TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Aug 30, 2023 11:36 pm    Tiêu đề: Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày

Giữa lưỡi nứt, bệnh ở lá lách và dạ dày


Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có vết nứt ở giữa lưỡi? Vậy thì bạn phải cẩn thận với lá lách và dạ dày của mình!


Theo Đông y, mỗi vị trí trên lưỡi tương ứng với các cơ quan nội tạng.


Bởi vì mỗi vị trí trên lưỡi tương ứng với các cơ quan nội tạng, phần giữa lưỡi tương ứng với lá lách và dạ dày, cho nên màu sắc ở phần giữa lưỡi, màng lưỡi, phẩm chất của lưỡi đa phần có liên quan mật thiết đến lá lách và dạ dày. Nếu phần giữa lưỡi có vết lõm xuống thì phần lớn là do tỳ vị hư nhược, còn nếu phần giữa lưỡi có vết gồ lên thì chủ yếu là do ứ đọng ở lá lách và dạ dày. Tương tự, nếu phần giữa lưỡi vết nứt thì vấn đề cũng ở lá lách và dạ dày.

Nhưng trước khi nói về các nguyên nhân trên, tôi xin đưa ra một vấn đề, nguyên nhân đất thường bị nứt là gì? Có phải vì thiếu nước nên đất khô cằn nứt nẻ không? Mặt đất quá khô?

Bề mặt lưỡi của cơ thể con người giống như mặt đất, khi lưỡi nứt ra sẽ khô tự nhiên, lượng nước sẽ ít hơn! Nước trong cơ thể chúng ta thực ra là các dịch lỏng trong cơ thể, dịch âm, khí huyết, nên khi thiếu hụt chất từ nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ hình thành hiện tượng nứt lưỡi. Sau khi biết được điều này, chúng ta hãy cùng điểm qua 4 nguyên nhân chính dẫn đến nứt nẻ lưỡi!



Thứ nhất: Lá lách và dạ dày đang bị nóng

Nếu khí hỏa quá lớn, thì toàn bộ “nước” sẽ khô dần đi, và sẽ xuất hiện các vết nứt vị trí ở giữa lưỡi tương ứng với lá lách và dạ dày. Nếu màu lưỡi màu đỏ, rêu lưỡi vàng và khô, thì dễ có triệu chứng nóng rát dạ dày quá mức, chẳng hạn như khô miệng và khát nước, thích uống nước lạnh, dễ bị lở miệng, nướu đỏ, sưng tấy, chảy máu, đau nhức, ngay cả khi nói, luôn luôn có mùi hôi, ăn nhiều mau đói, táo bón, v.v.

Muốn chữa trị tình trạng này phải giải nhiệt dạ dày, bạn có thể dùng thử hoàng liên thanh vị hoàn (黃連清胃丸).



Thứ hai: Lá lách và dạ dày âm hư

Âm khí thiếu, thứ nhất không thể dịch chuyển hướng lên trên để nuôi dưỡng bề mặt lưỡi, thứ hai hư hỏa sau khi âm hư cũng dễ làm nóng bề mặt lưỡi, vì vậy về lâu dài dễ xuất hiện các vết nứt ở giữa lưỡi, nhưng lúc này sẽ kèm theo triệu chứng sốt từng đợt, chẳng hạn như khô miệng, đau âm ỉ ở bụng, đói nhưng không muốn ăn, dễ buồn nôn và ói mửa. Cơ thể khô nóng, tay chân nóng về đêm, cảm thấy khó chịu và đổ mồ hôi khi ngủ, lưỡi cũng có màu đỏ nhưng căn bản không có màng phủ lưỡi. Trường hợp này cần bổ âm hạ hỏa, hoặc dùng thử thuốc viên âm hư vị thống (陰虛胃痛).



Thứ ba: Lá lách và dạ dày yếu

Lá lách và dạ dày yếu, không thể sinh khí huyết, không đủ để hướng lên trên nuôi dưỡng bề mặt lưỡi, vì thế vết nứt xuất hiện từ từ trên bề mặt lưỡi, lưỡi có màu nhạt, không có màu máu, thường dễ bị thiếu năng lượng, tay chân yếu, khó cử động, chóng mặt, luôn cảm thấy bối rối và tim đập nhanh hơn, và cảm thấy khó thở khi làm một công việc dù nhỏ, chán ăn, không muốn ăn, dễ bị chướng bụng, đau bụng, khó tiêu, cũng dễ bị mất ngủ và mơ màng vào ban đêm. Trường hợp này cần kiện tỳ bổ khí huyết làm chính. Có thể dùng thử nhân sâm kiện tỳ hoàn (人參健脾丸).



Thứ tư: Lá lách và dạ dày ẩm ướt

Loại tình thế này tương đương với việc đổ quá nhiều nước xuống đất gây úng, cuối cùng trên mặt đất sau khi ngâm nước sẽ xuất hiện một số vết nứt nhỏ, vì vậy, nếu người tỳ vị yếu, trên người có nhiều hơi ẩm, vết nứt rất dễ hình thành. Tuy nhiên, loại lưỡi này đầy mập và ẩm, hai bên đều có vết răng, thường dễ bị nhờn ở mặt, đầu óc choáng váng buồn ngủ, chân tay nặng nề không muốn cử động, chán ăn, đầy hơi, phân dạng mềm và không có hình dạng. Trường hợp này cần phải kiện tỳ khu thấp là chính, có thể dùng thử lục quân tử hoàn (六君子丸).

(theo Vương Hòa)
Khả Vy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân