TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cân bằng tỷ lệ Omega-6 và Omega-3 trong dầu ăn để bảo đảm sức khỏe
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cân bằng tỷ lệ Omega-6 và Omega-3 trong dầu ăn để bảo đảm sức khỏe

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Mon Dec 04, 2023 12:32 am    Tiêu đề: Cân bằng tỷ lệ Omega-6 và Omega-3 trong dầu ăn để bảo đảm sức khỏe

Cân bằng tỷ lệ Omega-6 và Omega-3
trong dầu ăn để bảo đảm sức khỏe

Cân bằng tỷ lệ Omega 6 và Omega 3 trong quá trình sử dụng dầu ăn để giảm tình trạng viêm mãn tính và tránh béo phì.


Hiện nay, dầu ăn được sử dụng thông dụng trong nấu nướng và chế biến các món chiên, xào. Đúng là chúng giúp tăng thêm hương vị và dễ nấu cho thức ăn của chúng ta. Nhưng cũng cần biết cách sử dụng dầu thực vật để bảo đảm sức khỏe tốt nhất?

Acid linoleic thông dụng nhất trong dầu thực vật là acid béo omega-6. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Tuy nhiên, tác động của nó đối với sức khỏe con người vẫn đang còn nhiều tranh luận. Hầu hết các loại dầu thực vật chứa cả omega-6 và omega-3. Tỷ lệ tối ưu của chúng là bao nhiêu và làm cách nào để chọn loại dầu phù hợp?



Acid Linoleic – “Bạn” hay “Kẻ thù?”

Một số người coi acid linoleic là “người bạn” đối với sức khỏe của chúng ta. Họ cho rằng chúng là một siêu anh hùng chống lại bệnh tim, tăng mức cholesterol tốt và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là quan điểm dựa trên một số nghiên cứu sau:

  • Năm 2019, một phân tích tổng hợp trên tạp chí Circulation cho biết, nồng độ acid linoleic trong mô và tuần hoàn cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch. Kết quả này biểu lộ vai trò tích cực của acid linoleic trong phòng ngừa bệnh tim mạch.

  • Cũng trong năm 2019, một bài báo của Nhà xuất bản Y tế Harvard, thuộc trường y Harvard, đã chỉ ra rằng chất béo omega-6 chiết xuất từ dầu thực vật là có lợi. Nó làm giảm cholesterol LDL có hại và tăng cholesterol HDL bảo vệ. Nó cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

  • Trước đó vào năm 2016, một nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng acid linoleic có thể liên quan đến quá trình chống ung thư và thúc đẩy ung thư. Acid linoleic liều cao ngăn cản sự tăng sinh của tế bào ung thư ruột kết loại Caco-2. Trong khi lượng acid linoleic hấp thụ cao cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại sự tăng sinh ung thư.

  • Omega-6 cũng đã được chứng minh là thúc đẩy sự tăng sinh trong ống nghiệm của tế bào ung thư vú loại BT-474 và tế bào ung thư phổi ở người loại A549. Nó cũng có thể thúc đẩy sự xuất hiện và phát triển của khối u ruột kết và tuyến tiền liệt trong động vật thí nghiệm.



Tỷ lệ Omega-6 và Omega-3 là rất quan trọng

Acid béo được chia thành acid béo “bão hòa” và acid béo “không bão hòa”. Hầu hết chất béo động vật đều bão hòa, trong khi chất béo từ nguồn thực vật thường là không bão hòa. Cả omega-6 và omega-3 đều chứa các acid béo cần thiết chỉ có từ thực phẩm như, acid linoleic (LA), acid béo omega-6 và acid alpha-linolenic (ALA), acid béo omega-3.

Cách ăn uống hiện đại có khuynh hướng tiêu thụ quá nhiều acid béo omega-6 nhưng lại thiếu hụt acid béo omega-3. Sự mất cân bằng về tỷ lệ này có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe.

Theo truyền thống, tỷ lệ omega-6 và omega-3 trong cách ăn là khoảng 4:1 hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, cách ăn uống hiện nay ở phương Tây, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể lên khoảng 20:1 hoặc thậm chí cao hơn. Sự thay đổi cách ăn uống này có thể gây ra phản ứng viêm quá mức và kéo dài trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính ở mức độ thấp.

Tình trạng viêm mãn tính được cho là có liên quan đến nhiều rối loạn về thể chất và tâm lý.

Kết quả của một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí lâm sàng về cơn đau năm 2018 đã chứng minh rằng, trong những người trưởng thành bị đau đầu gối, người có tỷ lệ Omega-6:Omega-3 cao phải chịu nhiều cơn đau lâm sàng hơn và có kèm theo những căng thẳng tâm lý xã hội.

Ngoài ra, cách ăn nhiều acid béo omega-6 cũng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Điển hình, một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients năm 2016, cho thấy tỷ lệ omega-6 và omega-3 có tác động đáng kể đến sự phát triển của bệnh béo phì. Sự mất cân bằng trong tỷ lệ này, đặc biệt là khi tiêu thụ quá nhiều acid béo omega-6, gây béo phì thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Một trong nhưng cơ chế đó là việc sản xuất eicosanoids có nguồn gốc từ acid arachidonic, một loại acid béo omega-6. Eicosanoids có đặc tính chống viêm và có thể thúc đẩy tăng trưởng mô mỡ, kháng insulin và tăng tích trữ chất béo. Đây đều là những yếu tố góp phần phát triển bệnh béo phì.

Tuy nhiên, việc tăng lượng acid béo omega-3, đặc biệt là acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docosahexaenoic (DHA), có thể giúp cân bằng lại tỷ lệ trên và chống lại tác động tiêu cực của béo phì.

Sự cân bằng về tỷ lệ omega-6 và omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe toàn thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát béo phì. Do đó, nên giảm omega-6 và tăng acid béo omega-3 trong cách ăn uống.



Loại dầu nào tốt nhất cho sức khỏe tối ưu?

Thử máu có thể phát giác tỷ lệ omega-6 và omega-3 trong máu của chúng ta. Tỷ lệ lý tưởng là từ 1:1 đến 4:1. Nếu vượt quá mức này, bạn nên cân nhắc điều chỉnh cách ăn uống của mình cho phù hợp.

Các loại dầu ăn như đậu nành, ngô, hướng dương, đậu phộng, vừng, hạt bông và dầu cám gạo đều có nhiều acid béo omega-6.

Do vậy, để có các lựa chọn nấu ăn lành mạnh hơn, hãy chọn các loại dầu có nguồn gốc tốt, phẩm chất cao, giàu hàm lượng omega-3 như dầu olive và bơ.

Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn bao gồm thanh granola, ngô và khoai tây chiên, hay các loại gia vị như sốt mayonnaise đều chứa nhiều omega-6; và chúng ta nên tránh sử dụng chúng.

Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt lanh, quả bơ, quả óc chó để điều chỉnh tỷ lệ omega-6:omega-3 trong cơ thể.

Jingduan Yang
Thanh Trúc biên dịch


Tiến sĩ Jingduan Yang là nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần và chuyên viên về châm cứu, đông y và y học kết hợp. Ông thành lập Viện Y học Kết hợp Yang, Phòng khám Châm cứu Tao và Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ. Tiến sĩ Yang là đồng tác giả của hai cuốn sách: “Hướng về phương Đông: Bí quyết làm đẹp và sức khỏe cổ xưa cho thời đại hiện đại” và “Châm cứu lâm sàng và Y học cổ truyền Trung Hoa”.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân