TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CUỘC TÌNH SÓNG GIÓ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CUỘC TÌNH SÓNG GIÓ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2009 4:57 pm    Tiêu đề: CUỘC TÌNH SÓNG GIÓ
Tác Giả: MINH KHÁNH

 



CUỘC TÌNH SÓNG GIÓ
           
Trời đã vào thu. Miền Thung Lũng Hoa Vàng mấy hôm nay bắt đầu chớm lạnh. Thời tiết thay đổi đột ngột. Ông Linh bị cảm cúm và nghỉ làm ngày hôm nay vì nghe trong người mệt mỏi rã rời vô cùng. Ông cảm thấy sóng lưng mình, ngai ngái, ơn ớn, khó chịu làm sao ấy! Ông cũng bị sổ mũi và ho khan. Cổ họng rát rạt. Ông biết chứng bịnh cảm cúm đã sớm viếng mình rồi. Ông đã cán mức : “ Lúc thập giả an chi” mấy năm qua. Cơ thể tự nhiên rũ rượi, ê ẩm, khó chịu chi lạ.. Sau khi dùng thuốc trị bịnh, Ông nằm nghỉ trên giường, khép mắt an thần. Bà Hương, hiền thê của ông, liền buớc vào phòng, tiến lại ngồi bên cạnh ông xã. Bà lo lắng đưa bàn tay mặt, ngón hơi gầy xanh nhưng vẫn còn thon thả mượt mà, sờ trán ông. Ông Linh nghe cảm giác lạ như luồn hơi ấm vào người mình. Ông choàng mở mắt nhìn bà vợ kế trẻ trung, hiền dịu,  vui tình, đang ưu tư nhìn ông. Nàng nhoẻn cươi gượng gạo ngó chồng, vẻ mặt đầy lo lắng, ưu tư hỏi:
- Anh thấy trong người thế nào? Năm nay mùa cảm cúm vịếng vùng này khá sớm hơn mọi năm, anh nhỉ?
Giọng Bắc Kỳ Hà Nội ngọt xớt, nhẹ nhàng nghe như âm nhạc. Hay Ông giàu tưởng tượng chăng? Giọng này đã hốt hồn, hốt vía Ngài Cựu Quan Ba Tàu Bay, ngay khi chàng  kỳ ngộ với má hồng, cách đây đã hơn hai mươi năm. Nàng nhỏ tuổi thua chàng khá bộn. Chàng tuy lớn hơn nàng, nhưng nhờ vẻ hào hoa, phong nhã, chịu chơi hay ga lăng với phụ nữ, nên đã lọt mắt xanh của giai nhân chốn” Ngàn Năm Văn Vật”. Nàng từng lao đao, lận đận về tình yêu đôi lứa trước kia. Đúng là “ Hồng nhan đa truân”. Chàng chưa kịp trả lời thì nàng nói tiếp. Anh mắt sáng lung linh âu yếm nhìn lang quân tuy cao tuổi. nhưng trông ông xã còn khá bảnh bao phong độ:
- Trán anh còn ấm. Em sẽ hái lá nấu cho anh nồi nước xông nhé! Một khi ra mồ hôi nhiều, bịnh cảm cũng giảm nhanh anh à! Em đang nấu cháo hành tiêu cho anh ăn giải bớt bịnh đó.
Nói xong nàng nhìn chàng, như chờ ý kiến. Hương từ lúc chung sống với lang quân nàng một mực tỏ ra yêu thuơng và kính trọng ông xã vô cùng. Nàng phục vụ chồng con hết mực tận tụy. Đúng là” Lương duyên do tiền định xui khiến mà nên tình phu thê” . Chàng chia tay với chánh thất, còn nàng dang dở tình yêu. Hai kẻ cô đơn phòng không chiếc bóng đã yêu thương nhau. Cuộc tình đã nảy nở và thành tựu nên mái ấm gia đình hạnh phúc từ đó.
Lúc này, ông Linh mở choàng mắt tình hẳn. Ông nhìn bà xã vẫn còn trẻ trung duyên dáng như hồi con gái. Ông vội nắm lấy bàn tay mát rượi của Hương. Nàng mặc chiếc áo cánh hồng càng làm nổi bật cánh tay tròn lẵn nõn nà của mình  Ông xíết bàn tay nội chiếc nhẹ nhàng như truyền hơi ấm vào người nàng:
- Cám ơn em. Em đừng lo! Anh cảm thấy trong người đỡ hơn. sau khi dùng thuốc hồi sáng rồi. em ạ!
-Anh nằm nghỉ anh nhé! Em đí hái lá lo nồi xông cho anh cái đã!
Ông Linh âu yếm nhìn theo dáng người thon thả tầm thước của Huơng. Nét gợi cảm lồ lộ. Bộ ngực nảng còn đầy đặn quyến rũ ông xã quá đi chớ! Bất giác Ông Linh mỉm cuời hài lòng lẩm nhẩm:
 - Bà xã biết ăn mặc ghê ta!
     Tình sử của cặp vợ chồng trung niên này, cũng lấp lánh nhiểu tình tiết ly kỳ hấp dẫn lắm đó!
                                    ooo
      Năm ấy, Linh đang học lớp cuối cùng bậc Trung học Đệ Nhị Cấp tại  thành phố Sài Gòn. Chàng ở trọ và ăn cơm tháng tại nhà một gia đình người quen ở ngay thủ đô MN. Trong xóm chàng, có cô gái nhỏ hơn chàng chừng vài ba tuổi. Nàng đang theo học một trường trung học tư thục cũng gần đó. Nàng có nước da trắng trẻo, xinh xắn dễ thương vô cùng. Giọng nói Sài Gòn nhẹ nhàng, ngọt xớt như đường phèn. Hai người tình cờ quen biết nhau nhờ ông bạn học cùng lớp với chàng, giới thiệu Hà, tên cô gái, người  em họ xa của anh ta. Hà tỏ ra mến mộ anh chàng thanh niên có nét mặt thanh tú, thông minh lanh lợi gốc gác Miền Trung(MT) vào đây trọ học. Chàng sằp sửa thi bằng Tú Tài II ban Toán. Cô gái người MN duyên đáng, vui tánh, cởi mở, tỏ ra mến mộ người hùng có dáng dong dỏng cao, nước da trằng trẻo đẹp trai và hào hoa phong nhã ngay sau đó.  Hà cũng là giai nhân Hòn Ngọc Viễn Đồng một thời. Nàng cũng đa tình, đa cảm không kém gì bạn tri âm mới kỳ ngộ và yêu mến nhau mấy tháng nay. Hà lúc học lớp Đệ Tứ đã bồ bịch với ông giáo dạy Toán lớp mình, trẻ trung, khá bảnh trai. Sau nhiều lần hò hẹn đí xi nê, ngao du đây đó với chàng, nàng vỡ mộng khị phát hiện ông thầy mỉnh cũng là tình nhân lâu nay, đã có vợ và sắp có con đầu lòng. Cuộc tình thứ hai với một SQHQ. Hai người gắn bó một thời gian. Vào ngày cuối tuần, chàng thường lái xe gắn máy chở chàng đi đây, đí đó. Cuộc tình kéo dài không lâu, chàng thuyên chuyển về vùng IV Chiến Thuật và “ Xa mật cách lòng” sau vài lần thư từ thăm hỏi giữa hai người.
    Bây giờ Hà kỷ ngộ với chàng trai MT cũng thấy vui vui. Tình yêu trai gái. Tình học sinh cũng nhẹ nhàng như mây bay, gió thoảng. Chàng thì xa nhà, đang sống cô đơn một bóng. Nàng thì sau hai lần cuộc tình dang dở cũng buồn bã quạnh hiu ghê lắm! Tuy nhiên, chàng là người trai trong thời loạn. Cũng như bao thanh niên sắp đến tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự, ngõ hầu cầm súng bảo vệ quê hương đất nước, chống kẻ thù xăm lược . Sau khi thi đỗ Tú Tài toàn phần, chàng tình nguyện đi SQKQ. Chảng thuyên chuyển nhiều nơi và từ đó Linh và Hà xa cách nhau vởi vợi, chỉ sau mấy lần trao đổi thư tín, rồi mất hẳn liên lạc nhau. Chàng SQKQ hào hoa, phong nhã, đi đâu cũng có bạn gái, nhưng chưa gắn bó với cô nào cả.
Tuy nhiên, hình như định mệnh đã an bài, sắp xếp sắn cho lương duyên phu thê giữa hai người. Thật vậy, năm đó, chàng vừa thọ tang thân mẫu xong. Bà mới từ trần ở quê nhà vì bị bịnh hiểm nghèo. Chàng đí công tác tại SG thì gặp lại cố nhân. Hà bây giở trổ mã ra và diễm lệ hơn xưa. Nàng như nam châm hút dính luôn thanh kim loại hiệp sĩ Linh đang lang bạt kỳ hồ tứ xứ, đang ngao du nơi kinh đô ánh sáng Sài Thành hoa lệ, có đủ ngón nghề ăn chơi  và gái đẹp. Người hùng Phan Thành giống như chàng Lưu Nguyễn lạc vào chốn Thiên Thai Tiên Động nơi chốn Bồng Lai.
         “ Thấy em một chút đã mừng
           Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài.” ( Từ Thế Mộng)
  Thế là :” Tình cũ không rủ cũng tới.” Hai bên sáp vào cái rột. Dẫu sao chàng  cũng là SQKQ. Một binh chủng của QL/VNCH nổi tiếng xưa nay, đa phần là các chàng trai có sức khỏe tốt và ngoại hình cao ráo, bảnh bao, hào hoa phong nhã. Họ được phái nữ mến mộ nhất. Những cánh chim đại bàng hiên ngang, kiêu hùng, lướt gió lùa mây, bảo vệ vùng không gian của tổ quồc thân yêu. Đời phi công có ba cái quan trọng nhất lúc bấy giờ. Đó là” Tổ quốc, không gian và giai nhân” như một nhà văn đã viết
 Tình phu thê của Linh và Hà thật êm đềm hạnh phúc sau đó. Nàng sanh cho chàng ba đứa con kháu khỉnh. Chúng có ngoại hình giống bố và mẹ vô cùng. Đùng một cái biến cố tháng 4 năm 1975 đã xô đẩy gia đình họ vào cảnh tang thương biến đổi, đầy khổ đau và hệ lụy bi thảm, kéo dài cho đến nhiều năm sau này.
    Lúc bấy giờ, Linh đang công tác tại Sư Đoàn ( SĐ) III KQ trú đóng tại Biên Hỏa (BH), chỉ cách SG chừng 30 km. Chàng phụ trách lái chiếc Cessna chuyên chở các yếu nhân thuộc loại VIP  như tuớng tá hay các viên chức cao cấp của chính phủ vào lúc ấy. Máy bay này thường chở khoảng chừng sáu hành khách là tối đa. Trước kia, khi còn mang cấp bậc Ch/Úy hay Th/Úy, chàng thưởng lái phi cơ L19, loại máy bay có biệt danh “Đầm Già” phụ trách quan sát và thám thỉnh các vùng chiến trường hay nơi nào phe ta nghi có quân địch đang trú đóng. Còn SQKQ từ Tr/Úy đến Đ/Úy như chàng, vào lúc đó, nghĩa là có thâm niên sau nhiều năm hành nghể Pilot, thì lái loại phi cơ Cessna như chàng lúc bấy giờ. Vào ngày 15 tháng 4 thì phải? Nếu chàng nhớ không lầm, căn cứ KQBH bị địch pháo kích nặng nề. Lịnh trên ban xuống, cho di chuỷên toàn bộ SĐ III KQ cùng các loại máy bay về tạm đóng tại Phi Trường Tân Sơn Nhất (TSN) SG.
Lúc bấy giờ VNCH đã thất thủ liên tiếp. Các Vùng I, II CT bị rơi vào tay địch quân. Mặt trận Xuân Lộc/ Long Khánh cũng vỡ. TTVNCH Nguyễn Văn Thiệu và các ông tai to mặt lớn ờ SG đã lần lượt dọt lẹ ra nước ngoài.  
    Thế rồi, vào ngày 26 tháng 4 năm 1975, Linh đang lái chiếc phi cơ Cessna trên đướng
đí công  tác trên vùng trời SG-CL thì có lệnh phải trở về đơn vị gấp. Đối phương
đang pháo kích dữ dội vào Phi Trường lớn nhất của lãnh thỗ VNCH. Chàng phải vào tạm
trú tại khu doanh trại của đồng minh HK, một loại US Barrack, tọa lạc  ngay trong phi
trường này. Khu dành riêng cho Mỹ là những căn nhà gỗ có gác. Vào lùc đó, anh em KQ
 lúc rảnh rang cứ nhìn nhau mà lòng đấy lo lắng, ưu tư cho tình hình nghiêm trọng của
VNCH sắp bị MB thôn tình nay mai, nhất là những khi họ mở các đài ngoại quốc như
BBC, VOA... Tình hình MN  càng lúc càng bi đát mà lịnh cấm trại một trăm phần
trăm ban hành rất nghiêm ngặt. Họ phải túc trực trong đơn vị của mình đang trú đóng.
Linh còn nhớ hôm đó các bạn chung phòng bàn tán xôn xao về tình hình thê thảm của
cuộc chiến tuơng tàn ý thức hệ giữa  hai miển Nam Bắc. đã kéo dài mấy chụ năm nay, có
lẽ sắp đến hồi kềt thúc.
   Phe thua trận đã nghiêng về ai, càng lúc càng rõ nét. Tr//Uy Quang- Mập lên tiếng:
-Tao xem tình hình quá bi đát, tụi mày ơi! Các cha lớn đã bỏ rơi quân đội chạy gần hết. Đồng minh HK không ra tay cứu vãn VNCH. Xem chửng chúng ta và gia đình là nạn nhân của chiến cuộc.  
   Đ/U Can-Tóc- Quăn. nhìn ra cửa sổ. Bầu trời âm u đầy mây xám như vận mệnh của dân MNVN trong cơn bão tố bi thảm của lịch sử dân tộc, sắp nổi trận  phong ba điên cuồng, cuốn trôi hết mọi thứ không chung màu ý thức hệ và chủ nghĩa với kẻ chiến thắng.
- Mẹ kiếp. Chúng mình tính sao đây? Về nhà không được, gia đình mỉnh ra sao nếu mình cứ bị kẹt mãi trong này?
Tr/Úy Mạnh- Răng- Khểnh, có ngoại hình khá điển trai, lại thêm chiếc răng này nữa làm cho y khôi ngô tuấn tu không thua gì Kim Trọng, Phan An, Tồng Ngọc hay Đạo Soái Lưu Hương trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Vì vậy anh ta có quá nhiều giai nhân mê người hùng vốn đa tình đa cảm này. Anh ta nhìn các bạn góp ý:
- Tương lai của người lính VNCH thật bấp bênh, như chỉ mành treo chuông. Gia đình cha mẹ ngưởi thân và vợ con của chúng ta chả biết ra sao khi bom đạn pháo kích cứ lan rộng trong vùng dân cư đông đúc như SG- CL vào lúc này. Tôi cảm thấy lo quá các bạn ơi!
Vừa lúc đó, có lệnh của Tr/ Tá Phi Đoàn Trưởng cho năm SQ ra bãi gấp để lái L19 đi công tác. Linh liền chạy theo bốn chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, bạn cùng đơn vị ra phi đạo, Họ đả chuẩn bị hành trang ba lô, túi xách cả rồi. Riêng chàng chì có mặc bộ đồ bay. Chàng không mang theo các vật cần thiềt cho cá nhân như các bạn. Chàng có ngờ đâu họ đã có chương trình sắp xếp sẵn cả rồi. Chỉ có chàng là ngây thơ tuân hành lệnh của Thượng Cấp một cách cứng ngắt. Vợ con chàng còn ở SG mà. Tối hôm qua chàng ăn cơm vói Đ/U Trần Ngọc Q. bạn đồng hương, đồng song. Anh ta có nhà gần cha mẹ ruột mình ở gần Sân Vận Động PR. Chàng cũng se duyên với cô gái quê MN như Linh. Không ngở bữa cơm chiều hôm ấy là bữa cơm cuối cùng của hai người bạn thân nhau từ hồi còn học sinh.
  Lúc bấy giờ các bạn chàng dẫn chàng lên các máy bay Cessna và cất cánh đại. Họ không cần kiểm tra xăng nhớt, nhiên liệu chi cả. Họ hành động một cách vội vã liều lĩnh để thoát thân. Họ không chịu lái L19 như lệnh trên ban xuống cho các SQKQ này. Họ dọt ra phi đạo qua mặt đài quan sát và bay một mạch luôn. Trong khi đó quân địch bắt đầu pháo kích lai rai vào Phi Trường TSN.  Hỏa tiễn của đối phưong rơi vì vèo ở cuối phi đạo. Cả đám  đang bay nửa chừng thì một trong ba chiếc Cessna của Ngũ -Hiệp –Sĩ tháo chạy, bị trở ngại vì nhớt trong máy bay lên cao quá. Thế là họ phải đáp xuống Căn Cứ Không Quân Đồng Tâm ( CCKQĐT). Bầu trời lúc này thật âm u, ảm đạm, thê lương hết nói. Mây xám giăng khắp ngã. Trời ban ngày mà như buổi chiều sắp tối. Phi Trường cũng bị pháo kích lai rai. Thế là chỉ còn hai chiếc Cessna cất cánh tiếp tục đường bay tới Căn Cứ KQ Bình Thủy(BT) Cần Thơ(CT) do SĐ 4 KQ trấn giữ.
Lúc bấy giờ phi cơ đủ loại lên xuống quá nhiều. Hai chiềc Cessna phải bay qua đảo lại nhiều vòng, ra mật hiệu xin Đài Quan Sát đáp xuống mới vào được Căn Cứ an toàn. Đối phương pháo kích ầm ầm ở cuối phi đạo. Bất ngờ cho cả đám là các SQKQ cao cấp gồm có các Tướng-Tá đang tụ họp tại đây rất đông, Họ bảo là chờ về SG tham dự cuộc họp khẩn trương với các cấp lãnh đạo Bộ QPVNCH (?). Anh em ngạc nhiên nhìn nhau đầy lòng ngời vưc. Ch Tướng TLSĐ4 Không Quân lịnh cho SQ thuộc hạ cấp cho năm người hai phòng để họ có chỗ nghỉ ngơi qua đêm. Họ mệt nhoài sau cuộc hành trỉnh đầy cam go, vất vả vả  hiểm nguy từ SG xuống tới CCĐT. Sau đó, bọn họ rán bay tới  nơi an toàn CCBT/ CT . Rốt cuộc, nơi đây cũng không bảo đảm an ninh chút nào. Mấy hôm nay, sau khi TT NVT cao chạy xa bay, Ông bàn giao cho PTT TVH. cựu nhà giáo thanh liêm nổi danh bậc nhất MN lúc bấy giờ. Mới có mấy hôm thì tình hình đất nườc quá ư thê thảm. Ông Hương lại bàn giao cho ĐT DVM chức Quốc Trưởng lãnh đạo quốc gia. Bất ngờ sáng ngày 30 tháng 4, năm 1975. Tân TT, ĐT DVM, đã kêu gọi toán thể Quân Lực VNCH cũng như viên chức chính quyền MN buông  súng đầu hàng quân Bắc Việt để tránh cuộc đẫm máu thêm nữa vì coi như lãnh thổ VNCH đã bị mất đứt hết ba Quân Đoàn. Vỉ vậy, sáng hôm đó, Linh và bốn ngưới bạn cùng đơn vị, khi thức dậy, trời đã quá trưa. Lúc đó, cà bọn mới vỡ lẽ. Các ông tai to mặt lớn đã lên phi cơ lần lượt dọt qua ngã Thái Lan hết rồi.
   Thế là cả đám liền lên phi cơ Cessna của mình mang xuống đây từ PTTSN. Sau khi  kiểm tra sơ qua sự an toàn của phi cơ, May quá, nhiên liệu còn đù cho chuyên bay đến PT Utapao của Thái Lan (TL).  Phi trường quốc tế này trông hiện đại và rộng lớn hơn PT Cam Ranh cùa VNCH nhiều. Tại đây có chứa  đù loai máy bay. Nào các Khu Trục Cơ. Chiến Đấu Cơ, các loại máy bay thám thình, quan sát U2, loại khổng lồ. Còn có các Pháo Đài Bay B52 chuyên ném bom hạng nặng, sức công phá mãnh liệt, hầu hủy diệt các căn cứ trú quân của Bắc Việt...
    Lúc này, phi cơ họ đang bay qua vủng trời Sa Đéc. Đây là Quê Ngoại của bà xã người hùng. Trước kia, Linh từng củng vợ và con về thăm tình này. Máy bay lượn qua khu phố thân thương nơi ông bà nhạc mẫu và anh em bà con của nàng đang cư ngụ. Tiếng súng xa xa vẫn nỗ ròn. Hình như địch quân đang pháo kích vào các căn cứ quân sự nào đó. Sau này chàng mới rõ là các Tướng Tá KQCCBT đã bay an toàn qua CCKQ UtapaoTL rồi. Cuộc hành trình di chuyển tư Phi Trường CT đến căn cứ KQ Utapao TL , máy bay họ phải bay qua lãnh thổ cùa Kampuchea. Lúc này, quân Khmer Đỏ đã thống trị đất nước đau thương này, Bọn chúng theo Trung Cộng lâu nay. Vỉ vậy chiếc Cessna bọn Lình  đang lái, phải bay ở cao độ và cứ chui vào đám mây trắng đề lẫn tránh tầm quan sát và làn đạn cao xạ của bọn CS Cao Mên. Nếu để chúng trông thấy phi cơ của Mỹ do SQVNCH lái, bay trên không phận của chúng, thì có thề bị chúng bắn rơi. tiêu đời hết cả đám. Họ bay ra vùng biển cả suồt hai giờ liền. Bay ở cao độ rồi chun vào các lùm mây cho tới khi họ bay đến lãnh thổ nước bạn TL. Lại phải vất vả  mất thời gian bay vòng vòng đảo qua, đảo lại nhiều lần. Họ phải thông báo cho Đài QS cùa PT Utapao vì lúc ấy có rất nhiều phi của KQVNCH bay đến xin hạ cánh khần trương, xin tỵ nạn CS. Họ kiểm tra xăng dầu nhiên liệu thi đã gần cạn. Chừng một giờ đồng hồ nữa mà không hạ cánh xuống PT được, thì nguy to. Cả đám cứ lâm râm cầu nguyện. Bạn nào theo Đạo CG thì cầu xin Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Chúa ban phúc lành cho họ tai qua nạn khỏi. Người nào Phật Giáo thi cầu nguyện Trời Phật và Đức Quan Âm Bồ Tát phò trì cho họ đáp máy bay xuống phi đạo an toàn. Cầu xin cho ĐQS nhận ra dấu hiệu “ May day” (S.O.S) khi họ mở” Guard”( Emergency Call) để liên lạc với Đài này của PT Utapao TL. Họ cứ bay qua lại vùng Control Tower của PT . May mà chiếc Radio của  máy bay không  có gì trục trặc. Nếu Radio hư thì coi như phi cơ bị hỏng rồi, Làm sao liên lạc với ĐQS của PT đây? Họ cừ mở đèn Landing Light lắc qua, lắc lại xin đáp xuống phi đạo gấp vì  máy bay của họ sắp cạn hết xăng,  
       Cũng hên, phía sau đuôi của phi cơ Cessna có kẽ to chữ “Cessna 444” nên ĐQS đã nhận ra. Họ liền lên tiếng sau khi bắn trái sáng flare bay vút vào bầu trời xám xít:” Go ahead!” Cả bọn mừng quýnh cho phi cơ hạ cánh tức thì. Máy bay lăn bánh từ từ ( taxi) trên phi đạo. Có chiếc xe nhỏ “ Pick Up” ( Giống loại Truck, nhưng không có thùng xe) chạy ra và hướng dẫn chiếc Cessna từ từ chạy vào chỗ đậu an toàn. Thế là cả bọn hân hoan vô hạn. Có bạn  mừng quá, xúc động rưng rưng dòng lệ. Linh và các bạn đã di tản thành công. Nhưng chàng và các đồng nghiệp cũng cảm thấy bỡ ngỡ, bâng khuâng trong lòng. Những ai có vợ con và người thân còn kẹt lại ở VN, không khỏi lo lắng ưu tư phiền muộn. Họ ngụ tại PT Utapao trong hai ngày, một đêm. Thế rồi một vận tải cơ của US Air Force  bay tới bốc họ và các người di tản khác. đưa về tạm cư tại Đảo Guam trên Thái Bình Dương.
    Chừng bảy hôm sau, có chương trình hồi cư về VN trên tàu VN Thương Tín (TT). Một số người có lẽ vì nghe đài cùa kẻ chiến thắng kêu gọi những ai đã rời xa quê hương, hãy trở vể đoản tụ với người thân, chung sức xây dựng đất nước đang cần sự hổ trợ, góp  sức của mọi người dân VN . Chiêu bài tuyên truyền dụ dỗ tung ra “ Đánh kẻ chạy đi. Không đánh kẻ về lại.” Nghe bùi tai và xiêu lòng, lai rai người làm đơn xin lên tàu này trở lại cố quốc vì còn nguời thân và gia đình vợ con ở đó. Linh cũng làm đơn tỉnh nguyện vể lại VN trên con tàu này. Tuy nhiên, không hiểu tại sao, đơn xin hồi hương của chàng không được các cấp có thẩm quyền cứu xét. Rồi chàng chuyển đến trú ngụ tại Trại Tị Nạn Pandleton Camp của Quân Đoàn TQLC HK ( US Marine Corps). Tạm trú tại đây chừng hai tháng, lại có chiếc tàu VNTT tổ chức về lại VN lần thứ hai. Linh lại làm đơn xin hồi hương đệ nhị lần, vì chàng còn cha già, chú, dì người thân, vợ con. và ba con ở quê nhà. Chàng cảm thấy nhớ họ ghê lắm! Tuy nhiên, không hiểu sao ban phụ trách xét hồ sơ người tị nạn tỉnh nguyện về lại cố quận, lại không xét đơn của chàng.
    Về sau, chàng lại nhờ một người Mỹ bảo trợ mình, làm đơn xin gởi qua Thụy Sĩ ( Chi nhánh của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế ) xét cho về VN đoàn tụ với vợ con và người thân. Lúc đó tình hình VN đã thay đổi, Mỹ và CSVN đã đoạn tuyệt ban giao. Không có ngoại giao đoàn. Hơn nữa có tin tức chính quyền mới lùa các SQ, CS, viên chức chế độ cũ vào các trại giam tập trung cải tạo mút chỉ cà tha. Bị tù lao động khổ sai không có tòa án xét xử chi cả. Còn những người từ tàu VNTT trở về quê hương cũng bị bắt nhốt, tù rục xương như các Ngụy Quân, Ngụy Quyền khác. Thật mâu thuẫn với lời tuyên truyền dụ dỗ những kẻ chạy xa, hãy quay trở về mái nhà xưa với gia đình họ. Hóa ra:” Đánh kẻ chạy đi và đánh luôn kẻ chạy về.” mới đúng.
   Sau này, Linh định cư tại Xứ Cờ Hoa. Những năm đầu sang sống ở Mỹ, kiếm được việc làm để nuôi sống bản thân và gửi quà về giúp đỡ người thân ở VN, không phải là việc dễ gì. Linh còn nhớ lúc đó làm công nhân lao động bằng chân tay tại các Sở Mỹ chỉ có khoảng  $ 2.1 một giờ. Chàng phải rán sức làm hai Job để có tiền gừi về giúp đỡ vợ con ở VN. Chàng vì đồng lương eo hẹp có lúc tự nhũ với lòng mình:
-Nếu có tôn giáo nào ngoài Phật Giáo,( Chàng đang là Phật Tử)  giúp đỡ chàng kiếm được việc làm tốt hơn, một giờ 5 đô la, là chàng tình nguyên theo tôn giáo này ngay.
.    Linh  vì thương vợ con, cứ gửi tiền vể VN đều đặn. Lúc đó chưa có dịch vụ chuyển tiền vể quê hưong như bây giờ. Người quen biết với Linh  ở Mỹ, có thân nhân ở VN giàu có. Họ nhận tiền của Linh, rồi nhắn về người thân của mỉnh ở quê nhà, đem tiền lại  đứa cho vợ chàng. Dĩ nhiên, chàng nhắn vợ là phải chia tiền chàng gửi về cho thân phụ chàng cũng như Bà Dỉ và ông Chú. Ngoài ra, chàng cỏn gữi về VN, lai rai các thùng đồ và thuốc Tây  cho bà xã theo yêu cầu của nàng. Chàng mong nàng có tài chánh để có phuơng tiện tìm cách vượt biên, ngõ hầu vợ chồng, con cái có thể đoàn tụ ờ xứ người. Lúc đó, hàng tháng, chàng cứ chắt chiu gưi qua đường dây bưu điện một thúng đồ và một bao thuốc Tây đắc tiền, ngoài  số tiền chàng gửi cho nàng theo cách thức đã kể ở đoạn trên. Lần nào, nàng cũng báo tin cho chàng ở Mỹ hay là nàng đã nhận đủ. Tính ra số tiền chàng dành dụm gửi về cho vợ con khá lớn. Tuy nhiên, dủ hứa hẹn tìm cách vượt biên, nàng vẫn không làm được.
     Vể việc chia sẻ số tiền chàng gửi về qua tay nàng cho thân phụ và người thân của chàng thì sao? Tính ra trong nhiều năm qua, Linh đã gửi về VN cho vợ con hơn 16 ngàn đồ ( Kể cả mỗi thùng hàng giá cả ngàn đô la Mỹ). Tuy nhiên nàng lấy hết trơn. Không chịu chi cho người thân của chàng đồng xu nào cả. Thế mới đau khổ không chớ? Nói ra, người khác nghe khó tin. Nhưng đó là chuyện có thật. Người bạn kể lại cho tác giả bài viết, khẳng định một câu chắc nịch như đinh đóng cột:
- Tôi xin thề có Trời Phật, Bề Trên chứng giám. Đó là sự thật. Ngày xưa có ông thầy bói xem tử vi tôi bảo rằng: “ Anh có số xuất ngoại  sau này. Mạng anh to, thọ cao, có quới nhơn hộ trì. Nhưng gia đạo và lương duyên bất ổn, chịu nhiều sóng gió, khổ đau.” Tôi thấy lời thầy tướng số đoán đúng.Tôi suýt chết ba lần.
    Khi nghe ông Linh gửi thư trách móc việc sai trái, tham lam, ich kỷ của  vợ, nàng liền cự nự, không nhận ra điều quá đáng, phi đạo đức, nhân nghĩa của mình. Đúng như cổ nhân cò câu:” Tiền tài nhân nghĩa tuyệt”. Nàng la lên:
- Nếu  muốn lo chu toàn cho cha mẹ mình, anh lấy vợ làm gì? Ai bắt buộc anh cưới tôi?
Sau đó Hà chêm thêm một câu làm Linh bất nhẫn vô cùng:
-Mai mốt các con tôi lớn lên, tôi sẽ nói với chúng: “Ba chúng mày chỉ biết lo cho ông Nội của các con. Ông không quan tâm đến các con...”
Thật ra, mãi đến sau này, chàng mới hay biết Ba chàng, ông Chú, bà Dì không nhận chút tiền nào, dủ chàng đã gừi về trước sau, trong nhiều năm qua, một số tiền lớn như thế . Họ vẫn sống trong nghèo đói, túng thiếu và bịnh tật trong một thời gian dài. Lần lượt họ từ trần vì bịnh hiểm nghèo mà không có tiền chạy chữa đúng lúc. Khi Linh phát hiện ra tình trạng tham lam quá đàng của người đàn bà, tuy có nhan sắc nhưng cư xử quá tệ bạc với người thân của mình, thỉ lúc đó đã quá muộn màng. Linh thất vọng vô cùng. Nghe bạn bè sau này qua HK bảo rằng Hà không chung thủy với chồng, cư xử quá bất nhẫn với gia đình chồng. Chàng thù hận bà xã vô cùng. Linh định đoạn tuyệt luôn với Hà. Định không gửi tiền vế VN nữa. Nhưng lại thương yêu ba đứa con nhỏ dại, nên chàng cứ tiếp tục chu cấp tiền hàng tháng cho họ. Sau đó, nàng viết thư nài nĩ chàng lập hồ sơ bảo lãnh vợ con qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Khi biết ông chồng còn hận mình, cứ hỡ hững không chịu tiến hành thủ tục bão lãnh mẹ con nàng qua Mỹ, Hà xuống nước nhiều lần kêu gọi tâm từ bi bao dung của chàng. Trong thư có câu nói nài nĩ ĩ ôi của vợ mà Linh ghi nhớ mãi trong đầu:
- Vì lòng nhân đạo, em xin anh hãy bảo lãnh đem bốn mẹ con em sang HK. Qua tới nơi rổi em sẽ ký giấy ly dị anh. Chúng ta mỗi người mỗi hướng.
  Đôi khi, căm giận sự cư xử tồi tệ của vợ với Cha, Chú và Dì mình. Hà đã làm cho họ chết trong nghèo đói và tật bịnh. Có lúc chàng suy nghĩ và nhũ lòng mình:
- Dục vọng thân xác còn tha thứ được. chứ lòng” vô nhân đạo” thiều tình người” thì không thể nào bao dung khoan hồng được.
 Tuy nhiên, giận mà nghĩ vậy nhưng vì thương các con, chàng cũng bằng lòng tiền hành mọi thủ tục bảo lãnh bốn mẹ con qua Mỹ sau đó, Chàng lại nai lưng lao động chắt chiu tiền bạc gửi về SG, chu cấp cho vợ con. Có lúc gừi mỗi tháng cả ngàn đô và một thùng đồ cho vợ con để họ có tiền chuẩn bị ra đi. Bất ngờ vào nhửng ngày sắp lên đường. Hà còn nhắn, đòi chàng phải gửi về cho nàng năm cây vàng. Lúc đó giá mỗi cây vàng là năm trăm đô la Mỹ. vị chi là nàng đòi gừi cho nàng 2500 Mỹ Kim, mặc dù mẹ con nàng sắp sửa lên máy bay qua HK. Thật hết ngõ nói.
 Sau đó, mẹ con qua Mỹ và gia đình đoàn tụ từ ấy, Chàng vẫn từ tế với Hà dủ là bề ngoài thôi. Sự thù hận còn âm ĩ trong lòng, khó mà nguôi ngoai được. Chàng vẫn vồn vã yêu thương tử tế với các con. Tuy nhiên chúng chỉ biết nghe lởi Mẹ mình thôi. Có lẽ chúng đã sống với thân mẫu của mình tử bé đến lớn, nên tình mẫu tử đã thâm sâu trong huyêt quản chúng. Cón người cha thỉ sống xa cách chúng cả nửa vòng trài đất trong nhiều năm. Chúng lại nghe lời đường mật, chia rẽ tình cha con giữa ông và chúng. Bà cứ nói ra. Nên chúng cứ đứng về phe Mẹ mình thôi. Cái đau khổ nhất của ông Linh là khi ông đã bảo lãnh và đứa mẹ con qua Mỹ, dù sống chung một mái nhà, dủ ông nuôi dưỡng chúng, cho chùng ăn học, lo cho chúng mọi thứ,  chúng vẫn theo Mẹ mình và tỏ ra không mấy thiện cảm với Bố mình. Có lúc ông buồn tủi vô cùng. Ông cứ kêu trời không thấu:
- Hoàng Thiên trên cao có thấu cho hoàn cảnh đau khổ của tôi không? Hỡi Đấng Cao Xanh có mắt không? Xin trông xuống mà coi!
Rồi ông cứ thỉnh thoảng lẩm nhẩm trong miệng:
- Linh ơi là Linh! Mày quả có vận đen như đêm ba mươi !
Khi được tin một đồng hương, cũng là ngưởi quen trước kia của mình, đang ở một tiểu bang thuộc Miền Đông Nam HK, có cùng cảnh ngộ tương tự như mình, ông Linh cũng bớt đi nỗi phiền muộn khổ đau. Ông đã có đồng minh. Anh ta là SQCS trước kia. Trong  khi ông đang ở tù, sau ngày MNVN bị sập tiệm, bà vợ ở nhà dang díu với một cán bộ cầm quyền. Hai người chia tay. Anh ta bỏ Trà Vinh về PR sống với cha mẹ. Anh gán ghép với một cô khác có nhiều tiển. Chàng cần đi Mỹ, diện HO. Còn Nàng đã ly dị chồng, cần sang Vùng Đất Hứa, Vủng Thiên Đàng Trần Tục. Kết quả con chung ( con mua làm giấy tờ già) và con em được ra đi. Còn ba đứa con riêng của chàng với bà xã dễ thương vừa kể trên, đã có tình nhân khác, bị Phái Đoàn Mỹ bác, vì hộ khầu của chúng mới nhập về PR. Anh ta qua xứ HK cày bá thở cào cào. Anh lo  luật sư khiếu nại với Sở Di Trú HK. Sau cùng chúng cũng qua Mỹ đoàn tụ với Bố ruột của mình. Thời gian đầu cha con ở chung mái nhà. Ông nuôi chúng ăn học. Có nghề ngỗng xong chúng ra ở riêng, lo làm ăn và lạnh nhạt với người cha đã tứng đỡ đần, vất vả, bảo bọc chúng nên người lâu nay. Bây giờ, chúng chỉ biết làm gửi tiền về VN nuôi Mẹ thôi. Cha con ruột thịt mà xa cách dài dài. Hầu như chúng chi biết có Mẹ thôi, dủ lỗi hoàn toàn làm gẫy đổ mái ấm gia đình trước kia do Mẹ mình gây ra. Thế có bất công không chớ ?  
    Sau một năm chung sống với Hà. Linh tiến hành thủ tục ly dị vì không thể kéo dài tình trạng lạnh nhạt, hờ hững giữa cặp vợ chồng dị biệt nhau nhiều mặt nữa. Không thề đóng kịch mãi với người đàn bà đã làm con tim của chàng trơ cứng như đà khi nằm bên nhau vì lỗi lầm của nàng quá lớn. Nó gây một dấu ấn ghi khằn trong tim óc chàng, khó mà phai nhòa được. Linh thuộc hạng người nặng về tình cảm, nhưng rất cương quyết khi giải quyềt một vấn đề nào đó. Chàng không bao giờ chịu lùi bước. Không bao giờ chịu cảnh : “ Cố đấm ăn xôi” dù đó là xôi gấc đi nữa. Ở Mỹ việc ly dị quá dễ dàng, Phải thì chung sống. Không phải thì chia tay.
                “ Anh đi đường anh, tôi đường tôi
                  Tình nghĩa đôi ta có thế thôi!
                   Đã quyết không mong sum hợp mãi
                   Động lòng chi nữa  lúc chia  phôi” ( Thế Lữ)  
Theo thống kê, có hơn 65 %  gia dình phu thê chia tay mỗi năm tại Mỹ. Tại xứ sở tự do dân chủ và giàu mạnh nhất thế giới này, việc vợ chồng ly dị nhau, cứ xảy ra dài dài. Càng văn minh tiến bộ về khoa học, y tế, phát triền kinh tế, văn hóa. xã hội, nhưng tình người càng xa cách lạnh lùng, đạo đức luân thường càng sa sút. Chủ nghĩa vật chất cứ lấn lướt, che lầp hết các giá trị về đạo đức và tinh thần trong xã hội, chỉ bíết có đồng tiền. Giá trị con người tính bằng đô la.  
   Lúc bấy giờ, hai vợ chồng Linh- Hà đã bái bai nhau. Các con nhỏ đều theo Mẹ chúng. Ông Linh phải cấp dưởng cho vợ cũ một thời gian và tiền Child Support cho các con đến khi 18 tuổi, như Luật Pháp HK quy định.
   Chàng lại sống cu ki một mình như hồi mới sang định cư tại Mỹ nhiều năm trước kia. Thỉnh thoảng chàng đi thăm các con. Chàng cay đắng, ngậm ngùi, xót thương cho số phận hẩm hiu, bất hạnh vể đường tình yêu hôn nhân và mái ấm gia đình của mình. Trong cảnh nước mất vừa qua, nhiều gia đình MNVN tị nạn tại xứ Cờ Hoa vẫn đoàn tụ hạnh phúc. tổ ấm an vui ềm đềm. Rõ ràng là “ Nước mất, nhưng nhà không tan” Còn chàng thì vẫn cu ki một hình, một bóng, lang thang nơi đất khách quê người. Quả là “ Vận đen về lương duyên vợ con đã chiếu cố chàng một cách tận tình, bi thảm”. Đúng là “ Nước mất nhả tan”    
    Rồi chàng kỳ ngộ với cô gái Bắc Hà trẻ trung hiền dịu. Nàng cũng lao đao lận đận về tình yêu và hôn nhân. Nàng tỏ ra mến mộ cựu Quan Ba Tàu Bay Linh hết mực. Thế là hai bên đã se duyên phu thê từ đó. Nàng sanh cho chàng một Hoàng Nam. Gia đình rất hạnh phúc. Đúng là : “ Sông có khúc, người có lúc”. “ Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai”. Chàng thắm thía lởi nói của người xưa”  Vợ chồng do duyên tiền định mà thành” “ Tu nhiều kiếp mới thành tri ậm, tri kỷ, bạn vàng” . Không phải do ngẫu nhiên mà thành phu thê hay bằng hữu.  Linh nhớ lời nói của một nhà văn:“ Đời như một vỡ kịch không có màn cuối”.  
Cuộc sống vốn ngắn ngủi, Trăm năm trôi đi như một giấc mộng.. Không ai trên cõi trần tục đầy khổ đau và hệ lụy này, có thể biết trước những biến chuyển đổi thay bất ngờ trong cõi đời vốn vô thường và giả tạm này.                                                
                     ooo  

Lúc bây giờ bà Hương, nguời vợ kế,  đang âu yếm nhìn bạn Tri Âm đã tỉnh táo. Ông đã được hiền thê xông hộ và lau hết mồ hôi tuôn xối xả đầy người. Ông đã ăn cháo hành tiêu cùng uống thuốc cảm cúm. Nhờ bà xã săn sóc tận tính, ông thấy khỏe nhiều. Nàng âu yếu đưa bàn tay thon nhỏ nổi gân xanh lên sờ trán chồng. Bà nhìn ông cười tươi chan chứa hạnh phúc mái ấm gia đình. Nụ cười duyên dàng dễ thương chi lạ! Nụ cười làm nổi bật hai núm đồng tiền trên đôi má mịn màng hồng hào của nàng. Chính nụ cười này  đã từng làm mê  mệt ai kia, cách đây gần nửa thế kỷ. Chàng sung sướng kéo tay nàng lại gần. Hương nhỏng nhẻo, nũng nịu, thỏ thẻ như hồi hai ngưới mới yêu nhau:
  - Anh kỳ quá hà! Làm như mình còn trẻ lắm!    
Rồi hai vợ chồng cao niên, cươi`xòa vui vẻ thích thú vô cùng, Không biết cuộc sống tương lai của minh sau này sẽ ra sao. Nhưng cứ yên tâm vui sống với hiện tại cho lòng thanh thản, nhẹ nhàng, an lạc trong tuổi vàng của kiếp nhân sinh. Hiện nay chàng đã không còn giận hờn gì bà Hà nữa. Mỗi người có cuộc sống riêng tư từ lâu nay. Các con Ông cũng đả lớn khôn thành gia thất hết rồi, Ông vốn có lòng khoan dung, đại lượng, cởi mở và tin vào luật nhân quả. Luật Quả Báo Luân Hồi của Nhà Phật.  Có thể kiếp trước Ông mắc nợ Bà, nên kiếp này Ông phải trả chăng? Bất chợt Ông Linh ngâm khẻ như để tự an ủi mỉnh và đề giừ thân tâm bình thản nhẹ nhàng như mọi khi:
            “ Ta đến rồi đi như cánh bướm
              Trần gian này một cụm hoa thôi.
              Thấy chăng ngọn gió vô tình thổi
              Tan loãng từng không với nắng trời ?.” ( Nhất Tâm)

                             MINH KHÁNH

                               
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân