TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sun Mar 03, 2024 12:01 am    Tiêu đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD):
Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường không được phát giác ở giai đoạn sớm.


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổi tiến triển ảnh hưởng đến ít nhất 16 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, trước đây COPD được cho là bệnh của nam giới. Tuy nhiên, khuynh hướng này đã thay đổi trong những thập niên qua, với hơn một nửa số ca bệnh COPD là phụ nữ. Nhiều người sống chung với COPD chưa được chẩn đoán, vì có hơn 50% người có tác dụng phổi kém nhưng không nhận ra họ đang bị bệnh. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật và xếp thứ 4 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ.

Một phần thách thức trong việc chẩn đoán COPD là bệnh thường bị chẩn đoán sai cho đến khi tình trạng tiến triển nặng hơn. Mặc dù bệnh COPD không thể chữa khỏi nhưng việc điều trị có thể làm chậm sự tiến triển và cải thiện phẩm chất cuộc sống.



Các loại COPD phổ thông?

Bệnh nhân COPD đối mặt với một hoặc nhiều tình trạng phổi tiến triển. Trong đó, hai tình trạng phổ thông nhất là: viêm phế quản và khí phế thũng. Một số người cho rằng tình trạng hen suyễn nặng cũng nên được phân loại là COPD, tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tình trạng bệnh được phân loại như sau:

    • Viêm phế quản mạn tính: Phế quản là đường hô hấp chính của phổi, viêm phế quản sẽ làm phổi tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Điều này có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng và ho mạn tính ở một số người.

    • Khí phế thũng: Phổi có gần 500 triệu phế nang, là các túi khí nhỏ nằm ở đầu các tiểu phế quản (là các ống khí nhỏ hơn phân nhánh từ phế quản) giúp vận chuyển oxy vào máu khi chúng ta hít thở. Khí phế thủng mạn tính làm cho phế nang bị tổn thương, thu hẹp, xẹp, căng hoặc phồng lên quá mức. Điều này có thể dẫn đến suy giảm tác dụng hô hấp không thể phục hồi.

    • Hen suyễn: Hen suyễn mạn tính có thể biểu lộ các vấn đề về hô hấp tái phát, trong đó niêm mạc đường hô hấp bị sưng lên, các bắp thịt xung quanh đường hô hấp trở nên căng hơn và/hoặc chất nhầy [đờm] bị ứ đọng do phổi sản xuất quá nhiều chất nhầy.



Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của COPD?

Bệnh nhân COPD có thể không biểu lộ các triệu chứng ở giai đoạn sớm nên rất khó phát giác. Khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng bắt đầu phát triển.

Trong quá trình tiến triển của bệnh COPD, bệnh nhân thường biểu lộ các triệu chứng sau:

    • Ho có đờm kéo dài.

    • Khó thở đặc biệt khi vận động. Việc hít thở cũng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.

    • Thở khò khè tạo ra âm thanh như tiếng rít hoặc tiếng huýt sáo.

    • Căng hoặc tức ngực.

    • Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.

    • Giảm cân (giai đoạn sau).

    • Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân.

Các triệu chứng cũng có thể đột ngột trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân đang trải qua cơn bùng phát. Các triệu chứng của cơn bùng phát bao gồm:

    • Đau họng.

    • Các triệu chứng giống cảm lạnh hoặc cúm.

    • Mệt mỏi.

    • Thay đổi màu chất nhầy (có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu).

    • Chất nhầy đặc hơn hoặc dính hơn.

Bởi vì có nhiều tình trạng bệnh lý cũng gây ra nhiều triệu chứng này. Do đó, cần thảo luận ý kiến với bác sĩ nếu quý vị bắt đầu gặp các triệu chứng để loại trừ các nguyên nhân khác.



Nguyên nhân gây ra COPD?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD là hút thuốc lá. Để phổi hoạt động bình thường, các ống phế quản và phế nang cần đàn hồi tốt để không khí đi vào và ra khỏi cơ thể. Hút thuốc lá gây tổn thương phổi, làm giảm độ đàn hồi của phổi và gây viêm. Tương tự, việc tiếp xúc thụ động với khói thuốc, không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn hoặc khói cũng có thể làm tình trạng viêm niêm mạc phổi trầm trọng thêm và góp phần phát triển bệnh COPD.

Khoảng 1% số bệnh nhân COPD bị một bệnh lý di truyền gọi là thiếu hụt Alpha-1-antitrypsin. Mặc dù, đây là bệnh lý hiếm gặp và không được coi là nguyên nhân chính gây ra COPD. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ có khoảng 100,000 trẻ sơ sinh bị bệnh này. Sự thiếu hụt Alpha-1-antitrypsin ảnh hưởng đến sự tạo ra một loại protein được gọi là Alpha-1-antitrypsin (AAt) của gan. Alpha-1-antitrypsin là một loại protein khi hoạt động bình thường sẽ được tiết vào máu để bảo vệ phổi. Một số người bị bệnh COPD do thiếu Alpha-1-antitrypsin có thể bổ sung protein này bằng cách truyền dịch hàng tuần.

Hơn nữa, theo National Institutes of Health (Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ), cứ 6 người bị bệnh COPD thì có 1 người không hút thuốc lá. Điều này dường như trùng khớp với giới tính, vì một nghiên cứu cho thấy 70% người không hút thuốc bị bệnh COPD là phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng điều này chủ yếu là do phụ nữ dễ bị ảnh hưởng do hít khói thuốc lá thụ động hơn và [họ cũng tiếp xúc] gần các nguồn nhiên liệu sinh khối trong khi nấu nướng hoặc sưởi ấm.


Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai trong số những tình trạng chính của COPD.


Các giai đoạn của COPD là gì?

COPD có thể phân thành 4 giai đoạn dựa trên dung tích phổi, bao gồm:

    • Giai đoạn 1 (Sớm): Được coi là nhẹ, giai đoạn này có thể không biểu lộ bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý. Giai đoạn này được chẩn đoán nếu thể tích khí thở ra tối đa trong một giây (FEV1) nằm trong khoảng từ 80% đến 100% so với mức bình thường.

    • Giai đoạn 2 (Trung bình): Chỉ số FEV1 giảm xuống còn 50% đến 79% so với mức bình thường. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường nhận thấy có điều gì đó không ổn do các triệu chứng mà họ gặp phải.

    • Giai đoạn 3 (Nặng): Giai đoạn này được chẩn đoán khi chỉ số FEV1 giảm còn 30% đến 50% so với mức bình thường. Trong giai đoạn này, các đợt bùng phát có thể xảy ra thường xuyên và các triệu chứng gián đoạn.

    • Giai đoạn 4 (Rất nặng): Chỉ số FEV1 giảm xuống còn dưới 30% so với mức bình thường. Giai đoạn này có thể gây tử vong.



Ai có nhiều nguy cơ bị COPD?

Có cả yếu tố nguy cơ không thể thay đổi và có thể thay đổi, đóng vai trò trong việc xác định liệu quý vị có bị COPD hay không. Các yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị bệnh COPD:

    • Hút thuốc lá.

    • Giới tính: Phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh COPD cao hơn 50% so với nam giới hút thuốc lá.

    • Tuổi tác: COPD phổ thông hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.

    • Có tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp khi còn nhỏ.

    • Tiếp xúc quá nhiều với khói thuốc lá dù là do hít thụ động hoặc khói than củi.

    • Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

    • Hen suyễn (rất nặng).

    • Bệnh lao: Những người bị bệnh lao có nguy cơ bị bệnh COPD cao gấp 3 lần.

    • Phổi kém phát triển.

    • Thiếu hụt Alpha-1-antitrypsin.

    • Không khí trong nhà thiếu thoáng khí.



Cách chẩn đoán COPD?

Sau khi [bác sĩ] kiểm soát tiền sử bệnh và kiểm soát thể chất, thông qua các thử sau đây có thể chẩn đoán COPD:

    • Đo phế dung: Đây là testing chính để chẩn đoán COPD, giúp phát giác bệnh trước khi bệnh nhân có triệu chứng. Trong kiểm soát tác dụng phổi, việc đo phế dung sẽ đo lượng khí [một người] có thể thở ra và tốc độ khí đi ra khỏi phổi. Trong test này, thông qua một thiết bị nhỏ, quý vị sẽ hít một hơi thật sâu và thở ra mạnh nhất có thể. Khi quý vị làm vậy, thiết bị sẽ đo lượng không khí thở ra.

    • Đo enzyme Alpha-1 antitrypsin trong máu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề nghị kiểm soát thiếu hụt enzyme Alpha-1 antitrypsin do di truyền cho tất cả bệnh nhân COPD.

    • Đo lưu lượng đỉnh thở ra (PEF): Test này đo tốc độ lượng khí mà quý vị có thể thở ra.

    • Đo nitric oxide thở ra (FeNO): Test này đo lượng nitric oxide trong hơi thở. Nồng độ nitric oxide cao hơn có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi, khiến khó thở hơn và có thể là dấu hiệu của bệnh COPD. Để tiến hành bài test này, quý vị sẽ thở vào một cái ống với tốc độ ổn định.

    • Đo khí máu động mạch: Testing này đo lượng oxy và carbon dioxide trong máu.

    • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Thực hiện chụp cắt lớp ngực có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng liên quan đến COPD.

    • Chụp X-quang ngực: Thực hiện chụp X-quang để kiểm soát các kết cấu xung quanh ngực và cũng giúp loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng, như viêm phổi hoặc bệnh lao.

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán bị COPD, bác sĩ sẽ cung cấp kế hoạch và hướng dẫn điều trị để có kết quả tốt nhất.



Các biến chứng của COPD?

COPD có thể dẫn đến một số biến chứng. Một số biến chứng cấp tính phổ thông nhất bao gồm:

    • Viêm: Bệnh nhân COPD có thể bị viêm hệ thống, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Tình trạng này có thể được đo lường thông qua các chỉ số máu như cytokine hoặc bạch cầu.

    • Ung thư phổi: Bệnh COPD làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.

    • Suy giảm tác dụng vận động: COPD có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể thực hiện các tác dụng sinh lý căn bản. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm hệ thống ảnh hưởng đến tim mạch thì cũng có thể ảnh hưởng đến sự thực hiện các động tác thể dục nhịp điệu và tập thể dục. Bệnh nhân có thể nhận thấy tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày, như cảm thấy hụt hơi khi ít gắng sức hơn hoặc cảm thấy nhanh bị hụt hơi hơn khi họ gắng sức tập thể dục nhịp điệu.

    • Huyết áp cao trong động mạch phổi: Bệnh COPD có thể dẫn đến tăng áp phổi, gây áp lực cho tim. Tình trạng này có thể biểu lộ dưới dạng bàn chân và cẳng chân bị sưng tấy.

    • Yếu bắp thịt: Yếu bắp thịt xương có thể là một biến chứng của COPD do mất fat-free mass (khối lượng các mô không mỡ). Tình trạng teo và yếu bắp thịt có thể xảy ra nếu cơ thể bị suy dinh dưỡng.

    • Bệnh tim mạch: Như đã nhắc đến ở trên, tình trạng viêm hệ thống có thể ảnh hưởng đến tim mạch, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Tắc nghẽn đường hô hấp ở bệnh nhân bị COPD thường ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoàn chỉnh của tim. Bệnh nhân COPD cũng dễ bị đau tim hơn.

    • Chứng thiếu máu: Mặc dù bệnh COPD không nhất thiết gây thiếu máu nhưng thiếu máu thường là tình trạng đi kèm của bệnh COPD. Người bị COPD và thiếu máu thường có kết quả trầm trọng hơn, vì vậy các chuyên viên chăm sóc sức khỏe cần kiểm soát chứng thiếu máu để giảm thiểu tình trạng này.

    • Chứng trầm cảm: Bởi vì bệnh nhân COPD thường gặp khó khăn khi thực hiện các tác dụng căn bản, do đó mà ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ.

Tuổi thọ của một người thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: tuổi tác, các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và các bệnh tật đi kèm hoặc thói quen sinh hoạt.



Các phương pháp điều trị COPD?

Các phương pháp điều trị COPD tập trung vào việc điều chỉnh lối sống và giảm thiểu các triệu chứng. Phương pháp điều trị thường bao gồm dùng thuốc, bổ sung oxy và các bài tập phục hồi tác dụng.

    • Thuốc: Một phác đồ điều trị dùng thuốc là điều cần thiết để kiểm soát COPD. Nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm thuốc giãn phế quản, thuốc kháng viêm steroid, thuốc trụ sinh, thuốc kháng cholinergic (để giãn bắp thịt phế quản), các loại thuốc ngăn cản leukotriene (để kiểm soát chất leukotrienes vốn gây co thắt các bắp thịt hô hấp), thuốc long đờm (giúp làm loãng đờm trong đường hô hấp), thuốc kháng histamine và thuốc kháng virus đều có thể được kê đơn để giúp kiểm soát COPD. Tùy vào nhu cầu và thể chất của bệnh nhân mà các bác sĩ dùng kết hợp các loại thuốc phù hợp nhất.

    • Oxy: Một số người có thể cần bổ sung oxy nếu họ bắt đầu bị thiếu oxy hoặc lượng oxy trong máu thấp.

    • Phục hồi tác dụng: Các động tác trong các bài tập phục hồi tác dụng giúp giảm chứng khó thở và tối đa hóa dung tích phổi, hỗ trợ người bệnh kiểm soát COPD.



Cách suy nghĩ ảnh hưởng đến COPD như thế nào?

Bệnh nhân khi được chẩn đoán bị COPD và phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động thể chất, thì sức khỏe tinh thần của họ cũng có thể bị thương tích. Những người bị bệnh COPD thường buồn rầu và lo lâu.

Nghiên cứu cho thấy cảm xúc đau khổ ở những người bị COPD là một dạng suy giảm tâm lý xã hội phổ thông và đáng kể. Ngoài ra, cách mà kết quả chẩn đoán tác động đến các mối quan hệ của bệnh nhân là rất quan trọng và góp phần gây nên mức độ trầm cảm của bệnh nhân. Do những hậu quả về mặt thể chất của căn bệnh, bệnh nhân cảm thấy sự duy trì công việc bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe tinh thần của họ.

Nếu quý vị hoặc người quen đang bị bệnh COPD và gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Điều rất quan trọng là tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, để có được sự chăm sóc phù hợp và toàn diện. Thảo luận ý kiến với các chuyên viên y khoa để xây dựng kế hoạch điều trị nhằm điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực để có kết quả tốt nhất ngắn hạn cũng như dài hạn

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân COPD thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như thiền định hoặc Thái cực quyền, cũng có thể có kết quả sức khỏe tốt hơn. Tham gia vào các hoạt động này giúp bệnh nhân COPD nâng cao nhận thức và hiểu biết về mình cũng như tình trạng bệnh của họ, thực hành các hành vi đối phó để thúc đẩy sự bình tĩnh, cải thiện chất hóa học trong óc và cải thiện sức khỏe tâm lý và xã hội toàn thể. Điều này có thể là do thực hiện các biện pháp bổ sung để chăm sóc sức khỏe tâm thần của một người sẽ giúp một người chăm sóc sức khỏe thể chất của họ tốt hơn, tạo ra một vòng phản hồi tích cực.



Các phương pháp tự nhiên đối với COPD?

Trong khi Tây y sử dụng các loại thuốc như là phương pháp chính để kiểm soát bệnh COPD, vẫn có một số phương pháp tự nhiên mà bệnh nhân có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng. Vì vậy, nếu quý vị đang cân nhắc đưa một liệu pháp bổ sung mới vào thói quen sinh hoạt của mình, trước tiên cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Các bài tập thở

Một đánh giá của [tổ chức phi lợi nhuận] Cochrane cho thấy áp dụng các bài tập thở trong vòng 4 đến 15 tuần giúp cải thiện sự vận động ở hơn 1,200 bệnh nhân COPD tham gia nghiên cứu. Điều này cho thấy các bài tập thở có thể trợ giúp các bệnh nhân COPD vốn gặp khó khăn vận động, do đó làm cải thiện kết quả sức khỏe. Các bài tập thở được dùng bao gồm: thở mím môi (hít vào bằng mũi, thở ra qua đôi môi đang mím chặt), thở bằng bắp thịt hoành và bài tập thở trong yoga.

Tinh dầu

Một số loại tinh dầu cho thấy nhiều hứa hẹn trong cả nghiên cứu trên người và động vật, bao gồm:

    • Bạch đàn: Bạch đàn có chứa một hợp chất gọi là 1,8-cineole. Một đánh giá năm 2020 đề xuất dùng hợp chất này bằng đường uống cùng với các viên con nhộng tiêu chuẩn trong liệu pháp hỗ trợ bệnh nhân COPD trong giai đoạn sớm, để kiểm soát tình trạng trầm trọng của triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của viêm phổi do khói thuốc.

    • Thuốc Myrtol tiêu chuẩn hóa: Một nghiên cứu năm 2009 trong phòng thí nghiệm, đánh giá tác động của một số loại tinh dầu đối với việc nuôi cấy tế bào của bệnh nhân COPD, cho thấy thuốc Myrtol tiêu chuẩn hóa, một hỗn hợp tinh dầu có nguồn gốc từ bạch đàn, thông và vỏ cam, có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh tương đương với NAC [N-Acetyl Cysteine]. Nghiên cứu cũng đề cập đến các nghiên cứu trước đây vốn đã xác định rằng thuốc Myrtol tiêu chuẩn giúp giảm các đợt bùng phát COPD.

    • Cam và cam Bergamot: Một bài báo năm 2015 trên tập san Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine (tạm dịch: Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng) đã ghi nhận hợp chất flavonoid trong nước cam và cam Bergamot có thể ngăn ngừa tổn thương oxy hóa trong nuôi cấy tế bào phổi, một tiền thân của các tình trạng hô hấp như COPD.

Thực phẩm bổ sung

Một nghiên cứu với 55 bệnh nhân COPD bị suy hô hấp mạn tính cho thấy một thực đơn ăn uống dinh dưỡng chứa creatine và coenzym Q10 có tác dụng hỗ trợ xây dựng khối lượng bắp thịt nạc, tăng khả năng chịu đựng khi tập thể dục, giảm khó thở, giảm cơn bùng phát và cải thiện phẩm chất cuộc sống sau 2 tháng.

Một số nghiên cứu cũng đã kiểm soát tác dụng của các loại thảo dược khác nhau đối với bệnh nhân COPD. Các loại thực vật sau đây cho thấy nhiều hứa hẹn:

● Hạt Bu-fei.

● Huyền Bạch Thành Kỳ.

● Bất Phi Nhất Thâm.

● Thục Phi Thiết.

● Yiqi Bu Shen Huo Xue.

● Bất Phi Kiến Pi.

Ngoài ra, các chất bổ sung chiết xuất từ thảo mộc khác, bao gồm: Echinacea purpurea (Cúc tím), selenium, vitamin C, Cineole (Bạch đàn) và Chinese yam (củ mài), cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc giảm nhẹ một số tình trạng viêm hệ thống ở bệnh nhân COPD. Trong đó, nhiều nghiên cứu kết luận rằng một số loại thảo dược trong số này còn giúp giảm mức độ trầm trọng của bệnh COPD, giảm nồng độ cytokine (thông qua tác dụng kháng viêm), cải thiện tác dụng tâm lý và phẩm chất cuộc sống nói chung. Mặc dù cần nghiên cứu sâu hơn trong cộng đồng những người bị bệnh COPD và các chất bổ sung loại này, nhưng những nghiên cứu sơ bộ này rất đáng khích lệ.

Cách ngăn ngừa COPD

Tin tốt là mỗi người có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ phát triển bệnh COPD, bởi vì các yếu tố nguy cơ chính của căn bệnh này liên quan đến lối sống.

Một số cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị bệnh, bao gồm:

    • Không hút thuốc: Hút thuốc là yếu tố nguy cơ số 1 gây ra bệnh COPD.

    • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và không khí bị ô nhiễm: Giảm tiếp xúc với các độc tố có trong môi trường sống và làm việc là cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD. Sống ở khu vực có phẩm chất không khí tốt hơn, dùng thiết bị nấu nướng hiện đại và cải thiện hệ thống thông gió trong nhà đều là những biện pháp hữu ích.

    • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa COPD và nâng cao sức khỏe toàn thể. Duy trì hoạt động thể chất giúp tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tình trạng bệnh lý khác được cho là khiến bệnh COPD trầm trọng thêm.

    • Thực đơn ăn uống bổ dưỡng: Một thực đơn ăn uống lành mạnh, kháng viêm có thể giúp cơ thể và phổi ở trạng thái tốt hơn.

Jordan Stachel
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân