TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Oct 29, 2009 12:44 pm    Tiêu đề: HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA
Tác Giả: ĐÀO THANH TÂM

 


   
 HOÀI NIỆM TRƯỜNG XƯA ( Hồi Ký)
                            ĐÀO THANH TÂM


Hôm ấy, trời Phan Rang bắt đầu vào thu. Cái “ nóng như ran” của thành phố quê huơng nắng gió Ninh Thuận, cũng bắt dầu êm dịu lại. Vài cơn gió mát phe phẩy thổi nhẹ nhàng qua khoảng sân rộng bao la của nhả trường. Sáng ngày Thừ Hai, các GS và HS Trường THDT dự lễ chào cờ vào lúc gần 8 giờ như thường lệ. Sau Lể Thượng Kỳ và hát Quốc Ca và phút mật niệm, Ông Hiệu Trưởng lên micro giới thiệu các GS và HS hãy lắng nghe Thầy Trưởng Ban Học Tập ( HT) của nhà trường sẽ lên nói chuyện về ngày lễ kỷ niệm của Đức Khổng Phu Tử ( KT).
    Thế là ông Minh, bắt đầu trình bày bài thuyết trình về cuộc đời và tiều sử của Đức KT. Bậc hiền triết sống vào thời Chiền Quốc, Đông Châu Liệt Quốc của lịch sử Trung Hoa.   được nhân dân nước này và VN cũng như nhiều nước Á Đông khác xưng tụng là “ Vạn Thế Sư Biểu,” tức là vị thầy khả kính muôn đời. Ông Minh vốn có khiếu về ăn nói chút chút. Trí nhớ khá tốt nên ông được toàn thể ban GSDT bầu làm Trưởng Ban HT suốt mấy nhiệm kỳ liên tiếp tại trường DT. Ông chọn hai đồng nghiệp hiền hòa, cởi mở, như tánh tình của ông là GS Nguyễn Di, GS Việt Văn, quê quán Tuy Hòa Phú Yên và GS Đan Ngọc Quế, GS Vạn Vật, gốc Bắc Di Cư 54, làm Phụ Tá Trưởng Ban HT. Tuy nhiên, ông đảm trách thuyết trình hầu hết các tài liệu của cấp trên gửi tới nhà trường cho GS và HS học tập quán triệt vào thời điểm ấy.
        Bài thuyêt trình hôm đó khá dài. Ông Minh vốn cẩn thận. Ông phải sọan dàn bài, và tham khảo thêm tài liệu, sách báo viết về cụộc đời, tiểu sử và sự nghiệp của bậc hiền triết xa xưa, lừng danh kim cổ đông tây, vị thầy muôn đời của TH và của thế giới. Ông cố gắng ghi nhớ hầu như thuộc lòng bài thuyết trình dài vô cùng này. Sẵn dịp buổi sáng trời mát mẻ, ông cứ theo dàn bài, nói thao thao, bất tuyệt. Nhờ giọng ấm trầm, mạch lạc, rõ ràng, lưu loát, trôi chảy, ông đã lôi cuốn hầu hết các thầy cô và HS toàn trường, đa phần là các lớp Đệ Nhị Cấp. Bài thuyết giảng quá dài trong suốt bốn giờ liền từ 8 giờ sáng đén 12 giờ trưa. Tuy nhiên, nhờ vào khí trời hôm đó mát mẻ, có gió thổi êm đềm dìu dịu. “Khi nên Trời cũng chìu người. Gặp may, gió mát, bài dài cũng êm.” ( Nhại Kiều)
  Lúc bấy giờ. ánh nắng ban mai lấp lánh, lung linh nhẹ nhàng. Ánh nắng vàng nhạt, không gây gắt lắm. Nhìn thấy cử tọa, các GS và HS chăm chú lắng nghe và họ như bị lôi cuốn theo dòng văn chương, kể chuyện từng điển tích, từng giai thọai, từng huyền thoại, từng bài học sâu sắc, nhân ái, đạo đức, chan chứa tình người về Bậc Hiền Triết “ Vạn Thế Sư Biểu “ này. Ông Minh tỏ ra vui thích, hài lòng, phấn chấn vô cùng. Thế là ông cứ say sưa tuyết trình, thuộc lòng bài nói chuyện. Ông cứ thao thao bất tuyệt.. Thật ra bài thuyết trình chỉ là những mẫu chuyện  vui, sâu sắc, hâp dần, lôi cuốn người nghe. Không phải bài giảng có tánh cách giáo khoa, triết học hay luân lý, đạọ đức, khô khan. Nếu một bài thuyết trình khó khan, chỉ là lý thuyết suông, thiếu phần minh họa, khó nuốt như thế, làm sao có thể hấp dẫn lôi cuốn cả hàng ngàn người có học thức, đang đứng dang nắng ngoài trời cả buổi nghe đuợc sao, phải không, kính thứa qúy vị?
Lâu quá, ông Minh không còn nhớ chính xác câu chuyện xưa. Đoạn truyện trich trong Cổ Học Tinh Hoa (CHTH), rất thú vị. Nhiều mẫu chuyện liên quan đến triết lý “ Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”” Quân, Sư, Phụ” “ Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung“
” Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” Rồi “Tam tòng, tứ đức”. Tam tòng: “ Tại gia tòng phụ, xuât giá tòng phu. Phu tử tòng tủ.” Tứ đức: “ Công, ngôn, dung, hạnh” “ “Cái nết đánh chết cái đẹp”...  hay sâu sắc hơn” Thắng  một vạn quân không bằng tự thắng mình.”...   thật hấp dẫn, sâu sắc, lôi cuốn người nghe vô cùng. Chẳng hạn mẫu chuyện Đức Khổng Tử hỏi ba đệ tử thông minh, đức hạnh, híếu từ, nổi danh như” Thầy Tử Lộ” từng đội gạo nuôi mẹ, từ thuở hàn vi. Ngài hỏi ba đệ tử ruột lúc đó là Tử Lộ, Tử Cống và Nhan Hồi về nghĩa của người Trí và người Nhân là gì?
     Thầy Tử Lộ thưa:
      - Người Trí là người làm thế nào cho người ta biết mình. Người Nhân là ngưởi làm thế nào cho người ta yêu mình.
      Sư Phụ Đức KT bảo:
     -Nhà ngươi nói như thế, cũng khá là ngưởi có học vấn.
Sau đó, Đức KT hỏi ThầyTư Cống, cùng câu hỏi như trên. Ông ta thưa:    
- Người Trí là ngưởi biết người. Người Nhân là người yêu người..
      Đức KT bảo:
- Nhà ngươi trả lời thế, cũng khá gọi là người có học vấn.
  Đức KT cũng hỏi Thầy Nhan Hồi, cùng câu hỏi này. Thầy thưa:
- Người Trí là người tự biết mình. Người Nhân là người tự yêu mình.
Đức KT khen:
-Nhà ngươi nói như vậy đáng gọi là bậc “ Sĩ Quân Tử”.  
Qua cách đối đáp về chữ Trí và Nhân của ba Đại Đệ Tử của bậc” Thầy muôn đời” nói trên, ta thấy trình độ học vấn, kiến thức, tư tưởng thuyêt minh và quan niệm sống và cung cách ứng xử của họ khác nhau.. Thầy Tử Lộ tỏ ra vụ ngoại. Chỉ cầu cho người ta hiểu biết mình và yêu mến, kính nễ mình.mà thôi.
    Thầy Tử Cống thì tỏ ra chỉ biết người và yêu người là chính. Ông tỏ ra cao hơn Tử Lộ một bặc. Còn Thầy Nhan Hồi thì sao?
Câu trả lời của ông, một hiền sĩ nổi tiếng thông minh xuất chúng, nhưng yểu mệnh này, giống như Thúy Kìêu tài sắc, hồng nhan bạc mệnh của thi hào ND:
     “ Anh hoa phát tiết ra ngoài
        Nghìn thu mệnh bạc một đời tài ba”.  
Thật vậy, câu đối đáp của Thầy Nhan Hồi, thoạt mới nghe qua, có vẻ hạn hẹp, vị kỷ, ngã chấp, thiếu lòng từ bi, bác ái. đối với tha nhân. Tuy nhiên, suy gẫm sâu xa hơn mới thấy sâu sắc, thâm trầm, cao siêu. Học để biết mình và yêu mình trước. Từ đô mới suy rộng ra đến biết người, yêu người.
     Nếu chúng ta không hiểu biết tường tận về chính mình” Muốn gì? Thích gì? ...’ Thì làm sao ta có thể hiểu biết về người khác được đây? Ngoài ra, nếu ta không yêu thương chính mình. làm sao ta yêư thương tha nhân đây? Một nhà văn đã nhận xét như sau:
 - Những ai không kính trọng, thương yêu cha mẹ ruột của mình, thì làm sao họ có thể thương yêu kẻ khác được? Biết mình yêu mình không phải quá ích kỷ hẹp hòi mà là một khi biết mình, yêu mình, ta mới tu tỉnh, cải tiến, thành con người hoàn thiện, hoàn mỹ hơn, tu tâm sứa tánh, giống như gương sửa mình của hiền tríết Trình Tử. Ông dùng hai cái lọ. Một lọ dùng để bỏ vào một hạt đậu đen, khi nào ông  lỡ làm điều gì sai quây. Một lọ khác dùng để bỏ một hạt dậu trắng, khi nào ông làm được một việc thiện lành.
Dĩ nhiên, câu nói nào cũng có hai mặt. Tùy lúc, tùy thời, tùy cảnh ngộ, tùy cách hành xử cho hơp lẽ phải. Một triết gia Tậy Phương từng nói: “ Connais- toi, toi-même” ( Tạm dịch :” Bạn hãy tự biết mình”) . Có biết mình, có yêu thưong mình, ta mới trọng tư cách của chính mình, phải không, kính thưa quý vị? Tục ngữ Pháp cũng có câu:” Charité bien orđonnée commence par soi-même” ( tạm dịch:” Vịêc làm từ thiện tốt đẹp phát xuất từ tình thưong chính mình”  
  Trở lại bài thuyết trình hôm ấy, ông Minh còn nhớ như in, trong ký ức hoài niệm của mình. Ngoài mẫu chuyện lý thú vừa dẫn trên, còn nhiều mẫu chuyện minh họa bài thuyết trình, có liên quan đến bậc Vạn Thế Sư Biểu này. Thứ nhất truyện kể trích trong CHTH. Một phụ nữ vô ý đánh mất cây trâm làm bằng cỏ thi. Bà ta cứ ngồi ôm mặt khóc nỉ non, tức tửi, bên bờ đầm. Đức KT ngạc nhiên hỏi nguyên nhân. Bà ta kể rõ sự tình:
    - Độ trước tôi cắt cỏ thi. Tôi đã đánh mất cây trâm làm bằng cỏ này. Vì vậy, quá thương tiếc nó, nên tôi không cầm được nước mắt.
   Đức KT ngạc nhiên hỏi:
-Bà mất cây trâm làm bằng cỏ thi, trong khi đi cắt cỏ thi. Tại sao bà không làm cây trâm khác mà bà lại ngồi ôm mật khóc mãi?
Bà ta trả lời chân thật lý do bà tiếc nó:
-Đành rắng cỏ làm trâm thì nhiều trước mắt tôi, Nhưng cây trâm kia tôi dùng nó lâu nay.Tôi coi nó như vật thân yêu, quen thuộc, như một phần thân thể tôi. Tôi thương yệu nó, quý trọng nó đã lâu. Bây giờ tôi lỡ đánh mất nó, tôi không sao tìm lại nó. một vật cũ thân yêu, cho nên tôi tiếc hoài. Vi vậy, tôi không cầm được nước mắt. Xin Ngài hiểu cho.
      Xem thế con người khó quên cái cũ, khó lòng xóa hết nguồn gốc lai lịch của mình.  
Còn câu chuyện ý nghĩa tiếp theo, ý nghĩa thật sâu sắc, cũng trong cuốn sách “ Học Làm Người” nói trên.
 Một hôm, Thầy trò Đức KT đi sang nước Tề. Trong lúc họ đi qua núi Thái Sơn, họ trông thấy một phụ nữ khóc ở ngoài đồng, thật là thê thiết bi ai. Bà ta cứ khóc kể mải. Ngạc nhiên, Ngài sai Tử Cống đến hỏi bà ta lý do nào làm bà sầu thảm rơi lệ đến thế.
 - Ai vừa tạ thế hay sao mà bà kêu gào khóc lóc bi thiết như thế?
 Thiếu phụ trả lời:
- Thằng con trai yêu quý của tôi vừa bị cọp ăn. Trước kia bố chồng tôi cũng bị cọp vồ, Rồi chồng tôi cũng chết vì hổ dữ .Vì vậy tôi thương ngưới thân xấu số, nên không cầm nổi nước mắt bi ai. Thê thảm lắm ông ơi!
Thầy Tử Cống hỏi:
-Thế gia đình bà ở đâu mà bị cọp quấy hại cha chồng, chồng và con như thế?
- Dạ thưa Ngài, nhà tôi ở bìa rừng . Tại khu vực núi rừng nay có nhiều cọp dữ hay vồ người để ăn thịt lắm!
Đức KT lấy làm kinh ngạc mới hỏi thiếu phụ:
- Thế tại sao bà không dời nhà xuống thôn làng phía dưới kia, để cư trú cho an toàn hơn?
Bà ta thở dài thườn thượt, buồn bã ngước đôi mắt sầu thảm, đẫm lệ, nhìn ông khách giàu lòng từ tâm, nói:
- Ai cũng biết thế, thưa ông! Tuy nhiên, chính sách quan trên ở đây không đến nổi hà khắc, tàn bạo hơn hổ dữ trên rừng xanh như các nơi khác. Cọp, beo, lang, sói trên rừng có nhiều, nhưng chúng tôi có thể dề phòng, né tránh được. Cho nên chúng tôi đành phải ở trên đây, dù bố chồng tôi,. chồng, con tôi đã bị cọp ăn.
Lúc đó, Đức KT thật bàng hoàng,xúc động. Ông sững sờ quay lại nói với các đệ tử tháp tùng theo ông:
-Xem thế, người dân lành kinh sợ nhà cầm quyền cai trị dân, quá chuyên chế hà khắc còn hơn cả lũ cọp dữ trong rừng!
                                                     ooo
           Một kỷ niệm khó quên trong thời gian dài, ông làm Trưởng Ban HT của Trường DT là hôm đó ông đuợc ông HT đề cử sang thuyết trinh bên Tòa Hành Chánh ( HC). Đề tài “ Ngày Quốc Tế Nhân Quyền (NQTNQ) của Liên Hiệp Quốc”. Hôm ấy, Hội Trường Tòa HC đông nghẹt, đủ thành phần Quân- Cán- Chính trong Tỉnh NT. Các đoàn thể tôn giáo, tổ chức hội đoàn, đảng phái chính trị, Đại diện các truờng trung học, SQ Phòng 5, Tiểu Khu NT. Các vị trưởng cơ quan các Ty Sở trong toàn tỉnh, dều về tham dự buồi học tập NQTNQ này. Truớc khi khai mạc buổi học tập quan trọng đó, Ông LNG, Chánh Sự Vụ Sở GD, nhìn ông Thuyết Trình Viên, GSDT, đại dịện trường lên thuyết trình. Ông giáo vốn ăn mặc đơn giản. Quần tây màu xanh sậm, áo sơ mi dài tay trắng và thắt cà vạt xanh rẳn, hồng nhạt.
   Vị  Thẩm quyền về ngành GD cao cấp  nhất tỉnh, mặc đồng phục bộ đồ vét xám, nổi bật dáng người trắng trèo có da thit chút chút. Ông nói giọng Huế ngọt ngào thân mật:
-Chào GS thuyết trình viên.
-Xin chào Ông Chánh Sự Vụ.
Ông bỗng đưa cánh tay dài thoòng bẻ lại cồ áo sơ mi trắng của chàng. Ông mỉm cươi nói  thêm:
- Giá mà GS mặc áo vét cho trang trọng hơn.
- Thưa tôi lỡ mặc đơn giản. Thắt cà vạt được rồi ông Chánh Sự Vụ!
Ông Xếp Sòng khen chàng một câu thật bất ngờ:
- GS phụ trách thuyết trình hôm nay. Tôi yên tâm rồi!
- Cám ơn Ông Chánh Sự Vụ.
  Lúc này, ông Minh nhìn qua các vị chức sắc trong tỉnh, các vị trưởng cơ quan, các bậc truởng thượng, các dàn anh. Các vị lãnh dạo đoàn thể tôn giáo. Ngồi ghế chủ tọa buồi học tập hôm nay là ông Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh Tỉnh NT, ông LTNh. Ông còn trè. đẹp trai, dáng dấp, khuôn mặt lồ lộ thông minh lanh lợi. Giọng Thừa Thiên ngọt ngào, nhỏ nhẹ, rò ràng, trôi chảy, lưu loát, lôi cuốn cử tọa. Ông Minh có thói quen thuyết trình, không nhìn tài lịệu chi cả. Thực ra chàng đã nắm hết dàn bài và ý chính rồi. Chàng hơi khớp lúc dầu nên hơi hơi lúng túng, quên mất đoạn tiêp theo, vì hội trường Tòa HC quá rộng lớn và cử tọa đông nghẹt vào buổi xế hôm đó. Tuy nhiên, chỉ chừng dăm mười giây, chàng đã lấy lại bình tĩnh nhớ ra liền. Chàng lại thao thao bất tuyệt cho dến hết bài thuýết trình luôn. Sau đó là phần chất vấn đặt câu hỏi. Chàng đã chuẩn bị bài nói chuyện kỹ lưỡng, nên đã trả lời lần lượt càc câu hỏi của một số học viên thỏa đáng. Tuy nhiên bất ngờ, ông Trưởng Ty Hành -Chánh -Nhân -Viên, ( Sau đổi tên là Ty -Công- Vụ) của Tòa HC, cũng dòng Hoàng Tộc Tôn Thất, là đàn em, đồng hương Vùng Sông Hương Núi Ngự, cùng tốt nghiệp Trường QGHC, ngạch ĐSHC với Ông Phó TT. Hối ấy chức vụ này hách lắm, oai lắm dấy, quý vị ạ!  Vì Ông có thâm quyền duyệt xét phiếu phề điểm thăng thưởng của toàn thể nhân viên chánh ngạch hay ngoại ngạch thuộc tình NT, do các vị trưởng cơ quan gửi về, trước khi trình lên cấp cao hơn.  Trong thời chiến, chính phủ VNCH nới rông quyên hạn hành chánh và quân sự cho vị Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng một tỉnh. Giống như ông Vua trấn thủ một cõi vậy. Đời nào cũng thế, chế độ nào cũng vậy,” Phép Vua thua lệ l.àng”.
      Lúc bấy giờ, ông ta hỏi liên tù tì nhiều câu hóc búa cố tình, hạ ông giáo thuyết trình viên chơi.  Nghe nói ngày xưa ông học THVTNT cùng cấp lớp với GS LTMS đang dạy Anh Văn, rồi làm chức PTGH cho Thầy Tiêm. Ông Minh còn nhớ câu hỏi hoc búa nhất là:
 -  Xin ông Thuyềt Trình Viên cho biết: Tám nứoc nào đã bỏ phiếu trắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại LHQ?
  Chàng đang lúng túng vì trong tài liệu thuyết trình, đâu có ghi 8 quốc gia nào bò phiếu trắng chống lại Nghị Quyết của LHQ. May quá anh bạn PVK,  phu quân của GS TNT, bạn đồng môn, đồng song, dồng nghiệp với chàng. Chị ta đang dạy môn Việt Văn tại DT. Người hùng Tr/ Úy TQLC, bĩệt phái một công sở HC. Anh ngồi hàng thứ ba, dầu bàn gấn chiếc Micro của Thuyết Trình Viên. Anh nhìn chàng buộc miệng:
-Bầu cừ, bỏ phiếu kín. Làm sao biết đuợc hội viên nào bỏ phíếu trắng.
Nhờ thế, chàng thoàt nạn. Câu hỏi quá khó. Quả tình Ngài xép sóng Ty Hành Chánh- Nhân -Viên- Công- Vụ cố tình làm khó dễ ông giáo TTV chơi vậy mà. Cụng may lúc dó ông PTTHC lấy quyền Chủ tọa bưổi học tập cắt ngang ông Trưởng Ty, thuộc cầp của mình, không cho hỏi những câu hóc búa, đi ra ngoài ý chính của Bản QTNQLHQ. Ông Minh thầm cám ơn ông Phó dã tế nhị., khéo léo can thiệp kịp lúc, hầu giữ đựoc mối hòa khí giữa Khối GSTH trong tỉnh NT và Tòa HCPR. Khi buổi học tập tài liệu nói trên bế mạc. Một  HS cũ của chàng, quê thôn Tân Thành, hiện là công chức Tòa HC  phụ trách ban tổ chức  điện micro, sắp xếp bàn ghế của hội trường, đón chàng ngoài lối ra. Cậu ta tươi cười:
- Chào Thầy. Lúc đầu Thầy hơi lúng túng. Nhưng sau đó Thầy lấy lại bình tĩnh và thuyết trình thao thao bất tuyệt cho hết bài luôn, Họ muốn làm khố dễ Thấy đó! Thầy đã may mắn qua cầu. Lần sau Thầy nên cầm tài liệu thuyết trình. Như thế chắc ăn hơn nghe Thầy!
<Ông Minh thân mật vỗ vai cậu ta, tuơi cười:
- Cám ơn em nhắc nhở. Tuy nhiên Thầy có thói quen thuyết trình không nhìn tài liệu trên tay, em à!  
                                          ooo    
Một kỷ niệm khó quên nữa là, hôm đó, một nhóm GSDT dí công tác tại làng Mỹ An cách PR chừng một cây số . Ông Minh có nhiệm vụ thuyết trình tài liệu của chính phủ vế ván đền chương trình phát triền nông thôn. Lúc bấy giờ chiến tranh tương tàn ý thức hệ  Nam Băc đã càng lúc càng lan rộng, sôi động và quyêt liệt. Sáng hôm ấy, trời nắng ấm. Động dương phía sau làng trải dài bao la bát ngát. Chim chóc ca hót vang lừng trên các cây cao chất ngất quanh Hội Trường gần Trụ sở Xã . Ban Hội Tề, Hội Đồng Xã. Lúc\ bấy giở Đ/U P. Sa làm chủ tịch xã. Vào thời điểm ấy, các qưân nhân hay công chức có thể ứng cử vào các chưc vụ dân cử các cấp địa phưong hay cao hơn như Hội Đồng Tỉnh, Hội Dồng Xã, dân biểu, thựong nghị sĩ ...
     Vì vậy, Đ/Uý Sa đã trở thành xếp sóng của một xã trù phú, đông dân cư, gần miền duyên hải, cũng nằm gần thành phố nắng gió quê huơng ông. Ông ta, trước là cấp chỉ huy trực tiếp của ông Minh, trước khi chàng biệt phái trở về cầm phấn đứng bảng như trước khi động viên đi lính, làm nghĩa vụ quân sụ của người trai trong thời chiến. Còn người đệ tử ruột của ông, tức tên tà lọt. Nhờ thông minh lanh lợi, nhà có của ăn, của để. Binh Nhất Sinh, lại có chiếc Honda mới toanh, làm phương tiện chuyên chở cho Đ/Úy ĐĐT của đơn vị mình, một đơn vị có nhiệm vụ giữ an ninh cho Cầu Đạo Long, canh gác Dinh Tỉnh, cơ quan MACV và Bót Tấn Lợi. Lúc bấy giờ chàng làm SQ CTCT của ĐĐ này, Cứ ngày đèm túc trực nằm đồn là chiếc lô cốt, gần Thôn An Long dài dài.
  Hiện tại người tà lọt đệ tử ruột của ông cũng ra ứng cừ hôi đồng xã L.B. Sinh đã đắc cừ chúc vụ xã truởng, một xã giàu có, gồm nhìều thôn làng, thuộc vùng ngoại ô thành phó PR.
    Trở lại buổi học tập hôm ấy có đông ngươi tham dự. Hội đồng xã, các vị chừc sắc và một số nhân dân đia phương. Các GSDT, cũng dư buổi thuyết trình do GS Trưởng Ban HT phụ trách phổ biến trong ngày hôm ấy.
       Sau đó, khi về lại Trường DT, ông HT ĐVH mời ông Minh lên văn phòng< Ông tỏ vẻ hài lòng về kết quả buổi thuýêt trình phổ biến tài liệu của chính phủ VNCH đến người dân dịa phương, chương trinh xây dựng, giữ vững an ninh, trật tự và phát triển nông thôn,,, Ông tươi cười nói với ông giáo TBHT, phụ trách TTV vừa qua tại xã Mỹ An:
-Nghe anh em khen ông thuýêt trình trôi chảy, lưu loát, rành mạch. Ộng có khiếu ăn nói lôi cuốn cử tọa. Từ đây, nhà trường nhờ ông viết công văn gừi các cấp chính quyền nhé!                
Ông Minh ngạc nhiên:
- Dạ không dám. Có thể nói hay mà viết không hay thì sao thưa ông HT?
- Không sao đâu! Viết theo mẫu mực hành văn theo công văn giản dị mà.
Cháng đâu có thể từ chối được. Tuy nhiên, ông HT chỉ giao cho ông viết công văn gửi Nha Trung Học có một lần, rồi ộng chuyển về làm Thanh Tra TH tại Sài Gòn. Sau dó, ông HT tíếp theo, cũng nhờ chàng viết diễn văn để ông ta đọc truớc cac vị chức sắc cấp cao hơn trong các dịp lễ lạc quan trọng tổ chức tại Trường DT có đầy đủ GS và HS trham dự.     Sau đổi đời đầy bi thảm, tang thuơng, ông Minh, vỉ là SQ biệt phái học đường, dù là gốc giáo chức, củng bị cải tạo tập trung, lao động khổ sai mút chỉ cà tha. Chàng trở thành” Mất dạy” từ đó.
                         “Đổi đởi bi thảm tang thương
                          Sĩ quan Biệt phái học đường tù giam.
                          Chức thầy biền biệt ngút ngàn
                          Khồ sai lao động vô vàn khồ đau
                          Trưởng Ban Học Tập thảm sầu
                          Tội kia cứ bịa, ngập đầu khai ra.”

                                    ĐÀO THANH TÂM
Về Đầu Trang
aihuu



Ngày tham gia: 05 Dec 2007
Số bài: 95

Bài gửiGửi: Thu Oct 29, 2009 3:41 pm    Tiêu đề:

Bài viết của tác giả Thanh Đào quá hay và nhiều công án đạo lý làm người  làm cho đọc giả phải suy ngẫm nhiều! Rất tiếc size chữ quá nhỏ làm cho người mắt kém như đệ khó đọc hết toàn bài, nếu cắt từng đoạn để có thời gian ngẫm suy thì rất hay, đọc hết một lúc thì dễ bị tẩu hoả nhập ma.
Tôi rất đồng ý với ý nghỉ hãy tự lo cho mình trước (trong phần đầu), rồi lo cho người. Điều này không phải ích kỷ.  Nhiều người trên thế gian này, miệng nói Nam Mô và bụng đầy bồ dao găm.  Hành vi lừa dối người chỉ có tự mình biết trước tiên, do đó nên tự tu tâm mình trước khi lo cho thiên hạ.  Bởi vì, khi tâm mình tràn đầy Đạo Hạnh thì tự khắc phát tiết ánh sáng CHÂN THIỆN MỸ đến tất cả tha nhân, sinh linh; đó là tình thương bao la vô bờ bến bao gồm các tính TỪ BI HỶ XÃ.   :yum: Ánh sáng ấy là hào quang, là công đức do tu tập !
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Oct 30, 2009 3:23 pm    Tiêu đề:

Xin cám ơn lời vàng ngọc của nhà văn Ái Hữu. Chữ to như thế mà bạn đọc không được ư? Xin lỗi bạn nhé! Thân ái. TĐ.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân