TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Dấu yêu ngày tháng cũ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Dấu yêu ngày tháng cũ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trường Cũ Tình Xưa
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Wed Feb 04, 2009 1:34 am    Tiêu đề: Dấu yêu ngày tháng cũ

-Kính gởi cô Lệ Hoa -

Từ phương trời Đức quốc xa lạ, từ một ngày yên ả của trời thu cô đã gởi những dòng tâm sự qua diễn đàn Duy Tân đến các học trò của ngày xưa thân ái. Không biết tiết thu nơi cô ở có nhiều mưa như thành phố mưa hoài Vancouver B.C. của em không, và không biết cô cùng gia đình sống bên trời Âu đã bao năm rồi mà qua bài viết - mọi người như được thấy lại bức tranh sống động từ hơn nửa thế kỷ qua của ngôi trường mang tên Trung học Duy Tân đầy kỷ niệm(1958).
Hoài niệm về ký ức, hình ảnh Duy Tân xưa đã để lại nơi cô những dấu ấn sâu đậm của thuở vào đời. Ngày ấy trong lứa tuổi đôi mươi, hình như cô vẫn còn ngập ngừng với tiếng guốc nhẹ khua khi đến trường vì cô là người nữ giáo sư đầu tiên thuở Duy Tân còn phôi thai. Thật thú vị để hình dung giai đoạn khôi nguyên của Duy Tân với mười hai lớp của bậc Đệ nhất cấp do thầy Nguyễn Quảng Tuân làm hiệu trưởng. Dạo đó, em vẫn còn là một nhóc tì ham chơi nơi thành phố biển Nha trang, cùng nơi sinh quán của cô.
Cô đã gởi trọn tâm tình khi viết về quá khứ. Phải chăng tâm tư của người tha hương thường được sưởi ấm bằng cõi ký ức êm đềm, có như vậy chúng ta mới không đánh mất quê hương. Bởi vì niềm khắc khoải về một xứ sở tự do để đàn chim viễn xứ có thể bay về cố quốc còn xa xăm quá!
Trong số những giáo sư cô nhắc đến trong đợt đầu, em đã học thầy Vân, thầy Hinh, thầy Kha. Còn ở đợt sau thì thầy Chương, cô Tuyết, cô Minh, thầy Quế là những thầy cô của em.
Thầy Tiêm giám học đã có mặt khá sớm ở Duy Tân, thầy lúc nào cũng tận tụy và bận rộn với công việc. Hành động xả thân cứu người của thầy trước lúc lâm chung chẳng khác nào một hạnh Bồ tát, dù thầy ra đi đã lâu nhưng vẫn để lại nhiều thương tiếc cho mọi người mỗi khi nhắc đến.
Làm việc văn phòng còn có cụ Đinh Minh, vì tuổi già nay cụ cũng không còn nhưng có một kỷ niệm về cụ mà em nhớ mãi. Mùa hè năm 1966, gia đình em cũng vừa dọn vô Phan Rang trước đó hai tháng mà thôi. Và đó là lần đầu tiên Ba chở em đến trường Duy Tân để coi niêm yết kết quả kỳ thi đệ thất. Tình cờ gặp lại, cụ Đinh Minh và Ba đã tay bắt mặt mừng khi nhận ra vị thầy cũ ở trường làng thời thơ ấu xa xưa. Sau khi hỏi chuyện, cụ đã sốt sắng vào văn phòng duyệt danh sách trước để ba và em khỏi phải chờ lâu. Độ mười phút sau cụ bước ra với cái lắc đầu thất vọng:
- Không có tên của cháu!
Đó là lần đầu tiên trong đời em biết thế nào là hụt hẫng, là chới với, là thất vọng và đã khóc khi ngồi sau yên xe để Ba chở về nhà. Còn nhớ Má đã nhìn em lặng lẽ.
Và Ba thì vuốt tóc khuyên nhủ:
- Không sao, còn năm tới mà con.
Đang bối rối vì buồn thì khoảng hai tiếng sau bỗng thấy cụ Đinh Minh dắt chiếc xe đạp vào nhà giữa nắng hè chói chang, nhìn cụ có vẻ mệt nhưng bằng nụ cười rất vui như thay cho lời xin lỗi vì cụ đã không coi kỹ danh sách trong số những thí sinh đầu tiên của bảng xếp hạng! Riêng em đâu có gì vui sướng hơn khi bỗng nhiên có được tin vui đã quay trở lại. Vâng, đó là kết quả đầu đời đã đem lại cho em niềm vui rất lớn khi bắt đầu được bước vào ngưỡng cửa trung học.
Buổi nhập học đầu tiên với tà áo trắng, thật bỡ ngỡ trong sự xa lạ về những cái mới - nào thầy cô, nào bạn bè, nào trường lớp... Thầy Kha là vị giáo sư chủ nhiệm đầu tiên ở niên khóa này. Trong buổi bình chọn trưởng lớp, còn nhớ sau khi quan sát một lược các nam sinh thầy đã lên tiếng:
- Có ông nào muốn làm trưởng lớp không?
Im lặng, rồi ở cuối lớp có một cánh tay giơ lên:
- Dạ em.
Thầy cười sau khi quan sát:
- Ông thích à? Thế tên ông là gì? Học hành ra sao? Có anh em gì ở các lớp trên không? (chắc ý thầy muốn tìm hiểu lý lịch sơ khởi của anh học trò này).
Có tiếng trả lời:
- Dạ thưa thầy, em tên là Nguyễn Đức Thịnh. Dạ... là em của thầy Huệ Khai, hiện đang dạy ở trường này.
- Ô, thế à. Tốt quá, vậy giao ông chức trưởng lớp nhé.
Và không quên dặn thêm:
- Ông nhớ học hành siêng năng nghe không.
Với chức trưởng lớp này, Thịnh đã giữ suốt bốn năm liền và sau đó đã ra đời sớm vì lý do tuổi tác.
Trên diễn đàn này, Trịnh vĩnh Phúc đã có bài viết về thầy Kha khá cảm động và rõ nét về thầy, một người lúc nào cũng nhìn học trò bằng cái nhìn thông cảm, thương yêu dù trên gương mặt thầy thường đượm vẻ ưu tư.
Cô Lệ Hoa ơi, trên đây cô có nhắc đến thầy Hinh là một trong số những giáo sư có mặt ở Duy Tân sớm nhất. Với em, những giờ học Việt văn với thầy rất thú vị, tuy rằng đôi lúc thầy đã bước vào lớp với khuôn mặt nóng nảy, bất an. Những lúc như vậy người nào không may bị thầy gọi tên dò bài mà không thuộc là lôi thôi lắm. Nhớ về thầy, em vẫn không quên một truyện dài tình cảm đã được thầy kể bằng lối ứng khẩu, mà mỗi cuối giờ là tụi em được nghe. Khá lâu nên không còn nhớ rõ chi tiết, nhưng chỉ nhớ đó là nội dung của một chuyện tình dang dở, chia ly được thầy thêm thắt rất hấp dẫn. Và hai câu thơ sau đây thường được thầy ngâm nga:
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
mỗi lần câu chuyện được chấm dứt với lời hẹn sẽ kể tiếp kỳ sau.
Cũng một cách tình cờ em đã đọc được mẩu nhắn tin của thầy trên nguyệt san Tiền phong. Mặc dù tin nhắn ấy đã quá lâu không còn giá trị thời gian nữa nhưng điều này cũng nói lên được ân tình của tình thầy trò ngày trước. Thầy đã viết rằng:
"Thầy muốn thăm hỏi các anh chị đã từng học với thầy trong các niên khóa 58-59 đến 73-74 bằng thư từ hay bằng điện thoại (có kèm theo số phone và địa chỉ), lúc đó thầy vừa qua Mỹ được hai năm và đã ở tại New york".
Xin mượn lá thư này để kính gởi đến thầy lời cầu chúc mạnh khỏe, an khương và mong rằng một ngày nào đó, trên diễn đàn này em và các bạn lại được nghe những truyện kể hấp dẫn của thầy.
Cô Lệ Hoa thương mến, nhìn đoạn phim quay chậm thật rõ nét với ký ức - em nghĩ cô đã gởi gấm những tình cảm, những nhớ nhung bằng tấm lòng yêu thương trường cũ - trong đó những khuôn mặt học trò ngày nào đã được cô nhắc đến gần gũi và dễ thương như mới hôm qua dù thực tế không ai còn trẻ như thế nữa. Với lớp sống phế hưng, với dòng đời muôn ngã và với sự vô thường của kiếp nhân sinh, giờ đây nhiều người trong chúng ta đã an cư trên các miền đất lạ như là quê hương thứ hai của mình. Đức quốc nơi cô ở có vị nữ thủ tướng rất thông minh, và mới đây còn có người bộ trưởng trẻ tuổi, gốc Việt cũng là niềm hãnh diện chung cho người Việt Nam chúng ta. Có lẽ sống hòa nhập bằng tâm hồn an vui là mẫu số chung của chúng ta hiện nay, phải vậy không cô.
Hoài niệm về Duy Tân đã thường gợi lại cho em một nỗi nhớ tươi như nắng, đẹp như hoa và nhẹ nhàng như mộng với "Niềm vui vạc nắng bên thềm, Ánh vàng rực rỡ sân trường ngày xanh, Một thời hoa mộng thanh xuân, Nghe âm vang đọng ngân vang môi cười".
Gởi đến cô niềm thương mến của em trong cái nhìn cùng hướng về cố hương. Và riêng ngôi trường Duy Tân là nơi đã ghi dấu một cõi ký ức êm đềm mỗi khi nhớ đến.
     (một học sinh đã rời trường Duy Tân niên khóa 72-73)
          Diệu Đức
Về Đầu Trang
THULE
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 09 Oct 2008
Số bài: 39

Bài gửiGửi: Thu Feb 05, 2009 12:40 am    Tiêu đề:

Thay Dieu Duc nho thay co nhieu nen goi cho DD tam hinh co thay VO HINH va vo chong thay NGUYEN HONG DZANG cho coi.
Tu trai sang : CHI NGA -HA CONG LY - VO HINH - TU CONG TAN - LAN - NHAN - TUNG - vo H.C.LY - co TAM DIEP ( vo thay DZANG ) - VUONG KIM THOA va thay DZANG.
Về Đầu Trang
DIEU DUC



Ngày tham gia: 03 Oct 2008
Số bài: 1032

Bài gửiGửi: Fri Feb 06, 2009 2:38 am    Tiêu đề:

Thu Lê thân mến.
Bất ngờ và vui nhiều khi được Thu Lê cho coi tấm hình các thầy cô.Có những thầy cô trước đây Diệu Đức chưa có dịp học nhưng
có nghe nhắc đến ,ngoại trừ thầy Hinh là thầy cũ của mình .
Sương khói thời gian đã nhuộm lên mỗi chúng ta trên mái tóc , trên làn da và cả trên hình hài thể chất -Vì vậy, được đứng lại
gần nhau trong nghĩa thầy trò ,trong tình bạn bè thân hữu của
Duy tân đối với Diệu Đức là một điều đáng quí .Chúc vui và cảm ơn Thu Lê rất nhiều, D.Đ. có thể biết thêm một tí về Thu Lê không? tình thân.
Về Đầu Trang
LE-HOA
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 02 Feb 2009
Số bài: 1005

Bài gửiGửi: Sat Feb 21, 2009 2:09 pm    Tiêu đề:

Em Diệu Đức (Vancouver B.C.): "Dấu yêu ngày tháng cũ" của em chất chứa bao nhiêu kỷ niệm cùng hình bóng các thầy cô và bạn bè xưa. Với một văn phong vững chãi mà nhẹ nhàng bóng bẩy có khác gì một nhà văn, em đã trải hết nỗi lòng hoài niệm về dĩ vãng như 1 con chim lạc xứ mãi vọng về cố hương. Cô rất cảm động khi đọc bài viết của em, tuy em không học cô mà em đã viết cho cô những lời lẽ rất chân thành thắm thiết tình nghĩa thầy trò. Cảm ơn em. Nơi quê hương tạm dung của cô quanh năm lạnh lẽo, mùa thu nơi đây cũng lạnh, buồn, ẩm ướt nhưng cũng rất nên thơ với lá vàng trải thảm, cành cây hắt hiu, sương mù giăng giăng... chắc chẳng khác gì xứ Canada nơi em ở đâu. Em lại biết rõ nơi xứ cô ở còn có một vị nữ thủ tướng thông minh tài ba, và 1 người gốc Việt làm bộ trưởng tiểu bang làm hãnh diện cho người V.N. ở đây. Năm 1966 em vào đệ thất Duy Tân là năm cô vừa rời khỏi trường D.T. để ra dạy ở Cường Để Qui Nhơn. Nhưng cô có thể xem em như là 1 học sinh cũ rất thân yêu của cô được chứ?

Chào các em,
Cô Lệ Hoa
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trường Cũ Tình Xưa Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân