TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - RICO (Racketeer Influenced and Corrupt Organization)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

RICO (Racketeer Influenced and Corrupt Organization)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THANH BINH



Ngày tham gia: 26 Jun 2008
Số bài: 158

Bài gửiGửi: Sat Aug 26, 2023 8:21 am    Tiêu đề: RICO (Racketeer Influenced and Corrupt Organization)

RICO
Ian Bùi


Thập niên 1980, luật sư Rudolph Giuliani (phải) từng gây chấn động nước Mỹ khi lôi cổ cả một đám tội phạm sừng sỏ vào tù; giờ đây, ông lại dính vào một băng chính trị sừng sỏ thậm chí kinh khủng hơn trong việc âm mưu phá hoại nền dân chủ Mỹ với việc thao túng lá phiếu bầu cử năm 2020 (hình: Getty Images)

Trong bản cáo trạng Chưởng lý Fani Willis vừa trao cho tòa án Fulton County hôm thứ Hai, 14 tháng Tám, Donald Trump và 18 đồng phạm bị tố cáo vi phạm luật RICO của tiểu bang Georgia. Đây là tố cáo nghiêm trọng nhất trong 41 tội danh được kê ra trong bản cáo trạng; nếu bị kết án, mỗi bị can sẽ phải ở tù ít nhất năm năm trước khi được hội đồng ân xá của Georgia cứu xét.

RICO là chữ viết tắt của ‘Racketeer Influenced and Corrupt Organization’ – một đạo luật liên bang do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành năm 1970. Tính đến nay đã có 33 tiểu bang có luật RICO riêng, trong đó có Georgia. Tất nhiên luật RICO của mỗi tiểu bang đều có những điều khoản khác với luật liên bang, nhưng nói chung tất cả đều liên quan đến tội phạm gọi là racketeering.

Trong thuật ngữ pháp lý, racketeer được dùng để gọi người đứng đầu hoặc tham gia những tổ chức làm tiền phi pháp hay bất chánh – chẳng hạn như lường gạt, tống tiền, bảo kê v.v. Chữ racketeer đến từ chữ racket, được tự điển định nghĩa như sau:

1/A loud noise or clamor, especially of a disturbing or confusing kind;

2/An organized illegal activity, such as bootlegging or the extortion of money from legitimate businesspeople by threat or violence;

3/A dishonest scheme, trick, business, activity etc.

Đối tượng của luật RICO thuở ban đầu thường là trùm mafia hoặc lãnh đạo các liên đoàn công nhân (unions), dính líu đến những sinh hoạt như buôn lậu, tống tiền v.v. (định nghĩa #2). Song tại tiểu bang Georgia, RICO còn từng được bà Willis dùng để truy tố Sở Học Vụ Atlanta trong một vụ gian lận năm 2015, và để kết án rapper Young Thug tội lập băng đảng xã hội đen hồi năm ngoái.

Trong ngôn ngữ đời thường, chữ racket còn được dùng để ám chỉ những công ty làm ăn ma giáo, hoặc những công ty thông đồng hay ngầm cấu kết với nhau để giành độc quyền hay ép giá người tiêu thụ (định nghĩa #3). Tuy nhiên những hành động ấy không phải lúc nào cũng phi pháp. Chữ racket trong trường hợp này gần nghĩa hơn với chữ scam – lừa đảo hay lường gạt. Đôi khi racket còn được dùng với ý mỉa mai hài hước, chẳng hạn như khi phát giác mình phải trả quá nhiều tiền cho một dịch vụ nào đó, người ta có thể buột miệng chửi thề: “What a racket!”



Thế còn định nghĩa #1 thì sao? Trong tiếng Anh câu “What a racket!” còn được dùng để tả một sự kiện ồn ào, lộn xộn, rùm beng. Đây là ý nghĩa cổ xưa nhất của chữ racket mà ta có thể tìm thấy trong sách vở. Nhiều người thắc mắc, không hiểu nó có bà con họ hàng gì với “tội phạm có tổ chức.” Robert Hendrickson, trong quyển “The Facts on File Dictionary of Word and Phrase Origin” (1997), giải thích như sau:

Những tay móc túi nhà nghề ở Anh ngày xưa bày ra một chiêu phép để đánh lạc hướng nạn nhân bằng cách cho người khác gây rối loạn giữa đường giữa phố để mọi người bị phân tâm, bớt để ý, như vậy móc túi mới dễ. Trò này thịnh hành đến nỗi năm 1697 chính quyền phải ra luật cấm đốt pháo hay gây tiếng động lớn trên đường phố. Từ cái gốc móc túi ấy, chữ racket dần dà được dùng để ám chỉ những thủ thuật lươn lẹo hay những trò làm tiền mờ ám.

Đầu thập niên 1810, racket bắt đầu xuất hiện trên sách vở báo chí, nhưng về sau nó từ từ biến mất. Trong khi đó thì ở bên Mỹ vào thập niên 1930 người ta cho ra đời chữ racketeer để gọi những tay mobster buôn bán rượu lậu vào cái thời nước Mỹ cấm bán rượu – tức Prohibition. Sau khi Prohibition chấm dứt, tệ nạn mafia tiếp tục hoành hành. Cuối cùng Quốc hội phải lập ra đạo luật RICO để Hành pháp có cơ sở pháp lý kết án và bỏ tù những tay racketeer.

Mặc dù mục đích tiên khởi là để chống mafia, nhưng thật ra RICO được sử dụng cho khá nhiều trường hợp khác nhau. Nổi tiếng nhất và lớn nhất có lẽ là vụ án Ngũ Đại Gia (Five Families) ở New York năm 1985. Năm tổ chức làm ăn phi pháp đã bị Biện lý Liên bang Rudolph Giuliani truy tố thành công, phá vỡ một đường dây tống tiền công nhân quy mô, có cả giết mướn. Mười một người bị án tù trên 100 năm, có người sau đó còn bị tuyên án chồng thêm 70 năm. Tên tuổi Rudy Giuliani lên như diều gặp gió. Năm 1994, ông được bầu làm thị trưởng New York City một phần nhờ thành tích dọn dẹp các tổ chức tội phạm bằng luật RICO.

Trớ trêu thay, Rudy Giuliani lại là một trong 19 người vừa bị Georgia truy tố vi phạm luật RICO của tiểu bang. Bản cáo trạng nói họ đã tham gia vào một tổ chức phi pháp (a criminal enterprise) với mục tiêu lật ngược kết quả bầu cử ở Georgia và vài tiểu bang khác. Chữ enterprise dùng trong ngữ cảnh này không phải là một công ty theo nghĩa thường. Theo cáo trạng, nó là một nhóm người làm việc chung với nhau trong một thời gian dài hòng đạt được những mục tiêu nhất định của nhóm:

“The enterprise constituted an ongoing organization whose members and associates functioned as a continuing unit for a common purpose of achieving the objectives of the enterprise,”

Cáo trạng còn liệt kê những nơi khác ngoài Georgia mà tổ chức này đã nhúng tay vào trong quá trình racketeering của họ:

“The enterprise operated in Fulton County, Georgia, elsewhere in the State of Georgia, in other states, including, but not limited to, Arizona, Michigan, Nevada, New Mexico, Pennsylvania, and Wisconsin, and in the District of Columbia.”

Những tiểu bang nói trên cũng có đạo luật RICO riêng, nên có thể một số sẽ nối gót Georgia khởi tố âm mưu lật đổ kết quả bầu cử 2020 của Donald Trump tại tiểu bang họ, nhất là khi có dính líu đến các đại cử tri giả – fake electors. Tin tức mới nhất cho hay: Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Arizona tuyên bố cuộc điều tra của họ “is underway.”

Có người thắc mắc: ở Việt Nam có luật racketeering không? Nếu có thì gọi là gì? Người viết không phải luật gia mà cũng chẳng rành luật lệ ở Việt Nam nên không dám trả lời. Nhưng theo nhận xét cá nhân, dựa trên các định nghĩa thượng dẫn thì có lẽ Việt Nam không cần có luật racketeering, vì chính đảng cộng sản đã là một cái racket khổng lồ rồi!



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân