TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ai nên khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ai nên khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Mar 17, 2024 11:06 pm    Tiêu đề: Ai nên khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ?

Ai nên khám sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ?


Ung thư tuyến tiền liệt có thể không biểu lộ triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng có thể xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn tiến triển. Dưới đây là cách để biết liệu bạn có nguy cơ cao hơn hay không.

Tuyến tiền liệt là tuyến sinh dục nam có tác dụng sản xuất tinh dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Ung thư tuyến tiền liệt có thể không biểu lộ triệu chứng ở giai đoạn đầu, nhưng giai đoạn tiến triển hơn có thể gây ra các triệu chứng như khó tiểu, giảm lực trong dòng nước tiểu, máu trong nước tiểu, máu trong tinh dịch và sụt cân không rõ nguyên nhân.



Vậy ai nên thực hiện sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ? Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ba nhóm nam giới sau đây nên cân nhắc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt:

    • Đàn ông ở độ tuổi 50 có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt trung bình và có tuổi thọ dự định ít nhất thêm 10 tuổi nữa. Tại sao lại quy định tuổi sống thêm từ 10 tuổi trở lên? Nguyên nhân là do ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm. Tỷ lệ sống sót không bị ảnh hưởng đáng kể trong 10 năm đầu sau chẩn đoán. Nói cách khác, nếu một người lớn tuổi có năm sống thêm dự định dưới 10 năm và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, thì căn bệnh ung thư đó khó có thể ảnh hưởng nhiều đến họ.

    • Đàn ông 45 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao, bao gồm người Mỹ gốc Phi và những người có cha hoặc anh trai được chẩn đoán bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi.

    • Đàn ông 40 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt rất cao, chẳng hạn như những người có từ hai người thân ruột thịt (như bố, anh trai) chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước tuổi 65. Ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở một số gia đình, cho thấy sự hiện diện của yếu tố di truyền trong một số trường hợp. Đối với những người có cha hoặc anh trai mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng hơn gấp đôi.



Có cần phải sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ không?

Tôi có một người bạn đã ngoài 80 tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt. Tuy nhiên, sau khi sàng lọc và giải phẫu tuyến tiền liệt, hiện nay ông gặp khó khăn khi đi tiểu và mỗi lần đều phải tự đặt ống thông tiểu.

Đối với dân số nói chung, việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt định kỳ có thể không cần thiết. Điều này chủ yếu là do ba yếu tố sau:

    • Ung thư tuyến tiền liệt tiến triển chậm và thường không gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc triệu chứng ở nhiều bệnh nhân.

    • Các thí nghiệm y tế hiện đại có thể cho kết quả dương tính giả và âm tính giả. Ví dụ, trong thử kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA), nếu giá trị thử nằm trong phạm vi bình thường thì vẫn có 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nếu giá trị này cao hơn mức bình thường thì nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt vượt quá 50%. Nói cách khác, nhiều người có thể nhận được kết quả dương tính giả, trong khi những người khác có thể cho kết quả âm tính mặc dù bị ung thư tuyến tiền liệt, đây là kết quả âm tính giả. Do đó, việc dựa vào thử PSA để chẩn đoán trong những trường hợp này có thể dẫn đến chẩn đoán quá mức. Sinh thiết tuyến tiền liệt cũng có thể cho kết quả dương tính giả và âm tính giả. Điều này là do quá trình thử không phải lúc nào cũng bảo đảm phát giác được vùng ung thư.

    • Điều trị tích cực có thể không phải lúc nào cũng là phương pháp tốt nhất. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bao gồm dùng thuốc, giải phẫu và xạ trị. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị này có thể có tác dụng phụ như tiểu không tự chủ, rối loạn cương dương và rối loạn tác dụng ruột.

Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần có cách tiếp cận hết sức thận trọng.



Phân tích trường hợp ung thư tuyến tiền liệt của ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Việc Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhập viện gần đây sau khi phát giác ung thư tuyến tiền liệt trong quá trình sàng lọc đã thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Ở tuổi 70, ông Austin được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trong một lần khám sức khỏe định kỳ. Ông trải qua ca giải phẫu ung thư tuyến tiền liệt vào ngày 22/12/2023. Do biến chứng sau ca giải phẫu, ông được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt vào tháng 01/2024. Hai tuần sau, ông Austin được xuất viện và bắt đầu làm việc tại nhà. Ông trở lại Ngũ Giác Đài vào ngày 15/02.

Hiện nay, sự cần thiết của việc sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố và sự lựa chọn của mỗi cá nhân. Vậy tại sao ông Austin lại chọn sàng lọc định kỳ? Một số yếu tố có thể đã ảnh hưởng đến quyết định này:

    • Tuổi: Ung thư tuyến tiền liệt hiếm gặp ở nam giới dưới 40 tuổi, nhưng nguy cơ tăng nhanh sau 50 tuổi, khoảng 60% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt trên 65 tuổi.

    • Chủng tộc: Đàn ông da đen gốc Phi hoặc Caribe có nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt cao gấp đôi so với đàn ông không phải da đen. Đàn ông da đen cũng có nhiều nguy cơ bị các khối u tuyến tiền liệt phát triển và lan rộng nhanh chóng, đồng thời họ có nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt cao hơn những người đàn ông khác.

    • Tiền sử gia đình: Nếu ông Austin có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì việc sàng lọc định kỳ là lựa chọn đúng cho ông.

Ung thư tuyến tiền liệt là vấn đề riêng tư của nam giới, đặc biệt vì bệnh có thể ảnh hưởng đến tác dụng tình dục và tâm lý của bệnh nhân. Hy vọng bài viết này cung cấp tin tức có giá trị về sức khỏe tuyến tiền liệt và giúp những người có nhu cầu đưa ra quyết định sáng suốt.

Dr. Jingduan Yang
Đại Hải biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân