TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bình đẳng trong Phật Giáo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bình đẳng trong Phật Giáo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sun Jan 21, 2024 7:43 pm    Tiêu đề: Bình đẳng trong Phật Giáo

BÌNH ĐẲNG TRONG PHẬT GIÁO
L'Égalité dans le bouddhisme
JePense.org 27 Feb 2021
Tôn Thất Tuệ dịch

Bình đẳng là nguyên tắc đối xử mọi cá thể có đủ trang trọng và giá trị
cao quý. Đó là một nền luân lý đặt trên cơ sở là kính trọng.
Ở Tây phương, ý niệm bình đẳng liên hệ trước tiên đến quyền của con
người về dân sự và chính trị; ví dụ bình đẳng trước pháp luật.
Phật Giáo khai triển một viễn tượng khá khác biệt về bình đẳng, ít chú
trọng đến các thứ quyền nhưng nói đến sự tôn kính dành cho tha nhân.
Vậy đó là một nền luân lý hàng đầu, sâu đậm và không tách khỏi bác
ái từ bi.

PG quan niệm mọi cá thể đều có giá trị tôn quí ngang nhau. Những cá
thể ấy gồm nhân thể và phi nhân thể.

PG soi rõ các nguyên nhân "khổ" của nhân loại, để biết những thương
đau mà chúng ta là nạn nhân; nhưng đứng trước khổ đau ấy, chúng ta
đều bình đẳng.

PG tự cho mình mang mục tiêu phá vỡ sự ngu dốt (si); ngu dốt chính
là căn bản nền móng của những khổ đau nầy, ngu dốt làm chúng ta
không nhận biết những định luật căn bản của vũ trụ, gồm hai định luật
hàng đầu là vô thường và tương duyên.
Nhưng mục tiêu và ý hướng ấy không giới hạn trong phạm vi cá nhân.
Cá nhân phải chia xẻ con đường nầy với người khác. Do đó, PG đã kết
hợp sự thông hiểu cá nhân vào tình thương từ bi dành cho tha nhân,
cho kẻ khác.
Trong tinh thần ấy, sau một buổi thiền định hay một thời tụng niệm
chúng ta nguyện cho mọi thể nhân:
- hưởng trọn hạnh phúc và các nguyên nhân hạnh phúc
- giải thoát khỏi khổ đau và các nguyên do khổ đau.
- không bao giờ xa cách nguồn hạnh phúc vĩ dại không thương đau
- sống trong an lạc không nhiễm đam mê, gây hấn và định kiến sai lạc.

Lời nguyện trên đây mô tả tinh lý của tình thương của bác ái từ bi:
thương mến trân quý những kẻ sống khác và làm cho họ xa lìa khổ
đau của chính họ.
Lòng mẫn cảm nầy không chọn lựa giới hạn mà giành cho người thân
cũng như người chưa quen, xa lạ và khác biệt.
Trong PG, các thể nhân có những điều giống nhau, nhất là có tiềm năng
ý thức trổi dậy. Mọi nhân thể, ý thức hay không ý thức, đều đi tìm an
sinh, quân bình nội tâm và diệt trừ khổ đau. Mọi nhân thể đều mang
trong người tính chất Phật và có khả năng đạt sự thức tĩnh toàn diện.
Phật là người đã thức tĩnh toàn diện và cũng là người giúp kẻ khác tìm
ra con đường thức tĩnh và đạt an lạc, trong lành nội tâm.

Trong PG không phải chỉ con người, thể nhân mới đi tìm an sinh và an
bình. Súc vật cũng làm như vậy. Nói khác, súc vật cũng mong cầu
tránh khổ đau và tìm con đường hạnh phúc vững bền. Trong nghĩa nầy,
chúng ta có bình đẳng giữa người và thú vật.
Quan niệm nầy làm chúng ta cứu xét mối tương quan giữa người và vật,
đưa chúng ta thẳng đến ý niệm tương lập. Chúng ta đã nhận định rằng:
chúng ta chỉ hạnh phúc nếu chúng ta cho phép súc vật sống một cách
bình thường.-

xuất xứ: https://tonthattue.blogspot.com/2024/01/binh-ang-trong-phat-giao-ton-that-tue.html
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân