. Cô đang làm việc tại BVPR , Phòng Xét Nghiệm. Cô ta đã từng thử máu cho chàng,  cách sáu năm về trước,  để xét nghiệm xem chàng có bị Bịnh Tiểu Đường hay không, theo lời yêu cầu của BS Khương. Ông này không chịu chữa trị cho chàng khi xét nghiệm nước tiểu của Phòng Y Tế Thị Xã, là chàng bị  dương hai dấu cộng. Ông yêu cầu chàng gặp Cô Y Tá này, thử  máu để xem có thực sự bị bịnh nan y  không. Khi kết quả không có gì. Ông cười nói: ” May cho Anh đấy! Không thì mệt ghê lắm! ”( Nghe nói, BS Khương cũng bị bịnh  này. Do di truyền. Mẹ Ông , Bà Mụ nổi danh ở PR ,  cũng bị bịnh TĐ.). õ Nay cô ta  cư ngụ tại Phủ Hà, gần Đồn Công An. Có bảng hiệu hẳn hoi, BS Ái, vợ BS Thiều,  bảo trợ cho Cô thử máu bịnh nhân. ( BS Ái là Y sĩ chuyên tu của BVPR). Trong đời chàng,  đã thử bịnh  này nhiều lần vì hay són tiểu. Một lần tại BV Phan Thiết, khoảng năm  1961. Một lần tại TYVCH/SG lúc chàng là SVSQ/TBB/TĐ,  cuối năm 1966. Những lần xét nghiệm đó, chàng không bị bịnh hiểm nghèo “Diabetes .
                                       “Vết thương chẳng kéo da non
                                         Sida hoặc bị Tiểu Đường mà ra.
                                         Làm cho kháng thể lu mờ
                                         Trụ sinh chẳng nghiệm , lở to khó lành.
                                         Làm cho hủy hoại thân mình
                                         Tay chân cắt bỏ, nhân sinh lìa đời.
                                         Ấy là những bịnh chết người
                                         Thuốc kia dùng mãi chẳng thôi,chẳng ngừng.”
            Lần này,  thì dính một trăm phần trăm . Trong máu, lượng đường lên tới 262mg phần trăm, và  trong nước tiểu,  lượng gluco ghi nhận hai dấu cộng(++) vào buổi sáng, đang nhịn đói. Hèn chi mà vết thương không kéo  da non, không lành được. May mà phát hiệãn sớm. Trước đó vài giờ,  lòng Nguyên còn vui vẻ, thoải mái, yêu đời.  Hôm đo,ù chàng về PK thăm Mẹ ,  gặp các em tụ họp, cười nói rôm ra,õ bên soong chè đậu đen.  Mà nấu đãi các conỉ .  Anh em đớp ngọt thoả thê. Má chàng hớn hở quay quần trò chuyện với các con suốt ngày .  Hiện  diện trong bữa tiệc,  có  thằng Tấn, Hiệp và Mười. Tấnù thông minh , đẹp trai và học giỏi. Xuất sắc các môn Toán , Lý, Hóa. Nhưng  nó lại nghiện xì ke, ma túy, chích choát tư hồi còn HS, SV mới tai hại chứ. NóÙ lây cắp của nhà vô số để bán lấy tiền  chích bạch phiến. Bị tù TTCT  bốn năm tại Sông Cái vì tội chích ma túy. Ra về ở với Mẹ, làm Sở Vệ Sinh . Rồi bán đá lẻ cho Thủy. Có tiền hút  sách trở lại.  Sau bị mổ ruột già .  Khúc ruột  lòng thoòng, buộc trong bọc  nylon bên hong. Trông khiếp thật!  NóÙ nghiện nặng và bịnh  hoạn như thế.  Chỉ chờ chết thôi. Còn thằng Hiệp, anh  Tấn, góa vợ, có ba con , hai gái, một trai  đã lớn.  Tục huyền  với một phụ nữ ơ Cà Ná, Cô M., có hai con. nhưng đã chia tay. Các con sau theo Mẹ. Rồi Hiệp lại kết duyên với một cô ởũ Gò Đình. Hai người có một gái. Người hùng  trụ tại quêụ vợ. Giao nhà  cửa cho các con. Nghe nói phu quân phải thức dậy, khoảng ba giờ sáng, để phụ làm bánh hỏi cho bà  xã đi bán chợ xa.  Coửn thằng Mười thì ở làm nho  với Mẹ. Các  em Nguyên là tri kỷ của Lưu Linh, Lý Thái Bạch, Thi hào VHC. Ưa chất cay. Khoái bia rượu và nhậu nhẹt,  không biết chán,  dù là nhà nghèo. Riêng Hòửa, em kế chàng, và chàng là không  mặn với bầu rượu mặc dù thích túi thơ . Cả nhà hầu như thích ăn ngọt. Thường hay nấu chè , trước cúng Trời Phật, Ông Bà , Cô Bác. Sau chén lai rai, thỏa thích.  Chàng vốn ưa các món ngọt. Ăn ngọt ghê lắm! Chè  cúng xong là chàng xơi ba , bốn chén liền. Uống cà phê ngày hai, ba cử. Bỏỹ đường cho cố vô ly. Như ăn chèá vậy. Thực ra,  căn bịnh quái ác này đã tiềm tàng trong cơ thể, trong lục phũ, ngũ tạng của chàng, trong tụy tạng của chàng, từ lâu rồi. Đã thử  nghiệm nhiều  lần mà không phát hiện.Thế mới chết chứ!  
                                          “Từ lâu chứng bịnh hiểm nghèo
                                            Tiểu Đường đã bám, đã theo, tiềm tàng
                                            Bây giờ Bịnh đã rõ ràng
                                            Ngón tay lở mãi,chẳng làm da non.
                                            Lòng ai buồn bã vô vàn
                                            Vui tươi héo úa,vết thương đọa đày”.
          Bây giờ,  Nguyên cầém Giấy Xét Nghiệm bị bịnh TĐ. Lòng  buồn bã vô hạn. Tinh thần sa sút liền. Chàng đến gặp BS Khương. Ông  ta  đã nghỉ khám bịnh. Bảng Hiệu đã kéo xuống. Ông sắp sửa xuất cảnh theo diện Đoàn Tụ Gia Đình. Ông bảo chàng ra gặp BS Thêm, Huế , ngụ tại Tiệm Ảnh Viện Ánh Xuân, sat Tiệm Kem Bang Gia trước kia. Nữ BS Thêm, Huế, Trưởng Khoa Nội,  BVPR, mở Phòng  Khám Bịnh tư. Chồng là công chức Chế Độ Mới, cùng quê. Vợ khám bịnh miễn phí. Chồng bán thuốc Tây như một  Pharmacy chính hiệu “Con Nai Vàng”, có đủ loại thuốc, chữa trị  đủ loại bịnhỉ. BS  nói đang học AV với GS.TTV ở Đường NQ, để lấy bằng C. BS dặn chàng cử ngọt, chì  ăn hai chén cơm mỗi bữa. Nên ăn nhiều chất đạm và trái táo, lê,. Sau,  BS  Đư ( Gặp tại Chùa Diệu Ấn,  có cả BS Phước, vào ngày Mồng Một Tết, năm 1995) đề nghị chàng chỉ nên ăn một chén cơm thôi, để tránh  lượng đường lên cao trong máu. Ông còn bảo vết lở không lành đâu. Ông dẫn chứng  một người vì hút thuốc lá nhiều, dù không bị tiểu đường, cũng làm cho vết lở không lành. ( Lúc bấy giở,  chàng đã nhờ chị Ba,  Y Tá Phòng Ngoại, BVPR , băng vết thương,  theo sự chỉ dẫn điều trị của BS Linh, con trai Anh Chị Lộc/Nhỏ, gốc GV ở Phủ Hà. BS Linh,  chuyên khoa Ngoại, nhưng  biết cách trị bịnh Tiểu Đường và vết thương ngón tay chàng. BS trẻ lắm ,còn độc thận,  đang ở với Cha Mẹ. Làm thêm ngoài giờ Hành Chánh tại Phòng  Xét Nghiệm Siêu Âm Tư Nhân, cũng gần BVPR. Chị Ba  thật là  môt phụ nữ tốt bụng, chất phác, có lòng nhân hậu,  đã tận tình giúp đỡ chàng.  Chồng chị là Anh Hòa, Đảng Viên CS làm ở UBNDTỉnh NT. Họ ở Khu Công Nhân Viên Chức Nhà Nước tại Mỹ Đức PR. Bù lại, chàng  chịu dạy AV cho con gái chị đang học lớp 7. Nhưng bận  quá vì phải dạy các lớp cao hơn . Cuối cùng,  chàng  dẫn cháu gởi cho cô giáo đăng dạy lóp nó, kèm thêm, theo lớp  riêng của cô. Cô ta quê Phan Thiết, tốt nghiệp GVAV/Cấp Hai tại Trường SPTC. Cùng lớp với Trinh ( Bồ cũ củã thằng Anh, con chàng) và Vũ,con Anh Chị Chúc cùng xóm. Cả hai là SVCĐTC, đã học thêm lớp AV,  do chàng kèm tại gia lúc  đó,  theo chường trình SV đang học ). BS Dư  nói rõ  tai hại của việc hút thuốc lá dẫn đên cưa tay chân như sau:
           “ Không cứ gì TĐ phải cưa tay chân, Hút thuốc cũng bị cưa tay chân như  TĐ. Tôi  có một bịnh nhân,  hút thuốc lá lúc  18 tuổi tới năm  25 tuổi là bị bịnh. Vêt lỡ lói không kéo da  non. Máu không tưới đến chỗ bị  mổ. Thịt thối rửa. Phải cưa. Cưa xong lại không lành. Cưa tiếp. tháo khớp tiếp cho đên  nách thì bịnh nhân chết.”. Ông thấy Nguyên hút thuốc lá nên nghị chàng bị bịnh lỡ tay, không liền da, dù chich uống  trụ sinh hạng nặng. Ông xem xét vết thương  nơi ngón tay chàng ,  rồi nói chậm rãi, nghiêm túc:
        “ Chỗ anh em , nói thật nghe! Không lành đâu! ”.  Nghe BS  nổi danh của Thị Xã Quê Hương,  phán một câu chắc nịch như đinh đóng như thế ,á Nguyên sợ hãi, lo âu hỏi:
        “Thưa BS, bên My,õ có thể chữa  lành không ạ? ”.  Ông ngập ngừng, lưỡng lự nhìn bịnh nhân an ủi:’ ” Cái đó không  rõ. Máu không tuôn ra nuôi vết thương . Không  biết có cách chữa trị lành không  ở Hoa Ky”.  Lúc đó,  BS Phước đi ngang qua,Ông phân trần:
            “ Có phải không,  Anh Phước? ”.  BS  này gốc Huê. trẻ tuổi, đang làm việc cùng  Khoa với BS Linh, vợ là BS Trang, cùng quê, phụ trách Khoa Sản BVPR. Các BS này học AV thi bằng A, B ụỉnơi Trung Tâm Anh Ngữ,  chàng  đang  dạy. BS Phước nhìn tay  chàng,  mỉm cười,  bỏ đi,  không có ý kiến gì cả. Vài hôm sau đo, ù gặp lại chàng ở Khoa Ngoại,  Ông ra toa, viết nhanh như gio,ù cho chàng trụ sinh , trị nhiễm trùng đường máu, trong 5 ngày.  Chị Ba cho biết như thế. Tuy nhiên,  chàng cám ơn BS và cứ theo toa BS Linh điều trị. May mắn qua, ù ngón tay đã lành hẳn. Chàng  mua quà  đem tận nhà  đền ơn BS Linh. Lúc đó,  BS đang  xào nấu  thức ăn cho cả nhà, phiùa saù bếp. Nghe nói,  Anh Lôc đã nghỉ hưu và có mua khu vườn để ở  dưỡng già, vui cùng hoa lá , cây cảnh,  ở ngoại ô Thành PhốÁ PRụ, Ngay từ đầu,  bị bịnh hiểm nghèo,  chàng đã nghe lời khuyên của bà con , cố bác, những  kẻ cùng bịnh,  chỉ các món thuốc ngoại khoa, thuồc nam, thuồc bắc, mật gà nướt sống. bóng  bóng heo chưng cất trị bịnh. Chàng  làm theo hết. Nào Cây Cỏ Đắng xắc, rồi xao thủy thổ, nấu uống . Trái thơm  trét bùn nướng ăn ngọt xớt. Khi  đi Chùa Ngọc Ninh, gặp BS Chinh, gốc Hoa, có mẹ bị bịnh TĐ, cho biết,  cứ trị thuốc Tây là chắc ăn. Cứ ăn ngọt chút ít, khi thèm , nhưng nhớ uống nửa viền thuốc là  yên tâm. BS kể chuyệnă một phụ nữ bị bịnh này,  nghe lời ăn thơm  đến trái thứ mười một,  thì bị  tử vong,  vì chị không chịu uống thuôcù. Từử đó,  chàng  thôi ăn thơm để trị bịnh như lời Chị Gái, vợ Anh Vân, cùng xóm, cũng bị bịnh này, bày ve,õ lúc chàng mới phát hiện bịnh tai hại này. Chàng cũng  nghe lời đồn đến nhà BS Lợi, ở Tấn Tài, còn trẻ. Chồng chị cũng bị bịnh TĐ, loại chích. Nhờ tập Yoga nên yêu đời. BS  Lợi chích chàng  10 mũi trữ  nhiễu loạn thần kinh. Chồng BS, anh Chương, cho chàng mượn cuốn Sách Yoga. Chàng chép các chướng chỉ dẫn các thế tập luyện cơ the,ă trị  bịnh TĐ , Cao Máu,,,Nhờ vậy,  Chàng có tài liệu tập thể dục Yoga, sau khi thụ huấn sự chỉ dạy của Anh Chường , buổi sáng Mồụng Ba Tết , năm 1995.  Lúc gần đi Mỹ, chàng đến khám bịnh và mua nhiều thuốc Tây nơi Phòng Mạch của BS Thêm . Bà ta yêu cầu chàng trao đối Anh Văn với Bà. Ông TTV đã nghỉ dạy. Cũng chuẩn bị đi My,õ diện đoàn tụ. Bà  ta  nóí thế. Thật ra,  Chàng chỉ hỏi và Bà  tà trả lời. Bà tỏ ra thông minh, vốn liếng  ngoại ngữ cũng khá. Đàm thoại chừng  nửa giờ. Có khách đến khám bệnh, chàng từ giã BS đã điều trị bịnh mình lâu nay. Bây giơ ngón tay đã lành. Chàng thấy yêu đời và tiếp  tục đi tắm biển buổi sáng cho khỏe mạnh, để đương đầu với bịnh nan y. Lúc này,  chàng đã nhường hết các lớp AV cho bạn Văn dạy.  Chuẩn bị đi Mỹ.Vì  đã cận ngày rồi.
                         


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Sat Sep 25, 2010 5:22 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Aug 28, 2010 3:59 pm    Tiêu đề:

      Cho mãi đến đầu tháng 6/1995,  mới có lịnh của  Phía HK phải vào SG chuẩn bị  thủ tục khám sức khỏe, thử đàm, chụp phim phổi,  trước khi  lên máy bay. Còn Hồ sơ khác phải làm gấp trước khi rời VN , như : Không có nợ Ngân Hàng  Nhà Nước VN, Giấy tờ Nhà Đất, Gíấy Xác Nhận Không Thiếu Thuế. Vì vậy,  Chàng phải lo thủ tục các loại  hồ sơ kể trên. Trước hết,  ra Cầu Nước Đá,  nhà Cô Thư Ký, chuyên làm các loại Giấy nói trên.  Phần Nhà Đất rắc rối nhất. Dù đả có Bản Vẽ Plan Nhà,  nhưng Ông Huy, cán bộ phụ trách khâu này tại Thị Xã,  tỏ ra khó khăn . Y đòi hỏi “Thủ tục đầu tiên” ra mặt. Nguyên lên  Thị Xã nhiều lần,  nhưng tên bảo vệ, gác cỗng nói với chàng, đôi mắt láo liên,  tỏ ra lạnh  lùng,  hách dịch vô cùng. Tên gác cỗng  cùng phe cánh với Cán Bộ tham nhũng TX.
          “Anh ta đi vẽ  bản đò nhà cửa rồi. Không có đâu,’. Tên này chận lai không cho chàng vào gặp Huy. Bực mình lắm, nhưng chàng  cố nhịn . Cô Đánh Máy Hồ Sơ  khuyên chàng vào Đạo Long  gặp vợ y, vui vẻ quà cáp là yên chuyện. Việc đo đạc kiểm tra đất đai nhà cửa lại cũng  xuôi chèo mát mái thôi .
                                    ”Thủ tục đầu tiên đã có rồi.
                                      Mọi điều rắc  rối cũng êm  trôi
                                      Các Quan hớn hở, mình xong việc.
                                      Xã hội ngày nay đã đổi đời.”.
               Đó là kinh nghiệm những người đi trước. Chàng về nhà,  nhờ Ông Điểu, cùng xóm, Cán Bộ Bưu Điện Hưu Trí, Bố vợ của Giới, GV Nguyễn Trãi, đã  mua nhà chàng. giá  sáu cây rưỡi vàng y, làm hộ khâu này.  Ông ta là Cán Bộ Đảng Viên, nên cũng dễ dàng thôi. Huy chắc không  dám làm khó dễ, để đòi tiền quà cáp,  như các Phó thường dân, cu ki cỡ chàng.
             Quả nhiên,  Nguyên xong  xuôi hồ sơ nhà  đât qua Thị Xã. Rồi đến khâu Sở Xây Dựng  xác nhận. Tại Cơ Quan  này, gần Nhà Máy Nước, Anh nhân viên đã vẽ Plan nhà cho chàng trước đây, có bằng Tú Tài 2, nhân viên Chế Độ củ, được  lưu dung ( Qua  sự giới thiệu của một Cán Bô Hưu Trí ở gản nhà chàng).  Anh ta phụ trách  việc này. Y có vợ, học viên AV lớp Công Chứng Tỉnh NT do cô Thanh  Trưởng Phòng.( Chàng dạy  lớp này tại UBNDTNT , Tòa Hành Chánh cũ) gần cả năm. ( Chàng  cũng dạy AV cho Phòng Kế Hoạch Tỉnh và Phòng Phát Triển LLCA tại CATNT ở Mỹ Đức). Tại Sở XD,  cũng có Đinh Hiệp, Huế, KSXD, tôt nghiệp ĐHBKSG , phụ trách khâu Kiểm Tra Cầu Đường, có vơ là chủ Xạp Vải tại chợ PR, Quê Đạo Long. Hiệp học AV các bằng A, B tại nhà chàng. Nguyên  cũng dạy Hiệp  bằng C , nửa chừng thi già đình chàng xuất cảnh. Thế là êm chèo mát mái hai  khâu. Khâu chót “ Xác Nhận Không Thiếu Thuế( XNKTT)  của Nhà Nước XHCN” . Cuối cùng,  cũng êm ả trôi qua. Tại Phòng Thuế TXPR , chàng  cũng gặp Hải, con gái Anh Được , nguyên Y Tá BVPR, học trò cũ của chàng trước kia, học thêm tại nhà chàng,  môn Toán và Anh Văn. Nó đang học ĐH tại chức,  năm thứ hai. Chàng cũng  gặp Anh Ngư, Quê PT, Nhân Viên Tuế Vụ. Có vợ, nhà ở Đường Hùng Vương, cạnh nhà Cẩm. Anh ta  kết duyện với em gái Kỳ. Kỳ có vợ Gò Đình và chàng  ta đóng đô ở quê Bà Xã luôn. Em trai  của Ngư là Tới. Cả  ba người này,  ngày xưa,  thường sang đánh bài nhà Cẩm với Nguyên. Cuối cùng,  Hồ Sơ  xin XNKTThuế cũng xong. Thế là khỏe ra. An tâm đợi ngày xuất cảnh.
                                        ”Thong dong đợi chuyến đi xa’
                                           Hồ sơ êm ả, bây giờ an vui.”
         Hôm trước, Nguyên có dạy kém thằng Khang , con Anh Chị CĐĐăng, Uyên. Đăng, cựu Đ/U ĐĐT Trinh Sát TKNT. Còn vợ là GV cấp I,  dạy tại Trường KD với Thanh. Sau đó,  chàng cũng dạy AV cho cả nhà họ,  để chuẩn bị xuất cảnh,  diện HO 18. Gia đình  có Hảng Kem tại PR và PT,  cũng khắm khá lúc  ban đầu. Nhưng sau đó,  làm ăn thất bại , vì Máy Làm Kem bị hỏng,  chỉ tại con buônỉ  bán nhới chạy máy có pha dầu lửa.  Máy Kem bị lột dên. Thời vận chưa tới. Anh cũng đi vượt biên cùng con trai và  cháu hộ , cậu Thọ. Nhưng Thần May Mắn chưa gõ cửa. Chàng dạy AV cho gia đình này hai lần, một lần tại nhà bà Chị Đăng ở sau Nhà Máy Xây Lúa NTKh, cạnh Chùa Thánh. Một lần nữa,  trước khi  qua My, õ tại nhà Mẹ vợ Đăng,  ở Tấn Lợi, gần nhà chàụng. Lúc sắp lên đường,  anh có tổ chức  bữa tiệc đãi bà con, bạn bè tại già. Anh có  mời vợ chồng chàng tham dự,  cùng nhiều thận hữu khác. Anh nhận đem hồ sơ chàng sang Mỹ,  nhờ người bảo lãnh . ( Con của họ là Khoa/Khương HS cũ của Thanh.) Có lẽ Cô Uyên muốn giúp đỡ bạn.
           Sau đó,  Chàng nhận được giấy tờ Sponsor từ HK gởi về. Bác Nguyễn Duy Thạch, NV/USCC ở Baton Rouge, LA , bảo trợ gia đình chàng. Bác là CG cùng đạo với gia đình  Đăng. Sau đo, ù chàng và vợ con vào SG ở nhà em gái, Thủy,  tại Q,Tân Bình. Chàng đánh Fax báo cho Bác  Thạch biết ngày giơ sang  đến Mỹ,  để họ ra Phi Trường Baton Rouge,LA, đón tiếp gia đình chàng. Trước đó,  chàng đến Văn Phòng Dịch Vụ /CAXC/SG,  nhận vé Máy Baỹ. NV tại đây đã lo vé phi cơ và HS Hành Chánh cùng gíấy tờ nộp cho Phi Trường/Quan Thuế/An Ninh/ CA. Họ cũng đem xe buýt vào đón cả nhà lên PT/TSN.  Gia  đình chàng đã qua truông các khâu chụp hình phổi, thử đàm.( Đã lo thủ tục đầu tiên cho BS Thủy, gởi bao thơ một trăm ngàn,  kèm theo danh sách khạc đàm của chàng và con gái lớn. Chàng cũng thân hành mượn xe Honda, tìm đến  nhà BS Liên, Bắc, bao thơ năm chục ngàn,  kèm DS gia đinh HO 34, khám sức khỏe chiều hôm  đó, trước khi lên máy bay.  Nữ BS , thân hình  mập mạp,  koảng chừng bốn mươi, nói giọng  Hà Nội ngọt xớt, khi chàng để quà trên bàn tại tư gia ở gần BV Bà làm việc chiều nay:
         - “Cám ơn! Tôi khám bịnh HO  chiều nay. Chúc may mắn.”
        Quả nhiên,  nhờ có “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Chàng  ghé lại nhà BS Thủy hỏi thăm tin tức  kết  quả thử đàm của hai cha con, Bà ta vui vẻ nói tiếng SG nhẹ nhàng,  dễ thương chi lạ: ”  Chỉ  có một người thuộc diện ODP bị đình chỉ chuyến bay, phải ở lại VN uống thuốc sáu tháng,  vì tôi phát hiện con vi trùng lao, ngoằn ngoẻo,  đỏ  lưỡng trong máu của ông ta. Còn lại,  thì êm xuôi hết. Chúc  Ông và gia đình may mắn nhé!”.  Khi vô khám bịnh buổi  chiều,  trước khi lên máy bay, chàng  gặp Nữ BS Thái Lan,  khám sơ qua tay chân mặt mày,  những gia đình HO sáp xuất cảnh .  BS Hồng trẻ  đẹp, người Nam, ngồi cạnh BS Liên , chỉ thu nhận HS. Người quyết định đi hay đình chỉ ở lại VN là BS Liên mà chàng đã lại nhà lo lót rồi. Bà ta xem  danh sách trên bàn của  gia đình chàng. Bà không nhìn chàng nữa, chứ  nói chi khám tim phổi.  Cứ  qua truông tự nhiên. Riêng Ông Phúc, cùng HO với chàng ( CBCS/Hồi Chánh viên , làm công chức chế đô cũ ,  bị  TTCT  sau 75) đang bị BS Liên chiếu cố. Sau đó  gia đình bị đình chỉ chuyến bay vì áp huyết của ông quá cao. Nghe bà con HO đồn thế. Tại BV này,  Nguyên cũng gặp một bạn tù cũ. Anh Khôi, Quê Phan Thiết, bạn tù nhiều năm,  cùng Khối, cùng Trại SM, LS, CL, HT/A30. Anh ta trẻ hơn chàng, dong dõng cao. võ sư, khỏe như voi,  mà bị nám phổi,  phải uống thuốc tại SG sáu tháng. Anh cho biết bị  bịnh này có lẽ tại nhậu đế nhiều quá. Gia đình anh hiện nay ở Nha Trang.
              Sau khi khám bịnh lần chót được êảm ả, xuôi dòng cho cả gia đinh, Nguyên  ghé lại tiệm ăn của BS Quang , gởi bao thơ hai trăm ngàn,  cảm tạ ơn nghĩa đã giúp đỡ gia đình chàng lâu nay. Ông ta  đi vắng. Cô vợ trẻ đẹp nhận quà, cám ơn rối rít. Chàng cũng gặp BS Luận,  người mổ ngón tay chàng, nạo mủ và  cắt bỏ phần thối nhiễm trùng trước kia. Chàng  báo BS biết,  sỡ dĩ ngón tay chàng lâu lành  vì chàng bị bịnh tiểu đường. Ông tỏ ra kinh ngạc,  khi nghe chàng nói thế. Chàng rút bao thuốc Yet trong túi, đặt vào tay Ông ta. Chàng nói khe: ” Cám ớn BS đã chữa ngón tay cho tôi được lành.”.      
           Trong thời gian  gia dình chàng ở tại nhà Thủy,  Má và các em chàng, tử PT, cũng như Xuân con trai chàng ở Nha Trang cũng vào thăm,  lưu lại đây mấy hôm. Anh chị Dư, gia đình bên Thanh từ ĐL  xuống PR và vào đâảy luôn. Chị dâu, em chồng không ưa nhau lâu rồi. Giờ chị ta khóc lóc,  khi chia tay em chồng tại bàn tiệc. Có cả chị Hai Thục và Cô Mười,  bà con  bên vợ Nguyên  ở Quận 6 SG,  cũng lên dự  tiệc tiễn đưa gia đình chàng . Cuộc sống vốn vô thường, giả tạm . Hợp tan, đoàn tụ, chia tay là thường tình của nhân sinh. Cuộỉc sống cứ tiếp diễn, biến chuyển không ngừng nghỉ trong cõi đời giả tạm này.
                                    “Mảnh  đời lận đận, long đong
                                      Một thời xuân sắc,  nằm trong ngục tù.
                                      Năm năm đói khát, khổ đau
                                      Năm năm lao động mịt mù núi non.
                                     Thiếu thời, ít học ở trường,
                                      Bốn năm Trung Học, hai niên Nhất , Nhì.
                                      Nha Trang,  Sư Phạm qua đi
                                      Một năm Cấp Tốc,rồi về giáo viên.
                                      Miệt mài tự học, vươn lên
                                     Tú Tài Hai đậu, thi liền Giáo Sư.
                                     Bịnh đau liên tục chẳng từ
                                     Sĩ Quan Trừ Bị không tha chút nào.
                                     Bộ Binh tác chiến lao đao
                                     Tiểu Khu Ninh Thuận, ra vào Cầu Nam.
                                     Đau nằm Bịnh Viện triền miên
                                     Rồi về Biệt Phái, học lên, học hoài.
                                     Vốn  là hiếu học, không thôi
                                      Cả đời, chả biết ăn chơi là gì.
                                      Học hành, cờ tướng lai rai
                                      Văn  thơ, sách, báo đọc vùi say mê.
                                      Cũng là cái nghiệp lê thê
                                      Suốt đồi chỉ thích văn thơ, làm hoài.
                                      Tình duyên lận đận không may
                                       Người yêuâ thì lại bái bai, hững hờ.
                                       Đúng là  duyên nợ tóc tơ
                                       Nghĩa  còn vương vấn, xa  bờ tình thâm.
    .  ’                               Bây giờ.tóc đã hoa râm’
                                       Kiếp phong trần , vãn lang thang quê  người ”.
PHẦN  IX     ĐI  MỸ              
         
 
              Vào ngày 13/6/1995,  gia đình đi Mỹ, Thật là bịn  rịn với người thân. Chia tay nàò cũng buồn. Cuộc đi xa nào cũng  đượm  màu  lưu luyến , bâng khuâng , xao xuyến  trong  lòng  người chia tay , tạm biệt. Nhất là những người rụột thịt. Má chàng, các em chàng, con chàng , Anh Chị Dư, bà con,  cô bác, xa  gần, đưa tiễn lên  máy bay.
                                     “Con đi thương nhớ Mẹ già
                                       Thương em ở lại Quê Nhà quạnh hiu.
                                       Quê mình nghèo khổ, tiêu điều
                                       Mong cho con trẻ xuội chèo  bến xa”.
            Chiếc phi cơ, mang gia đình chàng  đi xa,  đã cất cánh tại Phi Trường TSN, rồi bay qua Hong Kong. Sau đó, sang Máy Bay vượt qua Thái Bình Dương, đáp  xuống  Phi Trường Quốc Tế tại TB/Washington State. Thời gian ngồi trên con chim sắt và nghỉ ngơi chờ đợị tại các  Phi  Cảng, khoảng 36 giờ. Tại đây,  gia đình chàng làm giấy I 94. Sau đó,  phi cơ khác bay đến Phi Trường Memphis, thuộc TB Tennessee. Rồi từ đây, Phi cơ nội địa chuyển vể  Phi Trường Baton Rouge, LA. Gia đình Anh Đăng vì bận rộn ( Chị Uyên bị bịnh ung thư gan,  đã tư trần ngày gia đinh Nguyên qua Mỹ. Trước đó,  chàng và  Thanh có ghé nhà Thọ ở SG, thăm chị và Khoa. Họ gặp chị Dung, Tây Lai, chị em cùng Mẹ,  khác Cha với Uyên . Chị ta ở  gần Rạp Hát Ninh Thuận PR. Họ gặp chị tại Bãi Tắm Bình Sơn . Chị cho biết tin này và địa chỉ nơi tạm trù của Mẹ Con Chị Uyên ở Nhà Thọ . Vì thế, khi vô tới SG,  là Chàng và vợ lại thăm bạn liền. Chị gầy go,ụ xanh xao, chữa bịnh  bằng thuốc Bắc. ”Còn nước còn tát ”. Tây  y đã  đầu hàng  thì tánh mạng bịnh nhân chỉ  chờ có “Phép Lạ”) . Tạị Phi Trường Thành Phố Baton Rouge, Thủ Phủ của TB/LA, có nhiều bạn bè , thân hữu ra  đón. Bác Thạch, cựu Th/Tá , gốc VBQGĐL, SQ/BTTM/SG nhiều năm, sang Mỹ từ 1975, NV/USCC , thân hành ra đón gia đình  HO  do mình bảo trợ .   Trong số bạn bè có mặt tối hôm ấy, Nguyên còn nhớ có Anh Chị Trúc/ Đào, (chính Anh biếu chàng cuốn tự điển AV Webster của Mỹ cho chàng,  trước  khi xuất cảnh HO7) .Thọ/Thủy, HO 33, Tín,  dân HD, chủ tiệm Grocery. Anh Mô , CG, chủ  gara sửa xe , sang Mỹ từ 75, HSQ, thợ sửa  xe, thuộc Bộ TTM/ SG. thế thần ghê lắm , dù là cấp bậc Trung sĩ thôi. Ông ta tuyên bố,  thân với TT/Thiệu vì cùng đạo với vợ chồng Đệ Nhất CD này. Có Anh Đại, Quãng Ngãi, cùng khóa  23 VBTĐ với Nguyên. Sau này,  anh ta cho biết thế.  Chàng không nhớ  anh chàng roi con, khỏe mạnh, đẹp trai, sinh 1941, cựu ĐU/ TĐT,  ở TK/QNgãi . Còn  có Anh Khuê, CT Hội Tù Nhân CT Baton Rouge và Vụùng Phụ Cận,  thân hành đi đón gia đình chàng. Nha  Đăng  tổ chức  bữa tiệc khoản đãi gia đình chàng và các thân hữu đi đón người mới sang. Được biết,  gia đình Anh NT Nuôi, HO 30,  cũng ở gần nhà Đăng . Anh Chị Nuôi /Hòa, không thấy trong đám này. Cha Định ở Nhà Thờ St Anthony , Bắc, đọc kinh trước khi mọi người vào tiệc. Buổi chiêu đãi, có quay phim và chụp hình rôm rã. Nguyên được mời phát biểu cảm tưởng khi đến “Miền Đất Hứa”.  Chàng xúc động, cám ơn tất cả mọi người có mặt tói hôm ấy,  đã ưu ái, đón tiếp gia đình chàng. Nhất là gia  đình Anh Đăng và Bác Thạch là ân nhân, đã bảo trợ cả nhà chàng sang đây. Bà con thưởng thức các món ăn,  thịt , bánh, trái cây ngon lành. Đồ ăn  ê hề, để  trên bàn trong Phòng Khách nhà Đăng ( Nhà Apartment . mướn của ông Hiện, Bắc, CG, Khu Vĩnh Phát, trên đường Lorna).  Mọi người cười nói huyên thuyên, vui vẻ, tưng bừng, náo nhiệt, trong bầu không khí thân tình , ấm áp của bữa tiệc “Tẩy Trần” nơi  xứù Cơ Hoa.
            Nguyên cảm thấy nhẹ  nhàng, thoải mái, thư thả tâm hồn,  khi gia đình qua  tới Vùng Tự Do, Dân Chủ, Quốc Gia giàu mạnh nhât Thế Giới ngày nay, như vợ con  chàng khát khao ao ước. Riêng thằng Anh,  thì mê  gái lúc bấy giờ.  Chàng và Thanh giả vờ đưa tờ đơn ”Tình Nguyện Ỏ Lại VN”,  do chàng thảo sẵn, để thử lòng con trai. Nó mê  cô Chiêm Nữ xinh đẹp ở  làng Văn Lâm  hết nói.  Kim là  diễn viên ca múa trong Đội Văn Nghệ Huyện Ninh Phước,  thuộc Trung Tâm Văn Hóa Chàm ( Trụ Sở  tọa lạc tại phía  bên  kia con mương, phíá sau nhà chàng ). Kim đã làm mê mệt nó trong thời gian nó dạy học tại Trường Mỹ Nghiệp, môt làng Chàm , Bà Châm, cũng thuộc  Huyện NP. Nó  lại có máu Văn Nghệ, thích chơi đàn guitar. Hai bên đã cảm mến nhau tư hồi nào,  khi nó sang TTVHC,  tham gia Văn Nghe, Văn Gừng , giúp vui. ”Hai bên cùụng liếc, hai lòng cùng ưa” từ lâu. ”Cũnõg là thanh khí giải đằng Hai dây buộc lại, ai dằng cho ra”(Kiều).  Lúc bấy giờ,  thằng con chàng,  không cần liếc đọc tờ giấy viết gì. Nó cầm bút ký  đại tức khắc. Không đắn đo,  suy nghĩ gì cả. Thật là cuồng si, mê mẫn người yêu hết ngõ nói.  Hết thuốc chữa. Bịnh si tình đã  lậm vào xương  tủy rồi.  Cha mẹ thât lo lắng. Họ chỉ có mụn con trai duy nhât sang Mỹ với cha mẹ, cùng chị em gái mình. Trước kia,  có  cô Tr. SV cùng Trường SPC2/TCũ , Ban AV, Cô ta dong dõng cao, quê PT, đã  gắn bó với nhau. Lan, cô của Anh,  có lên nhà cha mẹ Tr, ở cách TP /PT khoảng  7 cây số,  để dạm hỏi. Ông cha, tù  cải tạo, Nguyên Phó QTrưởng, không chịu làm HS/HO ,  dù đủ điêu kiện xuất cảnh. ”Đi Mỹ khổ lắm! Cực lắm!”. Gia đình Ông  chuyên sống về nghề nông. Nhà có đất đăi trồng Thanh Long, thu họach hoa lợị . Nhà khá giả, có của ăn , của để.   Ông không cần xuất cảnh, tha hương. Thế là hai đứa chia tay. Vì cha mẹ không chịu gã con gái cho chàng rể ở nước ngoài. Vì vậy, Nguyên và vợ tìm cách gỡ dần cho con xuất cảnh , theo cha mẹ mà  không loại bỏ,ũ ngăn cản hay chia  rẽ tình cảm của con mnh với tình nhân dị chủng.  Hai Ông Bà lên tận Văn Lâm gặp Kim và mẹ cô ta phân trần phải  trái, lợi hại cho họ biết , ngõ hầu họ không ngăn trở thằng Anh đi Mỹ. Nguyên ôn tồn góp ý, phân tích vấn đề hợp lý, phảỉ người, phải ta:
      - Cháu Kim nên để cho Anh đi My, theo gia đình. Sang bên đó ,ăổn định xong xuôi,  nó sẽ  làm hồ sơ bão lãnh  cháu qua. Chúng tôi  tán thành hôn nhân hai người. Không hề ngăn trở. Con cái yêu ai, ưng ai. Tùy nó quyết định, hạnh phúc hôn nhân của nó. Nó lớn rồi. Nhưng phải xuất cảnh cái đã. Cận ngày rồi. Sau này, nhất định sẽ đem cháu sang Hoa Kỳ mà!  Cháu đừng  ngăn trở nó nhé!”.  CôÂ bé da trắng, mặt tươi như hoa, môi hồng, mắt nhung. Nghe nói BTKL là hoa khôi nhất xóm. Hèn chi,  thằng con họ không điên đảo, bị hốt hồn,  hốt vía từ hồi nào. Số trời, chạỵ khỏi nắng được ư. Kim cúi đầu e lệ, nhỏ nhẹ nói,  trong khi Bà Mẹ im lặng,  không có ý kiến chi cả:
          -Con thương  anh Anh. Con không làm trở ngại việc Anh đi Mỹ đâu.
                                      “Con trai đã ký giấy tờ
                                       Quyết tâm ở lại , hẹn hò giai nhân .
                                       Mẹ Cha nào chẳng buồn lòng
                                       Giả vở thử thách, xem con thế  nào.
                                       Ai  đâu nở bỏ tình sâu’
                                       Mẹ Cha nào chẳng dạt dào thương con. “  
                                                 
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Tue Aug 31, 2010 4:00 pm    Tiêu đề:

         Ông Bà  thử lòng con trai như thế. Con quyết ở lại với tình nhân. Họ vẫn động viên cho con cùng ra đi . Sau này,  nó sẽ bảo lãnh bạn “Tri Âm” sang “Miền Đất Hứa” không khó gì. Bây giờ,  gia đính đã định  cư tại Xứ Cờ Hoa. Thật là vui vẻ. Bắt đầu cuộc sống mới từ hai bàn tay trắng. Tiền bạc Chàng đã giao cho vợ hết từ lâu, khi họ còn ở Quê Nhà.  Nàng quản lý tài chánh, chi tiêu mọi thứ,  để hoàn thành chuyến xuất cảnh êm ả, tốt đẹp này.
                                      “Tự do nở rộ xứ người
                                        Lo toan đủ thứ, vẫn vui  trong lòng.
                                        Bước đầu phải vượt khó khăn
                                        Ngày Xuân nào có dễ dàng cho ai”.
                 Gia đình ở nhà Anh Đăng một thời gian ngắn ( Nhà có bốn phòng ngủ. Nhà Duplex cho thuê. Một bên bốn phòng ngủ, hai rest room, một  bên hai phòng ngủ,chỉ một nhà cầu ).  Lúc đó,  Khoa còn ở VN lo mọi giấy tờ, Khai Tử cho Mẹ, chưa về lại Mỹ. Chỉ có Đăng, Khương, Khang và Bé Quyên . Có cả Lệ,  khoảng ba mươi lăm tuổi, cháu gọi Đăng bằng “Ôn “, ở Share phòng, làm công nhân Hảng May. Gốc GV Cấp Hai , dạy Toán,  ở VN. Gia đình đang ở CA, cũng diện HO, Lệ chuyển qua đây, kiếm việc làm. Đăng là chú Út của Ba  Cô  ta. Sau có  cậu Giới, Bắc, chừng  bốn mười, Công Gíao, tán tỉnh. Hai người  kết duyên vợ chồng và dời về Dallas. Lệ theo đạo của Chồng, giống như Ông Nội Chú theo đạo của vợ tại PR trước kia vậy. Sau đó,  gia đình Nguyên dời sang nhà bên cạnh có hai phòng ngủ, cũng thuộc Chủ nhà, Ông Hiện, Bắc, chừng  bốn mươi, CG. Ông Hiện,  chủ nhân nhiều chung cư tại Khu Vực Vĩnh Phát. Thuê nhà này, Nguyên trả hai trăm tám mươi đô/tháng. Tiền nước ,  rác chủ nhà  bao. Chàng chỉ trả tiền điện. Nhà này do Đăng order trước. Gia đình Anh Các, gốc SQĐPQ, người Nam.diện HO 3, chồng đạo Cao Đài, vợ Phât Giáo. Họ dọn đến nhà mới mua cũng gần đó. Gia đình chàng chuyển về đây, sát nhà Đăng. Đầu tiên,  Anh, con trai chàng đi làm Carwash , rồi Nhà Hàng. Cả hộ đã làm  mọi giấy tờ,  nhờ Nhân Viên /USCC/Gíáo Hội Công Gíao HK,  tại Baton Rouge, LA,  giúp đỡ,  trong đó, có Bác Thạch, người bảo trợ gia đình chàng, là sốt sắng nhất . Hồ Sơ ASXH ,Welfare , Food stamp, học và thi  lấy bằng lái xe...Con Trinh vào học Cấp 3, lớp 9,  tại Trường High School Broadmore.  Sau lên lớp 10, chuyển  về Trường belle Aire,  gần nhà hơn.  Bác Thạch , Cô Tuyết, cô Phượng Tây Lai , thuộc USCC,  đã hướng dẫn gia đình tỵ nạn mới qua, đi đến các cơ quan y tế khám bịnh, chích  ngừa, thi viết bằng lái xe, rồi thi Roadtest, đến BV khám bệnh,  khi có ai yêu cầu. Mọi chuyện linh tinh , cần thiết, hay nhu cầu xin việc làm, các  khó khăn của “Newcomer”,  đều nhở các vị nói trên gíup đỡ. Thật là may mắn, hạnh phúc cho kẻ tha hường, cầu thực hay tị nạn chính trị, được người Việt sang Mỹ trước,  giúp đỡ tận tình. Mừng lắm thay! Hân hoan xiết bao!  Những người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ đồng bào ruột thịt của mình.
                                      “Đồng hương giúp đỡ tận tình
                                        Bao nhiêu thủ tục linh tinh quê người.
                                        Việc làm, trơ cập lai rai
                                        Học hành, bệnh viện, cấp thời tiền tem.
                                        Lái xe bằng cấp ưu tiên
                                        Để mà đi lại, kiếm tiền nuôi thân”.
        Bác Thạch giúp đỡ Thanh đi làm Trường Học Episcopal. Không có xe. Chưa có  bằng lái. Lúc đầu,  Thanh nhở chị bạn đồng nghiêp clean up buổi  tối, người Hoa, Chị Cúc, nhà ở Đường Winbourne, gần nhà Bác Thạch, chở hộ đến Trường. Nhưng chỉ  một thời gian ngắn, chị ta chấm dứt. ”Phải tự lo lấy”, Chị bảo Thanh. Sau đó, nàng nhờ Khương, học trò cũ ở VN, con của Đăng, đang làm tại Hảng Gasket,  chở  nàng đi làm buổi tối và chở về. Tại Hảng Khương làm, có Anh Ân, ( Chùa Tam Bảo, Chủ Xám Ban Hộ Niệm. Song sau đó. Anh không đi Chùa nữa), Anh Thuận (HTTin Lành /Baton Rouge, người Nam, có con trai bị  ung thư máu, qua đời tại Mỹ), Anh Niên, trẻ tuổi, Supervisor ,người Nam , PG,  Xềp  Sòng tại Hảng này, gốc SQTQLC, HO 3 ( Anh ta đụng với Thành, em trai Anh Quỳnh, Bắc, CG, vợ người Nam, cũng công nhân tại đây. Nghe nói, Thành đánh Niên, rồi bỏ trốn khỏi Hảng luôn. Thành làm Hảng bọc ghế bành Salon trước đó,  rồi xin làm Gasket.  Ba vị  nói trên đều tánh tình can cường , bất khuất, ngang  tàng, không chịu luồn cúi, nhường nhịn đối phương ).

1) LÀM HẢNG GIẤÝ
               
         
Nguyên cũng nhờ Bác Thạch đưa vào làm Supervisor tại Hảng Giấy, trên Đường Greewell Spring ( điền chỗ cô  Helen Arnold, tức Cô Thanh, gốc Quảng Nam, cô đã làm NV/USCC trước đây. Cô giỏi AV.  Cô có chồng Mỹ trắng và ở  HK lâu rồi. Cô  giàu có, làm chủ cơ sở kinh  doanh và là Phật Tử thuần thành ). Nguyên đưa con gái đầu lòng, Tố Quyên, vào làm CN Hảng này. Chàng cũng giúp đỡ nhiều người VN khác, vào làm tại đây. Như chị Đính/Lan, dân Hộ Diêm, CG, vợ Anh  NCHảo , HO23. làm Carwash, Chị Năm, CG, ngụ trên Đường Cristy, Mẹ con Chị Lưu/ theo Đạo TL...
           Chàng cũng đưa Hòa vào làm Hảng Giấy. Em trai, HO 33, sang Mỹ cu ki, không có ai bảo trợ. Hòa ở TB Pennsylvania, Miền Bắc, xa xôi  lạnh lẽo. Thất nghiệp, chỉ có coi chỉ tay và ăn welfare, sống  lay lất qua ngày. Má và  các em ở VN , biên thư bảo chàng  đưa Hòa về LA. Chàng gởi tiền qua Hòa để nó mua vé xe buýt đi xuyên bang về đây. Hôm Nguyên và Thanh lên rước Hòa tại Bến Xe trên Đại Lộ Florida, có cả Đăng lên đón bạn chiến đấu cùng Tiểu Khu Ninh Thuận ngày xưa. Chàng bị  bịnh TĐ và CM, càng ngày càng trầm trọng, sức khỏe sa sút. Tuy nhiên phảỉ cố gắng lao động  để sinh sống và  khỏe mạnh, chống bịnh tật hiểm nghèo. TĐ là bịnh nan y, em của Ung Thư và Sida:.
                            “Dư chẳng xong, thiếu chẳng xong
                              Tiểu  Đường quả thật vô cùng hiểm nguy.”.
 Hảng Giấy nằm gần BV tư và cây xăng. Cơ sở thật rộng và đồ sộ. Hảng có xe Bobcat, một loại xe nhỏ, giống hình con bồ cạp  hơn là con mèo đen. Ronny, môt gã da đen, 20 tuổi,  lái xe  này để chuyễn giấy thùng, cạc tông , phế thải. từ xe tải vào đổ trong lòng nhà mênh mông. Các CN xếp giấy để máy ép thành cuộn,  chuyển đi  Hảng khác tái chế ( Recycle). Hảng thu mua đồ  giấy phế thải, ép lại, để sau này sản xuất các loại giấy dùng lại. Ron đen thui như cột nhà cháy, bụi đời từ năm 11 tuổi, khi mồ côi cha  và mẹ tái giá. Y lanh lợi và đa tình hết nói. Y đang  chung  sống  với bạn gái, đã hai con gởi Mẹ nuôi, chia tay người tình cũ. Cô nàng  hơn người hùng  15 cái xuân. Không  đi làm, lại hút thuốc lá liên miên. Họ thuê phỏng ở chung cư trên lầu 1. Nghe nói cả hai đều nghiện ma túy. Y không  có bằng lái xe,  vì bị phạt thu bằng. Y tỏ ra mê mệch Bà Nh., vợ Ông T.,  sang Mỹ  diện con lai. Nh,  48 tuổi, nhưng  lãng mạn, thích tình ái ba lăng nhăng . Bà ta gốc Huế. Nhưng nói giọng Nam, Trung,  tùy người đối diện. Trước đây,  me Mỹ, có nhiều con lai  da màu. Ông chồng,  người Nam, bị  xỏ mũi, cấm sừng. Bà ta hút thuốc lá, uống bia rượu, bài bạc,  Casino. Đàn bà mà sống phóng túng, bay bướm, lang bang, như  đàn ông còn  độc thân,  hay như cô gái giang hồ phóng đãng, Nghe đồn bà ta cứ thinh thoảngù bỏ nhà,  theo Mỹ cả tuần mới về. Hôm đó,  con Bà bắt được bà ngủ với Cậu H, gốc Bắc, quả tang, Cậu này chỉ hơn con trai Bà  vài tuổi. Cậu ta,  bị đám con Bà, tức giận, đập nát chiếc xe hơi luôn. Quá xấu hổ, cậu bỏ Baton Rouge về lại CA. Bà có thằng con hoang đàng chi địa, thằng Th. bỏ học và  làm du đãng, ăn cướp. Nó nghiện xì ke, ma túy. Bị tù giam. Nhà không đóng tiền bail ra.”Gởi cho Sở Cảnh Sát và Ngục Thất Mỹ”,  Anh T., chồng Bà, nói với Nguyên như thế.
                                      “Đàn bà dễ có mấy ai
                                       Rượu bia, thuốc lá, bạc bài, lang bang.
                                       Con lai một đám lớn khôn,
                                       Mẹ còn dan  díu, bướm ong Mỹ già.
                                       Tình nhân còn trẻ trăng hoa
                                       Lai rai bỏ cửa,bỏ nhà ra đi.
                                       Phong lưu nhi nữ ai bì
                                       Hồi xuân tăm tiếng, sá gì  Me Tây”.
           Thằng Ronny, tuổi đáng con, theo rũ rê Bà ta  sang tiểu bang khác, xây tổ uyên ương. Hắn cứ lợi dụng lúc vắng người,  là sáp lại  gần người đẹp: ”I love you” . Bà ta không hề phản đối. Chữ nghĩa ít oi. Tiếng Anh U,T không rành lắm. Chỉ nói được tiếng bồi. Thằng Ron chơi thân  với Thằng Tony. Tên này cao, to, giống một nhà đô vật. Lỗ tai y đeo bông lòng thòng, như phụ nữ. Y có vợ Mỹ trắng. Bà xã hút thuốc lá, nằm nhà chờ cái check của chồng hàng tuần. Tony tài xế xe tải của Hảng Giấỳ. Y thuê nhà cạnh chung cư của Anh Nuôi, Cbị Hòa.  Họ chưa có con  cái với nhau  . Họ ngụ trên đường Cat, gần  nhà Nguyên. Một hôm, Tony chở Nguyên lại nhà trọ của  Ron và bạn gái. Tony  cho biết  cả hai đều nghiện ma túy. Cô này không đi làm . Nằm nhà  chờ ngày thứ sáu , thì ra Hảng lãnh  check  của  người bạn trai. Ron  thường tức gịận nói với Nguyên:
              “The Hole’s Check is  very  expensive” ( Tiền lương cho L.thật đắc ),  vì y  làm vất vả mà chả lãnh được xu ten nào. Y lái xe Bobcat mệt nhọc mà chả bỏ túi được bao nhiêu. Tiền lọt  vào bóp da của người bạn gái, chỉ nằm không, hút thuốc lá, xem sách, xem phim, và phục vụ nhu cầu sinh lý cho y thôi. Y thị quản lý hết tài chánh. Thật là chán nản. Bồ bịch kiểu Mỹ,  như thay áo , thay quần hằng ngày.  Ron ỷ mình là dân Mỹ, nên thỉnh thoảng, cứ đi chơi với Tony mà không  nói với Nguyên một tiếng nào,  dù chàng là Xếp tại phân xưởng này. Giờ làm việc, mà y cứ  bỏ đi, rồi dọt về nhà luôn. Thật hết cở nóí. Bà Nh, chỉ chơi với hai tên Mỹ đen. Không chơi với người Việt làm tại đây. Lúc nghỉ dùng cơm trưa,  bà ta cứ quấn quít với chúng nó. Ngồi xa  hẳn dân da vàng, mũi tẹt. Thật là một phụ nữ đặc biệt, vọng  ngoại hết cở thợ mộc. Ba ta sống bất chấp dư luận và đạo đức Đông Phương. Hầu như , mọi người trong Phân Xưởng  không mến thương  Bà ta. chút nào. Nhưng phải công nhận, Bà có sức khỏe tốt và làm việc bền bĩ, dẻo dai, đạt năng suất. Chủ Mỹ rất thích Bà. Bà đâm thọc Nguyên với David,  Manager kim tài xế Xế Tải.  Khi thằng Tony nghỉ việc. Thằng Ron bị  đuổi. Thằng Lee da màu, to con, lười biếng, thay Ron, lái Chiếc Bob Cat. Nh. theo làm thân với y tức thì. Thật là người biết phất cờ theo gió. Mặt mày chì  thiệt. Da dày hết chê! Thằng Lee,  “ Nam thực như hổ”, mỗi  bữa, nó xơi hết một thau cơm bự. Đúng là Tạ Hầu Đôn, Tạ Ôn Đình, Tiết Nhơn Quý da  màu. Nó bảo mọi người biết là  nó đang theo học welding part time. Lee  tỏ ra kỳ thị với dân da vàng ra mặt. Và thằng này nói  láo,  nói xạo, không  chê đâu được. Anh Sáu, ( chấp  nối với cô H ), nhiều lần nói với chàng:
        -Anh phải đuổi Mụ Nh. Mụ ta đâm thọc với Chủ, hại Anh đấy! Mụ không tốt đẹp gì đẫu! .
      Nhưng chàng  không nở đập bể nồi gạo của người khác. Không hại nhân, nhưng nhân hại chàng. Thà  người phụ mình, chứ mình không nở phụ người. Nguyên vốn hiền lành và  dễ dãi với đám công nhân đồng hương. Cho nên, chàng bị họ lờn mặt.  Anh Sáu Râu, góa vợ, có con gái út bị tật bàn  tay. Nó cứ  bám theo cha mãi. Anh gá  nghĩa với cô Hạnh.  Cô này nhỏ con, người Nam, gầy, gán ghép với một HO, để sang HK.  Rồi họ chia tay. Sáu Râu và Hạnh đều có con  riêng. Họ thuê nhà ở chung tại Khu Vực Tracy. Cả hai là CG. Cô em Hạnh, diện HO, do Sáu Râu bảo lãnh, cũng đã sang Mỹ. Chị Anh, bà con  với cô Hạnh, là vợ của Anh Ba Khanh. Anh ta nói tiếng  Bắc, gốc Tàu, người  Lương, gốc PG, theo đạọ vơ, lớn  hơn Bà xã hai mười mấy tuổi. Cô Hạnh  tiếp tuc  làm Hảng Gíấy, khi  Chàng  hết làm nơi này. Bà Nh lên thay chức  cai. Nhưng  nhờ Hạnh làm mọi thứ giấy tờ chấm công, vì thị kém chữ nghĩa. Sau này, Hạnh bị cửa xếp Hảng Giấy rơi trúng đầu. Cô ta mê man nhiều ngày và từ trần sau đó, tại BV “Our Lady Of The Lake”. Thật tội nghiệp. Cô  em gái săn sóc hai cháu, thay thế người chị bạc số. Đúng là “Hồng nhan mệnh bạc”. ”Giai nhân tự cổ như danh tướng. Bât kiến nhân gian đáo bạch đầu.” .  Anh Sáu Râu cũng khéo xử sự, cố làm vừa lòng chàng, người Xếp của Bà Kế.  Chở hộ đi khám bệnh tại New Orleans cả  vợ chồng chàng ( BS Nguyễn Huy Xương, cựu Y sĩ TYV Duy Tân, Đà Nẵng, Bắc ). Sáu chở vào nhà quen, chụp ảnh cho hai người. Chụp hình ngoài chợ trời cho họ. Sau đó, anh ta rửa ảnh biếu, không tính tiền. Gọi là giúp bạn mới qua. Bởi vậy, chàng rất có cảm tình với anh ta. Anh thường dẫn vợ vào Chùa Tam Bảo, rút xăm, xem vợ mình  may mắn như thế nào, vào đầu Năm Mới. Anh nhờ Nguyên  đoán hộ Quẻ xăm cho Bà Xã. Họ tin bói toán, dù cả hai đều là CG chính hiệu .
                                    ”Rút xăm bói quẻ cho nàng
                                     Thử xem năm mới giai nhân thế nào.
                                     Hên, xui, may, rủi làm saỏ.
                                     Chẳng ngờ mấy lượt, xăm nào cũng đen”.
      Quả là  điềm xấu. Vì vậy,  nàng đã rủi ro bị cửa rơi đập trúng đầu phải mạng vong. Thật đúng như quẻ xăm thuộc dạng:Hạ –Hạ. Hạnh rút đến mấy lần . Quẻ Xăm cũng Hạ-Hạ. Cảnh cáo phải đề phòng vận đen. Đúng là số mạng.
                                      ”Nữ nhi vắng số ở đời,
                                       Tuổi xuân đành phải xa rời tình lang.”.
       Lúc bấy giờ, Khâu Chạy Máy Ép Giấy do chị Nhã, Bắc, phụ trách. Chồng chị là Anh Nhuyến, Khóa 1/CTCTĐL. Gia đình HO, ở CA mới sang. Anh ta góa vợ. Có con trai lớn,  không chịu ở chung vớ Dì Nhã, đã ra riêng, tự lập. Hai người có một bé gái, khoảng 5 tuổi. mụ mẫm, dễ thương. Lúc dầu, Anh ta chở Nguyên và một số công nhân Hảng Giấy đi làm việc và về nhà cùng vợ. Anh đi học Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật. Vợ chồng có con  nhỏ, nên  hưởng Trợ Cấp  và tem phiếu. Làm Hảng Giấy nửa chừng thì Chị Nhã bỏ việc, đi làm tại Hảng Giặt Ủi. Cô Hạnh  vào chạy máy, thay thế  Chị . Rồi sau đó, gia  đình Anh Nhuyến move trở lại CA. Anh ta lái  xe hơi xuyên bang, băng qua Sa Mạc, trở lại nơi họ  ngụ trước kia. Lúc này , sau khi học luật 6 giờ, do Anh Danh, người Nam, cha của Khải, dạy tại HTTL , trên Đường Greenwell Spring . Gia đình chàng có bằng viết . Nguyền tự thi lấy. Nguyền còn giúp con Quyền thi đậu bằng  viết luôn. Bác Thạch thì giúp Thanh và  Thằng Anh thi bằng  viết Lái Xe. Anh có bằng lái trước tiên.  Lúc đầu Anh NV Toán, Bắc , CG, suôi gia, giúp chàng thi Road test tại Trung Tâm Thi Bằng Lái, trên Đường Government, Baton Rouge . Nhưng chẳng may, chàng bị đánh rớt. Họ hẹn tháng sau lại thi. Nghe lới khuyên của Chú Phước, chồng  Hạnh, ở gần nhà. Chàng  nhờ Khoa, học  trò cũ, giúp hộ  để dự thi  thực hành bằng  lái,  tại Port Allen. May quá,  chàng thi đậu. Hiệp sĩ Khoa, lúc đó , còn cư ngụ sát nhà chàng ở Vinh Phát. Khoa thật lanh. Tiếng Anh học rất nhanh. Lúc chàng  dạy nó tại VN và bây giờ trình độ đã tiến bộ khá xa. Nó lanh như cha nó vậy. Bây giờ, chàng lái xe đi làm và chở Tiến ( Hòa), cùng một số công nhân khác nữa.
               Lúc bấy giờ, sau khi qua Mỹ một thời gian ngắn, con Quyên đã ưng thằng Anh, con trai Anh Toán ( Bắc di cư,CG ). Anh lớn tuổi hơn Quyên nhiều, học hành chả  là bao. Nhưng  nó rất lanh lợi, lái xe giỏi. Tuy nhiên, chàng rể ham bài bạc Casino hết nói. Nó theo thằng Anh cả chục ngày. Buộc lòng phải gả  con gái cho nó. Thằng này  lại ba xạo một cây. Lại khoe nhiều tiền, hứa cho Thanh mượn sáu trăm đô để mua  chiếc xe Camry 88. Nhưng  rốt cuộc, chỉ có cái mạng trành. May mà có chút tiền dành dụm mua được chiếc xe. Nếu không, thì tiền đặt cọc chiếc xe này , bị mất đừt lưôn. Thằng  ba xạo hết  cản.  
              Một hôm, David  bảo chàng nghỉ việc vì Hảng Giấy ế  ẩm. Lee đứng bên cạnh, cũng chêm vô: ”Tôi cũng nghỉ làm nữa”. Chàng ngây thơ tin họ. David còn cho chàng số phone nhà và bảo chàng:  “ Khi cần gì,  anh cứ gọi tôi. Tôi sẽ  giúp anh “ . ’Đúng là lịch sự quá cở. Đuổi việc mà không nói ra. ” Lịch sự kiểu Mỹ mà”. Chàng  ra đi . Hòa, em chàng và con Quyên,  còn tiếp tục làm. Như vậy,  chàng làm Hảng giấy  chỉ ba tháng. Khoảng từ tháng 8/1995 đến tháng 11/1995. ( Lễ Thanksgiving rơi vào ngày Thứ Năm, cuối tháng  11. Công  nhân nghỉ,  rồi làm bù, ngày thứ bảy. Hảng Giấy không cho CN nghỉ lễ, ăn lương như một số Hảng khác ở HK ). Chàng phải buồn bã giã từ nơi đây. Chính mụ Nh đã hại chàng mà! Quả y như lời Anh Sáu Râu nói, là mụ ta tâu hót với Chủ Mỹ cho chàng de,  để mụ làm Xếp cho hả dạ lòng mình mới thôi.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Sep 04, 2010 5:26 pm    Tiêu đề:

        2) LÀM  CARWASH
           
   
          Sau đó, Chàng  nhờ Bác Thạch giúp  tìm viêc khác. Mùa Khai Thuế cuối nắm 1995, Phòng thuế LB đã làm sai trường hợp của chàng .  Chàng có  3 Credits, mà  theo giấy tờ gởi về : Không có Credit nào cả. Chàng  nhờ Bác Thạch chở đên Hảng Giấy , cơ sở mới. ( Ông Robert và cô  Tàu ,  hùn hạp làm chủ Hảng Mới. Cô Hoa Kiều là Giám Đốc, Ông Robert giữ chức Phó . Chàng  không thấy David và thằng Lee .  Cơ sở đặt bên Đại Lộ Scenic Highway ( Free Way) . Chàng nhận Giấy Xác Nhận, ghi rõ thởi gian làm việc và tiền lương khai thuế ( Mẫu W2 ).  Bác Thạch  đưa chàng về lại USCC. Chàng lái xe tới Sở ASXH  điều chỉnh HS. Bác Thạch bảo
  -Anh nên làm Carwash cho  khỏe. Bịnh Anh phải  làm việc nặng , bằng tay chân,  mới giảm lượng đường trong máu.
       Chàng buộc  phải làm việc “Lau Chùi Xe”, để kiếm sống. Cậu Châu, trẻ tuổi, chưa  tới 30, Xềp Sòng tại đây, Manager, chỉ dưới chủ Mỹ thôi, Người Nam , mập mạp, thông minh, lanh lợi. Bảng  Nội Quy, thật gắt gao, kỷ luật cao , bằng  tiếng Việt. Chứng tỏ Chủ  Mẽo tín nhiệm  Cậu như thế nào. Ai cũng ngán Cậu hết. Châu nhận chàng  vào Hảng Benny’s Carwash nhờ Giấy Giới thiệu của Bác Thạch, Cơ Quan USCC, Châu nổi danh từ  lâu trong đám CN/VN. Chàng làm tại Chi Nhánh  Assen Lane, gần nhà thương Đức Bà” Our  Lady  Of The Lake.” Từ nhà,  chàng lái xe đến đây, gần cả giờ vì chàng lái chậm , quá cận thận. Tại đây,  Đăng  cũng như Khoa, đều từng làm, để kiếm thêm tiền.  Lúc  đó, Đăng  đang làm tại Hàng Sắt,  trên Thành Phố Port Allen. Phước, chồng Hạnh, từng làm CN tại Hảng buôn bán sắt thép này. Phước đã giới thiệu Đăng vô làm tại đây, trước khi Anh ta bỏ  việc sang nghề kinh  doanh. Đăng làm Hảng Thép Full Time  và Carwash ; PartTime. Khoa  học thợ  sửa xe tại trường Cao Đẳng Nghề Nghiệp, làm “Rửa Xe”, phụ thôi, vào buổi tối như Cha mình. Lúc đó, Anh Bảy, gốc Phan Thiết, cựu Đ/U, người bảo trợ Đăng và Thọ ở LSU,  diện HO, sang Mỹ ( Đăng  quen biết Anh Bảy trong tù, A30 và trở thành thân nhau từ đấy) đang làm Tổ Trưởng  Khâu Buổi Tối tại Cơ Sơ,  bên Đường Airline HighWay( Gần nhà Nguyên hơn, nhưng chàng  không  được làm tại đây). Còn Thọ, CG,  thì làm tổ viên, nhưng cũng tỏ ra tích cực và  sốt sắng  làm cho Chủ Mỹ. Sau này, Thọ mới nhờ Châu nâng lên hàng Manager phụ trách Cơ Sở,  bên Đại Lộ Assen Lane.  Còn Anh Tân, Huế, gốc SQĐặc Biệt /Thủ Đúc ( như Quảng và Lâm/PR ), PG, làm Manager tại Chi Nhánh Airline Hwy . Có thể nói, Carwash là một Job thuộc hạng bết bát nhất ở  đây. Việc rửa, lau , chùi xe,  mới nghe qua,  tưởng nhẹ nhàng. Tuy nhiên,  thật ra,  “bá thở cào cào’. ”Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.  Những  lúc ế ẩm hay có ít  xe khách đến rửa,  thì Chủ đuổi về ngay, mặc dù CN chỉ mới làm  được một vài giờ. Còn khi đắc khách,  thì làm trối chết, không ngứng tay, nghỉ xả hơi. Mùa hè,  thì trời nắng  như  lửa nung ngoài sân bãi. Nắng như thiêu, như đốt da người. Còn mùa đông, thì trời rét căm  căm.  CN vẫn phải đứng ngoài trời, lau chùi xe cho khách liên tù tì.  Không có máy lạnh , máy nóng chi cả. Chỉ có cái máy sưởi nhỏ xíu,  đặt ớ  gốc Gara,  cho CN hờ tay bị lạnh cóng thôi. Có hôm, cuối tuần hay sắp Lễ Giáng Sinh,  thì CN trúng  mánh. Tiền Bonus chả có xu ten nào. (Ông Chủ Cha cho mỗi người con dao nhỏ, giá bảy mưởi lăm cents. Thế thôi ). Có hôm, xe  đến  sáu bảy trăm chiếc, Manager Thọ sắp thành năm lane. CN không  được nghỉ ăn trưa như quy định hằng ngày. Phải đứng làm suốt từ  tám giờ sáng , mãi tới sáu giờ chiều mới  hết khách. Chủ mua  Hamburger để trên bàn cho CN tranh thủ, vừa  ăn, vừa làm. Đám Mỹ đen hay Mễ  “dớt” lẹ, hết nhẵn.  Bạn nào chậm chạp thì đói meo. Một số CN da  vàng,  phải đành chịu bao tử xẹp lép ngày hôm ấy. Họ  vừa mệt mỏi, rã rời chân tay, lại đói bụng muốn xỉu nữa chứ! Chủ Mỹ chỉ  biết thu tiền vô túi thôi. CN làm  hơn 10 giờ , nhưng không được hưởng giờ Over time. Hôm sau, phải về sớm  hai tiếng, để bù giờ phụ trội bữa trước.  Dẫu  thời tiết quá oi ả, nóng bức, hoặc lạnh lẽo, tê  dại da thịt, cóng xương, dẫu lao động ngoài trời cực khổ, gian lao cách mấy. CN phải chấp nhận. Rán chịu,” Sống chết mặc bay, Tiền Thầy bỏ túi”.  CN làm Carwash quả thật vất vả. Không có ngày Lễ nào được hưởng lương cả. Nghỉ  không có xu ten nào. Tại Mỹ,  nhiều Hảng không chịu trả  tiền giờ phụ trội và ngày nghỉ Lễ, dù Ngày Kỷ Niệm trọng đại của Quốc Giẫ như Ngày Quốc Khánh July 4th, Lễ Giáng Sinh, Tạ Ơn,  Lễ Lao Đông...
                                “Đi làm Carwash Benny
                                  Lau xe  ngoài nắng, hoặc khi lạnh trời.
                                  Nắng nung người, rét run vai
                                 Trải qua Carwash, hiểu đời Mỹ hơn.
                                 Đúng là “Đất Hứa Thiên Đường”
                                 Những ai mơ ước giàu sang nơi này.
                                 Có khi đông khách suốt ngày
                                 Năm lane, mười tiếng, ngưng tay chẳng hề.
                                 Ơ Cơm buồn bã nín khe
                                 Bánh kia Chủ đã mua về ăn trưa.
                                 Trên bàn thơm phúc burger
                                 Vừa lau,  vừa đớp cho vô dạ dày.
                                 Mỹ đen, Mễ thật lanh tay
                                 Ngó qua, nhìn lại , Bánh bay chẳng còn.
                                 Da vàng đói lả , bụng thon.
                                 Rả rời thân xác, mỏi mòn sức ai.
                                 Trả tiền giờ phụ bái bai
                                 Hôm sau về sớm.lai rai bù giờ.
                                 Khi cần ở lại lau xe
                                 Trời mưa, ế ẩm, đuổi về ngang xương.
                                 Lễ thì chẳng có trả lương
                                 Có làm mới hưởng, ai thương dân nghèo.
                                 Cũng nhờ Carwash mãi đeo
                                 Công nhân kiếm sống, ít nhiều thong dong.
                                 Ở đâu cũng phải làm công
                                 Áo cơm cái nợ trả xong kiếp người.
                                 Giá tư do thật cao vời
                                 Tha hương cuộc sống, dất trời thênh thang.”    
           Lúc bấy giờ,  Hảng Benny trả lương cho Nguyên $ 4.75/giờ ( Hảng Giấy chỉ trả $4.50 /hr, dù Chàng làm Cai. Hòa chỉ có $4.25/hr. Quyên được $4.50/hr ). Ban đầu, Nguyên  làm Khâu Lau Chùi, Chà Bóng Bánh Xe cùng với anh Tường Ni63 ( Bắc CG HO1. Anh có biệt danh này vì anh hay nổ, bạn bè nói thế ), anh C. Làm khâu này, tương  đối nhẹ hơn Khâu Lau Chùi Xe. Ông  NCH., chồng chị Lan ( Đính ), làm Tổ Trưởng. Còn Ông Thọ,  thì làm Manager ( Thọ quê Tháp Chàm, cha làm Nhân Viên Hỏa Xa, học cùng lớp với Anh Trường, CG, sinh năm  1949, nhỏ hơn chàng cả chục tuổi),
+++ LÀM   TEACHER   AIDE
           
         Hôm đó,  chàng xin về sớm để làm thêm nghề Teacher Aide tại Trường Belle Aire  Elementary School ( Nguyên làm tại đây, từ tháng 9/1995. Chàng nhờ Anh Trúc hướng dẫn vào Trung Tâm AV,  thi đậu bằng Teacher Aide và photocopy văn bằng Cử Nhân AV, cả Thẻ GSAV tại VN, bổ túc HS, xin làm việc tại các lơp Anh Ngữ ESL, dành cho người nước ngoài, có nhu cầu học môn này. Hai GS người Mỹ phụ trách hai lớp, vỡ lòng và lớp cao hơn. Cô Keepler ( đạy luận văn Cấp 3 tại Trường Broadmore ) dạy lớp trên và Ông Mỹ  già ( dạy môn Speech cho người tật nguyền khó phát âm), dạy lớp dưới. HV học hai đêm thứ ba và thứ năm, từ 6 giờ đến  8 giờ. GS  lương $15 /h. Chàng  thì $ 6.30/h. Dr Varino,  Giám Đốc Trung Tâm AN, tuyển dụng chàng. Ông NV Sâm nhường lại cho chàng  phụ trách Teaher Aide. Ông này CNGKAV, như Ông  tự giới thiệu mình, đang làm Phụ giảng  lớp ngày, có con em HS/VN theo học tại Trường này. Ông nguyên là Th/Tá CS, cải tạo 9 năm,  HO 15. Gốc Huế,CG. Ngay từ  lúc gặp chàng  tại trường xin việc với Bà HT, TSGD ( Dr of Ed ), Ông Sâm đã hỏi chàng:
           -Anh có phải là người Công Gíao không?.  Lúc đó có cả Anh Trúc nữa. Chàng e dè trả lời;
          - Không .Tôi theo Phật Giáo.
        Ông hơi khựng một giây. Rồi gượng gạo nói:
           -Đạo  nào cũng  tốt thôi .
       Chàng nhớ hôm đó, BácThạch nói trước cử tọa dự tiệc,  đãi gia  đình chàng lúc mới qua Mỹ tại nhà Đăng:
           -Tại Khu Vĩnh Phát này, Công Giáo mạnh lắm đấy!.
        Thực ra Bác cũng theo Đạo bên  vợ vì cha mẹ Bác là Phật Giáo,  như Bác tửng nói với Thanh sau này. Đăng cũng gốc gia đinh bên lương, theo đạo của bà xã  ở PR.
            Anh Danh, Huế, CG, bạn với Ông Sâm, giới thiệu chàng cho anh này. Vì vậy, Anh  ta mới goi điện thoại báo chàng  đến xin chân Phụ Giảng các lớp ESL nói trên. Chàng  nóí cho Anh Hảo, TT Car Wash, biết lý do chàng xin về  sớm  hai bữa chiều, thứ ba và thứ năm. Tuy nhiên,  chàng không ngờ y lại thọc với Thọ sau đó. Khi nghe chàng xin về sớm để phụ giảng AV, Hảo sa sầm nét mặt, nín khe, khó chịu biểu lộ ra bề ngoài rõ rệt . Y ganh tỵ một cách lộ liễu. Người ít học ,,xử  sự thiếu kín đáo, tế nhị. Phải nói là ganh ghét ra mặt, khi thấy người giỏi hơn  mình.  Hôm sau Thọ chuyển  Nguyên  xuống khâu lau chùi xe. Dĩ nhiên,  Khâu này cực nhọc hơn, vất vả hơn khâu chàng đang  làm nhiều. Chàng bất bình, nhưng  dịu giọng xin Thọ cho làm Khâu  cũ. Y nhất định từ chối. Y  tỏ ra ác cảm với chàng rõ rệt, công khai xẳng giọng. Thật hết nói Y cứ đì chàng cho bỏ ghét thôi. Y muốn chàng phải tự bỏ việc. Bài học chua chát, cay đắng vô cùng. Biết tiếng Anh hơn người, sao không  bị họ ganh ghét được. Chàng nhớ lúc làm Phụ Giảng AV , hôm đó,  chàng đang say sưa giảng bài. Bỗng chàng quay lại thì thấy Anh S., CG, Quê Hộ Diêm, có con gái học  bằng B lớp chàng phụ trách, hồi còn ở VN, nhìn chàng  ác cảm, hận thù ra mặt. Y lộ vẻ ganh ty, ghen ghét chàng vô cùng. Anh ta  cũng cấp Tr/Úy, học tập Cải Tạo tại SM  với chàng  sau 75. Chàng và anh ta không thân thiết, quen biết nhiều. Cũng không đụng chạm, xích mích gì. Thế mà anh ta chỉ vì ganh ghét kẻ  giỏi AV hơn mình,  mà đâm ra  thù hận người đang  hướng dẫn mình học ngoại ngữ. Chàng chán nản, buồn bã vô cùng. Chàng đâm ra  sợ con người. Con người thật nguy hiểm, xấu xa vô  cùng. Ganh ghét, cao ngạo, hận thù, cố chấp, cuồng tín, tiểu nhân, tham lam, ích kỷ, dối trá, lọc  lừa , nham hiểm...Chàng vốn đã  sợ Tôn Giáo rồi. Nay lại nhờn nhợn con người. Con người lợi dựng tôn giáo, lợi dụng  sự mê tín và cuồng tín của tín đồ ,để gây chia  rẽ,  đấu tranh, hận thù, giết nhau, hại nhau làm nhân loại đau khổ gần hai ngàn năm qua, chưa chấm dứt.  Chiên tranh Tôn Gíáo và Ý Thức Hệ không ngừng nghỉ trên Hành Tinh đầy đau khổ và  hệ lụy này. Thiên Đàng hay Địa Ngục đều do con người đầy tham vọng và tham quyền cố vị, háo danh, gây ra trong Cõi Ta Bà này. Đúng là Địa Ngục Trần Gian không bao giờ chấm dứt  bởi lòng ganh ghét, thù hận, ác độc, xấu xa  của chúng sanh,  gây ra.trên cõi đời này.
                                 “Con người ác độc vô cùng
                                  Hận thù,  ganh ghét, bao dung khó tìm.
                                  Thấy người tài giỏi hơn mình
                                  Đâm ra bực tức, quyết dìm hại thôi.
                                  Chỉ mong lấn lướt hơn người
                                  Tham quyền cố vị, tham tài, tham danh.
                                  Vô minh , cuồng tín, chiến tranh
                                  Làm cho nhân loại điêu linh chẳng ngừng”.
                 Chàng làm Carwash chỉ trong môt thời gian ngắn. Một phần vì cực quá, một phần vì bị Manager da vàng, mũi tẹt đì  hết cở thợ mộc. Tổ Trưởng  lại ganh ghét, trù dập, dù trước đây, chính chàng đưa vợ y vào làm Hảng Giấy. Chàng quyết định tìm cách bái bai nghề lau chùi xe ngoài trời,  nóng như thiêu đốt mùa  hè và lạnh cóng chân tay vào mùa  đông rét mướt.  Chàng cố gắng tìm việc khác. Carwash và chàng không có duyên phận dài lâu.
                           


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Sat Sep 25, 2010 5:25 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Sep 08, 2010 3:51 pm    Tiêu đề:

  3) LÀM HẢNG TEAM   TOYOTA        
                 
       
Nguyên đã  sợ nơi nào làm có nhiều người Việt. Từ Hảng Giấy qua đến Benny’s Carwash,  có nhiều công nhân cùng da vàng,  mũi tẹt.  Chàng đã  có kinh nghiệm, thật phủ  phàng cay đắng. Dân tha hương, đất khách, quê người, cứ than phiền người Việt mình không biết đoàn kết. Họ kháo nhau:” Nơi nào có hai người Việt là có chuyện”.  ” Nơi nào có một ngươi Hoa thì yếu, hai người Hoa thì mạnh. Đối với người Mễ, Nhật, Đại Hàn, Lào, Miên, Thái Lan, Phi Luật Tân... cũng thế. Tại vì họ có truyền thống biết đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhaụ , nên hễ đông người thì họ thành lực lượng mạnh hơn bất cứ làm tại Hảng  nào, cơ quan nào. Người Việt mình, có lẽ vì bị Thực Dân, Đế Quốc, CS cai trị lâu đời. Họ khéo lợi dựng sự khác biệt về Đảng Phái chính trị, tôn giáo, địa phường ...để  chia  rẽ, kỳ thị người Việt,  ngõ hầu dễ sai khiến, cai trị,  làm theo ý họ quen rồi. Nên người Việt tha hương, khó mà đoàn kết, đứng chung  một chiến  tuyến,  như bao dâỉn  tộc khác  di trú tại đây. Càng  có đông người Việt, thì có  tranh chấp,  chia  rẽ, bài xích , bêu xấu, nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn chung sống, hòa đồng với nhau.
                                   “Bàng quan thiên hạ than rằng
                                     Càng  đông dân Mít, việc làm khó  khăn.
                                     Kết đoàn chẳng có bao năm
                                     Rẽ chia Tôn Giáo, Địa Phương khác miền.
                                     Lại còn Chính Trị, Chinh Em
                                     Hội Đoàn đủ thứ,  khó tìm điểm chung.
                                    Thua xa dân bạn kết đoàn
                                    Quê ngửời giúp đỡ, hết lòng vươn lên.
                                    Bao giờ con cháu Rồng Tiên
                                    Biết thương nhau, xóa tị hiềm bấy lâu.”
               May mắn là thằng  Quốc Anh, con rể cho chàng hay là Hảng Xe Hơi Team Toyota, đang  cần người lái xe,  ra vô gara sửa chữa của Hảng. Thế là chàng vội đến  xin việc ( Lúc bấy giờ,  gia đình anh Toán đã cho tổ chức Lễ Hỏi Quyên cho con trai mình. Bác Thạch Chủ Trì cuộc Lễ này. Tiệc  tổ chức tại nhà Chàng. Dĩ nhiên, mọi phí  tổn do nhà gái bao thầu. Anh Toán mời các bà con bạn bè CG. Chàng mời một số thân hữu như vợ chồng các anh chị Trúc-Đào, Khuê-Cúc, Đăng, Nuôi, vợ chồng anh chị Thu, mới quen, CG...Một số thân hữu, bạn bè như anh Đoàn, Bắc, CG, Xếp của Thanh  làm tại trường học.  Sau đó, Quyên về ở hẳn với Anh luôn, dù chưa làm đám cưới. Chính nó muốn thế mà! Thật hết nói. Sang Mỹ có mấy tháng là lấy chồng liền, xa cha mẹ và các em ngay. Lễ  hỏi  của nhà  trai, có  quay phim, chụp hình  xôm tụ, cho đỡ mất mặt bầu cua. Nguyên và Thanh thương con, nên con cái chọn nơi nào, thì gã nơi đó).
          Lúc chàng vào văn phòng Ông Service Director xin làm CN lái xe ra vô Shop Sửa Chữa, thì gặp Kỹ Sư Hòa, người đã giới thiệu chàng mua Bảo Hiểm Nhân Thọ trước đây,  qua sự giới thiệu của Đăng ( Ông Hòa , người Nam, cựu Đ/Úy Hải Quân VNCH, may mắn qua Mỹ sớm, học thêm, đậu bằng KS/Hóa, làm công chức Mỹ, cũng làm thêm nghề Địa Ốc ( Realtor ) và làm cho Hảng Life Insurance trên đường Florida). Ông ta đang đi sửa xe. Sẵn dịp, xin hộ chàng làm CN lái xe. Ông  Big Boss OK và lấy bằng lái xe của chàng photocopy làm HS. Chàng có Job mới nên từ giã Bennýs Carwash. Chàng vui lắm !  Hảng Xe Hơi chàng  làm gần nhà. Nên  chàng có thể đi bộ đến Sở. Chiều về thì nhờ quá giang ai đó cùng Hảng, không khó lắm.  Lương phạn hạng bét $4.50/hr.
                                  “Bình minh cuốc bộ đi làm
                                   Trên cành chim chóc ca vang đón chao”.
        Nguyên cũng quen đi.  Chàng cũng cảm thấy vui  thích đấy chú! Cây cối bên kia rừng, tưng bừng chim muôn  tụ hợp,  hòa tấu khúc nhạc ban mai, rộn rã vang trời,  như chào đón mọi người đên Sở. Một ngày nắng ấm, đẹp trời, bắt đầu trải khắp thành phố, Thủ Phủ TB.      
                                  “ Ngày ngày phụ trách lái xe
                                     Ra vô Khu Sửa, đông ghê, xe, người.  
                                     Mắt này cận, viễn lai rai
                                     Tiểu Đường hại nhãn, kêu trời  bấy lâu.
                                     Mắt mờ, sức khỏe mòn hao
                                     Thân già cứ rán,  ngõ hầu nuôi thân.
                                     Khổ thay!  Buồn ngủ chẳng ngừng,
                                     Bịnh tình đủ thư, cứ nung nấu người.
                                     Thân này mệt mỏi chẳng  rời
                                     An nhiên vui sống thảnh thơi xứ người.”
                    Bây giờ,  Quyên đã  nghỉ  làm Hảng Gíấy khi  nó về ở nhà  Ông Toán. Hòa cũng nghỉ làm nơi đây. Nguyên  nhờ anh Hương phụ trách lái xe ra vô Carwash, đưa vô làm tại Khu Essen Lane ( Anh Hương là phụ Tá chó Ông Thọ. Về sau, anh  bỏ  Carwash, khi được thu nhận làm CN  lái xe cho Hảng Chevrolet, cũng trên đường Florida , gần Hảng Xe Hơi  Nguyên làm. Tại đây,  có Anh Chiểu,TTK Chùa TB và Hùng, bạn tù CT  trước đây của Nguyên, tại SM và A30, anh Tâm, chồng chị Nh. anh Thông, Huế, CG, ở gần nhà Nguyên sau này, làm khâu Detail Shop. Lúc  đầu, có Anh Tường Nổ, Bắc, từ Carwash sang làm, khâu Đánh Bóng Xe. Sau đó,  anh ta  qua Hảng He Hơi khác, lái xe  cũng như Anh Toán tại Hảng Gery Lane,  trên Đại Lộ Florida , gần Khu Downtown ).  Sau đó,  Hòa  làm khâu hút bụi,  cũng cùng Hảng Car Wash trên Đường Airline Hwy, cho đến sau này. Nó giữ  mãi một Job. Lúc đầu, nhờ  anh Hảo chở đi làm.  Sau đó, có bằng tài xế ( nhờ Anh Tường chở đi thi ), nó mua  xe, tự  lái đến Sở. Rồi nhiều chiếc bỏ gara. Bây giờ,  Nó  cởi xe đạp đi làm hằng ngày. Chả sao cả. Vì tính tình Hòa khùng khình, mưa nắng bất thường,  nên Thanh không cho nó ở chung nữa. Chàng  giúp em ở  share phòng với mẹ con  Bà Ba. Họ người  Hoa, cùng chuyến bay từ VN sang HK với gia đình chàng trước đây. Cũng ngụ trên đường Lorna Avenue. Họ thuê nhà  chung cư của Bà Thơ, CG, diện con lai, quê Hộ Diêm. Sang, con trai Bà, cũng làm Carwash như Hòa. Họ làm cùng chỗ tại Essen Lane, lúc Hòa mới dọn sang nhà Bà Ba. Hòa vốn ưa thích văn chương. Nó  biết làm thơ và vẽ rất đẹp, nhất là  vẽ hình người, Phật, Thánh, Thần, Bồ Tát, Hộ Pháp. Nó chỉ thờ Phật Bà Quan Âm và đọc  thuộc lòng Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm. Nó còn vẽ hình Hộ Pháp thờ trong nhà.  Nó thật có hoa tay. Hình  vẽ nào cũng  đẹp, cũng sống động, trang nhã.
                                      “Tánh tình mưa nắng bất thường
                                        Rất là mộ đạo,cô đơn một  mình.
                                        Cho rằng người xấu mông mênh
                                        Quen nhiều chỉ hại, không nên la cà.
                                        Đọc kinh, niệm chú trong nhà
                                        Thành tâm danh hiệu Phật Bà  Quan Âm.
                                        Rất là tôt bụng, hiền lành
                                        Chỉ ham tập võ, luyện mình dẻo dai.
                                        Bây giờ xe đạp thảnh thơi
                                        Ba lần xe hỏng, bị người chơi khăm.
                                        Phí tiền , xe cộ  cứ  nằm
                                        Trung thành  Carwash, mười năm vẫn cày.
                                         Độc thân tại chỗ, tháng ngày
                                         Thong dong kinh kệ, sách đầy  khắp nơi.
                                         Tiếng Anh giờ cũng khá  rồi
                                         Công dân Mỹ Quốc, như người địa phương.
                                         Cũng nhờ Anh Chị động viên
                                         Hoc bài thuộc hết, đậu liền một khi.
                                         Cháu thì chở Chú đi thi
                                         Anh Em tương trợ, sá gì khó khăn.
                                         Tai Chi chỉ bảo cho Anh
                                         Anh Em tập luyện cho mình thọ xa.
                                         Quê hương tóc trắng Mẹ già
                                         Một đàn em  đó,cửa nhà cậy trông.
                                         Lai rai gởi ít tiền nong
                                         Nở hoa hiếu thảo, thơm lòng tha hương.”
                 Chàng đã chính thức làm công nhân lái xe cho Hảng Team Toyota. Ông chủ Hảng cao, to,  lái chiếc Big Truck đỏ, đến Sở hằng ngày. Ông ta giàu có. Làm Chủ nhân  hai Hảng xe hơi lớn,  trên  Đường Florida. Hảng  Team Honda và Toyota ( Có cả  chi nhánh Huyndai /Đại Hàn). Hảng lớn nhân viên đông. Xe cộ nhiều vô cùng. Có cả Khu Detail Shop và Body Shop. Cô vợ, tên Rose, trẻ hơn  trượng phu, khoảng ba mươi lăm là ít nhất. Ông ta  chừng sáu mươi lăm. Con trai khoảng  bốn mươi, làm Manager khâu bán đồ phụ tùng cho Cha. Rõ ràng  con  cả lớn hơn Bà Mẹ kế, ít ra cũng phải năm sáu cái  xuân xanh . Chả sao. ”Tình yêu  nào tinh  tuổi đời hơn thua”. Chàng-Nàng có đứa con gái chừng 11, 12 tuổi. Họ cưng chiều hết mực. Tiểu thư con Triệu phú mà! Nghe nói,  trước kia Ông là Chủ Hảng Adam Toyota. Ông  bán Hảng đó và lập hai Hảng mới nói trên. Ông  Big Boss có giai nhân. hiền thê trẻ trung, nhí nhảnh như thế đã đành. Ngoài ra,   nhân viên của  Ông cũng bắt chước Xếp mình lập gia đình với các thục nữ, tuổi nhỏ hơn con mình nữa,  mới oai phong,  lẫm liệt, mới vi vút, phong lưu, hạnh phúc mái ấm , hôn nhân hết chê được.
                                   “Chồng già, vợ trẻ là  Tiên
                                    Giàu sang, phong độ, bạn hiền, tuổi hoa.
                                    Giai nhân mắt biếc, nõn nà
                                    Tình yêu nào có trẻ, già so đo”.
            Ông  John Sharp, Service Director, ít nhất cũng trên  năm mươi. Còn hiền thê  mới  có hai mươi bốn mùa xuân chứ mấy. Anh chàng Ronny, cựu  chiến binh VN, Y tá, bốn mười tám, vợ mình mới có chừng hai mươi lăm. Ngang  ngửa với con gái mình, đời vợ trước, đang học Master ngành Tâm Lý.  Mẹ nó  đã cuốn gói theo chàng trai trẻ, khôi ngô, tuấn tú hơn chồng từ lảâu rồi. Vợ kế của Ronny thật là diễm le,ả như một hoa khôi, dù đã có một con với y.  Ronny làm salesman, rồi thăng chức Servixce manager, phụ tá Thủ Trưởng John Sharp, nhờ tàỉ khôn khéo với cấp trên. Trong Hảng,  còn có  hai  cựu quân nhân HK,  đã từng phuc vụ tại VN trước kia. Anh  Paul, Hải Quân, machenic, to  con, bị thương,  còn mẻ đạn ghim trong người,  không  thể mổ lấy ra được. Còn người hùng John Hines, cựu  binh chủng TQLC, phục vụ  lâu  ngày tại VN. Nguyên  là chuyên  viên  sửa xe hơi, nên ít đi tác chiến như nhiều Hiệp Sĩ GI Mẽo khác . Anh ta đã từng  xơi mắm  nêm ở Qui Nhơn và Phú Tàì, Bình Định. Khi đói thì không chề món gì có thể nhét vào bao tử trống trơn, bù trơ  bù trất.  Nếu không  ăn  thì “Về  chầu Diêm Vương tức khắc” .  ”Phải  không Anh bạn, cựu Tr/Úy QLVNCH? ”, .John tươi cười nói chuyện với Nguyên. Anh  ta to con, da trắng, đẹp trai, để  râu mép, trông  còn oai vệ , phong độ lắm!  Hôm đó,  con trai cả, cũng đô con, da trắng bóc, mắt nâu, cũng  là lính TQLC Mỹ, đến thăm cha  tại Sở. Anh vui vẻ nói với chàng:”  Nó nối nghiệp tôi đấy!”  Hàng tuần  John phải lái xe , xuyên bang,  đến điểm hẹn,  tại một tiểu bang đệ tam, thăm hai con dưới 18,  đang được  mẹ nó nuôi dưỡng. Hai người đã ly dị. Nàng  giữ nuôi hai  con. Chàng trả”Child Support” hằng  tháng và được phép đến thăm con hàng tuần, theo lịnh của Tòa Án.  Chàng cư trú tại TB/LA. Còn nàng ngụ tại TB Miss. Nơi gặp con  là TB khác với hai TB trên, tùy theo Ông Tòa phán quyết. Nàng có bạn trai. Tôi cũng có bạn gái. Tự do hú hí. Đã chia tay rồi mà. Tuy nhiên,  vì tình xưa nghĩa cũ, đôi khi , chàng thiếp cùng tâm sự, nĩ non đêm ngắn tình dài,  khi hai người đã ngà ngà say và hơi men chếnh choáng và lửa tình hâm nóng. Thật ra “ Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.”Tình cũ không rũ cũng  tới” .   .        
         -Tôi  chi tiền cấp dưỡng các con, cho đến năm 18 tuổi. Nếu chúng còn đi học Đại Học , thì tôi phải chi trả  cho đên khi chúng 24 tuổi . Đó là nghĩa vụ làm cha. Luật Pháp HK là vậy. Nếu từ chồi trả tiền cấp dưỡng cho con vị thành niên, thì đi tù ngay. Ở trong ngục thất, khỏi lo”Child Support” nữa. Bộ ở tù sướng lắm sao,Ông bạn? ”, John nói tiếp,  khi chàng lái xe vào cho Anh ta sửa. Chính John  và Paul tập  lái xe “Số Tay cho chàng” (Standard  Transmission”) nhiều lần, cho dến khi chang biết điều khiển loại xe này. Nguyên nhớ lại câu châm ngôn tại Xứ Cơ Hoa;” Nhất Em , Nhì Cụ, Tam Cây, Tứ Súc”.  Như thế, đàn ông tại đây, bị xếp loại hạng bét. Phụ nữ  nơi ” Vùng Đất Hứa” này là  hạng “Number One”.
                                       “Tại đây ly dị liên miên
                                         Đàn Ông trách nhiệm  chi tiền nuôi con.
                                        Tự do  phụ nữ còn son
                                         Bạn trai thoải mái, tiền chồng cứ thâu.
                                         Hai bên thỉnh thoảng gặp nhau
                                         Tình xưa hâm nóng, cho bù bạc ra’
                                         Hôn nhân  tại Xứ Cờ Hoa
                                         Như là thay áo, cởi ra, mặc vào.
                                         Của tiền,vật chất hàng đầu
                                         Tình người,đạo nghĩá đổi màu nắng mưa.
                                         Càng văn minh, đạo đức càng mờ
                                         Từ bi, bác ái, trong mơ châp chờn.”
                     Hảng này quá lớn, có nhiều bộ phận, cơ sở khắp nơi. Trên quyền Service Manager là General Manager, Ông  Robert Don. Nghe nói,  lương Ông khoảng  trăm ngàn/năm. Dưới Ông, có Manager,  lo bán xe cộ. Nghe đồn Ông  này khoảng  sáu chục ngàn đô/năm. Trên chóp bu là Ngài Chủ Nhân Ông, cũng làm General Manager, trên quyền Ông  Robert Don. Ngoài ra,  còn có nhiều Manager  tại hảng  này. Tất cả đều dưới quyền sinh sát của Hai Vị Tổng Giám Đốc nói trên. Chàng cứ bị buồn ngủ hoài vì căn bịnh  TĐ  quái ác. Khách Mỹ thường kỳ thị dân Á Châu. Có người ác ý, thấy chàng thường gục lên,  gục xuống, dù là đang đứng chờ lái xe, đã đến báo cáo với Manager hay Shop Boreman.  Ông này trắng trẻo, mắt xanh như mắt mèo, tóc màu nâu , dong dong cao, rất có thành kiến với CN da vàng,  mũi tẹt. Ông ta liền  trình  với Giám Đốc John Sharp và  cảnh cáo chàng.  Môt hôm,  chàng lái chiếc xe truck Số tay, bị cà ngang hong, móp vào vì mắt kém và vô ý. Anh Ted, một salesman tại Phòng ngoài, chạy vào báo cáo với Ông Sharp. Ông  ta ra lập biên bản, trình Ông Chủ, Nguyên sợ bị kỷ luật, đuổi việc qúa, vì gây thiệt hại cho Chủ Hảng. Nghe nói xe hư, sửa chữa nơi Body Shop bộn bạc. Chàng  thấy Bà Chủ trẻ  đẹp, có cảm tình  với chàng lâu nay, nên vào trình ngay. Xin Bà cứu giúp”Kẻ trầm luân gặp ruỉ ro” .  Chàng  tìm cách nêu lý do cho sự vô ý  làm móp xe của khách:
       -Thưa Bà Chủ, con gái tôi bị  bịnh. Tôi lo lắng quá, đêm qua không ngủ được, nên thẩn thờ,  không chú tâm làm xe khách bị  chạm vào trụ nhà móp hong xe. Xin Bà  cứu tôi , tôi rất đội ơn Bà Rose Phillipert.
  Nữ Bồ Tát tươi cười thông cảm, bắt điện thoại  nói gì đó với John Sharp. Ông ta vội vã  đên gặp Bà Chủ. Sau đó, Ông ta  nói với chàng  trong tình trạng đang lo lắng sợ bị đuổi việc, bị bể nối gạo như chơi ( Cao tuối, bịnh hoạn, khó xin  việc lắm!)   “Tôi sẽ cố gắng.”.  Nhờ vậy,  mà chàng  khỏi bị “Fired”,  vì mắt lem nhem, lái xe không giỏi, gây thiệt hại cho Chủ hơn hai ngàn đô tiền thay hong xe  và sơn sửa lại bộ phận bị hư.  Hú hồn! Chàng  bị chuyển qua Khâu “Detail Shop”. Xếp Sòng tại đây là J.R, da đen,  24 xuân xanh, ngang tuổi thằng Anh, con trai chàng. Manager PX này,  kiếm hai ngàn rưỡi đô/tháng, y tự giới thiệu với chàng,  khi hai người quen nhau, nhưng  y phải trả tiền nuôi ba đứa con nhỏ đang ở với vợ đã ly dị, nửa số tiền  kiếm được. Thật là đau khổ. Tòa án đã xử như thế. Có điều làm nó bưc tức vô cùng là:
      -Nàng nhận tiền của tôi hàng tháng, mà cứ ngủ với trai. Thế có chịu nỗi không chớ? .    Tuy nhiên ,  J.R. cũng  đã có bạn gái. Cô  này cùng gốc Phi Châu như y,  gầy như y. Nhưng khuôn mặt còn trẻ  và  dễ coi. Không quá đen đúa như cột nhà cháy, hay tóc  vàng khè, bốc nắng, vai u,  thịt bắp như một số cô gái da màu khác. Cô này thường hay lui tới  đây thăm người yêu. Một hôm,  nó đưa thơ của nàng viết cho chàng,  để Nguyên xem chơi,  chứng tỏ nó có tài,  được nữ nhi ái mộ , muốn tiến đến hôn nhân. Nó không  phải là “ Kém hào hoa phong nhã”. Đại khái,  nàng muốn gắn bó trăm năm  với chàng. Hai  kẻ cô đơn,  đã ly dị bạn tình trước đây, nên chung  sống thực sự, để an  ủi,  giúp đỡ nhau, nuôi nấng các con tốt đẹp hơn. Trước mắt, nên hẹn ngày cho con nàng  và con chàng gặp mặt nhau tại buổi đi Picnic nào đó. Trong bức thư khá dài, Cathy, tên cô gái trẻ đã ly dị chồng và nuôi hai con dại,  cũng kể lể những hạnh phúc  giữa hai người lúc ân ái, âu yếm, ôm xiết một cách mê mẫn , say đắm trong vòng tay nhau, những dam mê tuyệt vời tột đỉnh, cả hai thường hưởng thụ, lúc gôi chăn tình tự bên nhau. .  Lúc đầu,  J.R. rất kỳ thị  người Việt. Nhưng  chàng  đả biết điều “biếu vài ba trái chuối Bà Hương Mỹ cho y hằng ngày “Xơi lấy thảo”  . Y không còn  chỉ trích, hạch  sách chàng nữa. Có hôm`,  y trắng trộn hỏi chàng:” Bữa nay  anh có đem chuối cho  tôi không?”.  ”Có ạ, trong bị của tôi để trong tủ lạnh.”.  Thế là y cười vui vẻ với chàng. Sở dĩ chàng biết y thích trái cây này là vì Ông David, ( Người tài xế thường lái xe tải đến đây,  bán các món hóa chất hay  xà  bông đủ loại, dùng rửa, chùi xe, kính hay chà  láng, đánh bóng chiếc xe cho lộng lẫy,  mới mẻ hơn trước, của ngừời khách mới  mua tại Hảng) cứ mua quà cho bọn CN Khâu này  để lấy lòng khách hàng xộp hàng tuần. Quà bánh đủ loại. Nhưng nhiều nhất là chuối Bà Hương.  J.R  , ỷ mình là Xếp Sòng tại đây. cứ  giữ lấy hầu hết các  món ngon để vào Phòng manager. Y khoái chuối ghê lắm!  Y khoái chất ngọt hết nói. Quà bánh ngọt hầu như Y “dớt” hết. Các CN khác dưới quyền y, thường không có bao nhiêu. Y thật tham lam, cố ăn, chỉ muốn  giành hết,  khi nắm quyền sinh sát trong tay. ”Cờ  tới tay cứ tha hồ  phất.”.  Chàng biết lo lót ba  quả chuối mỗi ngày  cho Thủ Trưởng , nên cũng êm ả thân già giữa đám Mỹ gốc Phi Châu. Có lẽ vì  sự tham ăn  quá mức, nên đàn em cùng màu da,  không ưa thích. Trong nhóm này,  có Ông Elvin,  khoảng 54, 55 tuổi. Y là cựu quân nhân Mỹ,  từng tham chiến tại VN, trong hai năm.(1966-67) Y nói đã từng ở Kontum , Pleiku, An Khê, Qui Nhơn.  Y cũng  từng vào ra thăm “chị em  ta” từ SG lên. Các ả trẻ trung, nhí nhảnh, lả lơi, thơm phức,  tại Khu Dưỡng Quân Pleiku, dành cho Quân Đội  Đồnh Minh và VNCH,  giải sầu,  mua vui trong lúc cô đơn , xa nhà, xa Quê Hương. làm bạn với hiểm nguy,  chết chóc hằng ngày.  Y đã  kể lại  cuộc tình bay bướm, lãng mạn của mình hồi chiến đậu tại VN. Y thấy mình nếu cứ la cà các Quán  Sai Gòn Tea, Bia Ôm, hay Snack Bar, giải sầu với các nàng môi son má  phấn, điểm trang lòe loẹt  tại đây  thì thật nguy hiểm , dễ bị mắc binh phong tình. teo chim ( một loại bịnh thịnh hành lúc bấy giờ. Nghe nói, bịnh này truyền sang VN, do lính Đại Hàn gây ra cho các cô  gái bán bar ),  hay giang mai mà tai hại cả đời trai . Vì vậy, Y thích có bạn”Regular Girl Friend’. Thuê cho  nàng phòng trọ, bao nàng ăn,  ở. Khi rãnh rang, chàng chui về tổ ấm,  hú  hý với người đẹp. Thế là bảo đảm an toàn xa lộ, tuy có tốn kém hơn, nhưng thật là thoải mái, an tâm, hạnh phúc. Có tình, có nghĩa. Một vài bạn Mỹ, đã có kinh nghiệm thuê bao các kỷ nữ, về làm vợ tạm thời,   khi họ đi xa, bận công tác hay hành quân, thì các nàng  thường  xuyên được chu cấp mọi thứ  này, hay xé rào, ngủ với bạn trai hay khách làng chơi,  kiếm thêm bạc bỏ túi. Thật khó mà tìm bạn “Tri Âm “ khác chủng tộc, chung thủy với Người Tình Quân Đội Đồng Minh, khi họ xa nhà. Các ả chỉ là gái buôn hương, bán phấn, gái làng chơi, gái công cộng. Ai có tiền cũng tiếp hết. Nhưng họ khó mà gá nghĩa trăm năm với gái nhà lành, có ăn học. Hiếm khi  lắm! Nhưng Elvin OK hết . Vì Y  chỉ làm chủ, chỉ quản lý nàng, trong  thời gian ngắn ngủi,  tại Tổ Ấm thôi. Y bất cần nàng có trung thành ,  thủy chung với Y hay không. Chỉ có “Chúa” biết. Trời mới biết lòng dạ đàn bà. Thế là hể về thành phố là Y có tình thân thường xuyên,  mở rộng vòng tay đón Y  và  đô la tại nhà. Khỏi phải ra các Quán bar, hú hí với các ả ” Gái  Thuê,  Gái Baô ” .  Vì vậy,  trong hai năm chiến đấu  ở VN,  Y có nhiều bạn gái như thế, tại các thành phố, nơi Y đã  đến đóng quân. Đổí đi xa thì các nàng cũng bái bai và Tổ Ấm cũng tan luôn.
                                         “Xa nhà, đời lính hiểm nguy
                                          Khi về Mái Ấm, phòng the Em chờ.
                                          Tiền ăn , tiền ở, Anh lo
                                          Đô la rũng  rĩnh, ra vô bạn vàng.
                                          Tình không chung thủy, chẳng màng
                                          Miễn về Anh có Giai Nhân đón mừng.
                                          Đôi ta gá nghĩa mận nồng
                                          Anh về chung gối loan phòng đắm say.
                                          Đổi xa thì tạm chia tay
                                          Mong cho gặp lại sau này ở chung.
                                          Lính GI Mẽo thương  nàng
                                          Bán ba vui ve,ũ hợp đồng bên nhau.            
                                          Chim có bạn,Ta có đào
                                          Âm dương hòa hợp . lối vào Thiên Thai.
                                          Đây Miền “Khoái Lạc”cuộc đời
                                          Tình yêu trai gái, muôn nơi đẹp màu”.      
                   Elvin cũng kể cuộc tình lâm ly, bi đát, gây cấn , hồi hộp, suýt bỏ mạng vì cái tính đa tình lãng mạn ”Hay ưa đàn bà và thường được đàn bà ưa lại” cúa Y. Lúc ở Houston, TX , Y đã có bạn gái. Cô  Kathy cũng da  màu. ”Hai bên cùng liếc, hai  lòng cùng ưa”(Kiều). Họ gắn bó, thề non,  hẹn biển , ăn ở như vợ chồng  chính thức. Sau đó, Y lại  gặp và tán tỉnh  một phụ nữ khác,  xinh đẹp hơn ”Bạn Gái” mình. Cô ta lai giữa trắng và đen. Da  nàng sáng hơn. Duyên dáng,  diễm kiều hơn. ”Đi đêm có ngày  gặp ma’.  Một hôm, chàng  đang “tâm sự”,  hú hí với nàng tại một Motel , ở ngoại ô thành phố,  thì Kathy tìm  tới. Không rõ  có người quen  nào trông thấy hai người,  nên báo cáo với ” Bà Chằng Lửa” này. Kathy vốn nóng nảy và hung dữ lắm !  Nàng ghen không thua gì Hoạn Thư hay Bà Trung Tá Thức cho tạt át xít vào  khuôn mặt diễm lệ của cô vũ nữ , giai nhân Cẫm Nhung,  mà chồng mình mê tít thò lò, ở VN trước kia. Vụ án tình làm chấn động cả  nước,  lúc bấy giờ,  làm cho Phu Quân phải thân bại, danh liệt. Thật vậy,  nàng gõ  cửa rầm rầm. Qua cửa sổ,  Elvin thấy bóng Hung Thầnă xuất hiện, mặt hằm hầm, tức giận đôi gian phu, dâm phụ , bên trong Phòng Ngủ. Y vội  giải thoát cho tình nhân chạy trốn ngã sau. Rồi chàng vội vã  bước tới mở cửa. Kathy long lanh đôi mắt sáng như sao băng,  tìm kiếm khắp phòng bóng dáng ” Con Hồ Ly Tinh ”đã  quyến rũ “Bạn Trai Mình”.  Nàng thất vọng, khi trông thấy đồ lót của nữ nhân còn trên giường và chăn gối rối tung.  Chứng tỏ hai người vừa  quần thảo, say đắm nhau, quấn quít nhau trên giường này .  Không thấy dâm phụ, Nàng  giận quá, rút súng chỉa vào ngực chàng bóp cò. Nàng hét to, như trút căm hờn vào phát súng::
           “Tên dâm phu, ngoại tình. Tao giết mày.”  Đoành! Đoành!  Đoành!  Đạn nổ  xé không gian yên tĩnh trong Motel. Hốt hoảng, Y nhoài người tránh làn đạn. Tuy nhiên, đạn đã ghim vào ngực,  nhưng may không trúng tim. Y phải nằm bệnh viện mấy tháng. HúÙ hồn,  hú vía. Thế lá Elkvin bái bai con cọp cái và chàng move  về TB này, kiếm Job làm  mấy năm nay. Bây giờ,  chàng ta gá nghiã với một phụ nữ, cùng chủng tộc, màu da. Họ thuê phòng trên lầu 1, Khu Chung Cư,  gần nhà Nguyên,  ơ ũtại  Phố Chợ Vĩnh Phát, cũng gần Hảng Xe Hơi,  mà họ đang làm CN. Có thể nói,  tại Mỹ,  những cặp vợ chồng,  theo thống kê,  65 phần trăm  ly dị nhau.  Hôn nhân thay đổ liên tù tì , bất tận, như cơm  bữa. Chủ nghĩa cá nhân, tự do trai gái , luyến ái yêu đương rất phóng túng.  Sống chung,  rồi chia tay, mỗi người mỗi ngã. Đàn bà được  ưu đãi,  bênh vực hơn đàn ông tại Xứ  Cờ Hòa này.
                  Trong Khâu Body Shop, có anh chàng Jim, dân da trắng, gốc Ái Nhĩ Lan, CG nòi, khoảng ba mươi cai xuân, có vợ và  sáu con, đã ly dị. Bây giơ, chàng ta  phải nai lưng lao động cực lực để trả”Child Support” cho vợ.  Nàng cứ tự do sống với tình nhân. Dại gì tái giá thì mất tiền trợ câp hàng tháng của người chồng cũ. Jim thường tâm sự với Nguyên: “ Tôi chỉ mong cho cô ta chết phứt cho xong. Cừ đòi tiền chèo chẹo mà tối ôm trai ngủ. Nghĩ  có tức không chớ? ”õ\. Đời sống  xã hội Mỹ  có những mặt tiêu cực như thế. Một số người kinh nghiệm thay đổi bạn tình, ly dị nhiều phen, thú nhận với Nguyên.
    -Chia tay, hủy hôn ước, giá thú và thay đổi tình nhân, đa phần vì vấn đề sinh lý, ái ân. Họ thích của lạ. ”Cũ người ta, mới mình”. Tình yêu xác thịt có hòa hơp. thỏa mãn gối chăn,  thì hạnh phúc hôn nhân, mái ấm, mới bền vững, lâu dài. Ngoài ra, tiền bạc, của cải vật chất, chức quyền, danh tiếng, nhà cửa, xe cộ bóng lộn, sắc đẹp giai nhân hay nét hào hoa, phong nhã, khôi ngô, tuấn tú của nam nhi, cũng quyết định tình yêu đôi lứa trăm năm, gắn bó hay chia tay dễ dàng, một khi con người cứ  chạy theo Chủ Nghĩa Vật Chất,  mà coi nhẹ giá trị của Đạo Đức và Tinh Thần, cũng như Tập Quán và Truyền Thống Dân Tộc. Anh chàng Jim, trẻ trung, da trắng trẻo, to con , mắt nâu, tóc bôm xồm, đẹp trai như một lực sĩ.  Thế mà bị vợ bái bai, chạỵ theo gã đàn ông  khác,  dù nàng đã có  sáu lửa rồi.  Chàng ta bây giờ cu ki tại chỗ. Ở vậy cấp dưỡng cho các con.  Nàng thì cứ tự do bay nhảy, theo người tình thỏa thich.
         Thời gian thắm thoát trôi qua, Nguyên đã làm tại Hảng này cả năm rồi. Hôm đó, nhân dịp sắp đến Mùa Giáng Sinh, các CN được Chủ cho bao thư Bonus, mỗi người 50 đô. ( Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong (Memorial Day) không  được nghỉ. CN được Chủ đãi bữa ăn trưa Barbecue, thịt bò nướng thôi). Lúc này, có một thanh niên da màu, to cao, mặt mày bặm trợn, tên David, trùng tên với người Cai đã thay thế J.R. bị chuyển qua Gara sửa xe. David kỳ thị chủng tộc ra mặt. Y tỏ ra ăn hiếp da vàng lộ liễu. Y cấu kết với Elvin tố giác những  khuyết điểm, bê bối của  J.R. Vì vậy,  Ông  John Sharp nổi giận,  cách chức J.R và đổi qua khâu khác.  J.R có năn nỉ Nguyên lên nói hộ giúm là y thông minh , tốt bụng, giỏi chỉ huy, để xin về chỗ cũ. Nhưng chàng từ chối. Y nói:
      - Anh không thương J.R rồi!.  Y có  vẻ hờn giân chàng. Sau đó,  Y bi sa thải khỏi Hảng vì làm hỏng công việc được giao phó sao đó.  Người Cai mới cho Nguyên biết như thê. Ông này tỏ ra kỳ thị chủng tộc và không ưa J.R. Có thể Ông ta sợ Y trở lại thì Ông mất chức Cai ” Ngồi Chơi Xơi Nước”, Ông từng  nói với chàng:’
-Ông  Big Boss là bạn tôi. Ông bảo tôi chỉ ngồi coi ngó anh em  lau chùi,  đánh bóng xe thôi.
Thật vậy, một hôm, chàng có dịp ra sân “Soft Base Ball”( Một loại Dã  Cầu ở Mỹ). Ông Ken Phillipert,  đóng vai ném banh (Pitcher), còn Ông David,  thì  chạy vòng ngoài, khi banh được  ném . Họ là cầu thủ môn thể thao này với nhau mà. Ông  John Sharp cũng thế, Ông này bĩ rủi ro té  trật chân,  khi thi đấu với Đội bạn,( Đôi banh của Hảng  Xe Team Honda.  Hảng này cũng do Ông Ken làm Chủ).  Ông John phải chống cặp nạng đi làm mất mấy hôm. Mặt Ông nhăn nhó, cáu kỉnh vì đau đớn, trông thật thảm não. CN dưới quyền Ông cũng nín re, vì  sợ “Ngài” nổi giận thình lình thì mệt mỏi, mất việc như chơi. Trước đây,  John Sharp cũng thường  lái xe đi  săn bắn vài giờ trong ngày làm việc với Ông David. Họ  chơi thân với nhau, nên cái thế của David trông mạnh lắm! Vì có Big Boss, Chủ Nhân là chỗ dựa của mình, Ông David da trắng, gốc Ăng Lê chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, ông to cao hơn Nguyên một cái đầu. Bụng to bệ vệ. Ông từng làm Thợ Hàn trong 30 năm tại một Hảng, nên được hưởng tiền hưu do Hảng đó đài thọ là $300/tháng. Ông cho chàng biết như thế. Buổi trưa,  Ông chỉ ăn chuối và kẹo làm bằng hạt Pecan (một loại Bồ Đào ở Mỹ, ruột bùi bùi, beo béo như đậu phọng ). Tại Hảng,  Ông ta chỉ ngồi lột trái này để vợ Ông  làm kẹo cho Ông xơi. Ông ta khoái chất ngọt quá cỡ.
    Ngày cuối năm 1996, tiết trời lạnh lẽo vô cùng. Nghe nói,  các TB Miền Bắc Mỹ, còn lạnh hơn nhiều. Tuyết rơi phủ đầy khằp nơi.  Người ta lái xe khi đi làm, phải đem theo xẻng, để cào xúc tuyết, trên mặt đường nhựa, mới chạy an toàn được. Mùa  đông , thường ế khách hàng. Nhất là khách đến mua sắm xe cộ. CN Khâu Detail Shop cũng  rỗi việc, vắng xe các loại lui tới và khách hàng nhờ đánh  bóng, chà nhám, lau chùi xe...Xui xẻo làm sao cho anh em không có việc làm, đang đứng nhìn bầu trời xám xịt, mưa phùn bay lất phất. Trời đông buốt giá, ảm đạm vô cùng. Bỗn nhiên, ông Ken, Big  Owner, cao to dềnh dàng, đang lái xe truck đỏ lòm, chạy ngang qua Detail Shop. Lúc đó, Ông David đi ngao du ở đâu chưa về. Ông Chù  thấy đám công nhân nhởn nhơ, tà tà lãnh lường Hảng mà không có việc làm. Ông tức giận xuống xe. Ông bước khệnh khạng. Mật hằm hầm, mắt long lên vì tức giận. Ông hất hàm, nhíu cặp lông mày rậm như chổi xuể hỏi tên Mỹ đen, đang  đứng khơi khơi ngoài cửa ga ra, phòng dùng cho xe đậu, để CN xịt nước, lau chùi, đánh bóng, chà nhám xe:
          “Ê  này! Tai sao tụi mày đứng chơi, không chịu làm việc?. Tên Kim, Mỹ đen cao, gầy, bình tĩnh trả lời Big Boss: ( Kim là  tên bặm trợn,  hung dữ vô cùng. Nó từng đánh vào mặt Anh chàng  bán đồ phụ tùng cho Hảng. Anh ta có tật nhậu Whisky trong lúc làm việc,  vì nghiện rượu mạnh hết nói. Dù thằng Kim có lỗi đánh Anh trước, làm rơi chiếc gương cận thị nặng của Anh,  khi hai người cải vả, thách thức nhau vì xích mích, kỳ thị chủng tộc, nhưng Anh lúc đó miệng nồng nặc mùi Whisky. Ông Sharp nổi giận sa thải Anh. Nhưng sau đó Hảng gọi Anh vào làm lại vì Anh rành việc kinh  doanh đồ phụ tùng  và có trí nhớ tuyệt vời.
    -Chúng tôi đang chờ xe khách, không có việc làm.  Ông Ken còn hầm hầm nói to trước khi  trở ra xe:
  -Tụi mày phải tự tìm việc mà  làm. Hiểu chưa? Khộng thể đứng không được. . Thế là chừng môt giờ sau, Ông David cầm xấp giấy về Phòng Rửa Xe. Ông ta thở dài áo não, khi cho mời mọi người đên lãnh giây nghỉ việc. Giấy này, dĩ nhiên,  do Ông Sharp ký.  theo lệnh của Chù  Nhân, Ông Ken, Xếp Sồng của Hảng . Ông David nhìn mọi người bằng ánh mắt buôn bã,  như muốn thông cảm và chia sẻ nỗi chán nản thất vọng của đám dân nghèo bị mất việc. Cụ thể là ngày mai Lễ New Year, Ngày Tết Tây, là  Lễ lớn trên khắp thế giới. CN được nghỉ ăn lương như mọi khi.  Bị đuổi  ngang xương như thế này. Rõ ràng,  Chủ Nhân tìm cớ  kiếm lợi mấy trăm bạc. Thật là nhỏ mọn, dã man, bóc lột một cách trắng trợn hết cỡ, mấy cu  li nhà nghèo, khốn khổ này. David gọi tên từng người lãnh giấy nghỉ việc. Ông ta an  ủi:
    -Các anh không bị đuổi. Hảng không có việc làm cho các anh. Ông Chủ cho các anh nghỉ.
Tên da trắng có sáu con,  mặt như chảy dài, giận dữ, đâp bàn cái rầm, rồi bỏ đi. Chính tên này, lúc còn làm bên Khâu bán xe Đại Hàn Team Huyndai, đã lỗ mãng hiếp đáp, tỏ ra kỳ thị  người da vàng với Nguyên. Ông David đã binh vực chàng. Nhưng người Manager, da trắng, xếp của  anh ta, lại hết sức biện bạch cho thuộc hạ  đệ tử mình. Thực là bất công. Da trắng binh da trắng. Gà nhà bảo vệ gà nhà. Thế là coi như huề cả làng luôn.   


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Wed Sep 08, 2010 6:26 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Sep 08, 2010 6:24 pm    Tiêu đề:

    Kẻ có lỗi, không hề bị la  rày, sửa sai hay kiểm điểm chi cả .Nếu như người tỵ nạn mà có  lỗi như thế, thì chắc chắn bị khép tội hành hung người bản xừ và bị đuổi ngay lập tức. Đã  có nhiều CN da vàng  bị như thế, khi họ không chịu được  sư hà hiếp quá đáng của kẻ ỷ thế dân Mỹ chính hiệu con ó xám, tha hồ phân biệt đổi xử với người  khác chủng tộc.
        Khi bị sa thải,  nhiều CN xôn xao bàn tán, tức mình bỏ ra về. Thằng Jack, tên da màu, nổi tiếng bặm trợn, du đãng, nóng nảy, hung hăng, dang cầm loong nước ngọt uống, giận dữ, đưa tay cao, quăng cái rầm xuống nền xi măng của phòng rửa xe. Y  chửi thề rùm beng, trước khi xách túi da ra cửa. Thật ra,  Chủ kiếm cớ rỗi việc để đuổi CN, kiếm lợi mấy trăm, khỏi trả tiền nghỉ Lễ Tân Niên. Bởi vì, sau đó, Hảng lại tuyển CN mới vào làm,  để lấp chỗ trống, đã bị ngưng việc. Thế có  tinh vi không chớ !  Thật là Siêu Bóc Lột, Siêu Tư Bản.    
                                         “Công nhân tỵ nạn thiệt thòi
                                           Người dân bản xứ, thế thời trội hơn.
                                           Chủ nhân binh vực rõ ràng
                                           Những khi tranh chấp, hai chàng khác nhau.
                                           Da vàng xếp loại hàng sau
                                           Ưu tiên da trắng, da màu Cờ Hoa.
                                           Biết thân, nên nhịn người ta
                                           Kiện thưa, dẫu có ra Tòa, cũng thua.”  
            Trong khi thất nghiệp, Nguyên nhờ Bác Thạch tìm một Job khác kiếm sống. Bác cho biết Chủ nhân nhiều grocery ở đây là Ông Ba H. Ông  ta gôc Tr/Úy tài chánh, sang Mỹ  sớm , trở nên giàu có,  nhờ kinh doanh các tiệm bán thực phẩm, bia, rượu, thuốc lá cho khách.  Ông  ta gốc Bắc, CG, chỗ quen, bạn bè với Bác. Tuy nhiên, khi Bác chở chàng đến tiệm Alby,  nơi Ông  làm chủ,  để xin việc,  thì Ông nói ngay, khi quan sát  chàng kỹ lưỡng, dáng vẻ không hài lòng vì thấy chàng lớn tuổi:
         -Anh muốn lãnh lương bằng tiền mặt hay Check? .  
Chàng  chưa kịp trả lời, thì Bác Thạch nhắc ngay:
   - Thì  lãnh tiền mặt đi.
  Chàng  y theo đề nghị của ân nhân bảo trợ,  vội trả lời Ông Chủ, có nét mặt nghiêm nghị, dáng người dong dỏng cao:
       -Xin  Ông cho lãnh tìền mặt ạ!
 Tuy nhiên,  Ông ta không nhận ngay mà  nói:
-Bà Xã tôi đang bận  trông coi tiệm trên Port Allen ( Ông  ta có nhiều tiêm Grocery lắm). Để Bã về,  tôi hỏi ý kiến đã. Có gì, tôi gọi cho Anh biết sau.
 Chàng nghi là Ông không bằng lòng, nên từ chối khéo léo. Chàng có cho Ông  số điện thoại nhà. Nhưng Ông nín thinh, không gọi cho chàng hay biết gì cả. Thế là  outside. Bù trớt, bù trơ. Không dễ gì xin làm việc tại Tiệm người đồng hương đâu, nhất là những người cao tuổi như chàng. May sao, cậu Pháp, CG, cha là cựu Trung  Đội Trưởng Nghĩa quân,  ở Quãng Ngãi, dạng HO , đến cho biết cậu theo gia đình lên TB Michigan làm ăn ( Ba cậu trước kia  cũng nhờ Bác Thạch gíới thiệu vào làm Hảng  Food Supplỳ. Không êm, vì xích mích với đám CN /VN tại đây. Ông bị  tai nạn lao động, nên  Chủ cho nghỉ việc. Hôm trước, gặp Nguyên,  Ông  nói ngay:
 -Họ sắp xếp hết rồi. Cố tình đuổi tôi mà! .
Vì vậy, cậu bảo Nguyên  đến  Hảng, làm thay cậu trong gara sửa xe.  Pháp trạc tuổi thằng Anh, con  chàng. Tuy ít học, nhưng lanh  lẹ , siệng năng và tánh ngang tàng, bướng bỉnh, không chịu khuất phục kẻ khác, nhất lá dân bản xứ.  Đã đụng chạm với Mỹ. Tuy nhiên, nhờ còn trẻ và khoẻ mạnh, làm việc giỏi, nên Chủ mến mộ. Ông Sharp nói với chàng: ” He’s nice.” (Anh ta dễ thương ). Vì vậy,  nghe Pháp nhường  lại Job, Chàng vui mừng, vội lái xe xuống Sở. Chàng gặp Ông Clark, NV bán đồ phụ tùng, da trắng, hiền lành, dưới quyền Ông Kenny Phillipert, con trai Ông Chủ bảo chàng:
 -Anh đến gặp Ronny,  nhận việc gắp đi!
Chàng hăm hở tiến vào gara sửa xe. Ronny đang làm Service Manager, bảo chàng:
-Anh  giữ uniform và ngày mai đến Hảng làm khâu của  cậu Pháp nhé .
Thế là chàng trở lại Hảng làm clean up, trong  Shop sửa xe thay Pháp.  Pháp lãnh lương $5.50/giờ lúc bắt đầu và lâu lắm,  khiếu nại lên xuống nhiều lần, Chủ mới tăng lên$5.75/giờ. Chàng thì họ trả $5.00/giờ ( trước đây chỉ có $4.50/giờ. Sau chàng nhờ Kenny nói với cha cho  lên $5.00/giờ. Đó là nhờ thằng Kim, cùng làm tại Detail Shop, da đen, hung bạo, dữ dằn, mách nước cho chàng. Nó bị Ông David đuổi. Ông ta nói với chàng:” He’s bull shit ” ( Nó xạo lắm! ).
         Lúc bấy giờ, ba cưụ quân nhân Chiến Tranh VN. Ba Chàng Hiệp Sĩ Ngự Lâm Pháo Thủ , Ronny, John Hines và Paul,  vẫn tiếp tục làm tại Hảng này. Ron đã làm xếp, Service Manager, có  quyền sinh sát hết mọi người, chỉ dưới quyền Service Director, John Sharp, thôi . Ron hách xì xằng ra phết. Y hút thuốc phì phà, đi qua, đi lại, giày đế cứng,  khua trên thềm xi măng lốp cốp, lộp cộp. Y nhìn các công nhân sửa xe cũng như các khu khác trong gara. Y vui vẻ, cười nói với mọi người, nhưng đuổi họ  sau đó. Trở mặt như trở bánh tráng. Ai cũng khiếp sợ y. Chính  Paul  cũng bị y đuổi việc trước ngày Chàng vào làm thay Pháp. Ron đuổi hôm ấy ba thợ sửa xe, trong đó có bạn cùng chiến đấu ngày xưa tại VN với mình. Paul cũng thường chở Ron đi làm và về thành phố Hammond trước đây. Dĩ nhiên, người ký giấy sa thải là John Sharp, nhưng  người đề nghị là Ron, vì Y trực tiếp chỉ huy và quán xuyến mọi việc trong gara. Đuổi hay thu nhận là do Y đề nghị lên Cấp Trên. Dù Y có “ Ném đá giấu tay ”, thì ai ai cũng biết trách nhiệm thuộc về Y mà.
                                     “Bên ngoài nói chuyện cười tươi
                                      Nhưng mà đuổi việc, ai thời chẳng hay.
                                      Có quyền , có thế, ta đây
                                      Cờ vào,  cứ phất trong tay là thường.
                                      Thói đời ấm, lạnh , nắng,  sương
                                      Lợi quyền củng cố, tình thương nhạt màu.
                                      Từ bi , hỷ, xả dễ đâu
                                      Ghét ghen, thù hận, ngút đầu chẳng phai.”
         Trong Hảng,  có tên Greg, 30 tuổi, da trắng, có vợ con. Làm thợ sửa  xe được 12 năm,  lên chức Tổ Trưởng, coi ba đồng nghiệp khác là Paul, John Hines, và Milton ( da trắng, trẻ ngang tuổi với xếp mình). Y hút thuồc Marboro. Nhưng Y cứ xin Pháp thuốc lá này,  dù cậu ta nghèo và lương thấp hơn. ( Có lần, Y khoe cái Check mới lãnh tuần lễ vacation $900. Ở đây lương lãnh hằng tuần vào ngày thứ sáu. Lương giờ của y lúc đó là $17/giờ. Còn John Sharp thì lương ngang ngữa với John Hines. Hines từng nói với Nguyên như thế. Y cứ theo xin Pháp thuốc lá mãi. Pháp  bực mình, nhưng không dám từ chối. Pháp than phiền với Nguyên:
   -Y giàu mà kẹo thấy mồ. Cứ hút bòn thuốc lá của tôi hoài. Nó hút có ngày cả nửa bao. Bết bát quá đí ! Đúng là Mỹ thỏ! Mỹ kẹo kéo, niếu không ra, không cho cũng dớt.       .                                    
                                       “Thuốc ghiền , dẫu có cũng xin
                                        Dù giàu, cũng chẳng bỏ tiền ra mua .
                                        Mỹ kia chỉ thích hút chùa  
                                        Cứ là bòn rút dân ta vốn nghèo.
                                        Cu li đành phải chìu theo,
                                        Cho mình mát mái, êm chèo, kiếm cơm.
                                        Đành cam đè nén giận hờn
                                        Tha hương đất khách, việc làm dễ đâu”.
     Một hôm, có anh thợ máy da vàng, vừa được Chủ Hảng Xe OK, cho làm trong gara, trực thuộc Tổ do Greg chỉ huy. Anh Th, người Bắc, CG, rễ của Ông NCT . Anh ta có biệt danh là “ Th, Đèo ” , vì hễ mỡ miệng là chửi thề. Thói quen khó bỏ được. Anh ta, tuy ít học, nhưng tay nghề cũng khá, sau nhiều năm sửa xe ở Mỹ. Tuy nhiên, Greg vốn kỳ thị chủng tộc. Y  ra tay “ đì ”  Th  hết  nói. Làm tại  Shop này, thì ăn lương theo” hoa hồng “ . Làm nhiềư, ăn nhiều, làm ít, thì đành húp cháo lỏng. Thế thôi !   Có ngày, Y để Th  “Ngồi chơi xơi nước” .  Cái nào “ chằng ăn, trăn quấn, khó nuốt, khó nhai, thì Y giao cho Th làm. Có lần, Y giao Th clean và sửa chiếc xe cũ mèm, cổ lổ sỉ. Th xịt nước, sửa chửa  chiếc xe cà tàng này, gần một ngày công mà lương tiền thì như khói, như sương. Hoặc có ngày,  chỉ đứng chầu chực bên Y. Y lầm lì, không thèm đếm xỉa gì tới Th cả.  Có bao nhiêu chiếc,  cũng phân phối cho bạn Mỹ hav Y  làm ráo trọi. Còn Th thì buồn so, mặt chảy dài, áo não, nhưng không dám kêu ca, than phiền gì cả. Y nói thẳng với Th  luôn:
      -Ở đây, chúng tôi không có đủ xe để sửa. Làm gì mới tới phần Anh.
Thế là Th tủi thân, chán nản, xin Chủ nghỉ làm. Anh ta cũng có sửa lai rai tại nhà. Nhưng theo luật pháp Xứ Cờ Hoa thì phải là CN chính thức, tại một Hảng Xe Hơi, mới có quyền sửa tại nhà mình lai rai cho khách hàng, theo yêu cầu của họ. Trong Shop, có Anh Mike Duty, da trắng,  trẻ chừng ba mươi là cùng. Anh ta là Tổ Trưởng  khâu”Sửa Xe Đại Hàn”, cũng quản lý trong vòng  bốn thợ,  chiếm một gốc gara, cạnh Phòng Manager. Anh ta  là trai tơ, ưng gái nạ dòng. Vợ có con trai riêng,  khoảng 17, 18 tuổi, làm thợ sửa xe, dưới quyền Ông Dượng. Cậu con ghẻ, khá to, cao và đẹp trai vô cùng. Tóc cậu ta, để dài như con gái. Từ xa,  người ta dễ lầm cậu là nữ nhân. Phòng Sửa Xe quá  rộng, có nhiếu Khâu khác nhau. Các Tổ Trưởng quản lý và điều hành công việc trong Tổ mình, trong Khâu mình trách nhiệm. Họ điều hành, phân phối xe khách cần  sửa chữa, cho các thợ máy chuyên mộn, phụ trách, làm theo nhu cầu của khách hàng. Tại HK,  thì “Khách hàng là Thượng Đế”.
       Làm Clean Up chừng nửa năm ( Từ tháng 1/1997 đến tháng 6/1997) thì vì sức khỏe yếu kèm, bịnh tật,  càng ngày, càng nặng, chàng trở nên mệt mỏi. uể oải, hay buồn ngủ. Lúc bấy giờ, chàng đã xin tăng được 50 xu/giờ, nghĩa là $5.50/hr.  Xin đi, xin lại, Ông Sharp mới chịu. Ngài phán một câu, nghe thật mát ruột, mát gan anh cu li Á Châu :
      - Anh làm tốt công việc. Ông Chủ  đồng ý  tặng lương cho Anh.
Nhưng không ngờ, sau có mấy hôm, sự việc xảy ra bất lợi cho Nguyên. Một hôm,  chàng ngồi chồm hổm. ( Mỹ không thích thế ngồi này. CN phải ngồi một chân, một chân ở thế quỳ, chân kia phải thẳng đầu gối),  múc nhớt cặn đi đổ. Ông Sharp đứng rình phía sau thấy. Y chỉ mỉm cười, rồi bỏ đi. Chàng lo lắng, chạy theo hỏi Ông Big Boss:
     -Thưa Ông có cần gì tôi không ạ?
 Ông ta lắc đầu, cũng  giữ nụ cười thật khó hiểu, nhìn chàng :
- Không có gì đâu. Tôi không cần Anh.
 Qua hôm sau,  có một gã da  màu vô làm clean uy tại Shop Sửa Xe. Trước  buổi trưa,  Greg đi ngang qua nơi chàng đang quét dọn. Y  nhìn chàng ác cảm ra mặt. Y nói:
 -Làm việc không tốt, ( Mới hồi sáng , Y thấy chàng cặm cụi lau thềm Y khen: ” Làm việc thật  hăng  say tích cực.”. Bây giờ, y đã đổỉ khác rồi.  Nói đi  và nói lại mấy hồi.  Tùy theo cảm ứng mỗi lúc mỗi thì thôi. Rõ ràng,  Y nghe Chủ đuổi chàng , mới nói thế chứ .  Suzette cũng chê chàng trước đó,  khi thấy chàng lau nhà không kỹ lưỡng ,  như mọi khi,  vì mệt mỏi, buồn ngủ. Khoảng  gần 5 gìờ chiều, sắp đến  giờ nghỉ, Ron cho người gọi chàng  vào Văn Phòng của Y.  Y bảo chàng, giọng nhẹ nhàng,  bình thản,  ngọt xớt như  thường lệ:
    -Ở đây, không có chỗ cho Anh làm. Anh xãy xin nơi Hảng Xe khác nhé!
Nói xong,  Y rút tấm danh thiếp có tên Y  và chức vụ cũng như số ĐT của Y tại Hảng. Y tỏ ra quan tâm,  giúp đỡ người bị sa thải.
-Hãy nói với Chủ mới,  cứ gọi ĐT cho tôi. Tôi sẽ giúp Anh có việc làm.
 Lúc đó, chàng ngây thơ, cầm lấy tấm cạt của Xếp Sòng. Nhưng  chàng thậi quá nhẹ dạ, dễ tin.  ”Thật thà là cha đứa dại”. Người đã đuổi mình, thì làm sao giúp mình được.  Đó chỉ là “đạo đức giả’”đầu mối, chót lưỡi, để lấy lòng,  an ủi kẻ bị sa cơ, thất thế thôi. Y nói thêm :
-Thứ sáu đem trả quần áo và lãnh Check nhé!.
Thế là chàng thât nghiệp. Lấy gì sống đây? Chàng sực nhớ đến người bạn quen hồi còn làm ở Hảng Giấy. Chính chàng đã đưa vợ anh ta vào làm ở Hảng này hai năm trước đây. Anh ta đang làm Xếp tại Tiệm phân phối thực phẩm lớn nhất Thành Phố,  Thủ Phủ của TB. Trước kia,  Anh ta có học ESL tại Trường  Belle Aire mà Nguyên  làm Phụ Giáo lớp học có Anh ta là học viên cùng con trai lớn và cô bồ của nó. Hai bên gia  đình đều gốc Quảng Trị và Huế, đều CG nòi lâu đời. Hai người này thành vợ chồng sau đó. Họ có mời chàng dự đám cưới và  buổi tiệc thiết đãi  quan khách tại nhà hàng Mỹ trước đây.  Chàng  vội điện thoại cho Anh Th,  hỏi xin việc làm.  Anh sốt sắng bảo chàng:
       -Anh lên gắp gặp Manager, vì Chủ  Hảng cần người ngay hôm nay.
 Chàng vui mừng , đi đến Hảng Food Supply,  nằm  trên Đường N.Foster, để gặp Anh Tr. Th. ngay hôm ấy.
Về Đầu Trang
Huynh Thanh



Ngày tham gia: 20 Nov 2009
Số bài: 82

Bài gửiGửi: Thu Sep 09, 2010 5:30 pm    Tiêu đề:

Kính chào thầy,

Một lần nữa em xin cảm ơn thầy đã cho em cũng như cả nhà Duy-Tân thưởng thức những bài hồi ký có giá trị kinh nghiệm đời người của thầy. Em cũng đồng ý một trăm phần trăm với nhận xét của thầy về "sự không đoàn kết" của người Việt mình, bất luận là ở đâu và trong hoàn cảnh nào.... Chính bản thân em cũng đã "đau lòng" chứng kiến cảnh "gà nhà trở mặt đá nhau" trong những ngày chạy giặc tháng 4/75, trên đảo Guam.
Kính chúc thầy luôn vui khoẻ, an khang tự tại.

Kính mến,
H.N. Thành
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Sep 11, 2010 3:36 pm    Tiêu đề:

        4)  LÀM HẢNG THỰC PHẨM
               
 
       May mắn là chàng được  General Manager Hảng  Thực Phẩm,  Food Supply, dáng người to con, cao dềnh dàng, OK ngay,  khi Anh Tr. Th.  dẫn vào giới thiệu. Ở đây,  cũng có nhiều người Việt làm. Anh D, Huế, khoảng trên năm mươi, con trai lớn củaTh/Tướng Ch., PG.  Ông Tướng  này,  cựu TL/SĐ1 kiêm TL/QĐ I và Vùng I CT ( TL QĐ1,  khoãng ba tháng,  thì mất chức vì biến động  PG Miền Trung,  sau Đảo Chánh TT/NĐ Diệm,  năm 1963.  Ông may mắn  sang Mỹ sớm và bảo lãnh các con qua. Anh D đến HK  lâu rồi. Ba con  đang học ĐH. Bà kế là Dì Anh cùng quê với cha. Họ đang sống chung với nhau tại Thành Phố này.  Ông Tướng có công xây dựng Ngôi Chùa Tam Bảo trước đây.  Anh D,  dáng gầy, cao ,  nhậu bia rượu, tửu lượng rất hào hùng,  nổi danh trong đám bạn bè, cùng tri kỷ với Lưu Linh, Lý Thái Bạch và Thi Hào VHC.  Anh ta khá tiếng Anh và lái xe Fork Lift rành rẽ,  chạy qua lại trong Hảng. Anh bận rộn lắm, nên ít khi đi Chùa.  Cha Anh đã  già  rồi,  đã cán mức “ Thất thập  cổ lai hy “  từ mấy năm trước.  Anh ra riêng với vợ con.  Nhà cửa  khang trang, làm ăn khắm khá. Các con đều học giỏi.  Tương lai xán lạn.  Anh từng tốt nghiệp QGHC và làm Phó Quận Trưởng trước 1975.
     Trong Hảng,   còn có một số CN,  chàng  có dịp gặp mặt trước đây hay mới biết lần đầu tiên.  Anh VV T, CG, Anh Tín.PG, Anh Ngh. PG, người SG, Anh S, CG, gốc Bắc di cư. Anh L.A, CG, gốc Quãng Ngãi, to con...Anh T là học viên tại Belle Aire trước đây.  Anh  học chung lớp vỡ lòng với Anh Th.làm Xếp. Anh T, nhỏ con, Bắc di cư,  bị bịnh suyển.  Anh ngự tại Hố Nai, Biên Hòa.  Anh cho biết, đã từng lãnh đạo sáu ngàn tín đồ CG chống PG trước kia ở SG, vào thời kỳ NCKỳ làm CT/UBHPTU và NVT làm CTUBLĐQG năm 1966/67.  Dù hai người đã gặp nhau nhiều lần tại lớp học ESL,  cũng như tại Nhà Thở St Anthony.  Họ điều quen biết với Bác Thạch, đang làm tại Cơ Quan USCC.  Dù Nguyên có đưa tấm cạc của Bác Thạch giới thiệu chàng làm tại Hảng này,  nhưng Anh ta vẫn lộ vẻ không ưa chàng ra mặt,  khi thấy chàng vào đây. Tuy cùng đạo Chúa với Anh Th, Anh ta cứ ghét đạo  hữu này vô cùng. Anh Th kém tiếng Anh , nhờ Nguyên  nói chuyện với Chủ,  thông dịch khi cần.  Chính vì thế mà  khi Nguyên  hỏi ý kiến  xin vàỏ lam CN tại đây, Th rất vui mừng. Ghét Th,T rũ bạn  mình là Ngh ghét luôn chàng. T và Ngh từng nói với chàng:
      -Anh Th không tốt. Ham chức quyền. Manager mới nhờ Anh ta giữ chìa khóa các  phòng thực phẩm là tự phong mình làm’Supervisor” ngay. Anh ta hách dịch, tỏ ra ta đây với anh em đồng hương từ hôm đó”.  Hai người liên kết chống lại Anh Th. Anh Ngh  mới sang Mỹ,  cũng diện HO với bạn. Chưa có bằng lái xe, ở cùng đường Robby ,  tại Khu Vĩnh Phát. Vi vậy,  hai người này,  lúc nào cũng như hình với bóng. Họ thường kè kè bên nhau, cùng  làm chung một phòng , một chỗ. Tất cả đều là clean up mọi thứ trong Hảng  . Cơ sở rộng bao la, mênh mông,  bát ngát. Anh S, diện Đoàn Tụ gia đình, mới qua, chưa có bằng lái xe. Nhưng Anh được bà con mua cho chiếc Trailer để vợ chồng con cái anh cư ngụ tại Khu đất dành cho nhà kéo, di động ở tận Khu Vực ngoại ô , gần Đại Lộ O Neal . (Anh Bảo, Bắc, nguyên là lính KQ, diện con lai , PG, vợ làm nail, Quảng Nam. Chị  Quít,  vợ Anh Đẩu(C) và các con ngụ tại đây. Nghe nói,  sau này có Thủy/Thọ và con trai  mua  trailer ở khu này luôn. Anh S  , suôi gia với Anh Hinh/ Khu Vinh Phát, CG, Bắc, vợ là con gái Ông Chấn Thành, Hảng Dệt nổi danh trên Đường TN/PR. Nguyên có  đi dự  tiệc cưới của hai  gia đình này tại Nhà Hàng Tàu Sư Tư trên Đại Lộ Florida. Nghe đồn,  Anh S sau bán Trailer  và  move đi  nơi khác). Anh S, rất ham cờ bạc và thích đi  Casino, để giải trí khi rãnh rang  vào cuối tuần. Có lần,  Anh gọi ĐT  lại nhà  chàng ,  để nhờ Thằng Anh  chở lên Tàu Casino, để sát phạt đỏ đen. Nghe nói,  Anh ta ưa nhậu nhẹt ghê lắm. Anh thường rũ  Quốc Anh , rễ chàng, đi đánh bạc. Đúng là” Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.  “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” . Còn Anh L.A , thật là ngoan đạo, Bà vợ sau khác tôn giáo. Anh ta to con, khỏe như voi. Anh nói với Nguyên:
   - Khi còn ở trong tù và lúc ở kinh tế mới, tôi đã tập đi rừng bằng chân đất, cho chai lì luôn.
   Một hôm,  Anh  ta nói với Anh Th  và Nguyên:
 -Tôi nhận thấy Đức Mẹ Maria linh thiêng ghê lắm! Tôi bị đau đầu như búa bổ. Tôi khấn thầm “ Nhờ Mẹ Đồng Trinh ban phươc lành cho con khỏi bịnh.”.  Sau đo, tôi thấy hết nhức đầu ngay".  Anh Th cười nói: ” Vậy thì Anh nên bảo Bà Xã theo đạo, trở về với Chúa đi.”.
Tuy nhiên, người hùng Quãng Ngãi, đã tỏ ra không phục các Cha tại nhà thờ này. Anh ta đã bày  tỏ sự bất bình của mình, khi thấy các con chiên, cứ dâng nộp tiền cho Cha Xứ , một cách công khai, lộ liễu.  Anh phê bình:
- Ở đây,  giàu nhất là các Linh Mục. Mấy tín hữu cứ cấm tiền hai mươi đô ấn vào tay Cha vào ngày Chúa nhật.
 Nghe nói, sau đó, Anh ta bị khủng hoảng niềm tin Tôn Giáo. Niềm tin Chúa Ki Tô bị lay chuyển. Anh ngã bịnh,  phải về VN chữa một thời gian dài. Anh trở lại Mỹ và cùng gia đình move về TB Oklahoma sống với con:
            Ngoài ra,  còn có Anh Tín, Huế, PG, ở Khu Tracy. Anh ta suôi gia với Anh Sáu cụt tay, trước ở tại Đường Cat, gần nhà Nguyên, Chàng có tham dự tiệc cưới của hai gia đình này. Anh Sáu trước đây,  thường  cởi xe đạp đi làm Benny’s Car Wash. Con dâu anh cũng từng làm Hảng Giấy với CN/VN trước đây. Anh có cháu Nội đầy nhà, sau đám cưới của con trai Anh với con Anh Tín. Còn Anh T., sau một tuần Nguyên làm tại đây, nói thẳng với Ông Phụ Giảng AV của mình trước kia:
     -Chúng tôi nễ Bác Thạch  đã giới thiệu Anh vào đây.  Nếu không, thì khó  làm chung với chúng tôi lắm đấy!.
 Anh chàng nhỏ con mà tánh tình khó chịu, hung hăng, ngang tàng hết nói. Nguyên thấy chán nản cho con người, lúc nào cũng ganh tỵ, chia rẽ, chỉ muốn làm cha thiên hạ, chỉ muốn tỏ ra ta đây. Chỉ thích chơi trội. Làm việc tại Hảng chỉ lãnh $5.00/giờ. Không được nghỉ lễ có lương. Ngày Lễ lớn nhất tại HK năm 1997, ngày July 4th, mà CN phải đi làm.  CN không có benefit ( quyền lợi gì cả). Nghe anh em bảo ngày Lễ Giáng Sinh, CN chỉ  có phiếu mua hàng $25 mỗi người, ra Tiệm đổi thực phẩm. Nghỉ, không ăn lương ngày 25 tháng 12. Ngoài ra, Hảng không có tủ lạnh cho CN để thức ăn cho buổi trưa. Đồ ăn phải để  ngoài xe. Ăn  cơm nguội lạnh. Hảng không có  Microwave. Thật là bất tiện , thiếu điều kiện bảo đảm sức khỏe cho CN tại đây.
  Hôm đó, rủi ro,  Nguyên  trong lúc quét dọn xe tải chuyên chở thực phẩm, bị sụp chân lọt qua khe,  suýt bị gãy đùi. Chân trầy trụa, đau đớn vô cùng. Anh Ngh và T làm gần đó, không nói rõ cái khe nguy hiểm này cho chàng tránh, trong khi quét dọn  trên các xe  tải khổng lồ, chứa thưc phẩm. Tại Hảng, có  các loại bánh ngọt, kẹo đũ loại như Chip, bánh bit quy... CN tha hồ xơi.  Nhưng phải đớp kín đáo, nhìn trừớc, nhìn sau kỹ càng.  Chừng nào vắng bóng  người bản xứ,  hãy nhai. Trong  phòng thực phẩm, khắp các nơi cao ráo, Chủ Nhân đều đặt máy Camera quay phim.  Big Boss  ngồi trên lầu, quan sát, theo dõi CN làm việc. Con trai Ông Chủ, nghe nói học  kém lắm, dù nhà giàu. Cho nên, y phải làm CN cho Hảng của Cha, khi không theo học  được lớp cao, để trở thành KS, BS, DS. GS. LS...như bao nhiêu cậu ấm , công tửcon nhà triệu phú khác ở Mỹ. Tuy làm  CN, nhưng cậu đếch sợ ai, ngay cả Ông General Manager,Xếp Sòng tại Hảng
      Hôm đó,  có một CN /VN mua hàng xách ra xe mình, vào  lúc bãi Sở.  Anh ta thấy thế, vội lái chiếc xe nhỏ rượt theo. Y sợ CN  lấy cắp hàng hóa của Cha mình. Khi xem biên lai trả tiền, Y không xin lỗi, vẻ mặt còn hầm hầm,  và vênh váo lái xe chạy vô Hảng. Thật hách xì xằng, hết cở thợ mộc.  Con Chủ còn khó khăn và cao ngạo hơn Cha mình.
                                         “Nơi nào người Việt làm đông
                                           Cứ là tranh chấp, tranh hùng hơn thua,
                                           Kết đoàn chỉ có trong mơ
                                           Hận thù,  ganh ghét, bao giờ mới thôi?
                                           Tình thương, đùm bọc xứ người
                                           Thật là khó thấy, cõi đời tha hương
                                            Biết bao  sự việc phủ phàng
                                            Xảy ra trong đám con Rồng, cháu Tiên.”.
                 Chủ Mỹ thì bóc lột một cách tinh vi. Giá tự do tại xứ người thật quá đắc. Mỹ con cũng chẳng vừa gì. Cũng kỳ thị, cũng  nghi ngờ, coi thường dân da vàng, mũi tẹt.
                                           “Học hành không khá, không thông
                                             Thì con  giờ phải làm công Hảng Nhà.
                                             Người hùng vênh  váo ra trò
                                             Xem thường thiên hạ, chính ta Chủ người.
                                             Nghi ai xách gói khơi khơi
                                             Hay là ăn cắp hàng chui ra về.
                                             Anh chàng tức tốc lái xe
                                             Rượt Công nhân chuyển đồ đi ra đường.
                                             Xét biên lai mua gói hàng
                                             Y còn khinh khỉnh, giận hờn, bỏ đi.
                                             Công nhân nghèo, Chủ cứ  nghi
                                             Cứ thường theo dõi , phim kia thu hình.”
          Hôm thứ sáu,  Nguyên trở lại Hảngụ Xe Hơi, để trả quần áo và lãnh Check, như lời dặn của Ronny. Y bước đi khệnh khạng, với tay lấy tấm chéck và phong bì có tờ giấy màu hồng trao cho chàng. Y vẫn giữ dáng dấp xa cách, lạnh  lùng, hất hàm hỏi chàng:
        - Sao Anh có việc làm chưa? ”.
Khi nghe chàng nói đã làm ở Hảng  Thực Phẩm, Y cau mặt , tỏ vẻ khó chịu . Rõ ràng, Y không thích chàng. Y đã đuổi chàng. Nay lại xin được việc làm. Thế mà hôm trước,  Y lại đưa thiệp bảo là sẵn sàng giúp đỡ chàng khi Chủ khác hỏi đến.  Nếu thế, thì Y sẽ bảo: ”Đừng nhận tên này” là cái chắc. Có lẽ Y đã nói với Hảng Xe Hôi Richards trên Đường Florida, khi chàng xin Hảng Food Supply nghỉ một ngày, để lên Cơ Quan USCC  gặp Bác Thạch, vì chàng đã chán ngáy Hảng mới làm được mấy ngày ( dù Hảng này có cho CN làm thêm giờ phụ hàng ngày và cuối tuần khi họ cần, thì họ gọi đi làm.).  Bác Thạch cho biết Hảng Xe Richards đang cần người lái xe ra vô gara. Thế là chàng lên gặp Bác. Ông Gene, người hại chàng hôm trước, về việc xin làm Thư Viện Mỹ, làm hồ sơ xin việc tại Hảng  này cho chàng.  Chàng sợ Ông nhận ra mình, cứ né né. Thật ra,  trước kia,  lúc bị mất vịệc tại Hảng Giấy, Nguyên có lên USCC, gặp Bác Thạch. Bác bảo:
          - Anh lại gặp Bà Joe, xin làm Thư Viện Mỹ cho khoẻ. Làm một buổi cũng được.
       Bà Mỹ trắng,  ngồi gần  bàn Bác Thach.  Bác  bảo trợ có nhắc chàng sao các HS văn bằng, ngõ hầu xin việc dễ hơn.  Chàng photocopy hết các bắng cấp Cử nhân AV tại VN  và  các chứng chỉ đã học lớp 5,  ESL tại USCC ( Lớp cao nhất ),  với những lời phê tốt của các GS Mỹ.  Không ngờ,  Ông Gene,  ngồi gần Bà Joe, đi lại xem qua  HS xin việc.  Ông ta lộ vẻ ác cảm rõ  rệt với người học  cao hơn mình. Khi Nguyên theo Bác Thạch lên Port Allen, để  Bác giúp  một Bà VN,  thi lấy bằng Lái Xe Road Test,  trở lại,  thì hỡi ôi! Tại Bảng Yết Thị của  VP/USCC,  đã niêm yết các bản Photocopy Văn Bằng và chứng chỉ AV của Nguyên. Kèm theo lời chỉ thị ” Cấm  không cho Ông này học AV Lớp ESL tại đây nữa. Ông ta đã có bằng ĐHAV rồi.”. Ngoài ra, Y còn bảo Nguyên:
     - Anh đã học cao hơn các  lớp ở đây. Anh không được theo học nữa. Anh hiểu chưa? .   Chàng  khẩn khoản: ” Dạ thưa Ông . Tôi  muốn theo học  để thực hành nghe cho quen mà. Nghe AV khó quá, Ông à. Xin Ông thông cảm
 Y gắt lên, lộ vẻ giận dữ,  mặt hầm hầm: ” Không được.Anh phải đi hỏc tại Trung Tâm AV  của  Dr Varino.”.Tối hôm ấy là buổi học cuối cùng.Chàng vào chào cô giáo trẻ người Mỹ và lấy Bảng Phê Điểm và nhận xét của GS.  Đang ngồi đợi ngoài hành lang. bỗng  chàng nhận ra Ông Gene xăm xăm bước vào phòng ghi tên học của các  HV/ESL Y vội vã tiến lại bàn cầm danh sách ghi tên  tối hôm đó, để xem có tên chàng không. May mà chàng đoán trước ý đồ của tên Mỹ lòng đầy ganh tỵ người VN học cao này, nên chàng không ghi danh đêm cuối cùng.  Y không thấy tên chàng, lộ vẻ hài lòng.  Chợt Y nhận ra chàng .   Y vội tiến lại phía chàng, định hạch sách tại sao chàng còn đến dây, không chấp hành lệnh của Y.  Chàng  tư tốn, nhỏ nhẹ nói ngaý:
       -Thưa Ông Gene, tôi nghỉ học AV rồi ạ!.  
Lúc bấy giờ,  Y  vui vẻ , mỉm cười,  bỏ đi , không nói gì cả.  Chàng  sợ Ông còn gịận , có thể hại chàng nữa. Y có thể nói với Bà Joe loại chàng ra. Không chấp nhận đơn xin của chàng vô làm Thư Viện. Chàng có năn nĩ Ông ta: ” Xin Ông giúp dỡ tôi  nhé!”.  Y miễn cưỡng nói, không thiện cảm, sốt sắng lắm: ” Yes, I will.” (Vâng Tôi sẽ giúp Anh.). Sau đó, chàng có  hỏi Bác Thạch:
      -Ông Gene là Xếp ở đây phải không Bác? .  Bác cho biết: ” Hắn tỏ ra ta đây. Hắn cũng là nhân viên như tôi thôi. Hắn kỳ thị, ganh ghét người học cao hơn mình. Tôi có  nói Anh thích học nghe. Y không chịu. Y ỷ mình là dân bản xứ, hà hiếp dân tị nạn mà!  Y nói cho Bà  Joe chán nản Anh .” Quả thật,  Tết Ma  Rốc chàng mới được  nhận vào làm Thư Viện, dù chàng có bằng cấp AV, dư khả năng làm việc này. Chàng buồn vô cùng. Con người thật ác độc,  ganh  tài kẻ hơn mình vô cùng. Chỉ muốn người khác  thua kém mình thôi. Luôn luôn hận thù, kìa ghẹ, hại người khác,  cho thỏa lòng ghen tức của mình. Bởi vậy,  những ai nghèo khổ, đói rach, dốt nát,  thì dễ được thiên hạ thương hại, giúp đỡ hơn những thành phần ưu tú hay giàu có, may mắn  khác. Đời là thế mà. ” C’est la vie.”. ” Such is the life.”.
                                    “Cuộc đời đau khổ vô cùng
                                     Con người ganh tỵ, giận hờn chẳng thôi.
                                     So đo kẻ kém, ngưới tài
                                     Đem lòng kìa ghẹ, ghét ai hơn mình.
                                      Làm cho trù dập thỏa tình
                                      Làm cho  điêu đứng,  lênh đênh cho chừa.
                                      Biết đâu vạn pháp gió đưa
                                      Thân ta giả tạm, huống hồ hư danh.
                                      Khen /Chê , Suy /Thịnh, Bại/ Thành
                                      Hơn/ Thua,  Được/Mất, Ảnh Hình hư vô.
                                      Vô Thường,Vô Ngã,Vô Bờ
                                      Mọi điều chẳng có, trú nhờ “Pháp Không”.
                                      Cho Tâm an lạc, thong dong
                                      Vui trong hiện tại. Vui trong phút này.
                                      Thân ta dẫu dính bụi đầy
                                      Tâm như sen trụ, bùn lầy chẳng vương”.
         Bởi vậy,  Nguyên cố né né, cúi mặt khi Ông Gene lập HS xin việc làm tại Hảng Xe Richards cho chàng. Sau cùng, chàng cầm HS  gặp Manager Hảng này, Y nói:
        -Anh  hãy về nhà đợi. Nếu cần,  chúng tôi sẽ gọi ĐT cho Anh hay nhé!.  Không  rõ Y có gọi, hỏi ý kiến Manager tại Hảng Cũ Team Toyota, nơi chàng  đã  làm lâu ngày  không. Nhưng  chàng  không thấy ai gọi về nhà mình cả. Thế là bù trớt. Mộng làm CN Hảng Xe Hơi, tan tành theo mây khói. Chàng  vẫn làm tại  Hảng Thực Phẩm thêm mấy hôm nữa. Lúc bấy giờ, chàng gặp Đăng. Hôm trước, Đăng có bảo chàng  vào làm Hảng Thép, nơi Thọ vừa nghỉ việc, đã làm nơi khác rồi. Lúc bấy giờ, chàng  còn làm Hảng Xe gần nhà,  nên không chịu đi làm xa, tận Thành Phố Port Allen. Rồi Đăng đã đưa Anh Thỏa vào điền khuyết chỗ củaThọ. Thỏa, người Nam, gốc SQ Công Binh, diện con lai, cũng khá AV, sau làm thợ sửa xe cho Phước. Phước là chồng Hạnh, cháu của Bồng.  Bồng là em vợ của NX Bảo. Ạ là chị ruột của Bồng. Phước gọi Ấ là Cô. Phước khoe đã mua giấy Ra Trại giả cho Chú Bồng. Phước cũng đã làm giấy tờ cho mẹ mình,  gán ghép với một HO sang Mỹ,  tốn mười ngàn đô. Bồng sang HK diện HO giả  lâu rồi. Hiện cư trú tại TB Texas. Ấ nổi tiếng xinh đẹp hồi trẻ. Chị ta cũng bị nhiều tai tiếng không tốt. Trong thời làm Sở Mỹ thì thục nữ bị xì căn đan dan  díu với Mẽo giàu có.  LSL, bạn thân của Bảo,  nói với Nguyên.:
 -Chị ta như bị bịnh tình dục. Bồ bịch với Mỹ lung tung. Anh chồng coi như bất lực lơ là, mặc xác vợ làm gì thì làm.
 Sau 75, thì người đẹp mang tiếng lung tung. Rồi gia  đình vào SG. Họ trở nên giàu có, làm ăn phát đạt, phất lên như diều gặp gió. Giai nhân lại bị rêu rao là cặp bồ với Ba  Tàu Triệu Phú Chợ Lớn, để lấy vàng, nên nổi lên nhanh chóng như cồn. Người đẹp và giàu có,  thường bị thiên hạ  không ưa, đồn đại, bàn tán, xì xào,  đủ chuyện, đủ thứ trên đời. Thói thường, bàng quan thiên hạ, thích  bàn tán cái dở,  cái xấu,  hơn là khen ngợi,  ca tụng những cái hay, cái đẹp của người khác. Không rõ thực hư ra sao.  Hôm trước , Nguyên còn ở VN, Bảo từ SG về PR, gặp Thầy Tuân tại nhà Anh Luôn. Khôi thì đã có xe hơi bóng lộn chờ Thầy cũ, đi chơi đây đó. Bảo mở tiệc khoản đãi Thầy và bạn đồng môn DT. Thịt gà luộc hả hê. Bữa đó,  Nguyên ăn chay,  nên không  thưởng thức món ăn ngon do bạn học DT ngày  xưa thết đãi anh em.  Bảo cũng tỏ ra sốt sắng, cho địa chỉ ngôi nhà bỏ trống của mình tại SG, để anh em nào thuộc diện Xuất Cảnh HO, hay ODP,  khi vào gặp Phái Đoàn PVHK, có chỗ nghỉ ngơi, khỏi phải thuê khách sạn tốn kém. Hai anh bạn giàu có, làm ăn khắm khá này,  bây giờ chơi thân với nhau. Khôi thì  làm nghề cho vay. Bảo thì mở Hảng làm Nhôm, Nhựa.  Nguyên nghe bạn bè  kháo nhau như thế.
        Hôm đó, Thầy Tuân hỏi các học trò cũ mình, là ai còn giữ hai bàì thơ của Thầy đăng trong  Tuần Báo VNHS trước kia.  Bài “ Cuộc Du Ngoạn Nha Trang’ và Bài “Đêm Văn Nghệ”.  Hai bài thơ này, Thầy ký bút danh  “Một HS/DT” bài trước  và “Dương Minh” Bài  sau.  Nguyên có dọc  cả hai bài thơ này trước kia, hồi còn học DT. Chàng thuộc lòng bài đầu và dọc lại cho Thầy và các bạn nghe hôm dự  tiệc. Bài sau, chàng chỉ còn nhớ hai câu đầú :
                                    “Mồng tám tháng hai: Mọi người chờ đợi
                                      Trường Duy Tân dạ hội để  mừng Xuân”...
         Sau đó,  Thầy Tuân nhờ chàng chép bài thơ này cho Thầy. Một thời gian sau, Anh Lộc, bạn ĐM/DT, ngụ tại Mỹ An,  nguyên SQ/VBQGĐL, giải ngũ, dạy giờ tại DT trước 75, có bằng Master ngành Truyền Thông tại Mỹ.  Anh CT tại TT8 với Nguyên trước kia, nhưng  được về sớm.  Anh làm việccho CM, khâu giải mã Truyền Tin tử Đài LX, chuyển qua Đài SG. ( Anh  thông thạo tiếng Nga,  nhờ Anh đã học bên Mỹ trước kia). Thỉnh thoảng,  Anh vào đây giải mật mã cho CM, nên  thường gặp Thầy Tuân tại tư gia của Thầy tọa lạc gần Trường ĐHVK/SG.  Một hôm,  Anh mang mấy cuốn sách Văn Học Thầy tặng cho Nguyên về PR , đem lại nhà chàng. Sau này, con thầy định cư tại Canada, và Mỹ. Thầy có đi du lịch sang nước này và HK do con bảo trợ. Bảo và Khôi là hai nhân vật chính, trong bữa tiệc thết đãi cố nhân NT và Thầy Tuân tại nhà Anh Luôn bữa đó.
          Đăng ngõ y muốn Nguyên vô làm chung với Anh ta cho vui. Hảng Brecheen Pipe & Steel Inc. tại Thành Phố Port Allen. Thỏa nghỉ  làm tại đây. Thọ vào thay thế. Thọ làm tám tháng  vẫn $5.00/giờ nên người hùng, cựu VBQGĐL, đã bái bái. Thế là chàng OK salem ngay.  Chàng vào làm thay chỗ Thọ,  phụ tá cho Đăng,  cắt sắt thép tại đâỵ.  Phước thì đã nghỉ  làm lâu rồi. Chính Anh ta đưa Đăng vào làm tại Hảng này từ tháng 12/1994.  Sau đó, Anh ta  “quit Job” và mở tiệm bán thực phẩm, hùn với Hiển, cũng cùng Đạo Chúa.  Chàng xin phép nghỉ tại Hảng Thực Phẩm  ( Gọi ĐT cho Anh Th,  nói hộ một tiếng).
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Sep 11, 2010 3:46 pm    Tiêu đề:

Em HN Thành thân ái của Thầy
Cám ơn em đã đọc HK và văn thơ của Thầy. Thầy rất vui và cảm động em ạ. Cầu chúc em và quý quyền luôn lưôn an vui hạnh phúc và nhiều may mắn Thân ái. Thầy TĐ.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Sep 18, 2010 12:18 pm    Tiêu đề:

        4)  LÀM HẢNG THỰC PHẨM
               
      May mắn là chàng được  General Manager Hảng Thực Phẩm,  Food Supply, dáng người to con, cao dềnh dàng, OK ngay,  khi Anh Tr. Th.  dẫn vào giới thiệu. Ở đây,  cũng có nhiều người Việt làm. Anh D, Huế, khoảng trên năm mươi, con trai lớn của Th/Tướng Ch., PG.  Ông Tướng  này, cựu TL/SĐ1 kiêm TL/QĐ I và Vùng I CT ( TL QĐ1,  khoảng ba tháng,  thì mất chức vì biến động PG Miền Trung,  sau Đảo Chánh TT/NĐ Diệm,  năm 1963.  Ông may mắn  sang Mỹ sớm và bảo lãnh các con qua. Anh D đến HK  lâu rồi. Ba con  đang học ĐH . Bà kế là Dì Anh cùng quê với cha. Họ đang sống chung với nhau tại Thành Phố này.  Ông Tướng có công xây dựng Ngôi Chùa Tam Bảo trước đây. Anh D,  dáng gày, cao ,  nhậu bia rượu, tửu lượng rất hào hùng,  nổi danh trong đám bạn bè, cùng  tri kỷ với Lưu Linh, Lý Thái Bạch và Thi Hào VHC.  Anh ta khá tiếng Anh và lái xe Fork Lift rành rẽ,  chạy qua lại trong Hảng. Anh bận rộn lắm , nên ít khi đi Chùa.  Cha Anh đã  già rồi,  đã cán mức “ Thất thập  cổ lai hy “  từ mấy năm trước.  Anh ra riêng với vợ con. Nhà cửa  khang trang, làm ăn khắm khá. Các con đều học giỏi.  Tương lai xán lạn.  Anh từng tốt nghiệp QGHC và làm Phó Quận Trưởng trước 1975.
             Trong Hảng,  còn có một số CN,  chàng  có dịp gặp mặt trước đây hay mới biết lần đầu tiên.  Anh VV T, CG, Anh Tín.PG, Anh Ngh. PG, người SG, Anh S, CG, gốc Bắc di cư. Anh L.A, CG, gốc Quãng Ngãi, to con...Anh T là học viên tại Belle Aire trước đây.  Anh  học chung lớp vỡ lòng  với Anh Th.làm Xếp. Anh T, nhỏ con , Bắc di cư,  bị bịnh suyển. Anh  ngụ tại Hố Nai, Biên Hòa.  Anh cho biết, đã từng lãnh đạo sáu ngàn tín đồ CG chống PG trước kia ở SG, vào thời kỳ NCKỳ làm CT/UBHPTU và NVT làm CTUBLĐQG năm 1966/67.  Dù hai người  đã gặp nhau nhiều lần tại lớp học ESL,  cũng như tại Nhà Thở St Anthony.  Họ điều quen biết với Bác Thạch, đang làm tại Cơ Quan USCC.  Dù Nguyên có đưa tấm cạt của Bác Thạch giới thiệu chàng làm tại Hảng này, nhưng Anh ta vẫn lộ vẻ không ưa chàng ra mặt,  khi thấy chàng vào đây. Tuy cùng đạo Chúa với Anh Th, Anh ta cứ ghét đạo  hữu này vô cùng. Anh Th kém tiếng Anh , nhờ Nguyên nói chuyện với Chủ,  thông dịch khi cần.  Chính vì thế mà  khi Nguyên  hỏi ý kiến  xin vào lam CN tại đây, Th rất vui mừng. Ghét Th,T rũ bạn  mình là Ngh ghét luôn chàng. T và Ngh từng nói với chàng:
            -Anh Th không tốt. Ham chức quyền. Manager mới nhờ Anh ta giữ chìa khóa các phòng thực phẩm là tự phong mình làm’Supervisor” ngay. Anh ta hách dịch, tỏ ra ta đây với anh em đồng hương từ hôm đ.
    Hai người liên kết chống lại Anh Th. Anh Ngh  mới sang Mỹ, cũng diện HO với bạn. Chưa có bằng lái xe, ở cùng đường Robby,  tại Khu Vĩnh Phát. Vi vậy,  hai người này,  lúc nào cũng như hình với bóng. Họ thường kè kè bên nhau, cùng  làm chung một phòng, một chỗ. Tất cả đều là clean up mọi thứ trong Hảng. Cơ sở rộng bao la, mênh mông,  bát ngát. Anh S, diện Đoàn Tụ gia đình, mới qua, chưa có bằng lái xe. Nhưng Anh được bà con mua cho chiếc Trailer để vợ chồng con cái anh cư ngụ tại Khu đất dành cho nhà kéo, di động ở tận Khu Vực ngoại ô , gần Đại Lộ O Neal . (Anh Bảo, Bằc, nguyên là lính KQ, diện con lai , PG, vợ làm nail, Quảng Nam. Chị  Quít, vợ Anh Đẩu(C) và các con ngụ tại đây. Nghe nói,  sau này có Thủy/Thọ và con trai  mua  trailer ở khu này luôn. Anh S , suôi gia với Anh Hinh/ Khu Vinh Phát, CG, Bắc, vợ là con gái Ông Chấn Thành, Hảng Dệt nổi danh trên Đường TN/PR. Nguyên có  đi dự  tiệc cưới của hai  gia đình này tại Nhà Hàng Tàu Sư Tư trên Đại Lộ Florida. Nghe đồn, Anh S sau bán Trailer  và  move đi  nơi khác). Anh S, rất ham cờ bạc và thích đi  Casino, để giải trí khi rãnh rang vào cuối tuần. Có lần,  Anh gọi ĐT  lại nhà  chàng ,  để nhờ Thằng Anh  chở lên Tàu Casino, để sát phạt đỏ đen. Nghe nói,  Anh ta ưa nhậu nhẹt ghê lắm. Anh thường rũ Quốc Anh, rể chàng, đi đánh bạc. Đúng là” Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.  “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.”  Còn Anh L.A , thật là ngoan đạo, Bà vợ sau khác tôn giáo. Anh ta to con, khỏe như voi. Anh nói với Nguyên:
   - Khi còn ở trong tù và lúc ở kinh tế mới, tôi đã tập đi rừng bằng chân đất, cho chai lì luôn.
  Một hôm,  Anh  ta nói với Anh Th  và Nguyên:
- Tôi nhận thấy Đức Mẹ Maria linh thiêng ghê lắm! Tôi bị đau đầu như búa bổ. Tôi khấn thầm :“ Nhờ Mẹ Đồng Trinh ban phươc lành cho con khỏi bịnh.”.  Sau đó, tôi thấy hết nhức đầu ngay".  Anh Th cười nói:
-Vậy thì Anh nên bảo Bà Xã  theo đạo, trở về với Chúa đi.
Tuy nhiên, người hùng Quãng Ngãi, đã tỏ ra không phục các Cha tại nhà thờ này. Anh ta đã bày  tỏ sự bất bình của mình, khi thấy các con chiên, cứ dâng nộp tiền cho Cha Xứ, một cách công khai, lộ liễu.  Anh phê bình:
-Ở đây,  giàu nhất là các Linh Mục. Mấy tín hữu cứ cấm tiền hai mươi đô ấn vào tay Cha vào ngày Chúa nhật.
 Nghe nói, sau đó, Anh ta bị khủng hoảng niềm tin Tôn Giáo. Niềm tin Chúa Ki Tô bị lay chuyển. Anh ngã bịnh,  phải về VN chữa một thời gian dài. Anh trở lại Mỹ và cùng gia đình move về TB Oklahoma sống với con.
       Ngỏai ra,  còn có Anh Tín, Huế, PG, ở Khu Tracy. Anh ta suôi gia với Anh Sáu cụt tay, trước ở  tại Đường Cat, gần nhà Nguyên, Chàng có tham dự tiệc cưới của hai gia đình này. Anh Sáu trước đây, thường  cởi xe đạp đi làm Benny’s Car Wash. Con dâu anh cũng từng làm Hảng Giấy với CN/VN trước đây. Anh có cháu Nội đầy nhà, sau đám cưới của con trai Anh với con của Anh Tín. Còn Anh T., sau một tuần Nguyên làm tại đây, nói thẳng với Ông Phụ Giảng AV của mình trước kia:
       -Chúng tôi nễ Bác Thạch  đã giới thiệu Anh vào đây.  Nếu không, thì khó  làm chung với chúng tôi lắm đấy!  
Anh chàng này nhỏ con mà tánh tình khó chịu, hung hăng, ngang tàng hết nói. Nguyên thấy chán nản cho con người, lúc nào cũng ganh tỵ, chia rẽ, chỉ muốn làm cha thiên hạ, chỉ muốn tỏ ra ta đây. Chỉ thích chơi trội. Làm việc tại Hảng chỉ lãnh $5.00/giờ. Không được nghỉ lễ có lương. Ngày Lễ lớn nhất tại HK năm 1997, ngày July 4th, mà CN phải đi làm. CN không có  benefit ( quyền lợi gì cả). Nghe anh em bảo ngày Lễ Giáng Sinh, CN chỉ phát phiếu mua hàng $25 cho mỗi người. Họ phải ra Tiệm đổi thực phẩm. Nghỉ, không ăn lương ngày 25 tháng 12.  Ngoài ra,  tại Hảng không  có tủ lạnh cho CN để thức ăn cho buổi trưa. Đồ ăn phải để ngoài xe. Ăn  cơm nguội lạnh. Hảng không có  Microwave. Thật là bất tiện, thiếu điều kiện bảo đảm sức khỏe cho CN tại đây.
   Hôm đó, rủi ro, Nguyên trong lúc quét dọn xe tải chuyên chở thực phẩm, bị sụp chân lọt qua khe,  suýt bị gãy đùi.  Chân trầy trụa, đău  đớn vô cùng. Anh Ngh và T làm gần đó, không nói rõ cái khe nguy hiểm này cho chàng tránh, trong khi quét dọn  trên các xe  tải khổng lồ, chứa thưc phẩm. Tại Hảng, có  các loại bánh ngọt, kẹo đủ loại như Chip, bánh bit quy... CN tha hồ xơi.  Nhưng phải đớp kín đáo, nhìn trừớc, nhìn sau kỹ càng.  Chừng nào vắng bóng  người bản xứ,  hãy nhai. Trong  phòng thực phẩm, khắp các nơi cao ráo,  Chủ Nhân đều đặt máy Camera quay phim.  Big Boss  ngồi trên lầu,  quan sát, theo dõi CN làm việc.  Con trai Ông Chủ, nghe nói học  kém lắm, dù nhà giàu.  Cho nên,  y phải làm CN cho Hảng của Cha,  khi không theo học  được lớp cao, để trở thành KS, BS, DS. GS. LS...như bao nhiêu cậu ấm, công tử, con nhà triệu phú khác ở Mỹ. Tuy làm  CN,  nhưng cậu đếch sợ ai, ngay cả Ông General Manager, Xếp Sòng tại Hảng.
            Hôm đó, có một CN /VN mua hàng xách ra xe mình, vào lúc bãi Sở.  Anh ta thấy thế, vội lái chiếc xe nhỏ rượt theo. Y sợ CN  lấy cắp hàng hóa của Cha mình. Khi xem biên lai trả tiền, Y không xin lỗi, vẻ mặt còn hầm hầm,  vẫn vênh váo lái xe  chạy vô Hảng. Thật hách xì xằng, hết cở thợ mộc. Con Chủ còn khó khăn và cao ngạo hơn Cha mình.
                                         “Nơi nào người Việt làm đông
                                           Cứ là tranh chấp, tranh hùng hơn thua,
                                           Kết đoàn chỉ có trong mơ
                                           Hận thù, ganh ghét, bao giờ mới thôi?
                                           Tình thương, đùm bọc xứ người
                                           Thật là khó thấy, cõi đời tha hương
                                            Biết bao  sự việc phủ phàng
                                            Xảy ra trong đám con Rồng, cháu Tiên.”.
                 Chủ Mỹ thì bóc lột một cách tinh vi. Giá tự do tại xứ người thật quá đắc. Mỹ  con  cũng chẳng vừa gì. Cũng kỳ thị, cũng  nghi ngờ, coi thường dân da vàng, mũi tẹt.
                                           “Học hành không khá, không thông
                                            Thì con  giờ phải làm công Hảng Nhà.
                                             Người hùng vênh  váo ra trò
                                             Xem thường thiên hạ, chính ta Chủ người.
                                             Nghi ai xách gói khơi khơi
                                             Hay là ăn cắp hàng chui ra về.
                                             Anh chàng tức tốc lái xe
                                             Rượt Công nhân chuyển đồ đi ra đường.
                                             Xét biên lai mua gói hàng
                                             Y còn khinh khỉnh, giận hờn, bỏ đi.
                                             Công nhân nghèo, Chủ cứ  nghi
                                             Cứ thường theo dõi, phim kia thu hình.”
              Hôm thứ sáu,  Nguyên trở lại Hảngụ Xe Hơi, để trả quần áo và lãnh Check, như lời dặn của Ronny. Y bước đi khệnh khạng, với tay lấy tấm check và phong bì có tờ giấy màu hồng trao cho chàng. Y vẫn giữ dáng dấp xa cách, lạnh lùng, hất hàm hỏi chàng:
      -Sao Anh có việc làm chưa?
 Khi nghe chàng nói đã làm ở Hảng  Thực Phẩm, Y cau mặt , tỏ vẻ khó chịu. Rõ ràng, Y không thích chàng. Y đã đuổi chàng. Nay lại xin được việc làm. Thế mà hôm trước,  Y  lại đưa thiệp bảo là sẵn sàng giúp đỡ chàng khi Chủ khác hỏi đến.  Nếu thế, thì Y sẽ bảo”Đùng nhận tên này” là cái chắc. Có lẽ Y đã nói với Hảng Xe Hơi Richards trên Đường  Florida,  khi chàng xin Hảng Food Supply nghỉ một ngày, để lên Cơ Quan USCC  gặp Bác Thạch,  vì chàng  đã chán ngáy Hảng mới làm được mấy ngày ( dù Hảng này có cho CN làm thêm giờ phụ hàng ngày và cuối tuần khi họ cần,  thì họ gọi đi làm.).  Bác Thạch cho biết Hảng Xe Richards đang cần người lái xe ra vô gara. Thế là chàng lên gặp Bác. Ông Gene, người hại chàng hôm trước , về việc xin làm Thư Viện Mỹ, làm hồ sơ xin việc tại Hảụng  này cho chàng .  Chàng  sợ Ông nhận ra mình, cứ né né. Thật ra,  trước kia,  lúc bị  mất vịệc tại Hảng Giấy, Nguyên có lên USCC, gặp Bác Thạch. Bác bảo:
      -Anh lại gặp Bà Joe, xin làm Thư Viện Mỹ cho khoẻ. Làm một buổi cũng được”.  Bà Mỹ trắng,  ngồi gần  bàn Bác Thạch.  Bác bảo trợ có nhắc chàng sao các HS văn bằng,  ngõ hầu xin việc  dễ hơn.  Chàng photocopy hết các bắng cấp Cử nhân AV tại VN  và  các chứng chỉ đã học lớp 5,  ESL tại USCC ( Lớp cao nhất ),  với những lời phê tốt của  các GS Mỹ.  Không ngờ, Ông Gene ,  ngồi gần Bà Joe,  đi lại xem qua  HS xin việc.  Ông ta lộ vẻ ác cảm rõ  rệt với người học cao hơn mình. Khi Nguyên theo Bác Thạch lên Port Allen,  để  Bác giúp  một Bà VN,  thi lấy bằng Lái Xe Road Test,  trở lại,  thì hỡi ôi! Tại Bảng Yết Thị của  VP/USCC,  đã niêm yết các bản Photocopy Văn Bằng và chứng chỉ AV của Nguyên. Kèm theo lời chỉ thị ” Cấm  không cho Ông này học AV Lớp ESL  tại đây nữa. Ông ta đã có bằng ĐHAV rồi.”. Ngoài ra, Y còn bảo Nguyên:
     -Anh đã học cao hơn các lớp ở đây.  Anh không  được theo học nữa. Anh hiểu chưa?
  Chàng khẩn khoản: ” Dạ thưa Ông . Tôi  muốn theo học  để thực hànhă nghe cho quen mà. Nghe AV khó quá,  Ông à. Xin Ông thông cảm.”.  Y gắt lên, lộ vẻ giận dữ,  mặt hầm hầm: ” Không được.Anh phải đi hỏc tại Trung Tâm AV  của  Dr Varino.”.Tối hôm ấy là buổi học cuối cùng.Chàng vào chào cô giáo trẻ người Mỹ và lấy Bảng Phê Điểm và nhận xét của GS.  Đang ngồi đợi ngoài hành lang. bỗng chàng  nhận ra Ông Gene xăm xăm bước  vào phòng ghi tên học của các  HV/ESL Y vội vã tiến lại bàn cầm danh sách ghi tên  tối hôm  đó,  để xem có tên chàng không. May mà chàng đoán trước ý đồ của tên Mỹ lòng đầy ganh tỵ người VN học cao này, nên chàng không ghi danh đêm cuối cùng .  Y không thấy tên chàng, lộ vẻ hài lòng.   Chợt Y nhận ra chàng .    Y vội tiến lại phía chàng, định hạch sách tại sao chàng còn đến dây, không chấp hành lệnh của Y.  Chàng  tư tốn, nhỏ nhẹ nói ngaý:
 -Thưa Ông Gene, tôi nghỉ học AV rồi ạ!.
Lúc bấy giờ,  Y  vui vẻ , mỉm cười,  bỏ đi , không nói gì cả.  Chàng  sợ Ông còn gịận , có thể hại chàng nữa. Y có thể nói với Bà Joe loại chàng ra. Không chấp nhận đơn xin của chàng vô làm Thư Viện. Chàng có năn nĩ Ông ta: ” Xin Ông giúp dỡ tôi  nhé!”.  Y miễn cưỡng nói, không thiện cảm, sốt sắng lắm: ” Yes, I will.” (Vâng Tôi sẽ giúp Anh.). Sau đó, chàng có  hỏi Bác Thạch:
      -Ông Gene là Xếp ở đây phải không Bác?
 Bác cho biết: ” Hắn tỏ ra ta đây. Hắn cũng là nhân viên như tôi thôi. Hắn kỳ thị, ganh ghét người học cao hơn mình. Tôi có  nói Anh  thích học nghe. Y không chịu. Y ỷ mình là dân bản xư, y hà hiếp dân tị nạn mà!  Y nói cho Bà  Joe chán nản Anh .” Quả thật,  Tết Ma  Rốc chàng mới được  nhận vào làm Thư Viện , dù chàng có bằng cấp AV, dư khả năng làm việc này. Chàng buồn vô cùng . Con người thật ác độc,  ganh  tài kẻ hơn mình vô cùng. Chỉ muốn người khác  thua kém mình thôi. Luôn luôn hận thù, kìa ghẹ, hại người khác,  cho thỏa lòng ghen tức của mình. Bởi vậy,  những ai nghèo khổ, đói rach, dốt nát,  thì dễ được thiên hạ thương hại, giúp đỡ hơn những thành phần ưu tú hay giàu có, may mắn  khác. Đời là thế mà. ” C’est la vie.”. ” Such is the life.”.
                                    “Cuộc đời đau khổ vô cùng
                                      Con người ganh tỵ, giận hờn chẳng thôi.
                                      So đo kẻ kém, ngưới tài
                                      Đem lòng kìa ghẹ, ghét ai hơn mình.
                                      Làm cho trù dập thỏa tình
                                      Làm cho  điêu đứng ,  lênh  đênh cho chừa.
                                      Biết đâu vạn pháp gió đưa
                                      Thân ta giả tạm, huống hồ hư danh.
                                      Khen /Chê , Suy /Thịnh, Bại/ Thành
                                      Hơn/ Thua,  Được/Mất, Ảnh Hình hư vô.
                                      Vô Thường,Vô Ngã,Vô Bờ
                                      Mọi điều chẳng có, trú nhờ “Pháp Không”.
                                      Cho Tâm  an lạc, thong dong
                                      Vui trong hiện tại. Vui trong phút này.
                                      Thân ta dẫu dính bụi đầy
                                      Tâm như sen trụ, bùn lầy chẳng vương”.
         Bởi vậy,  Nguyên cố né né, cúi mặt khi Ông Gene lập HS xin việc làm tại Hảng Xe Richards cho chàng. Sau cùng,  chàng cầm HS  gặp Manager Hảng này, Y nói:
    -Anh  hãy về nhà đợi. Nếu cần,  chúng tôi sẽ gọi ĐT cho Anh hay nhé!.
  Không  rõ Y có gọi, hỏi ý kiến Manager tại Hảng Cũ Team Toyota, nơi chàng  đã  làm lâu ngày  không.  Nhưng  chàng  không thấy ai gọi về nhà mình cả. Thế là bù trớt. Mộng làm CN Hảng Xe Hơi,  tan tành theo mây khói. Chàng  vẫn làm tại  Hảng Thực Phẩm thêm mấy hôm nữa. Lúc bấy giờ, chàng gặp Đăng. Hôm trước, Đăng có bảo chàng vào làm Hảng Thép, nơi Thọ vừa nghỉ việc, đã làm nơi khác rồi. Lúc bấy giờ, chàng  còn làm Hảng Xe gần  nhà,  nên không chịu đi làm xa, tận Thành Phố Port Allen. Rồi Đăng  đã đưa Anh Thỏa vào điền khuyết chỗ củaThọ. Thỏa, người Nam, gốc SQ Công Binh, diện HO, cũng khá AV, sau làm thợ sửa xe cho Phước.  Phước  là chồng Hạnh, cháu của Bồng. Bồng là em vợ của NX Bảo. Ấ là chị  ruột của Bồng. Phước gọi A là Cô. Phước khoe đã mua giấy Ra Trại  giả cho Chú Bồng.  Phước cũng đã làm giấy tờ cho mẹ mình,  gán ghép với một HO sang Mỹ,  tốn mười ngàn đô. Bồng sang HK diện HO giả  lâu rồi. Hiện cư trú tại TB Texas.  A. nổi tiếng xinh đẹp hồi trẻ. Chị ta cũng bị nhiều tai tiếng không tốt. Trong thời làm Sở Mỹ thì thục nữ bị xì căn đan dan  díu với Mẽo giàu có.  LSL, bạn thân của Bảo,  nói với Nguyên.:
-Chị ta như bị bịnh tình dục. Bồ bịch với Mỹ lung tung. Anh  chồng coi như bất  lực lơ là, mặc xác vợ làm gì thì làm.
.  Sau 75, thì người đẹp mang tiếng dan díu với người làm  công có con. Rồi gia  đình vào SG. Họ trở nên giàu có, làm ăn phát đạt, phất lên như diều gặp gió. Giai nhân lại bị rêu rao là cặp bồ với Ba Tàu Triệu Phú Chợ Lớn, để lấy vàng, nên nổi lên nhanh chóng như cồn. Người đẹp và giàu có,  thường bị thiên hạ  không ưa, đồn đại, bàn tán, xì xào, đủ chuyện, đủ thứ trên đời. Thói thường, bàng quan thiên hạ thích  bàn tán cái dở,  cái xấu,  hơn là khen ngợi, ca tụng những cái hay, cái đẹp của người khác. Không rõ thực hư ra sao.  Hôm trước , Nguyên còn ở VN, Bảo từ SG về PR, gặp Thầy Tuân tại nhà Anh Luôn. Khôi thì đã có xe hơi bóng  lộn chờ Thầy cũ, đi chơi đây đó. Bảo  mở tiệc khoản đãi Thầy và bạn đồng môn DT. Thịt gà luộc hả hê. Bữa đo,ù  Nguyên ăn chay,  nên không thưởng thức món ăn ngon do bạn học DT ngày  xưa thết đãi anh em.  Bảo cũng tỏ ra sốt sắng, cho địa chỉ ngôi nhàụ bỏ trống của mình tại SG, để anh em nào thuộc diện Xuất Cảnh HO, hay ODP,  khi vào gặp Phái Đoàn PVHK, có chỗ nghỉ ngơi, khỏi phải thuê khách sạn tốn kém. Hai anh bạn giàu có,  làm ăn khắm khá này,  bây giờ chơi thân với nhau. Khôi thì  làm nghề cho vay. Bảo thì mở Hảng  làm Nhôm, Nhựa.  Nguyên nghe bạn bè  kháo nhau như thế.
        Hôm đó, Thầy Tuân hỏi các học trò cũ mình ,  là ai còn giữ hai bàì thơ của Thầy đăng trong  Tuần Báo VNHS trước kia.  Bài “ Cuộc Du Ngoạn Nha Trang’ và Bài “Đêm Văn Nghệ”.  Hai bài thơ này, Thầy ký bút danh  “Một HS/DT” bài trước  và “Dương Minh” Bài  sau.  Nguyên có dọc cả hai bài thơ này trước kia, hồi còn học DT. Chàng thuộc lòng bài dầu và  dọc lại cho Thầy và các bạn nghe hôm dự  tiệc. Bài sau, chàng chỉ còn nhớ hai câu đầú :
                                    “Mồng tám tháng hai: Mọi người chờ đợi
                                      Trường Duy Tân dạ hội để  mừng Xuân”...
         Sau đó, Thầy Tuân nhờ chàng chép bài thơ này cho Thầy. Một thời gian sau, Anh Lộc, bạn Đồng Môn /DT, ngụ tại Mỹ An,  nguyên SQ/VBQGĐL, giải ngũ, dạy giờ tại DT trước 75, có bằng Master ngành Truyền Thông tại Mỹ.  Anh Cải Tạo tại TT8 với Nguyên trước kia, nhưng  được về sớm.  Anh làm việc cho CM, khâu giải mã Truyền Tin tử Đài LX, chuyển qua Đài SG. ( Anh  thông thạo tiếng Nga,  nhờ Anh đã học bên Mỹ trước kia). Thỉnh thoảng,  Anh vào đây giải mật mã cho CM, nên  thường gặp Thầy Tuân tại tư gia của Thầy tọa lạc gần Trường ĐHVK/SG.  Một hôm,  Anh mang mấy cuốn sách Văn Học Thầy tặng cho Nguyên về PR , đem lại nhà chàng. Sau này, con thầy định cư tại Canada, và Mỹ. Thầy có đi du lịch sang nước này và HK do con bảo trợ. Bảo và Khôi là hai nhân vật chính, trong bữa tiệc thết đãi cố nhân NT và Thầy Tuân tại nhà Anh Luôn bữa đó.
          Đăng ngõ y muốn Nguyên vô làm chung với Anh ta cho vui. Hảng Brecheen Pipe & Steel Inc. tại Thành Phố Port Allen. Thỏa nghỉ làm tại đây. Thọ vào thay thế. Thọ làm tám tháng  vẫn $5.00/giờ nên người hùng,  cựu VBQGĐL, đã bái bái. Thế là chàng OK salem ngay.  Chàng vào làm thay chỗ Thọ,  phụ tá cho Đăng,  cắt sắt thép tại đâỵ.  Phước thì đã nghỉ  làm lâu rồi. Chính Anh ta đưa Đăng vào làm tại Hảng này từ tháng 12/1994.  Sau đó, Anh ta  “quit Job” và mở tiệm bán thực phẩm, hùn với Hiển, cũng cùng Đạo Chúa.  Chàng xin phép nghỉ tại Hảng Thực Phẩm  ( Gọi ĐT cho Anh Th,  nói hộ một tiếng).
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Sep 24, 2010 12:10 pm    Tiêu đề:

    5) LÀM  HẢNG BRECHEEN  PIPE & STEEL INC.
   
  Nguyên quá giang  chiếc xe  nhỏ, màu xám nhạt,  xinh xắn,  hiệu Toyota Corola, do Đăng lái đi làm hàng ngày. Sở làm xa tít, khoảng nửa giờ lái qua sông Mississippi. Con sông dài nhất, lớn nhất và nổi tiếng nhất của nước Mỹ. Ông Chủ Hảng lớn hơn Nguyên một tuổi. Ông ta tuổi con cọp, sinh năm 1938. Hảng này, Ông mua lại của  người khác và  buôn bán sắt thép, đã hơn  hai mươi năm. Ông ta tâm sự với chàng, khi chàng vào làm Clean Up toàn cơ sở. Văn phòng, warehouse. Pipe Yard, Front Yard , cắt cỏ, lau chùi rest room trong  và ngoài... Chàng thay thế thằng Hook (Natheniel  Gully), 45 tuổi, da màu, cao, to, khỏe mạnh. Y vô trước chàng một tuần lễ với tiền lương $4.75/giờ. Hook vào làm Warehouse. Đăng phụ trách cắt beam, cắt Sheare trong phòng. Cắt split-T ( Cắt đôi tấm Beam, bằng máy cắt ). Trong Phòng chứa bán thép và sắt các loại như Channel, plate, cold roll round, hot roll roud, expanded sheet of steel ( Raised or flat)...Ngoài sân,  bầy bán các loại beam , thanh sắt, tấm thép đủ cở, tráng màu hay không. Sân sau chứa  nhiều loại ống nước,  sắt tấm, loại dài, lớn, lưới sắt, vĩ  thép... Trong warehouse,  có  khoảng  bốn , năm công  nhân, phụ trách nhiều khâu khác nhau. Bán hàng, lô xe, xuống hàng. cắt thép bằng torch ( dùng khí đốt Propane và hydrogen để cắt sắt). Về sau, thêm một máy cắt bằng bàn lớn. Cắt thép đủ loại hình dáng, hoa lá, hình dạng thú vật, chữ nghĩa... qua mấy điện toán, rồi chỉ cần bấm nút là  có dạng thép, theo yêu cầu của khách hàng.
          Lúc đầu,  chàng  phụ trách quét dọn các phòng, cắt cỏ, lượm band, đổ rác...và phụ giúp Đăng, mỗi khi Anh ta cần đến. Sau đó, thêm các khâu, như pha cà phê, refill nước ngọt vô máy kéo, để bán cho CN giải khát. Mopping  các  phòng và Breakroom ( Phòng Giải Lao ) hàng ngày ( Lau chùi sạch sẽ các nơi kể trên ). Đăng , cựu Đ/U ĐĐT/ĐĐTS, Tiểu Khu NT, khóa 19/ĐPQ ,cùng Hòa, em chàng. ( Thạch, bạn học DT khóa 13, cùng khóa với LV Hùng. Th Tá  TB Lang, khóa 14. Th Tá Phương, Trưởng Phòng Ba TYKNT, CG, quê Phú Yên, khóa 15 Bảo An , NXPhần khóa 17 VBTĐ. Họ đều phục vụ tại NT trước kia). Đăng nhỏ con, không cao ráo, nhưng nhanh nhẹn, lanh lẹ vô cùng . Anh ta tánh nóng nảy như Trương Phi, hung dữ và ăn nói thô lỗ, hay chửi thề. Ít có nễ nang ai, nhường nhịn ai. Dù đã cao tuổi, nhưng chứng nào tật nấy. Khó mà sửa đổi. ” Núi sông dễ đổi. Bản tính khó dời.”. Nhưng khôn khéo đối xử với cấp trên  Chủ Mỹ và làm việc giỏi, lên lương khá cao trong Hảng này.
                                        ”Cái ta coi lớn vô cùng
                                         Cho nên nóng nảy, giận hờn liên miên.
                                          Nói năng thô lổ, chẳng kiêng
                                          Tánh ưa nhậu nhẹt, thuốc ghiền chẳng ngơi.
                                          Chửi thề liên  tục không thôi
                                          Giận hờn dễ thấy,  con người hung hăng.
                                          Việc làm cẩn thận,  siêng năng
                                          Dẻo dai sức khỏe, vừa lòng Chủ Nhân.
                                          Giúp chàng,  giới thiệu việc làm
                                          Nhờ người Bảo Trợ trú vùng ấm êm.
                                          Ân tình ghi khắc trong tim
                                          Bỏ qua khuyết diểm bạn mình bấy  lâu.
                                          Tánh tình nào dễ đổi màụ
                                          Muốn êm, thì cứ nhịn nhau, xuôi dòng.
                                         Từ bi, hỷ, xả,  thong dong
                                         Bao dung nhẫn nhục, con sông êm đềm.”
           Một hôm , làm sạch sẽ  trong phòng  Bà Chủ, chàng  phát hiện một xấp giấy trăm đô để trên bàn. Chàng  đem đưa cho Ông Chủ vì sợ có người ra vô phòng, sẽ lấy mất của Bà.  Ông ta cám ơn và đút vào túi quần. Nguyên  không rõ Ông  có đưa lại cho vợ mình không. Sau này,  chàng có hỏi Ba,  thì Bà đáp lưỡng lờ, không khẳng định rõ ràng:
        -Hình như Ông có đưa cho tôi rồi!.
 Chàng cũng thường trả  lại tiền Bà hay bỏ quên trên bàn, hay làm rớt dười thềm nhà. Chàng cũng hoàn lại số tiền bị rơi rớt trong phòng cho Cô Chủ Daniel, con gái Út Ông Bà Chủ. Cô ta  giữ chức  vụ Tổng Chỉ Huy ( General Manager ).  Cô năm nay khoảng bốn mươi. Người chị ruột, Chị Cả, tên D’Aaron, hơn nàng hai tuổi. Nàng là vợ Ông Kerry Le Blanc, gốc Pháp.  Nàng to con nhưng thua cô em. Nàng xinh đẹp. Da nõn nà. Khuôn mặt rất diễm lệ. Nàng có phần giống Mẹ hơn  à Cha. Nàng đã có đứa con trai với người tình dầu tiên, thằng Ryan, năm nay, trên hai mươi tuổi, to con, giống Dì nó. Tóc nó dài xỏa phía sau lưng, như con gái. Nó là SV/ĐH/LSU, Khoa  Hình  Sự và Tội Ác Học. Nó đang làm việc trong Lao Xá,  gần Viện Đại Học. Làm Part Time, mặc dù Ông Bà Ngoại cho cháu làm việc VP tại Hảng, tuy nhiên, Nó chỉ làm một thời gian thì bái bai. Ông Kerry, trai tơ, se duyên với người đẹp một lửa. Gái nạ dòng. Nhưng giai nhân giàu có và thương chàng vô cùng. Ông Bà Chủ chỉ có Nhị Kiều. Cô Em quá mập mạp, da thịt đồ sộ như bao chỉ xanh, đi lại, núng na, núng nính,  như bị thịt khổng lồ, biết di động, nên chưa có lang quân đưa rước thuyền quyên cân nặng khoảng năm trăm cân Anh. Nành thích thể thao, hay chơi hockey và tổ chức Xe Diễn Hành ( Float ).  Nàng có bồ thôi, chưa có chồng chính thức.  Nàng tuyên bố với Nguyên như thế, khi cao hứng. Nàng thích công việc kinh doanh, thích khâu quản lý và chỉ huy cơ sở. Thích làm Big Boss. Còn Chị nàng  thì sao? Người nghệ sĩ này, không thích kinh doanh. Nàng thích vẽ, du lịch và đánh trống trong Ban Nhạc thôi. Giai nhân thổ lộ với chàng như thế. Nàng  làm kẻ bán hàng là  để giúp song thân và Em gái mình trong Hảng kinh doanh mà thôi. Thứ nữa, cũng là vì cuộc sống bắt buộc phải lao động trí óc, để sinh nhai, nuôi sống bản thân mình, con cái và gia đình .  Ông Kerry, làm Supervisor, coi hết Warehousé và đám tài xế xe tải chở hàng của Hảng. Y nhỏ con,  nhưng thông minh và nhanh nhẹn, lanh như tép. Bố Mẹ  và Cô Em vợ rất nễ nang chú rể. Còn vợ thì âu yếm trượng phu ra mặt.  Chàng  chơi đàn Tây Ban Cầm hết sẩy.  Nàng là Tay Đánh Trống cừ khôi. Thục nữ cũng là Họa Sĩ tài danh. Nàng vẽ tranh rất đẹp. Tranh của nàng treo trong phòng làm việc của Ông Bà Chủ. Ông Kerry cũỉng có` hoa tay. Ông viết chữ và vẽ rất dẹp . Thằng Ryan, lúc mới 10 tuổi mà vẽ hình Ông Ngoại rất giống. Thật là” Mẹ nào con nấy”. Vợ chồng Kerry có  một con gái đang học Trung Học. Con bẻ Christine giống cha  như đức.  Phải chi nó giống Mẹ thì xinh đẹp hơn.  Kerry và vợ,  đều là nghệ sĩ trong một Ban Nhạc Thành Phố. Họ từng tham dự nhiều nơi vào các dịp Lễ Lạc, Hội Hè trong TB. Gia đình Ông Bà Chủ gốc Scotland. Cô chị bán hàng. Cô Em làm Thủ Trưởng. Bà Mẹ làm VP. Ông Bố đã nghỉ hưu.
                                   ”Yêu Em, một lửa , chẳng sao
                                     Diễm kiều mà lại nhà giàu, chịu chơi.
                                     Nàng  thì đánh trống tuyệt vời
                                     Cũng là Họa Sĩ người đời biết danh.
                                     Còn chàng nổi tiếng chơi đàn
                                     Phượng Loan, cá nước. Tình tang, tang tình.
                                     Bây giờ “Hương Lửa Ba Sinh”
                                     Sắt Cầm hòa hợp. chúng mình yêu nhau.
                                     Anh làm Ông Xếp warehouse
                                     Còn Em, thục nữ, sắt trao thu tiền.”
             Ông Don Brecheen, cao,  to con, da trắng hồng, đẹp trai.Tướng rất sang. Bà Gail, vợ Ông,  sinh 1941. Bà thuộc gia đình giàu có.  Bà  là chị cả trong nhà có nhiều anh chị em.  Ông thì cha mẹ nghèo,  chuyên sống nghề nông , ít hoc.  Nhờ Bà mà gia đình làm Chủ Hảng buôn bán sắt thép lớn như  ngày nay.  Lúc mới mua  cơ sở kinh doanh,  Ông làm hết mọi việc. Bà  cũng làm linh tinh đủ thứ trong VP của Hảng. Bà  đưa tập album của gia đình Bà cho chàng coi. Hồi trẻ,  Bà thật xinh đẹp, duyên dáng. Bà thích xức nước hoa  loại đắc tiền. Từ  xa,  hưong thơm tỏa ngào ngạt trong không gian.  Bà nói với chàng:
- Don ưa  chuộng mùi nừc hoa này. Nên  tôi cứ dùng hằng ngày.Vợ chồng chung  chăn gối mà!  Cùng một chiếc giường rộng thênh thang.
Đặc biệt, Bà thường xuyên dẫn con chó nhỏ lông xù,  khi Bà đến Sở hằng ngày. Bà yêu quý nó ghê lắm!  Mua thức ăn ngon lành cho  con”Pet”, con vật cưng trong nhà. Bà cho nó ngủ trên giường của  vợ chồng Bả.  Bà từng  nói với chàng:
       -Ai mà động đến nó, thì chết với tôi đấy! Tôi không giết y,  thì cũng cho người trừng trị  y đích đáng thôi.
 Bà tướng phốp pháp. Da trắng hồng. Tóc vàng kim rất đẹp. Bà làm tòc hàng tuần tại Tiệm Nail. Nguyên nói đùa với Bà: “ Bà hung quá hè!” Bà  cau mặt giận dữ: ”  Hung cái lỗ đít tao” ( My asshole). Bà thật thô lỗ và dữ dằn ghê quá! Tuy nhiên,  Bà  hay tâm tình , nói chuyện với chàng,  những khi chàng lên quét, lau chùi hay thay rác, tại văn phòng của Bà. Bà thích đọc sách, báo, truyện giả tưởng hay trinh thám.  Các loại sách về tội ác, hình sự. Bà cho chàng  mượn một lô sách mang về nhà đọc. Ông Bà Chủ  và Cô Gái Út, đều bị  bịnh Tiểu Đường. Mẹ Bà  và cha của Ông cũng bị bịnh này. Đúng là căn bịnh di truyền theo huyết thống cha mẹ đến con cái về sau. Bà bị TĐ loại một, loại chích trực tiếp chất Insulin vào tĩnh mạch. Ông và Cô Út bị bịnh loại hai. tức uống thuồc  viên gỉảm lượng đường trong máu. Trong Hảng, trên VP,  còn có một số người làm vịệc,  khâu gián tiếp,  như  Ông Harold Hood ( có bằng BS tại ĐH Southeastern University tại Thành Phố Hammond) làm trên 15 năm, salesman, trên  50 tuổi ( Sinh năm 1945, cùng  tuổi với Đăng. Ông này da trắng, gốc Anh/Ái Nhĩ Lan, có mái tóc bạch kim rất đẹp tự nhiên. Vợ Ông ta rất xinh , nhưng bị bịnh, nói không tự nhiên và đi đứng không bình thường, vì bị tai biến mạch máu não trước đây. Bà  chưa xin được việc làm. Cứ ngày thứ năm hàng tuần là Bà lái xe tới Hảng. Ông đưa vợ đi ăn tiệm. Anh Darren,  đẹp trai,  cũng bán hàng, trẻ  tuổi, còn độc thân ( có bằng  BS về  kinh doanh/Business, cùng ĐH với Ông Hood ). Cô Rosie, da đen,  phụ trách HSVP, khâu ghi biên lai bán hàng cho khách , thu tiền khách trả. Cô  này chia tay với người chồng say  sưa  suốt ngày.  Có đứa con trai duy nhất đã có vợ và  ba con. Cô ta trên  năm mươi, tánh tình vui vẻ cởi mở.  Nàng thường sốt sắng giúp Nguyên photocopy các tài liệu, giấy tờ khi cần.  Chàng  hay biếu người đẹp nước ngọt, bánh , kẹo hay bầu bí vàng  trồng ở nhà. Cô Suzie hay Suzen, da trắng , lớn hơn vợ Kerry vài tuồi. Cô ta kỳ thị dân da  vàng và da den ghê lắm! Rosie nói với chàng:
           “She’s  nasty” ( Cô ta xấu lắm! ).  Hai nàng không hợp nhau. Không cùng màu da, chủng tộc.  ” Hai cô  ca sĩ có yêu nhau bao giờ”.  Người cùng nghề, cùng nhiệm sở hay khích bác nhau, nhất là đen trắng,  thường không ưa gì nhau. Kỳ thị màu da,  chủng tộc mà.  
                                 “Bây giờ Hảng Sắt công nhân
                                  Qua cầu xa tít, bạn vàng quá giang.
                                  Lau phòng, cắt cỏ, quét sân
                                  Phụ ai cắt thép, khi cần giúp nhau.
                                  Chiều về, xịt nước, tưới rau,
                                  Linh tinh  công việc, bù đầu Lão Lai.
                                 Tuổi già , bịnh tật đầy người
                                 Vui trong công việc, thảnh thơi cõi lòng    
                                 Nhân sinh nào quản nhọc công
                                Tự do, thoải mái sống trong xứ người.”
           Lúc bấy giờ, tên Hook nhờ nịnh Chủ Nhân, nên phất lên rất nhanh.  Cứ sáng sáng,  là  Y lãng vãng lên VP,  báo cáo, đâm thọc này nọ. Vì vậy,  được đề cử làm Shop Boreman (Cai Xưởng). Lên lương cái rụp. Y  đụng  độ với Đăng  bao nhiêu lần. Suýt ấu đả nhau. May mà  Ông Kerry thấy can thiệp đúng lúc,  kéo hai chàng Hiệp Sĩ đều hung hăng dữ dằn, tách nhau ra. Hook ít học xử sự không khéo. Lại hách dịch với  mọi người, nhât là VN. Chàng phải cho Y quà và cho Y mượn tiền cũng như mua bia đãi Y mới êm chèo, mát mái.  Tuy có hối lộ cho Y , nhưng Y cứ  lâu lâu lại trở chứng. Nguyên chán ngấy cái tên da  màu, dốt nát, thô lỗ.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Sep 30, 2010 6:18 pm    Tiêu đề:

6)  LÀM TRƯỜNG HOC
             
     
    Đang buồn bực, bất mãn vì bị tên Hook chèn ép, ăn hiếp, lại thêm Ông  bạn đường nóng nảy, hung dữ, cộc cằn,  thì Thanh về cho biết Trường Episcopal, một trường học do Hội Thánh Thiên Chúa Giáo ( Anh Giáo), thành lập lâu đời tại Baton Rouge, đang cần một người Clean up ban đêm. Chị Long, người Nam, CG, có con mở tiệm, đã nghỉ làm, về giúp con mình. Bởi vậy, Anh Hòa Râu, CN ban ngày và Chị Cúc, cùng khâu quét đọn phòng học buổi tối như Thanh, đều muốn Nguyên  vào làm cho gần nhà hơn. Nghe Bà Xã đờn êm tai :
  - Làm tại đây khỏe ru, bà ru. Nhẹ nhàng, lại gần nhà, làm tự do độc lập. Mỗi người một cõi. Không ai đụng chạm ai. Làm xong thì nghỉ thoải mái. Dư dã thì giờ mấy tiếng đồng hồ. Vợ chồng cùng chung xe. Đỡ tốn tiền xăng.  
Thế là Chàng nghe bùi tai và chìu ý của Vợ hiền, vợ đảm đang, vợ lanh như  tép.  Bà Chằng Lửa, cho vui cửa , vui nhà. ” Đồng vợ, đồng chồng, tác Biển Đông cũng cạn.”. Cho nên, Chàng  xin phép nghỉ  Hảng Sắt. Chàng  có báo cho  Đăng rõ lý do mình tạm ngưng nơi này để làm  Trường Hoc cho gần nhà. Thế là chàng vào trình diện Ông Manager, da trắng, to cao ( Người đã từng  đuổi Anh Quỳnh, (với lý do “Hay quỳ  cầu nguyện Chúa trong giờ làm việc.”), Anh Trọng, Anh Châu... trước đây. Họ đã làm CN tại Trường Trung Học Tư Thục CG này). Ông Ricky Ok ngay, khi chàng nói tiếng Anh thông thạo và được sự giới thiệu và  ủng hộ của các bạn làm tại đây, Làm việc quét dọn phòng học,  sau khi HS bãi học ra về, từ 4 giờ chiều hằng ngày. Nghỉ hè thi CN  chà bóng các thứ nhà trường yêu cầu. Công việc này nặng nhọc, cực lắm! Từ nhà chàng, Thanh lái xe bon bon trên Đại Lộ Sherwood Forest, chui  qua cầu dưới Xa Lộ 12, rồi mới rẽ  tay trái,  vào các con đường nhỏ, mới tới truờng. Hơi xa, nhưng  quá gần , so với Hảng cũ  bên Thành phố Port  Allen. Làm việc từ 4 giờ chiều đến 12 giở khuya, từ thứ hai tới thứ sáu. Được nhiều  ngày nghỉ lễ. Nhưng không có “Bảo Hiểm Sức Khỏe.”  Và  Không có  tiền Bonus, vào dịp Lễ Giáng Sinh. Mỗi CN chỉ được tặng ít trái cây và bánh kẹo, vào ngày Lễ lớn này.
                                    “Bây giờ Trường Học quét lau
                                     Mênh mông một cõi, âm u đêm về.
                                     Cô đơn quạnh quẽ trời khuya’
                                     Lá rơi xào xạc, vàng khe ánh đèn.
                                     Bốn người, bốn góc một mình
                                     Cach nhau mù mịt, đưa tin khó lòng.
                                     Lỡ khi sự cố bất thường
                                     Thì đành hiu quạnh. âm thầm tự lo.
                                      Mấy mươi phòng ốc bẩn dơ
                                      Bùn  ình bôi quệt, học trò vô ra.
                                      Nhầm hôm tầm tã trời mưa,
                                      Công nhân bá thở, bạc phờ chùi hoài.
                                      Bị chê, gởi giấy lai rai
                                      Thầy cô khiển trách, trong, ngoài còn dơ.
                                      Làm hết việc, không hết giờ,
                                      Sức tàn, lực kiệt, vẫn chưa hết phòng.
                                      Quét cho xong, lau cho xong’
                                      Chậm thì ở lại, đừng hòng bỏ đi.
                                      Các nơi sạch sẽ mới về
                                      Tính thêm giờ phụ, chưa hề tại đây.”ỉ’
                Công việc làm khoán, lau chùi sạch se, khoảng 15 phòng học, trong  8 giờ. Nếu gặp hôm trời mưa gió, HS mang bùn sình, làm dơ bẩn hành lang và các lơp, thì CN phải nỗ lực làm cho xong việc mới được nghỉ. Dù  tới 12 giơ khuya mà chưa xong việc, thì phải ở lại lau sạch hết các nơi, mới được ra về. Trường học không trả  giờ phụ trội cho cu li. Trường học có nhiều lớp và phòng ốc, sân thể  dục, thể thao, sân đấu bóng rỗ.  Cơ sở rộng mênh mông, Bốn CN phụ trách  làm sạch sẽ các phòng học, nằm bốn góc. Cách xa  vô cùng. Khó lòng liên lạc nhau vì không có ĐT cầm tay vào lúc đó. Cũng không có ĐT trong phòng học, để  nếu cần, gọi nhau, báo tin nhau hay cần cầu cứu giúp đỡ nhau.
      Một điều bất ngờ cho Nguyên là Anh Tr.A.Cửu, người Hơa, đạo hữu trên chùa TB với Nguyên,  lại nhờ Anh Đoàn, Bắc,  CG, khoảng gần năm mươi, Supervisor tai đây, xin vào thế chân Chị Long. Nguyên vào nhận việc và chính thức làm ca đêm. Anh Cửu đâm ra giận chàng. Anh là bạn nhậu với Anh Đoàn và là bạn lai rai bia rượu với Đăng. Cửu dù đang có việc làm clean ban ngày tại một trường hơc,  trên LSU. Nhưng  Anh ta thích làm hai Job. Hai vợ chồng Anh  gặp chàng tại Chợ Vĩnh Phát. Họ tỏ ra ác cảm với chàng ra mặt. Khi chàng cố bào chữa cho việc làm của mình và nại lý do khó bỏ nhà Trường vì  vợ đang  làm tại đó.  Sợ  họ trù dập. Chị ta cau mặt gắt lên:
    - Anh quan trọng hóa vấn đề. Bỏ thì  bỏ chứ sợ gì!
 Ngoài ra,  Anh  chồng cứ liên lạc ĐT với Đăng,  than phiền về vụ chàng làm tại đây,  thành ra anh không được nhận vào làm.  Đăng ghét chàng luôn khi hai người gặp nhau ngoài phố. Đoàn thù ghét chàng ra mặt. Dù  Anh ta được mời ăn cơm chung với họ vào buổi tối. Anh không thèm chào hỏi lại khi Nguyên lịch sự lên tiếng chào Anh ta trước. Nguyên thấy tự ái và buồn lòng. Chàng lại cứ nhận giấy than phiền lau chùi không sạch  các phòng ốc,  do GS gởi đến, qua Ông  Manager Ricky. Ông  này rất có cảm tình với chàng. Ông ta cứ cho chàng áo thun hoài. Chàng quyết định nghỉ việc tại đây vì  có nhiều vấn đề bất như ý. Nghe nói,  Đoàn thường cho quà cáp các Thầy Cô phụ trách  các lớp học, để lau chùi sơ sài các phòng, cũng không hề nhận giấy “Than phiền, chê trách”. Anh ta khôn ngoan đáo để. Anh Hòa Râu thì nói với chàng:
    -Tôi ủng hộ Anh. Anh cùng HO với tôi. Chả Bắc Kỳ  thuộc diện khác. Chả nhỏ mọn . Cứ muốn ăn hối  lộ các CN  dưới quyền mình thôi.
Anh Hòa, gốc Hoa. CG, nói tiếng Nam, nguyên SQ/BĐQ.  Anh ta  cũng ngang tàng, hung hăng, đã đụng độ với Anh Quỳnh trước dây,  tại Trường  này. Anh có giọng nói to và chát chúa. Anh thường không  kiêng nể ai cả. Tướng Anh ta trông cũng gồ, oai lắm,  vì có bộ râu mép đen bóng, rậm rạp,  nổi  bật trên khuôn mặt xương xương,  trắng trẻo. Anh không hề nể sợ Đoàn chút nào. Anh làm khâu ban ngày rất lâu tại đây,  chỉ thua Đoàn thôi. Anh ta  đã từng  được Ricky bảo đưa chàng ra Sở Cảnh Sát lăn tay. Đây là khâu bắt buộc các CN  làm tại Trường,  vì họ  sợ mất  mát các  máy Điện Toán đắc tiền,  dùng  cho HS học tập.  Nguyên đã có chủ ý và quyết định trở lại Hảng cũ . Chàng ĐT cho Đăng và  quà cáp cho bạn, cây thuốc lá bạn ưa thích, để nhờ nói hộ với Ông Chủ và  Kerry cho chàng làm lại nơi đây. Chàng cũng  trực tiếp ĐT  xin Kerry nhận lại mình, vào làm Clean up vì chàng nghỉ mới  có mấy hôm. Chàng tìm cách nói với Xếp trực tiếp:
     -Tôi không thể làm ban đêm nữa. Vì vợ chồng cùng làm một ca buổi tối, bỏ con gái Út  còn nhỏ ở nhà không ổn. Nó sợ hãi, khóc lóc. Tôi phải trở  lại ca ngày, để buổi tối săn sóc con bé,  cho con tôi yên tâm. Nhờ Ông  nhận cho làm lại.
Kerry  nghe nói cảm động,  OK ngay. Ông  Chủ  nói:
-  Một lần này thôi nhé! Lần sau đã Quit Job, thì bái bai luôn nhé!  Chúng tôi không nhận lại đâu.
 Tại xứ Cờ Hoa thì “Nhất bé, nhì em, tam cây, tứ súc” mà lỵ.  Chàng mừng vô cùng.  Sau đó,  chàng vào xin Ricky nghỉ việc. Chàng bảo Đoàn hãy nói Anh Cửu vào thay mình. Y  hớn hở ra mặt, vồn vã với chàng. Thật hết nói. Tuy nhiên,  Anh Cửu đã  xin việc khác trước đó vài ngày. Thanh giận và  cự nự Đoàn quá cở. Y buồn so , tỏ ra sợ Bà  Chằng, trước mặt cô Cúc nữa.  Y biện bạch và hạ giọng:
-Tôi xấu lắm! Tôi bếch lắm! Tôi không tốt. Cứ chửi mắng tôi đi.
 Anh Hòa Râu nghe tin chàng bỏ việc,  nói với các bạn mình:
    -Hai cô ca sĩ có yêu nhau bao giờ! .
 Ý nói cà hai đều khá Anh Văn. Vì vậy, họ không ưa nhau. Nhất là Đoàn bất bình vì bạn nhậu của mình không vào làm cùng Trường với mình.
                                      “Bạn mình không được nhận vào
                                        Bực kia  cứ trút người đâu thế điền.
                                        Kẻ mong chẳng được, ghét ghen
                                        Giận hờn người đã ưu tiên đi làm.
                                        Hận thù nổi sóng liên miên
                                        Lạnh lùng ra mặt, nói dèm, nóí pha.
                                        Lại thêm kiểm điểm phòng dơ,
                                        Cho ai chán nản, dời xa ngôi trường.
                                        Con người nham hiểm khôn lường,
                                        Khi  người nghỉ việc, vui mừng hỏi han.
                                        Nhân tình,  thế thái hỗn mang
                                        Từ bi,  bác ái  trang hoàng, gió bay”.
    Thật ra,  công việc quét phòng học nhà trường,không phải nhẹ nhàng, dễ dàng, thoải mái,  như nhiều người ca tụng hay có định kiến như thế. Công việc nào cũng  có những khó nhăn, trở ngại, phức tạp.  ” Tiền nào của đó”.   Phòng học quá nhiều, gặp mùa mưa,  các CN phải lau chùì sạch sẽ,  đạt chỉ tiêu yêu cầu của  các thầy cô giáo phụ trách. Tại trường học ở Mỹ, mỗi Thầy, Cô phụ trách một môn, trấn thủ, quản lý một phòng. Các HS phải kéo lại phòng đó cho họ dạy. ( Khác các trường học ỏ VN. HS trụ mốt lớp. Các GS đến đó dạy chúng). Bởi thế, CN Clean up tại trường học, muốn êm ả, khỏi nhận Giấy Than Phiền của GS phụ trách các phòng học,  thì thường thường quà cáp cho họ, như trường hợp anh Đoàn tại đây.  Nguyên nghỉ làm, trống chỗ. Trường tuyển người  vào thay thế.  Nhưng họ thấy công việc bù đầu.” Hết việc ,  chứ không hết giờ”. Làm bá  thở cào cào, lại buồn quá.
                                         Môt mình trấn thủ một khu,
                                         Bốn bề vắng vẻ,  gió  lùa quạnh hiu.
                                         Lỡ khi sự cố tới vèo
                                         Biết ai mà gọi,  giúp nhau đỡ đần .
                                         Bao nhiêu lo lắng dùng dằng
                                         Cho nên đành phải cuối cùng bái bai.”.
             CN vào ra như cơm bữa. Sau đó,  Khâu Clean up Ban Đêm gặp trục trặc , trở ngại vỉ  chỉ ba người làm. Không có CN  nào xin vào cả. Bởi vậy,  Nhà Trường bực mình,  cho gíải tán Khâu này,  khi họ thuê được hợp đồng “ CN Mễ “  thầu  làm khoáng công việc dọn dẹp, sạch sẽ và  làm vệ sinh các  phòng ốc ban đêm. Thế là mọi người trở nên thất nghiệp. Ngoại trừ  anh Hòa Râu còn tiếp tục  làm ban ngày, cho đến nay. Thanh xin lám Móc Câu một thời gian,  rối cũng nghỉ việc vì không  quen nặng nhọc ( Chung Phòng với vợ Ông Th, Bà B, Bắc, CG,  mua Con Lai ở VN sang Mỹ cà  gia đình.  Các con đều  học giỏi, có tương lai rực rỡ cả. Trong Phòng còn có Cô Dung, con Ông Quế, HO , Quãng Ngãi,  do Anh Đại bảo trợ.  Nguyên có  đi  ra Phi Trường  cùng anh em HO,  đón tiếp gia đình này trước đây. Sau Cô Dung học  Nail và mở Tiệm Nail cùng em gái, cô Hạnh, chồng tên Nam cùng quê.  Gia đình này làm ăn khắm khá. Nam cùng  em vợ là Việt,  làm Hảng  Nail Supply của  Quý, Huế.  Lương họ,  nghe  nói,  khá cao.  Quý lá con Anh TTBằng, PG, triệu  phú ở Mỹ,  nhở kinh  doanh nhiếu Cơ Sở  khắp các TB về “ Dụng Cụ  trang bị Tiệm Nail. và làm Nail).  Sau đó,  Thanh nhờ bạn , chị Trường,  đưa vào làm Siêu Thị Hi Nabor, trên Đường  winbourn, gẩn nhà Bác Thạch cho đến ngày nay. Hảng  Móc Câu  cũng giảm biên chế CN. ( Trước kia, nghe nói,  có khoảng  70 người Việt làm tại đây . Vì thế,  nhiều người Việt đã xin làm các  nơi khác).
                                    “Khâu Đêm,  thiếu một  người điền
                                      Ai vào cũng bỏ việc liền vài hôm.
                                       Nhà Trường tức giận giải luôn
                                       Ba người đành phải bon bon lái về.
                                       Bây giờ thất nghiệp ủ ê
                                       Xin làm việc khác,  mệt mề châu thân.
                                       Đông đen,  người Mễ tràn sang
                                       Đồng lương rẻ mạt, siêng năng chịu cày.
                                       Việc làm khó kiếm lắm thay
                                       Bởi người “Need Job” tràn đầy khắp nơi.”
              Nguyên đã giã biệt Trương Episcopal. Chàng làm chừng hơn tuần , phải bái bai. Công việc mệt nhọc,  mà tình người không có.  Đành lòng ra đi.
                                    ” Việc làm mệt mỏi, nhiêu khê,
                                     Lại thêm “Khiển Trách”,  cứ chê dơ phòng.
                                     Tình người chẳng có  xót thương
                                      Lạnh lung ganh ghét,  giận hờn, làm ngơ.
                                      Gần mà  xa cách mịt mờ
                                      Đồng hương mà lại hững hơ rẽ chia.”.    
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Wed Oct 06, 2010 1:15 pm    Tiêu đề:

      7) TRỞ  VỀ  HẢNG CŨ
           
       
          Nguyên lại trở về Hảng cũ.  Chàng cũng  OK với công việc  thường ngày. Nhở  Đăng đưa đón  đi làm như thường lệ.   Người hùng góa vợ từ lâu, đã se duyên cùng thục nữ,  cô Th. chồng là anh S,  cùng đơn vị với Đăng. Ngày Đăng về làm đám giỗ đầu tiêncho người vợquá cố tại PR  thì hai bên gặp nhau.  Nghe nói,  chàng đã thường nàng trước kia. Kẻ góa vợ, người góa chồng. Tình cũ không rũ cũng tới. ” Hai bên cùng liếc, hai  lòng cùng ưa (Kiều ).  Lúc đầu,  các con chàng,  nhất là Khoa, không OK chút nào. Nhưng cấm sao được tình yêu. Tình càng ngày, càng đậm, nghĩa càng lúc càng sâu. Nhất là chàng cứ lai rai về VN thăm người đẹp. Chàng /nàng đã  kết hôn , có giá thú . Nàng có con trai lớn, đã tốt nghiệp ĐH, đang là CNVNN/ XHCN tại PR . Nàng muốn đi Mỹ. Nàng  từ bỏ Tôn Giáo mình để theo Đạo Chúa.  Hàng ngày, từ nhà mình ở An Xuân,  nàng đi bộ xuống Xóm Cà Đú,  đểù học giáo lỳ Hôn Nhân CG,  do Cha Sở giảng dạỳ. Chàng thì cô đơn.Tình xuân còn phơi phới,  như trăng mới lên,  như hoa mới nở.  Người bạn đường,  đầu gối,  tay ắp, có năm mặt con với nhau, đã  về Nước Chúa, bỏ chàng vò võ, cô quạnh,  phòng không chiếc bóng nhiều  năm tại đất khách quê ngửời. Hai bên  “ Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu ”, ” Cá gặp nước, rồng gặp mây” .  Chàng đã chi biết bao nhiêu tiền của, để cất nhà cao, cửa rộng, làm mái ấm uyên ương cho đôi ta tại quê nhà. Chàng bảo lãnh  nàng  sang “Miền Đất Hứa”.  Cho  Phụng Loan hòa hợp. Yến Anh thỏa nguyền mây nước. Tài tử, giai nhân tương phùng, hội ngộ. Cho “ Ba Sinh Hương Lửa” mặn nồng chăn gối. Cho sắt cầm hòa hơp mây mưa.
                                     “Thương chàng ghê lắm cho nên
                                       Em đành bỏ Đạo của mình theo ai.
                                       Chiều chiều tản bộ đến nơi
                                       Hôn nhân giáo lý học hoài cho xong.
                                       Xin vào Đạo Chúa của chàng
                                       Sau khi “Rửa Tội’hôn nhân mới thành.
                                       Nhà Thờ Lễ Thánh chúng mình
                                      Em đeo Thánh Giá chính danh vợ chàng.
                                       Bây giờ sum hop đôi đàng
                                       Cũng nhờ nương bóng Lang Quân, người hùng.”.
          Chàng thì mê nhất là bia rượu và ham bài bạc hết nói. Hồi trước dám làm cái xì lác, thua 6 tháng  lương và cả tiền ăn của lính toàn ĐĐ. Vì vậy, người hùng phải mạọ hiểm, lái xe Honda cùng người tà lọt mang cây súng M16 lên Đà Lạt, cầu cứu mẹ mình, nhờ mẹ giúp đỡ. Bà phải bán vàng,  cứu con trai út.  Nếu không có hiền mẫu chạy bạc, bù ăn cho đơn vị,  thì  con có thể bị tù giam. Tại Mỹ,  hễ rổi rãnh là đánh bài với các bạn cùng máu mê trò chơi đen đỏ.  Nếu không đủ tay chơi, thì bày cuộc nhậu. Ngoài ra, Hiệp sĩ,  gốc du đãng, ngay từ hồi còn đi học, như chàng  tự giới thiệu mình với các bạn,  nói ra với niềm tự hào,  là dân thích dao búa, đánh đấm, ghiền thuốc lá hết cở thợ mộc. Hút thuốc liên tù tì. Một ngày coi mòi nhả khói hơn hai bao. Thuốc gì cũng hút được. Nghiện nặng rồi. Khó dứt bỏ một thói quen đã tiêm nhiễm lâu đời,  như hút sách, cờ bạc,  rượu chè,  chửi thề...Người hùng cũng lanh lợi, khéo tay lắm.  Lại khỏe mạnh, dẻo dai, siêng năng lao động, khôn ngoan  đáo để với Chủ Hàng, với Cấp Chỉ Huy của mình. Tính tình ngang tàng, đặc biệt khác người, sự sân hận cao chất ngất, nóng tánh như Trương Phi. Chỉ muốn trội hơn người. Hay chửi thề.to tiếng.  Cũng khó bỏ một tập quán không tốt, tánh nết không hay, tu sửa  tánh khí thành hiền hòa, ăn nói khiêm cung,  từ tốn hơn.  Chàng tỏ rà không ưa học hành và ghét nghề dạy học. ” Dạy học lù  khù.  Không lanh lợi.”.  Chàng ta tuyên bố với Nguyên như thế. ” Em ghét học lắm! ” . Phải ,  anh ta chỉ thích nhậu, đánh  bạc và hút thuốc lá liên miên thôi.  Mỗi người mỗi tánh. Bá  nhân bá tánh. Không ai giống ai hết. Một nhà văn Nga đã nói: “ Không ai giống ai hết, Đó là hạnh phúc của nhân loại.”.  ” Cái ta nhiều lúc lớn vô biên” Thích  kẻ vỗ tay, thích  kẻ khen. Ưa kẻ hùa theo mình, tán tụng. Ghét ngửời chỉ trích, chống, phê bình.”.Thật là một nhân vật đặc biệt. Nguyên luôn luôn chìu bạn. Dùng mềm mỏng, ngọt ngào đối phó với tánh dữ dằn, hay hờn giận, khó khăn, nóng nảy của bạn.  Dù sao anh ta vẫn là ân nhân của gia đình chàng.” Nhu thắng cương, nhược thắng cường.”. “ Mềm thắng yếu.” Lưỡi mềm lưỡi còn. Răng cứng, rằng rụng.”  
                                    “Người hùng mê mẫn đỏ đen
                                     Cái bài xì lác, ngồi liền công khai.
                                     Dân làng bu đánh trong ngoài
                                     Thua liền sáu tháng lương Ngài Quan Ba.
                                     Tiền ăn Đại Đội tung ra
                                     Mất tiêu cả tháng , tính là sao đây?
                                     Cũng liều trăm dặm đường dài
                                     Honda tự cởi về ngay Mẹ mình.
                                     Hiểm nguy thời buổi chiến tranh.
                                     Cùng tên Tà Lọt vượt trên đường đèo.
                                     Dặm trường Đà Lạt dốc leo
                                     Mẫu thâu giúp đỡ,  hiểm nghèo cũng qua.
                                     Có tiền rũng rĩnh vô ra
                                     Tiền ăn của lính thôi đà tính xong.
                                     Rượu bia, thuốc lá, bạc sòng
                                     Thói quen khó bỏ, khó mong giải trừ.
                                     Đam mê chế ngự con người
                                     Sống không bỏ được,chết thời mang theo.”
           Người hùng cũng từng tỏ ra dũng cảm, thẳng thắn giúp Nguyên. Anh bênh vực cho bạn khi bị Mike, tên Supervisor da trắng, hà hiếp bạn mình. Y muốn lấy điểm với Chủ Hảng, nên nói với Nguyên, trước mặt CN của Hảng,  vào giờ nghỉ trưa, với giộng  hách dịch, như ra lịnh:
 - Cứ bôn giờ chiều là anh bấm giờ nghĩ việc, đợi bạn  chở về. Vì  làm Clean up,  không được phép làm thêm giờ phụ trội. Ông Chủ bảo thế.
Nguyên  buồn bã vào hỏi Kerry thì y nói:
- Đúng vậy. Anh phải bấm đồng hồ nghì làm lúc bốn giờ chiềù. Đã dủ tám giờ/ ngày. Không có Over time cho clean up.
 Như vậy, chàng phải ngồi chờ bạn cho đến khi bạn nghỉ làm. Rõ ràng, Hảng chỉ cấn Đăng làm thêm, khi cần cắt hàng cho khách. Họ không cần chàng. Chàng chỉ là  tép rêu, cá kèo, lục lăng cá chốt,  không quan trọng, không có bảo hiểm sức khỏe, không có quyến lợi gì cả.  Cái cảnh phải ngồi chỏng ngỏng hàng giơ, để chờ bạn làm xong việc mới chở mình về nhà. Chịu sao nổi.  Quá tủi thân cho kẻ đi quá giang bạn mình hằng ngày đến Sở. Có lẽ hợ muốn chàng bỏ việc.  \Job chàng đang làm,  đâu có gì  quan trợng.  Ai cũng có thể quét dọn, cắt cỏ tại Hảng được hết mà.  Nghe chàng kể lại, Đăng nổi máu anh hùng,  nói thẳng với tên Mike:
    -Nếu thế thì lúc bốn giờ chiều tôi cũng bấm ra về với bạn tôi.
 Ông Kerry nghe Đăng nổi nóng, tuyên bố thẳng thừng, to tiếng như vậy, nên vội vã nói ngay:
-Thôi được! Cứ để anh này làm với Ông Đăng. Chừng nào Ông Đăng bấm giờ ra về , thì anh ta mới bấm luôn..
 Như thế,  rõ ràng là tên Kike đã  bịa ra lấy điểm với Chủ Nhân, lại dám bảo là do Ông Don, Big Boss ra lịnh. Chính vì ơn nghĩa này mà Nguyên nễ bạn mình.  Chàng bỏ qua những khuyết điểm của bạn .  Chàng chỉ nghỉ  đến “ Nghĩa cử anh hùng”,  dám lên tiếng bênh vực, nói giúp bạn mình. Đó là “Anh hùng tính” sẵn có nới Đăng. Từ đó, chàng  tuy quét dọn, cắt cỏ, nhưng vẫn có nhiều giờ phụ trội như bạn mình. Thật là  Người Hùng đáng quý. Đã biểu lộ kịp lúc, kịp thời. Đã thành công cứu bạn, khỏi bị bạc đãi, hà hiếp, bởi tên Cai, nịnh chủ, hại người . Sau đó,  Mike cũng rời bỏ Hảng.  Chính Kerry đuổi anh ta vào ngày cuối cùng.  Ngày hôm sau, thì anh  ta xin thôi việc, có báo trước, để làm Hảng khác. Nhưng vẫn bị xài xể, đuổi xô. Thật là Kerry đã đối xử cạn tình , cạn nghĩa , ”Cạn tàu ráo Máng.”.  Mike  thường chơi thân với Hook.  Anh ta hay lui tới nhà Hook sau đó. Nghe nói, Y làm tại một Hảng Sắt khác khi rời Hàng này.  Cũng nghe anh ta đã vĩnh viễn về cõi vĩnh hằng sau đó. Nhân sinh vốn vô thường giả tạm. Đời người ngắn ngủi, lắm khổ đau và nhiều hệ lụy, tang thương.
                                 “Nghe qua,  nổi máu anh hùng,
                                  Tức thì bênh vực, thẳng thừng bạn ta.
                                  Bốn giờ.bạn phải bấm ra
                                  Thì đây cũng quyết về nhà cùng ai.
                                  Xếp Sòng nghe nói trực lời
                                  Nên đành xuống nước, con người giỏi dang.
                                  Công nhân nòng cốt lâu năm
                                  Chuyên môn cắt sắt , việc làm cậy tin.
                                  Lô hàng, uốn thép đã quen
                                  Làm cho lợi lạc Hảng mình thường  xuyên.
                                  Chủ mến,  ai cũng thương tình
                                  Cho người đi, ké làm thêm phu giờ,
                                  Hai chàng đi sớm bấm vô,
                                  Ra về cùng lúc, Chủ cho mỗi ngày.”
         Tuy nhiên, về mặt góp tiền xăng hàng hai tuần lương, thì Hiệp Sĩ bất công  với bạn quá giang xe mình. Thằng Hook chỉ trả $20. Còn Nguyên anh ta chém $30. Có khi một tuần theo xe, tuần kia chỉ một vài ngày, anh ta cũng lấy thẳng cẳng $30. Lại còn mục mua  bia, chip đãi mỗi lần Người Hùng ghé Trạm Thực Phẩm RaceTrac. Chàng phải mua bia  đãi Hook nữa. Chứ chả lẽ chỉ có quà cho bạn VN thôi ư ?  Rồi tăng lên $40/2 tuần, tiền trả quá giang đi làm. Tuy nhiên,  chàng cũng chìu bạn mình. Khi  Hiệp Sĩ lấy đến $80/ 4 tuần lễ đi xe  ké của bạn,  thì Nguyên giận,  không mua bia cho anh ta uống nữa vì thấy bạn “dớt”tiền  quá cở.  Không chút lưu tình, trong khi phê bình người này, kẻ  nọ: ” Coi đồng tiền như cái bánh xe.”.  Người hùng cũng có cái yếu là thấy bạn hiền lành,  hay nhẫn nhịn mình , thì thỉnh thoảng cứ làm tới, cứ ăn hiếp hoài, vì thấy bạn lao động yếu, già , bịnh, sức khỏe tàn tạ, sa sút nhiều. Hiệp Sĩ  cũng hờn gịận dai ghê lắm!  Suốt chín năm làm chung, Nguyên cứ nghe  Đăng  trách móc, mắng chửi, hay chê trách người nào đó mà  chàng ta không ưa. Họ có khuyết điểm, hoặc bết bát, tánh xấu, kém,  dở, vếu về phương diện nào đó,  như: ”Chuyên môn ăn chùa”, “ Coi đồng tiền như bánh xe.”.  ”Coi thường kẻ khác”...Đăng giúp Nguyên giới thiệu người bảo trợ gia đình chàng qua Mỹ,giới thiệu  vào Sở làm.  Chàng  cũng giúp bạn khi cấn thông dịch Anh Ngữ những, lúc hội họp hay thông dịch này nọ,  nhắc những từ ngữ  Đăng chưa học hay quên đi. ” Có qua, có lại, mới toại lòng nhau.”.  Một điểm đáng lưu ý để né tránh là khi nào Đăng giận chàng,  thì biểu lộ rõ ràng ra mặt, Đo đó, chàng tránh nẻ được ngọn lửa nóng giận, hầm hầm sắp bùng nổ. Tốt hơn hết là chàng cứ im lặng. ” Im lặng là vàng ” vào lúc côn bão sắp bùng nổ. ” Tránh voi không xấu mặt nào.”.  Tuy nhiên,  giận hờn bộc lộ còn tốt hơn kẻ “ Im ỉm mà lòng dạ khó lường” . Những kẻ đó càng nguy hiểm hơn Đăng nhiều . “ Giận mà ra dạ lẽ thường, Cười mà mới thật vô lường hiểm sâu.”(Kiều).
                                      “ Người hùng khi giận lộ ra
                                         Bạn mình thấy rõ, dễ mà né đi.
                                         Chờ cho cơn bão xa lìa
                                         Khi nào vui vẻ mới chia vui buồn.
                                         Thâm trầm nhiều kẻ im luôn
                                         Ghét, thương, sân hận,  giữ tuồng thản nhiên.
                                         Thật là nguy hiểm vô biên
                                          Những con người ấy, ta nên coi chừng.
                                          Dò sông, dò biển, dò đường
                                          Lòng ai nham hiểm, khôn lường được đâu.”
      Trong Hảng , có nhiều CN trải qua những cuộc tình khổ đau hết nói. Một số nam tử hán, đại trượng phu nếm nhiều cay đắng về tình yêu và hôn nhân. Một gã da trắng to con  và đẹp trai. Tóc nâu, mắt xanh biếc. Đúng là người hùng Don Quichotte. Thế mà vợ hắn, môt giai nhân, cũng má thắm, môi hồng, trẻ hơn hắn đến tám tuổi. Lúc  hắn 22 thì nàng mới có 14 cái xuân xanh. Gái Mỹ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng thường nhổ giò và phát triển rất sớm. Nàng mới học lớp 8, chưa xong Cấp Hai. Còn chàng thì là SVĐH. Ái tình sét đánh. Cô bé ngây  thơ, xinh đẹp đã xao xuyến, rung động trước vẻ khôi ngô tuấn tú , oai hùng của chàng SV đa tình. Hai người như cá gặp nước, như ròng gặp mây, như chim  gặp cành cây.  Họ đã hò hẹn. Bất chấp người đẹp còn ở tuổi vị thành niên.  Nếu chẳng may,  cha mẹ nàng tố giác hay kiện tụng, thì chàng mang tội nặng vì  dụ dỗ gái tơ. Tuy nhiên , họ yêu nhau say đắm. Có con rồi nàng bỏ học. Thế mà sau này, nàng  đã bỏ chàng. Cũng có thể, tại chàng già hơn thục nữ.  Cũng có khi nàng sanh con thì già ngang trượng phu. Cũng có khi, gái một con trông mòn con mắt. Lúc bấy giờ nàng càng xinh xắn, da thịt càng nẩy nở, càng duyên dang, đẹp sắc sảo hơn trước. Nàng làm cho nhiều người mê mệt, theo quyến rũ nàng. Giai nhân đã bỏ con cho bên Nội nuôi dưỡng. Nàng  ôm cầm sang thuyền khác. Bái bai lang quân. Tại sao mối tình hai người lãng mạn như thế? Thơ mộng như thế? Đẹp như thế? Mà bị đổ vỡ ngang xương? Tại sao vậy, hở Cao Xanh?  Có Trời mới giải thích nổi. Có Chúa mới biết lý do tại sao. Chung quy, cũng vì ham muốn tình dục, sắc đẹp, mới lạ mà ra.
                                  “Chàng không hiểu nổi tình yêu
                                    Đắm say,  lãng mạn, quyết liều sống chung.
                                    Biết bao đau khổ mịt mùng
                                    Mà ai nào muốn vào trong ngục tù.”
             Còn một chàng da màu khác, tên Ryan, cũng  bị đá giò lái bởi nữ nhân. Cô vợ tuy da đen,  nhưng thân hình mảnh mai ( khác nhiều phụ nữ Mỹ, thân hình thường đồ sộ, cục mịch, núng na, núng nính, ô dề), khuôn mặt thanh tú. Mắt sáng, tóc óng ả. Thân hình  của nàng  gợi cảm vô cùng. ” Đúng là vợ đẹp vợ người”. Dù là da đen, nhưng nàng bị một gã da trắng, đẹp trai, giàu có, quyến rũ, cưỡm mất. Họ dắt nhau sang TB khác xây tổ uyên ương. Ryan căm hờn, thù ghét đàn bà từ  đấy. Một kẻ si tình, bị vợ phụ rẫy tàn nhẫn. Riêng Rosie làm thư ký bán hàng trên VP,  thì sau khi chia tay anh chồng say sưa cờ bạc, đã sống với đứa con trai duy nhất của mình. Thằng Anthony hơn ba mươi, nhỏ hơn mẹ 22 tuổi. Cậu ta có vợ là Mary. Họ đều da màu, có ba con nhỏ. Cô vợ làm thư ký cho Cảnh Sát Trưởng thành phố Port Allen. Nàng hay bỏ nhà  ban đêm , viện cớ là bận công vụ. Chàng phát hiện vợ ngoại tình, có cuộc sống tình cảm  lãng mãn,  phóng túng, lăng loàng, trắc nết, vô trách nhiệm với chồng con. Hôm ấy, nàng bỏ ba con và chồng ở nhà, đi suốt ba đêm liền với tình nhân. Giận quá mất khôn, khi vợ về lại nhà, chàng kê súng lục bắn vào ót vợ,  rồi quay súng vào màn tang mình bóp cò.Thế là hai linh hồn về cõi  âm, bỏ ba con dại cho hai bên nội ngọai chăm sóc, nuôi dưỡng.Thật là cảnh ngộ thương tâm, ông chồng vì ghen tuông  giết vợ  lang bang.  rồi tự sát. Chàng và Đăng cũng như cô Chủ Hảng Daniel , có đến nhà thờ Tin Lành Port Allen, dự lễ tang cho kẻ xấu số.  Chàng có gởi quà tặng Rosie trong phong bì, để chia buồn cùng tang  quyến.
                                         “ Nàng thì ba lửa,còn xuân
                                            Ban đêm đi suốt với chàng tình nhân.
                                            Con thơ chẳng ngó, chẳng gần
                                            Còn chồng, hờ hững ái ân nhạt nhòa.
                                            Ba đêm rời bỏ cửa nhà
                                            Trở về, chàng đã giận mà hóa điên.
                                             Bóp cò vào ót thuyền quyên
                                             Người hùng quay lại, bắn mình một khi.
                                             Hai linh hồn đã ra đi
                                             Bỏ đàn con dại Nội thì chăm lo.
                                             Cứ theo xét xử Quan Tòa
                                             Hai bên cha mẹ phải lo cháu này.
                                             Cảnh tình thật thảm thương thay
                                             Mẹ cha thảm sát, bỏ bày con thơ.
                                             Ông bà đau khổ vô bờ
                                             Chăm lo ba cháu ,  cũng phơ bạc dầu.”
               Ngoài ra, trên VP còn một phụ nữ da trắng làm kế toán, tiền lương, tên Susan,  cũng tình duyên ba chìm , bảy nổi, chín long đong, cũng lao đao lận đận .  Nàng và chàng yêu nhau tha thiết. Kết quả có đứa con gái. Nhưng tình yêu đã đổ vỡ.  Hai người đã chia tay.  Nàng nuôi con.  Chàng cấp dưỡng, nhưng  cô ta đã  sống phây phây với bạn trai cũng da trắng, boy friend.  Mười tám năm sau, họ mới chính thức làm đám cưới và  hôn thú chính thức. Nhưng họ không có con cái gì ngoài đứa con riêng của nàng.  Bây giơ, ụ cô gái đã vào ĐH,  ngành  Business sắp ra trường. Cô ta tên Jery, 22 cái xuân.  Cô ta cũng có  bạn trai. Họ chung sống như vợ chồng, chưa kết hôn chính thức.  Trên tường ,  phía trước mặt mình,  Susenỉ treo ảnh  con  gái và bạõn trai ôm nhau âu yếm.  Anh này to con , cũng là SV/LSU như con gái mình. Cậu ta  da trắng, đẹp trai. Jery cũng  xinh xắn, thân hình nẩy nở,  đều đăn , gợi cảm vô cùng. Thật là xứng đôi vừa  lứa.  Susen nói với chàng, tươi cười, nửa đùa, nửa thật,’ khi đưa tay chỉ hình con gái và chàng rể tương lai:
         -  Hai người trong hình là  tài tử,  minh tinh màn bạc đấy!
       Bây giờ,   Rosie đã nghỉ việc, vì bị sai phạm gì đó.  Anh Ron Taylor, chừng  ba mươi tám tuổi, học hết lớp 12, nhưng  thông minh khéo léo và  vẽ rất đẹp, được Hảng nhận  vào thay thế Darren.  khi anh chàng  này bỏ Hảng  đi làm tại Công Ty buôn bán sắt khác. Y đã mang theo  khách hàng của Hảng.  Bà Chủ nói với Nguyên: ” Y phản bội Hảng  này. Y không tốt.” .  Bà ta có vẻ tức giận cành  hong cậu cử nhân Kinh Doanh đẹp trai,  nhưng thiếu chung thủy vởi Hảng  mình làm lâu nay. Ron và Ông Hood tự bán hàng cho khách, rồi đem hóa đơn và tiền vào cho Susan. Hiện nay, Jery được mẹ  đem vào chỗ Rosie làm việc bán thời gian tại Hảng để nàng làm thêm.Jery phải vay tiền để học  ĐH ( Học  phí mỗi tháng cho SV Ban Cử Nhân chừng hai ngàn tư đô/semester. Vậy trung bình cả năm là $4,800, mỗi tháng  khoảng $600.). Có thể nói , tại Xứ Cờ Hoa, tình yêu và hôn nhân thay đổi như cơm bữa.  Anh chàng Jim, tài xế lái xe con cho Hảng,  cựu cảnh sát, bị  tội phạm bắn vào ngực  mình và anh ta đã bắn quèụ giòỉ tên  bị truy nã này. Anh ta phải nằm bệnh viện nhiều ngày. Cô vợ,  tuy có con  cái, nhưng vẫn còn hương sắc  rực rỡ,  mặn mà,  đã bị kẻ khác quyến rũ,  cưỡm mất, trong thời gian anh bị thương nằm viện .  Anh ta  giải ngủ và  xin làm CN chuyển hàng hóa cho Hảng. Vì vậy, hạnh phúc mái ấm lung lay, bắt đầu sụp đổ. Hai bên cơm  không lành, canh không ngọt, tình không  còn đẫm đà, say đắm, nồng nàn như ban đầu vì đàn bà đã đổi thay.  Khi đàn ông có  bồ nhí, vẫn còn yêu vợ nhà, còn lo cho con cái.  Ngược lại,  khi đàn bà ngoại tình , mê trai,  thì coi như hạnh phúc gia đình tan nát, đổ vỡ . Họ đã ly dị.  Chàng phải cấp dưỡng chơ các con. ” Trong khi nàng thì cứ ngủ  với tình nhân.Nghĩ  có tưc không chớ? Tôi mong sao cô ta chết phức cho rồi.”.   Jim từng nói với Nguyên như thế .  Ngoài ra,  còn có Anh Tab, ( làm Supervisor trước kia, từng chở Nguyên  đi bỏ hàng đây đó), cũng  đã ly dị vợ và  se duyên  với người đẹp khác. Rồi Mike, da trắng, từng  hại chàng khi làm  Supervisor,  cũng thế. Đã ly dị  bà xã và chịu nhiều phiền muộn, khổ đau,  để trả nợ Child Support nuôi con đền 18 tuổi.  Nếu nó còn học ĐH,  thì người hùng phải chi trả hoc phí cho  con dến năm 24 tuổi, mới hết trách nhiệm của người cha đã chia tay vợ nhà.
           Trong Warehouse, còn có một gã lai đen trắng, thân hình đầy đặn,  nở nang , da mặt sáng  sủa, đep trai ra phết, lại còn trẻ  trung, Con lai giữa hai cha mẹ có màu da khác nhau, hay hai chủng tộc dị biệt,  thường  thường có da  dẻ sáng  láng, không đen như cột nhà cháy, cũng  không trắng  trẻo như  cục bột. Gương mặt  thương xinh đẹp, duyên dáng, gợi cảm và ưa nhìn hơn. Anh ta bị bà  xã  cho leo cây trong nhiều năm mà không biết tí tị nào.  Thế mới đau đớn, ê chề, xót xa, xấu hổ với bà con cô bác, bạn bè gần xa chứ.  Người hùng bị giai nhân cho cấm bao cây sừng lên đầu, mà không hề nghi ngơ lòng dạ đàn bà chút nào.  Nàng làm thợ nail tại một tiệm Beauty  Shop. Đã ăn ở, đầu gối, tay  ấp,  say đắm với nhau mấy năm trời.  Ba Sinh Hương Lửa đã có  hai mặt con. Nhưng là con ai đấy! Trời ạ! Anh chàng đồng nghiệp cùng Thẩm Mỹ Viện đã cưỡm vợỉ mình.  Họ đã dan díu, tư tình lén lút lâu nay.  Hóa ra mình nuôi con kẻ  khác. ” Tò vò mà nuôi con nhện, Lớn rồi nó quện nó đi.”. ” Anh chồng  bị vợ cấm sừng Bao năm mù tịt vợ chàng lẳng lơ.”
                               ” Ở  đời ai học chữ  ngờ  
                                  Đến khi  biết được, thì giờ hỡi ôi!
                                  Con nàng không  phải con tôi  
                                  Mà con đồng nghiệp , mình nuôi hộ giùm.
                                  Bạn bè, thiên hạ đồn  rum
                                  Bẫy gài bắt được  quả  tang ngoại tình.
                                  Héo tàn “Hương  Lửa Ba Sinh”,
                                  Hôn nhân gãy cánh, gia đình  ly tan.
                                  Phu thê rẽ nghé, chia đàn
                                  Thiếp ôm thuyền khác,  còn  chàng tự  do.”
                      Anh ta bây giờ cũng còn hậm hực, oán giận, tức tối cô  vợ phản bội mình.” Biết người ,  biết mặt má hồng,   Nhưng mà khó biết được lòng giai nhân.”. Tuy anh  cũng có “Girl Friend” để an  ủi những lúc hiu quạnh, cô đơn,  trống trải, phòng  không chiếc bóng, để  tâm sư giải  sầu ,  nhưng anh ta vẫn còn vương  vấn,  nhớ thương, si tình  cô vợ duyên dáng , kiều diễm  của mình mà chàng đã bỏ công sức theo đuổi,  tán tỉnh.  Bây giờ thì “ Ông ăn chả, Ba ăn  nem.” Thật tình  mà  nói, xã hội  HK  tuy  văn minh, dân chủ,  tự do, phồn vinh, giàu có, dư thừa vật chấtù,  nhưng  rất là nhãt nhẽo về tình người, hời hợt về đạo lý,  đạo đức hôn nhân,  gia  đình. “Lấy nhau , rồi lại chia  tay  Vơ  chồng  ly dị cặp này, cặp kia. Thủy chung, mây  gió đi về,  Bạc tiền , danh vọng dễ chia đôi đàn.”.  Tự do đôi lứa. Phóng túng tình yêù, Chủ nghĩa cá nhân được ca tụng, đề cao. Hạnh phúc riêng tư  được tôn trọng. Con cái được ưu đãi, tự do tự  lập, sống theo ý mình.
        Ngoài ra,  còn  có một người khách thường  xuyên đến  mua sắt xây dựng cũng từng tâm  sự với Nguyên:
    -Tôi co cô  bồ “ Vietnamese Girl Friend”.  Nàng hay đến nhà tôi vào cuối tuần. Chúng tôi hú hí vui vẻ suốt ngày đêm với nhau. Thật là hạnh phúc. Nàng đã có bạn trai trước đây.  Hai người ăn ở có hai con. Nhưng họ đã chia tay nhau lâu rồi.  Nàng gửi con  cho mẹ mình coi sóc. Chúng tôi thường đi lễ nhà  thờ St.Anthony trên đường  Choctaw. Nàng thật tuyệt vời.
         Nói xong, anh ta chìa tấm hình cô gái, ý trung nhân của mình cho chàng  xem. Phía sau ảnh ghi tên Rose Nguyễn.  Nét chữ nghệch ngọạc.  Anh ta tươi cười, lấy làm hãnh  diện được người tình, dáng cao gầy, tóc quăn, mắt sáng, mội thoa son đỏ chót.. Nhan sắc trung bình, nhưng còn trẻ. Nguyên hỏi thử người hùng đa tình này:
- -  Chừng nào anh cưới cô ta? Chừng nào thì chàng nàng hợp thức hóa chính thức vợ chồng? Anh bảo anh  đã ly dị vợụ phải không?
        Anh ta lắc đầu ngoày ngoạy, đưa cánh tay mặt, lông lá hộ pháp phất qua ,  phất  lại , như  đang đuổi ruồi.  Đôi măt xanh  lơ nhấp nháy. Mái tóc vàng bay phơ phất trước cánh quạt máy đạt đứng trong  Warehouse rộng bát ngát, mênh mông. Anh  ấp úng bặp bẹ:
               - Cái đó tôi chưa tính. Chúng tôi chỉ là bồ  bịch thôi.
         Tại xứ Cờ Hoa, những cụộc yêu đương mang nhiều nét lãng mạn, phong lưu, tiếng sét ái tình. Những cuộc tình nặng về  vật chấtá chủ nghĩa. Những mối tình nặng về tình dục, thèm khát yêu đương, đam mê phòng the,  mây nước. gió trăng, bay bướm, thỏa mãn lòng ham muốn, khao khát ái ân, giao hoan trai gái. Chạy theo dục lạc , không  ngừng nghỉ, quay cuồn trong cơn lốc tình yêu, trong cái mới lạ, phiêu lưu tình cảm, phóng túng lứa đôi. Ái tình kiểu Mỹ hóa thường  bồng bột,  hấp tấp, thiếu đắn đo suy nghĩ chín chắn. chứa chan vật dục và đầy tính chất tạm bợ, “Ăn xổi ở thì”, đậm nét hiện sinh, đam mê say đắm, nhưng dễ chán nhau, dễ ly dị, chia tay, ly biệt.
                                      “ Anh đi đường anh,tôi đường tôi
                                         Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
                                         Đã quyết không  mong  sum họp mãi
                                         Bận lòng chi nữa, lúc chia phôi? ”  (Thế Lữ)
         Những Ông Supervisor cũng thay đổi như cơm bữa. Lúc khởi sự mua lại Hảng Sắt, Ông Don Brecheen vừa làm Chủ kiêm Supersor, làm  Cai . Sau đó,  anh Greg Patin, da  màu, mắt to, nhiều tròng trắng hơn tròng đen, môi dày, tai lón, thân hình ô dề, lanh lội, biết cắt sắt, thép đủ loại. Y tỏ ra cởi mở với anh em trong Warehuosé làm Cai một thời gian khá  lâu. Rồi Y thôi xin  làm thợ hàn tại Hảng thép khác .  Ông Hood, nhân viên VP,  thay thế Greg, chừng  mấy tuần thì bái bai vì tính  nóng nảy, lại không rành  công việc  lái Fork Lift và  cắt sắt thép, hay đụng với nhân viên lao động  dưới  quyền chỉ huy của mình. Vì vậy, Kerry xuống thay, coi tổng quát Waresouse và nhóm tài xế xe tải. Tab ,  da trắng, không cao, mập mạp lên làm Cai coi Warehouse. Trong  một thời gian thì Y chuyển sang làm tài xế . rồi bỏ việc, xin làm Hảng khác.  Mike  , làm Hảng sắt gần khu vực này,  quen biết Ông Chủ, xin  làm Cai thay Tab. Rồi Y củng bỏ việc qua Hảng  Sắt khác.  Hook lên thay. Y ăn cắp sắt bán cho khách. ( Extra Item). Hảng,  sau khi  kiểm kê tài sản cuối năm, phát hiện mất mát hàng hóa trị giá khoảng 15 ngàn đô, Năm sau mất  25 ngàn đô. Năm đầu,  Ông Donny, Hạ Sĩ Quan TQLC, giải ngũ, chừng 42 tuổi, ly dị vợ, thay Mike. làm Cai Warehouse. Y làm  ca  đêm với Hook và ba công nhân da màu khác, bạn của Y. Y khôn khéo, không đụng chạm ai cả. Không la  rày, chỉ trích, kiểm điểm kẻ dưới quyền . Y thường vào Sở ban đêm, ngoải gìờ làm việc.  Một hôm , Ông Chủ thình lình lên Hảng kiểm tra cơ  sở và tài sản,  bắt gặyY. Ông nổi giân rút súng định bắn Y vì Y  đột nhập Hảng  ban đêm bất hợp pháp.  Lợi dụng Hảng tin cậy mình,  giao chìà khóa. Y đã có âm mưu gì đây?  Chủ nhân nghi ngờ Y  lấy cắy tài sản năm ngoái. Nhưng không có bằng chứng truy tố Y.  Vì vậy, Y xấu hổ bỏ  việc, xin qua Hảng Sắt khác ,  cũng  nằm gân đây, tại thành phố Brusly. Y dẫn theo ba đệ tử da màu, cùng phe cánh với mình bấy lâu nay. Tại Hảng mới Y cũng làm Cai Warehouse. Bây giờ Hook làm Cai thay thế Donny, nhờ tài nịnh bợ Chủ Nhân, như đã nói  ở phần trên. Năm nay,  Hảng kiểm kê tài sản , phát hiện hàng hóa bị  mất mát  trị giá quá  cao, con số hơn hai chục ngàn đô không phải nhỏ.  Ông Bà Chủ và cô con gái út làm Tổng Giám Đốc nổi giận cho  kiểm điểm,  điều tra nhân viên và công nhân của Hảng gắt gao, kỹ lưỡng. Nguyên quét dọn, không dính líu tới khâu bán hàng hóa , cũng bị  gọi lên VP tra xét. Chàng thưa với Cô Chủ : ” Tôi không biết ai lấy cắp sắt, Tôi phụ trách clean up, không có liên quan đến việc mất mát này.”.  Daniel cười,  tỏ ra thông cảm, tin tưởng vào lời khai của chàng. Sau đó,  Đăng cũng bị  gọi lên. Anh ta biết người lấy, đã có lần chứng kiến cảnh Hook, rinh  ống nước tại Pipe Yard (sân sau)  thêm cho khách hàng lái xe Truck vào ngõ hậu. Tuy nhiên , anh ta cũng khai, “ Tôi không biết ai đã ăn cắp hàng  của Hảng cả.”. Anh dứt khoát nói với Bà Gail như thế.
         Tuy nhiên, Christ và Domino, hai công  nhân trong Warehouse đã  viết Bảng Báo Cáo , tố giác tội lỗi của Hook hết.  Y đã hút  Mariguana,  một  loại ma túy, giống như cỏ, màu xanh lá cây,’Weed”, tiếng lóng, vào buổi nghỉ trưa.  Sau khi ăn cơm xong tại bàn  giữa nhà , Y bỏ ra ngoải hè lấy ma túy ra hút. Vừa quay  mặt liếc, ngó trước sau xem có ai thấy không, vừa hít mạnh, khói thơm bóc lên, tỏa ngào ngạc sau vách tường
sắt. Bên kia là khu rừng liệm  mình dưới nắng vàng  rực rỡ, chói chàng của buổi trưa oi ả, nóng bức. Y đã lấy cắp hàng hóa  “Extra Items”của Chủ Hảng đưa cho khách hàng, thêm vào số lượng đã có biên lai, hóa đơn ghi rõ. Những món bị mất là Pipe ,Channel ,Angle, Hot Roll Round, Cold Roll  Round... Trong hai năm qua,Y đã chôm chỉa của Hảng  nhiều hàng bán phụ trội cho khách.  Món hàng giá bạc trăm . Y chỉ lấy  vài chục bỏ túi riêng. Khách mua và Y đếu có lợi cả mà. Vì thế,  họ cứ  thông đồng “dớt”sắt , thép của Hảng. Của  Chúa mà! Kerry quá tin tưởng  đám CN, nên không kiểm tra hàng , so với hóa đơn . Nhiều người biết việc làm phi pháp của Hook lâu nay, nhưng bao che, không tố giác, hay báo cáo với Xếp Trên .  Bây giờ sẵn bị chủ cận vấn, hai công  nhân làm tờ trình, khai  hêt  sự thật. Tên hút xì ke, ma túy đã là thủ phạm chính trong vụ  mất mát, thất thoát tài sản khổng lồ này. Thế là Y bị Cảnh Sat Trưởng Sở Tại mời  về  Đồn làm việc , vì Bà Chủ  đã trình báo với  Nhà  Chức Trách Địa Phương  tội ắn cắp tài sản của Hảng.  Chiều hôm đó,  Y bị CS  buộc thôi  việc hoặc bì tù  giam. Y phải chọn giải pháp “bái bai” , rời bỏ “ Hủ Nếp”” Kho Hàng” mình hưởng thụ mấy năm nay. CS buộc Y  phải đợi bạn chở về nhà tại Cây Xăng Chevron. Không được bén mãn đên Hảng nữa.  Y bị đuổi việc ngay hôm ấy. Thế là Y  không trả tiền xe hai  tuần Đăng  lái đưa rướcY  đi làm. Y cũng cót luôn số tiền 15 đô Y mượn của Nguyên.


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Fri Oct 08, 2010 3:47 pm; sửa lần 4.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Oct 08, 2010 3:31 pm    Tiêu đề:

  Coi như hai CN Việt tặng quà cho kẻ sa cơ thất thế, bị mất sở làm .
                                      “ Làm Cai khỏe khoắn biết bao!
                                         Xếp Sòng, lương lớn, ra vào thảnh thơi.
                                         Trót ghiền ma túy lâu rồi
                                         Mấy  năm chôm chỉa, hút thôi thả giàn.
                                         Sắt  kia, cứ lấy thêm hàng
                                         Khách mua mừng quýnh, trả tiền ít thôi.
                                         Hai bên thỏa thuận êm xuôi
                                         Của Chùa, cứ “dớt”đã đời, ai hay?
                                         Lượng  hàng thất thoát lâu nay
                                         Số tiền quá lớn, lỗi này, bởi ai?
                                         Chủ Nhân tra xét mọi người
                                         Hai chàng đồng chủng trình khai đuôi đầu.
                                         Chính danh thủ phạm warehouse
                                         Người Cai hút sách, con tàu chỉa chôm.
                                         Xếp Sòng Cảnh Sát Trưởng Đồn
                                         Chủ  mời đến tóm du côn, cướp hàng.
                                         Về Nha khai tội rõ ràng
                                         Y liền bị đuổi ngang xương hôm nào.
                                          Cho hay nhân quả buộc nhau
                                          Bụng làm dạ chịu, trách sao được Trời.”
        Sau đó, Greg Patin bị mất việc  ở Hảng đang làm vì ế  ẩm. Y không còn trọng dụng trong  khâu thợ hàn nữa. Y buộc phải bái bai Sở này. Rồi Y trở lại  Hảng cũ xin  làm. Nhờ Đăng  nói hộ với Kerry và Y cũng rành  sáu câu công việc trong Warehouse, nên  Chủ  OK cho  làm lại. Bây giờ rút kinh nghiệm  đã qua, mọi  việc  lớn nhỏ đều do chàng rể của Big Boss, Xếp Sòng Kerry,  chỉ huy, điều động hết. Anh chàng phụ tá chỉ coi ngó trông nom hộ các khâu, phụ trách mang giấy  tờ, ticket, đơn đặt hàng của khách xuống  trao cho các CN phụ trách bán, chuyển các món sắt, thép  lên xe khách. Thế thôi ! Lúc đầu, khi Hook bị sa thải vì Crist và Domino tố cáo tội lỗi nghiện xì ke ma túy va à ăn cắp hàng của Chủ nhìều năm qua. Crist  lên thay chức Cai. Anh ta mập ú như bao chỉ xanh biết di động, rất ngoan đạo, từng chở Nguyên đi làm khi Đăng về VN  mấy tháng. Anh không chịu lấy tiền vì quan niệm của Kinh Thánh Baptist” “Giúp người thì Chúa ban, trả ơn gắp bôỉi cho tín hữu”.  Không phải Anh ta thương mến gì chàng, mà vì niềm tin tôn gíáo mãnh liệt.  Cho nên sốt sắng ban phát chút  ân huệ cho  bạn đồng nghiệp.”.  Chúa  biết hết, hiểu hết, Chúa toàn giác, toàn năng, toàn tri. Chúa sẽ cứu rỗi tôi sau này.”.  Anh ta  từng  nói với chàng như thế. Anh ta chỉ yêu cầu Nguyên giảng cho Anh  nghe về chương “ Revelation ”  (Mặc Khải) trong Thánh Kinh. Dù không  phải là Đạo Chúa, song chàng phải chìu theo yêu cầu của ngươi  bạn cho mình quá giang đi về Sở làm hàng ngày.  Chàng có cuốn Kinh Thánh bằng Anh Ngữ do Ông NV Sâm biếu tặng khi chàng làm Phụ Giáo tại trường Belle Aire trước đây, lúc mới đến HK, vào năm  1995.  Chàng chỉ cần về nhà  đọc qua, cố ghi nhớ vài điẻm  chính ghi  trên tờ giây nhỏ.  Sau đó,  chàng  nói chậm rãi, rõ ràng nội dung chương này cho  Bác Tài  hằng ngày lái xe lại nhà đón mình. Y  tỏ ra rất thích thú và mến phục tài ăn nói lưu loát, trôi chảy, cách diễn giải rành mạch, kiến thức  sâu sắc, trí nhớ tốt, sự am tường  về KT. Y cứ ngỡ chàng cùng đạo với mình. Tuy nhiên,  chàng vẫn tế nhị tặng bao thư cho Y vào cuối tuần .  Chàng  vui vẻ trao món  tiền xe 15 đô cho 5  ngàỉy quá giang trong chiếc  phong  bì nhỏ, xinh xắn:
          - Kỉnh bạn món quà khiêm nhường cho các cháu nhà. Cám ơn bạn đã  giúp đỡ  tôi. Xin Chúa  ban phước lành cho bạn và gia đình.
         Y hoan hĩ, cười tươi đón nhận  chút tiền chia sẻ phí tổn xăng đưa đón, Nhà Y ở tận Khu LSU, lái xe xuống  nhà Nguyên cũng khá xa. Trước đây,  chàng cùng Hook  có  ghé lại giúp Y khi  Y và  vợ  dọn đồ đạc ngỗn ngang từ  Khu Chung cư xa tít vễ nới cư trú mới` tại đây.   Hai người đã chuyển hộ đồ tuế nhuyễn cho họ gần trọn cả ngày thứ bảy. Y là  trai tơ, đã mê tít người đẹp, cô  vợ hịện tại, đã có ba con với đời chồng trước. Nhưng vì cơm không lành, canh  không ngọt, tình yêu đã nguộỉ lạnh, chán chê, họ đã chia tay. Cô Helen, tuy ba lửa, nhưng còn trẻ  măng, còn duyên dáng, xinh đẹp, nhờ nước da lai trắng  đen, sáng  sủa bóng mượt. Cô tuy  hơi đẫy đà, nhưng tay chân còn thon thả, mặt  mũi thanh tú, trắng trẻ . Hàm răng người đẹp nõn nà, đều đặn. Đôi môi trái tim gợi cảm. Cô gái lai  vẫn còn nhan sắc.
               “Gái ba  con trông mon cặp nhãn,
                Khiến anh hùng yêu  mến thiết tha.
                Thôi thì gắn bó đôi ta,
                Vợ xinh khó kiếm, dẫu là trai tơ.”
   Sau đó , chàng nàng cho  chào  đời hai  con gái .  Không có cậu trai nào cả để nối dõi tông đường. Nguyên  nói đùa:
  - Anh bạn cần  cố  gắng cho bà  xã sinh thêm một con trai.
    Anh  ta giẫy nãy:
  -Thôi ! Tôi ngán lắm rồi!  Cực khổ quá khi có thêm một con.
        Ngoài ra , người cũng cho chàng quà giang khi bạn Đăng về VN, ( Lúc Crist bận con dại và  chở vợ đi làm tại một Nhà Hàng Mỹ, không thể giúp chàng được nữa)  là Perry.  Anh tài xế  xe 18 bánh, da màu, nhỏ nhắn , roi con  như Đăng. Y khỏe mạnh và bền sức như  voi. Y là cựu Cảnh Sát tiểu bang LA, bị sa thải vì phạm tội quấy nhiễu tình dục trẻ em vị thành  niên.  May mà không nằm ấp. Y rất thích làm mã tà, chàng  cớm chuyên nghiệp, trên xa lộ,CS  giao thông phạt vạ kẻ  vi  phạm luật lệ đi đường . Y cũng khoái truy  nã tôi phạm, rượt bắt bọn bất lương. đạo tặc, trộm cắp, hay hung thủ giết người. Thích truy lùng  bọn tu vượt ngục, thích bắn súng. Y tiếc là không còn phục vụ trong ngành “ Giữ trật tự an ninh, đem lại  ổn định cho cộng đồng, xã hội.’ Y tự hào thố lộ với chàng như thế. Y  không hề từ chối qùà  tặng của chàng. Nước ngọt biếu  để giải khát.  Những  gói  Cheese ( Phó má), bao thư tiền  chia sẻ  phí tổn xăng dầu sau một tuần  đưa  đón bạn cùng Sở. Y  se  duyên với một phụ nữ da màụ, nhỏ nhắn, nhưng rất duyên dáng. Nàng có khuôn mặt thật diễm lệ, mắt đen láy, lông mi cong vút, mái  tóc huyền ớng ả, uốn thấp, phủ bỡ vai thon, môi xinh xắn, gợi cảm, da hơi ngăm, nhưng láng mượt. Thân hình tuyệt mỹ, cân đối. Đôị chân thẳng, suông đuột. Giai nhân đã ba  lửa và ly dị người chồng trước. Nàng nuôi con. Còn Perry cũng khá bảnh trai dù da  đen. Người hùng cũng  đã có gia thất, hai con. Nàng đã bái bai khi chàng bĩ rắc rối vụ án “ lạm dụng tình dục trẻ thơ”.  Người đẹp đã ôm cầm sang thuyền khác và cao chạy xa bay, lập tổ ấm với tình nhân mới. Giao hai con thơ cho Ông Bà Nội săn sóc, nuôi dưỡng, Hai kẻ cô đơn, buồn bã vể hôn nhân đổ vỡ, cuộc tình đau khổ chia ly, con tim rớm lệ, nhỏ máu vì kẻ bạc tình, phản bội. Họ dễ thông  cảm, an ủi nhau, gần gũi, tâm sự, chia bùi , sẻ  ngọt với nhau. Họ nương nhau mà nuôi con dại.
                                         “Bây giờ  chung sống đôi ta,
                                           Yêu em, anh cũng nuôi ba con nàng.
                                           Em còn  xinh đẹp dễ thương
                                           Tình ta gắn bó, chung đường song vai.
                                           Trên đời, tri kỷ mấy người
                                           Tình yêu hoa nở, đẹp đôi  ấn Tần.”
      Thế  rồi,  hai người lại có thêm hai con chung. Con cái quá đông, quá nhiều dòng.  Con Em, con Anh,  con chúng ta. Nàng phải ở nhà chăm sóc tất cả bảy đứa. Chàng phải nai lưng cày đem tiền về nuôi vợ  và một bày trẻ  dại. Đúng là
         “Ba Sinh Hương Lửa gặp nhau, Đôi ta chung sống, một bầu thê  nhi.
          Ba dòng con  dại thế kia, Rõ ràng duyên nợ lê thê thiếp chàng.”
    Perry lại có óc tính toán kinh doanh kiếm thêm tiền nuôi vợ con một bày. Ngoài việc tranh thủ  xin làm giờ phụ trộỉi hàng ngày, Y còn mở một quày bán bánh kẹọ, thức ăn Snack Food ( Đồ  lót lòng ăn liền) tại Phòng Giải Lao của Hảng. Bánh ngọt, kẹo, chip đủ loải. Y lấy giấy bìa dày ghi gíá cả tưngụ món hàng treo trên tường. Những kệ thực phẩm đủ loại, đủ giá tính bằng  xu ( 20, 25, 30, 50 cents, hay 1 đô, hiếm hoi mói có  bánh, kẹo giá  này )  được đặt ngay dưới Bảng Giá cả. Trên kệ là  hộp đựng tiền. Vì không có chủ nhân đứng  chực bán hàng cho khách mua ( Chủ nhân phải lái xe  đường xa  để giao , hay lấy hàng sắt rồi ).  Người bán cầu mong  sự tự giác của quý  khách hàng ( tức đám CN  làm tại Hảng. Thỉnh thoảng cũng có khách mua hàng  ghé vào  Phòng Giải Lao (Break Room) để uống cà  phê hay nước lọc. Đôi khi,  họ lấy  kẹo,  bánh ăn  và tự giác móc tiền xu ra  bó  vào hộp của chủ  quầy vắng mặt.).  Mỗi ngày,  khi lái xe trở về Hảng, Perry  thường  xuyên lấy Sổ Tay trong túi áo ra  kiểm tra hàng hóa bày bán ( Hàng này Y mua ở ngoài tiểm bánh kẹo). Y xem có bị mất mát gì không. Kiểm tra xem có khách lấy bánh , kẹo nhai  mà  không trả tiền không.  Có lần Y kiểm kê hàng thì phát hiện bị thất thu đến hơn 4 đồng.  Một sạp  bày báụ đồ ngọt bé tí như cái khay mà còn bị mất đến gần 5 đô. Y bị  lỗ nặng , bực tức  ghi một thông báo: “  Cấm ăn chùa. Ăn  phải trả tiền.  Người tự trọng không nên “ xơi” bánh , kẹo mà không bỏ tiền ra.”.  Y dán tở giấy cảnh cáo ngay trên  kệ bán hàng. Môt hôm Nguyên hỏi người bạn thườụng   xuyên chở mình đi làm khi Đăng nghỉ ở nhà:
               - Bạn có mất mát gì không?
         Y vui vẻ,  lắc đầu hài lóng nói: ” Không có mất gì cả.”.  Từ khi có  Bảng “Notice”, hàng bánh , kẹo  không bị thất thu nữa. Hàng  bán không có chủ coi ngó, chỉ do  khách tự giac trả tiến, mở hộp bỏ xu vào hay trả bạc giấy , tự lấy tiền thối có sẵn trong hộp . Chàng cững mừng cho Bác Tài Xe kiêm Chủ bán hàng quà  vặt để kiếm thêm tiền nuôi báy-con-ba-dòng-bảy-đứa.  Còn Domino, tuy còn trẻ, chưa tới ba bó, cũng lao đao , lận đân về đường hôn nhân, vợ con rắc rối. Y và  vợ có một con với nhau. Hai người đềù trẻ trung, tình xuân phơi phới. Y to , cao, lai trắng  đen , nên có nước da sáng sủa. Y  khá bảnh trai so với nhiều chàng  da màu khác trong Hảng. Y bay bướm,  thường có bạn gái. Y thường xé ràó tù ti, tút tít với các ả cô đơn, phòng không chiếc bóng, mê chàng Mỹ Lai hào hoa,  phong nhã, hay thương  hương tiếc ngọc, đa tình, ong bướm, con nhà giàu có,  nhờ cha là doanh nhân và là chủ nhân một số xe tải cho thuê. Y được  ông bố thương yêu, chìu chuộng hết mực. Không ngờ cô vợ  bắt được ghen tuông, làm dữ.  Họ đã ra  tòa  ly dị. Nàng  giao con cho Ông Nội nuôi và chung  sống  vơi bạn tình công khai.  Chàng cũng có ả khác, tâm  sự, hủ hỉ, lúc vui buồn, vày duyên cá nước. Không ngờ, sau thời gian nhờ cha nuôi dưỡng đứa con trai , chàng cứ ngỡ  là  dòng máu của mình,  tình cờ chàng ta phát hiện một bức thư của côâ vợ cũ gửi cho tình nhân, bị bỏ quên trong cuốn sách nho,ũ nàng ưa đọc trước kia.  Nàng thố lộ cho tình lang biết là thằng Sonny chính là con ruột của Y. Thế là Domino nổi giận tam bành , lục tặc. Té ra bấy lâu nay,  cha  mình chỉ nuôi đứa con của hai  kẻ gian phu , dâm phụ. Nó không phải giọt máu của chàng.  Nó không phải là cháu ruột của  thân phụ mình. Nghỉ có tức không chớ ?  Bây giờ,  thì họ đang  sống chung với nhau. Họ đã lường  gạt chàng  bấy lâu nay. Rõ là  người đàn bà  dâm loàn. Cả cha mẹ đứa  bé thât là  vô trách nhiệm với con ruột của mình .  Họ  tạo ra ruột thịt , rồi nhẫn tâm bỏ rơi  nó. Họ chỉ ham mê trăng gió, mây mưa , khoái lạc. quần thảo với nhau thôi. Họ  không thương con . Anh ta quyết định truy tố vợ ra  tòa  qua bằng chứng cụ thể bức thư bị bỏ quên này. Họ lại ra  hầu trước cửa công lý.  Sau cuộc thử  máu DNA, thằng Sonny không phải con của Domono.  Của thiên lại trả cho địa. Thằng bé Tòa  xử mẹ cha ruột nó phải chăm sóc, nuôi dưỡng nó đên khôn lớn theo luật hôn nhân ở Mỹ. Domino bây giờ khỏe ru, cảm thấy nhẹ nhỏm khi trút đi gánh nặng ngàn cân. Anh ta vốn  kỳ thị với dân da vàng. Trước kia là CN  Đội Vệ Sinh, theo xe rác, bốc rác tại các khu phố.  CN làm công việc hôi hám, dơ dáy, mất vệ  sinh  này mà được thiên hạ ban cho mỹ từ nghe rất êm tai, nở mũi , nở mặt mày vô cùng “Kỷ Sư Vệ Sinh” ( Sanitarian Engineer).  Tuy nhiên,  Anh ta đã bị đuổi trước khi xin  vào làm Hảng này. Trong Warehouse, Hook, Ông Cai oai ra phết một thời. Y cũng có cuộc  tình  thật là éo le gây cấn. Trước  đó, Y ngụ tại TB Arkansas, cách Baton Rouge chừng  6 giờ lái xe trên xa lộ. Y có vợ và ba con, hai gái , một trai. Hai người đã ly dị. Vợ nuôi con. Chàng ta phải trả tiền cấp dưỡng hàng tháng (Child Support) cho vợ nuôi con cho đến khi chúng 18  tuổi,  theo lịnh của Quan Tòà  phán quyêt . Thỉnh thoảng , chàng ta lái xe về thăm con. Đôi khi vợ cũ ,  tên Linda, cũng  cho  chàng hăm nóng tình yêu chăn gối một đêm, mặc dù bây giơ đã ly  dị nhau và ai cũng có bạn mới. Hook có bạn gáí ở khu phố gần nhà Đăng. Cô ta tên Cathy. Cô này lớn  hơn Y khoảng 7 tuổi (lúc đó cô ta 52, còn  chàng ta mới có bốn bó rưỡi. Nhưng chả sao. Nồi tròn úp vung tròn. Nồi méo úp vung méo. Yêu nhau  nào tính tuổi đời hơn thua). Cô  này ở chung nhà với chị  ruột, làm cô giáo. Cũng  chả có chồng mà có con một bày. Đứa cháu lớn gọi nàng bằng Dì khoảng  17,18  tuổi, cũng có con vơi bạn trai dù chưa kết hôn, chưa phải vợ chồng chính  thức.
        Cathy đen thủi , đen thui, nhan sắc ngang ngửa với Thỉị Nở của nhà văn Nam Cao. Tóc vàng  khè như bị cháy nắng. Nàng ta  lười vô song. Ăn rồi không  chịu lao động  gì cả. Chỉ thích uống bia, hút thuồc lá liên miên. Nàng ưa  nằm dài đọc tiểu thuyết tình cảm.  Ngay cả nấu nướng cũng không màn tới. Thùng rác trống trơn do xe  tải đã  bốc rồi mà  còn nằm trơ ngoài bại cỏ. Nó chờ Hook về đẩy vô. Rồi chàng phải xuống bếp nấu nướng cho cô vợ yêu  quý  chỉ thích nằm dài cho  chàng ve vuốt,  mơn trớn, ân ái ban đêm. Thật là  tội nghịệp cho người hùng. Còn cô vợ cũ của chàng  thì có khi Hook  lái xe tới nơi để thăm các con mình, Y đã thấy người tình của Linda , dáng mệt nhọc từ phòng nàng bước ra. Hai người nhìn  nhau trào máu họng. Cũng dễ thông cảm nhau thôi. Chàng  vào phòng  cô vợ cũ thì tự nhiên âu yếm vì trong túi rủng  tỉnh tiền cho con.    

8) HOÀI  NIỆM   VUI  BUỒN  Ở  MỸ
       
 
        Hơn mười năm định cư tại đây, Nguyên có nhiều  hoài niệm vui buồn tại dât khách quê  người. Tuy nhiên,  Chàng chỉ  ghi lại vài kỷ niẹm  còn in  đậm trong trí nhớ già nua, lẩn thẩn, lúc nhớ , lúc quên cho tập Hồi Ký  này.
      Trong thiời gian làm tại Hảng Sắt ( Chàng làm  tại Cơ Sở Kinh Doanh này thắm thoát mà  gần  10 năm  rồi. Còn bạn chàng gần  14  năm trời đằng đẳng. Nói đúng ra , chàng  rất ghi ơn bạn đã  bảo trợ cả gia đình chàng sang đây. Rồi giới thiệu cho chàng vào làm CN tại Hảng này để  sinh sống lâu này. Lại có công đưa đón chàng, cho  chàng quá giang . Giúp phương tiện cho  chàng đi lại hằng ngày trên quãng  đường  khá xa, ngõ hầu chàng có thể lao động kiếm  sống tại Xứ Cờ Hoa. Ơn bạn không nhỏ. Dù chàng có  chia sẻ tiền xăng  hằng hai tuần lương, nhưng “ Của một đôụng ,công một lượng”. Vần phải ghi nhớ ơn nghĩa sâu  đậm của người bạn tốt bụng, mặc dù  có những điều chàng không hài lòng về bạn. Chàng bỏ qua hết. Chàng chỉ nhớ bạn là ân nhân của mình và gia đình mình thôi. Bởi vì “ Nhân vô thập toàn”. Nhân sinh tốt xấu lẽ thường, Nhưng  ta nên nhớ công ơn của  người.”.      
      Tại Hảng, hôm trước có gã da màu, cao to như võ sĩ. Y làm tài xế xe tải cho Hảng. Y đã ly  dị vợ. Y phải trả  tiền cấp dưỡng cho ba con  còn nhỏ, đang ở với mẹ chúng. Y nghèo kiết xác. Nghèo rớt mồng tơi. Làm lương tuy cao hơn chàng nhiều, nhưng Tonny, tên gã mắc bịnh  đồng tính  luyến ái này ( Có lẽ, vì thế mà vợ đã bái bai Y. Y không  còn luyến ái người khác phái nữa. Y chỉ ưa đàn ông thôi. Y là  một gã “Gay” chính hiệu con nai vàng ngơ ngác. Cò bữa Y  phải nhịn đói vì không còn đồng xu nào trong túi. Y thường xin thức ăn và tiền lẻ  của Nguyên . Y đi chiếc  xe hơi trành, cà tàng, bảng Inspection dán trên cửa kính trước xe đã quá hạn hơn hai năm. Nhưng gã không buồn  đổi vì xe quá bết bát, hư  hỏng .  Y tỏ ra khoái chàng  một cách lộ liễu. Chàng tuy lớn tuổi nhưng  tánh  xởi  lởi, xuề  xòa, cởi mở , luôn luôn vui vẻ với mọi người chung quanh. Tonny  tỏ ra  ưa thích chàng ra mặt. Nó cư nắm tay, giỡn cợt  với chàng mãi. chàng không hài lòng, đã nhiều lần phản kháng lại cử chỉ suồng sã  của Y. Chàng nói  thẳng:
           -Tao không đồng ý  mày chạm vào người tao.
     Một hôm , mọi người nghỉ giải lao trong phòng” Break Room” , Y đã  nổỉ cơn cuồng dâm bất tử, sấn lai chỗ ngồi Nguyên  , đưa hai cánh tay hộ pháp ra ôm chàng.  Chàng sợ hãi đứng  phắt dậy xô Y ra. Tuy nhiên, Y quá mạnh ôm chàng, kẹp  cứng  chàng trong vòng tay cứng  như thépũ. Y đè chàng vào tường. Chàng nổi nóng , và bực  tức cũng như  ghề tởm  la  to: ” Help me! Help me! ”. Bọn da  đen ngồi trong  phòng  chỉ đưa mắt nhìn. Không ai  phản ứng gì cả. Vì chàng  vùng vẫy mãnh liệt và miệng cứ la  bai hãi, nên cuối cùng Y mới chịu buông ra. Sự  việc  này đã  đến tai 6ng Kerry, dù chàng đã tha thứ cho Y, không báo cáo lên trên việc Y xúc  phạm chàng. Thế là Kerry trình  sự viêc lên Ông Big Boss. Chiều hôm đó, CS Port Allen  vào  sở. Viên SQ  An Ninh, da trắng , râu mép lún   phún , gọi chàng lên VP  điều tra, có cả Kerry nữa. Tonny  không  có mặt tại  Hảng. Y đã  lái xe đi giao hàng cho khách  rồi.  Ông  cầm một xấp giấy lập biên bản. Ông  nói:
          - Tôi quấy nhiễu tình dục là tội hình. Tonny đã toan cưỡng dâm Anh đã đè Anh vào tường phải không? Nó có làm tổn hại Anh gì không? Anh  hãy thành thật  khai báo cho cho chúng tôi, đại diện  nhà chưc trách. Chúng tôi sẽ  truy tố Y ra Tòa về tội sách  nhiễm tình dục người đồng phái. Y là  một tên “ Gay”.
      Rõ ràng là Y có thể lâm vào  tình trạng “Phạm tội hình sự”.  Có thể Y bị nhốt tù  lâu năm nay mai, nếu chàng khai báo sự thật  và có ý  ghét bỏ Y thì đời Y coi nhừ tàn cuộc. Vốn có lòng  từ bi, thường  người sa  cơ thất thế. Trước sự ngạc nhiên của Kerry và  viên CS, Nguyên đã biện hộ cho Anh ta, nói  tốt cho anh ta rằng Y nghèo khổ, bị vợ bỏ, phải chi tiền cấp dưỡng cho ba con. Y rét lắm!  Đói lắm!  Có bữa phải nhịn đói. Nguyên vừa nói vừa  xúc đông  chảy nước mắt. Xin tha lỗi cho Y một lần. Đừng  đưa  Y ra tòa và bỏ tù Y. Vả lại,  Y chưa  làm gì tổn hại đến chàng.  Chàng  khẩn khoản xin tội cho Tonny. Cuối cùng viên SQCS đồng ý tha tào, nhưng chàng phải ký vô biên bản bãi nại, dù Ông Chủ truy tố Y. Tuy  được  cơ quan An Ninh tha tội nhưng Hảng đã đuổi Y. Kerry không cho chàng  gặp mặt Y để phân trần  phải trái khi thấy Y  tỏ ra  phẩn nộ , oán hận chàng vì Y hiểu lầm tưởng Chàng  tố cáo Y lên  Kerry cho nên Y  mới bị mất việc. Qua ngày hôm sau, khi Y trở lại làm việc một ngày cho Hảng , với tư cách “ Temporary driver ”( Tài xế tam thời ) vì Hảng liên hệ  với Phòng Lao Động thanh Phố  cần một lái xe chở hàng mà Y đang thất nghiệp. Nhờ  các bạn trong Hảng trình bày rõ ràng việc chàng cứu mạng Y khỏi bị truy tố ra  tòa và  có thể  ngồi tù vì tội sách nhiễu tình  dục  người đồng tính. Lúc  bấý giờ, Y mới vỡ lẽ và bắt tay cám ơn chàng rối rít. Y tỏ ra hối hận  viêc làm sai trái của mình.  
                                            “ Xót thương kẻ phạm lỗi lầm
                                             Dục tình quấy nhiễu dễ lâm tộâi tù.
                                             Chàng xin Cảnh Sát tha tào
                                             Động lòng trắc ẩn, ký vào Giấy Tha.
                                             Luật pháp tha,Hảng không tha
                                            Anh chàng đành phải về nhà , đói  meo”.
        Ngoài ra,  hoài niệm khó  quên trong lúc làm  tại đây là thỉnh thoảng Hảng cắt chàng đi theo  tài  xế giúp đưa hàng xuống xe tải. Chàng hay theo Tab đến bỏ  mối tại những thành phố xa lạ với chàng cũng thuộc TB /LA . theo lịnh của Kerry. Thật là  thích thú được ngồi bên tài xế trên xe tải lướt,  qua những đại lộ đi về  các vùng quê vắng vẻ như các khu ngoại ô của Phố Xá  Iberville ( Tên một Bá Tước Pháp có công với TB này) . Bác tài vừa lái xe , vừa kể chuyện đủ thứ cho ông khách nhà quê , mới mẻ,  lạ  nước, lạ cái  đến định cư  tại TB  này. Anh ta  kể chuyện linh  tinh về quê hương xứ HK, về các tôn giao, về  phong tục , tập quán, phong cảnh, con người... của “Hiệp Chủng Quốc”, đa quốc tịch, đa màu da, đa chủng tộc, đa tín ngưỡng...Xe vẫn nhẹ lướt trên xa lộ.  Xe  bon bon tiến vào các vùng mới lạ, trù phú, sầm uất, đông  đúc,  cũng như thưa thớt dân cư. Chàng cũng  từng đi theo một tài xế da  màu,  còn trẻ, dáng gấy , cao nhong nhỏng  như ỉcây tre. Xe ra khỏi Hảng, quẹo phải tiến  về thành phố Plaquemine xa  với vợi.  Xe chạy vào khu vực “Đóng Tàu” rộng lớn vô cùng. Xưởng chề  tạo tàu thủy  nằm cạnh con  sông lớn.ả Tàu bè đậu rải rác khắp mặt nước xanh biếc lấp lánh vầng  dương rực rỡ. Tõại Hảng Đóng Tàu, có  sẵn thức ăn trưa cho CN. Họ mờùi chàng  và tài xế xơi tự nhiện như ba ngày Tết. Thật là vui vẻ thoải mái, bổ ích, được đi đây đó, mở rộng nhãn quan và kiến thức về  vùng “Đất Hứa” . Ông bà ta thường nói:” Đi  môt ngày đàng, học mốt sàng khôn.”.  ”Đi  cho biết đó , biết đây, Ở nhà với Mẹ, bietá ngaỳ nào khôn.”
                                    “ Theo xe bỏ sắt lai rai
                                       Được nghe kẻ chuyện. bác tài ngồi bên.
                                       Chập chùng xa lảộ mộng mênh
                                       Rừng cây bát ngát, tháp đền nhô cao.
                                       Dòng  sông xanh biếc một màu        
                                       Thuyền bè tấp nập, Bến Tàu xôn xao.
                                       Xe hơi nườm nượp qua cầu
                                       Tiệm buôn khắp ngã, phố lầu nguy nga.
                                       Dãy đày cuộc sống phồn hoa
                                       Văn minh rạng rỡ, õ nhà nhà khang trang.”
             Kỷ niệm nhớ đời chấm dứt viễc cho phép CN theo giúp  tài xế đưa hàng xuống cho khách ở xa. Đó là một gã da đen tên Donny, đô con , mập mạp. Hôm đó,   theo lệnh của Kerry, Nguyên  đi theo xe  bỏ  mối tận thành pho Baker, với gã tài xế này. Từ Hảng đên đó,  chừng một giờ lái , nếu không bị  kẽt xe. Rủi thay, sau khi bỏ hàng, Y buộc  sợi xích sắt dài qua thân xe để giữõ thanh  gỗ làm vật lót sắt khỏi bị tuột dọc đường. Y rán kéo mạnh , xiết chặt quá, lỡ trật tay, Y ngã chúi xuống mặt đường nhựa cúng như đá. Y  sợ  trúng dập dầu, vội lấy tay chống theo phản ứng tự nhiãên của  người khi  bị rủi ro taị nạn. Thế là Y bị  tổn thương bàn tay mặtã áụõ. Máu rịn ra.Y nhăn nhó, lộ vẻ đau đớn vô cùng. Y  vội lấy cell phone gọi Kerry, báo cáo tình hình,  xin  đi  bịnh viện cấp cứu. Thế là Hảng gọi xe  Hồng Thập Tữ đến nơi  xảy ra tai nạn đưa  Y và Nguyên  vào Bịnh Viện
        Thành Phố Baker cách đó khá  xa. Họ ngồi chờ BS  khám tay bị thương lâu  vô cùng. Chàng mua  bánh  Hmburger va  French  Fries cho Y  ăn. Ngón tay Y bị gẫy.BS đã băng bó, cho thuốc Y. Khi  hai người rời nhà thương thi  trời đã  xế chiều. Họ phải đi bộ đên chỗ  xe dậu, nơi Y bị nạn  hồi sáng. Kerry  bảo Y
         - Anh phải cố  gắng  lái xe  về Hảng. Không  có người đến rước các anh đâu! Hãy tự lo liệu lấy!”
        Thế là cả hai cuốc bộ. Họ phải lô ca  chân qua nhiều con lộ. Đường  thì xa  lắc, xa lơ ả. Mệt , khát,  đói bụng. Thân thể rã  rời. Lực bất tùng tâm. Sức người có hạn. Nhưng phải rảo bước .  Mặt trởi đã ngã vể  tây.õ Ánh nắng chỉ  còn le lói, lưu luyến trên các  ngọỉn cây cổ thụ cao chất ngất hai bên đường. Mồ hôi mồ kê tuôn  xối xả ướt cả áo quần hai hiệp sĩ bộ hành bất đắc dĩ. Thỉnh thoảng họ cứ dừng chân , đưa tay  vẫy  các xe  chạy về hướng họ đang  tiến  đến chiếc xe  Truck  của họ. Tuy nhiên, không có tài xế xe nào  thương tình dừng lại giúp đỡ hay hỏi  thăm một lời nào cả. Mặc cho sự vẫy tay , van  xin qúá giang của hai vị bộ hành khốn khổ, một da  đen to con, mũi cao, tay bị băng, một da vàng mũi tẹt nhỏ con. Vẫy cứ vẫy.  Chạy qua mặt cứ chạy. Thật hết ngõ  nói. Chàng  khe khẻ ngâm :
               ”Thân tháng  sáu, hay tình yêu sáu ngón.
                Tâm  từ bi, người bố thí tôi đâu?”(Du Tử Lê).
 Thật là chán nản và tuyệt vọng. Họ cuốc bộ khoảng  chừng hai giờ thì may quá có chiêc xe Truck màu đỏ, chịu dừng  bánh, khi họ đồng la  to: ”  Help us! Help us! Please! ”.  Một phụ nữ da trắng,  mập mạp, tóc hoe vàng, mắt  nâu , chừng bốn mươi, tốt bụng , chịu  chở hai  hành khách xin quá giang  đến tận  nơi có chiếc  xe tải của Hảng Sắt. Nữ Bồ Tát duyên dáng tươi cười khi chia tay hai ông khách , mật mũi bơ phơ,ụ thiểu não, mệt mỏi. Bà  ta  còn chúc: ”  Have a  good day. Be  careful.”
( Chúc ngày tốt đẹp. Hãy cẩn thận.)  
         Sở dĩ xe không chịu tắp vào lề dừng lại khi có người vẫy  tay xin quá giang,  vì họ sợ bị cướp giật. Việc  này thường  xảy ra tại xứ này. Một số tên cươÙp giã vờ  xin  đi nhờ ,  đã dùng  súng uy hiếp tài xế, rồi cướp của giết ngừơi, đoạt xe. Bởi vậy chủ xe ngại phải dừng lại bên lề chở  người vẫy tay xin đi nhờ.  Ai mà biết ai được . Ai mà tin ai được tại đất nước quá  rộng lớn, mênh mông như thế này.
                                “ Đón đường xin được quá giang
                                   Nghi ngờ nên chẳng ai màng  dừng xe.
                                   Khổ đau cho kẻ lếch lê
                                   Hai giờ đi bộ mỏi mê thân  tàn.
                                   May mà  ỉngười đẹp xót thương
                                   Dừng  xe chịu rước nhị chàng đến  nơi.”
        Khi Donny  lái xe tải về  tới Hảng ,  thì đã quá 6 giờ chiều. Đèn đã sáng khắp nơiả. Đăng đã lái xe về  nhà tư lâu. CN không còn ai cả. Bãi Sở lúc  bốn  giờ chiềù. Nguyên  theo xe Donny . Chàng  xin Y  cho quá giang  về nhà mình ở đường E Black Oak. Y  lạnh  lùng như tiền. Y không nói gì cả. Y chở chàng đến mõột cây xăng khi qua  cầu Sông Mississippi một quãng. Y nói:
- - Anh xuông đây. Hãy nhờ ai đó chở về nhà. Rất  tiếc, tôi quá mệt,  tay lại nhức.Tôi không thể đưa anh về được.
       Chàng cố nài nĩ Y  chở ra Đại Lộâ Florida để chàng có thể gọi phone về nhà  nhờ vợ , con.đến đón chàng ũ. Y cương quyết từ chồi. Gần như xô đuôi chàng xuống xe cho nhanh. Y  dọt lẹ mất tiêu, theo dòng xe qua lại đông vô số kể. Chàng ngán ngẩm bước vào tiệm bán thưc phẩm gần cây xăng.  Chàng  gặp chị Hòa, vợ Anh Nuôi, là CN tại đây. Chủ nhân là người VN, nói tiéng Bắc, vui vẻ hỏi thăm Nguyên. Sau đó chị Hòa đưa chàng về nhà gần 9 giờ đêm. Tại đây,  nạn  kỳ thị chủng tộc  giữa,  trắng , đen , vàng  xảy ra cơm bữa. Hồi conụ ở chung cư thuê của Ông Hiện, trên đường Lorna , sát nhà Đăng là  nhà  cô Mỹ trắng. Cô ta độc thân, có nuôi một con chó to kềnh,  hung  hăng , dữ dằn, như chủ nó.  Cẩu tá thường sủa vang khi thấy người qua lại bên  hàng  rào nhà Đăng.  Cô  này có thân hình đồ sộ như bao chỉ xanh, hình như gốc Đức. Cô tỏ ra  ghét bò dân da vàng , mũi tẹt công khai, dù  họ không  động chạm  gì tới cô. Tối hôm đó, Khi Đăng lái xe  vô Parking nhà mình thì cô ta ra cự nự. Cô bảo:
 - Sao mày cán cỏ nhà tao? Tao buộc mày phải ra  hầu Tòa.
  Đăng cải lại và cho mình không cán  cỏ nhà cô ta. Cô nàng đã vu oan cho mình.  Cô gọi CS lại điều tra. Không thấy dấu bánh xe cán trên sân cỏ nhà cô ta. Nhưng  Đăng vẫn bị ra  Tòa  với Côụ hàng xóm,  Bà -Chằng –Lửa-Đệ-Nhất- Kỳ-Thị-Chủng -Tộc .  Bác Thạch  ra Tòa làm thông dịch viên. Một số thanh niên Việt Nam  có mặt đêm hôm đó,  chịu ra làm chứng ủng hộ Đăng. Tuy  Đăng  không có cán cỏ,  nhưng Tòa cũng bắt đóng tiền lệ  phỉ xét xử  vụ  này. Cho nên, đằng nào người tị nạn cũng  bị xử ép,  khi đụng độ với dân bàn xứ.  Tốt hơn là nhịn họ. Tránh  voi không  xấu mặt nào.” Hán binh Hán. Tào binh  Tào.”.”Đen binh Đen. Trắng binh Trắng”.
-                      “ Bạch mao ủng hộ Bạch Mao
-                        Da  vàng, nũi tẹt, da màu phải thua”
            Lúc  đầù Nguyên lịch sự  chào hỏi khi  chạm  mặt với cô hàng  xóm khó tánh nàỵ:” Good morning!Ma’am! ”.  Nhưng  không ngờ  cô ta đã không chào lại, mà còn xì một tiếng dài lê  thê, liếc xéo một cái ngọt như dao lam. Rồi cô ta nhìn chàng khinh khỉnh, xổ một tràng  tiếng Anh tỏ  ra ta đây, bất cần phép xãỉ giao. Thật là cô gái bất nhã, kỳ thị chủng tộc quá thô lỗ,  trắng trợn. Tử đó chàng chẳng thèm chào hỏi nói chuyện với ả nữa.  âĐường ai nấy đi. Nhà ai nấy ơ  Dù là hàng xóm láng giềng  .
          Lúc mới qua Mỹ, chàng lái xe trên đường Sherwood  Forest vào đêm khuya, khoảng 12 giờ, chạy vào trường Episcopal để rước Thanh làm trường học xong, về nhà. Mắt kém, ba chớp, ba nháng,  băng  qua đường, khi rẽ trái để vào đường nhỏ vào trường học. LúÙc đó, còn đèn đỏ mà chàng không thấy  rõ từ đằng xa. Thế là CS phục sẵn tại góc cầu hụ còi, bậãc đèn xanh , đỏ rượt theo phạt chàng, Chàng  xin tha vì  mắt kém và  tối trờì, không thấy rõ đèn giao thông  từ  xa. Viên CS da  trắng  phùng mang , trợn mắt , giận  dữ như muốn ăn  tươi nuốt sống chàng. Y nộ nạt, như muốn còng tay chàng liền. Y tỏ ra  thù ghét dân da vang  mũi tẹt quá lộ liễu.
Hồi còn làm clean up tại Hảng  xe Team Toyota , Nguyên có gặp một thợỉ máy da trắng. Y  cũng  tỏ  ra không ưa  người tị nạn công khai. Hôm đó , chàng hỏi Y về một từ ngữ  nào đó  mà  chàng  không rõ nghĩa  lắm. Y không  những không giải đáp mà còn cự lại. Y  sừng sộ, mắt long  lên một cách dữ dằn , hung hăng , tỏ ra ghét bỏ  dân da  vàng quá cỡ, làm chàng khiếp sợ luôn: ” Tao là thợ máy. Tại sao mày lại hỏi tao chữ nghĩa, hở thằng kia? ”.
                                    “ Những người kỳ thị màu da
                                      Công khai lộ liễu, tỏ ra ghét thù.
                                      Những ai  chẳng giống ta  nào
                                      Giống nòi, tiếng nói, sắc màu, đức tin.
                                      Bao giờ mới có  hòa bình?
                                      Bao giờ mới hết vô minh, bạo tàn?
                                      Bao giờ mới hết chiến tranh?
                                      Bao gìờ  mới có cảm tình, thương nhau?”
           Thật ra,  cũng có  một số người Mỹ tốt bụng, giúp đỡ người tị nạn. Nguyên  may mắn đã gặp họ. Hồi bị  viên CS  cho thẻ  phạt 88 đô,  vì tội  quẹo trái trong khi đèn đỏ, chàng dẵ  vô ý  rẽ vào Xa Lộ 12.  Chàng đã lạc đường ,  không biết ngõ nào ra để vào trường đón vợ lúc quá nưa đêm. Chàng tắp xe  vao lề  phải, bật đèn cấp cứu. Chàng  cầm chiếc khăn tay vẫy lia lịa khi  thấy có xe chạy ngang  qua lane gần mình . Trời mùa đông, rét như cắt da thịt. Hai tay cóng lạnh vì phải đứng ngoài trời quá lâu trong  đêm khuya khoắt. Gió thổi vi vu trên  Free Way. Mặc cho chàng vẫy khăn, không  có tài xế nào chịu dừng xe lại. Chàng đứng run trong  gió lạnh, tê cứng  cả tay chân, miệng thì la to: ” Help me! Help me! ”.  Tay cứ vẩy chiếc khằn màu trắng đục. Chừng  nửa giơ hơn, một chiếc  xe Truck , màu  xanh  dương,  đừng lại.  Người tài xế,  một thanh  niên da trắng , dáng cao ráo, tóc  vàng  hoe, chừng  30 tuổi, vui vẻ  hỏi thăm  và  sẵn sàng  chạy trước  chỉ đường ra Exit cho chàng ,  rời khỏi xa lộ và  chạy tới ttường  Episcopal. Thanh đang đứng run rẫy trước cổng  chờ chàng lại đón. Chàng cám ơn rối rít vị Bồ Tát có  lòng  từ bi ,  giúp chàng đêm hôm ấy. Lần khác, lúc còn làm ở Hảng Giấy , chàng đi khám bịnh tại Phòng khám của Nữ BS  Lưu Văn, nói tiếng Nam. Chàng bị lạc đường,  cũng tắp vào lề, vẫy khăn  nhờ  xe khác giúp đỡ, chỉ  đường.  Một phụ nữ da đen, tóc quăn, đẫy đà, chửng ba mươi, ngừng xe, hỏi han chàng từ tề cởi mở . Bà ta  bằng lòng  lái xe  chạy trước  dẫn đường cho chàng lái theo  sau  tiến vào nơi cần khám bệnh.  
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Dài Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang Trang trước  1, 2, 3  Trang kế
Trang 2 trong tổng số 3 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân