TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Xóm Mả Thánh Tây: Rim Cùi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Xóm Mả Thánh Tây: Rim Cùi
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 3:59 am    Tiêu đề: Xóm Mả Thánh Tây: Rim Cùi

Bài được huỷ theo yêu cầu.

Được sửa bởi lamnvo ngày Tue Sep 29, 2009 2:30 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 3:45 pm    Tiêu đề:


Oh, My Gosh !!! Very...very interesting story ...but no comments.

Minh Tâm có cười, tuy không cười bò lăn ra.

Về Đầu Trang
Danny Luc



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 34

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 5:43 pm    Tiêu đề:

Chuyện như thật .

Được sửa bởi Danny Luc ngày Mon Aug 17, 2009 3:53 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
nguyenthiminhhuong



Ngày tham gia: 03 Feb 2009
Số bài: 221

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 9:05 pm    Tiêu đề:

Lamnvo viết truyện hay quá, vừa dí dỏm có duyên lại vừa mang mang nỗi buồn xứ sở, thân phận con người. Sau đây xin tặng Lamnvo và nhà Duy Tân mẩu chuyện sưu tầm, bảo đảm chỉ có vui thôi mà không có buồn…


CHA QUAN



Người miền Nam không những thường phát âm khác người miền Bắc hoặc miền Trung ở những từ bắt đầu bằng phụ âm R mà còn những phụ âm khác như D; G; Q; và H. Chữ D và G, cho dễ phân biệt họ gọi D là "Dê trên" và G là "Dê dưới". Còn từ nào bắt đầu bằng Q và H thì họ phát âm bằng Q, ví dụ, liên hoan họ gọi là liên quan; truy hoan là truy quan ...vv. Thế nên mới có câu chuyện sau đây .....

Cô nọ đến chủng viện ở Long Xuyên, gõ cửa nhà dòng. Cửa nhỏ bằng bàn tay mở ra, một cha trực dòng hỏi :

- Thưa cô, cô tìm ai ?.

Cô kia đáp :

- Thưa cha, cha cho con gặp cha Quan có chút việc.

Cha không chắc là cha nào nên hỏi lại cô ta :

- Thưa cô, ở đây có 3 cha. Cha Hoan; Cha Quang và cha Quan. Cô muốn gặp cha nào ?.

Cô nhăn mặt, gãi đầu tìm cách giải thích, cô nói :

- Thưa cha, con muốn gặp cha Quan .... Cha Quan có cu (Q) mà hỏng có dê (G) đó cha!.



Hi vọng Minh Tâm đọc xong chuyện này thì sẽ cười bò lăn ra nhé.
Về Đầu Trang
dinhxuanhoang
Niên Khóa 1972-1975


Ngày tham gia: 07 Feb 2009
Số bài: 223

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 10:08 pm    Tiêu đề:

THUA.... O DAY CO' AI CAN MUON' GAP CHA QUANG ........CO' CU ( Q ) VA CO' DE ( G ) KHONG?
Về Đầu Trang
nguyenthiminhhuong



Ngày tham gia: 03 Feb 2009
Số bài: 221

Bài gửiGửi: Wed Aug 05, 2009 11:59 pm    Tiêu đề:

Em nhỏ Đinh Xuân Hoàng ơi, chị Minh Tâm nhắn là nếu muốn chị Minh Tâm làm mai cho một cô thật dễ thương thì nhớ phải ngoan nhé.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Thu Aug 06, 2009 4:53 am    Tiêu đề:

Tôi có thằng bạn lành như đất. Năm 72 nó bị đôn quân, lẳng lặng rời trường Duy Tân vào quân trường. Xong 3 tháng quân trường, nó được phép về thăm bạn bè trường cũ. Không ngờ, chỉ có ba tháng mà nó khác hẳn, nó nói tiếng Đan Mạch (ĐM) như người Đan Mạch chính gốc, nói trơn không thua anh lính tài xế lái xe Quân Y trong Xóm Mã Thánh Tây của NL. Hết phép nó ra đơn vị trình diện. Ba tháng sau nó cũng lặng lẽ trở về, kỳ này nó về trong quan tài có phủ cờ vàng ba sọc đỏ, có dòng chữ Tổ Quốc Ghi Công. Thằng bạn này xui, nó chết thiệt, không phải chết giả như thằng Mọi con ông Rim Cùi. Má nó khóc quá trời. Các em nó cũng khóc quá trời. Bạn bè nó cũng rơm rớm, hoang mang về môt tương lai vô định.

Hy vọng thằng Mọi, con Út Bảnh bên Texas bây giò đọc được chuyện Xóm Mã Thánh Tây để có dịp suy ngẫm về thân phận con người thời tao loạn.

Con đường mã Thánh Tây kéo dài từ rạp hát Thanh Bình đến cống mương Ông Cố ở ngã ba Tấn Tài. Không biết con đường này bây giờ ra sao. Ngày xưa, thời thập niên 70 của thế kỷ trước, ai đi hết con đường này một mình trong đêm tối thì sẽ nhớ hoài, sợ hoài, mấy mươi năm sau nằm mơ vẫn còn sợ, vẫn còn thấy ma trong giấc ngủ.

Người già kể lại, ngày xưa lính Nhật đem bịt mắt và xử bắn nhiều người Việt ở chổ cống Ông Cố. Bắn xong, xác chôn ngay tại chổ, thân nhân không dám tới nhận xác. Tôi biết có hai chị em cụ già có người yêu chết trong cuộc xử bắn này. Hai chị em chung tình, ở vậy đến già, chết có thằng cháu từ Bình Định ra chôn. Chôn cất tử tế và hưởng luôn gia tài để lại.

Dân mình tội nghiệp lắm. Chết không có một nắm mồ cho tươm tất. Chứng tích hố chôn tập thể của 150 người bị bom thả chợ Dinh hôm rằm tháng 2 năm Ất Dậu, giờ ở đâu không ai biết. Hố chôn tập thể ở cống Ông Cố cũng mất dạng từ lâu.

Dân Tây sướng, từ đâu đâu lại xứ mình, chết có mồ yên mã đẹp, mã được phong thánh, Mã Thánh Tây.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Thu Aug 06, 2009 7:29 pm    Tiêu đề:


Cám ơn Ngọc Lâm và Thất Pháp đã kể đến kỷ niệm xưa và những hiểu biết về Phan Rang. Tuy nhận mình là dân Phan Rang vì đã lớn lên ở đó nhưng thực sự Minh Tâm không biết nhiều về thành phố cũng như đời sống của Phan Rang. Sự hiểu biết và ký ức tụ lại rất nhỏ bé trên con đường Thống Nhất từ bến xe đến chợ và từ nhà đến trường học Duy Tân. Những con đường hẻm và những xóm nhỏ nối vào đường Thống Nhất cũng rất mờ ảo trong tiềm thức. Vì thế rất hào hứng được nghe các bạn kể chuyện Phan Rang xưa nay để “gợi nhớ"

Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Thu Aug 06, 2009 7:36 pm    Tiêu đề:

nguyenthiminhhuong đã viết :

CHA QUAN

Hi vọng Minh Tâm đọc xong chuyện này thì sẽ cười bò lăn ra nhé.

Chị Minh Hương N. and ĐXH, xem nè


Hahahahahahahahhaha....

Note: Hi vọng Ăn Tô Mì sẽ không tìm thấy joke của chị Hương "nghịch ngầm"

Về Đầu Trang
dinhxuanhoang
Niên Khóa 1972-1975


Ngày tham gia: 07 Feb 2009
Số bài: 223

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 12:02 am    Tiêu đề:

Chi NG TH MINH HUONG oi.........DXH hua' se NGOAN nhu cha QUAN

De chi MINH TAM lam mai DXH cho 1 co de thuong nhu co QUYEN

Y' ko phai...........co UYEN ( no Q )

Hiiiiiiiiii
Về Đầu Trang
HUONG XUA



Ngày tham gia: 26 Jan 2008
Số bài: 510

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 12:12 am    Tiêu đề:

Chuyện gì cũng có thể mang lại nụ cười thoải mái thư giản thật là một khung cảnh thật thật ảo ảo .

HX phục qúy vị Duy Tân sát đất luôn !!!
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 2:51 am    Tiêu đề:

Minh Hương , Minh Tâm ơi - đọc ké chuyện của Hương tớ nghĩ ăn-tô-mì chắc độ lượng nhất, vì sẽ cười mà không nói điều gì !

Thôi , nghe Diệu Đức kể tiếp một chuyện ngày xưa .
Chuyện nói về mương cống ông Cố nhân nghe bạn Thất Pháp nhắc đến khu vực Ngã ba Tấn Tài. Nối tiếp câu chuyện viết về Mã thánh tây của Ngọc Lâm.
Khu vực này bắt đầu từ rạp Thanh Bình, ngang qua con đường ngắn mà Lâm đã sống trọn những ngày còn ở quê nhà và đã chứng kiến bao cảnh đời rất thực, sẽ gặp Ngã ba Tấn Tài nơi cuối xóm trước khi tiến đến mương Cống ông Cố .
Đây thuộc địa phận Tấn tài B , nơi có Cô nhi viện và một nhà thờ cổ rất đẹp. Mương ông Cố nằm trên đường đi xuống Cửa , trãi dài theo những cánh đồng bát ngát với hai mùa lúa chín và một mùa đậu xanh trong năm của hơn ba mươi lăm năm về trước.
Cống ông Cố là địa điểm đã để lại nhiều ấn tượng trong tôi như những kỷ niệm của một thời mới lớn. Năm đầu tiên gia đình tôi đến Phan Rang, Ba Mẹ tôi đã thuê một căn nhà nhỏ cách Cống ông Cố một khu vườn um tùm, nơi có nhiều bụi tre sát với cái mương này.
Cạnh nhà nhưng hướng về tay trái là nhà bác Thọ (con của bác là các chị Trường Thọ, Vĩnh Liên hiện đang ở Pháp ). Và cuối cùng là một đồn lính, rồi tiếp giáp với ruộng.
Dạo đó , tôi mới vào đệ thất và anh Buì Quang Phước học lớp đệ ngũ của trường Duy Tân, các em tôi còn nhỏ nên học Trường Nữ. Ngày ngày, anh Phước chở tôi bằng chiếc xe đạp cọc cạch đến trường, những lúc trái giờ thì có ba tôi đưa rước .
Sống cạnh con mương này , những ngày mưa hoặc những ngày ruộng tháo nước là ngày bận rộn cho bác Thọ , người hàng xóm của tôi đi hứng cá .
Không hiểu sao , bác là người duy nhất có đạc ân này. Những con cá trắng lớn độ ba ,bốn ngón tay óng ả nhảy lăn tăn khi mắc lưới nhìn thấy mê lắm .
Thường cá chỉ bắt được vào lúc tối trời .
Bác Thọ chưa già nhưng tai hơi lễnh lãng và dạn dĩ. Đôi khi chúng tôi ra đó nhìn bác hứng cá nhưng không lâu vì sợ ma. Một hôm, tôi thấy bác chạy về nhà một cách hối hả và đứng thở dốc, tay che ngực có lẻ vì đã chạy quá mau . Khi nghe Má tôi hỏi chuyện gì thì bác trả lời :
- Tưởng ma rượt , chạy một mạch , rớt dép, đổ mất sô cá - giờ về đây mới thấy con chó KyKy nó đứng sau lưng !
Vừa nói , bác vừa quay lại la con chó của bác :
- Mồ tổ mày , trốn ở đâu mà gừ lên một tiếng làm tao tưởng ma hù .
Nói xong bác cũng cười ngặt nghẽo .
Dạo tất niên năm 1967 , trường Duy tân tổ chức văn nghệ tết vào ban đêm , chương trình rất hay .
Tôi theo anh Phước đi coi mãi đến hơn mười giờ mới về . Khi đạp đến ngã ba Tấn tài thì đường bắt đầu tối om, không một ánh đèn đường. Còn nhớ , anh đã hỏi tôi :
- Tối quá, có sợ ma không ?
-Sợ lắm. Tôi đáp.
- Vậy nhắm mắt lại đi, tao bắt đầu đạp nước rút !
Tôi hỏi :- Anh có nhắm mắt không ?
-Có , nhưng chỉ lúc đi ngang Cống ông Cố thôi . Chổ đó nghe nói có nhiều ma !
Rồi anh tiếp : -Bữa nay sao có nhiều đom đóm quá . Thôi đừng hỏi nữa, nghe nói ma thích nương theo ánh sáng của đom đóm , xui quá .

Đó là lần duy nhất trong đời, cảm giác sợ ma đã làm tôi rùng rợn và tự hứa sẽ không dám đi chơi trong đêm tối .
Hôm nay , được nghe Thất Pháp kể những cái chết oan nghiệt do quân Nhật gây ra tại địa điểm này , mới biết Cống ông Cố đã có thời của những hồn thiêng vất vưởng !
Tất cả đã xa rồi , chỉ nghe bồi hồi khi bỗng nghe nhắc đến như một kỷ niệm của ngày xưa !


Được sửa bởi DIEU DUC ngày Fri Aug 07, 2009 9:10 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 6:11 am    Tiêu đề:

Cá trắng mương Ông Cố kho với nghệ và hành lá ăn cơm rất ngon. Thịt cá ngọt, xương cá mềm, vị nghệ, mùi hành rất hợp với cá trắng đồng, thành một món kho thơm ngon đặc biệt. Cá trắng kho nghệ buổi sáng, buổi chiều hâm nóng lại ăn bắt cơm hơn. Sống ở xứ người bao nhiêu năm, nay có người nhắc đến con cá trắng mương Ông Cố khiến lòng không khỏi bâng khuâng, chạnh lòng nhớ về nồi cá trắng kho nghệ ở quê nhà.

Phan Rang là xứ cá. Cá trắng là loại cá rẻ tiền, ít người muốn ăn. Dân nhà nghèo, người sành điệu mỗi năm vẫn chờ mùa cá trắng mương Ông Cố mua về để kho nghệ.

Mối năm ăn Tết xong thì nhiều người về mương Ông Cố đấp bờ hai đầu mương để bắt cá. Người ta bắt được cá rô, cá trê vàng, và có cả cá trầu (cá lóc) nữa. Nhưng nhiều nhất là cá trắng. Có người bắt được cá trắng chứa đầy cả thùng dầu lửa 20 lít hiệu con sò.

Chị Diệu Đức ơi,

Theo như lời chị kể về khu vực mương Ông Cố thấy quen lắm, nhưng vẫn chưa hình dung đích xác được nhà của chị ở khu nào.

Tấn Tài A và B nổi tiếng có nhiều hoa hồng. Cái đất quê quê vậy mà ẩn tàng nhiều người đẹp. Nếu chị kể chi tiết thêm tý nữa, không chừng gặp lại cố nhân. Thất Pháp không ở khu vức này, nhưng khi mới lớn tuổi mười lăm mười bảy, làm học trò mắt sáng môi tươi, ảnh hưởng chuyện Thằng Vũ, Con Thúy của Duyên anh, văn chương kiếm hiệp kỳ tình Kim Dung, những phim ảnh chuyện tình lãng mạn Việt Tiến, nhất là bài hát Ngày Xưa Hòang Thị của Phạm Duy, bọn con trai Duy Tân của Thất Pháp thường lân la vùng này, có khi phiêu lưu đến tận Cửa để theo chân Ngọ về, vì vậy khá quen thuộc địa bàn này.

Mấy ngày nay theo dõi Diến Đàn, phải xếp hai nhân vât Lê Thủy Tiên và lamnvo thuộc hàng những nhà Phan rang học. Truyện ngắn Mã Thánh Tây có thể được xếp vào hàng văn học sử của đất Phan Rang. Truyện kể sống động, cho ta thấy vô số chi tiết của Phan Rang ngày ấy, khiến cho những người đã từng một thời gắn kết với Phan Rang phải giật mình trước những trí nhớ, về tài quan sát, nhất là lối dẫn chuyện của tác giả.
Về Đầu Trang
Danny Luc



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 34

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 4:45 pm    Tiêu đề: Rất đồng ý

Truyện ngắn "Mả Thánh Tây" rất thật trên nhiều khía cạnh
Những ngày tháng loạn cuồng ở Phan Rang ...
Hôm nay lại được nhắc nhớ : Tấn tài A -Tấn Tài B,Cá trắng mương ông Cố , Thùng dầu lửa "con sò". ..Bây giờ không còn nữa .


Được sửa bởi Danny Luc ngày Mon Aug 17, 2009 3:55 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 6:54 pm    Tiêu đề: Ba điếu Basto xanh

(Lưu ý: bài viết có sai lầm về địa danh. Xin đọc Thất Pháp để hiểu rõ thêm về Tấn Tài.)

Tấn tài A từ nhà nước mắm Tám Hàm trở lên nhà in Nghệ Thương. Tấn Tài B từ đấy trở xuống ngã ba Tấn Tài, sau đó là xóm Đạo rồi Đồng ông Cố. Trên đường xuống ngã ba, cách đó chừng hai trăm thước là một trạm kiểm soát nhỏ vì Việt Cộng thường lợi dụng ruộng rau muống mặt sau xóm Mã Thánh Tây để "vác gạo". Đối diện trạm là Đình Tấn Tài và sau đó là một ngôi nhà nhỏ màu Hồng nằm khuất trong một vườn xoài xum xuê lá.

Giống như Thất Pháp đọc Thằng Vũ của Duyên Anh, Con Thúy của tôi nằm trong ngôi nhà ấy. Khác với thằng Vũ: "Hiệp sĩ không thèm nói chuyện và không yêu con gái", tôi sinh ra và lớn lên trong xóm Mã Thánh Tây, "Địa linh, nhân kiệt", nên yêu rất sớm và tỏ tình cũng rất du côn.

Nguyễn thị Phi Phụng học chung với tôi trường Đạo Long từ lớp Năm đến lớp Nhì (Lớp Một đến lớp Bốn bây giờ).
Nàng có gương mặt trái xoan, đôi má hồng và đôi mắt to đen lay láy như mắt bồ câu. Phan Rang Nắng cháy da đầu, nóng muốn cởi trần truồng và gió trộn cát theo chu kỳ cứ đập vào thịt da đau như kim chích. Nắng gió là kẻ thù không đội trời chung với giai nhân. Đẹp như Phi Phụng cũng hiếm có vì các bà Mẹ Phan Rang chẳng thà làm nghề ấp vịt lộn cho hợp khí hậu còn hơn sản xuất người đẹp!

Tôi không phải loại nhút nhát theo "chân ngọ về" để rồi ấp ủ mối tình câm và sau này gặm móng tay nhớ nhung hối tiếc! Tôi viết cho nàng một bức thư xuất phát từ trái tim chân thành của mối tình đầu trong lứa tuổi học trò. Tôi quá nhỏ để nói chuyện yêu đương nên phải kẹp thêm vào lá thư ba điếu thuốc Basto xanh cho có phong độ của người lớn. Trong khi xập xè lá thư định trao cho nàng thì mấy thằng trời đánh biết hút thuốc lá, giựt ba điếu thuốc Basto và thuận tay giựt luôn cánh nhạn! Mất thư, tôi đứng khóc. Khóc Lần đầu tiên vì hương vị đau khổ của tình yêu. Có những trò đùa tai quái, nhưng có những chuyện quan trọng mà người ta xem như trò đùa:

Bọn trời đánh đem thư tôi đọc trước mặt Phi Phụng. Bức thư ngắn và gọn như mối tình của tôi:
"Phụng, anh yêu em! Em yêu anh không? trả lời gấp.

Ký tên
Ngọc Lâm"

Phi Phụng của tôi vì giận và thẹn nên biến thành "Hỏa Phụng Hoàng"! Nàng gọi tôi là "đồ ranh con" trong khi tôi chỉ biết vò đầu đau khổ. Không hiểu người ta thất tình vì sao chứ người hùng Mã Thánh Tây thất tình vì ba điếu Basto cũng hợp lý. Sau lớp nhì, nhà nàng dời xuống Cửa. Biết nàng là cháu Bà Tổng Hợi rạp Thanh Bình nên từ đấy, mỗi năm, ngày Mồng một sau khi lãnh tiền lì xì là tôi đợi ở cửa rạp Thanh Bình để hy vọng nhìn thấy chân dung Phi Phụng. Tôi không gặp nàng cho đến năm lớp Chín.

Một ngày mùa Thu (mùa gì cũng được nhưng thi sĩ viết chuyện tình buồn thường bắt đầu bằng mùa Thu nên tôi bắt chước), Đang cởi Honda trên đường dẫn đến trường Bồ Đề, tôi thấy một cô gái có dáng giống nàng. Thật vậy, sáu năm không gặp, hình bóng nàng không những bám víu mà còn lớn lên trong tim tôi, vừa thoáng thấy là lòng tôi rung động. Tôi dừng xe bên nàng và khởi đầu bằng từ ngữ "xin lỗi" đã bị diệt chủng từ lâu ở Mã Thánh Tây":
- Xin lỗi, cô có phải là Phi Phụng?
Nàng nghiêng nón lá, nhìn tôi chăm chú rồi trả lời:
- Dạ phải.

Tôi rồ Honda dông một mạch! Nắng gió và nước mặn là kẻ thù không đợi trời chung với giai nhân như tôi đã nói. Phi Phụng của tôi chết từ ngày ấy!


Được sửa bởi lamnvo ngày Sat Aug 08, 2009 1:18 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Fri Aug 07, 2009 7:06 pm    Tiêu đề:

HAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHAHHA...

Đúng như Ngọc Lâm đã hứa, không những vừa bò mà vừa phải lăn ra cười. Chắc chắn BTDH sẽ trẻ mãi mãi vì được cười đều đều...Ganh tị...ganh tị....

Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sat Aug 08, 2009 4:41 am    Tiêu đề:

Anh Ngoc Lâm (lamnvo) thân mến,

Hình như năm 1982 tôi có gặp người đẹp của anh ở trại tỵ nạn Singapore. Chị thật đẹp, trắng, cao, trường túc dài đòn , mặt tươi như hoa, da trắng như tuyết. Chị rất duyên dáng dễ thương, mặc dù sống trong môi trường sô bồ của trại tỵ nạn, chị vẫn giữ được đầy đủ nét đoan trang của người con gái VN da vàng. Chị đi chung với bà Tổng từ trại Galang bên Nam Dương sang Singapore để chuẩn bị qua Mỹ và sẽ định cư ở Hawaii, nơi đó có ba đang làm chủ một rạp hát. Tôi chỉ trò chuyện với chị và bà Tổng dăm lời rồi giả biệt. Và từ đó tôi không biết gì về hai bà cháu người đẹp của anh nữa. Đúng như câu chữ Giai nhân nan tái đắc, người đẹp khó gặp lại.

Thật sự ra, kỳ này nhà Phan rang học Ngọc Lâm dân Mã Thánh Tây đã nhầm lẫn đôi chút. Từ nhà nước mắm Tám Hàm trên đường Lê Lợi trở về nhà in Nghệ Thương trên đường Thống Nhất thuộc ấp Kinh Dinh chứ không phải là Tấn Tài nào cả. Giữa đường từ nhà nước mắm Tám Hàm đến nhà in Nghệ Thương có trụ sở ấp Kinh Dinh mà anh. Vì vậy không có Tấn Tài nào ở chổ này cả. Thậm chí, nhà nước mắm Phúc Thịnh của bà ngoại anh Dương Quỳnh Quý bánh căn nằm phía dưới nước mắm Tám Hàm vẫn còn là khu vực của ấp Kinh Dinh mà.

Trên đường Lê Lợi, từ nhà nước mắm Tám Hàm đi về phía dưới, qua khỏi cây trôm có thân to đùng, tiếp tục đi nữa là qua khỏi cái cống nho nhỏ nơi có quán bánh xèo bà Mười Cẩn, là Đình Tấn Tài, trước mặt đình là con đường tráng nhựa, rồi tới đồng ruộng nho nhỏ, bên bờ ruộng có khoãnh đất trống là bến xe ngựa + xe lam đi Cửa. Tấn Tài bắt đầu từ cái cống có quán bánh xèo bà Mười Cẩn. Ông Mười Cẩn xưa nguyên là trưởng Ấp Tấn Tài, tui ăn bánh xèo ở đây hoài nên tôi biết.

Bên hông đình Tấn tài cũng là trụ sở Ấp Tấn Tài có con đường nho nhỏ, có căn nhà màu hồng um tùm vú sữa và xoài. Không biết đây có phải là căn nhà mà anh muốn nói trong bài viết trên của anh hay không.

Từ đình Tấn tài đến cống mương Ông Cố, ngay ngã ba, đúng ra là ngã tư, nếu tính luôn ngã đi về phía cửa, là khu vực của Tấn Tài A. Qua khỏi mương Ông Cố là địa phân của Tấn Tài B, xứ đạo, đi nữa sẽ gặp nhà mồ côi, quẹo trái đi hết con đường nhựa, qua khỏi trương Mẫu Tâm nho nhỏ, đi thêm một khoảng đường chừng 500 m là cổng sau Nhà Thờ Tấn Tài. Mặc dù là cổng sau, nhưng đây mới đích thực là cổng chính, giáo dân đi lễ nhà thờ đi bằng cổng này. Cổng chính nhà thờ hướng về đồng ruộng Ông Cố, hướng về phía Cửa. Nhưng cổng chính này lúc nào cũng khen cài khóa chặc, chỉ mở khi có trường hợp rước lễ, rước kiệu đặc biệt. Chung quanh nhà thờ có thành gạch cao và dày, rất kiên cố, có nhiều lổ châu mai nữa. Chung quanh khu vực nhà thờ đó là Tấn tài B, giới hạn từ cống Mương Ông Cố đến con đường đất đi về Tấn lộc. Tấn tài chia ra A và B vì hai vùng có sắc thái tôn giáo khác nhau, nhưng có chung cùng một trụ sở Ấp (thôn) Tấn Tài nằm sát bên đình Tấn Tài.

Những chi tiết địa lý mà tôi vừa kể trên thuộc về ký ức của thời Phan Rang 60, 70. Bây giờ Phan Rang thay đổi như thế nào thì tôi không rõ. Có lẽ anh rành hơn tôi nhiều lắm.


Anh Ngọc Lâm thân mến,

Tôi thích cá tính của anh, cực thích. Tôi cũng thích cái bề dày kinh nghiệm sống ở Phan rang của anh, cái duyên kể chuyện của anh, thích vô cùng.

Hình như chuyện Mã Thánh Tây có nhiều hồi. Anh Ngọc Lâm mới kể xong hồi RIM CÙI. Rất mong đọc tiếp những hồi sau về mãnh đất Thánh, có nhiều địa linh hào kiệt.


Được sửa bởi Thất Pháp ngày Sat Aug 08, 2009 5:42 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sat Aug 08, 2009 5:39 am    Tiêu đề: Re: Rất đồng ý

Danny Luc đã viết :
Đồng ý với Thatphap. Truyện ngắn "Mã Thánh Tây" quả xứng đáng . Rất thật trên nhiều khía cạnh ; cả văn học lẫn sử .
Những ngày tháng loạn cuồng ở Phan Rang , có chúng ta trong đó ...
Hôm nay lại được nhắc nhớ : Tấn tài A -Tấn Tài B,Cá trắng mương ông Cố , Thùng dầu lửa "con sò". ..Bây giờ không còn nữa .


Anh Danny Luc thân mến,

Thật sự ra Phan Rang - Ninh Thuận trong thời chiến là vùng đất VC chê, chưa hề có trận đánh lớn nàò xãy ra ở đây. Nhưng cái không khí chiến tranh lúc nào cũng đè nặng trên bầu khí quyển oi bức của thành phố.

Những hình ảnh người thiếu phụ ngày mai đi nhận xác chồng, tin báo tử, những quan tài kẽm phủ cờ vàng ba sọc luôn luôn là một thực tế của cuộc sống hàng ngày ở Phan Rang Ninh Thuận thời đó. Nếu anh chịu khó suy ngẫm lại, quan sát khu phố anh sống, biết bao nhiêu chàng trai tử tế đã nằm xuống, đã chết rất trẻ, too young to die!

Chiến tranh thật khũng khiếp!

Tôi ám ảnh mãi hình ảnh những thằng bạn học với tôi, những thằng bạn lành như đất bị đôn quân và bị đưa ra chiến trường. Chiến tranh đã cướp mất sự ngây thơ hồn nhiên của những người bạn, và cướp mất thể xác các bạn tôi, trong đó có thể là bạn anh.

Tôi và anh survive trong cuộc chiến, chúng ta có diễm phúc hơn nhiều người, còn ngồi lại thế gian này để chuyện trò về một quá khứ, về một khung trời kỷ niệm.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Sat Aug 08, 2009 1:09 pm    Tiêu đề: Thượng Mã Phong

XXXXX

Được sửa bởi lamnvo ngày Tue Sep 29, 2009 11:36 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 12:34 am    Tiêu đề:

Xa nhà khá lâu , rồi tình cờ có dịp nhớ lại khu vực Tấn Tài B của hơn 40 năm trước do bài viết của Lâm , thấy Phan Rang vẫn
còn để lại trong tâm tư những ngày tháng xa xưa thật rõ nét .
Ngôi nhà của bác Thọ , người hàng xóm sát với gia đình của D.D ngày xưa , nay vẫn còn ở đó - có thể nói để bạn Thất Pháp
định vị dễ dàng hơn . Đó là ngôi nhà ngay một đồn lính nhỏ trên đường đi xuống Cửa . Đồn này chỉ có một lần duy nhất là bị
phía bên kia tấn công trực tiêp và ngôi nhà D.Đ ở cũng bị trúng đạn vì cuộc tấn công quá gần . Cũng may , buổi sáng hôm đó
cả gia đình vừa mới dọn lên đường Thống Nhất , đó cũng là một thời điểm may mắn nhất cho cả gia đình .
Mương cống ông Cố nằm khoảng giữa đồn lính và ngã tư của Tấn tài A và B , và cùng phía với đồn lính . Chổ này đã được xây bằng xi măng
nên nước đổ rất mạnh và chỉ có bác Thọ là người duy nhất hứng cá tại đây mà thôi . Thất Pháp đã thấy được địa điểm này chưa ?
Món cá kho nghệ của bạn có vẻ hấp dẫn và đầy hương vị hương-đồng-cỏ-nội .
Cảm ơn những chia sẽ của Thất Pháp với mọi người .
Về Đầu Trang
Bui Thi Dieu Huyen
Niên Khóa 1969-1975


Ngày tham gia: 09 Jan 2009
Số bài: 109

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 2:20 am    Tiêu đề:

Minh Tâm ơi, NL chỉ chuyên chọc cho DH khóc thôi nên không trẻ như MT nghĩ đâu.
Hồi đó, 1971 Cô Tường Nga dạy toán lớp 7/5, đồng thời cũng là Cô chủ nhiệm.
Một ngày đẹp trời trước Tết, cả lớp đang chuẩn bị buổi liên hoan tất niên, nào là kéo bàn, kéo ghế xếp thành vòng tròn, trang hoàng bảng với những nét vẽ hoa bướm, lo kẹo bánh...
Bỗng đâu NL xăm xăm lên bảng, vẽ một khuôn mặt có mắt, mũi, miệng, và còn tô thêm một cái thẹo trên má. (DH có xẹo trên má và cận thị nên tụi con trai tặng cho biệt hiệu " Nữ diệp viên mặt thẹo".)
Sau đó NL ngó xuống DH cười he he he.... nham nhở, gớm ghiết!!
Tụi con gái được dịp la lối inh ỏi NL một trận, thật đáng đời!!
Thật là "Ghét của nào trời trao của đó". Sau đó không biết sao lại bị cú sét ái tình mới chết chứ...!!!
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 4:23 am    Tiêu đề:

DIEU DUC đã viết :


Ngôi nhà của bác Thọ , người hàng xóm sát với gia đình của D.D ngày xưa , nay vẫn còn ở đó - có thể nói để bạn Thất Pháp định vị dễ dàng hơn . Đó là ngôi nhà ngay một đồn lính nhỏ trên đường đi xuống Cửa . Đồn này chỉ có một lần duy nhất là bị phía bên kia tấn công trực tiêp và ngôi nhà D.Đ ở cũng bị trúng đạn vì cuộc tấn công quá gần . Cũng may , buổi sáng hôm đó cả gia đình vừa mới dọn lên đường Thống Nhất , đó cũng là một thời điểm may mắn nhất cho cả gia đình .


Ố là la... chị Diệu Đức ơi,

Như thế thì có thể là cố nhân rồi đó!

Thật sự ra, theo những chi tiết được tổng hợp qua các bài viết của chị, chị thuộc lớp đàn chị của Thất Pháp. Nhà bác (thầy) Thọ ngay tại lô cốt trên đường đi cửa thì Thất Pháp biết. Số là mình có thằng bạn (con thầy Hội dạy nhac Duy Tân, nhà ở Tấn Tài A) cặp bồ với con gái bác Thọ, nên có vòng qua lẩn lại khu vực này khá nhiều. Nhà bác này toàn con gái, chỉ có thằng em út là con trai, nên thường có ông qua bướm lại dập dìu là chuyện thường tình thời đó, thời thương trộm nhớ thầm. Lúc đó, mấy người đầy dũng khí như anh Ngọc Lâm xóm Mả Thánh Tây.

Như vậy chị Diệu Đức có phải là lân gia với thầy Thức dạy học ở Trương Vĩnh Ký, gần nhà bác Thọ không?

DIEU DUC đã viết :
Mương cống ông Cố nằm khoảng giữa đồn lính và ngã tư của Tấn tài A và B , và cùng phía với đồn lính . Chổ này đã được xây bằng xi măng nên nước đổ rất mạnh và chỉ có bác Thọ là người duy nhất hứng cá tại đây mà thôi . Thất Pháp đã thấy được địa điểm này chưa ?

Món cá kho nghệ của bạn có vẻ hấp dẫn và đầy hương vị hương-đồng-cỏ-nội .
Cảm ơn những chia sẽ của Thất Pháp với mọi người .


Thất Pháp đã hiểu và biết cái cống Ông Cố mà chị Diệu Đức nói ở trên. Cái cống Ông Cố mà Thất Pháp nói ở bài trước là cái cống nằm trên con đương Lê Lợi nối dài, ngăn cắt ranh giới giữa Tấn Tài A và Tấn Tài B. Ở đây Thất Pháp xin nói thêm để cho những người theo giỏi topic này rõ, mương Ông Cố có hai cái cống, một cống vừa nói trên. Còn cái cống gần nhà chị Diệu Đức là cái cống nằm trên đường đi về Cửa. Từ ngã tư đường Mã Thánh Tây đi về Cửa được khoãng vài trăm mét là gặp cái cống này. Trước khi gặp cái cống là một cái dốc, nhiều người đi xe đạp phải dắt bộ lên cái dốc này. Phía bên phải của đỉnh dốc là cái công Ông Cố bị che khuất trong bui tre cức kỳ mịt mù huyền bí. Ban ngày giữa trưa nắng mà ai vào cái cống này cũng cảm thấy rùng mình, không chừng bị ma bắt nhốt bụi tre.

Phải công nhận chị Diệu Đức và anh Phước có gan con cọp, đêm khuya mà dám đèo nhau trên chiếc xe đạp đi qua cái cống này là gan đầy mình.

Phan rang có nhiều món ăn ngon mà chỉ có con nhà nghèo mới biết hưởng, món cá trắng kho nghệ là một ví dụ. Chị Diệu Đức thuộc tiểu thư đài cát, con nhà quan, nên chưa thưởng thức món ăn này. Khi chị còn ở Tấn Tài, chị có thấy dân chúng đùn rơm để bắt chuột đồng sau mùa gặt lúa hay hái đậu xanh không. Món chuột đồng băm xào xã, xúc bắng tráng cũng là một món ăn ngon tiêu biểu.

Chị Diệu Đức thân mến,

Được trò chuyện với chị thật là thú vị. Sách chữ có câu "Ly Hương Ngộ Cố Nhân", sống ở xứ người, gặp được cố nhân, những người đã cùng với mình chia sẽ cùng một khung trời thì thích lắm.


Được sửa bởi Thất Pháp ngày Sun Aug 09, 2009 4:53 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Nói không Được



Ngày tham gia: 07 Nov 2007
Số bài: 509
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 4:39 am    Tiêu đề:

Có thể có một chút lầm lẫn ở đây : Từ nhà in Nghệ thương đến bên này 1 con mương nhỏ là địa phận ấp Kinh Dinh . Từ bên kia mương , có bén xe ngựa , xe lam đi Cửa là Tấn Tài B , từ mương ông Cố trở xuống là Tấn Tài A , làng đồng bào theo Công giáo. Nhưng điều này có ý nghĩa gì , cái nghệ thuật , cái tinh tuý trong văn chương của Lamvo mới là điều thuyết phục.
Do địa hình Ninh Thuận phức tạp , vô thì dễ mà ra thì khó , cho nên thời chiến tranh , hầu như không có những trận đánh lớn xảy ra ở đây . Năm Mậu Thân 68 , trong khi các tỉnh khác loạn lạc thì người dân Ninh Thuận vẫn tỉnh bơ , không biết chiến tranh là gì.


Được sửa bởi Nói không Được ngày Sun Aug 09, 2009 9:20 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Sun Aug 09, 2009 5:27 am    Tiêu đề:

Nước Mắm Tám Hàm

Phan Rang chỉ có một con đường - con đường Thống nhất.

Đó là điệp khúc được nhà Phan Rang học Lê Thủy Tiên lập đi lập lại. Tôi yêu điệp khúc chậm chạp trầm buồn này.

Đối với tôi, Phan Rang chỉ có một tiệm nước mắm - Nước Mắm Tám Hàm.

Vì sao? Đơn giản đó là tiệm nước mắm duy nhất trong đời và là tiệm mà tôi thường xuyên đến đó để mua nước mắm. Ngày đó, các anh chị tôi đã lớn, đã biết mắc cỡ, tôi thường bị mẹ sai vặc đi mua nước mắm lẻ. Nhà nghèo mà! Có người chỉ tôi nhiều chổ bán nước mắm lẻ, nhưng tôi chỉ biết tiệm nước mắm Tám Hàm.

Tôi thích mua nước mắm Tám Hàm, đơn giản là vì tôi thích được gặp người đàn bà hiền lành tử tế này. Bà Tám cũng thích gặp lại thàng con nít mà bà thường khen là đẹp giai, con nhà có lễ phép. Đơn giản là tôi từ ngày cha sinh mẹ đẻ, tôi được giáo dục lời thưa tiếng hỏi sao cho lịch sự lễ phép với mọi người, gặp ai cũng lễ độ thựa hỏi, một dạ hai vâng. Bà Tám thích sự lễ độ của tôi, thích những câu chào hỏi mà các đứa con trai đồng lứa khác nói không được.

Nhà nghèo, mỗi lần mua nước mắm nhiều lắm chỉ là nửa lít hay một xị. Nên vì thế tôi được đi mua nước mắm nhà Tám Hàm rất thường xuyên. Mỗi lần như thế, bà Tàm thường đong nhiều thêm cho tôi dư thêm một một tý, điều này khiến mẹ tôi vui. Ngoài ra, khi tính tiền, bà Tám tính rẻ hơn, và tôi luôn luôn được một khoản tiền thừa để mua cái bánh lạt hay viên kẹo bột ăn trên đường về nhà. Nhà tôi phải đi hai quãng đường mới tới tiệm nước mắm. Nhưng tôi vẫn chọn tiệm nước mắm Tám Hàm là địa chỉ tin cậy mỗi lần được mẹ sai đi mua nước mắm.

Lâu ngày chày tháng, bà Tám và tôi đã trở thành đôi bạn chân tình một già một trẻ. Mỗi lần tôi thưa bà Tám tôi đi về, bà luôn cười tươi hiền lành và xoa lên cái đầu húi ca rê của tôi mà nói "ừ thì con dzề, nhớ học giỏi, lớn lên làm quan làm tướng"

Lớn lên tôi không được làm quan, mà cũng chẳng được làm tướng, mà làm kẻ ly hương, làm công chức sống ở xứ người, ngày đêm dằn dặt nhớ quê hương.
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Mon Aug 10, 2009 3:45 pm    Tiêu đề:


Minh Tâm đâu có ngờ con trai Phan Rang lại ngoan và dễ thương như vậy. Nào là Lê Đình Đức đi chợ cho má đến Thất Pháp đi mua nước mắm cho má.

Thất Pháp kể chuyện xưa rất là hay, duyên dáng và những chi tiết trong chuyện kể làm Minh Tâm đang nghi ngờ có phải đây là một trong mấy ông bạn ngáo ộp của tôi không? Hay là mình lại tưởng bở " thấy người sang bắt quàng làm họ” đây.

Thú thật với Ngọc Lâm, Minh Tâm đọc “Ba điếu Basto xanh” thì cười bò lăn ra nhưng đọc "Xóm Mả Thánh Tây" thì vừa cười vừa đổ mồ hôi...hột. Cười vì câu chuyện tình tiết éo le được trình bày khôi hài khéo léo. Đổ mồ hôi hột vì những câu đối thoại tượng hình tượng ý kia lần đầu nghe lại sau bao nhiêu năm vắng lặng. Nhất là những câu đối thoại này khi xưa nếu có nghe được cũng không được phép lập lại. Ngọc Lâm rất là chịu chơi. Hèn gì BTDH tuy ghét nhưng đã bị mắc vào tiếng sét ái tình.



Được sửa bởi Minh-Tam ngày Mon Aug 10, 2009 7:37 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Lâm Huê



Ngày tham gia: 14 May 2009
Số bài: 53

Bài gửiGửi: Mon Aug 10, 2009 7:10 pm    Tiêu đề: Đi Tìm Nhân Vật của Ngọc Lâm.

Đọc truyện ly kỳ hấp dẫn của Ngọc Lâm viết về Khu Mả Tây, LH hình dung ít nhiều những nhân vật thật.

Trong lúc chờ NL viết tiếp, LH đoán thử, xem có đúng không, nghe ?

Ông bà Mười Mộc, còn được gọi là ông bà Láng ( gọi theo tên con đầu ) và Minh là trai kế có đàn em tiếp theo : Con Nga, thằng Anh ( trong truyện tên thằng Sún ) bị chết sông, người có đạo không sợ ma gia về bắt nên xác thằng Anh được vác về nhà, để nằm trên bàn giữa nhà chờ tẩm liệm, rồi đến con Mỹ, rồi tiếp tiếp theo, còn nữa,...

Rim cùi, tên nghe lạ, nhưng hình dung hông phải nhà ông bà Láng là con hẻm cụt, vào gặp nhà ông bà Chèo quét chợ đầu tiên, rồi cũng tận cùng là nhà ông Bảy Mọi ( cũng là gọi tên theo con đầu ).

Ông Chèo quét chợ coi vây mà có số đào hoa, hai vợ, sống chung, bà lớn ở nhà trên, bà nhỏ nhà dưới với đứa con gái nhỏ. Một sáng không thấy má Lớn ở cửa, đứa gái nhỏ nhìn qua khe hở cửa số, gọi má Hai :

- Má Hai ơi ! Ai treo má Lớn giữa nhà kìa !

Có lúc nghe hẻm nhỏ um sùm, mọi người chộn rộn ùn coi cảnh sát đến nhà bắt ông Bảy Mọi, tội mua xe đạp gian, ông phải đi tù 6 tháng.

..........................


Vậy mà bị ám ảnh trong giấc ngủ : Ngọc Lâm, Ngọc Lâm,...

Cũng biết đã đọc Ngọc Lâm học lớp 9 với Cô Ngân, Thầy Tâm năm 72, năm đó LH cũng vừa đăng ... lính.

Làm như thầy bói, giựt mình thức giấc, đúng rồi, đúng rồi,

Ngọc Lâm con Cô Năm Tr. buôn bán hột giống, nhà đối diện Trường Đạo Long, cách nhà ông bà Láng con hẻm nhỏ.

Thực tế đúng sai, chờ Lamnvo trả lời !!!

LH.
Về Đầu Trang
lamnvo



Ngày tham gia: 28 Feb 2009
Số bài: 238

Bài gửiGửi: Mon Aug 10, 2009 10:10 pm    Tiêu đề:

Dear Lâm Huê,

Đúng như Lâm Huê viết, tôi xào xáo vài chi tiết nhỏ trong Mã Thánh Tây chứ Ông Mười, bà Lánh, Minh, Anh, Rim, Mọi, Út... là người thật của thật. Chị Út mà biết tôi nói xấu chỉ trong Mã Thánh Tây chắc chỉ bắn tôi... hahah...hahah

Trời đất! tên cúng cơm của mẹ tôi Tr. chỉ người rất thân trong gia đình biết. Sau khi rời CK7 của Việt Minh, mẹ tôi cải sửa hoàn toàn tên họ thành Đoàn Thị M. Tôi không thể gợi nhớ ai là người thân trong gia đình mà lại rành những người vùng Mã Thánh Tây.

Nhà tôi ít ai gọi tên Lâm. Họ gọi tôi là Mạnh Trịn. Khi còn bé, tôi bị bệnh suyển ốm yếu nên mẹ tôi ký bán cho Thầy Pháp và thầy đổi tên tôi thành Mạnh cho hên. Tính tôi hay chơi ngẳn nên sau khi đi cầu, tôi không dùng giấy mà chỉ để đít lên bậc cửa, làm một đường là sạch láng. Họ thêm cho tôi chữ Trịn là vì lý do ấy!

Tôi viết một đoạn ngắn về Tư Nhị, bỗng nhiên thấy lạnh gáy vì nhân vật của tôi nhiều người còn sống quá, rất dễ đụng chạm nên đang cắn bút!

Anh Lâm Huê thuộc bậc đàn anh trên tôi vài năm, thử tiết lộ vài điểm xem tôi có thể nhận biết.

Ngọc Lâm
Về Đầu Trang
Thất Pháp



Ngày tham gia: 01 Aug 2009
Số bài: 134

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2009 2:39 am    Tiêu đề:

Minh-Tam đã viết :

Minh Tâm đâu có ngờ con trai Phan Rang lại ngoan và dễ thương như vậy. Nào là Lê Đình Đức đi chợ cho má đến Thất Pháp đi mua nước mắm cho má.

Thất Pháp kể chuyện xưa rất là hay, duyên dáng và những chi tiết trong chuyện kể làm Minh Tâm đang nghi ngờ có phải đây là một trong mấy ông bạn ngáo ộp của tôi không? Hay là mình lại tưởng bở " thấy người sang bắt quàng làm họ” đây.




Trường trung học Duy Tân chỉ có một dãy lớp

Thành phố Phan rang chỉ có một con đường - con đường Thống Nhất
Trường trung học Duy Tân chỉ có một dãy lớp - nửa dãy nhà chệt nối liền với nửa dãy nhà lầu bằng một con đường luồng nhỏ.

Đó là điệp khúc chậm chạp u buồn của một khung trời kỷ niệm được lập đi lập lại trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ trước.

Sang đến niên khóa 1972-1973, Trường Duy Tân xây thêm một dãy lớp nhà lầu ở phía sau dãy lớp nhà chệt, đánh dấu một sự phát triển lớn nhất của trường.

Năm đó bọn chúng tôi đã lên lớp 11, qua đợt đôn quân, lớp học tang thương, lớp học còn lại có mấy móng lơ thơ. Hơn nửa lớp vắng mặt. Nhiều chị gái cùng lớp đã theo chồng bỏ cuộc chơi. Nhiều anh trai đến tuổi quân dịch. Đứa vào quân trường, đứa giàu có và có điều kiện hơn thì lặng lẽ chạy vào Saigon, ra Nha Trang, hay lên Đà Lạt, kiếm cái thẻ căn cước nhỏ tuổi hơn và đương nhiên với một cái tên mới toanh, chạy chọt được sấp học bạ cho trùng tên tuổi mới để kiếm trường đi học tiếp. Có đứa về quê, kiếm một chổ an toàn để nương thân ẩn náu cho qua mùa chinh chiến. Lớp học vắng hoe. Nhà trường phải tuyển một số học sinh người Chăm về lấp cho đầy khoản trống buồn bả và vô duyên ấy.

Học sinh lớp 11 bọn tôi học ở trên lầu cũ, có cơ hội từ trên cao nhìn ngắm các nữ sinh áo dài tha thướt lớp 9 ở dãy lầu mới. Mặc dù mới lên lớp 9, nhưng có nhiều nữ sinh đã qua tuổi dậy thì từ lâu, có đầy đủ hình hài của một thiếu nữ nở nang của tuổi đương thì. Học sinh Duy Tân thời đó phần nhiều đi học lớn tuổi hơn tuổi chuẩn. Đó là lý do sau đợt đôn quân, nửa lớp học của tôi bị trống vắng, và đó cũng là lý do nữ sinh mới lên lớp 9 mà đã nẩy nở như một thiếu phụ. Nhiều nữ sinh lớp 9 cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ tên. Đơn giản là các nữ sinh đó đẹp suất sắc, được bọn con trai mới lớn chúng tôi nhìn ngắm và xuýt xoa bàn tán xôn xao hàng ngày. Năm đó, nữ sinh Duy Tân cũng bổng dưng xinh đẹp hẳn ra hơn mọi năm. Sự thay đổi này làm như muốn trêu tức những anh lớn tuổi buộc phải rời trường trong sự tiếc nuối ngỡ ngàng. Lúc đó, thời trang áo dài vạt ngắn, có hở chút da thịt hai bên hông đang thịnh hành. Giờ giải lao, từng đoàn nữ sinh với áo dài mini tha thướt đẹp duyên dáng, và sân trường đẹp tưởng như vườn địa đàn trên trần giới.

Nhiều người lý giải vì sao học sinh Duy Tân thời đó phần đông đi học lớn hơn tuổi chuẩn. Có người cho rằng vì nhiều học sinh thi rớt Đệ Thất nhiều lần, nên khi vào Đệ Thất Duy Tân thì đã lớn chồng ngồng. Có người biện minh tại vì cha mẹ thời đó quan niệm con cái nhiều tuổi hơn bạn đồng lứa trong lớp một chút thì đi học khỏi bị ăn hiếp, học hành vững vàng hơn. Người thì đổ lỗi tại vì cơ sở học đường của tỉnh còn thiếu, toàn tỉnh Ninh Thuận có nửa triệu dân mà chỉ có một trường Trung Học, mỗi năm tuyển dưới 200 học sinh vào Đệ Thất, nên nhiều học sinh bị học trể năm.

Kiếm được chút chữ ở cái thời thập niên 60s, 70s là điều xa xỉ của phần lớn gia đình ở Phan Rang Ninh Thuận. Phụ huynh phải hy sinh rất nhiều mới tạo điều kiện cho con cái được cắp sách đến trường. Ngoài thị xã Phan rang ra, các quận xã còn lại trong tỉnh thì mục tiêu giáo dục chỉ được giới hạn ở bậc tiểu học. Nơi đó yêu cầu giáo dục cho con người chỉ là viết cho trơn bài chính tả, đọc cho xong một trang sách báo, làm cho thông bài toán cộng, và học thuộc lòng bản cửu chương. Hy vọng của hầu hết phụ huynh thời đó là nuôi con cho biết đọc biết viết.

Nền giáo dục như thế thì đương nhiên dẫn đến trình độ dân trí ở một mức độ rất giới hạn. Tôi hoàn toàn tin những điều anh Ngoc Lâm tả chân trong câu chuyện xóm Mả Thánh Tây là sự phản ảnh trung thực đời sống xã hội nói chung của Phan rang Ninh Thuận thời đó.

Cha tôi mất sớm, mẹ tôi ở vậy lao động nuôi đàn con ăn học cho đến nơi đến chốn. Các anh chi em tôi được ăn học đàng hoàng là nhờ bản chất phi thường của mẹ tôi. Mẹ tôi là một phụ nữ chân quê, mù chữ. Nhưng bà sớm ý thức giá trị của sự giáo dục. Mẹ tôi ngày đêm vất vả trăm chiều nuôi con ăn học.

Tôi là con trai út trong gia đình, hai anh chị lớn của tôi được mẹ gửi vào Saigon học Đại Học. Còn lại nhà có hai anh em. Anh lớn kế tôi lúc đó đã qua tuổi dậy thì từ lâu, đã biết thương thầm nhớ trộm, đã biết làm dáng và mắc cở. Anh trai tôi thà chết chứ không vác chai đi mua nước mắm. Mẹ tôi ngày buôn bán với đôi vai nặng trĩu gánh hàng hóa ở miền quê, chiều tối về còn phải lo cho đàn heo bầy gà, chuyện cơm nước buổi tối và ngày mai cho hai anh em chúng tôi ở nhà. Vì vậy, tôi phải đảm nhiệm cái chân sai vặc của mẹ tôi, khi thì mua xị nước mắm, túi đường, gói tiêu; khi thì qua hàng xóm xin cọng hành tép tỏi, mượn tạm chén dầu ăn.

Gia đình chúng tôi sống cực kỳ giản dị cho một lý tưởng cao đẹp của tương lai.

Chị Minh Tâm khen chê Thất Pháp thế này thế nọ, chị nói sao Thất Pháp nghe vậy. Hoàn cảnh đã buộc Thất Pháp biết mua nước mắm lẻ. Và hoàn cảnh đã cho Thất Pháp có cơ hội làm bạn bè với bà Tám Hàm, người đàn bà tử tế.

Hương vị cái bánh lạt, viên kẹo bột của ngày xưa thơ ấu, hôm nay bổng dịu ngọt lạ lùng.

Thân Mến
Về Đầu Trang
Minh-Tam
Niên Khóa 1968-1975


Ngày tham gia: 24 Nov 2008
Số bài: 505

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2009 2:40 pm    Tiêu đề:


Sao Thấp Pháp lại nghĩ rằng Minh Tâm khen chê. Khen này là khen thật tình đó đừng hiểu lầm. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ nên những con trai ngày xưa hay đóng vai "macho" lắm. Theo Minh Tâm nghĩ con trai mà biết thương và giúp mẹ khi còn bé thì chắc chắn lúc lớn lên lấy vợ sẽ thương và giúp vợ chứ không tiếp tục cảnh chồng chúa, vợ tôi.

Theo chuyện kể thì Thất Pháp thuộc về đàn anh Duy Tân, không phải bạn cùng niên khóa như Minh Tâm đoán mò. Thân mến chào anh.

Về Đầu Trang
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Wed Aug 12, 2009 9:10 pm    Tiêu đề:

Câu chuyện Mả thánh tây của NL viết sống động, đã đưa mọi ngươì trở về một góc của quê nhà ,một không gìan và thời gian của kỷ niệm dù có buồn chua chát hay vui trong ánh lệ. Thất Phát cũng đưa ra những kỷ niệm có thực và cảm động, như một nhân chứng không thể phủ nhận . Những bài viết này của các bạn nếu đến sớm hơn để góp mặt vào đặc san Duy Tân chắc sẽ làm nhiều giọt lệ rơi hơn. Và các cô nữ sinh của thập niên 64-74 sẽ cảm động nhớ lại những hình ảnh của mình ngày xưa....không biết có ai nhớ được những anh chàng đứng trên lầu nhìn xuống thẩn thờ không ??? Nhất là Thất Pháp !!! Thêm một nhân tài xuất hiện ....Lâm Huê cũng là một đàn anh, người nhà của NL.

Con đường đi ngang mả thánh tây này còn nhiều chuyện ly kỳ lắm dù cho là không biết Thất Pháp là ai, thì Thất Pháp cũng là Duy Tân, là gia đình. Ngọc Lâm cứ viết đừng cắn bút nhé !!! SW cũng không mét Út Bảnh đâu . Út Bảnh bây giờ đang ở CA và vẫn còn đẹp lắm.

Chúc các bạn một ngày vui

SW

:number1:
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Chuyển đến trang 1, 2  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 2 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân