TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG GIỌT LỆ HẠT TRAI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG GIỌT LỆ HẠT TRAI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Minh Huong Khuc
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 05 Nov 2007
Số bài: 2090

Bài gửiGửi: Mon Feb 16, 2009 4:14 am    Tiêu đề: NHỮNG GIỌT LỆ HẠT TRAI
Tác Giả: TRẦN MỘNG TÚ

NHỮNG GIỌT LỆ HẠT TRAI

(I believe this government cannot endure permanently half slave and half free- Tôi tin rằng chính phủ  này không thể tồn tại vĩnh viễn một nửa nô lệ một nửa tự do được- Abraham Lincoln)

   Người mẹ da đen ghé xuống nói vào tai đứa con trai lên 5 tuổi.

                -Từ nay con có thể mơ ước trở thành bất cứ ai, con muốn.

Ưng cử viên đắc cử: Vị tổng thống da đen đầu tiên bước vào tòa Bạch Ốc đã làm rung chuyển cả thế giới về một nền dân chủ tự do có thật của nước Mỹ.

Những giọt lệ mừng rơi giàn giụa trên má những người da đen. Từ những người nổi tiếng như Oprah Winfrey, mục sư Jesse Jackson cho đến bà lão da đen  dân giả Ellora Lyons, 81 tuổi ở Illinois vừa gạt nước mắt trên má vừa nói:

        -Vào năm 1948 tôi đưa hai người con trai của tôi về Oklahoma dự đám tang của người em trai. Chúng tôi đi xe hỏa, trên xe có tấm bảng “n......s go to back” (Negroes –Mọi da đen ra đằng sau ) và chúng tôi không được uống nước chung vòi nước của người da trắng uống.
      - Cha mẹ tôi nói, trước đây người da đen chúng tôi không có quyền đi bầu, nên tôi chẳng thể nào nghĩ một người da đen có thể đặt chân vào tòa Bạch Ốc .

Một người da đen khác ở Georgia nói: Nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được một người da đen được chính thức ra ứng cử tổng thống, nói chi đến chuyện đắc cử.

Trong một tiệm chạp phô nhỏ ở con phố Frederick Douglass, thuộc khu Harlem, Nữu Ước của người da đen, một nhóm hơn hai chục người Mỹ gốc Phi Châu. Người đến trước ngồi trên mấy cái thùng cạc tông cam táo, người đến sau đứng ngấp nghé bên ngoài, ghé đầu vào, nhìn lên cái màn hình nhỏ ở góc tiệm theo dõi cuộc bầu cử. Trong giờ phút này, họ quên mất gốc gác của mình, họ chỉ nghĩ mình là những người Mỹ.

Một học sinh da trắng ở trường Spelman College, Atlanta, lúc 11 giờ đêm, đang ngồi học, nghe tin Obama đắc cử, cậu nằm lăn quay ra sàn, kêu ầm lên với bạn bè:

      - Mày cấu tao một cái đi, có thật không đấy?

Một phụ nữ da đen khác cho một cảm nghĩ rất thiêng liêng:
 - Theo dõi cuộc bầu cử này, hồi hộp và bàng hoàng chẳng khác nào như chờ đợi rặn ra một đứa con. Chỉ khác là mình rặn ra một tổng thống.
Bà tự hào nói tiếp:
      - Người da đen chúng ta không phải chỉ giỏi chơi bóng rổ (basketball,) giỏi về các môn thể thao. Chúng ta cũng có bác sĩ, thầy giáo. Bây giờ chúng ta bắt đầu lãnh đạo quốc gia. Chúng ta đủ thông minh để làm những việc đó.
      - Tổ tiên chúng ta đã chết cho thời điểm này. Cuộc diễn hành của họ trong phong trào dòi dân quyền (civil rights) mấy chục năm trước không phải là vô ích.
      - Hãy nói cho con, cháu của các con biết là con đã được chứng kiến giây phút lịch sử này.

Nếu những người Mỹ gốc Phi Châu (African American) trở thành những nhà văn nổi tiếng, điển hình như Toni Morrison (đoạt giải Pulitzer 1988; đoạt giải Nobel 1993) cũng là một điều danh dự đáng hãnh diện rồi. Nhưng chưa với tới được cái sức mạnh của quyền hành lãnh đạo cả một cường quốc như Hoa Kỳ. Người da đen cần có một người như Obama, để thấy mình được bình đẳng.

Khi bài điễn văn đầu tiên của Obama được đọc lên ở tiểu bang nhà, Chicago, để cám ơn đảng Dân Chủ, gia đình, bạn bè và những cử tri đã bầu cho sự chiến thắng vẻ vang của mình (Số phiếu thắng gấp hai  lần số phiếu thua của Cộng Hòa). Đã làm cho cả trăm giọt lệ rơi xuống má những người da đen. Những giọt lệ hân hoan vui mừng, trông như những hạt trai đen vừa được vớt lên từ Nam Hải (South Sea) Cả một trang sử từ thời nô lệ được mở ra để thấm khô những giọt lệ này. Mới hơn 50 năm về trước, người da đen chưa được chạm tay vào lá phiếu, nói chi đến chuyện ra ứng cử quốc hội, ứng cử tổng thống.

Obama nói: Tôi không phải là tổng thống của người da đen, người Á châu, người đồng tính, người khác tính. Tôi là tổng thống của bạn ( có nghĩa là của mọi người, không phân biệt mầu da, phái tính, chủng tộc.) Nhưng thật sự 95% người da đen trên toàn nước Mỹ đã dồn phiếu cho Obama.

Đúng vậy, người Mỹ sống trên đất Mỹ trong thời điểm này, trong thế kỷ này, là một dân tộc được hưởng quyền tự do, dân chủ hơn bất cứ một nước nào trên thế giới. Việc Obama đắc cử chứng tỏ cho tất cả thế giới biết rằng họ đã sai lầm khi nghĩ rằng người Mỹ vẫn còn mang nặng đầu óc kỳ thị nhất thế giới.

Vào thời điểm hai đảng còn đang vận động tranh cử, trong những khu xóm gồm nhiều gia đình Mỹ trắng, bảo thủ, những người hưu trí, lớn tuổi ( như ở Belleview, Washington,) những tấm bảng đóng ở khu vườn trước nhà họ, hầu như tất cả đều quảng cáo cho Obama, hi hữu lắm mới tìm được một tên Mc.Cain. Người ta không còn nghĩ đến mầu da nữa, chỉ cần người ta tin ứng cử viên đó có khả năng, có tài trí lèo lái con thuyền quốc gia trong cơn khủng hoảng kinh tế và chiến tranh Trung Đông này hay không? Có đến 9 trong 10 lá phiếu nói, mầu da không còn là vấn đề nữa (theo hãng thông tấn xã AP). Người Mỹ gọi đây là một cuộc bầu cử lịch sử của nước Mỹ. Con số hơn 130 triệu người đi bầu là con số cao nhất cho tất cả những cuộc bầu cử khác, kể từ năm 1960. Số tiền 2.4 tỷ Mỹ kim chi tiêu cho việc vận động tranh cử của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cũng là số tiền tốn kém nhất trong lịch sử bầu cử.

Nên ta không chỉ nhìn thấy những giọt lệ chẩy dài trên má người da đen, ta còn nhìn thấy những cặp mắt ướt của một số người da trắng, những khuôn mặt trẻ, đủ mầu da, nở tung, đỏ ửng như cánh hoa mười giờ, khi nhận tin Obama đắc cử.
Tại Nữu Ước, trong Rockefeller Center ‘s Democracy  Plaza, những người thuộc đảng Dân Chủ và những người ủng hộ đảng này, họ thức khuya, theo dõi, ăn mừng sự thành công của Obama trong nước mắt, phần đông là những người da trắng. Những người Mỹ này, họ mong muốn có sự thay đổi cho nước họ.

   Ở bên kia, xa lắm, xa lắm, tận ngôi làng Kogelo, Kayna nghèo nàn, nơi có họ nội
   của Obama, những người da đen khác đang nhẩy múa ăn mừng.

Chúng ta cầu xin cho những giọt lệ trên má người da đen, đẹp mãi như những viên hạt trai vớt lên từ biển Nam, những cặp mắt ướt của người da trắng sẽ tan thành những giọt mưa ngọt ngào của thành phố seattle và những nụ cười hoa mười giờ của lớp người trẻ không héo dưới những cơn nắng lửa.

Cầu xin cho một nước Mỹ an bình, thịnh vượng trong tình người.


   

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân