TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Annie



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 2432

Bài gửiGửi: Mon Dec 10, 2007 12:41 am    Tiêu đề: ĐẠO GIÁO - ĐẠO LÃO

ĐẠO GIÁO - ĐẠO LÃO

Đạo Giáo Tam ThánhĐạo giáoGiáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này. Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia

Đạo giáo là một trong Tam giáo tồn tại từ thời Trung Quốc cổ đại, song song với Nho giáo và Phật giáo. Ba truyền thống tư tưởng nội sinh (Nho-Lão) và ngoại nhập (Phật) này đã ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác biệt nhưng cả ba giáo lí này đã hoà hợp thành một truyền thống. Ảnh hưởng Tam giáo trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá vượt khỏi biên giới Trung Quốc, được truyền đến các nước Đông Nam Á lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lí.

Vì xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và sự khó phân ranh rõ ràng với những tôn giáo khác nên người ta không nắm được số người theo Đạo giáo. Đặc biệt có nhiều người theo Đạo giáo sinh sống tại Đài Loan, nơi nhiều trường phái Đạo gia đã lánh nạn Cách mạng văn hoá tại Trung Quốc lục địa.

Mục lục
1 Xuất xứ
1.1 Lão Tử và Đạo Đức kinh
1.2 Trang Tử và Nam Hoa chân kinh
2 Đạo giáo như một hệ thống triết học
2.1 Ngoài đề: triết học Đạo giáo so với tín ngưỡng Đạo giáo
2.2 Khái niệm Đạo
3 Luân lí Đạo giáo
4 Đạo giáo như một tôn giáo
4.1 Quan hệ với Phật giáo
4.2 Thiên sư đạo
4.3 Sự phát triển thành một tôn giáo quần chúng
4.4 Đạo gia khí công
4.5 Chính Diêu Phái
4.6 Thái Dược Phái
5 Đạo giáo tại Trung Quốc
6 Đạo giáo tại phương Tây
7 Tài liệu tham khảo
8 Xem thêm
9 Liên kết ngoài


Xuất xứ
Người ta không biết rõ Đạo giáo khởi phát lúc nào, chỉ thấy được là tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Đạo giáo thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu ( 1040-256 trước CN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành thuyết về năng lượng, chân khí thuyết âm dương và Kinh Dịch .Nhưng, ngoài chúng ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử. Việc tu luyện đạt trường sinh có bắt nguồn có lẽ từ những khái niệm rất cổ xưa, bởi vì trong Trang Tử Nam Hoa chân kinh, một tác phẩm trứ danh của Đạo giáo thế kỉ thứ 4 trước CN thì các vị tiên trường sinh bất tử đã được nhắc đến, và đại diện tiêu biểu cho họ chính là Hoàng Đế (Vị đế thời thượng cổ tên là Hoàng, xin đừng nhầm với tước vị hoàng đế) và bà Tây Trì Vương mẫu những hình tượng đã có trong thời nhà Thương thiên niên kỉ thứ hai trước CN.


Lão Tử và Đạo Đức kinh
Bài chi tiết: Lão Tử và Đạo Đức kinh
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được là đã thật có một triết gia tên Lão Tử hay không. Các Đạo gia cho rằng, chính ông là tác giả của bộ Đạo Đức kinh. Tiểu sử của ông bị huyền thoại vây phủ và vì vậy gây nhiều tranh luận trong giới học thuật. Tương truyền ông sống thời Chiến Quốc, thế kỉ thứ 6 trước CN, một thời kì được đánh dấu bằng chiến tranh và loạn li. Nhưng thời này cũng được xem là thời vàng son của triết học Trung Quốc vì nhiều nhà tư tưởng đã tìm cách giải hoá vấn đề làm sao để an dân lập quốc. Do đó mà người sau cũng gọi thời kì này là thời của Bách gia chư tử—"hàng trăm trường phái". Đạo Đức kinh hàm dung những tư tưởng này, hướng đến những nhà cầm quyền và cách tạo hoà bình.

Đạo Đức kinh cũng được gọi dưới tên của tác giả, là Lão Tử. Trong dạng được truyền ngày nay thì nó bao gồm hai quyển với tổng cộng 81 chương. Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức. Tuy nhiên, Đạo Đức kinh không là một bộ kinh có một kết cấu lôgic của một thế giới quan, mà chỉ là một tập hợp của những ngạn ngữ huyền bí, tối nghĩa, dường như nó muốn người đọc phải tự lí giải một cách chủ quan. Chính vì vậy mà người ta tìm thấy hàng trăm bản chú giải, hàng trăm bản dịch của bộ Đạo Đức kinh này.

Trang Tử và Nam Hoa chân kinh
Bài chi tiết: Trang Tử và Nam Hoa kinh
Bộ Trang Tử Nam Hoa chân kinh thì được viết với một phong cách hoàn toàn khác. Tác phẩm này được biên soạn ở thế kỉ thứ 4 trước CN và tương truyền tác giả là Trang Tử (vì vậy mà tên ngắn của tác phẩm này cũng là Trang Tử, tên tác giả). Trong Nam Hoa kinh, thể tính của Đạo được miêu hoạ qua những ngụ ngôn, những mẩu chuyện hàm dung những cuộc đàm thoại triết học. Trang Tử lấy nhiều điểm được nhắc đến trong Đạo Đức kinh làm chủ đề, nhưng lại bài bác những điểm khác một cách rõ ràng. Ví dụ như Trang Tử không hề nhắc đến việc nhắc nhở những nhà cầm quyền an quốc trị dân. Một chân nhân vô sự, lìa thế gian là người lí tưởng trong tác phẩm này. Như trường hợp Đạo Đức kinh, việc xác nhận tác giả của tác phẩm này cũng là một điểm tranh luận lớn. Mặc dù Trang Tử được xem là một nhân vật lịch sử nhưng theo những nhà nghiên cứu sau này thì tác phẩm Nam Hoa chân kinh phần lớn có lẽ được các đệ tử sau này biên tập.

Trong thời Lão Trang, người ta không thấy dấu tích của một tổ chức hay cơ cấu triết học hoặc tôn giáo nào có thể được gọi là Đạo giáo. Chỉ còn một vài tác phẩm hàm dung tư tưởng Đạo giáo được lưu lại, tôn vinh là Thánh điển khi Đạo giáo dần dần hình thành. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau là những tác phẩm này đã được phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với những phương pháp tu tập tôn giáo và tín ngưỡng.


Đạo giáo như một hệ thống triết học

Ngoài đề: triết học Đạo giáo so với tín ngưỡng Đạo giáo
Sự phân biệt triết học Đạo giáo và tín ngưỡng Đạo giáo là một cách nhìn từ phương Tây và về mặt khái niệm thì nó cũng không đủ rõ ràng. Nó có vẻ như là một phương tiện của nền Hán học châu Âu, được áp dụng để có thể nắm bắt và miêu tả được những khía cạnh lịch sử Đạo giáo lâu dài một cách dễ dàng hơn. Nhìn kĩ thì người Trung Quốc cũng đã có sự phân biệt vi tế trong cách gọi tên trào lưu này. Khi dùng từ Lão Trang hoặc Đạo gia người ta liên tưởng đến khía cạnh triết học và từ Đạo giáo hoặc Hoàng Lão được dùng để chỉ đến khía cạnh tín ngưỡng tôn giáo. Tuy vậy, Đạo giáo cũng là một hiện tượng nhiều khía cạnh như những tôn giáo khác. Trong dòng thời gian hơn hai nghìn năm qua, nhiều hệ thống và chi phái rất khác nhau đã được hình thành. Do vậy mà sự phân biệt giữa triết học và tôn giáo ở đây là một sự giản hoá quá mức và trong giới học thuật người ta cũng không nhất trí có nên phân biệt như vậy nữa hay không, bởi vì nó không tương thích với sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu.

Mặc dù vậy, hai khái niệm đối xứng bên trên cũng mang đến một ích lợi nhất định vì chúng hỗ trợ bước đầu phân tích Đạo giáo. Nhưng ta nên nhớ là sự việc phức tạp hơn là sự phân biệt đơn giản trên có thể lột toát được hết.

Khái niệm Đạo
Tên Đạo giáo xuất phát từ chữ Đạo, một danh từ triết học Trung Hoa đã được dùng rất lâu trước khi bộ Đạo Đức kinh xuất hiện, nhưng chỉ đạt được tầm quan trọng đặc biệt, phổ cập trong văn bản này. Đạo ban đầu có nghĩa là "con đường", những ngay trong tiếng Hán cổ đã có nghĩa "phương tiện", "nguyên lí", "con đường chân chính". Nơi Lão Tử, danh từ này được hiểu như một nguyên lí cơ sở của thế gian, xuyên suốt vạn vật. Theo kinh văn, Đạo là hiện thật tối cao, là sự huyền bí tuyệt đỉnh (chương IV):


Đạo xung nhi dụng chi hoặc bất doanh. Uyên hề, tự vạn vật chi tông.
Đạo trống không, nhưng đổ vào mãi mà không đầy. Đạo sâu thẳm, dường như là tổ tông của vạn vật.
Đạo là đơn vị tối sơ, nguyên lí của vũ trụ và là cái tuyệt đối. Vạn vật xuất phát từ Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra, tương tự như nguyên tắc tự nhiên, nhưng Đạo lại chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là nguồn gốc và sự dung hoà tất cả những cặp đối đãi và như thế, không thể định nghĩa được. Đạo là Vô danh, như câu đầu của bộ kinh này cho thấy:

Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh.
Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu.
Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật sự.
Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật.
Về mặt triết học thì Đạo có thể được xem là siêu việt mọi khái niệm vì nó là cơ sở của tồn tại, là nguyên nhân siêu việt và như vậy, là tất cả, bao gồm tồn tại và phi tồn tại. Trên cơ sở này thì ta không thể luận đàm, định nghĩa được Đạo vì mỗi định nghĩa đều có bản chất hạn chế. Nhưng Đạo lại là cả hai, là sự siêu việt mọi hạn lượng mà cũng là nguyên lí bên trong trong vũ trụ. Cái Dụng của Đạo tạo ra âm dương, nhị nguyên, những cặp đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của âm dương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng.


Luân lí Đạo giáo

Đạo giáo như một tôn giáo
Sự khác biệt giữa Đạo giáo triết học và Đạo giáo tôn giáo - được dùng ở đây vì những nguyên nhân thực tiễn - có thể được hiểu như sau: Đạo giáo triết học theo lí tưởng của một Thánh nhân, thực hiện Đạo bằng cách gìn giữ một tâm thức nhất định, trong khi Đạo giáo tôn giáo tìm cách đạt Đạo qua việc ứng dụng những phương pháp như Tĩnh toạ (Khí công, Thái cực quyền), sự tập trung cao độ, thiết tưởng (visualization), hình dung, thuật luyện kim, nghi lễ và huyền học để tạo một thế giới vi quan từ thân tâm - một ánh tượng của đại vũ trụ - và qua đó đạt được sự hợp nhất với vũ trụ.

Thời điểm đầu tiên được xác nhận của Đạo giáo như một tôn giáo là năm 215, khi Tào Tháo chính thức công nhận trào lưu Thiên sư đạo như một tổ chức tôn giáo.

Nhiều trường phái Đạo giáo tìm cách tu tập đạt trường sinh bất tử. Chúng có lẽ xuất phát từ các phép tu thuộc Tát-mãn giáo và sự sùng bái trường sinh bất tử và được hoà nhập với nhánh Đạo giáo triết học sau này.

Tất cả các trường phái Đạo giáo đều nỗ lực tu tập để trở về nguồn, được miêu tả bằng những thuật ngữ Đạo giáo như .........


Quan hệ với Phật giáo
Phật giáo đến Trung Hoa trong thế kỉ thứ nhất sau CN, trong một thời đoạn mà giới tri thức ở đây khát khao tiếp nhận, nhưng lại mang theo những điểm khó dung hoà. Với tư cách của một tôn giáo đề cao sự giải thoát một cách khắt khe, Phật giáo chủ trương triết học siêu hình và nhận thức học với những điểm trung tâm là chân lí kinh nghiệm bản thân, kiến thức cần có trước, một tín tâm được thể hiện rõ ràng, một cơ sở tâm lí học chuyên chú đến niềm tin đặt nền tảng trên lí giải (sa. hetu, en. reasoning) như một khả năng tự nhiên của loài người - và dĩ nhiên, một tấm lòng tin tưởng. Những điểm này không thu hút được giới tri thức Trung Hoa và cơ sở luận bàn duy nhất có thể "tuần hoá" hệ thống ngoại lai này là huyền học .được các Tân Đạo gia (sau thế kỉ thứ 2) đề xướng. Huyền học chuyên chú vào ý nghĩa siêu hình của tồn tại và phi tồn tại (hữu vô), và hệ thống này lại tương quan mật thiết với khái niệm Niết-bàn trong Phật giáo. Nếu Niết-bàn đối lập Luân hồi thì nó là một trạng thái phi tồn tại hay tồn tại? Niết-bàn là thành tựu tối cao của một vị Phật, là biểu thị của Phật tính.

Tuy nhiên, Phật giáo được trang bị với một nghịch thuyết (paradox) rất có thể đã gây cảm hứng đến các Đạo gia, đó là sự nghịch lí của lòng tham ái Luân hồi - hay nói cụ thể hơn - sự tái sinh làm người được xem như là kết quả của tham ái và Niết-bàn chỉ có thể được thực hiện khi hành giả đã buông xả tham ái. Nhưng như vậy có nghĩa là, để thành tựu Niết-bàn, hành giả cũng phải lìa bỏ lòng ham muốn thành tựu nó. Cách lập luận này cho thấy ý nghĩa tinh tế của hình tượng tiêu biểu trong Phật giáo Đại thừa là Bồ Tát, một người đã đạt những điều kiện tiên quyết để chứng ngộ Niết-bàn, nhưng vẫn lưu lại Luân hồi để cứu độ chúng sinh. Nhánh Đại thừa của Phật giáo được phổ biến rất thành công tại Trung Hoa vì giáo lí của trường phái này - mặc dù chỉ được thể hiện một cách ám thị - hàm dung một cái nhìn bình đẳng: Tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật, tương tự trường hợp ai cũng có thể thành một Đạo gia hoặc một Nho gia.

Nhánh triết học Phật giáo gây ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Hoa là Trung quán tông), giải đáp vấn đề bản chất của Niết-bàn hoặc Phật tính bằng cách không giải đáp. Niết-bàn được thực hiện bằng một loại trí huệ đặc biệt, bất khả thuyết, bất khả tư nghị (Bát-nhã, Bát-nhã-ba-la-mật-đa). Và đây cũng là điểm thúc đẩy sự hoà nhập của khái niệm Đạo và Niết-bàn cũng như sự kết luận "Niết-bàn và Đạo là một".

Hai trường phái Phật giáo quan trọng với vũ trụ quan có điểm tương đồng với Tân Đạo gia là Thiên Thai tông và Hoa Nghiêm tông. Thiên Thai tông chủ trương "một niệm phát sinh tam thiên đại thiên thế giới xuất hiện" và Hoa Nghiêm tông nhấn mạnh đến khía cạnh "Lí sự vô ngại" và "Sự sự vô ngại". Sự tương tác, xuyên suốt của vạn vật chính là sự thể hiện của Phật tính.

Tông phái có nhiều điểm tương đồng với Đạo giáo nhất là Thiền tông. Thành phần Đạo giáo của Thiền có thể được hiểu rõ hơn khi tham chiếu lại nghịch lí "tham ái". Lão tử nói: Ai thường không có ham muốn (dục) thì thấy được cái huyền diệu (của Đạo), ai ham muốn thì chỉ thấy những cái nhỏ nhặt ( Đạo Đức kinh I). Nếu hành giả Phật giáo lìa bỏ tham ái để đạt Niết-bàn thì phải quên cả hai, Niết-bàn và Luân hồi. Và sự kiện này lại tương ưng câu giải đáp bí ẩn dành cho bản chất Niết-bàn cũng như nhấn mạnh lần nữa sự đề cao cách thực hành của Thiền tông "ngay lúc này, ngay đây", sự trực nhận "tất cả chúng sinh bản lai là Phật".

Việc từ khước lí thuyết Phật giáo của các Đạo gia được tiếp nối bởi một đặc điểm khác: Nhấn mạnh sự hấp thụ hoàn toàn vào thực hành trên một cấp bậc cao. Thiền tông Trung Hoa lập cơ sở chủ yếu trên quan điểm Đốn ngộ, nghĩa là "giác ngộ ngay lập tức", và như thế, Thiền tông phản bác tất cả những quá trình tu tập: "Bạn không thể đến gần hơn - chính vì Bạn đang ở ngay trong Đạo".

Điểm tương đồng giữa Đạo giáo và Thiền tông được minh hoạ rất hay trong Công án thứ 19 của tác phẩm Vô môn quan và Triệu Châu Chân Tế Thiền sư ngữ lục. Thiền sư Triệu Châu Tòng Thẩm hỏi Nam Tuyền Phổ Nguyện:

Sư hỏi Nam Tuyền: "Thế nào là Đạo?"
Nam Tuyền đáp: "Tâm bình thường là Đạo."
Sư hỏi: "Có thể hướng đến được không?"
Nam Tuyền đáp: "Nghĩ tìm đến là trái."
Sư lại hỏi: "Chẳng nghĩ suy thì làm sao biết Đạo?"
Nam Tuyền đáp: "Đạo chẳng thuộc về hiểu biết hay không hiểu biết. Biết là vọng giác (khái niệm), không biết là vô kí (vô minh). Nếu thật đạt Đạo thì không còn nghi ngờ, như hư không thênh thang rộng rãi, đâu thể cưỡng nói là phải là quấy."
Sư nhân nghe lời này lập tức ngộ được huyền chỉ, tâm sư sáng như trăng tròn.

Thiên sư đạo

Trương Đạo Lăng.Tổ chức Đạo giáo đầu tiên xuất hiện trong thế kỉ thứ hai sau CN, khi Trương Đạo Lăng
khởi xướng phong trào Thiên sư đạo
tại tỉnh Tứ Xuyên năm 142. Có lẽ Trương Đạo Lăng đã bắt chước theo Phật giáo và thâu nhiếp các thành phần của Toả-la-á-tư-đức giáo
Trong phái mang tên Ngũ Đẩu Mễ Đạo
- gọi theo số gạo đồ đệ phải nộp để gia nhập - người ta tìm thấy những yếu tố, tư tưởng cứu thế chủ và cách mạng: Vương triều Hán nên bị lật đổ để Thiên sư Trương Đạo Lăng cai trị và thời đoạn cuối của thế giới bắt đầu.


[sửa] Sự phát triển thành một tôn giáo quần chúng

Đạo gia khí công

I. Nguồn gốc khí công của các phái đạo gia khí công Trước thời Ðông Hán (58 A.D) bộ môn khí công được chia làm hai loại và phương pháp luyện tập hầu như chưa nhuốm màu sắc tôn giáo như vào những thời đại sau này. Một loại được các môn đồ của Lão giáo và Khổng giáo thường xuyên luyện tập nhằm mục đích dưỡng sinh, bảo tồn sức khỏe; loại khác được sử dụng bởi Y-gia trong việc điều trị dưới những hình thức như châm, cứu, án, ma, kết hợp với nhiều động tác để điều chỉnh, quân bình khí huyết hoặc để chữa trị bệnh tật. Sau này khi Phật-giáo được du nhập vào Trung-quốc, một số những kỹ thuật khí công từng được luyện tập bên Ấn Ðộ cũng bắt đầu được lưu truyền tại Trung-hoa. Ðặc biệt vì vua chúa Hán triều đa số là những Phật tử thuần thành, nên Phật-giáo nghiễm nhiên trở thành một tôn giáo chính, nhờ thế nên các chư tăng đã có cơ hội học hỏi một số phương pháp luyện tâm, định thần. Tuy nhiên vì trở ngại về giao thông và truyền thống nên họ đã không thu thập được toàn bộ các phương pháp nói trên.

Hơn nữa, trong khoảng gần năm thế kỷ Phật-giáo được phổ biến ở Trung-quốc, chỉ có hai vị cao tăng của Phật-giáo Ấn Ðộ được mời sang thuyết giảng về Phật học. Theo sử sách, vị thứ nhất là Pao Jaco (Mỹ-Lệ Phật) và vị thứ nhì là Bồ-Ðề Ðạt-Ma. Tình trạng này đưa đến hậu quả là các tăng ni Trung-quốc hoàn toàn học hỏi, nghiên cứu triết học, giáo lý Phật-giáo qua kinh điển, chứ không được trực tiếp truyền thụ bởi những bậc thầy uyên thâm về kiến thức cũng như về kinh nghiệm tu tập. Nên từ đó những cách thức tu luyện của các giáo sĩ Phật-giáo Trung-quốc đã hoàn toàn khác biệt với giáo sĩ Phật-giáo Ấn-Ðộ. Họ quan niệm rằng phần tâm linh là chính, xác thân là phụ, nên chỉ chú trọng vào việc tôi luyện tinh thần, mà sao lãng phần thể xác. Thêm vào đó, vì chế độ dinh dưỡng thiếu quân bình nên đa số các sư sãi Trung-hoa thời bấy giờ nếu không bệnh hoạn thì cũng yếu kém về thể lực. Tình trạng bi đát này tiếp tục kéo dài mãi cho đến khi Ðạt-Ma sư tổ đặt chân lên đất Trung-hoa vào năm 527 A.D. dưới triều nhà Lương.

Ðạt-Ma sư tổ ra đời vào khoảng 483 A.D., Ngài nguyên là hoàng tử của một tiểu quốc thuộc miền nam Ấn-Ðộ, sau thoát tục trở thành tăng sĩ thuộc hệ phái Mahayana, thường được xem là một vị Bồ-Tát chuyên cứu độ chúng sanh. Theo sự thỉnh cầu của Lương Ðế, năm 527 Ngài đến Trung-hoa để thuyết pháp. Về sau khi thấy nhà vua và triều đình không đồng ý với những tư tưởng Ngài truyền bá, Ngài đã lui về ẩn thân ở Thiếu-Lâm tự. Tại đây, nhận thấy đa số chư tăng đều ốm yếu và bệnh hoạn, Ngài đã trao tặng họ hai bộ Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công, là những phương pháp tu luyện khả dĩ giúp họ thăng tiến trên đường tu tập. Dịch-Cân kinh hướng dẫn các sư tăng làm cách nào để gia tăng thể lực, thay đổi bản chất từ yếu đuối suy nhược đến chỗ tráng kiện. Phương pháp này đã giúp học sau một thời gian luyện tập không những sức khỏe được hồi phục, còn tăng cường thể lực. Hơn nữa khi phối hợp những kỹ thuật của Dịch-Cân kinh với võ thuật, những chiêu thức cũ bỗng trở nên vô cùng dũng mãnh và lợi hại. Riêng môn Tẩy-Tủy công là một phương pháp "rửa" sạch chất tủy, gia tăng số lượng hồng huyết cầu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời trì hoãn lại sự già nua của các tế bào, nhưng quan trọng nhất là những ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, giúp họ trong việc an định tinh thần, là phần tối quan trọng trong tiến trình tu tập để đạt đến sự giác ngộ. Vì những môn công phu này rất cao về phần lý thuyết và khó luyện tập, nên mỗi thế hệ sư tăng chỉ có một số ít cao đồ được bí mật truyền dạy và thành đạt.

Cũng vào thời gian này, một tôn giáo khác được khai sinh lấy danh xưng là Ðạo-giáo. Người khai sáng ra tôn giáo này là Học-sĩ Trương Ðạo Lăng. Ông học được phép trường sinh bất lão, vào đất Thục ngụ ở núi Hạc-Minh soạn ra bộ Ðạo thư gồm 24 chương và chuyên làm bùa để trị bệnh. Ông đã kết hợp nền triết học cổ truyền của Lão giáo với giáo lý Phật-giáo như những thuyết về kiếp số, những luật khai độ để lập thành Ðạo-giáo. Chúng ta cũng đừng quên rằng: trước khi Ðạo-giáo ra đời, các học sĩ Lão-giáo đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ về trước, vì thế phương thuật thiền định khí công của họ đã đạt đến trình độ thượng thừa, nên dù sau này khi Phật-giáo đã được dung hòa với Ðạo-giáo, chỉ có một số ít những phương pháp tập luyện được biến cải. Còn về mặt thể lực, vì đồng quan điểm với Phật-gia, nên Ðạo-gia cũng không mấy quan tâm và chú trọng.

Vào giai đoạn này, sự liên hệ giữa hai giáo phái trở nên rất mật thiết, nên sau khi Ðạt-Ma sư tổ qua đời, Ðạo-gia dần dà cũng nắm được những bí kiếp luyện khí công của Phật-gia. Chỉ vài trăm năm sau, môn Dịch-Cân Kinh hầu như đã được truyền bá rất rộng rãi trong giới Ðạo-gia. Ðến đời nhà Tống (960 A.D.), Thái Cực quyền, một môn nội đan khí công chú trọng đến việc luyện khí được sáng tác bởi Ðạo-sĩ Trương-Tam-Phong trên núi Võ Ðang, đã biến địa danh này trở thành trung tâm điểm của Ðạo-giáo và phái Nội-Ðan khí công. Trong khi đó Thiếu-Lâm tự thường được coi là nơi có nhiều thẩm quyền hơn về môn Ngoại-Ðan khí công.

Riêng về môn Tẩy-Tủy công tưởng đã bị thất truyền, cơ may xảy ra dưới thời nhà Thanh (1644-1912 A.D.) khi cả Phật-gia lẫn Ðạo-gia đều góp phần vào công cuộc lật đổ triều đại này. Ðể đàn áp và trả thù, rất nhiều đạo sĩ, tu sĩ đã bị bắt bớ, tù đầy, giam cầm, khủng bố và sát hại; số lượng chùa chiền, lăng tự bị quan quân nhà Thanh đốt phá cũng không ít (điển hình là trường hợp chùa Thiếu-Lâmm, núi La-Phù). Một số Ðạo-sĩ, cao tăng may mắn đào thoát được, và để tiếp tục kháng chiến họ bắt đầu truyền dạy những tuyệt kỹ của môn Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cho dân gian. Nhờ vậy cả hai bí kiếp này vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Ðạo-Gia Khí Công

Cùng quan niệm như Phật-gia, Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến. Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập. Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế. Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn như sau:

1) Luyện tinh hóa khí:

Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence). Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày.

2) Luyện khí hóa thần:

Sau một thời gian luyện tập, chúng ta sẽ cảm thấy một vùng hơi ấm ở dưới rốn. Ðiều này chứng tỏ rằng khí sau khi đã được chuyển hóa từ dạng nguyên tinh ở thận, bắt đầu hội tụ ở đan điền, được gọi là khí hỏa hay Dương khí. Từ đó khí được truyền dẫn lên vùng thượng đan điền (đầu) để nuôi não và dưỡng thần.

3) Luyện thần hoàn hư:

Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực).

Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cũng được Ðạo-gia coi là những phương pháp giúp chống lại sự già nua, kéo dài tuổi thọ. Trong khi Dịch-Cân kinh tôi luyện phần thân xác, thì Tẩy-Tủy công giúp khí lưu chuyển trong tủy sống, giúp tủy sạch sẽ tươi nhuận. Tủy sống là nơi sản xuất phần lớn số lượng hồng huyết và bạch huyết cầu. Chúng có nhiệm vụ mang những dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể của chúng ta, đồng thời tẩy trừ, thanh lọc các chất cặn bã và độc tố. Khi hồng huyết cầu tươi tốt hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta khỏe mạnh hữu hiệu trong việc chống lại bệnh tật, đình trệ sự già nua. Vì thế đối với Ðạo-gia trên 100 tuổi vẫn chưa được coi là thọ. Tục truyền Lão-tử thọ đến 250 tuổi.

Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm. Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập:

1) Kim Ðơn Ðại Ðạo: Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân.

2) Tính Mệnh Song Tu: Phương pháp này đòi hỏi phải có đối tượng giúp chúng ta trong việc luyện tập để quân bình khí. Con người phần đông khí vốn đã không cân bằng. Người thì Dương khí quá vượng, kẻ thì Âm khí quá suy. Nếu chúng ta biết cách trao đổi khí lực với người khác, chúng ta có thể trợ giúp cho nhau để cùng thăng tiến torng việc luyện tập. Ðối tượng có thể cùng phái tính hoặc ngược lại.

3) Ðạo Ngoại Dược Giáo: Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập. Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược. Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí. Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật.

Qua những cách thức luyện tập kể trên, sau đời nhà Tống (960-1367) Ðạo-gia lại chia làm hai phái rõ rệt:

Chính Diêu Phái
Phái này cực lực lên án việc luyện khí công với đối tượng cùng phái hoặc khác phái tính là trái với luân thường, đạo lý. Họ chủ trương như Phật-gia: phương thức dẫn dắt đến sự giác ngộ là tôi luyện chính bản thân mình. Nếu tập luyện với người khác bất kể phái tính nào, cũng sẽ làm tâm trí mất đi nét thanh tịnh gây trở ngại cho việc tu tập.

Thái Dược Phái
Phái này chủ trương tu luyện cho thân xác khỏe mạnh và trường thọ để tiêu dao trên cõi trần hoàn chứ không đặt nặng phần tâm linh, nên họ lý luận rằng: nếu kết hợp cả 3 đường lối kể trên, không những đạt được kết quả mau chóng, còn rất thực tế và hữu dụng. Phái này còn được mệnh
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân