TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BẾP HỒNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BẾP HỒNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lang Tu



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 252

Bài gửiGửi: Sun Nov 08, 2009 5:40 pm    Tiêu đề: BẾP HỒNG
Tác Giả: THIỆN NGỘ

 




 
BẾP      HỒNG

     
                                                    THIỆN NGỘ

      Cơn mưa  rào bất chợt đổ xuống  Thành phố Sài Gòn vào buổi xế hôm nay.Ánh nắng như nung người. Không khí thật oi ả hết nóí. Dường như  bao  nhiêu khí nóng chất chứa tích trữ trong các hang  cùng ngõ hẻm, nhà cửa lụp sụp cũng như các đại lộ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hồng Thập Tự... với` các nhà lầu vươn cao  sừng sững ngất  nghễu như tuôn tràn ra, buông phủ khắp mọi nơi dưới ánh nắng vô cùng chóí chang  rực rỡ. Thành phố đông dân trở nên ồn ào náo nhiệt, sinh hoạt tưng bừng từ sáng sớm đến chiều tối trong bầu không khí  oi bức nóng như thiêu như đốt.  Cơn mưa chợt đến bất ngờ như một phép lạ. Mưa  đổ ào ào. Mưa rơi tí tách. Mưa. Mưa như trút nước. Mưa rơi tầm tã. Mưa không ngớt hột suốt hai giờ đồng hồ.
            Nguyên đang ngồi trên lầu của Trường ĐHVK/ SG nhìn xuống. Chàng có cảm tưởng như bao nhiêu nước trên trời đều được Đông Hải Long Vương vâng chiếu chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế phun nước xuống trần gian  khô hạn như sa mạc giống như  trong truyện Tây Du Ký vậy. Xa xa, bên kia đường phố chạy dài phía trước cổng trường ĐHVK là khu cao ốc đồ sộ của Trường ĐH  Nông Lâm Súc. Phía trên kia là Sân Vận Động Hoa Lư. Tất cả đang chìm trong màn mưa  trắng xóa mênh mông khắp ngã. Nước  từ lầu cao theo đường ống  đổ xối xả xuống mặt đất, chảy thành  luồng màu tráng đục. Bong bóng nổi bập bềnh theo mương nhỏ chảy xuống chỗ trũng thấp khắp sân trường. Bầu không khí đang nóng như ran, nóng như thiêu như  đốt trong các giảng đường ( có quạt máy  quay vù vù, chạy  xè xè liên tu bất tận ) bỗng nhiên dịu lại.
          Lúc bấy giờ, Nguyện cảm thấy mát mẻ, dễ chịu, tĩnh táo trong người vô cùng.
Chàng liềc đồng hồ đeo tay. Đã gần ba giờ rồi. Tại sao không thấy nàng đến lớp nhỉ? Thầy NV Trung, dạy Triết Tây Đại Cương , sắp vào giảng đường. Chiều nay chàng hẹn trả vở lại cho Thanh, cô sinh viên dự bị Ban Việt Hán, có môn Triết Đại Cương học chung với chàng. Chàng vốn hiếu học. Bao nhiêu năm học hành dang dở sau khi hết bậc Trung Học và đi lính. Giờ được biệt phát về Bộ GD, làm việc ngay tại Thủ Đô, nơi có nhiều Trường Đại Học , chàng mừng vô hạn. Hôm đó là tháng ba. Chỉ còn hai tháng nữa là bắt đầu thi kỳ một của năm học. Chàng vào ghi danh tại văn phòng Trường ĐHVK/SG. Dù đã quá hạn ghi danh, nhưng may mắn làm sao! Chàng đã  gặp một vị trung niên phụ trách phần hành này. Vốn mến những  người lớn tuổi hiếu học, ưa chuộng bút nghiên, văn chương chữ nghĩa, nên sau khi xem qua  nhiều thẻ SV cũ chàng đã ghi danh các năm trước đây mà không về trường dự thi được ( vì lính tráng xa xôi. Hơn nữa, chàng không có đủ cua để học hết  chương trình), ông ta cảm động và chấp thuận cho chàng  ghi danh học  niên khóa này. Thật là may mắn hết cở. Chàng mừng như mở cờ trong bụng. Chàng liền ghi danh chứng chỉ Dự Bị Anh Văn (DBAV) ( sau khi nộp tiền đóng le phí). Chàng cầm thẻ SV xuống ngay giảng đường  nơi SV/DBAV đang túa ra sau giờ dạy của  Thầy Đỗ Khánh Hoan, phụ trách môn Đại Cương Văn Học Sử Anh. Chàng bắt đầu làm quen với các SV. Đa số đều trẻ, khoảng chừng 19, 20, còn chàng gần ba mươi cái xuân xanh. Thấy chàng mặc quân phục mà ham học, nhiều cô cậu tỏ ra cảm tình và sẵn sàng giúp đỡ người SQ lớn tuổi còn hiếu học. Cô Sương, người SG, dáng cao gầy, xinh đẹp, vẻ mặt thông minh, da trắng ngần, sốt sắng cho mượn vở  ghi chép môn VHS của Thầy Hoan. Niên khóa năm đó có ba thầy  cùng dạy môn này vì số SV học Chứng chỉ DBAV quá đông, một GS không thể dạy suể hết được. Thầy DK Hoan, Thầy NH Trí, Thầy NL Thiện phụ trách môn này. Ngoài ra, còn có Thầy Thọ, TVNG. dạy môn Ngữ Pháp/ Văn Phạmỉ AV. Thầy người Huế và rất đẹp trai. Thầy hiền khô như Ông Bụt. Thầy thật khôi ngô tuấn tú không thua gì Phan An,Tống Ngọc hay Kim Trọng . Da trắng hồng, môi đỏ thắm như con gái.
        Một số  SV khác cũng vui vẻ cho chàng mượn cua chép lại để học vì kỳ thi gần tới rồi. Nào  cô Nguyệt, người Nam, da trắng trẻo, đôi má bầu bĩnh dễ thương, mái tóc đen  tuyền, mắt to, khuôn mặt phúc hậu, hiền dịu, cho mượn  tập Ngữ Pháp dày gần hai trăm trang. Ớn thật! Cô Lan, người Nam, tánh tình cởi mở, nói năng liến thoắng  cho chàng mượn  tập ghi chép môn Listening của GS Beiler, người Mỹ, dạy nghe . Cô Ngọc cho mượn tập ghi chép môn Luận Văn của nữ GS/HK Southerland. Bà này chừng hơn ba mươi tuổi, nhỏ con như người Á Đông, mái tóc  vàng hoe, khuôn mặt sương sương  , đôi mát xanh,  dáng  dấp lanh lợi , thông minh vô  cùng. Bà  dạy cách làm luận văn và văn phạm AV. Nguyên  hân hoan hết nói. Chàng huýt sáo và vội vã đi tìm anh SV Đại Diện Chứng chỉ DBAV. Cậu ta người Nam, nói rặt giọng SG, nghe dễ thương chi lạ. Cậụ chừng 20 xuân xanh là  cùng. Dáng người nhỏ nhắn, nhưng tỏ ra chửng chạc, nhanh nhẹn và lanh lợi vô cùng. Anh ta nhận tiền lệ phí và phát cho chàng thẻ muả cua bốn môn học: Anh Chuyên Bịệt, Pháp Đại Cương, Triết ĐC , Việt ĐC. Chàng  ôm một chồng sách cao ngất. Còn ba môn nữa chưa có mượn vở chép lại bài, nhưng đã mua được sách , cũng  đỡ lo. Chỉ cần về nhà đọc và học thuộc ý chính.
       Còn cô bạn mới quen, cô Thanh , cho chàng mượn vở ghi môn Triết ĐC. Nàng học Ban Việt Hán. Chữ Thanh viết rất đẹp. Có lẽ chữ viết của nàng đẹp nhất trong đám SV cho chàng mượn vở chép. Khi thấy chàng coi chỉ tay cho một số SV, nàng cũng nhờ chàng xem hộ về vận mạng  tương lai học hành thi cử của mình qua  bàn tay (Nam tả, nữ hữu,  khoa coi chỉ tay dạy như thế). Nàng xòe bàn tay mặt có những ngón búp măng thon thả. Da nàng trắng như tuyết.” Nàng là  tuyết hay da nàng tuyết điểm”(XD) . Tuy nàng không đẹp lắm so với các cô  gái khác, song có thân hình đầy đặn. Đôi môi tươi thắm. Má nàng ửng hồng hây hâỷ và mái tóc đen tuyền bồng bềnh phủ kín bờ vai thon. Nàng khoảng  chừng 24, 25 tuổi. Nàng tỏ ra sốt sắng cho  chàng mượn vở chép bài và xem hộ chỉ tay. Nàng kéo sát ghế ngồi gần chàng và chăm chú lắng nghe chàng đoán về vận hạn và cuộc đời nàng. Dĩ nhiên, Nguyên chỉ có thể đoán một ít điều  về tính tình và tương lai. Nàng vẫn để yên bàn tay nõn nà mềm mại trong lòng bàn tay rắn chắc và nóng bỏng của chàng. Xem ra  nàng có cảm tình với chàng đấy.
        Lúc bấy giờ chàng phải đi bộ và xe buýt để  đến Sở làm và đi học hằng ngày. Chiếc xe gắn máy hiệu Bridgestone của chàng còn để tại nhà Mẹ mình ở Phan Rang.
Bây giờ, từ Trường ĐHVK, chàng cuốc bộ về bến xe  buýt gần chợ Bến Thành. Sau đó chàng đáp xe về Câu Lạc Bộ SQAĐ ở tại  số 100 Đường Hồng Bàng /Chợ  Lớn, nơi những SQ độc thân hay sống xa nhà đang ngụ và ăn cơm tháng tại  đây. Chàng ham học và  yêu thích môn Anh Văn vô cùng. Ban đêm, chàng chong đèn chép bài và ban ngày đi học hơn 20 giờ mỗi tuần cho DBAV vì chàng nghe còn yếu lắm. Chàng chỉ có khả năng viết khá và vốn liếng ngữ pháp đã học qua. Chàng phải tự ra đề, thường là đề tài nghị luận  luân lý và tự  viết nhiều trang giấy manh , rồi nhờ GS Southerland chấm hộ. Bà này mến những người hiếu học, nhất là những quân nhân ham trau giồi Anh Ngữ. Vì vậy, bà ta chấm bài luận, sửa chữa kỹ  lưỡng. Rồi phê bình , nhưng không cho điểm , chỉ ghi V, V+ ( khá) , hay V- (yếu). Bà viết chữ in rất đẹp.  Nghe nói Bà đang ở tại khách sạn với chồng. Ông ta là một nhân viên của Sứ Quán Mỹ.
          Chàng  chép bài ròng rã một tháng tròn mới xong các bộ môn ghi trong vở bởi các bạn SV mới quen. Ban ngày đi làm và đi học thêm. SQBP lúc ấy không bận rộn lắm. Lúc đầu, chàng làm tại Nha Huấn Luyện Quân Sự Học Đường trực thuộc Bộ GD. Sau này đổi tên thành Nha Sinh Hoạt Học Đường. Một thời gian sau chuyển về Nha Du Học và Học Bổng  cũng thuộc Bộ này. Như vậy chàng chỉ còn thời gian có một tháng để học bài thi kỳ nhất. Thế là chàng miệt mài đèn sách, giồi kinh nấu sử. Có đêm thức khuya học bài tới 2, 3 giờ sáng mới đi ngủ. Thật là mệt nhọc, vất vả vô  vùng, vì đã cận ngày thi rồi. Trong quá trình theo học ở trường. Một hôm , sau khi GS Trung ( Có GS Phụ Khảo Việt ĐC tên Dũng, GS Phụ  Khảo môn Triết Tây có Ông Quân . Cả hai đều là người Bắc , còn trẻ). dạy bài Hiện Tượng Học/ Hiện tượng bao hàm. Một cô SV bên cạnh Nguyên, có lẽ trông thấy chàng ghi chép nhanh nhẹn, đầy đủ bài giảng của GS, cho nên khi ra khỏi lớp nàng chận Nguyên lại. Nghe đâu tên nàng là Lý. Nàng xinh đẹp vô cùng. Đúng là một giai nhân tuyệt sắc, nổi bậc trong đám nữ SV ngồi quanh chàng . Trong nhóm đó có cả  Trâm, có vẻ nhỏ tuổi hơn nàng. Hai người đẹp ngang ngữa nhau. “ Kẻ non tám lạng, người già nửa cân”. Mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười”(Kiều). Trâm , nước da trắng ngần, môi tươi thắm, má ửng hồng, tóc mây, thướt tha trong tà  áo trắng.  Còn Lý thì mặc quần tây, áo sơ mi ngắn làm nổi bậc đôi cánh  tay  nõn nà no tròn gợi cảm hết nói. Cả hai hình như là bạn với nhau. Lý ngập ngừng vài giây, rồi nhìn chàng tươi cười, thỏ thẻ giọng oanh vàng: ( ” Oanh vàng thỏ thẻ lầu thơ Xuân sang oanh có  ước mơ xuân tình”, như một nhà thơ đã  ca tụng)
               -Thầy Trung giảng bài nhanh quá. Em không ghi kịp hết cua. Xin anh có thể nói lại cho em nghe các điểm chính của bài học. Được không anh? .
  Vốn hay giúp đỡ bạn học và cũng cần mượn bài của các SV thường xuyên đến giảng đường ngay từ đầu năm học, nên chàng đưa cô ta vào một phòng học nhỏ  trống trải. Chàng chậm rãi diễn đạt ý chính của bài dạy một cách rõ ràng minh bạch. Rồi thao thao bất tuyệt nói thêm các chi tiết, ý tưởng dẫn chứng mà chàng đã  có dịp đọc  trong các sách nổi tiếng của GS Trung như  Nhận Định 1,2,3,4 và Ca Tụng Thân Xác. Cô ta có vẻ thán phục, đưa đôi mắt ướt long lanh đen láy như hột nhãn lòng, trông diễm lệ vô cùng, nhìn chàng  tỏ vẻ biết ơn. Nàng thỏ thẻ, giọng trong trẻo dễ thương chi lạ:
             -Cám ơn anh. Anh nhớ rõ ghê! Em hiểu bài rồi. Xin chào anh nhé. Em phải về.
  Nói xong, nàng đứng dậy, lấy bút giấy đã ghi chép vắn tắt những ý chính  chàng giảng lại bỏ vào túi xách tay. Nàng vội vã bước ra khỏi phòng. Chiếc quần Jean bó sát vào người nàng làm cho  thân thể của giai nhân tăng thêm nét thon thả và bộ ngực tròn đầỷ gợi cảm thêm quyến rũ người khác phái hết nói. Khi Lý  bỏ đi đã khá xa, Trâm tiến lại gần ghế  chàng ngồi, nhìn chàng nhấp nháy đôi mắt  nhung trong sáng tuyệt đẹp của mình , lấp lửng, cười nói như nửa đùa  nửa thật :
               - Cô Lý đẹp quá! Một giai nhân diễm lệ vô cùng, phải không anh?
     Nguyên ngạc nhiên về thái độ vui vẻ cởi mở của cô SV trẻ trung nhí nhảnh yêu đời này. Chàng  nhìn nàng dè dặt dò xét và buột miệng khen thục nữ VK:
   - Còn cô cũng đẹp đâu  có thua ai.
    Chàng muốn nói thêm:
 - Cũng diễm lệ, duyên dáng, yêu kiều hoa khôi nữa chứ!.
Nhưng chàng kịp ngừng lại nhận xét có vẻ quá lăng xê, ga lăng người đẹp này.  Trâm nghe chàng ca tụng nàng thì tươi cười có vẻ thích chí. Nàng chợt nói nhỏ, giọng pha chút tinh nghịch liếng thoắng:
      -Đúng vậy. Cô ta xinh đẹp duyên dáng quá đi thôi! Nhưng hoa đã có chủ  rồi đấy nhé! Đúng là “ Gái một con trông mòn con mắt”. Cấm không được mếch người đẹp đấy nhé! Nguy hiểm lắm đấy!.
     Nói xong,   nàng cười khúc khích bỏ đi. Đúng là người đẹp nhí nhảnh tinh nghịch. Nguyên thường thấy nàng đi với sư huynh An học cùng ban. Ông  “ Frere” này quá đẹp trai, lại học giỏi, nhất là  sinh ngữ Anh và Pháp thật cừ khôi. Lúc nào cũng có các nữ SV duyên dáng, tha thướt áo xanh, áo đo, áo vàng, da trắng, tóc dài  quay quần tíu tít xung quanh ông ta.  Không rõ ông ta có tu nỗi không. Cô Trâm cứ ngồi tâm sự chuyện trò bên chàng tu sĩ trẻ tuổi hào hoa phong  nhã  này. Một hôm, An nói với chàng:
     - Mới có 20 tuổi mà đã có hôn phu rồi đấy. Cũng người Nam. Vừa tốt nghiệp ĐHSP Ban AV. Trâm đẹp quá phải không?
    Nguyên thấy ông  ta có vẻ luyến tiếc. Người đẹp thường có chủ sớm. Tuy hoa hồng nào chẳng có gai. Người đẹp khó học cao ghê lắm. “ Gái xinh thường khó học cao, Nam nhân theo đuổi má đào chẳng buông”.
            Nguyên và Thu, một cô SV cùng ban, thường ôn tập bài chung về môn Văn Học Sử Anh/ Mỹ. Môn học thật là” chằng -ăn –trăn- quấn- ó- đâm –khó- nuốt “ này. Môn gì  mà dài lê thê lếch thếch. Dài bao la, bát ngát như ruộng  cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi vậý. Trong văn chương Anh / Mỹ có biết bao là văn nhân thi sĩ. Chàng nhớ không suể, không thuộc  tiểu sử của họ hết được, kể cả Shakespeare, một đại kịch tác gia kiêm thi hào Anh. Thu quê Vũng Tàu xinh xắn, dễ thương.  Thấy Nguyên hiếu học hoạt bát, tuy mới về SG, nhưng đã theo kịp các bạn lại chịu khó đi học đều, cô yêu cầu được học chung với chàng. Thường  thường họ học ôn bài thi tại CLB/SQAĐ, nơi chàng đang cư ngụ, hay trao đổi bài vở tại Trường ĐHVK vào những  giờ trống. Tại cư xá SQ các bạn cùng phòng thường xì xào và ngó  hai người học chung. Chàng thường tóm tắt các tiểu sử tác giả và đặc điểm văn học Thời Kỳ Lãng Mạn thế kỷ 19 ở Anh. Sau đó nàng góp ý . Một hôm,Anh Bảy, người bạn cùng phòng  với chàng,  hỏi:
       -Sao anh có nhiều bạn gái dữ vậy?  Số đào hoa thật!
    Chàng vội đính chính ngay:
    - Làm  gì có. Chỉ là bạn học cùng chứng chỉ thôi. Anh thấy cô Thu thế nào?
Bảy cười dưới đôi kính cận dày to. Mặt anh  ta có vẻ thích thú và điển trai:
      - Cô ta đẹp. Nhưng nhìn lâu và qua cách ăn nói không được duyên dáng diễm kiều cho lắm. Vẻ hấp dẫn gợi cảm dần giảm đi. Nhưng hôn được đấy!
   Nói dứt lời, anh ta cười ha hả rồi tiến về phía bàn bi da nơi bạn anh đang chờ anh nhập cuộc,
                                                   ooo
           Bây giờ, Nguyên đang ngồi tại lầu 2 nhìn mưa tạnh dần. Cơn mưa rào đem lại sinh khí khắp nơi. Cơn nóng nung nấu, ran người đã  dịu lại. Chim chóc ríu  rít trên các bụi cây to cao quanh trường. Vài con chim sẻ bay sà xuống sân trông  hớn hở tung tăng tíu tít. Nhiều nhóm SV ngồi học  dọc theo hành lang nơi tầng trệt cũng như  trên lầu 2, 3. Mùa  thi đã cận kề. Họ lo  nỗ lực học rút để mong qua ải kỳ một cho khỏe. Kỳ hai thì thường thi cử khó hơn và lại tiết hè oi ả nóng nực. Nắng như thiêu như đốt,như dòng sông mang lửa  hạ trôi lãng đãng  khắp thành phố dân cư đông đúc rất ốn ào náo nhiệt này. Trong bầu không khí ngột ngạt như thế mà cứ ôm cua gạo bài ngày đêm thì thật là chán ngáy, phải không, kính thưa quý vị?
      Ngồi đợi đã  lâu mà Nguyên vẫn chưa thấy bóng dáng Thanh. Vở nàng cho mượn chưa trả lại được, đang nằm trong cặp của chàng . Cô gái có hoa tay, chữ viết đẹp như rồng bay phượng múa. Chàng  phục nàng viết chữ thật đều đặn , thật ngay ngắn, thật rõ ràng, thật mềm mại, uyển chuyển, thật là tuyệt đẹp. Vì vậy sau giờ học, chàng cứ ngồi đợi cô ta. Chàng cứ nán  lại. Chàng ngồi ôn bài với Thu và chốc chốc lại đưa mắt nhìn ngóng ra cỗng trường. Có lẽ cô ta không cần. Cô ta chỉ  học trong cua quay  ronéo do SV Đại Diện phân phát theo thẻ  đã mua. Chàng hối hận là  tại sao không hỏi  rõ địa chỉ  của nàng để đem lại nhà trả, trong trường hợp nàng  bận việc  không thể đến trường được. Hôm nay nhờ  thằng Hải , em trai ở  quê nhà gửi vào chiếc  xe Bridgestone màu đen , nên chàng có  thể  cởi đi làm, đi học thuận tiện và  nhanh chóng hơn. Hôm trước chàng còn đi bộ, lúc  rời xe buýt băng qua đại Lộ  Lê Lợi để đền Trường VK chàng gặp thầy  Văn, đang  mặc sắc phục Quân Cảnh đứng gác. Chàng chào thầy. Chàng khuyến khích học trò cũ  đi học thêm:
-Học  thêm, tốt lắm em ạ.
- Em cám ơn Thầy đã khích lệ. Xin chúc Thầy và gia  đình vui khỏe, nhiều may mắn, nhé! Em xin chào Thầy.
          Lúc này, bỗng nhiên,  chàng thoáng thấy bóng  chiếc Velo Solex màu đen xuất hiện nơi cỗng trường. Chàng mừng rỡ, vội nói với cô bạn đang  học chung:
       - Xin lỗi Thu nhé!  Tôi phải đem tập vở trả lại cho cô bạn. Xin đợi tôi một chút rồi chúng ta ôn bài tiếp nhé Thu!
  Nàng cười nhìn chàng  và nhìn xuống sân trường. Nàng hớm hỉnh, ranh mãnh liếc xéo trêu chàng:
  - Đi nhanh lên kẽo người đẹp giận đấy!
     Thanh dắt chiếc  xe để sát bậc tam cấp lên xuống. Nguyên vội vã chạy xuống lầu. Chàng tiến về phía Thanh vồn vã:
 - Chào cô Thanh. Sao mấy hôm nay không thấy cô? Đã ba  hôm rồi đem tập vở  trả lại mà không thấy bóng dáng chủ nhân.
      Nàng liếc nhanh lên lầu hai, trông thấy cô Thu đang nhìn xuống. Thu trẻ hơn nàng khoảng 4,5 tuổi.
Nàng lạnh lùng, nghiêm nghị, đôi môi tươi thắm mím lại, nhìn Nguyên:
      - Cám ơn anh. Tôi bận  lắm, không  đến trường được.
Nói xong, nàng quày quả bỏ đi thật nhanh, bỏ Nguyên đứng bơ vơ, thờ thẩn và  kinh ngạc  về thái độ của nàng. Nàng  tiến về phía bảng niêm yết xem  lịch thi của các  chứng chỉ khóa một.  Chàng lân la theo sau dè dặt và kín đáo. Tuy nhiên nàng vẫn giữ vẻ mặt lãnh đạm, thờ ơ, hờn giận vu vơ, trang nghiêm lãng ra xa, nhưng giả vờ ngẫu nhiên liếc xéo về phía ai. Rồi nàng lẹ làng quay ra, bước  lẹ xuống bậc thềm, lấy xe  rồ máy. Nhưng bỗng nhiên, nàng quay mặt lại nhìn Nguyên . Trông thấy chàng nhìn theo nàng thờ thẩn buồn bã, nàng nhoẻn cười thích thú. Sau đó nàng leo lên xe và dọt lẹ. Nàng  như chạy trốn. Chàng đứng chưng hửng nhìn theo. Chàng ngâm khe khẻ  nhại theo thơ của Hoài Khanh:
                      “ Người em gái chợt trở về thầm lặng
                        Trường Văn Khoa bỗng sáng ánh diệu kỳ
                         Nàng lạnh lùng nhìn ai kia thờ thẩn
                         Mây của trời rồi gió hẳn mang đi”
                      “ Chợt nàng tiên quay đầu ngoảnh lại
                         Môi tươi cười sáng chói không gian
                         Kẻ tình si trái tim buồn sa mạc
                         Đón mưa rào tưới mát tâm can.”
          Từ đó, hầu như chiều nào chàng cũng ngồi học với Thu tại trường và cố ý chờ  thấy được dung nhan của người đẹp.” Thấy em một chút đã mừng, Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài.” (TTMộng).” Gặp một bữa anh vui mừng một bữa, Gặp hai hôm thành nhị  hỷ của  tâm hồn “ (N.Sa). Tuy nhiên, bóng dáng Thanh vẫn biền biệt. Rồi ngày thi đã đến. Kết quả  kỳ thi khóa I dán trong các bảng  Thông Báo của  nhà trường. Chứng  chỉ  DBAV  có khoảng gần năm trăm thí  sinh  dự thi,. Chỉ có  môt trăm người  đỗ. Nguyên may mắn  nằm trong  số này. Thât là hên. Môn Việt Văn ngày xưa chàng  thường cao điểm nhất lớp được Thầy dạy Quôc Văn chọn  làm bài mẫu cho đọc trước lớp mà gìờ đây chỉ có 05/20 thật quá tệ ( Dưới 04/20 là bị loại không  được tính các môn khác . Nghe nói GS Phụ Khảo, Thầy Rật chấm chứ không phải LM Thanh Lãng). Nhờ có AV  và PV  vớt qua. Còn Môn Triết Đông của Thầy Cần thì  chỉ  đủ trung bình.
Qua Ải Dự Bị cũng như qua  an toàn Truông Nhà Hồ và Phá Tam Giang vậy. Nhất là  DSAV, thật khó  vô cùng. Giỏi như SH An mà cũng bị “ Bụng  buồn còn muốn nói năng chi Đệ nhất buồn là cái hỏng thi.”( TTX) ngay kỳ đầu.( Ông ta  đỗ kỳ hai năm đó).Anh Thủy SQBP cùng phòng, gốc GS  dạy Toán, khen Nguyên:
        - Mới vào mà  đỗ được. Cừ đấy!
     Chàng thật ra học bá  thở cào cào , học gạo bài ngày đêm mới qua  cầu DB  được. Thật mệt đừ  suốt hai tháng trời mài kinh nấu sử. Đúng là” Có chí thì nện” “ Có công mài sắt, có ngày thành kim”.
           Bẳng  đi một thời gian. Nguyên không  gặp lại Thanh. Nàng đã hỏng thi Kỳ I Chứng chỉ DB Ban Việt Hán. Một hôm, đến trường  chơi, Nguyên cố tìm vài người bạn đã đỗ một số chứng chỉ AV hay VMVN ( một trong các  Chứng  Chỉ phải có để được cấp văn bằng Cử Nhân Văn Khoa về  ngoại ngữ)  để hỏi mượn bài xem trước. Chợt chàng trông thấy Thanh đang đứng thờ thẩn trên hành lang tầng trệt. Chiếc Solex của nàng dựng  dưới sân sát tam cấp. Chàng vội đến chào hỏi. Nàng buồn bã nói:  
        - Tôi thi rớt rồi!.
 Nàng  nhìn chàng dè dằt dò  hỏi:
        - Còn anh thì sao?
      -Tôi đậu rồiThanh à!.
    Nàng lộ vẻ ngạc nhiên, sững sốt trố mắt nhìn chàng có chút ghen tỵ. Rồi nàng cười giả lả:” Chúc mừng anh!” Nói dứt lời, nàng  vội vàng xuống sân lấy xe đạp nổ máy, leo lên yên dọt nhanh ra  phía cỗng. Chàng bâng khuâng  lơ đãng đưa mắt nhìn theo nàng. Không biết bao giờ mới gặp lại cô em đây?
              Năm học mới bắt đầu. Nguyên ghi danh  chứng chỉ VMVN và một chứng chỉ AV. Khi theo học, vào giờ thầy N Thẩm, Thầy VQThông, hay LM GS T Lãng thì Nguyên thấy Thanh . Nàng đang chăm chú ghi chép bài giảng của GS phía trước mặt chàng. Chàng mừng  quýnh và lân la trò chuyện trao đổi bài học với nàng. Nàng  đã qua  ải khó nhất trong kỳ 2 rồi.
    - Xin  chúc mừng Thanh.
         Nàng tươi cười rạng rỡ:
    - Cũng may thôi anh à!
    Nàng không  tỏ ra lạnh nhạt với chàng nữa. Trái lại nàng  vồn vã ân cần kéo ghế ngồi gần chàng khi cả nhóm ôn bài học chung chứng chỉ này. Lúc bây giờ  thì hai bên đã có cảm tình , đã mến nhau rồi.” Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa”(Kiều). Họ  lúc ấy như: ” Cá  gặp nước rồng gặp mây”.” Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu.” như “ Lửa  gần rơm không bơm cũng cháy”. Hai người hò hẹn đi chơi Sở Thú, đi xem chíếu bóng, đi nhà hàng ăn uống vui vẻ thân mật. Họ cũng  rủ nhau đi thăm nhiều thắng cảnh của Hòn Ngọc Viễn Đông. Khi đã  thân tình như nam châm đã hút sắt, chàng cởi mở vui vẻ hỏi người yêu:
         - Tại sao trước đây em cứ cố né tránh  gặp anh, mặc dù em có lòng tốt cho anh mượn vở chép bài môn Triết ĐC?
      Nàng  nhoẻn miệng cười duyên dáng , cất giọng oanh vàng  ấm áp gợi cảm đã chinh phục được trái tim của chàng lãng tử, lang bạt kỳ hồ trong  đời lính chiến phong trần, đã có nhiều lận đận lao đao trong tình trường đau khổ. Chàng đã không may mắn trong tình yêu . Nàng âu yếm nhìn chàng , nửa như đùa nửả như thật, như đã bày ra trò chơi cút bắt với ai kia. Nàng  ranh mãnh thỏ thẻ  vào tai chàng:
 -Tại em thấy anh có  quá nhiều bạn gái bu quanh. Anh khôn quá hà! Tại sao cô nào anh cũng  nắm tay xem bói , nói đủ chuyện trên đời?
    Chàng kinh ngạc hết sức. Cô nàng đáo để thật. Tinh ranh quá cỡ.! Lanh quá cở thơ mộc. Rõ là  Bà chằng. Nàng ghen ư? “Ớt nào mà ớt chẳng cay Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng?”  Chàng biện bác:  
      - Tại họ yêu cầu  anh xem, chứ anh đâu có ép buộc  ai xem đâu. Chẳng hạn, trước đây em cũng yêu cầu anh xem chỉ tay cho em vậy. Anh đâu  có nở từ chối sự yêu cầu của  người đẹp.
  Nàng nhìn chàng tha thiết, vui vẻ cởi mở, cất giọng  SG ngọt xớt như mía  lùi. Nghe dễ thương chi lạ!
  -Xạo hoài! Em thấy anh xem chỉ tay.  Cô nào xấu, đẹp gì anh cũng không từ chối. Cũng nắm tay họ. Nhưng anh tỏ ra bất công. Hễ cô nào nhìn qua không đẹp. Nhìn lâu thì  rõ ràng có nhan sắc của Thị Nở, hay nhan sắc của một nam nhân không đẹp trai , là anh coi sơ sài, va loa dờ măng. Chỉ nói sơ qua về quá khứ hay tính tình. Anh không nhìn thẳng cô ấy hay chỉ nhìn phớt qua mặt nàng một cách lơ đãng. Tuy nhiên, với người đẹp là anh vồn vã ân cần nắm tay cô ta lâu hơn. Anh nói thao thao bất tuyệt. Coi mãi, cứ nắm lấy bàn tay nõn nà có những ngón ngòi viết, búp măng không rời ra. Anh coi hết chỉ này tới gò kia. Thỉnh thoảng anh ngước nhìn cô ta có vẻ ngưỡng mộ dung nhan của  người đẹp. Thế có phải anh thiếu công bằng trong khi coi chỉ tay phái nữ , đùng không nào? Em không phục.
         Nguyên  nhận thấy cô nàng thật đáo để, sâu sắc  và lanh  hết nói. Một người bạn đường  thông  minh lanh lợi, giỏi dang như thế. Thât là tuyệt vời. Nhưng rõ ràng nàng đã ghen. Nàng quả là bà  con với Đệ Nhất Nữ Nhân ghen chồng họ Hoạn của Cụ Tiên Điền ND.  Nhưng nhận xét của nàng  có tính cách chủ quan võ đoán. Chàng không  trách nàng, mà trái lại thấy thương nàng hơn. Hiển nhiên là người đẹp có để ý đến chàng, có quan tâm đến chàng nên mới theo dõi sâu sắc kỹ lưỡng như thế. Nếu nàng không  có chút tình ý với chàng thì  nàng phớt tỉnh Ăng Lê những  gì chàng làm. Chợt chàng nhớ hai câu thơ của thi sĩ nào đó thoáng hiện trong tâm thức chàng:
            “ Gái ghen là gái thương chàng
              Gái không tình cảm thì nàng làm ngơ.”
       Khi đã thân nhau,  nàng kể về hoàn cảnh của nàng cho bạn tri âm nghe. Nàng mồ côi cha  từ bé. Cha nàng bị Tây bắn chết  trong thời  kỳ  Kháng Chiến chống Pháp.
Mẹ nàng già yếu  lại  nghiện rượu  ở Đà Lạt với ông anh. Anh ta đã  có gia đình và hiện làm Cảnh sát Giao Thông. Một người chú họ ở tại Gia Định, gần chợ Bà Chiểu thương nàng thông minh lanh lợi, hiếu học, văn hay chữ tốt, có chí tiến thủ, siêng năng chịu khó, nên đem nàng về nuôi dưỡng cho cắp sách đến trường tới hôm nay.  Tuy  ông chú là chủ tiệm may , nhưng con đông. Nàng phải dạy kèm thêm để kiếm tiền mua sách vở và chi tiêu hằng  ngày. Sắm được  chiếc xe Solex làm phương tiện đi làm thêm và  đến trường là  quá tốt đối với nàng. Khi hiểu được hoàn cảnh khó khăn và ý chí tiến thân bằng con đường học vấn của nàng, Nguyên càng  quý mến người yêu hơn nữa.
     Khi hai bên quyết định cùng chung vai sóng bước trên đường đời, “Chàng đi thiếp cũng xin theo, Khổ đau thiếp chịu, đói nghèo thiếp cam”) (Ca dao) Thanh  đưa  chàng đến Tòa  Báo Hưng Quốc trên Đường Lê Thánh Tôn, nơi nàng đã hợp tác viết bài bấy lâu để giới thiệu chàng cho Ban Chủ Nhiệm/ Chủ Bút  tờ tuần báo này. Nàng  phụ trách mục “ Nữ Công Gia Chánh” ngoài  truyện ngắn và thơ gửi đăng lai rai. Chàng cũng sáng tác thơ, văn  xuất hiện thường  xuyên trên báo. Chàng còn  phụ  trách mục “ Nơi Ăn Chốn Ở Của HS/SVĐHSG . Chàng viết phóng sự  về các cư xá HSSVĐH  như Sao Mai, Đắc Lộ... Ban Quản Lý Tài Chánh của  Tòa Báo trả tiền sòng phẳng và vui vẻ mỗi lần vào cuối tuần chàng  ghé` lại Tòa Soạn ký nhận tiền nhuận bút cho cả  hai và nộp bài đăng báo cho số tới. Một hôm, Chủ Bút, một BS  người Bắc nổi danh lúc  bấy giờ. nói với chàng:
       - Tôi cần một truyện dài cho tờ báo. Anh có thể đem bản thảo lại Tòa Soạn bắt đầu từ tuần sau nhé!
 Nguyên chới với. Chàng  chưa hề viết văn dạng tiểu thuyết, chuyện dài. Chàng thú thật với Ông Chủ Bút mặt mày phương phi , trán cao, mắt sáng quắt, nói giọng Hà Nội nhẹ nhàng, ngọt ngào vô cùng.
        - Tôi chỉ có sẵn thơ và truyện ngắn. Truyện dài chưa viết. Xin từ từ nhé!
Ông tươi cười nói nhanh khi thấy vẻ bối rối của chàng:
       -Thôi được. Rán viết đi nhé! Chuyện đó tính sau.
       Tuy nhiên, vào tuần tiếp theo, trên tờ báo đã xuất hiện truyện dài của một nhà văn khác. Một hôm, Nguyên cởi xe gắn máy lại nhà ông chú họ của Thanh để thăm nàng như thường lệ. Nhà Ông  Tư ở bên kia chiếc  Cầu Sát, gần Đường Bùi Hữu Nghĩa. Phía xa xa là  Rạp Xi Nê Cao Đồng Hưng và Rạp Hát Long Vân. Bên kia đường Ty Tiểu Học Gia Định, nơi có  cô D, học chung chứng chỉ với nàng. Cô này cũng xinh đẹp. Da trắng. Mặt trái soan. Tuy nhiên, gịọng nàng nói không trong trẻo ấm áp gợi cảm như Thanh. Bên kia đường là  Bệnh Viện Nguyễn Văn Học. Nhà chú nàng cạnh Chợ Bà Chiểu, sát Lăng Ông Lê Văn Duyệt và  Trường  Trung Học cùng tên bên kia đường lộ.
            Chú thím và các  đứa em họ  luôn luôn tiếp đón chàng lịch  sự, nhã nhặn và  niềm nỡ. Họ tế nhị rút lên lầu để  hai người tậm sự trò chuyện vui vẻ, tự nhiên thoải mái nơi phòng khách . Bêp lửa cháy bập bùng, đỏ rực, củi nổ lách tách nghe rất  vui tai.
Bếp lò nằm  không xa phòng khách mấy. Nồi súp nấu món thịt hầm thơm  lừng sôi sùng sục trên bếp lửa hồng ám áp cả gian phòng vào mùa lạnh sắp về khắp phố phường hang cùng ngõ hẻm. Trời đã cuối thu. Gió hơi se lạnh. Vài chiếc lá vàng khô bay xào xạc lăn dài trên mặt đường ban đêm. Họ  vui vẻ  nói chuyện linh tinh, chuyện học hành thi cử, chuyện trời trăng mây nước, chuyện mưa nắng, chuyện viết văn, làm  thơ đăng báỏ, chuyện bạn bè. Thôi thì đủ thứ. Rồi họ cùng dệt mộng tương lai. Chàng  phải cố gắng tranh thủ ngoài giờ làm việc ở Sở, ngoài giờ  dạy thêm tại Trung Tâm Đêm Trường Trung Học Võ Trường Toản/SG, chàng phải theo học  và rán đỗ  văn bằng  Cử Nhân VK để chuyển sang ngạch GSTHĐ2C (Hạng A) ngõ hầu bổng lộc và quyền lợi khá hơn. Giờ dạy quy định hàng tuần ít hơn. Có nhiều thời giờ  rỗi rãi làm viêc khác. Nàng cũng nỗ lực học tập chăm chỉ để  tốt nghiệp Đại Học. Ngõ hầu có thể  xin được việc làm hay xin làm GS  cầm phấn đứng bảng như chàng vậy. Nàng nhìn chàng say đắm, đưa đôi mắt long lanh  trong sáng, đôi  môi tươi thắm, không chút son phấn.  Làn dà nàng trắng nõn nà. Nàng thỏ thẻ  vào tai chàng nghe nhỏ nhẹ  như khói như sương:
           - Em thích dạy học hơn anh ạ! Em khoái dạy Môn Việt Văn.
    Nguyên âu yếm nhìn nàng, động viên khích lệ:
         -Em dạy học thì “ Sur” quá  rồi! Em có giọng nói  rõ ràng ấm áp , truyền cảm, lưu loát vô cùng. Em lại có tài kể chuyện, trí nhớ tốt. Ngoài ra, em cũng có tài hùng biện và ngụy biện nữa. Em dạy môn Việt Văn thì hết sảy rồi!.
      Nàng lườm  chàng vừa nũng nịu:
    - Anh cứ giỏi chế riễu, nhạo em hoài. Em không thèm nói chuyện với anh nữa đâu.
   - Cô lanh quá. Tôi sợ cô lắm rồi! Cô Thanh ơi! Bà chằng lửa ới!.
      Nàng cười xòa thích thú  có pha  chút hãnh  diện. Bỗng một cơn gió lạnh lùa  vào phòng. Tấm màn hoa cửa sổ  bay phần phật. Thanh đưng dậy nói:
      -Trời lạnh quá anh nhỉ? Để em đi đóng cửa sổ lại.
       Nhưng Nguyên vội kéo tay  nàng xuống. Chàng nói khẻ:
     - Trời lạnh. Nhưng tình ta sẽ ấm lại, em ạ!
        Nàng tươi cười rạng rỡ ngã đầu vào ngực chàng. Nàng âu yếm luồn các ngón tay trắng muốt thon thả như ngòi bút xoa nhẹ vào lưng chàng. Còn chàng vuốt nhẹ mái  tóc  đen tuyền  bồng bềnh  ôm kín bờ vai thon thả. Chiếc áo cánh màu hồng nhạt  làm nổi bật một mảng cổ và bộ ngực  căng tròn trắng ngần như tuyết. Chợt chàng nhớ bốn câu thơ nổi danh của thi sĩ Hoài Khanh:’  
                    “ Thôi nước mắt đã ghi đời trên đá
                       Và cô đơn đã ghi  dấu trên tay                    
                       Chân đã bước khắp nẽo đường hoang vắng
                       Còn chăng em nghĩa  sống ngực căng đầy.”
     Nàng ngước đôi mắt diễm lệ long lanh nhìn chàng đăm đuối. Đôi môi tười thắm gợi cảm."Anh gọi môi em là hoa  đỏ. Đã nở trong lòng anh mỗi đêm” như mợt nhà thơ đã ca ngợi người tình của mình. Nhìn khuôn  mặt  dễ thương của nàng và bàn tay tuyệt đẹp, tự nhiên Nguyên ngâm nho nhỏ, thật khẻ chỉ lẩm nhẩm trong miệng mình thôi. Chắc Thanh không nghe được đâu. Chàng nhại thơ của Huy cận:
                        “ Em đẹp bàn tay ngón ngón thon
                           Em xinh đôi má thắm hoe tròn
                           Em cười nhốt gió vào trong tóc
                           Xao xuyến lòng ai với nước non”
        Nguyên thấy mình đã bị nàng thu hút. Đã bị ai chinh phục con tim rồi. Người lãng tử  bước chân phiêu bạt, đời lính chiến , giang  hồ trôi nổi bấy lâu như chiếc thuyền lênh đênh trên sông nước bao la bát ngát chưa có bến đậu. Bây giờ thuyền tình đã có bãi đáp. có tổ ấm . Có bến đậu, có bếp hồng để sử ấm lòng ai. Bếp lửa vẫn bập bùng reo vui tí tách, tỏa hơi ấm nồng nàn, thơm ngát trong căn phòng khách nhỏ nhắn xinh xinh đầy thơ mộng  và tình tự. Trời vẫn gió vi vu bên ngoài. Nhưng họ không  còn thấy lạnh lẽo nữa. Họ cảm thấy hơi ấm lan rộng truyền cho nhau. Thật là êm ái tuyệt vời , thật là hạnh phúc. Hương vị tình yêu thơm ngát. Ngoài kia phố đã lên đèn. Ánh sáng rựa rỡ chan hòa khắp nơi. Trời đêm thật mát mẻ, thật đẹp, thật ấm cúng. Đẹp như tình của hai người. Hai kẻ đồng môn và đồng nghiêp nay mai. Chàng xúc động ngâm khe khẻ, nhại theo bài thơ xưa của thi sĩ nào đó chàng đã quên tên tác giả:
                             “ Thuyền mộng  xuôi dòng  nhẹ lướt đi
                                Xin đừng tách bến khách tình si
                                Nơi đây bếp lửa hồng tươi thắm
                                Sưởi ấm lòng ai gió lạnh về.”
                                   
                                             THIỆN  NGỘ
                                 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân