TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Vì sao người cao niên dễ bị thiếu potassium?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Vì sao người cao niên dễ bị thiếu potassium?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Jan 14, 2024 12:19 am    Tiêu đề: Vì sao người cao niên dễ bị thiếu potassium?

Vì sao người cao niên dễ bị thiếu potassium?

So với các chất dinh dưỡng khoáng chất như calcium, sắt, kẽm, selen, potassium không được nhiều người chú ý, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không quan trọng.


So với các chất dinh dưỡng khoáng chất như calcium, sắt, kẽm, selen, potassium không được nhiều người chú ý, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không quan trọng.

Sự quan trọng của Potassium

Potassium là một trong những nguyên tố micronutrients cần thiết cho cơ thể con người, là chất điện giải duy trì tác dụng sinh lý bình thường. Potassium có trong tế bào và bắp thịt. Đồng thời, potassium cũng có trong các cơ quan quan trọng như tim, gan, thận và có tác dụng cân bằng dịch cơ thể, chuyển hóa tế bào bình thường và ổn định huyết áp.

Thông thường, khi tác dụng thận tương đối bình thường, nồng độ potassium trong huyết thanh của người lớn được duy trì trong khoảng từ 3,5 đến 5,5 mmol/L, natri và potassium trong cơ thể ở trạng thái cân bằng. Khi nồng độ potassium trong huyết thanh thấp hơn 3,5 mmol/L, được coi là hạ potassium máu.

Hầu hết các bệnh nhân hạ potassium máu không có triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng, nhưng khi tình trạng nặng (nồng độ potassium trong huyết thanh dưới 2,5 mmol/L), bệnh nhân có thể bị đau bắp thịt, thậm chí tắc ruột, rối loạn nhịp tim, liệt bắp thịt hô hấp, nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Wu Yongquan cho biết, khi nồng độ quá thấp, lượng potassium đi vào tế bào sẽ giảm, tác dụng tim sẽ bị rối loạn, dẫn đến rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong.


Vì sao người cao niên dễ bị thiếu potassium?


Theo số liệu thống kê, người cao niên có lượng potassium trong cơ thể ít hơn người trẻ khoảng 1/5. Có ba lý do chính khiến người cao niên dễ bị thiếu potassium:

1. Tác dụng tiêu hóa suy giảm:

Do tuổi tác, hệ thống tiêu hóa của người cao niên suy yếu, tác dụng hấp thụ kém, dẫn đến lượng potassium hấp thụ vào cơ thể không đủ.

Một số người cao niên mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa như viêm đại tràng mạn tính, tiêu chảy kéo dài cũng sẽ làm mất potassium đáng kể.

2. Ảnh hưởng của thuốc:

Nhiều người cao niên mắc các bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc lợi tiểu trong thời gian dài. Uống các loại thuốc này cũng lấy đi một lượng lớn potassium khi tiểu tiện, dẫn đến tình trạng thiếu potassium.

Bệnh nhân tiểu đường sử dụng insulin trong thời gian dài cũng có thể khiến potassium di chuyển qua màng tế bào, làm giảm potassium ngoại bào.

3. Mất cân bằng nội môi:

Tác dụng thận của người cao niên suy giảm, sự điều chỉnh cân bằng nội môi kém, dễ dẫn đến rối loạn điện giải, bao gồm cả thiếu potassium.


4 dấu hiệu báo động thiếu potassium ở người trung niên


Khi cơ thể thiếu potassium, một loạt các triệu chứng bất thường sẽ xuất hiện. Nếu bạn có những triệu chứng sau, hãy cẩn thận!

1. Chuột rút và yếu bắp thịt

Nồng độ potassium thấp có thể khiến bắp thịt hoạt động quá mức, dẫn đến co thắt và chuột rút bất thường, thường xảy ra ở ngón tay, chân và bụng.

Đồng thời, hạ potassium máu cũng khiến bắp thịt không được cung cấp đủ năng lượng, dẫn đến cảm giác yếu ớt bất thường, dễ mệt mỏi và suy nhược khi hoạt động.

2. Rối loạn tiêu hóa

Hạ potassium máu cũng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và chán ăn.

Khi lượng thức ăn hấp thụ vào cơ thể giảm, nó sẽ càng ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, tạo thành vòng luẩn quẩn.

3. Tim đập nhanh và loạn nhịp

Potassium đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim bình thường. Khi nồng độ potassium thấp, tim có thể đập nhanh hơn và không đều, gây ra các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực.

4. Tăng huyết áp

Potassium có tác dụng hạ huyết áp. Khi thiếu potassium, huyết áp có thể tăng lên, đây là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến các bệnh tim mạch.

(theo Song Yun)
Bảo Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân