TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Nov 15, 2009 4:42 pm    Tiêu đề: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
Tác Giả: THANH ĐÀO

   


 
     NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU
                         THANH ĐÀO    
 

     Tân cứ đứng bên lề đường nhìn ngắm mãi ngôi trường thân yêu của thời hoa niên của chàng lãng tử đang phiêu bạt xứ người. Mấy hôm nay chàng vể thăm quê hương nắng gió Phan Rang và người thân của mình. Luôn tiện, chàng đến thăm ngôi trừơng chàng từng theo học và trở về dạy lại sau này. Buổi chiều phủ chụp xuống thanh phố quê hương “ hầu như nóng bốn mùa”  này rât nhanh. Vài tia nắng vàng nhạt còn lấp lánh trên hàng cây phía trước truờng THDT. Nay trường đã đổi tên. Ngôi trường trở nên lạnh lùng, xa lạ vô cùng. Hành lang hiu hắt, loang lỗ, rong rêu một vài nơi. Mái ngói nâu đã chuyển màu sậm hơn. Tường trắng đã đổi trở nên vàng nhạt một vài vạt, như lung linh trong ánh nắng chiều mờ nhạt. Ẩn hiện, lổ chổ hoen ố lấp lánh ánh nắng chầp chóa đây đó. Con đê phía sau nhà trường, nằm bơ vơ hiu qụạnh. Cây cỏ xác xơ úa vàng trong buổi hoàng hôn, khí trời còn oi ả. Một cơn gió bất chợt thồi rào rào, bụi bốc cao trên con đường đê héo hắt.
         Tân nghe lòng xúc động, bâng khuâng, xao xuyến vu vơ. Chợt  những hoài niệm xa xưa bỗng nhiên hiện về. Chúng tỏa lung linh trong tâm thức chàng, càng lúc càng rõ nét.                      
                                     ooo        
       Ngôi trường công lập lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, Truờng Trung Học Duy Tân được thành lập từ niên khóa 1953/54. Lúc đó nhà trường chỉ mở có một lớp Đệ Thất. Nhà Trường chưa có cơ sờ lúc bấy giờ. Học sinh học tại Trường Nam Tiểu Học Phan Rang.

      Thầy Bùi Dương ( thân phụ của Thầy Bùi Bổng. Sau này, Thầy Bổng cũng là GS DT) đang giữ chức Ty Truởng Tiểu Học NT, kiêm chưc HT trường TH DTPR mới mở. Thầy Trợ Kỷ, Thầy Trưong Thành Khuê, Thầy Tôn Thất Ái Huyên...phụ trách dạy các môn lớp ĐThất. Thầy Thoại làm giám thị. Qua niên khóa 1954/55, Trường DT mở thêm hai lớp Đệ Thất vị chi nhà trường có tất cả 3 lớp, 1 Đệ Lục,2 Đệ Thất. Nhà Trường dời về dãy nhà khang trang ở gần Sân Vận Động PR (Sau này trở thành Bến Xe Đò PR). Sân Vận Động dời lên Mỹ Đức.( Ngôi trường này trở thành Trường THBC Nguyễn Công Trứ sau này). Gần ngôi trường là động cát cao dày, trải dài, bao la bát ngát. Đây là thế giới hoang vu, mồ mả lố nhố, nhấp nhô mọc lên rải rác khắp nơi. Gai gốc đủ loại nhất là gai xương rồng tua tủa, mọc loạn xạ xà ngầu, nằm lỗn ngỗn, lãng ngãng, lan rộng khắp nơi. Cây cỏ mọc chen chúc, chằng chịt, hỗn loạn, quấn quít nhau, bao quanh trên động cát xen kẻ đất thịt. Có thể nói, đây là thế giới đìu hiu, vắng vẻ, hoang vu, hiu quạnh năm ngoại ô “ Thị xã, nắng gió hầu như quanh năm suốt tháng”
               “ Nước mưa ít viếng nơi này
                 Người dân vất vả, đất cày sỏi phơi.”
   Động cát này là hang ổ trú ngụ của các loài chim chóc đủ loại, rắn rít, bò cạp, cắc kè, kỳ nhông. Các loại dong, kỳ đà, rắn mối tả pí lù, tùm lum, tu dí hà, bà con ơi! Lúc bấy giờ, nằm chếch về phía trong kia, chỉ có rải rác, lơ thơ, lác đác dăm mái nhà dân, tọa lạc gần trường học mà thôi. Nhà cửa tại khu vực này, chưa có lan rộng khắp nơi như ngày nay.
    Chàng còn nhớ lại lúc đó, vì lớp học gia tăng, nên nhà trường nhận thêm các Thầy ở Huế vào đây cầm phấn đứng bảng, như là: Thầy Trần Trọng Khoái dạy môn Quốc văn. Thầy T, phụ trách môn Toán. Thầy này có hình dáng thật là gợi hình, dễ gây chú ý cho những ai có dịp diện kiến với người hùng “Vùng Sông Hương Núi Ngự”. Thật vậy, Thầy có chiếc mũi rất đặc biệt, dễ gây ấn tượng. To quá cỡ thợ mộc. Đã vậy mà ngọc diện của Thầy, hầu như lúc nào cũng đỏ như trái gấc. Thầy giống bạn tri kỷ của Lưu Linh, Lý Thái Bạch, thi hào VHC... Khưôn mặt của Thầy, học sinh trong lớp nhìn thấy, đã cười rồi. Huống hồ Thầy lại vui tính, thích khôi hài, ưa tếu, pha trò, nên càng làm cho các đệ tử cười vỡ bụng. Học sinh mới vào học lớp Đệ Thất mà thầy dạy cách Khai Phương Căn bậc II. Học sinh giỏi, hiểu học thì thích thù vô cùng. Còn các bạn nào yéu toán thì hiểu chậm hơn. Có đôi lúc, HS đang chăm chú  ngồi làm bài. Lớp học lặng lẽ, im phăng phắt như Chùa Bà Đanh. Tưởng chừng học sinh có thể nghe tiếng muỗi bay vo vo. Thầy bỗng nhiên nổi hứng dưa hai bàn tay, to tê, rắn chắc, đập lên bàn, kêu cái rầm như tiêng pháo nổ vang. HS giật mình cái thót. Họ ngơ ngác, ngạc nhiên nhìn lên ông Thầy. Họ chẳng hiểu ất giáp chi cả. Thầy hay tái diễn vụ đập bàn nay. Phải chi trong lớp học, các trò nói chuyện gây ồn ào, Thầy dập bàn cho HS im lặng còn có lý. Về sau này, HS mới hiểu sở dĩ Thầy làm thế là vì lúc đó, Thầy đang “xả hơi” phía  bên dưới. HS nghe thế, thích thú cười ngất, cười ngặt nghẹo, cười muốn vỡ bụng thôi. Dĩ nhiên, họ chỉ cười lén thôi, Ông Thầy hài hước, vui vẻ và dễ thương chi lạ! Tụi em thương nhớ mãi Thầy đó, Thầy T kính yêu của các HS quê hưong nắng gió NT này!    
    Sang niên học 1955/56, nhà trường thu nhận 3 lớp Đệ Thất. Như thế nhà trường có tất cả 6 lớp. Vì phòng ốc không đủ chỗ cho HS học, nên nhà trường đã dời về Khu Mã Tây Đạo Long. Khu vực rộng lớn, cây cối cao chất ngất, bao bọc Nghĩa Trang Công Giáo người  Pháp trước kia. Bấy giờ có thêm mộ của người VN theo Đạo Chúa. Đây là khu nghĩa địa nổi tiếng một thời, Những ngôi mộ xây phẳng bằng, sơn màu trắng toát, ngay ngắn thẳng hàng. Nổi bật lên trong ánh nắng vàng lấp lánh vào mùa hạ là những cây thánh giá cũng được sơn phết đồng màu tuyết, đứng truớc ngôi mộ thẳng tắp. Chung quanh khu nghĩa địa đẹp mắt này là những hàng cây cổ thụ xanh um, tàng lá tỏa mát cả một vùng hiu quạnh, vắng vẻ, ít người lai vãng.  Vào những bình minh đẹp trời ấm áp, chim chóc đủ loại, rũ nhau tụ họp cùng hòa tấu bản nhạc rạng đông nghe tưng bừng rộn rã, vang dậy cả một góc trời Đạo Long, Vào buổi chiều tối, êm ả hay những đêm trăng thanh gió mát, dân cư ngụ quanh đấy thường trông thấy thấp thoàng những cặp tình nhân, rũ nhau vào chốn Thiên Thai Tiên Động Dã Chiền này, để tâm sự, hú hý giải sầu. “ Ta đưa nhau đến vùng tuyệt vời” (Bản  Nhạc 24 Giờ Phép của Nhạc Sĩ tài hoa Trúc Phương) . Lúc bấy giở, nhà cửa của cư dân địa phương, chưa có nhiều, xung quanh khu vực này.
       Sau đó, nhà trường dời về cạnh  Ty Công Chánh và Chùa Thánh, trên đường Trưng Nữ Vương, cạnh Trường Nữ THPR. Trường này, về sau chuyển đến khu vực gần Chùa Mỹ Huơng và Xóm Lò Heo.
  Vào niên học nói trên. có nhiều GS gốc Bắc đến dạy Trường DT. Thầy Nguyễn Quảng Tuân làm HT. Thấy từ trường TH VTánh  Nha Trang đổi vào. Lúc đó, niên kỷ của Thầy chừng” Tam thập nhi lập” là cùng.Thầy dạy QV hết sảy. Thầy cũng làm GH Trường TH Hàn Thuyên Nha Trang. Rồi Thanh Tra TH tại Nha Trung Học BGD SG sau này. Thây là thi sĩ, nhà văn, nhà biên khảo, học giả, nổi danh. Hiện tại, Thầy ngụ tại SG. Thầy Đặng Hữu Kha dạy Anh Văn và Việt Văn. Sau Thầy dạy AV thôi. Thầy cũng làm TG Thị của Trường DT. Thầy về cõi Phật năm Thầy 62 tuổi tại PR. Thầy Nguyễn Khắc Ngữ là GS Toán, Thầy là nhà văn, học gỉả, sử gia nổi danh. Bút danh của Thầy là Vũ Lang. Thầy cũng về cõi Vĩnh Hằng tại HK lâu rồi. Thầy là một nhân tài yểu mệnh, để tiếc thương cho GS đồng nghiệp và các HS, vốn thương mến, kính trọng Thầy. Thầy Đinh Minh quê Bình Định dạy Pháp văn và Quốc Văn rồi làm TGT. Thầy đã vể cõi biếc tại PR lâu rồi. Thầy Nguyễn Đức Thai, GS Pháp Văn. Thầy nói tiếng Pháp như gõ cây. Thầy dạy tận tụy hết lòng với HS trong nhiểu năm. Thầy đã đi xa từ lâu tại SG, nơi gia đình Thầy cư ngụ.
    Thầy Bùi Hữu Soái dạy Toán Lý Hóa rất tận tâm. Nghe nói Thấy đang ở Mỹ. Thầy là ân nhân của chàng lúc chàng dạy tại Phan Thiết. Thầy khuyến khích chàng học lên lớp cao hơn để tiến thân.
Thầy Trần Nho Mai dạy Vạn Vật, Lý Hóa rất hay, Thầy giảng bài dễ hiểu lại pha trò dí dởm rất vui hấp dẫn HS trong lớp vô cùng. Thầy đă ra đi tại xứ Hòa Lan từ lâu rồi,
Ngoài ra còn nhiều GS dạy DT lúc bấy giờ kể không xiết hết. Thầy Nguyễn Thúc Hội gốc Bắc Di Cư, ngụ tại Tấn Tài PR. Thầy dạy Lý Hóa và thường phụ trách Ban Văn Nghệ. Thầy đã được Chúa gọi về hưởng Thanh Nhan Chúa tại HK mấy năm nay. Thầy Nguyễn Xuân Giễm, GS Pháp văn và Anh văn, Thầy đọc tiếng Anh rấy hay, Sau thầy theo học và tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ SG. Thầy se duyên với giai nhân GS Võ Tánh, con gái của GS Bửu Cân ở Nha Trang. Thầy Văn dạy Quốc Văn. Bố Thầy là GĐ Sở BĐiện PR. Sau Thầy tốt nghiệp ĐHSP Ban Việt Hán. Thầy đổi về Biên Hòa dạy Việt văn. Cô Nam, vợ Thầy Dưong, Huế dạy Pháp văn. Cô Nhâm gốc Bắc dạy cùng thời với các Thầy cô đã kể trên phụ trách môn Pháp Văn. Về sau cô lấy chồng cùng quê, Thầy Chương. Cô xin chuyển về  dạy tại Trường TH PBội Châu PThiét cùng lang quân mình. Lúc đó, Thầy Soái cũng dạy tại đây, như đã nói trên.
   Nên kể thêm, Thầy Nguyễn Văn Anh, dạy Hán văn. Nhà Thầy ở Đuờng Hùng Vương PR. . Con còn nhớ, bạn con anh LXD quê ở Văn Sơn, hôm đó đưa con lại nhà GS dạy chữ Nho là Thầy, nhờ Thầy giàng cho bài thơ có nhiều điển cố. Thầy vui vẻ tận tình giảng cho chúng con hôm ấy. Chúng con xin tạ ơn Thầy.
 Các Thầy phụ trách dạy môn Thể Dục lấy đó. Thầy Lang, người Miền Nam, làm Trưởng Ty Thanh Niên PRNT. Thầy Lang tướng đô con, da trắng trẻo, thường cởi chiếc xe Vespa ra Sân Vận Động, lúc đó là Bến Xe Đò, cạnh Xóm Động, dạy HSDT môn Thể Dục. Thầy Hùng người Bắc, nhân viên Ty này cũng phụ trách dạy HS môn TD. Hai thầy đều tận tụy, vui tính, dạy học sinh trong mấy năm liền. Thầy Nghiêm, GS Toán, Vạn Vật, Sử Địa. Nhà Thầy ở ngay trên Đường Ngô Quyền PR. Thầy se duyên với hai giai nhân là học trò Thầy, Cô H. quê Tháp Chàm hoc chung lớp với chàng nhiều năm. Người đẹp vắng số” Hồng nhan bạc mệnh đã ra đi rất sớm. Thầy se duyên với LTh, bạn cùng cấp lớp với H, nhưng học khác phòng. Đáng nhớ lá Thầy Duyên, GS Toán và Sử Địa. Thầy dạy môn Sử Địa hết sảy. Thầy có trí nhớ tuyệt vời. Tài ăn nói lưu lóat trôi chảy. Thầy dạy tận tình và hấp dẫn. Thầy dạy các Trường TH Lê Lợi, rồi sau đó Trường THBCNCTrứ, Trường DT, Thầy bị tai nạn xe cộ khi lái xe Vespa. Thầy ra đi lúc còn trẻ, sức khỏe còn dồi dào, để bao nhiều thương tíếc cho các bạn đồng nghiệp và các HS mến mộ Thầy. Thầy là thân phụ của anh PHC. Anh là bạn ĐM, đồng song, đồng cấp lớp, đồng liêu ( cùng SQ/ QLVNCH), đồng nghiệp, đồng tù, sau biến cố tháng 4/ 1975 với chàng. Thầy Nguyễn Tiêm, GS Toán và Vạn Vật. Sau Thầy làm Giám Học DT, Nghe nói, Thầy cô đã bị tai nạn trên biển, Thầy bơi giỏi, cứu nhiều người khi tàu bị nạn. Thầy đuối sức và bị nước cuốn đi.  Tụi em xin thắp một nén hương lòng cho các Thầy Cô đã vĩnh viễn rời khỏi trần gian đầy khổ đau và hệ lụy này.    
     Ngoài ra, phải kể thêm các Thầy gốc Thừa Thiên vào dạy Trường DT lúc đó. Chằng hạn hai Thầy Tâm. Thầy Tâm gầy tên Nguyễn Thanh Tâm. Thầy là nhà văn, bút danh của Thầy là Nhị Thanh Nguyễn Hà. Sau Thầy đỗ bằng Kỹ Sư CN như Thầy Giễm,
Thầy Tâm đô con tên Lê Văn Tâm, võ sư. Sau Thầy tớt nghiệp DHSP Huế và vào DT dạy Toán. Hai Thầy Sơn, Một giỏi đàn Violon, dạy Âm Nhạc và môn Toán. Thầy ngụ tại Sở Bưu Điện PR. Sau này, Thầy trở thành KSCN như Thầy Tâm nói trên. Thầy Sơn kia dong dỏng cao, da ngăm ngăm, sau học Cử Nhân Toán, Thầy Phương, cháu BS Phụng, Thầy Hiển dạy Pháp văn. Thầy Thứ dạy Sử Địa,      
      Thầy cô sau này rất trẻ về dạy Trường Công Lập lớn nhất tỉnh, lúc chàng học năm cuối THĐNC của Trường THDT. Các Thầy Cô từ Trường QGSPSG đổi về, Nào Thầy Khánh, Thầy Lâm ( Em Thầy Tuân), Thầy Phan Văn Thanh, Cô Phan Thị Lệ Hoa, sư tỷ của chị PLH, bạn cùng lớp với chàng nhiều năm,.. Nên kể thêm các  Thầy Trần Văn Điền, Thầy Võ Hinh quê Nha Trang, Thầy Bùi Bổng dạy Pháp Văn...
   Kỷ niệm tuyệt vời của các HS vào thời kỳ Thầy Tuân làm HT là nhà trường đã tổ chức cuộc du ngoạn thăm viếng thành phố biển nổi danh Nha Trang, vào đầu năm 1956, trong hai ngày, một đêm. HS ngụ tại Truờng TH Võ Tánh NT. HS thăm Hải Học Viện NT, Tháp Bà NT. Các Trường  Không Quân, Hải Quân\NT, Viện Pasteur... Thật là bỏ ích và thú vị cho HSDTNT. Chúng em xin tri ân Thầy HT và các Thầy Cô DT vào thời kỳ đó.  
  Khi Thầy Tuân chuyển đi dạy nơi khác, Thầy Hiệp Huế, thay thế một thời gian. Sau đó, Thầy Đặng Vũ Hoãn làm HT. Sau này, anh TT Lực, quê Tháp Chàm, GS Toán, làm HT không lâu, thì Miền Nam hoàn toàn bị sập tiệm. Trường DT cũng thay đổi, trôi theo vận nước từ đó.    
Sau này, nhiều Thầy Cô trẻ, tốt nghiệp ĐHSP hay có văn bằng  Cử Nhân, chuyển về dạy Trường DT, nhiều vô kể. Bộ môn nào, cũng có các Thầy Cô nổi tiếng dạy tận tình dạy hay, dạy dễ hiểu, Từ năm 1953 trở đi, Trướng THDTPR đã đào tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho quê hương đất nước.
                            ooo

          Lúc bấy giờ, ông Tân, buồn bã quay gót, sau khi nhìn ngôi trường thân yêu một lần cuối. Bóng hoàng hôn đã nhạt nhòa, lan rộng khắp thành phố quê hương. Chàng xúc động thật sự, cõi lòng cảm thầy bàng hoàng, xao xuyến vô cùng. Một nỗi buồn vô cớ dâng lên con tim rào rạt. Chàng bâng khuâng ngâm khẻ:
                    “ Ta về thăm lại Trường Xưa
                       Thầy Cô, bạn cũ bây giờ nơi đâu?
                       Tóc xanh giờ đã đổi màu
                       Tang thương biến đổi, qua cầu nước trôi!”
   Trưởng DT ơi! “Ta mãi mãi. thương nhớ người, thầy xưa, bạn cũ sáng ngời trong tim”.
   
                                 Baton Rouge, LA March 2009
                                           THANH ĐÀO      

 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân