TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 18 kiêng kỵ khi uống trà
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

18 kiêng kỵ khi uống trà

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9657

Bài gửiGửi: Mon Sep 11, 2023 11:18 pm    Tiêu đề: 18 kiêng kỵ khi uống trà

18 kiêng kỵ khi uống trà


Cả đàn ông và phụ nữ, già và trẻ, đều thích pha một ấm trà và từ từ tận hưởng những phút giây thư thái trong thời gian rảnh rỗi cuối tuần. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp uống trà vì vấn đề sức khỏe. Chúng ta hãy xem những trường hợp mà chúng ta không nên uống trà.


Tránh uống trà khi đang bị sốt


1. Tránh uống trà khi đang bị sốt, rất nhiều người phạm phải điều này

Chất caffeine trong trà không chỉ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mà còn làm giảm tác dụng của thuốc bạn đang uống.

2. Bệnh nhân gan nên tránh uống trà

Hầu hết caffeine và các chất khác trong trà đều được chuyển hóa qua gan, nếu gan đang có vấn đề hay có bệnh mà bạn uống quá nhiều trà sẽ khiến quá trình trao đổi vật chất của gan quá sức, sẽ làm tổn thương mô gan.

3. Thận trọng khi uống trà nếu bạn bị suy nhược thần kinh

Chất caffeine trong trà có thể kích thích trung khu thần kinh. Người bị suy nhược thần kinh, uống trà đặc và đặc biệt là vào buổi tối sẽ gây mất ngủ và khiến bệnh tình nặng thêm, bạn có thể uống trà một lần vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày, nên tránh uống vào buổi tối.

Bằng cách này, người bệnh sẽ tràn đầy năng lượng vào ban ngày và tĩnh tâm thư thái vào ban đêm giúp có giấc ngủ tốt hơn.

4. Bà bầu không nên uống trà.

Đặc biệt, không nên uống trà đặc, vì trà có chứa một lượng lớn polyphenol, caffeine... có nhiều yếu tố bất lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, trí thông minh của thai nhi có thể bị kích thích quá mức bởi caffeine, bà bầu nên uống ít hoặc không uống trà trong thai kỳ là tốt nhất.


Bệnh nhân loét dạ dày nên thận trọng khi uống trà


5. Bệnh nhân loét dạ dày nên thận trọng khi uống trà

Trà là chất kích thích tăng tiết acid dạ dày, nên uống trà sẽ làm tăng kích thích các vết loét, vì vậy thường xuyên uống trà đặc có thể khiến tình trạng bệnh lý dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Nhưng đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể uống một chút ít trà pha nhạt sau khi uống thuốc dạ dày 2 tiếng, trà đen ngọt và trà đen pha với sữa có tác dụng giảm viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng có tác dụng nhất định đối với vết loét. Uống trà cũng có thể ngăn chặn sự tổng hợp các hợp chất nitroso trong cơ thể và ngăn ngừa tiền ung thư.

6. Tránh uống trà nếu bạn đang bị suy dinh dưỡng

Trà có tác dụng phân hủy chất béo, đối với người suy dinh dưỡng, uống trà làm phân hủy chất béo và sẽ càng khiến tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn.

7. Thận trọng khi uống trà khi đang say rượu

Trà có thể kích thích trung khu thần kinh, uống trà đặc khi đang say rượu sẽ làm tăng gánh nặng áp lực cho tim. Uống trà còn sẽ đẩy nhanh quá trình tiểu tiện và lợi tiểu, sẽ khiến các chất aldehyde độc ​​hại trong rượu được đào thải vào thận trước khi bị phân hủy, gây áp lực cho thận và làm kích thích thận có hại cho sức khỏe.

Vì vậy, người mắc bệnh hoặc suy tim, suy thận thì không nên uống trà, nhất là trà đặc. Với người khỏe mạnh có thể uống một lượng nhỏ trà đặc, sau khi tỉnh dậy có thể ăn sáng trước khi uống trà.

Trà trái cây, hoặc giấm ăn có thể làm tăng tốc độ trao đổi vật chất của cơ thể và làm dịu cơn say.

8. Thận trọng khi dùng trà khi đang dùng thuốc điều trị

Có nhiều loại thuốc có đặc tính khác nhau, có thể uống chung với trà hay không thì chưa thể khái quát được. Tuy nhiên chất tanin và theophylline trong trà có thể làm thay đổi về mặt hóa học khi sử dụng một số loại thuốc.

Vì vậy, khi dùng thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc bổ máu có chứa sắt, sản phẩm enzyme, thuốc chứa protein và các loại thuốc khác, thì chất polyphenol trong trà có thể dễ dàng phản ứng với sắt và gây kết tủa, nên dùng trà lúc này là không thích hợp, bạn nên cẩn thận để phòng ngừa, tránh bị ảnh hưởng.

9. Người bị thiếu máu không nên uống trà

Acid tannic trong trà có thể kết hợp với sắt tạo thành hợp chất khó hòa tan, làm mất đi nguồn cung cấp chất sắt cho cơ thể, vì vậy người bệnh thiếu máu không nên uống trà.


Người bị sỏi tiết niệu không nên uống trà


10. Người bị sỏi tiết niệu không nên uống trà

Sỏi đường tiết niệu thường là sỏi calcium oxalat, do trong trà có chứa acid oxalic kết hợp calcium được bài tiết qua nước tiểu có thể hình thành sỏi, nên nếu người có bệnh lý sỏi tiết niệu thì uống nhiều trà sẽ bệnh sẽ trầm trọng hơn.

11. Tránh uống trà khi bụng đói

Uống trà khi bụng đói sẽ làm loãng acid dạ dày, gây ngăn cản tiết dịch dạ dày, cản trở quá trình tiêu hóa, thậm chí gây ra hiện tượng “say trà” như hồi hộp, đau đầu, khó chịu ở dạ dày, chóng mặt... Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và gây ra tình trạng viêm dạ dày. Nếu tình trạng “say trà” xảy ra, bạn có thể ngậm kẹo trong miệng hoặc uống một ít nước đường để giúp giảm tình trạng này.

12. Tránh uống nhiều trà trước và sau bữa ăn

Không nên uống trà trước hoặc sau bữa ăn tầm 20 phút, nếu uống trà sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, hơn nữa do trong trà có chứa acid oxalic nên acid oxalic sẽ phản ứng với sắt và protein trong thức ăn, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn làm hấp thụ kém chất sắt và protein của cơ thể.

13. Tránh uống trà qua đêm

Uống trà sau khi vừa pha sẽ tốt hơn, nếu để lâu trà không những mất đi vitamin và các chất dinh dưỡng khác mà còn dễ bị ôi, hư hỏng, dễ bị bệnh sau khi uống nó.

14. Tránh uống trà nước đầu

Bởi vì trà hiện đại chắc chắn bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, bụi và các chất khác trong quá trình trồng, chế biến và đóng gói. Trà nước đầu thực ra là nước dùng để rửa trà, nên đổ ra càng sớm càng tốt, sau đó mới đổ nước sôi pha trà. Trà pha như thế mới hợp vệ sinh nhất.


Trẻ em không nên uống trà đặc


15. Trẻ em không nên uống trà đặc

Bởi vì khi nồng độ trà cao, hàm lượng polyphenol trong trà quá nhiều, dễ tác dụng hỗ tương với chất sắt trong thức ăn, không có lợi cho việc hấp thụ sắt, dễ gây thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Trẻ em có thể uống một ít trà nhẹ với lượng vừa phải (1/3 nồng độ trà mà người lớn uống). Đối với trẻ mẫu giáo, bạn có thể uống một ít lá trà thô trà non chưa qua chế biến vì hàm lượng polyphenol trong lá trà non thấp.

16. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên thận trọng khi uống trà

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim, mạch vành, có nhịp tim nhanh hoặc rung tâm nhĩ, do caffeine và theophylline trong trà có tính kích thích nên có thể tăng cường độ hoạt động của tim, uống nhiều trà đặc sẽ làm nhịp tim đập nhanh hơn, thường dẫn đến khởi phát bệnh hoặc làm bệnh nặng thêm, nên những người thuộc loại bệnh lý này chỉ nên uống một ít trà loãng.

Ngược lại, những bệnh nhân có nhịp tim chậm thường dưới 60 nhịp/phút thì nên uống nhiều trà, không những vô hại mà còn có thể làm tăng nhịp tim và phối hợp với điều trị bằng thuốc.

17. Người già không nên uống trà thô và trà tươi

Trà thô dùng để chỉ trà xanh được sấy khô trực tiếp mà không trải qua quá trình vò. Loại trà này có bề ngoài màu xanh tự nhiên, thành phần bên trong về căn bản giống với các hợp chất có trong lá tươi, các hợp chất aldehyd có nhiệt độ sôi thấp không bị chuyển hóa và bay hơi nhiều, có mùi thơm rất xanh.

Người cao niên uống loại trà thô và trà tươi này vì dễ bị kích thích niêm mạc dạ dày và dễ bị đau dạ dày sau khi uống; người trẻ tuổi cũng có thể cảm thấy khó chịu ở dạ dày sau khi uống, thường gọi tình trạng này là "cào ruột". Nếu lỡ mua lầm loại trà thô này, tốt nhất bạn không nên uống trực tiếp mà có thể cho vào nồi sắt không dính dầu mỡ, xào từ từ trên lửa nhỏ rồi rang chín để loại hết màu xanh. Bạn có thể uống sau khi ngửi thấy mùi thơm nhẹ của trà.

18. Người cao huyết áp không nên uống trà đặc

Cho ít hơn 50 ml nước sôi cho mỗi gam trà được gọi là "trà đặc". Nếu bệnh nhân cao huyết áp uống quá nhiều hoặc trà quá đậm, tác dụng kích thích của caffeine sẽ khiến huyết áp tăng cao, không tốt cho sức khỏe.

(theo Tống Vân)
Khả Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân