TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tôn giáo ở Nam Mỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tôn giáo ở Nam Mỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Jan 25, 2024 3:22 pm    Tiêu đề: Tôn giáo ở Nam Mỹ




500 Năm Tôn Giáo Nam Mỹ
The Conversation Jan 19, 2024
Diego Javier Luis . TTT dịch

Một trong những huyền thoại ăn sâu nhất ở Nam Mỹ là các xã hội thuộc địa đều Thiên Chúa Giáo La Mã (TCG). Sách sử đều dạy rằng người Âu Châu đem tôn giáo của mình truyền khắp Tân Thế Giới. Trong việc đạo hóa người địa phương không ai nhiệt tình bằng người Tây Ban Nha (TBN). Thật vậy, TBN cho rằng việc chiếm đất để truyền bá TCG là mục đích của việc thực dân hóa.

Tuy vậy theo thực tế, việc kiểm soát của TBN tại Nam Mỹ không sít sao như vậy. Các giáo sĩ đã kêu rêu mỗi ngày đã cải đạo vài ngàn người nhưng đời sống tâm linh Nam Mỹ đã làm cho Giáo Hoàng đi nước đôi.

Các thuộc địa TBN trước tiên là những vùng đất ngoài rìa bọc quanh hạ tầng cơ sở âm ỉ cháy ngầm của một nền văn minh tại chỗ như văn minh Mexica và văn minh Inca. Ngay ở các trung tâm rường cột của nền thuộc địa như Mexico City và Lima, quyền lực của TBN cũng không tập trung, nghĩa là không có chính sách trật tự và luật pháp thi hành đồng nhất. Tầm tay của vương triều TBN tùy thuộc ý muốn riêng của các viên chức hành chánh cấp thấp hay các đặc ủy của nhà vua.

Sự bất nhất trong uy lực thuộc địa còn được tìm thấy trong lãnh vực tôn giáo.

Rất nhiều trường hợp, cải đạo đơn giản chỉ là rửa tội. Giáo sĩ rảy nước trên đầu tân tòng, cho một tên thánh tiếng TBN và khuyến khích đi xem lễ ngày chủ nhất. Nhưng nhà thờ trống như trường học thời Covid 19.

Sự thể nầy có nhiều nguyên do. Trước nhất là tính cách ác độc của người TBN làm cho TCG mất hết hấp lực. Câu nói cuối cùng của Hatüey đủ để minh chứng điều nầy; Hatüe cầm đầu cuộc nổi loạn của dân Taino trên đảo mà ngày nay là Cuba. Khi đã bị trói vào cọc gỗ chờ thiêu, Hatüey được một linh mục hối thúc cải đạo để cho linh hồn lên thiên đàng. Hatüey bèn hỏi người TBN có lên thiên đàng hay không. Giáo sĩ đáp có, lnhững người TBN tốt. Hatüey đáp không chần chờ: thế thì tôi chọn đi xuống địa ngục, để không phải lên thiên đàng gặp những người tàn ác ấy.

Bartolomé de las Casas, nhà truyền giáo thế kỷ 16 đã ghi chuyện nầy vào sách để lên án bạo tàn của thực dân TBN ở Nam Mỹ.

Thứ đến, việc thực thi những tín ngưỡng tại chỗ được ủng hộ gián tiếp bởi chính giáo hoàng. Giáo hoàng Paul III (tại chức 1534-1549) thừa nhận những miễn trừ đặc biệt cho người địa phương vì họ mới vô đạo. Qui chế nầy tha tội không theo các giáo lệnh một cách đầy đủ, không ăn chay, kết hôn anh chị em họ v.v...

Đường lối uyển chuyển nầy - tuy không kém bạo động ép buộc - đưa đến chung đụng giữa các lối hành đạo địa phương và TBN. Bằng chứng rõ rệt nhất về sự dung hợp nầy là Đức Bà Guadalupe mà nhiều người TCG thờ phụng như một thị hiện của Mẹ Đồng Trinh Maria, nhưng người địa phương cho rằng Guadalupe chính là Tonantzin, Thánh Mẫu theo tiếng Nahuatl, Mexica.

Thứ ba, vào thế kỷ 16, mua bán nô lệ lên cao độ; từ đó hệ thống tâm linh ở Tây và Trung Tây Phi Châu du nhập vào những trộn lẫn nầy. Nhiều người Phi Châu và con cái dùng bùa hộ mạng là dây chuyền đeo cổ gọi là nominas, và truyền đạt kiến thức y khoa và các nghi thức chữa trị.

Những vụ mua bán nô lệ ít quan trọng hơn giữa hai bờ Thái Bình Dương đã đưa vào Mexico hằng ngàn người Á Châu, làm cho bối cảnh tôn giáo phức tạp hơn. Những người Á Châu nầy có nhiều tín ngưỡng khác nhau, nhiều hiểu biết về hải hành và chống lại chế độ nộ lệ. Họ biết biến chế dầu phép ma thuật, biết phép xuất hồn, công khai chống lại bất công của các giới mang đức tin Chúa Trời và esus.

Chính quyền TBN mạnh tay dẹp những tín ngưỡng ấy và thiết lập các Tòa Án Dị Giáo ở Lima và Mexico City những năm cuối thế kỷ 16. Tòa Dị Giáo ở mẫu quốc đã có cả trăm năm rồi để phân biệt chánh tà và xử tử hàng vạn người.

Nhưng tòa nầy ở Mexico chỉ sát hại chừng vài chục người. Tòa chỉ phạt đánh đòn, lưu đày, cầm tù hay sỉ nhục nơi công cộng. Hệ thống ngục tù và hình luật của Mỹ trong vài năm đã hành quyết nhiều hơn án hình dị giáo Mexico trong hai thế kỷ.

Đa số dân địa phương được miễn tố dị giáo vì được xem là tân tòng mới theo đạo, không thể tránh lầm lỗi. Người Phi Châu và Á Châu cùng với các nhóm chủng tộc khác thường kềnh chống và tránh các quan tòa dị giáo.

Các phiên xử dị giáo để lại từng núi hồ sơ tài liệu bằng giấy vì các ông lại ông ký ham thích biện giải lý luận. Có ghi lại lời kêu la của tội nhân trong các phòng tra tấn.

Nhờ đó ngày nay, sử gia mới thấy qua các vụ án nầy nền văn hóa tôn giáo của những kẻ sống ngoài lề xã hội. Người không gốc Âu Châu thường bị kết tội phỉ báng, dùng bùa mê dụ các thủy thủ, lính tráng và thương gia. Họ làm lễ xuất hồn, lên đồng để tìm những đồ vật mất cắp hay người mất tích; làm bùa hộ mạng trừ tà nguy cho bạn bè, cho gia đình và thân chủ. Người TBN trừ khử những việc bói toán nầy không phải vì thiếu ý nghĩa, thiếu hiệu quả nhưng ma quỷ điều động và người TBN có nhiệm trừ ma lực ấy.

Đây là trường hợp bí ẩn của một người nô lệ quê ở Malabar, Nam Ấn, tên Anton. Năm 1652, ông bị đưa ra tòa Dị Giáo về tội tinh thần là coi chỉ tay và bùa phép. Ông 65 tuổi, sống trong xưởng dệt nổi danh vì các điều kiện làm việc vô cùng tồi tệ ở phường Coyoacán, phía nam thành phố.

Theo nhiều nhân chứng, Anton đã câu được một số lớn thân chủ thuộc nhiều sắc tộc; thân chủ tứ phía có người phải đi một ngày mới tới để hỏi ông những câu hỏi thành khẩn về tương lai. Bằng cách xem chỉ tay, Anton tiên đoán người nầy lúc nào sẽ có tình; người kia lúc nào sẽ có con, bà kia đi tu có thành bà xơ hay không, v.v...và v.v...Mỗi lần bốc phệ ông được vài đồng tiền chì, ông chia cho hai người thợ dệt có công dịch tiếng TBN qua tiếng Nahuatl.

Trong kỳ thẩm vấn, Anton nói với Tòa rằng ông đã học phép coi chỉcoi tay ở quê nhà là Malabar và nói rằng ông không làm gì sai trái. Coi tay xem bói không phải là một vi phạm tôn giáo như theo Do Thái Giáo, theo Hồi Giáo. Nghe vậy, tòa phạt giam 245 ngày và bị công bố có tội nơi công cộng khi mãn hạn tù.

Hồ sơ tòa Dị Giáo thời thuộc địa gồm nhiều vụ kỳ quái như Anton. Một Domingos Alvares người chữa bệnh danh tiếng ở Brazil; một Antonio Congo điều khiển bão tố theo ý mình ở Colombia.

Những người giống vậy đã tạo ra một thế giới tín ngưỡng riêng, không theo đúng đường lối chính thống của TCG. Những đức tin nầy lạ thay vẫn sống sót cho đến ngày nay dù bị thanh trừng bao nhiêu thế kỷ. Ví dụ những giáo phái thịnh hành ở Cuba như Santeria, Palo Monte, Ifa.

Vì vậy nói Nam Mỹ đồng loạt TCG là không đúng. Việc cải đạo bằng bạo lực của cây kiếm không đạt 100% mục đích tinh thần, tuy TCG là nòng cốt, di sản của nền thực dân TBN chiếm đa số dân chúng trong vùng.-

xuất xứ
Web Page Name


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân