TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tránh 5 điều này để chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tránh 5 điều này để chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Mar 10, 2024 12:11 am    Tiêu đề: Tránh 5 điều này để chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột

Tránh 5 điều này để chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột


Nếu gặp vấn đề về tiêu hóa, bạn sẽ hiểu rằng một bữa ăn có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhanh đến mức nào.

May mắn thay, những triệu chứng khó chịu đó thường là do tổn thương có thể được chữa lành một cách mau lẹ vì biểu mô ruột có thể tự thay thế trong vòng chưa đầy một tuần.

Tuy nhiên, nếu thói quen ăn uống không lành mạnh diễn ra trong thời gian dài thì điều này có thể bị ảnh hưởng.



Tổn thương hàng rào niêm mạc ruột là gì?

Bất cứ thứ gì bạn ăn vào đều tiếp xúc trực tiếp và nhanh chóng với niêm mạc ruột.

Trong thời đại thực phẩm chế biến sẵn, không phải mọi thứ chúng ta ăn đều thực sự là “thực phẩm.” Một số trong đó là chất ổn định, chất nhũ hóa, hương vị và màu sắc nhân tạo. Thậm chí ngay cả các thành phần thực phẩm thực sự cũng thường được chế biến khác xa kết cấu tự nhiên của chúng.

Hậu quả là một số “thực phẩm” bạn ăn không cung cấp nhiều năng lượng cho các tác dụng của cơ thể mà còn gây viêm. Chứng viêm là phản ứng của cơ thể đối với các vết thương và những kẻ xâm lăng như vi khuẩn và virus. Nhưng khi gặp phải một số “thực phẩm” không tự nhiên này, cơ thể sẽ coi chúng là những kẻ ngoại lai và cũng phản ứng bằng chứng viêm.

Ngay cả những thực phẩm lành mạnh cũng có thể gây ra vấn đề nếu niêm mạc ruột có bất thường về kết cấu hoặc khe [giữa các tế bào]. Vai trò của biểu mô ruột là hoạt động như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các chất không mong muốn xâm nhập vào máu, nhưng biểu mô cũng có những khe nhỏ cho phép chất dinh dưỡng và nước hấp thụ vào cơ thể và duy trì hoạt động của chúng ta. Tuy nhiên, các khe hoặc vết rách lớn cho phép vi khuẩn và các mảnh thức ăn chưa tiêu hóa – thậm chí từ những thực phẩm bổ dưỡng – xâm nhập vào những vị trí bất thường. Hiện tượng này có thể kích thích phản ứng tự miễn dịch trong cơ thể.

Các triệu chứng phổ thông cho thấy tổn thương hàng rào niêm mạc ruột gồm đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và nhạy cảm với thức ăn.

Tổn thương hàng rào niêm mạc ruột có liên quan đến béo phì, tiểu đường, viêm khớp, hội chứng mệt mỏi mạn tính, hen suyễn, đau cơ xơ hóa và bệnh gan.

Tuy nhiên, niêm mạc ruột có tốc độ thay đổi tế bào nhanh chóng, tự đổi mới hoàn toàn sau mỗi năm ngày. Đó là lý do tại sao các bữa ăn bổ dưỡng có thể có tác dụng xoa dịu.

Ngay cả khi bạn có nhiều triệu chứng về đường tiêu hóa, một vài ngày ăn uống tốt hơn thường lệ cũng đủ để thấy những dấu hiệu cải thiện đầu tiên.



Thực hiện các thay đổi đơn giản để làm dịu chứng tổn thương hàng rào niêm mạc ruột

Đầu tiên, hãy đánh giá trung thực xem thực phẩm bạn đang ăn có gây hại hay không. Một cách để tiến hành đánh giá là thay đổi cách bạn ăn uống.

Hai chiến lược dinh dưỡng có thể cải thiện và sửa chữa niêm mạc ruột.

Đầu tiên là hãy lật ngược tháp dinh dưỡng.

Tháp dinh dưỡng nhấn mạnh vào việc ăn chủ yếu bánh mì, ngũ cốc và khoai tây đồng thời hạn chế chất béo và dầu.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cần chất béo và dầu. Chúng ta đã ăn rất nhiều carbohydrate, và hầu hết là carbohydrate tinh chế, khiến chúng ta béo lên, khiến chúng ta thiếu chất dinh dưỡng và ốm yếu.”

Kế tiếp, chúng ta chỉ ăn những nguồn đường, bột mì, muối và dầu chưa tinh chế. Thực phẩm chưa tinh chế là thực phẩm được sơ chế và gần giống với trạng thái tự nhiên nhất.

Mặc dù có thể tạo cảm giác no nhưng thực phẩm tinh chế không cung cấp cho cơ thể nhiên liệu và các khối xây dựng cần thiết, bao gồm các phân tử cần thiết để giữ cho niêm mạc ruột không bị thoái hóa.

Nếu chúng ta ăn thực phẩm tinh chế có rất ít hoặc không có chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta phải sử dụng nguồn dinh dưỡng dự trữ để phân hủy thức ăn, từ đó chúng ta bị thiếu chất, từ đó dẫn đến sự suy giảm hệ thống miễn dịch và hàng rào ruột.”

Các thành phần độc hại thực phẩm phá hủy ruột như chất làm ngọt nhân tạo, glyphosate – một loại thuốc diệt cỏ được dùng rộng rãi cho cây trồng – và chất nhũ hóa. Chất nhũ hóa tổng hợp gây hại hơn chất nhũ hóa tự nhiên – được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn để giữ cho các thành phần như dầu và nước không bị tách lớp.

Bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về tác hại đối với sức khỏe, thực phẩm chế biến sẵn vẫn chiếm phần lớn không gian trưng bày trong các siêu thị vì có thời hạn sử dụng lâu, được làm từ nguyên liệu rẻ tiền và mang lại hương vị thơm ngon tiện lợi khó có thể cưỡng lại.

Mặc dù thực phẩm chế biến sẵn có thể rẻ hơn nhưng chắc chắn sẽ làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe về lâu dài.


Loại bỏ 5 nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương niêm mạc ruột


Nếu bạn tìm kiếm trên internet, có thể cho ra 1 danh sách gần như vô tận những thứ có thể giúp chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột. Sau đây là năm nguyên nhân hàng đầu gây viêm ruột

1. Gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì có trong rất nhiều sản phẩm. Gluten cũng là một loại protein khó tiêu mà cơ thể chúng ta không thể phân hủy hoàn toàn. Gluten không tiêu hóa hết đi đến ruột non có thể gây tổn thương [ruột] dẫn đến một loạt triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu và phát ban ngoài da.

Gluten có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì, mì ống và các sản phẩm làm từ bột mì khác.



2. Sản phẩm từ sữa

Một số người không thể hấp thụ lactose có trong sữa, có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Quá trình diệt trùng được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn có thể gây hỏng sữa, phá hủy các enzyme quan trọng.

Sữa tươi là một lựa chọn thay thế gây tranh luận. Một số người ca ngợi sữa tươi có thể chữa lành cho cả những người không dung nạp lactose, trong khi các cơ quan chính phủ báo động rằng sữa tươi cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng tương tự sữa diệt trùng, cộng thêm nhiều rủi ro hơn do tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh.



3. Đường tinh luyện

Một nghiên cứu năm 2020 trên tập san Cells cho thấy trên những con chuột được cho ăn nhiều đường, hàng rào ruột và phản ứng miễn dịch đã bị phá vỡ. Một nghiên cứu mới hơn của Đại học Pittsburgh công bố vào tháng Sáu đã phát giác những con chuột bị bệnh viêm ruột được cho ăn nhiều đường sẽ chết trong vòng chín ngày.

Một số loại đường được thêm vào thực phẩm là siro ngô, fructose, lactose, maltose, sucrose, dextrose, siro ngô có hàm lượng fructose cao, mật ong, siro cây phong, mật đường, đường thô và đường ăn.

Theo tổ chức Healthy Food America, một nhóm giám sát chính sách, đường có thể được tìm thấy ở 3/4 sản phẩm tạp hóa. Điều này nói lên người Mỹ trung bình ăn nhiều đường hơn gần 50% so với đề nghị trong Hướng dẫn khẩu phần ăn uống cho người Mỹ và của Tổ chức Y tế Thế giới. Đó là 17 muỗng cà phê đường bổ sung hàng ngày.



4. Căng thẳng

Căng thẳng tâm lý quá mức đã được chứng minh là nguyên nhân làm cho lớp niêm mạc biểu mô đại tràng bị phá vỡ. Ngoài ra, căng thẳng có thể làm thay đổi kết cấu của hệ vi sinh ruột.

Theo kết quả khảo sát hàng năm của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ năm 2023, khoảng một phần tư người Mỹ cho biết họ bị căng thẳng trầm trọng. Dữ liệu cho thấy ảnh hưởng của việc phong tỏa và tổn thương do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài. Sự bất ổn về xung đột toàn cầu, vấn đề chủng tộc, lạm phát và các thảm họa liên quan đến khí hậu cũng là nguồn gốc gây căng thẳng.

Có nhiều cách dễ dàng để giải tỏa căng thẳng như liên kết với mọi người, khám phá thiên nhiên, đi dạo, giao lưu với bạn bè và các hoạt động tình nguyện.



5. Lipopolysaccharide (LPS)

Khẩu phần ăn nhiều chất béo bão hòa có liên quan đến LPS.

Lipopolysaccharide do vi khuẩn sản xuất có liên quan đến chứng viêm. Lipopolysaccharide tăng biến đổi có thể gây nhiễm trùng và nhiễm nội độc tố trong máu – cả hai căn bệnh có thể gây tử vong này tấn công nhanh chóng hệ thống miễn dịch và tiết ra các cytokine tiền viêm.

Ngoài ra, lipopolysaccharide có thể đóng vai trò trong nhiều bệnh như tiểu đường, béo phì, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh thận mạn tính, bệnh tim mạch và bệnh viêm ruột.

Các chất bổ sung và hợp chất thực phẩm có thể giúp làm giảm LPS bao gồm: prebiotic, men vi sinh, polyphenol, polysaccharides sunfat, glutamine, vitamin D.

Tất cả các phương pháp này đều hoạt động dựa trên sự điều chỉnh kết cấu hệ vi sinh vật ruột để tạo ra các chất chuyển hóa giúp chữa lành tổn thương hàng rào niêm mạc ruột và bảo vệ niêm mạc ruột.

Amy Denney
Thanh Long và Tú Liên biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân