TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NĂG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM - TULKU THONDUP
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NĂG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM - TULKU THONDUP

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
BLUE MOON



Ngày tham gia: 27 Oct 2007
Số bài: 223

Bài gửiGửi: Wed Feb 18, 2009 12:45 pm    Tiêu đề: NĂG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM - TULKU THONDUP

NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM
Nguyên tác: The Healing Power of Mind by Tulku Thondup
Nhà xuất bản Shambhala, 1996
Việt dịch: Tuệ Pháp .

Những Thực Tập Đơn Giản Chữa Lành Bệnh Thân Để Có Sức Khỏe
và Chữa Lành Bệnh Tâm Để Giải Thoát và Giác Ngộ
MỤC LỤC
Lời nói đầu của Daniel Golman
Lời cảm tạ
Vào đề
PHẦN MỘT : CON ĐƯỜNG CHỮA LÀNH
1 Những Nền Tảng Của Sự Chữa Lành
Những Lợi Lạc của sự Chữa Lành
Bất cứ ai cũng được lợi lạc
Sự Thiền định, Tâm thức, Thân thể
Đường lối của Y học Tây Tạng trong việc Chữa lành Tâm linh
Tại sao chúng ta đau khổ
Tất cả chúng ta đều là Phật
Con đường chữa lành
2 Sức mạnh chữa lành của tâm
Tâm là nhân tố chính
Sống như thế nào trong thế giới
Điều gì quan trọng cho cuộc sống con người
Khởi đầu con đường chữa lành
3 Bước khởi đầu
Chọn địa điểm
Chọn thời gian
Tư thế
Sự buông lỏng
Tạo khoảng không tâm thức
Thở
Quán tưởng
Sự tập trung
Sự rộng mở
Hòa nhập vào nhất thể
Tỉnh thức
Thái độ giác ngộ (Bồ đề tâm)
4 Phát triển niềm tin
Nhìn vào sự tiến triển của mình
Phóng lớn ngay cả tiến bộ đơn giản
Tri giác thanh tịnh
Kiên định và tinh tấn
Sự quân bình
Cảm nhận
Thấy hay cảm nhận với toàn thể thân và tâm chúng ta
Năng lực của sự bí mật
Biết được những sự mạnh mẽ và yếu đuối của chúng ta
5 Đối xử với những vấn đề khó khăn như thế nào
Sự tránh né
Sự công nhận và sự nhận lấy
Tìm thấy nguồn
Giải thoát những vấn đề qua cảm nhận
Đối mặt với những vấn đề một cách bình an
Nhìn những vấn đề là tích cực
Nhìn thấy sự rộng mở rỗng rang
của những vấn đề của bạn
Đối xử với sợ hãi
Giải phóng những sợ hãi mạnh mẽ
6 Đối xử với những đau ốm thân xác như thế nào
7 Những năng lực chữa lành
Nguồn sức mạnh
Ánh sáng như là một phương tiện chữa bệnh
Quán tưởng ánh sáng
Đánh thức năng lực chữa bệnh
Ánh sáng chữa bệnh và năng lượng trong đời sống hàng ngày
PHẦN HAI: NHỮNG BÀI TẬP CHỮA BỆNH
8 Những thiền định chữa bệnh
Nhập đề
Khai thông những bế tắc năng lượng
1. Giải thoát những gông cùm của căng thẳng
2. Hồi phục lại năng lực của an bình và hạnh phúc
3. Nuôi dưỡng đóa hoa của năng lượng tích cực
Chữa lành những cảm xúc phiền não của chúng ta
1. Buông bỏ những đám mây đen của phiền muộn
2. Soi sáng bóng tối của phiền muộn
3. Làm khô đi những giọt nước mắt của phiền muộn
4. Xua tan ảo tưởng của sợ hãi
5. Khai quang những hạ tầng của lo lắng
6. Phá vỡ lớp vỏ tự bảo vệ của nhạy cảm
7. Làm bình lặng thái độ tự chỉ trích
8. Tập trung tâm tán loạn
9. Ổn định những năng lực trôi nổi
10. Xoa dịu những ký ức tiêu cực
11. Cắt đứt những trói buộc của những liên hệ khó chịu
12. Liên kết với những người khác trong ánh sáng của chữa lành và tình thương
13. Tịnh hóa những giấc mơ dữ dội
14. Xoa dịu những triệu chứng rối loạn thần kinh
15. Dập tắt ngọn lửa phiền não
16. Tịnh hóa những tham dục và những độc hại thuộc cảm xúc
17. Thoát khỏi phiền não với hơi thở
Chữa lành qua âm thanh
1. Tạo êm dịu qua âm thanh của sự rộng mở rỗng rang
2. Chữa lành qua Âm thanh ban phước
3. Tịnh hóa những cảm xúc một cách thầm lặng
9 Chữa lành sự mất hài hòa của thân thể
Ánh sáng chữa lành những đau yếu thân thể
Nước chữa lành những bệnh tật thân thể
Lửa, không khí và đất để chữa lành
Chữa bệnh với sự giúp đỡ của những người khác
Tỉnh giác chữa lành thân thể và những chuyển động năng lực
10 Chữa bệnh với những năng lực của thiên nhiên
Đất
Nước
Lửa
Không khí
Hư không
Cây cối
11 Cuộc sống hàng ngày như sự chữa bệnh
Thức dậy
Tiếp nhận những ban phước
Làm vệ sinh
Thở
Ăn và uống
Đi bộ
Ngồi và đứng
Làm việc
Nhìn
Nói
Ngủ
Những giấc mơ như một phương tiện để tỉnh thức
Một thực hành đơn giản
Ba điểm quan trọng để tập trung vào
PHẦN BA: NHỮNG THIỀN ĐỊNH CỦA ĐẠO PHẬT:
CON ĐƯỜNG ĐẾN RỘNG MỞ RỖNG RANG
12 Những thiền định chỉ và quán
Thiền chỉ
Thiền quán
13 Thiền định sùng tín chữa bệnh
Cầu khẩn hình ảnh uy nghi của đức Padmasambhava
Cầu khẩn sức mạnh và lòng đại bi của đức Padmasambhava
Thiền định trong sự rộng mở rỗng rang
14 Đánh thức những năng lực vô biên bên trong của sự chữa lành
15 Sự thiền định chữa lành của tâm đại bi
Cầu khẩn đức Phật của tâm đại bi để mở rộng trái tim ta
Phụ lục:
Những nguồn kinh điển cho cuốn sách này
Thuật ngữ


LỜI NÓI ĐẦU CỦA DANIEL GOLEMAN
Trong những thành tựu ngày càng sâu sắc hơn của khoa học hiện đại là sự khám phá rằng thân và tâm không tách biệt và độc lập, nhưng đúng hơn là cùng một thực thể được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Descartes đã sai lầm trong việc tách rời giữa thân và tâm. Và y học phương Tây theo sau những người đi trước, đã có sai lầm tương tự trong việc xem nhẹ ý nghĩa những trạng thái tinh thần của bệnh nhân đối với điều kiện sức khỏe của họ.

Một dấu hiệu về mức độ của sự nối kết giữa thân và tâm, được tìm thấy trong một phân tích của hơn một trăm nhà nghiên cứu về sự nối kết giữa những cảm xúc và sức khỏe, rằng những người bị phiền não kéo dài như lo sợ hay bồn chồn, thất vọng hay bi quan, giận dữ hay thù hận – có nguy cơ chung mắc bệnh nặng gấp hai lần hơn những người bình thường trong những năm sau đó. Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm trọng là 60% ; những cảm xúc phiền não dai dẳng là 100%. Nếu so sánh với việc hút thuốc, những cảm xúc phiền não này làm gia tăng nguy cơ cho sức khỏe gần gấp đôi.

Những nhà nghiên cứu trong lãnh vực khoa học mới về khoa tâm thần kinh miễn nhiễm học (Psychoneuroimmunology), khi nghiên cứu mối liên kết sinh học giữa tâm trí, não bộ và hệ thống miễn nhiễm, đã nhanh chóng lấp đầy cơ cấu thiếu sót nối kết giữa thân và tâm. Họ phát hiện trung tâm cảm xúc của não bộ không chỉ nối kết với hệ thống miễn nhiễm mà còn nối kết với hệ thống tim mạch. Khi chúng ta bị căng thẳng tâm lý trong một thời gian dài, và cơ thể bị đẩy vào tình trạng “phải đương đầu hay trốn tránh” khiến tiết ra những nội tiết tố căng thẳng làm yếu đi khả năng của hệ miễn nhiễm chống lại virus và ngăn chặn bệnh ung thư, thậm chí làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm cho cơ thể phải báo động. Kết quả cuối cùng là làm gia tăng sự dễ bị tổn hại bởi đủ loại bệnh.

Ngược lại, một tâm thức an bình với chính nó khiến cho sức khỏe cơ thể được bảo vệ. Nguyên lý này là căn bản của y học cổ truyền Tây Tạng, một hệ thống cổ xưa không bao giờ đánh mất cái nhìn về mối liên kết trọng yếu giữa thân và tâm.

Ngài Tulku Thondup, một vị lỗi lạc thuộc phái Nyingma của đạo Phật Tây Tạng, đã chắt lọc cho người phương Tây phần tinh chất của cách thức có được sức khỏe của nền văn hóa của ngài, không chỉ cho thân, tâm mà còn cho tâm linh nữa. Ngài làm rõ ra cả ba cái liên hệ chặt chẽ với nhau. Tới một mức độ mà chúng ta có thể “tháo lỏng được những trói buộc của kiến chấp” – nghĩa là tới mức độ chúng ta có thể buông bỏ được những mối bận tâm nhỏ hay lớn đã làm hạn chế và giới hạn tầm nhìn của chúng ta – và thay vào đó là thư giãn trong cảm thức rộng lớn hơn rỗng rang hơn của chính chúng ta và trong chỗ ở thực sự của chúng ta trong vũ trụ, tới một mức độ mà chúng ta có thể khôi phục lại sức mạnh chữa lành của tâm.

Ngài Tulku Thondup trao cho chúng ta nhiều hơn một khuôn khổ lý thuyết để đạt được khỏe mạnh : Ngài cho chúng ta những phương pháp thực hành đã được chứng minh trong nhiều thế kỷ của đạo Phật Tây Tạng. Và khi làm việc đó, Ngài đã phác thảo một biện pháp hướng về việc làm lành không chỉ thân thể, tâm thức, tâm linh, mà còn cả tấm lòng. Như thế, con đường chữa lành này là một sự tu hành tâm linh, một con đường chuyển hóa cuộc sống thực sự của chúng ta.

DANIEL GOLEMAN


LỜI CẢM TẠ
Tôi rất biết ơn Ông Harold Talbott đã sáng suốt, chăm sóc và kiên nhẫn trong việc xuất bản quyển sách này, và cảm ơn Ông Robert Garret với sự thành thạo trong nghệ thuật xuất bản làm cho quyển sách này được phổ biến rộng rãi. Tôi cũng cảm ơn Bà Emily Hilburn Sell về việc định hình quyển sách như hiện nay với hiểu biết sâu sắc về chuyên môn và Ông Ian Baldwin đã có những đóng góp vô giá về biên tập và sự hướng dẫn thành thạo không mệt mỏi.

Tôi cũng cảm ơn Ông Daniel Goldman đã tử tế viết tựa làm sáng tỏ cho quyển sách.

Tôi cám ơn Lydia Segal đã giúp đỡ tôi trong nhiều giai đoạn viết và nghiên cứu, cám ơn Amy Hertz, Jonathan Miller, Brian Boland về những gợi ý giá trị, cám ơn David Dvore đã trợ giúp vi tính, cám ơn thư viện riêng của Ngài Kyabje Dodrupchen Rinpoche tại Điện Mahasiddha Nyingmapa và thư viện Lehman thuộc Đại học Columbia về nguồn tư liệu cần thiết, cám ơn Victor và Rugby Lam đã dành căn phòng ấm cúng cho tôi làm việc. (Hình tác giả chụp tại Saranath, India 1994)

Tôi rất cám ơn Michael Baldwin đã soi sáng cho chúng tôi với sự hướng dẫn không mệt mỏi, với nguồn cảm hứng vô tận và những người bảo trợ, những thành viên Phật thừa, dưới sự tài trợ hào phóng mà tôi có cơ hội làm việc, nghiên cứu viết trong mười lăm năm sau này.

Cuối cùng, tôi biết ơn Samuel Bercholz và văn phòng nhà xuất bản Shambala với sự quan tâm lớn lao trong việc cung cấp nguồn tài liệu hoàn hảo cho quyển sách này, trong đó có Bà Kendra Crossen đã trau chuốt quyển sách với sự biên tập tuyệt vời, khéo léo và nhiệt thành.

http://www.thuvienhoasen.org/nanglucchualanhcuatam-01-1.htm
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân