TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ĐẬP NHA TRINH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ĐẬP NHA TRINH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Mon Aug 17, 2009 1:40 pm    Tiêu đề: ĐẬP NHA TRINH
Tác Giả: MINH HOÀ

 


         MINH HÒA


Những hoài niệm tuyệt vời của tuồi hoa niên trong thời gian theo học tại Trường Trung Học Duy Tân ( THDT) Phan Rang (PR) vẫn còn ẩn hiện, lung linh, mơn man cõi lòng của người viễn khách tha hương. Những kỷ niệm êm đềm, thân thương từng chôn vùi trong vùng trời ký ức của Minh, bỗng nhiên bừng dậy, tỏa lấp lánh trong tâm thức của chàng.
 Lúc bấy giờ, Minh chợt nhớ lại hôm đó, GS và HSTHDT tổ chức cuộc du ngoạn thăm viếng thắng cảnh của Đập Nha Trinh ( ĐNT). Buổi du ngoạn thật thú vị, hấp dẫn này, nhà trường chỉ dành cho khối HS các lớp Đệ Tứ, lớp cao nhất trường, vào thời điểm tỉnh Ninh Thuận ( NT) chưa mở bậc THĐ2C.
     Sáng hôm ấy, học sinh, từng lớp một, dưới sự hướng dẫn và chỉ huy của các GS Chủ Nhiệm ( CN), đang hăng hái tiến sát vào khu vực Đập NT. Bình minh đã nở rộ tử bao giờ. Hầu như các lòai chim chóc đủ loại đã rũ nhau, tập trung hòa tấu khúc nhạc “ Chào Mừng Rạng Đông “ thật vui tai, thật tưng bừng, rộn rã. Chim hót líu lo, vang dậy cả một khu rừng chung quanh Đập Nước nổi danh của quê hương nắng gió Ninh Thuận ( NT), Đập NT tọa lạc, chênh chếch về phía hướng Tây. Đập nằm cách xa thị xã Tháp Chàm ước chừng vài cây số theo đường chim bay.
     Vừa đến nơi, từng toán một, đã lo chặt cây rừng, dựng lều trại, để có chỗ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đa số HS đã lo chuẩn bị thức ăn, nước uống và mang sẵn trong các túi xách tay đề đi du ngoạn cả ngày hôm ấy.
 Lúc bấy giờ, thầy Ngữ, GSCN lớp Đệ Tứ 2, tỏ ra phóng khoáng, dễ dãi, cảm thộng với các nam sinh năng động, thích nô đùa, bay nhảy đó đậy. Minh theo gót bạn T.H. cởi quần áo, để trên bờ sông. Họ chỉ mặc độc nhất một chiếc quần đùi bạc màu. Họ nhảy ùm xuống mặt nước trong veo, mát rượi, trên thượng nguồn của con Sông Dinh. Con sông thân yêu và nổi danh của quê hương nắng gió NT. Khúc sông trên đầu nguồn này, nhiều đoạn, nước trong vắt như thủy tinh. Vài đàn cá lòng tong đang bơi lội tung tăng trong dòng nước biếc. Trông chúng đủ máu sắc, ngây thơ, hồn nhiên, xinh xắn, dễ thương chi lạ!
  Thế là các bạn nam sinh thi đua trầm mình dưới dòng sông thỏa thích. Họ tha hồi bơi lội đủ kiểu tại khúc sông sâu hơn. Nào bơi ngữa, bơi hàm ếch. Bơi kiều ềch nhái...nhất là các bạn cư ngụ tại các vùng quệ duyên hải như Tân Thành (Cửa), Đông Giang, Tây Giang, Thành Hòa, Hải Chữ, Dư Khành ( Nại), Ninh Chữ, Phương Cựu..tỏ ra rành rẽ sáu câu về các cách bôi lội, lặn hụp, vũng vẫy trong lỏng nước xanh biếc. Thấy Kha, GSCN lớp Đệ Tứ I, tỏ ra dè dặt, nghiêm khắc với HS hơn. Thầy dặn dò thật cẩn thận, kỹ lưỡng các nam sinh lớp do thầy quản lý, khi họ bước xuống sông tham gia cuộc bơi lội tắm mát vào sáng hôm ấy. Thầy khuyên họ chỉ nên tắm ở chỗ khúc sông cạn thôi. Chớ ham lặn hụp chỗ sâu mà nguy hiểm đến tính mạng. Như trường hợp điển hình đã xảy ra làm toi mạng một HS, anh H, em ruột của anh Sô, bạn học cùng lớp hiện tại của Minh.
     Anh ta  ỷ mình bơi lội giỏi.Thật vậy, một buổi trưa, H. ra tắm trên dòng Sông Dinh, ngay chỗ ụ đá xám xì, cạnh
Bến Đò PR. Nước sông đang vào mùa lủ, nên có nhiều chổ khá sâu và chảy xiết. Anh ta đang bơi lội, lặn hụp hả hế,  bất ngờ chân bị vọp bẻ. Anh ta đau đớn chìm  luôn. Dòng nước sâu hun hút chảy xiết, cuốn trôi anh mất tiêu. Lúc đó trên sông vắng người. Chì lác đác vài cu cậu đang hì hục, lui cui bơi lội tắm mát. Họ tắm cách nhau khá xa. Vì vậy, không ai lưu ý đến ai cả. Họ là những học sinh cỏn vị thành niên, vô tư hồn nhiền quá, thành ra vô tình, không quan sát chung quanh mình mấy. Vì vậy, H đã bị dòng nước xoáy mạnh, nhận chìm lĩm dưới nước sâu và cuốn trôi anh đến tận phía dưới cầu Đạo Long một quãng khá xa. Anh ta bị chết ngộp và xác tắp vào một lỗ trũng sát bở tre gần thôn An Thạnh. Gia đình H. hoảng hốt đi tìm kiếm con khi không thấy anh trở về nhà vào buổi chiều hôm ấy. Họ tá hỏa tam tinh. Song thân cùng anh chị của H. hốt hoảng chia nhau đi tìm người con trai và đứa em út rượu của họ. Mãi ngày hôm, sau nhờ người quen tìm kiếm, họ mới  phát hiện anh đã đi tắm sông và biệt vô âm tín. Cuồi cùng, họ tìm thấy xác anh ta bị sình chương bính chướng và nổi lềnh bềnh. Xác kẻ quá cổ bị vướng vào chùm gai tre tại trũng nước đã kể trên.
       Trở lại cuộc du ngoạn Đập NT ngày hôm ấy.  Phong cảnh nơi đây thật là mát mẻ, êm ả, thơ mộng. Vùng thôn quê hẻo lánh, trải dài xanh tươi, dọc hai bên bờ dòng sông nổi tiếng của quê hương nắng gió, nằm về phía Nam Trung Phần. Những hàng cây cổ thụ cao chất ngất, mọc rải rác đó đây, dọc theo  đập nước. Dòng nưóc cứ chảy rào rào, róc rách, liên tu bất tận, như một bản nhạc thiên nhiên, âm thanh ngân vang đểu đều vô tận.
Con dập ngăn nước tưới tiêu nhiền ruộng vườn bao la, bát ngát của vùng quê khô cằn sỏi đá NT.
      Một vài chiếc suồng trống trơn, không người chèo, đang neo vào bờ sông. Thuyền cứ nhấp nhô bên dòng nước biếc. Xem ra người dân quê sinh sống tại đây, thật là yên tỉnh, thú vị, như thong dong, tự tại, vui thú điền viên,sông hồ, trời nước mênh mông. Xa xa, một vài ngư ông đang ngồi câu cá, dưới rặng dừa xanh um, trên bờ cỏ mượt mà xanh biếc. Những bức tranh ây trông có vẻ thư thái, an nhiên  nhàn  hạ, nghệ sĩ, nên thơ chi lạ.
     Tự nhiên, Minh hứng thú, liên tưởng dến hình ảnh cụ Lã Vọng trong truyện Phong Thần Trung Hoa, đang ngồi câu cá chờ thời bên dòng Sông Vỵ.
             ” Bạc đầu Lã, ngồi dai ho lụ khụ”( câu văn trìch trong Bài phú của thi hào Cao Bá Quát). Đồng thời chàng cũng chợt nhớ dến bài thơ “Thu Điếu”nổi danh của thi hào Nguyễn Khuyến. Chàng thich thú ngâm nho nhỏ, trong khi chàng dạo bước lại gần đập nước.
              “ Ao thu lạnh lẽo, nước trong veo
               Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
               Sóng biếc theo làn, hơi gợn tí
               Lá vàng trước gió, sẻ đưa vèo.
               Từng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
               Ngõ trúc quanh co, khàch vắng teo.
               Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được
                Cá đâu đớp đọng dưới chân bèo”
     
 Chàng cứ ngắm nhìn say sưa những chùm bọt nước tung xòa trắng xóa. Nước đổ từ trên cao xuống lũng thấp của con đập chắn ngang khúc sông. Một vài người bạn cũng đang đứng gần đấy. Họ say sưa nhìn ngắm trời trăng mây nước. Họ thích thú thưởng thức hình ành tuyệt vời của tâm cảnh thiên nhiên, mãi lôi cuốn những tâm hồn nghệ sĩ đa cảm, đa sấu của tuổi hoa niên.
   Lúc đó, cô NT Ngọc, người bạn gái học cùng lớp với Minh, xinh xắn, hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh. Nàng  đang cười nói vui vẻ với các bạn. Ngọc đã  nhận ngay ai kia đang nhìn nàng đờ đẫn. Nàng liền liếc xéo về phía Minh. Từ lâu, nàng dư biềt là chàng si đã chết mê chét mệt vì nhan sắc của mình. Nàng liền ngó lơ ai. Giả vờ như không thấy Minh đang chú ý lắng nghe nàng cười nói tự nhiên với các bạn hồng quần của nàng. Nàng nguớc đôi mắt nhung ngó lên cao như” nhìn bầu trơi quạng đãng, Màn sương mai óng ánh  Chim lãnh lót ca vang Em kiều diễm vô vàn” Giọng nói của nàng thật ấm và trong trẻo như tiếng chim hót trên cành, như âm nhạc vang lên, êm ái dịu dàng, ngọt ngảo, quyến rũ, hết chê vào đâu được, trời ạ! Hoặc già nhà thơ lãng mạn, đa tình, đa cảm, đã có ảo tưởng như thế chăng? Ai mà biết đựợc. Có điểu, Minh chỉ thương mến giai nhân DT bẳng cách giữ “ Im lặng là vàng. Lời nói là bạc thôi.” Chàng chỉ bỉểu lộ tình yêu bắng ngôn ngữ không lời, bằng đôi mắt nhìn ai say sưa trìu mến, tỏ  lòng ngưỡng mộ người đẹp bằng cách “ Nín thinh dài dài”. Nàng dư sức hiểu mà!
       Có thề nói cuộc du ngoạn Đập NT suốt ngày hôm ấy thật là thích thú, vui tươi, lành mạnh, bổ ích vô cùng. Chàng nào để ý đến ai khác đâu. Minh chỉ thấy “ nàng” thôi. Hinh ảnh cô gái hiền lành, thông minh, lanh lợi và nổi danh hoa khôi cả một vùng, vẫn xanh tuơi mãi trong ngăn kéo con tim của Minh. Ngọc- Mặt- Hoa, người đẹp Phan Thành vẫn cứ lui tới lai rai trong giấc mơ của chàng.
  Cuối năm đó, họ chia tay nhau. Nghe nói nàng dã theo gia đinh về lập nghiệp ở Thủ Đô Sài Gòn ( SG). Bố mẹ nàng chuyên làm nghể kinh doanh. Chàng không gặp lại giai nhân, bạn đồng môn, đồng lớp DT này.  Sau đó, khi chàng dạy học tại Ma Lâm, thuộc tĩnh Bình Thuận, trên chuyến xe lửa vào lại nhiệm sở sau ngày nghỉ Tềt năm đó, chàng tình cờ gặp lại Ngọc- Mắt- Nhung ( nàng có đôi mắt nhung huyền diêm lệ vô cùng và khuôn mặt đẹp nõn nà như hoa nên có các mỹ danh trên, do bạn bè ngưỡng mộ xưng tụng giai nhân Phan Thành lúc bấy giờ) . Nàng về Phan Rang thăm bà con trong dịp Tết và hôm đó về lại SG. Hai người  mừng rỡ vô cùng về cuộc hạnh ngộ bất ngờ này. Lúc đó, Ngọc không còn thờ ơ, hờ hững lạnh nhạt với chàng si nữa. Thì ra người đep đã nghỉ học lâu rồi. Nàng đang phụ buôn bán với mẹ và chị nảng ở SG.
        Bây giờ, Minh đã là ông giáo rồi. Chàng hết mặc cảm kém cõi, không có chút địa vị danh phận gì trong xã hội. Nàng cũng trổ mã ra, càng xinh đẹp hơn xưa, Chàng- nàng thân mật tâm sự nhau cho đến khi tàu hỏa rời ga. Tàu chạy và cô -cậu vẫn chẳng nở rời tay. Nàng cho địa chĩ nhà nàng cho chàng tim đến thăm khi chàng vào học Trường Võ Bị Thủ Đức (VBTĐ)  nay mai. Chàng đã đến tuổi động viên quân dịch. Chàng phãi thi hành nghĩa vụ quân sự.  Người trai trong thời loạn phải cầm súng chiến đấu bảo vễ quê hương đất nước. Rồi tàu hỏa dừng bánh, chàng xuống ga Ma Lâm, một loại ga xép nhỏ ở một vùng quê, gần núi rửng hoang vu vắng vẻ. Kiểu “ Buồn Ga Nhỏ” của nhà văn, kiêm thi sĩ Thanh Nam vậy mà.
    Sau đó không lâu, chàng nhập ngũ theo học quân sự tại Trưởng VBTĐ. Vào ngày chủ nhật, chàng nghỉ phép, ghé nhà nàng theo địa chỉ của Ngọc đã cho. Tuy nhiên, Ngọc cứ vắng nhà dài dài.  Thật vậy, hôm đó, Minh gõ cửa ngôi nhà có địa chỉ do Ngọc ghi trên giấy trước đây, Một ông trung niên, mở cửa. Ông ta  nhìn chàng Sinh Viên Sĩ Quan mặc quân phục đi phép, bộ uniform màu vàng bóng láng. Mặt mày Minh phong sương, đen sạm, sau thởi gian huấn nhục trong qưân trường, kỷ luật thép. Ông tỏ ra lạnh lùng, nghiêm nghị nhìn Minh, vẻ xa lạ, nghi ngờ, soi mói, như ông đang quan sát một dị nhân từ Kim Tinh mới xuống viếng thăm quả đất vậy. Rôi ông hỏi chàng một câu không chút thiện cảm với kẻ mặc sắc phục nhà binh:
- Cậu tìm ai vậy?
Chàng nhỉn ông, lễ phép thưa:
- Dạ thưa bàc, cháu muốn gặp cô Ngọc ạ!
Ông ngỡ ngàng nhin chàng với ánh mắt ngờ vực lồ lộ. Hình như ông ta không thiện cảm mấy với chàng. Ộng hỏi ngay, hơi sẵn giọng:
- Cẩu tìm con Ngọc có việc gỉ không?
Chàng bất ngở ngại ngùng, ấp úng:
-Dạ chúng con là bạn học cùng lờp ở Trường THDTPR nhiều năm trước đây, thưa bác. Cháu chỉ đến thăm Ngọc thôi ạ!        
Ông vẫn thờ ơ nhìn vào mắt Minh. Ông còn nét ngờ vực như lấp lánh trong đôi thần nhãn của mình, Ông bố nàng, vẫn giữ vẻ  nghiêm nghị, nhìn chàng trả lời:
- Rất tiếc, con Ngọc đi bán hàng với chị nó rồi. Nó không có ờ nhà.
- Dạ bác có thề cho cháu biết địa chĩ cửa hàng cô ta đang buôn bán không ạ?
Ông ta từ chối thẳng thừng, dứt khoát. “ Không hé răng. Không ỏn đơ gì cả”.
- Không được.
Chàng lộ vẻ không vui, Liền rút cây  bút bi trong túi áo ra, ghi vội vài dòng trên tờ giấy trằng. Chàng xếp làm tư, Chàng cung kính cầm tờ thư ngắn ngủi gửi cho Ngọc bằng hai bàn tay, trao cho ông bố của cô ta.  Chàng ôn tồn nài nĩ:
- Chà dám nào, xin nhờ Bác trao lại cho cô Ngọc nhé! Xin cám ơn Bác.
Ông già gân, miễn cưỡng nhét tờ thư vào túi áo mình.
- Đựơc rôi, cậu yên tâm. Lão sẽ đưa lại cho nó.
- Dạ cháu cám ơn Bác nhiều. Cháu xin chào Bác.
- Không tiễn cậu.
Thế lá Minh buồn bã ra đi. Những chủ nhật tiếp theo, chàng lại đến nhà nàng. Tuy nhiên, bóng hồng tha thướt quen thuộc vẫn bặt vô âm tín. Chàng đâm ra nghi ngờ nàng. Hay là Ngọc muốn lánh mặt chàng? Hay là nàng chẳng có chút cảm giác gì với kẻ tình si này? Hay là nàng đã có ý trung nhân? Tại sao ông bố nàng lại thờ ơ, lạnh nhạt với người SVSQ Trường VBTĐ vậy? Tại sao ông ta cò thành kiến không tốt với quân nhân vậy? Dầu sao, Minh cũng là một nhà giáo, một SQ/QLVNCH, nay mai. Chàng có điểm gỉ bếch bát mà thân phụ của Ngọc lại đối xử quá lạnh nhạt và xa lạ, lạnh lùng, giữ miếng như thế nhỉ ?    
    Minh dù có thương mến Ngọc cách mấy, nhưng chàng không đủ kiên nhẫn để bám theo mãi một cô gái dù xinh đẹp nhưng cứ xa lánh chàng. Chàng cũng có lòng tự trọng, tự ái của mình chứ? Chàng không quá chết mê, chết mệt ngưởi đẹp như anh chàng si trong thơ của thi sĩ Nguyễn Bính:
      “ Hà Nội ba mươi sáu phố phường
        Lòng chàng có dể một tơ vương
        Chàng qua chiều ấy, qua chiều khác
       Góp lại đường đi vạn dặm đường.
       
        Nhà ấy hình như có mặt trời?
        Có rừng, có suối,cò hoa tươi?
        Có bao chim lạ, bao nhiêu bướm?
        Không có gì dâu, có một ngưởi!...”

    Từ đó, chàng “dọt” luôn, không hề gặp mật Ngọc- Mặt- Hoa nữa,
Sau đổi đời, chàng bị tủ cải tạo tập trung nhiều năm. Rồi chàng cùng gia đình vợ con được phái đoàn Hoa Kỳ xét cho định cư tại Mỹ, theo diện cựu tù nhân chính trị, diện HO. Năm đó, chàng về thăm VN, thăm người thân, bà con cô bác và các thầy học cũ, các bạn đồng môn DT ở quê hương nắng gió PR/NT . Bất ngờ, tại bãi tắm Bình Sơn chàng kỳ ngộ Ngọc- Mắt- Nhung. Đúng là “ Quả Đất tròn có ngày cũng gặp lại” “ Bạn cũ, không rũ cũng tới”. Buồi chiều hôm đó, hai người tha hổ tâm sự, trò chuyện cởi mở vui vè,  sau bao năm trời xa cách. Lúc bấy giờ, sau vài câu kể lể cuộc sống hịện tại của nhau. Ngọc cho biết cha mẹ nàng đã quy tiên lâu rồi. Nàng cùng chồng  và hai con  đang sinh sống nghề nông ở Long Khánh. Nàng đã bước thêm một bước nữa với người đàn ông góa vợ, nhà có vườn rẫy ở tỉnh lỵ nói trên, Các con nàng đã khôn lớn, Hôm đó
nàng về PR thăm bà con. Bỗng nhiên. Ngọc vui miệng nhắc lại chuyện xưa của hai người. Nay chỉ còn là kỷ niệm, như đóng tro tàn của quá khứ. Ngọc thỏ thẻ giọng còn ấm trong như hồi nàng còn xuân sắc. Đôi mắt nhung còn lấp lánh đã tửng nhốt ai kia:
-À anh Minh! Sao hồi theo học Trưởng VBTĐ, anh không đến nhà em thăm Ngọc vậy anh?
Ngạc nhiên vô cùng, Minh liền nhìn sâu vào đôi mắt nàng, để xem nàng hỏi thật lòng hay giả vờ đóng kịch cho khỏa lấp chuyện xưa?
-Em đùa ư? Chính anh đây đã đến nhà em theo đến địa chỉ em cho, mãi đến ngày hôm nay anh còn nhớ: “ Nhà em ở số 66/ 3 Đường Lý Thái Tồ SG phài không? Anh chi gặp mặt  Ba em. Em đi bán hàng với Má và Chị em. Anh để lại thư gửi cho em, nhờ Ba em chuyển lại nhiều lần vào ngày Chủ Nhật. Tuy nhiên, em không hề hồi âm cho anh một dòng chữ nào cả. Anh buốn bã, thất vọng vô cùng dủ anh rất nhớ thưong em. Anh không hiểu tại sao em đối xử với anh như thế?
Ngọc cũng kinh ngạc, vẻ mặt  không tin. Nàng  nhin chàng chăm chú dò xét:
- Anh nói thật đấy chứ? Em đâu có nhận thư từ dù là một tờ giấy nhỏ cũng không hề nhận đựơc của anh. Em xin thề! Anh tin em không?
Nàng nói giọng xúc động hơi run run. Đôi mắt đẹp như rưng rưng. Minh hoảng hốt nắm lấy bàn tay hơi khằng, nhưng còn thon thả mượt mà của thời con gái của cố nhân. Chàng bóp nhẹ bàn tay nõn nà của nàng. Minh nói nhanh:
- Anh tin em, Ngọc ơi! Tuy nhiên, anh không hiểu sao Ba em lại không trao lại những bức thư anh gửi cho em? Tại sao ông lại tỏ ra lạnh nhạt, không thiện cảm với  anh vậy Ngọc?
- Em đã hiểu ra vấn đề rồi, anh Minh à! Xin anh hãy bình tĩnh nghe em giải thích lý do tại sao Ba em lại làm thế. Đúng là chúng ta có duyên, mà không có phận với nhau, anh ơi! Cho nên Ông Tơ Bà Nguyệt đã xui khiến cho anh không cò dịp diện kiến với em, lúc anh học Trường VBTĐ hơn chín tháng trời. Ba má em chỉ có em là con duy nhất, anh ơi. Bà chị kia là con nuôi của song thân em đó! Chị ta không phải chị ruột của em. Ba má em rất yêu thương đứa con cầu tự này. Ba em có thành kiền với chàng rể là lính, dù là SQ, ông bà cũng không thích. Chỉ mong muốn con gài mình có chồng là dân sự thôi. Chữ thọ phải to như núi Thái Sơn, ông bà mới chịu gã con gái. Nếu là quân nhân, ông không bằng lỏng gã con gái cưng duy nhất này đâu. Ông bà sợ em trở thành góa bụa khi còn quá trẻ, anh Minh à!Trong thời chiến tranh khốc kiệt vào lúc đó. có nhiểu qưân nhân bị thương vong hằng ngày. Bởi vậy, chắc chắn, Ba em đã giấu và hủy di các lá thư do anh gửi cho em trước kia. Em xin anh tha thừ cho Ba em, anh nhé! Em lại hiểu lầm anh là thầy giáo, SQ thi sĩ đa tình, đa cảm, lãng mạn, lại hào hoa phong nhã hay ga lăng với người đẹp nên thời gian không thấy anh ghé lại nhà thăm em. Lâu quá em cứ tưởng “Xa mặt cách lòng” Chàng đã quện nàng rồi. Chúng ta đả hiểu lầm nhau, anh ơi! Thật là đáng tiếc!
- Sau đó, cuộc sông của em ra sao? Chồng con ra sao, hỡ Ngọc?
- Ba em gã em cho  người con trai độc nhất của ngưởi bạn đồng nghiệp cùng nghề kinh doanh anh ơi! Anh ta được hoãn dịch dài dài vì lý do gia cảnh. Rối khi chiến tranh ác liệt, cho chăc ăn, ba má anh ta cho con đăng lính nghĩa quân ở một quận ngoại ô Tỉnh Gia Định. Loại lính ma, lính kiểng, trong thời tham những hoành hành mà. Cừ phây phây ờ nhà mình. Lương hàng tháng có ngưởi lãnh thế hết trơn. Chỉ cẩn đóng hụi chết định kỳ cho cấp cò thẩm quyển Quận là êm ả hết ráo, như anh biết đó.
- Thế thi tại sao anh ta đã...
- Chử thọ của chồng em to như Núi Cà Đú Phan Rang mà tự nhiên anh bị bịnh hiểm nghèo, ung thư gan, và tử trần sau đó không lâu. Em có hai con với anh ta. Em khóc hết nước mắt vỉ hông nhan bạc phận. Em chỉ muốn đi tu cho quện hết đau khồ của cuộc đời đấy phiền não, lo âu và lắm hệ lụy này, anh ạ! Đùng một cái Ba Má em già yếu cũng lần luợt quy Tiên. Đúng là “ Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí”. Chị nuôi của em cũng lấy chồng ở xa lâu rồi. Từ đó, em trở nên bơ vơ thui thủi một mình nuôi con dại. Em cực quá phải gởi hai con cho bên Nội chúng săn sóc hộ. Em buôn bán tảo tần, láy lất sống qua ngày, đoạn tháng. Anh Hùng, người chồng hiện tại của em, vốn yêu em tử lâu. Anh đã giúp đỡ em tận tình và đề nghị cũng anh sóng bước trong quãng đởi còn lại. Chúng em dọn nhà về quê anh ỡ Long Khánh sống đến nay, anh ạ. Đúng là vợ chồng do duyên tiền định, phải không anh?   Bây giờ chúng ta là bạn với nhau cũng vui anh nhỉ? Anh nghĩ sao? Em có nghe anh chị và các cháu đi Mỹ lâu rổi. Em cũng mừng cho anh chi.
- Cám ơn em.
Trong cuộc kỳ ngộ bất ngở hôm đó, hai người ôn lại những hoài niệm vui buồn của tuổi hoa niên mà lòng còn gợn lên bao cảm gíác, vừa bâng khuâng, xao xuyến, vừa nuối tiếc vu vơ. Ước gì họ sống lại cái thuở HS hồn nhiên vô tư, vui vẻ như ngày nào.
Minh âu yềm nhìn cố nhân Ngọc- Mắt Nhung:
-Em còn nhớ cuộc du ngoạn Đập NT năm đó không?
 Nàng nhấp nháy đôi mắt còn trong sáng, kiều diễm của mình. Nàng chợt thở dài như tiên tiếc một cái gí đả vô tình đánh mất:
- Nhớ chứ anh! Cuộc du ngoạn hôm ấy thật vui quá anh nhỉ? Hầu như tham dự đông đủ các HS thuộc khối Đệ Tứ Trường THDT. Hồi ấy anh hiền khô hà! Thương em mà anh nhút nhát thư thỏ đế. Anh chỉ lồ lộ cảm tỉnh với nàng bằng đôi mắt, cửa sổ của tâm hồn thôi. Anh chỉ đứng xa xa nhìn nàng say sưa đờ đẫn. Thấy tội nghiệp anh quá hà! Vả lại...
- Vả lại cái gì, hở Ngọc?
Ngọc vốn giỏi môn Việt Văn hồi đi học, nàng liền trổ tài ăn nói lưu loát, văn chương bóng bẫy của mỉnh:
-Lúc ấy em còn nhỏ quá mà! Tình yêu HS hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, trong sáng như bầu trời xuân, như mây mùa thu bay lãng đãng, như gió thoảng qua hiện, phải không anh? Ngày hôm nay, may mắn, gặp lại cố nhân, em thấy mình như sống lại cái thuở đôi mươi. Vế Mỹ, nhớ viết thư thăm em, anh nhé! Chúng ta là bạn thân mà! Em có lời thăm Chị và các cháu, cùng bạn học cũ DT anh nhé!
 - Cám ơn em. Anh ghi nhớ lời nhắc nhở chân tình của em. Anh cũng gởi lời thăm ông xã em và các cháu nhé!
 Cuộc Du Ngoạn Đập NT năm xưa, cũng như những hoài niệm thân thương êm ái ngọt ngào của thời hoa niên, thời còn cắp sách đến trường,  như ve vuốt, mơn man con tim của người lữ khách tha hương, mỗi lần nhớ đến chúng.

                                 MINH  HÒA
   
 

Được sửa bởi MINH CAN ngày Fri Aug 21, 2009 9:12 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
huongdongconoi



Ngày tham gia: 27 Nov 2008
Số bài: 35

Bài gửiGửi: Thu Aug 20, 2009 12:24 pm    Tiêu đề:

Anh Minh-Hòa thân-mến:

Ai đó đã từng tâm-sự là:
“ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở,
Mộng hết …hay khi đã trọn câu thề’’

Cám ơn anh đã kể lại một kỷ niệm của …ngày xưa thân ái,trong đó có nhắc tới bao địa-danh của quê nhà Phan Rang.
Em chỉ muốn góp ở đây một chuyện nhỏ về ĐNT. Năm lớp Chín (1971-1972) tụi em cũng được đi du-ngoạn ơ đây một ngày với thầy chủ nhiệm ĐHKha. Kỳ đó em …xém bị đi theo hà bá khi bơi ở đập này.
Người ta chỉ mánh là cho con chuồn chuồn cắn vô lỗ rún thì sẽ biết bơi, nhưng kinh nghiệm bản thân cho biết thì mình phái xém chết đuối mấy lần thì mới bơi được…Hôm đó, thấy mấy bạn cùng bơi lội thoải mái quá, em cũng nhảy ùm xuống để chung vui. Không may gặp chỗ nước sâu nên bị nước nhận muốn hụt hơi.

…Đoạn đường ai có qua cầu mới hay..

Nước không sâu,  nhưng mình chưa biết bơi rành thì nươc cở nào cũng là sâu thăm thảm. Nhìn qua làn nươc’ mỏng mờ mờ, thấy bóng người đi lai trên mặt đập mà không sao bơi cho đến bờ đá cạnh đó được. Hôm ấy, tưởng là…đời oanh liệt nay còn đâu rồi. May sao, sau một hồi vung tay, đạp chân loạn xạ, người sắp đi theo thủy thần này cũng (hú vía!) mà tắp được vô bờ đập. Kỳ đó thật sự biết được cảm giác hoảng sợ (sắp chết đến nơi!) và cô đơn (bạn bơi ở cạnh đó mà không biết để cứu mình!)…Câu chuyện này kỳ đó không được báo cáo cho thầy Kha và được giữ kín cho đến ngày hôm nay…
Về Đầu Trang
Thich Xon Xao



Ngày tham gia: 08 Jul 2008
Số bài: 73

Bài gửiGửi: Thu Aug 20, 2009 2:15 pm    Tiêu đề:

Anh Minh Hoà ,
Hồi tôi đi học mỗi lần đi pinic ở Đập Nha Trinh thường đi mua bắp về nướng và dùng ná bắn mấy trái sung trên cây rớt xuống đem cho mấy cô nữ sinh ăn .Cám ơn anh đã mang những kỷ niệm về như sống lại cảnh cũ người xưa.
Chuyện tình đẹp và ngang trái của anh tôi rất ngưỡng mộ và bài viết của anh hay lắm, những câu thơ đã làm tăng thêm giá trị của bài.

Nhưng có một điều tôi rất lấy làm tiếc phải nói thẳng mong anh tha lỗi. Là trong bài của anh có nhiều lỗi chính tả quá ,làm giảm đi 50% cảm tình của độc giả. Một chút ý mọn mong hiểu và anh thông cảm dùm ,vì bài viết có giá trị mà cứ phải đoán hoài mất phê .

Một lần nữa xin lỗi anh và rất mong được đọc thêm những bài khác của anh.
TXX
Về Đầu Trang
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2009 9:27 pm    Tiêu đề:

Kg Nhà văn bút danh HĐCN,
Xin chân thành cám ơn bạn đã bao dung khích lệ chúng tôi. Thân ái chào đồng hương đồng môn DT HĐCN. MINH HOÀ




  Kg nhà văn bút danh TXX,
Thành thật cám ơn ông bạn đồng hương đã  góp ý và nhắc nhở về lỗi CT có đến  50% trong bài văn  Chúng tôi mắt kém quá anh ơi! Xem kỹ và đã sửa lại rồi. Chúng tôi đa tạ ông bạn nhiều lắm! Xin chào thân hữu ông bạn TXX nhé! MINH HOÀ.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân