TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 13 thói quen tưởng như vô hại nhưng rất mất vệ sinh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

13 thói quen tưởng như vô hại nhưng rất mất vệ sinh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Mon Dec 25, 2023 12:04 am    Tiêu đề: 13 thói quen tưởng như vô hại nhưng rất mất vệ sinh

13 thói quen tưởng như vô hại nhưng rất mất vệ sinh


Bạn có biết, một số hành động chúng ta thường xuyên thực hiện hoặc một số thói quen mà chúng ta hình thành trong cuộc sống hằng ngày đang âm thầm gây hại cho sức khỏe của chúng ta?



1. Sử dụng điện thoại không được lau chùi thường xuyên

Một trong những vật dụng không thể thiếu nhất của con người hiện đại chính là điện thoại di động, nhiều người sử dụng điện thoại di động vài giờ mỗi ngày, nhưng hầu hết mọi người đều không rửa tay trước khi sử dụng, vì vậy sau khi chạm vào các vật dụng và đồ vật khác, tay họ sẽ bị nhiễm bẩn hoặc vi khuẩn, virus,...

Những vi sinh vật này sẽ bám vào màn hình điện thoại. Sau một hoặc hai tháng nếu bạn không lau chùi thường xuyên, điện thoại sẽ trở nên bẩn một cách dễ thấy.

Điện thoại di động bị bẩn sẽ mang đến cho chúng ta những nguy cơ về sức khỏe, nhiều người có thói quen nhấc điện thoại lên và áp vào mặt nghe điện, có người nghịch điện thoại trong khi ăn và bốc thức ăn,... Thông qua đó, các vi sinh vật trên điện thoại di động sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, tai, mũi,... từ đó gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thường xuyên lau chùi điện thoại của mình không? Một số người sẽ lau màn hình bằng khăn giấy có chứa cồn khử trùng sau khi bị bẩn, nhưng các cạnh mặt sau, ống camera, nút nguồn, nút âm lượng, giao diện cáp dữ liệu, giao diện micrô và các bộ phận khác của điện thoại di động đều thường bị bỏ qua.

Cách lau chùi này sẽ không khiến điện thoại sạch hết. Mọi người nên sử dụng khăn lau có chứa cồn khử trùng 75% để lau kỹ bề ngoài của điện thoại 3 hoặc 4 một lần một ngày, nếu điện thoại có ốp điện thoại thì nên tháo ốp ra trước, sau đó lau kỹ bên trong và bên ngoài.



2. Sử dụng khăn không được giặt thường xuyên

Sau khi rửa tay, bạn có lau tay bằng khăn khô không? Khăn tắm của bạn có được giặt thường xuyên không? Nếu khăn dùng để lau tay, lau người không được giặt và sấy khô thường xuyên sẽ rất dễ ẩn chứa vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác, thậm chí trở thành 'trạm trung chuyển' của vi sinh vật.

Điều này là do khăn được làm từ cotton và cấu tạo đặc biệt của chúng khiến chúng dễ bị dính nhiều loại dầu mỡ, mồ hôi, vẩy, bụi, v.v. Chúng cũng thường được đặt trong môi trường ẩm ướt và thiếu ánh nắng trực tiếp, tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật phát triển.

Nếu bạn có thói quen lau khô tay bằng khăn, bạn nên giặt khăn và phơi khô khăn dưới nắng thường xuyên. Ngoài ra, bạn có thể lau khô tay bằng khăn giấy dùng một lần thay vì khăn khô.



3. Thường xuyên dùng tay dụi mắt

Khi mắt cảm thấy khó chịu hoặc có vật lạ rơi vào mắt, phản ứng đầu tiên của nhiều người là dùng tay dụi mắt. Hành vi này rất không tốt, bất kể tay bạn có sạch hay không, bạn cũng không nên dùng tay dụi mắt.

Trước hết, bàn tay của chúng ta nhìn thì có vẻ sạch sẽ nhưng thực tế trên đó có rất nhiều vi sinh vật, nếu dùng tay không sạch dụi mắt sẽ dễ gây nhiễm trùng mắt và gây viêm mắt.

Thứ hai, ngay cả khi bạn rửa tay thật sạch rồi dụi mắt, nếu có dị vật lọt vào mắt, việc dụi mắt lúc này sẽ làm tăng chuyển động và ma sát của dị vật trên bề mặt nhãn cầu, có thể gây tổn thương cho mắt, giác mạc, kết mạc,...

Cuối cùng, ngay cả khi tay bạn sạch và không có vật lạ nào lọt vào mắt, việc dụi mắt chỉ vì cảm thấy không thoải mái cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro. Việc dụi mắt thường xuyên sẽ tạo áp lực lên giác mạc, gây thay đổi độ cong của giác mạc và làm nặng thêm mức độ loạn thị.

Khi mắt cảm thấy khó chịu, cách làm đứng đắn nhất là để mắt nghỉ ngơi và thư thái, nhắm mắt lại để giảm căng thẳng hoặc nhìn vào khoảng không, hoặc chườm nóng lên mắt. Khi dị vật rơi vào mắt, cách giải quyết là ngáp thường xuyên, tăng số lần chớp mắt hoặc thêm nước mắt nhân tạo để dị vật chảy ra ngoài cùng với nước mắt. Nếu dị vật không chảy ra ngoài thành công bằng phương pháp này, nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.



4. Tùy ý chạm vào các thiết bị công cộng

Nhà hàng, tiệm cắt tóc, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, phương tiện giao thông, công viên giải trí, nhà vệ sinh công cộng, thang máy, phòng tập thể dục, thư viện,... có một số vật dụng công cộng thường được mọi người sử dụng, nhìn bề ngoài thì có vẻ sạch sẽ và vô hại, trên thực tế, chúng có thể tiềm ẩn một số rủi ro về sức khỏe.

Ví dụ: Tay vịn và thanh kéo trên phương tiện giao thông công cộng, tay nắm cửa, vòi và bồn cầu trong phòng vệ sinh công cộng, các thiết bị trong phòng tập thể dục công cộng, sách và bàn ghế trong thư viện, thiết bị và ghế ngồi trong khu vui chơi,...

Bề mặt dường như sạch sẽ nhưng khi một người sử dụng và người khác tiếp tục sử dụng thì vi khuẩn, virus sẽ gián tiếp truyền từ người này sang người khác thông qua quá trình vận chuyển các phương tiện, vật dụng công cộng này.

Vì vậy, trước khi sử dụng các cơ sở, vật dụng công cộng, chúng ta nên cố gắng lau sạch bằng khăn ướt có chứa 75% cồn sát trùng, không dùng tay dụi mắt, miệng, mũi trong quá trình sử dụng, tốt nhất nên rửa tay kịp thời sau khi sử dụng.



5. Thường xuyên dùng một loại giẻ để lau bàn

Nhiều người thích dùng khăn ướt hoặc khăn sử dụng một lần để lau bàn, điều này tất nhiên không có vấn đề gì, nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc lau chùi khăn ướt. Bạn có thể không tưởng tượng được rằng, một miếng giẻ dùng đi dùng lại là môi trường nuôi cấy vi sinh vật tuyệt vời.

Bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng vi sinh vật phát triển trên giẻ lau sau một tuần sử dụng. Theo cuộc khảo sát công bố, số lượng vi khuẩn trên một miếng giẻ lên tới 500 tỷ.

Vậy làm thế nào để bạn làm sạch một miếng giẻ? Nhiều người thường đặt miếng giẻ dưới vòi nước, thêm chất tẩy rửa và giặt, tuy nhiên, cách làm này không thể hoàn toàn làm sạch miếng giẻ. Cách tốt nhất là nên sử dụng nước sôi để giặt giẻ, và cố gắng thay giẻ lau thường xuyên, đừng bao giờ sử dụng một loại giẻ để lau trong thời gian dài.



6. Xả nước giữa chừng trong lúc đi vệ sinh

Khi đi vệ sinh giữa chừng, nhiều người sẽ chọn cách xả nước vì cho rằng mùi quá hôi. Trên thực tế, cách làm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi xả bồn cầu, đáy bồn cầu sẽ tạo ra một luồng khí đẩy mạnh hướng lên trên, khiến lượng nước và phân dưới bồn cầu theo đó mà phun lên. Nếu lúc này bạn không đậy nắp bồn cầu kịp thời, những chất thải đó sẽ phun lên với độ cao 1,5 mét so với bồn cầu, làm ô nhiễm xung quanh, thậm chí ảnh hưởng đến vùng kín, từ đó dễ dẫn đến một số bệnh phụ khoa,...

Bởi vậy, đề nghị mọi người nên đứng dậy trước khi xả nước giữa chừng, đóng nắp bồn cầu rồi xả nước, điều này không chỉ bảo đảm chất bẩn không văng ra khỏi bồn cầu mà còn tránh tiếp xúc với cơ thể.



7. Bọc thức ăn trong khăn giấy

Khi không có túi đựng thực phẩm, bạn có chọn gói thực phẩm bằng khăn giấy không? Điều này là rất không nên. Bạn nên biết rằng, để làm ra một chiếc trắng khăn giấy, chất tẩy trắng huỳnh quang được sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy khi tiếp xúc với thực phẩm (đặc biệt là các thực phẩm nhiều dầu mỡ) sẽ chuyển từ khăn giấy sang thực phẩm.

Chất làm trắng huỳnh quang này không dễ bị phân hủy trong cơ thể con người, sau khi sử dụng một thời gian dài, độc tính của chúng sẽ tích tụ trong gan, tạo thành các chất có thể gây ung thư.

Nếu bạn thực sự cần sử dụng thứ gì đó để đóng gói thực phẩm, cách đứng đắn nhất là sử dụng giấy đóng gói đặc biệt dành cho thực phẩm hoặc hộp nhựa.



8. Ăn trái cây cắt bỏ phần bị thối

Nhiều khi chúng ta quên không ăn hoa quả, khi muốn ăn lại phát giác một số trái đã bị hỏng hoặc thối rồi. Vứt nó đi thì có vẻ tiếc nuối, lúc này sẽ có người dùng dao để loại bỏ phần thối của quả trước khi ăn, nghĩ rằng sẽ không sao cả.

Trên thực tế, ngay cả khi bạn loại bỏ phần thối của quả thì cũng không nên ăn phần còn lại, những phần còn lại tưởng như còn nguyên vẹn cũng bị nhiễm nấm mốc, sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Vì vậy, chúng ta không nên ăn những quả chỉ bị thối một phần, tốt nhất hãy vứt bỏ toàn bộ. Khi bảo quản trái cây, chúng ta nên dùng túi đóng gói riêng cho từng loại trái cây, tránh trường hợp một trái bị hỏng thì các trái khác sẽ không bị ảnh hưởng.



9. Rửa thịt sống dưới vòi nước

Bề mặt của thịt sống dễ bị bám dính một số vi sinh vật gây bệnh như Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus Aureus,... Những vi sinh vật này có thể tồn tại từ nhiều giờ đến nhiều ngày.

Rửa sạch thịt sống dưới vòi nước, nước bắn ra trong quá trình rửa có thể mang theo vi sinh vật dính vào bồn rửa, thớt và những dụng cụ xung quanh bồn rửa. Nếu chúng ta ăn uống với dụng cụ bị ô nhiễm mà chưa qua đun chín nấu sôi, nó có thể gây nhiễm trùng trong cơ thể và gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa.

Vậy, rửa thịt sống thế nào là đúng cách? Cách làm là cho nước vào tô hoặc chậu để ngâm thịt sống, dùng tay chà nhẹ lên bề mặt thịt sống để tránh nước bắn tung tóe. Sau khi rửa sạch các dụng cụ đựng thịt sống, chúng ta nên nhanh chóng rửa sạch bằng chất tẩy rửa và lau khô, cuối cùng rửa sạch tay bằng xà phòng.



10. Sử dụng đũa đã lâu không được thay thế

Đũa là dụng cụ đồ ăn chúng ta sử dụng và rửa hàng ngày. Nhiều người biết rằng, bàn chải đánh răng cần được thay thường xuyên nhưng lại không biết rằng đũa tre cũng cần được thay thường xuyên. Đũa tre sử dụng lâu ngày có thể bị mòn, nứt hoặc không được vệ sinh sạch sẽ.

Thức ăn cặn bám lâu ngày trên bề mặt đũa và có thể bị mốc trong môi trường ẩm ướt. Nếu đũa bị nhiễm nấm mốc sẽ rất có hại cho sức khỏe.

Bạn nên rửa sạch đũa tre, phơi khô ráo trước khi cất vào tủ, có thể luộc trong nước sôi khoảng nửa giờ mỗi tuần và thay thế đũa ba tháng một lần hoặc lâu hơn. Tất nhiên, bạn cũng có thể sử dụng đũa kim loại để tránh những nguy cơ sức khỏe do đũa tre gây ra.



11. Không che miệng và mũi khi hắt hơi

Nghiên cứu cho thấy, một cơn hắt hơi bình thường chứa khoảng 300.000 vi khuẩn, virus và các vi sinh vật khác, nếu một cơn hắt hơi do bệnh về đường hô hấp thì số lượng vi sinh vật sẽ tăng theo cấp số nhân.

Vi sinh vật chứa trong một cái hắt hơi có thể bám vào tay vịn, ghế ngồi, tay nắm cửa, sau đó có thể truyền sang người khác thông qua quá trình đụng, chạm vào.

Vì vậy, khi hắt hơi, bạn nên cố gắng tránh đám đông và che miệng, mũi bằng khăn giấy hoặc khăn tay. Đừng tùy tiện vứt khăn giấy đi sau khi sử dụng, hãy vứt chúng vào thùng rác.



12. Dùng lồng bàn để đậy thức ăn

Sau khi dùng bữa xong, một số gia đình không cất đĩa đựng thức ăn đi, thay vào đó, họ sẽ dùng lồng bàn để đậy thức ăn, đây là cách làm không tốt.

Mặc dù lồng bàn có thể ngăn không cho ruồi đậu vào thức ăn, nhưng ruồi cũng sẽ bám trên bề mặt lồng bàn, để lại vi khuẩn, virus và trứng côn trùng. Trứng côn trùng có thể dễ dàng rơi từ các lỗ trên lồng bàn xuống đĩa ăn, làm nhiễm bẩn thức ăn. Hơn nữa, lồng bàn cũng không thường xuyên được chùi rửa trong thời gian dài, khiến bề mặt lồng bàn ngày càng bẩn và gây ra ô nhiễm với thực phẩm.

Đề nghị mọi người sau khi ăn xong nên bọc đĩa thức ăn bằng màng bọc thực phẩm, sau đó bảo quản trong tủ lạnh để giữ cho thức ăn luôn tươi ngon.



13. Gấp chăn mền ngay sau khi thức dậy

Thức dậy cần phải lập tức gấp chăn ngay, đây có lẽ là quan niệm cố chấp của rất nhiều người lớn. Nhưng trên thực tế, cách làm như vậy cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.

Bạn biết đấy, khi chúng ta ngủ, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi, gàu và thậm chí là lông tơ, chúng sẽ có thể bám vào chăn. Nếu bạn gấp chăn ngay khi thức dậy; mồ hôi, gàu và lông tơ sẽ dính trong chăn bông, vi sinh vật trong mồ hôi và lông tơ sẽ sinh sôi nảy nở trong chăn, những vi sinh vật này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Vì vậy, sau khi ngủ dậy, chúng ta không nên lập tức gấp chăn ngay, chúng ta có thể phủi chăn rồi sau đó để chăn khô thoáng hơn, sau đó gấp lại. Ngoài ra, bạn cần thường xuyên giặt chăn sạch sẽ, phơi chăn dưới ánh nắng mỗi lần một tuần.

(theo Lý Trí)
Gia Hân biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân