TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Loạt bài: Hệ miễn dịch kỳ diệu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Loạt bài: Hệ miễn dịch kỳ diệu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Aug 05, 2023 11:17 pm    Tiêu đề: Loạt bài: Hệ miễn dịch kỳ diệu

Hệ miễn dịch kỳ diệu:
Amidan - Người gác cổng thầm lặng


Trong loạt bài “Hệ miễn dịch kỳ diệu” này, chúng ta sẽ khám phá từng lớp phân tử, tế bào, mô và cơ quan chuyên biệt của hệ miễn dịch hoạt động không mệt mỏi để bảo vệ cơ thể. Chúng tôi cũng sẽ cung cấp những cách thiết thực để bảo vệ hệ miễn dịch.


Hệ miễn dịch kỳ diệu. (Hình: The Epoch Times)


Đại dịch COVID-19 đã cho chúng ta cơ hội duy nhất để khám phá sức mạnh thực sự của hệ miễn dịch bẩm sinh – một món quà có sức mạnh to lớn. Với sức mạnh đáng kinh ngạc này, một số người đã có thể chống lại virus mà không gặp phải một triệu chứng nào.

Amidan (Tonsils) là những hạch hình bầu dục, mềm, không có mô thịt và mỡ, đứng như những vệ sĩ ở cổng ngoài dẫn vào bên trong cơ thể. Amidan làm việc không mệt mỏi để bảo vệ chúng ta chống lại virus và vi trùng xâm nhập qua không khí và thực phẩm.

Hầu hết mọi người chỉ biết rằng đôi khi bác sĩ cắt amidan để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như viêm amidan kinh niên. Hiếm khi người ta mô tả về các hậu quả tiềm ẩn của quá trình này và vai trò cần thiết của amidan.


Bốn phần của amidan tạo thành một cấu tạo giống như chiếc nhẫn được gọi là vòng Waldeyer. (Hình: The Epoch Times)


Amidan hoạt động như người gác cổng

Khu vực amidan rất giàu tế bào miễn dịch. Khi virus và vi khuẩn lọt qua miệng và mũi, amidan sẽ đứng sẵn sàng, 24 giờ một ngày, bảo vệ cổ họng – cánh cổng của cơ thể.

Amidan là mô bạch huyết, được tạo thành từ bốn phần: vòm họng, hai amidan ống, hai amidan khẩu cái và amidan lưỡi. Cùng với nhau, chúng tạo thành một vòng [bạch huyết] phòng thủ mạnh mẽ được gọi là vòng Waldeyer.

Amidan khẩu cái có khoảng 15 khoảng nhỏ (hố), làm tăng diện tích bề mặt để tăng sức mạnh lọc mầm bệnh bên ngoài.

Amidan vòm họng hay amidan hầu họng, là một khối mô bạch huyết tương tự như amidan khẩu cái treo ở phần sau trên khoang mũi, và không thể nhìn thấy được giống các phần khác của amidan. Amidan vòm họng có khuynh hướng co lại sau thời thơ ấu và thường biến mất gần như hoàn toàn ở tuổi thiếu niên.

Công việc chính của amidan là bẫy virus hoặc vi trùng từ thực phẩm và không khí. Cơ thể thường cung cấp máu nhiều hơn đến khu vực amidan thường để chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường.

Tóm lại, vai trò của amidan là bảo vệ lãnh thổ của chúng – cơ thể của chúng ta. Nếu những người gác cổng này ngủ gật, thì kẻ thù, chẳng hạn như virus, sẽ lẻn vào. Amidan sử dụng các giác quan nhạy cảm để đề phòng những kẻ xâm lăng. Mô bạch huyết này có thể xác định và loại bỏ virus COVID-19 và các biến thể cũng như hàng nghìn loại virus khác.

Hơn nữa, theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 08/03/2023 trên tập san Nature, các tế bào thần kinh amidan có thể truyền các phân tử truyền tin đến óc để khởi phát các hành vi ốm yếu khi bị nhiễm cúm khiến cơ thể nghỉ ngơi hoặc ăn ít hơn. Điều này củng cố vai trò của amidan với tư cách là người gác cổng và sứ giả của cơ thể.

Tất cả chúng ta đều đã kinh nghiệm sức mạnh của amidan. Một dấu hiệu phổ thông của bệnh tật là đau họng hoặc khó chịu ở cổ họng. Mặc dù chúng ta có thể xem đó là một căn bệnh nhỏ, nhưng chúng ta có thể không biết rằng chính amidan đã đưa ra báo động về sự vi phạm hệ miễn dịch và chúng ta nên chuẩn bị tinh thần chiến đấu.



Vai trò cần thiết trong hệ miễn dịch

Amidan có một lớp tế bào biểu mô đóng vai trò là tế bào tín hiệu tiền tuyến giúp phát giác và loại bỏ các dị vật.

Các tế bào này được liên kết bằng các mối nối chặt chẽ, tạo thành một hàng rào vững chắc chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Nếu cảm thấy rằng những kẻ xâm lăng có thể đã vượt quá sức loại bỏ của mình, các tế bào biểu mô sẽ truyền tín hiệu cho các đội quân miễn dịch khác.

Nhiều tế bào miễn dịch có cấu tạo đặc biệt để chuyên thực hiện các tác dụng khác nhau. Ví dụ, một số tế bào bắt giữ và hấp thụ các kháng nguyên của virus và vi khuẩn, một số tế bào gửi tín hiệu cho những tế bào khác, một số rất giỏi trong việc tiêu diệt virus trực tiếp và những tế bào khác có thể tạo ra kháng thể.

Các kháng thể, một loại protein, có thể liên kết với các đoạn protein đặc biệt trên bề mặt của virus để vô hiệu hóa và loại bỏ virus khỏi cơ thể.

Amidan chứa nhiều tế bào miễn dịch như vậy có thể tạo ra nhiều loại kháng thể khác nhau (ví dụ: IgA, IgD, IgE, IgG và IgM). Các loại kháng thể khác nhau giống như anh chị em trong một đại gia đình, được tạo ra vào những thời điểm khác nhau trong quá trình nhiễm trùng hoặc trong điều kiện bất thường. Mỗi loại nhắm vào các tế bào hoặc mô khác nhau.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, amidan là một trong những khu vực đầu tiên có nhiều tế bào miễn dịch phát triển do vị trí chiến lược của chúng. Amidan phát triển sớm, vào khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ.

Nghiên cứu gần đây chứng minh rằng, giống như tuyến ức, amidan có biểu lộ các chất trung gian phát triển tế bào T giống với các chất trung gian trong tuyến ức và tủy xương. Phát giác đó có thể có ý nghĩa khoa học và lâm sàng quan trọng vì tế bào T là một loại tế bào bạch cầu quan trọng, là xương sống của phản ứng miễn dịch thích nghi.



Viêm amidan: Quá trình học hỏi để trở nên mạnh mẽ hơn

Trong cuộc chiến mệt mỏi chống lại virus hoặc vi khuẩn, amidan có thể to ra, sưng tấy, và đỏ. Tình trạng này thường gây ra cảm giác khó chịu ở vùng cổ họng. Đó là những dấu hiệu viêm amidan điển hình. Sưng tấy là do tích tụ dịch bạch huyết, virus, vi khuẩn và tế bào miễn dịch. Màu đỏ là kết quả của việc tăng lưu lượng máu đến khu vực này.

Trong 50% đến 80% các trường hợp viêm amidan cấp tính, các loại virus như Epstein-Barr, virus mũi, virus hợp bào hô hấp, adenovirus và coronavirus là nguyên nhân. Trong 5% đến 36% các trường hợp, nhiễm trùng là do vi khuẩn gây ra, với liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A là loại thông dụng nhất.

Viêm amidan thường xảy ra trong thời kỳ tuổi trẻ, khi đó amidan chưa đủ mạnh để chống lại virus và vi khuẩn một cách hiệu quả, bất chấp những cố gắng tốt nhất của chúng. Viêm amidan phát triển không nhất thiết có nghĩa là hệ miễn dịch yếu. Trên thực tế, tình trạng này thường gợi ý rằng hệ miễn dịch đang phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn khi học cách chống lại những kẻ xâm lăng.

Viêm amidan tái phát khi còn trẻ cho thấy sự tác dụng hỗ tương giữa amidan, hệ miễn dịch và virus, vi trùng bên ngoài. Bị viêm amidan không có nghĩa là amidan không làm nhiệm vụ. Điều đó có nghĩa là chúng đang phải vật lộn trong cuộc chiến. Amidan của người trẻ tuổi cần thời gian để phát triển mạnh hơn. Viêm amidan cho thấy rằng cơ quan này đang quá sức và đó là tín hiệu cần giúp đỡ.



Phương pháp điều trị viêm amidan và những hạn chế

Khi amidan đã kiệt sức, bất kỳ phương pháp nào có thể giúp tiêu diệt virus hoặc vi trùng, giảm viêm nhiễm, nâng cao miễn dịch đều giúp amidan phục hồi.

Y học hiện đại chủ yếu tập trung vào điều trị các triệu chứng của viêm amidan cấp tính bằng cách bù dịch cho cơ thể, hoặc các loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau, hạ sốt, và corticosteroid để giảm viêm.

Thuốc trụ sinh được kê toa nếu có nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng, nhưng thường rất khó để biết chỉ bằng cách nhìn vào các triệu chứng. Hơn nữa, dựa vào trụ sinh có thể dẫn đến vi khuẩn đề kháng trụ sinh, điều này có thể gây hại. Những loại thuốc này cũng làm hỏng hệ vi sinh vật đóng vai trò cần thiết trong tác dụng miễn dịch.

Một số loại thuốc dùng để điều trị viêm amidan cấp tính có tác dụng phụ, chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa do thuốc chống viêm không steroid và ngăn cản hô hấp do thuốc phiện.

Loại bỏ amidan thông qua giải phẫu đôi khi được sử dụng để điều trị viêm amidan cấp tính tái phát, nhưng thường khi hết nhiễm trùng cấp tính và có thể hạn chế ích lợi lâu dài.

Bên cạnh thuốc trụ sinh và các giải pháp can thiệp y tế khác, các loại thảo mộc tự nhiên có thể giúp amidan đẩy lùi mầm bệnh và chữa lành. Kết hợp các hình thức trị liệu khác nhau có thể tạo ra tác dụng hiệp đồng nhờ các cơ chế hoạt động khác nhau.



Các cách hiệp đồng để hỗ trợ amidan

    • Echinacea (Hoa cúc tím) với Azithromycin

      Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu tiến cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 300 trẻ em bị viêm amidan tái phát nhằm đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị dự phòng để ngăn ngừa tái phát. Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng kết hợp echinacea có bán trên thị trường với trụ sinh azithromycin đem lại kết quả tốt hơn so với chỉ sử dụng azithromycin. Azithromycin đã được báo cáo là gây ra các tác dụng phụ, bao gồm các biến cố về tim gây tử vong, vì vậy cần thận trọng.

      Echinacea có nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như chất bổ sung, chất lỏng, kem, nước súc miệng và thuốc xịt họng. Liều lượng của echinacea khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm. Điều quan trọng là phải thảo luận ý kiến với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để xác định loại sản phẩm và liều lượng thích hợp cho một tình trạng điển hình.

    • Trà xanh

      Trà xanh là một nguồn giàu chất chống oxy hóa với đặc tính chống viêm. Trà xanh cũng có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng xuất hiện phổ thông trong viêm họng (viêm phía sau cổ họng), thường đi kèm với viêm amidan. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trong Tập san Thuốc gây mê và Thuốc giảm đau (Anesthesiology and Pain Medicine) rằng súc miệng bằng trà xanh giúp tránh các triệu chứng đau họng ở bệnh nhân sau giải phẫu.

    • Rễ cam thảo, rễ dâu tây, cỏ xạ hương và kinh giới

      Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã điều tra xem liệu nước thuốc sắc gồm 13 loại thảo mộc khác nhau có thể giúp chống lại viêm họng do liên cầu khuẩn, loại nhiễm trùng phổ thông nhất ở cổ họng. Viêm họng và viêm amidan là những tình trạng liên quan chặt chẽ với nhau, thường có cùng nguyên nhân và cách điều trị. Các loại thảo mộc hiệu quả nhất cho viêm họng theo nghiên cứu bao gồm:

      • Rễ cam thảo, có tác dụng nhanh nhất và mạnh nhất

      • Rễ dâu tây

      • Xạ hương

      • Chồi hoa kinh giới

    • Bồ công anh, bạc hà và hoàng cầm

      Một phân tích gộp được công bố trên Cochrane, đã phân tích 12 thí nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đánh giá các loại thuốc thảo dược để điều trị viêm họng và viêm amidan với 1,954 người tham gia. Các giải pháp chữa trị sau đây được phát giác là hiệu quả hơn thuốc trụ sinh trong các nghiên cứu.

      Bồ công anh hiệu quả hơn sodium penicillin đối với viêm amidan cấp tính có mủ.

      Một hỗn hợp điều trị khác hiệu quả hơn so với thuốc hít nguyên tử gentamicin (aerosols) đối với viêm họng cấp tính, chủ yếu chứa các loại thảo mộc sau:

      • Bạc hà

      • Hoàng cầm

      • Hoa cúc dại

      • Cây kim ngân hoa

      • Diếp cá

    • Sho-Saiko-To

      Một công thức gọi là “Sho-saiko-to” từ lâu đã được ghi trong sách Đông y để điều trị viêm họng hoặc viêm amidan. Công thức bao gồm sáu loại thảo mộc:

      • Sài hồ

      • Rễ hoàng cầm

      • Rễ nhân sâm

      • Củ thông

      • Rễ cam thảo

      • Củ gừng

      Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã thí nghiệm và cho biết công thức điều chỉnh, Sho-saiko-to-ka-kikyo-sekko làm giảm các đợt viêm amidan kinh niên trong hơn hai năm trong một thí nghiệm lâm sàng nhỏ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân thậm chí còn hủy bỏ kế hoạch cắt amidan. Công thức này có thêm thạch cao, rễ cát cánh và quả táo tàu.

    • Thảo dược

      Một phân tích tổng hợp của 110 thí nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đã xem xét 12,152 bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính. Kết quả phát giác ra rằng việc kết hợp chích thảo dược với thuốc Tây giúp cải thiện 89.5% hiệu quả lâm sàng, giảm thời gian giảm đau họng, amidan sưng đỏ và tiết dịch amidan từ 76.8% đến 94.8%, và có tỷ lệ tác dụng phụ phản ứng ít hơn 4.62%.

      Các hoạt chất chính bao gồm:

      • Liên kiều

      • Phan tả diệp

      • Kim ngân

      • Hoàng cầm (thành phần chính: Baicalin)

      • Tùng lam

      • Dành dành



Cách bảo vệ amidan

Do vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại virus và vi trùng, nên việc duy trì và tối ưu hóa tác dụng của amidan là điều nên làm.

Hầu hết các loại virus và vi khuẩn được truyền qua không khí. Amidan rất dễ bị quá sức khi sống trong môi trường có nhiều mầm bệnh.

    • Một gợi ý đơn giản là giữ cho không khí sống sạch sẽ và thoáng khí để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Ngoài ra, tránh khói thuốc là rất quan trọng, vì khói thuốc chứa các chất độc hại.

    • Giữ cho cơ thể đủ nước cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của cổ họng. Duy trì độ ẩm không khí và uống nước đầy đủ có thể giúp amidan luôn khỏe mạnh.

    • Thực phẩm và thức uống là những nguồn mầm bệnh khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cổ họng, vì mọi thứ chúng ta tiêu thụ đều đi qua khu vực này. Để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm, hãy ăn thực phẩm hữu cơ, bổ dưỡng, nguyên chất. Ăn nhiều rau và trái cây sẽ giúp hỗ trợ hoạt động căn bản của hệ miễn dịch.

Việc kết hợp nhiều giải pháp chữa trị có nguồn gốc tự nhiên hơn vào thói quen hàng ngày, cũng có thể nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ amidan tốt hơn để giúp ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Dr. Yuhong Dong, M.D., Ph.D.Makai Allbert
Tú Liên biên dịch



Được sửa bởi Mây tím ngày Thu Nov 16, 2023 5:41 am; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Aug 14, 2023 11:33 pm    Tiêu đề: Cắt amidan: Thủ thuật nhỏ, rủi ro lớn về lâu dài

Cắt amidan: Thủ thuật nhỏ, rủi ro lớn về lâu dài


Cắt amidan, hoặc giải phẫu cắt bỏ amidan, là một thủ thuật phổ thông được thực hiện hơn 500,000 lần mỗi năm ở Hoa Kỳ cho trẻ em dưới 15 tuổi. Mặc dù việc cắt amidan có thể làm giảm các triệu chứng ngắn hạn của bệnh nhân nhưng nhiều người không biết về hậu quả lâu dài.

Trên thực tế, một số bệnh có liên quan đến cái gọi là tiểu phẫu này.



Khi nào việc cắt amidan được xem xét?

Mặc dù amidan, đặc biệt là amidan vòm ở phần trên, đóng vai trò là tiền tuyến phòng thủ chống nhiễm trùng nhưng vai trò này thường không được công nhận đầy đủ.

Amidan khẩu cái và amidan vòm thường co lại theo tuổi tác, kích thước lớn nhất ở trẻ em và gần như biến mất ở người lớn, cho thấy sự vắng mặt của amidan có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn. Tuy nhiên, hoạt động của amidan trong giai đoạn đầu đời rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch và tác dụng miễn dịch lâu dài.

Khi amidan đang chiến đấu khốc liệt với mầm bệnh xâm nhập và không nhận được đủ sự trợ giúp thì có thể bị viêm và có vẻ to hơn. Hậu quả là những amidan sưng to nghiêm trọng này có thể gây khó nuốt và cản trở hô hấp. Vì viêm họng tái phát và rối loạn nhịp thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và phẩm chất cuộc sống của trẻ nên hai yếu tố này là những yếu tố quyết định phổ thông để đề nghị cắt amidan.

Trong một số trường hợp, amidan vòm cũng có thể bị loại bỏ thông qua một thủ thuật gọi là cắt amidan vòm (adenoidectomy). Nói chung, các bác sĩ khuyên nên loại bỏ cả amidan khẩu cái (vùng đáy họng) và amidan vòm.

Theo hướng dẫn của Học viện Tai mũi họng-Giải phẫu Đầu và Cổ Hoa Kỳ, giải phẫu cắt amidan được đề nghị khi trẻ bị nhiễm trùng amidan từ bảy lần trở lên trong một năm, năm lần mỗi năm trong hai năm trước đó hoặc ba lần mỗi năm trong ba năm trước đó, bên cạnh các yếu tố khác như rối loạn nhịp thở khi ngủ.



Cắt amidan: Lợi hay hại?

Việc cắt bỏ amidan có điều trị thành công các bệnh như viêm cổ họng tái phát hoặc chứng ngưng thở khi ngủ về lâu dài không?

Không cần thiết.

Tình trạng sưng chủ yếu là do tích tụ của chất lỏng bạch huyết có chứa virus, vi trùng và các tế bào miễn dịch gia tăng. Amidan sưng lên cho thấy có quá nhiều tế bào miễn dịch “chiến binh” bị thương, đưa ra giả thuyết là có trận chiến quan trọng giữa virus và hệ miễn dịch. Theo đó, nguyên nhân gốc rễ của bệnh viêm amidan là do sức miễn dịch yếu đi khiến cơ thể khó có thể chiến thắng virus khi cần giúp đỡ nhiều hơn.

Nếu amidan hoặc amidan vòm bị cắt bỏ mà không giải quyết được nguyên nhân căn bản của nhiễm trùng-tức là do suy yếu sức miễn dịch-thì việc thuyên giảm có thể chỉ là tạm thời. Không còn viêm amidan không có nghĩa là virus hoặc vi trùng đã biến mất mà là không còn những chiến binh bảo vệ.

Về lâu dài, việc cắt bỏ amidan dẫn đến việc cơ thể không còn tuyến phòng thủ chính đầu tiên chống lại virus và vi khuẩn, khiến chúng ta dễ gặp phải một loạt vấn đề khác.

Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã khảo sát các tác động ngắn hạn và dài hạn của việc cắt amidan đối với cơ thể. Hãy nhìn vào các dữ liệu.



Ích lợi ngắn hạn, rủi ro dài hạn

Một phân tích tổng hợp năm 2017 trên tập san Nhi khoa đã phân tích tỷ lệ bệnh tật và phẩm chất cuộc sống của trẻ bị viêm họng tái phát đã cắt amidan so với những trẻ phải “theo dõi và chờ đợi.”

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Vanderbilt phát giác rằng mặc dù ích lợi của việc giảm viêm họng là rõ ràng trong vòng một năm sau khi cắt amidan, nhưng không kéo dài lâu hơn nữa.

Nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của việc cắt amidan đối với trẻ em bị rối loạn hô hấp khi ngủ do tắc nghẽn. Theo dõi một năm sau khi cắt amidan cho thấy những trẻ này có kết quả giấc ngủ tốt hơn so với trẻ không cắt amidan, nhưng còn thiếu các biện pháp đo lường kết quả lâu dài.

Mặc dù được coi là giải phẫu tương đối không quan trọng nhưng việc cắt amidan ở trẻ có nguy cơ biến chứng đáng kể như chảy máu, khó thở, bỏng, buồn nôn, nôn, đau và trong trường hợp nghiêm trọng thì thậm chí tử vong.

Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati đã xem xét 233 yêu cầu bồi thường từ cơ sở dữ liệu “Phán quyết và điều chỉnh của ban hội thẩm” của LexisNexis. Các nhà nghiên cứu đã kiểm soát các khiếu nại được đệ trình từ năm 1984 đến năm 2010 về “các ca tử vong và biến chứng trong và sau khi cắt amidan.”

Trong số 233 trường hợp khiếu nại, có 96 trường hợp tử vong và gần một nửa (48%) liên quan đến giải phẫu. Các chấn thương không gây tử vong bao gồm chảy máu sau giải phẫu, suy giảm tác dụng, các tình trạng thiếu oxy và ngộ độc thuốc giảm đau opioid sau giải phẫu.


Nếu điểm dữ liệu rơi về phía bên phải của đường thẳng đứng ở mức 1.0 thì chỉ định giải phẫu theo hình dạng đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm loại bệnh tương ứng. (Hình: The Epoch Times)


Nghiên cứu JAMA lớn cho thấy rủi ro dài hạn

Một bài nghiên cứu được công bố trên JAMA Otolaryngology năm 2018 đã báo cáo nguy cơ tương đối lâu dài đối với nhóm 28 bệnh sau khi cắt bỏ amidan hoặc amidan vòm. Nghiên cứu này đã chỉ ra một cách đáng ngạc nhiên rằng trẻ bị cắt bỏ amidan trước 9 tuổi có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cao hơn đáng kể khi lớn lên.

Nghiên cứu đã theo dõi nhóm lớn gồm hơn 1.18 triệu trẻ em Đan Mạch trong 10 đến 30 năm. Trong số những trẻ được phân tích có 17,460 trẻ đã cắt bỏ amidan vòm, 11,830 trẻ đã cắt bỏ amidan khẩu cái và 31,377 trẻ đã cắt bỏ cả hai; một nhóm kiểm soát được thành lập gồm 1,157,684 trẻ.

Các nhà nghiên cứu phát giác ra rằng việc cắt amidan có liên quan đến nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp trên gần gấp ba lần, phần lớn là nhiễm trùng, bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản, được coi là những tình trạng phổ thông mà mọi người đều gặp phải trong đời.

Hơn nữa, giải phẫu cắt bỏ amidan vòm có liên quan đến nguy cơ rối loạn phổi tắc nghẽn kinh niên cao gấp đôi và gần gấp đôi nguy cơ nhiễm các bệnh về đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Ngoài ra, việc cắt bỏ amidan có liên quan đến nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm tăng 17%.

Đối với 78% trong số 28 nhóm bệnh được kiểm soát, có sự gia tăng nhẹ nhưng đáng chú ý về nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh.

Những người đã trải qua giải phẫu cũng có thể có nguy cơ cao bị khó thở, viêm xoang, viêm xoang kinh niên và viêm tai.

Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của amidan vòm và amidan khẩu cái đối với sự phát triển bình thường của hệ miễn dịch và gợi ý rằng việc cắt bỏ amidan sớm trong đời có thể làm gián đoạn một chút nhưng đáng kể đến nhiều quá trình quan trọng đối với sức khỏe sau này. Các tác giả kết luận rằng điều quan trọng là phải xem xét các rủi ro lâu dài khi xem xét cắt amidan.

Nghiên cứu JAMA cũng phát giác rằng mặc dù giải phẫu cắt bỏ amidan có thể cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ và viêm amidan trong thời gian ngắn nhưng những rủi ro lâu dài cũng tương tự như việc không giải phẫu.


Cắt amidan làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đáy họng. (Hình: The Epoch Times)


Tăng nguy cơ nhiễm trùng đáy họng

Một nghiên cứu đoàn hệ toàn quốc hồi cứu sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Yêu cầu Bảo hiểm Y tế Quốc gia Đài Loan, bao gồm hơn 98% dân số và các tổ chức y tế, đã xác định rằng nguy cơ nhiễm trùng đáy họng tăng đáng kể ở những bệnh nhân đã trải qua giải phẫu cắt amidan.

Từ năm 2001 đến 2009, nghiên cứu này có tổng cộng 9,915 bệnh nhân cắt amidan và nhóm chứng có 99,150 người. Các bệnh nhiễm trùng đáy họng trong nghiên cứu này bao gồm áp xe họng và cổ và viêm mô tế bào.

Theo cả hai kiểu mẫu thống kê thì sau khi tính đến các yếu tố gây nhiễu, những người có tiền sử cắt amidan có nguy cơ nhiễm trùng đáy họng cao gấp 1.71 lần.



Tăng nguy cơ áp xe cổ họng và cổ: Nghiên cứu của Canada

Một nghiên cứu của Canada phát giác rằng trẻ đã trải qua giải phẫu cắt amidan có nhiều nguy cơ phát triển áp xe thành sau hầu hoặc cận hầu – tích tụ mủ ở vùng cổ họng hoặc cổ.

Nghiên cứu này đã kiểm soát 180 trẻ em bị các áp xe này và 180 trẻ em cùng lứa tuổi không bị áp xe. Kết quả cho thấy 13.9% trẻ bị áp xe trước đó đã được giải phẫu cắt amidan, cao gấp sáu lần so với 2.2% trẻ trong nhóm đối chứng.

Nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa tiền sử cắt amidan và sự phát triển của áp xe thành sau họng hoặc cạnh hầu.



Cơ chế tăng nguy cơ nhiễm trùng sau cắt amidan

Tại sao việc cắt bỏ amidan và amidan vòm có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng cao hơn?

    • Thứ nhất, trong thời thơ ấu và giai đoạn đầu đời, amidan đóng vai trò then chốt trong sự trưởng thành của hệ miễn dịch, hoạt động như những trinh sát tiên tiến giúp phát giác ra vi khuẩn và virus trong thức ăn và không khí.

    • Thứ hai, nghiên cứu chứng bệnh của Iran được công bố vào năm 2020 cho thấy mức độ kháng thể sau khi cắt amidan ở 64 trẻ em từ 9 đến 15 tuổi thấp hơn đáng kể sau 4 đến 6 năm so với nhóm đối chứng.

      Các nghiên cứu bổ sung cho thấy sự giảm nồng độ globulin miễn dịch kháng thể A (IgA) trong huyết thanh của bệnh nhân sau khi cắt amidan sau một đến bốn tháng, bốn đến sáu năm và tối đa 20 năm sau đó.

      IgA là loại protein bảo vệ chính trong lớp bề mặt của đường hô hấp và đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các bệnh nhiễm trùng khác. Nồng độ IgA giảm có thể góp phần làm tăng tình trạng tiền viêm và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    • Thứ ba, amidan – đặc biệt là amidan vòm miệng – lưu trú một số protein diệt trùng bao gồm defensin và cathelicidin. Các protein này có các hoạt động diệt trùng trực tiếp bảo vệ vật chủ khỏi bị vi sinh vật xâm nhập và có thể gián tiếp điều chỉnh sức miễn dịch thích ứng.

    • Thứ tư, amidan đóng vai trò là mắt xích quan trọng giữa miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. Nghiên cứu này cho thấy tác dụng miễn dịch tế bào giảm đáng kể về mặt thống kê sau khi cắt amidan, cho thấy việc cắt amidan cũng làm thay đổi sức miễn dịch tế bào ở trẻ em.

      Cắt bỏ amidan có thể làm giảm sự phát giác virus hoặc vi trùng, làm giảm mức kháng thể niêm mạc, giảm các protein diệt trùng bảo vệ khác, thay đổi biểu lộ của các peptide bảo vệ vật chủ, thay đổi sức miễn dịch bẩm sinh và tăng độ nhạy cảm với nhiễm virus và vi khuẩn.



Thảo dược thiên nhiên giúp mau lành vết thương sau khi cắt amidan

Nếu bạn đã cắt bỏ amidan hoặc muốn trợ giúp hệ miễn dịch thì có rất nhiều loại thảo dược có thể giúp ích. Những loại thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, điều hòa miễn dịch, giảm đau, kháng virus, chống ho, diệt trùng, giãn phế quản, ổn định tế bào mast (một trong bốn loại tế bào bạch cầu), chống dị ứng, kháng histamin và giãn cơ trơn.

Một phân tích gộp được công bố trên tập san Vật lý và Hóa học của Trái đất đã xác định các cây thuốc có thể được sử dụng để kiểm soát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Trong số 160 cây có:

    • 56 loại giúp giảm cảm lạnh, bao gồm bạc hà, xoài, mận Shakama, hoa kim tuyến lớn, hoa oải hương, gừng, lục bạc hà (spearmint) và me rừng.

    • 53 loại giúp giảm viêm phổi, bao gồm bí ngô, cây dành dành và hoa nhài, vú sữa, kim ngân lượng và gỗ gụ nhỏ.

    • 34 loại thuốc giảm ho, bao gồm xoài, rau mùi tây, lô hội, bạc hà, ổi, gừng và lục bạc hà.

    • 29 loại giảm đau ngực và các tình trạng liên quan, bao gồm rau mùi tây, đậu đũa và hoa kim tuyến lớn.

    • 25 loại giảm hen suyễn, bao gồm xoài, tỏi, rau mùi tây, lô hội, cây dành dành và hoa nhài.

    • 22 loại giảm bệnh lao và các đốm trong phổi, bao gồm xoài, rau mùi tây, lô hội và me rừng.

    • 20 loại giảm tình trạng hô hấp không xác định, bao gồm mận Shakama và gỗ gụ nhỏ.

    • 13 loại giảm cảm cúm, bao gồm ổi, gừng, hoa bất tử và me rừng.

    • 12 loại giảm vấn đề về phế quản, bao gồm nho dại, mận Shakama và ginger bush (thuộc họ hoa môi).

    • 7 loại thuốc giảm khó thở, bao gồm kim ngân lượng và gỗ gụ nhỏ.

    • 5 loại thuốc giảm đau họng và nhiễm trùng, bao gồm vú sữa và cây vả nhỏ.

    • 1 loại, pepper bark tree (muranga), giúp giảm tắc nghẽn xoang.

Trong số 160 loại cây được nghiên cứu có 129 loại cây biểu lộ các đặc tính dược lý giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp. Các đặc tính phổ thông nhất là các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và diệt trùng, điều này giải thích tại sao những cây thuốc này có tác dụng làm giảm các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng một cách hiệu quả.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Aug 16, 2023 11:23 pm    Tiêu đề: Cắt amidan có thể làm tăng nguy cơ bị một số bệnh ung thư

Cắt amidan có thể làm tăng nguy cơ bị một số bệnh ung thư

Amidan từ lâu đã bị đánh giá thấp. Trên thực tế, hàng năm, có hơn 500,000 trẻ em Mỹ dưới 15 tuổi trải qua giải phẫu cắt bỏ amidan.


Amidan từ lâu đã bị đánh giá thấp. Trên thực tế, hàng năm, có hơn 500,000 trẻ em Mỹ dưới 15 tuổi trải qua giải phẫu cắt bỏ amidan.

Như chúng ta đã nói trong các bài viết trước, amidan là tuyến phòng thủ miễn dịch mà virus và vi khuẩn lạ phải đối mặt để xâm nhập vào cơ thể. Do đó, việc cắt bỏ amidan cho phép mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể mà không bị phát giác và ảnh hưởng đến các phòng thủ tự nhiên theo nhiều cách. Điều này khiến cơ thể luôn trong tình trạng dễ bị tổn thương, có thể đe dọa đến tính mạng.

Điều này không có nghĩa là không nên cắt amidan nhưng chúng ta cần suy nghĩ kỹ và cân nhắc giữa rủi ro và ích lợi trước khi dễ dàng hy sinh cơ chế bảo vệ miễn dịch quan trọng này.



Tóm tắt

    • Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên bệnh nhân sau khi cắt amidan cho thấy nguy cơ phát triển ung thư thực quản hoặc các tình trạng tiền ung thư cao hơn.

    • Một nghiên cứu lớn từ Đan Mạch cho thấy cắt amidan có thể giảm tới 85% nguy cơ ung thư amidan và ung thư hầu họng ở những người dưới 60 tuổi. Tuy nhiên, đối với những người trên 60 tuổi thì việc cắt amidan có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh ung thư này lên đến ba lần.

    • Nghiên cứu tại Đại học University of North Carolina ở Chapel Hill cho thấy cắt amidan trước 13 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư ở gốc lưỡi. Cắt amidan làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư lưỡi nhưng giảm nguy cơ ung thư amidan.

    • Một nghiên cứu về phụ nữ sống ở phía tây New York cho thấy tiền sử cắt amidan có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng chưa mãn kinh.

    • Nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Điển theo dõi hơn 80,000 người đã cắt amidan hoặc ruột thừa trước 20 tuổi cho thấy họ có nguy cơ bị đau tim cao hơn sau này trong đời. Đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người đã cắt bỏ cả amidan và ruột thừa.

    • Một nghiên cứu của Đài Loan đã phân tích dữ liệu từ 1,300 bệnh nhân cắt amidan và 2,600 người khác để đối chứng cho thấy những bệnh nhân cắt amidan có nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích gần gấp đôi so với những người không cắt. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.

    • Rủi ro và ích lợi nên được suy xét cẩn thận trước khi quyết định xem liệu việc cắt amidan có phải là giải pháp thích hợp hay không.



Ung thư thực quản

Ung thư thực quản là một loại ung thư nguy hiểm mà hơn 80% người bệnh không sống được quá 5 năm. Khoảng 21,560 trường hợp ung thư thực quản mới và 16,120 trường hợp tử vong do căn bệnh này được dự đoán sẽ xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 2023, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.

Trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được đăng trên tập san PLoS One vào năm 2020, các bác sĩ đã đánh giá mối liên quan giữa việc cắt amidan và ung thư thực quản. Họ đã xem xét 452 bệnh nhân đã giải phẫu thực quản, trong đó có 396 người bị ung thư và 56 người tiền ung thư. Các bác sĩ cũng xem xét 1,102 bệnh nhân được giải phẫu ngực nhưng không giải phẫu thực quản.

Các bệnh nhân ung thư thực quản hoặc tiền ung thư có tiền sử cắt amidan là 19.9%, cao hơn đáng kể so với các trường hợp đối chứng khác (12.7%; p-value = 0.0003). Mối liên quan này vẫn có ý nghĩa ngay cả khi tính đến các yếu tố nguy cơ đã biết khác đối với ung thư thực quản như béo phì, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hút thuốc.

Nghiên cứu nói rằng lý do chính xác đằng sau mối liên hệ này vẫn chưa được biết, nhưng cách giải thích có thể là việc cắt bỏ amidan có thể gây ra mất cân bằng trong hệ vi sinh vật của thực quản, ruột hoặc cả hai, có thể dẫn đến việc tiếp xúc với vi khuẩn có hại và khởi động không kiểm soát các con đường gây viêm, có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Các nghiên cứu bổ sung đã phát giác rằng sự đa dạng của vi khuẩn trong thực quản khác nhau ở những người có tổn thương tiền ung thư và ung thư thực quản. Những điều kiện này có liên quan đến sự gia tăng vi khuẩn có hại và giảm vi khuẩn có lợi. Sự thay đổi thành phần của vi khuẩn có thể gây ra sự thay đổi trong phản ứng của miễn dịch bẩm sinh, bao gồm các thụ thể giống như thụ thể toll-like và cấu hình cytokine, dẫn đến sự hình thành những nguyên nhân gây ung thư liên quan đến viêm nhiễm và sự phát triển của ung thư.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc cắt amidan giảm tạo ra các kháng thể như immunoglobulin A (IgA). Mucosal IgA là một loại kháng thể bảo vệ chống lại mầm bệnh xâm nhập từ niêm mạc; mức IgA thấp có thể góp phần làm tăng tình trạng tiền viêm và tăng nguy cơ bị bệnh, kể cả ung thư.

Bởi vì amidan là người gác cổng miễn dịch nên nguy cơ phát triển ung thư thực quản có thể tăng lên khi amidan biến mất.



Ung thư vòm họng và amidan

Ung thư vòm họng và ung thư amidan có thể xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào ở phần giữa của cổ họng, hầu họng. Hơn 90% các bệnh ung thư này là ung thư biểu mô tế bào vảy, có nghĩa là ung thư bắt đầu từ các tế bào phẳng và mỏng dọc theo cổ họng.

Số trường hợp ung thư biểu mô hầu họng đang gia tăng ở mức báo động trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển và đang ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi và nhiều nam giới hơn. Sự gia tăng này chủ yếu là do virus gây u nhú ở người (HPV), lây lan qua quan hệ tình dục và là nguyên nhân chính gây ung thư biểu mô hầu họng.

Có hai loại ung thư hầu họng: liên quan đến HPV và không liên quan đến HPV. Ung thư liên quan đến HPV do một loại virus lây lan qua quan hệ tình dục bằng miệng gây ra. Loại ung thư này đang trở nên phổ thông hơn, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi và nam giới. Ung thư vòm họng không liên quan đến HPV chủ yếu là do hút thuốc và uống nhiều rượu.

Ung thư amidan là dạng ung thư hầu họng phổ thông nhất và ngay cả những người đã cắt bỏ amidan vẫn có nguy cơ phát triển ung thư ở mô còn sót lại.

Nghiên cứu ở Đan Mạch được công bố trên tập san Nghiên cứu Đề phòng Ung thư với sự tham gia của 90,755 người có tiền sử cắt bỏ amidan cho thấy rằng mặc dù thủ thuật này làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô amidan ở bệnh nhân dưới 60 tuổi, nhưng điều này có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư biểu mô hầu họng, amidan và ung thư lưỡi ở những bệnh nhân trên 60 tuổi trong vòng một năm sau giải phẫu.

Các chất trung gian gây viêm kinh niên có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của ung thư. Việc loại bỏ các mô amidan bị viêm dẫn đến giảm tình trạng viêm để tiêu diệt ung thư và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh ung thư, biến đổi ác tính, phát triển khối u, xâm lấn và lan rộng. Mặt khác, tình trạng viêm có thể kích thích các cơ chế tác động miễn dịch có thể hạn chế sự phát triển của khối u.

Việc không có mô amidan có thể tương ứng với việc mất đáp ứng miễn dịch tại chỗ, và trên thực tế, có thể tạo ra môi trường bị ngăn cản miễn dịch tại chỗ. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nguy cơ bị bệnh ung thư cao hơn.

Ung thư lưỡi

Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Chapel Hill thuộc Đại học University of North Carolina đã phát giác rằng việc cắt bỏ amidan ở những người dưới 13 tuổi có liên quan đến việc tăng gần gấp đôi nguy cơ ung thư lưỡi và giảm đáng kể nguy cơ ung thư amidan. Khuynh hướng tương tự vẫn tồn tại khi xem xét các yếu tố rủi ro khác như tiền sử tình dục, tình trạng hút thuốc và tuổi tác.

Kết quả nghiên cứu dựa trên phân tích 1,378 đối chứng, 108 trường hợp ung thư lưỡi và 198 trường hợp ung thư amidan.

Một lời giải thích có thể là những bệnh nhân có tiền sử cắt amidan xung quanh thành họng có thể bị phì đại amidan lưỡi, bởi vì sự mở rộng của amidan lưỡi đã được quan sát thấy ở 1/3 số bệnh nhi trải qua giải phẫu cắt bỏ amidan.

Sự phát triển quá mức của các mô amidan trong lưỡi có thể dẫn đến tăng mô bạch huyết, điều này cũng có thể thúc đẩy ung thư lưỡi.

Ung thư vú

Nghiên cứu về phụ nữ sống ở phía tây New York từ năm 1986 đến năm 1991 đã phát giác rằng tiền sử cắt amidan có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh nhưng chưa mãn kinh.

Nguy cơ lâu dài này sau khi cắt amidan có thể tương quan với vai trò giám sát miễn dịch của amidan.

Nhồi máu cơ tim cấp tính

Một nghiên cứu quy mô quốc gia từ Thụy Điển cho thấy những người cắt bỏ amidan hoặc ruột thừa trước 20 tuổi có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim cấp tính, còn được gọi là truỵ tim.

Nghiên cứu đã theo dõi hơn 80,000 người trong trung bình 23.5 năm, bao gồm 54,449 người đã cắt ruột thừa và 27,284 người đã cắt amidan.

Nguy cơ đau tim tăng lần lượt là 44% và 33% đối với những người cắt amidan hoặc cắt ruột thừa trước 20 tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ này không tăng nếu thủ thuật được thực hiện sau 20 tuổi. Nam và nữ có nguy cơ tương tự nhau và nguy cơ này cao nhất ở những người cắt cả amidan và ruột thừa.

Điều này có thể là do chứng xơ vữa động mạch, nguyên nhân căn bản của các cơn đau tim, có liên quan đến chứng viêm. Việc loại bỏ các cơ quan bạch huyết khác, như lá lách, đã được chứng minh là làm tăng tốc độ độ xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học cho rằng việc cắt bỏ amidan hoặc ruột thừa cũng có thể ảnh hưởng đến sức miễn dịch bảo vệ mạch máu của cơ thể và làm giảm sức chống lại mầm bệnh bên ngoài của hệ miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Cũng có thể việc thực hiện các thủ thuật này khi còn nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn tự miễn dịch, như viêm khớp dạng thấp, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau tim.

Cắt bỏ amidan cũng có thể tạo ra những thay đổi trong quá trình trưởng thành bình thường của tác dụng miễn dịch trong giai đoạn đầu đời, điều này có thể làm thay đổi nguy cơ tim mạch sau này.


Cắt amidan làm tăng nguy cơ hội chứng ruột kích thích. (Hình: The Epoch Times)


Hội chứng ruột kích thích

Khoảng 7 đến 16% dân số ở Hoa Kỳ bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Chứng rối loạn được phân loại theo triệu chứng tiêu chảy, táo bón hoặc cả hai. IBS có thể gây ra các vấn đề về dạ dày và ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, đầy hơi và đau dạ dày. Lão hóa, căng thẳng và hút thuốc là những yếu tố rủi ro thông thường và IBS phổ thông hơn ở phụ nữ.

Trong nghiên cứu PLoS One năm 2020, các nhà nghiên cứu ở Đài Loan đã kiểm soát nguy cơ phát triển IBS sau khi cắt amidan bằng cách phân tích dữ liệu từ 1,300 bệnh nhân cắt amidan và 2,600 đối chứng phù hợp.

Nghiên cứu cho thấy cắt amidan có liên quan đến nguy cơ phát triển IBS cao hơn. Tỷ lệ bị bệnh IBS trên người đã cắt amidan tăng 80% và thậm chí còn cao hơn đối với bệnh nhân cắt amidan trên 50 tuổi.

Việc giảm nồng độ IgA tiết ra sau khi cắt amidan có thể kéo dài hơn 20 năm. Rối loạn hệ vi sinh vật ruột và giảm đa dạng vi khuẩn có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của IBS.

Amidan giúp phân biệt giữa vi khuẩn cộng sinh và vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa và ngăn ngừa các phản ứng miễn dịch không cần thiết, và việc cắt bỏ amidan ở bệnh nhân lớn tuổi có thể cho thấy mối tương quan cao hơn với sự phát triển của IBS so với bệnh nhân trẻ tuổi.

Tương tự, một phân tích tổng hợp của 23 nghiên cứu quan sát liên quan đến 19,569 bệnh nhân cho thấy nguy cơ phát triển bệnh Crohn gia tăng nhưng không có mối liên hệ nào giữa việc cắt amidan và viêm loét đại tràng.



Rủi ro so với ích lợi của việc cắt amidan

Cắt amidan là thủ thuật thông dụng để điều trị viêm amidan tái phát và các tình trạng khác, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết hoặc tốt nhất cho tất cả mọi người. Bất kỳ thủ thuật y khoa nào thì cũng đều có những rủi ro và ích lợi cần suy xét, và điều quan trọng là phải thảo luận những điều này với chuyên viên chăm sóc sức khỏe để xác định hướng hành động tốt nhất. Các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình có thể muốn tham khảo những tài liệu này trước khi xem xét cắt amidan.

Cắt amidan thường được coi là một thủ thuật nhỏ ở trẻ em nhưng việc này có nguy cơ gây ra biến chứng như các vấn đề về hô hấp, buồn nôn, nôn, đau và thậm chí tử vong. Cắt amidan đã cho thấy những ích lợi ngắn hạn như giảm nhiễm trùng cổ họng và mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Những rủi ro lâu dài liên quan đến việc cắt amidan bao gồm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh đường hô hấp, ung thư, nhồi máu cơ tim cấp tính, các bệnh ruột và một số bệnh đe dọa đến tính mạng. Những ảnh hưởng lâu dài bất ngờ này của việc cắt amidan là lời nhắc nhở về sự chữa bệnh tự nhiên và sức miễn dịch của cơ thể con người.

Mặc dù có thể có động cơ cắt bỏ amidan để nhanh chóng giải quyết các triệu chứng nhưng việc phục hồi sức miễn dịch tự nhiên trời phú cho cơ thể có thể không dễ dàng và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Sep 02, 2023 11:17 pm    Tiêu đề: Cách chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết

Cách chữa bệnh bí mật của hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết của con người đã được thiết kế một cách thần kỳ


Hệ bạch huyết là “cơ quan điều hành mạng lưới miễn dịch” của chúng ta, được thiết kế để ngăn độc tố bên trong và bên ngoài cũng như những kẻ xâm lăng ra khỏi cơ thể. Hệ bạch huyết thực sự là sự phản ảnh thiết kế kỳ diệu của tạo hóa, hoàn mỹ cả về cấu tạo lẫn công dụng.

Hệ bạch huyết lưu thông một chất lỏng trong suốt gọi là bạch huyết thông qua mạng lưới mạch rộng và phức tạp khắp cơ thể, từ đó loại bỏ chất thải, chất độc và các hạt lạ, bao gồm cả virus.

Hệ bạch huyết là một hệ thống tái chế, dọn dẹp và bảo vệ hệ miễn dịch. Hệ bạch huyết hoạt động chặt chẽ với hệ tim mạch và trông tương tự với mạng lưới các tĩnh mạch vận chuyển chất lỏng. Hai hệ thống này được giao các nhiệm vụ khác nhau và hoạt động song song với nhau. Nhưng trong khi máu có tim để bơm đi khắp cơ thể thì bạch huyết lại dựa vào một cơ chế rất khác để lưu thông.


Hấp thu bạch huyết từ mao mạch máu


Nguồn gốc của bạch huyết

Bạch huyết bắt nguồn từ máu.

Khi máu lưu thông khắp cơ thể chúng ta, máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy qua nhiều mạch máu nhỏ gọi là mao mạch.

Các mao mạch đưa chất dinh dưỡng và máu vào khoảng trống giữa các tế bào, chiếm 1/6 thể tích cơ thể.

Các mao mạch cũng tái hấp thụ các thành phần nhỏ từ những không gian này. Tuy nhiên, các hạt lớn như protein và phức tạp lipid-protein không thể tái hấp thụ vào mao mạch sẽ được hấp thụ vào mạch bạch huyết, tạo thành “bạch huyết.”

Các thành phần khác, như chất độc và virus, thường quá lớn để được tái hấp thụ vào máu và do đó được hệ bạch huyết hấp thụ.


Hệ miễn dịch kỳ diệu. (Hình: The Epoch Times)


Tái chế chất dinh dưỡng và chất lỏng

Hệ bạch huyết cũng hấp thụ chất lỏng dư thừa giữa các tế bào và tái chế trở lại máu, sau đó tái tuần hoàn. Một người trung bình có thể tích máu là năm lít, với lưu lượng bạch huyết khoảng hai đến ba lít mỗi ngày, tái chế tới một nửa lượng máu.

Nếu không có dòng bạch huyết thì một người khỏe mạnh sẽ chết trong vòng 24 giờ. Và khi một người bị chảy máu nặng thì lưu lượng mạch bạch huyết của họ tăng lên, bằng chứng về vai trò năng động của hệ bạch huyết trong việc duy trì lượng máu.

Mặc dù trong suốt nhưng bạch huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm protein và chất béo.

Bạch huyết chảy qua ruột trực tiếp hấp thụ các phân tử chất béo lớn và đóng vai trò chính trong chuỗi cung cấp chất béo dinh dưỡng cho cơ thể. Hệ bạch huyết cũng giúp loại bỏ chất béo khỏi cơ thể.


Các mạch bạch huyết được thiết kế hoàn hảo để chỉ cho phép luồng lưu thông một chiều. Trong bình có các van chỉ mở theo một hướng. (Hình: The Epoch Times)


Tác dụng dọn dẹp và làm sạch

Bạch huyết (lymph) có nghĩa là “nước suối” trong tiếng Hy Lạp cổ xưa, gợi ý về tác dụng làm sạch các tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

Hệ bạch huyết loại bỏ các chất quá lớn để các mao mạch hấp thụ, bao gồm các tế bào ung thư bị hư hỏng hoặc mảnh vụn tế bào và các chất liên quan đến bệnh tật khác từ không gian tế bào, như vi khuẩn, virus, các yếu tố gây viêm, độc tố và vaccine.

Cơ thể chúng ta thường xuyên tiếp xúc với vô số chất gây ô nhiễm: hơn 82,000 chất độc khác nhau, các sản phẩm dựa trên hóa chất, thực phẩm chế biến và chất thải tự nhiên mà tế bào của chúng ta tạo ra hàng ngày.

Chất lỏng, vi trùng và virus có thể xâm nhập vào các mạch bạch huyết nhưng không thể rời đi theo ý muốn.

Tất cả các chất độc và kẻ xâm lăng đã được thu thập sẽ được vận chuyển đến các hạch bạch huyết để làm sạch.

Nhưng các hạch bạch huyết không chỉ loại bỏ các chất không mong muốn; mà còn đóng vai trò quan trọng trong tác dụng miễn dịch.


Hệ bạch huyết là cơ quan điều hành mạng lưới miễn dịch. (Hình: The Epoch Times)


Pháo đài được đặt ở vị trí chiến lược: Các hạch bạch huyết

Bởi vì hệ bạch huyết đang loại bỏ các chất không mong muốn nên được đặt ở vị trí hoàn hảo để phát giác và phản ứng với bất kỳ virus và vi khuẩn gây bệnh nào. Hệ bạch huyết có thể phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể và tế bào miễn dịch trưởng thành để giúp chúng ta chống lại vi trùng hoặc virus xâm nhập.

Tại mỗi vị trí quan trọng của cơ thể, các khối nhỏ hình hạt đậu đóng vai trò là trung tâm miễn dịch được gọi là hạch bạch huyết. Chúng lọc tất cả các chất lỏng bạch huyết. Sau đó, các tế bào miễn dịch bên trong các nút nhấn chìm và tiêu diệt các vật liệu gây bệnh được lọc ra, bảo vệ cơ thể khỏi truyền nhiễm.

Một số hạch bạch huyết tập trung dưới da, đặc biệt là quanh cổ, nách và bẹn. Những hạch bạch huyết khác nằm ở sâu bên trong cơ thể, xung quanh các cơ quan quan trọng.

Có khoảng 800 hạch bạch huyết đóng vai trò điều hòa tình trạng của các tế bào và mô ở cấp độ vi mô.

Một người khỏe mạnh có hệ bạch huyết khỏe mạnh, với dòng dịch bạch huyết chảy liên tục, có thể loại bỏ các tế bào ung thư, virus, chất độc, v.v... khỏi các mô và tế bào, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của bệnh tật.

Ngay cả căn bệnh nhỏ cũng có thể được giải quyết hiệu quả nhờ sự tự phục hồi mạnh mẽ của hệ bạch huyết, tránh những hậu quả khó điều trị hơn.

Mô bạch huyết chuyên biệt trong ruột

Mọi thứ mà chúng ta nuốt vào cuối cùng cũng đi đến ruột non.

Theo đó, một loại mô bạch huyết màng nhầy được thiết kế đặc biệt, được gọi là các mảng Peyer, giống như các hạch bạch huyết, lót ở ruột non.

Mô bạch huyết này thường xuyên lấy mẫu vật chất trong ruột non, nhận biết và tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn, đồng thời giữ cho hệ vi khuẩn ruột ở mức thích hợp, ngăn ngừa phần lớn các bệnh nhiễm trùng.

Dấu hiệu của hệ bạch huyết bị suy yếu

Khi hạch bạch huyết trở nên to ra hoặc có màu đỏ thì nguyên nhân thường là do sự tích tụ chất độc, virus hoặc mầm bệnh khác.

Do thiết kế thụ động một chiều nên các mạch cũng có thể bị tắc.

Hệ bạch huyết bị tắc nghẽn có thể dẫn đến sự tích tụ nhiều chất độc hoặc chất thải trao đổi vật chất trong không gian giữa các tế bào, về căn bản bao quanh các tế bào là rác thải.

Nghiên cứu mới tiết lộ rằng hệ mạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong nhiều tình trạng sức khỏe. Khiếm khuyết trong cấu tạo hoặc tác dụng của hệ bạch huyết đã được xác định trong các bệnh:

• Béo phì

• Xơ vữa động mạch

• Đau tim

• Bệnh Alzheimer

• Bệnh Parkinson

• Đột quỵ

• Chấn thương

• Khối u

• Tăng nhãn áp

• Bệnh viêm ruột

Ngay cả những thay đổi nhỏ về tác dụng hệ bạch huyết cũng có thể ảnh hưởng đến sức chống lại bệnh tật của cơ thể.

Dấu hiệu của hệ bạch huyết rối loạn tác dụng bao gồm:

• Sương mù óc, suy giảm nhận thức

• Mệt mỏi mãn tính

• Buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy

• Thừa cân

• Sưng khớp, đau và mệt mỏi

Những cách đơn giản gia tăng lưu lượng bạch huyết

Hệ bạch huyết một chiều không có cơ chế bơm chủ động và cần các chuyển động thụ động và tích cực [từ bên ngoài] để làm cho dòng bạch huyết chảy đi. Chúng bao gồm hơi thở, hoạt động của ruột, vận động cơ thể và co cơ. Tất cả những thứ này sẽ ra đè ép lên thành của mạch bạch huyết, tạo ra dòng chảy bạch huyết và đẩy chất độc ra khỏi cơ thể.

Nếu bạn có các dấu hiệu của hệ bạch huyết bị tắc thì hãy giải độc cơ thể bằng cách gia tăng lưu lượng bạch huyết thông qua các phương pháp sau.

    • Ngủ

      Ngủ đủ giấc rất quan trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tập san Khoa học (Science) cho thấy trong khi ngủ, hệ bạch huyết ở óc sẽ loại bỏ các chất độc thần kinh (ví dụ: beta-amyloid, có liên quan đến bệnh Alzheimer) khỏi óc và dịch tủy sống.

      Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc để quá trình dẫn lưu chất xám này diễn ra trọn vẹn.

    • Tập thể dục

      Dòng chảy bạch huyết trở nên rất tích cực trong khi tập thể dục vì các cơn co thắt cơ xung quanh và chuyển động của cơ thể. Điều này tạo áp lực để lưu thông, thường làm tăng lưu lượng bạch huyết từ 10 đến 30 lần.

    • Thở sâu

      Bạch huyết được đưa trở lại hệ thống máu thông qua một ống dẫn ở phần trên của ngực. Thở sâu thúc đẩy quá trình này vì thở tạo ra lực hút.

      Một nghiên cứu cho thấy các bài tập cánh tay nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu có thể cải thiện đáng kể tình trạng tắc nghẽn bạch huyết ở cánh tay.

    • Thực phẩm lành mạnh

      Ăn thực phẩm lành mạnh, tự nhiên, nguyên chất và tránh thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản sẽ giảm gánh nặng giải độc cơ thể cho hệ bạch huyết.

      Nghiên cứu cho thấy thực đơn chất béo làm suy yếu tác dụng bạch huyết.

      Một nghiên cứu khác cho thấy uống nước có thể làm tăng lưu lượng bạch huyết để thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột.

      Các loại rau xanh có chứa chất diệp lục chống oxy hóa và gừng, trái cây họ cam quýt, hạt lanh và tỏi có thể giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn bạch huyết.

    • Uống đủ nước

      Mất nước có thể khiến bạch huyết trở nên ít chất lỏng hơn, dẫn đến tắc nghẽn và đào giải độc tố chậm hơn.

      Việc uống đủ nước là rất quan trọng để duy trì dòng chảy bạch huyết khỏe mạnh. Cơ thể càng đủ nước thì hệ bạch huyết có thể loại bỏ độc tố càng tốt.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Oct 05, 2023 11:32 pm    Tiêu đề: Hệ bạch huyết giải độc vaccine COVID-19

Hệ bạch huyết giải độc vaccine COVID-19


Hệ bạch huyết không chỉ là cơ quan bảo vệ không thể thiếu để chống lại mầm bệnh mà còn loại bỏ độc tố khỏi cơ thể chúng ta, kể cả giải độc vaccine Covid-19. Các biến cố nghiêm trọng đe dọa tính mạng ở óc và tim có liên quan đến vaccine Covid-19 đã được tìm thấy. Nhưng làm thế nào vaccine có thể phân tán từ vị trí tiêm đến các cơ quan khác?

Trong thời đại virus và vaccine COVID-19, việc duy trì hệ bạch huyết khỏe mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vaccine Covid-19 mRNA vượt qua tuyến phòng thủ thứ nhất thế nào

Trọng tâm của vấn đề nằm ở sức mạnh của vaccine mRNA trong việc vượt qua tuyến phòng thủ đầu tiên. Các tế bào nhầy và amidan thường được khởi động khi xuất hiện nhiễm trùng tự nhiên. Do đó, việc vượt qua người gác cổng này sẽ dẫn đến nguy cơ hệ miễn dịch bẩm sinh của chúng ta bị phá vỡ.

Sau khi được tiêm, vaccine mRNA sẽ lây lan chủ yếu qua hệ bạch huyết. Sau đó nó đến bất cứ nơi nào mà các tế bào miễn dịch bạch huyết của chúng ta không thể loại bỏ được nó. Vaccine COVID-19 được bao quanh bởi lớp vỏ lipid và có thiết kế đặc biệt để các mạch bạch huyết của chúng ta hấp thụ.

Đầu tiên, những phân tử vaccine này có đường kính khoảng 60-100 nanomet (Nm). Đây là kích thước hoàn hảo để đi sâu vào các mạch bạch huyết.

Thứ hai, vỏ lipid của chúng có thể vận chuyển được qua các mạch bạch huyết. Khi mRNA được tiêm vào mô cơ, nơi có nhiều mạch máu và mạch bạch huyết, nó cho phép các hạt lipid của vaccine được hấp thụ nhanh chóng vào hệ bạch huyết và tạo ra các kết quả tiếp theo.

Gần đây, Cơ quan Y tế Úc đã công bố một báo cáo cho thấy các hạt nano lipid của vaccine được phân bố khắp cơ thể, ở lá lách, tủy xương và các hạch bạch huyết.

Chiến trường tiền tuyến để giải độc vaccine Covid-19

Trong các thí nghiệm lâm sàng về vaccine mRNA, sự mở rộng các hạch bạch huyết được báo cáo ở 0,4% số người tham gia sau 2 liều đầu tiên và 2,8% sau khi tiêm thêm 1 liều vaccine mRNA của Pfizer.

Nhiều người có thể coi đây là phản ứng tự nhiên và lành tính đối với vaccine. Tuy nhiên, trong trường hợp vaccine mRNA, đặc biệt là vaccine mRNA COVID-19, mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Một nghiên cứu của Đại Hàn được thực hiện trên 88 phụ nữ khỏe mạnh bị sưng hạch sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19, bao gồm cả mRNA và vector virus. Khoảng 1/4 (23) phụ nữ không còn bị sưng sau 6 tuần, nhưng hơn một nửa (49) trong số những người còn lại vẫn bị sưng sau 12 tuần.

Những phụ nữ được tiêm vaccine mRNA có biểu lộ sưng tấy tăng lên và kéo dài so với những phụ nữ được tiêm vaccine vectơ virus. Mặc dù những người tiêm vaccine vector virus là một phần của nhóm đối chứng, nhưng mối lo ngại tương tự vẫn xảy ra với họ.

Ngoài ra, những phụ nữ được tiêm vaccine mRNA cho thấy sự khác biệt lớn hơn trong các hạch bạch huyết của họ. Điều này có thể là dấu hiệu của sự phát triển ung thư và cần được theo dõi lâu dài.

Xem xét kỹ hơn về các phản ứng bất lợi đối với vaccine COVID-19

Rất nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng, protein gai có thể gây ra các chuỗi ảnh hưởng tiếp theo đến cơ thể từ nhiều cơ quan khác nhau. Nó có thể:

    • Vô hiệu hóa các interferon bảo vệ: Interferon dùng các tế bào miễn dịch để chống lại nhiễm trùng. Vì vậy việc vô hiệu hóa chúng có nghĩa là bạn dễ bị nguy cơ hơn.

    • Làm hỏng tác dụng của ty thể: Ty thể được ví như nhà máy điện tạo năng lượng cho các tế bào, giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào và điều hòa quá trình chết của tế bào.

    • Khởi động viêm nhiễm: Điều này bao gồm các cơn bão cytokine, phản ứng thái quá của hệ miễn dịch có thể gây viêm mãn tính.

    • Tổn thương tế bào gốc/tế bào gốc tạo máu: Những tế bào này tạo ra tế bào máu và rất quan trọng. Khi chúng tổn thương có thể dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu.

    • Gây ra tình trạng tự miễn dịch: Sự tự miễn dịch do vaccine gây ra có liên quan đến hội chứng Guillain-Barré, hội chứng nhịp tim nhanh và các tình trạng khác.

Các hạt nano lipid trong vaccine mRNA cũng là một vấn đề lớn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng có thể tháo rời, phân cụm và gây ra tắc nghẽn mạch máu.

Theo đó, bất cứ nơi nào hệ bạch huyết cục bộ bị tắc nghẽn hoặc hoạt động không tốt để loại bỏ các thành phần vaccine, chúng ta có thể gặp các triệu chứng ở các bộ phận tương ứng trên cơ thể. Vì vậy việc giải độc vaccine Covid-19 là vấn đề rất cần thiết để chúng ta có cuộc sống khỏe mạnh

Tính đến ngày 31/3/2023, hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccine (VAERS) đã ghi nhận một con số đáng kinh ngạc. Có tới 1.541.247 báo cáo toàn cầu về các tác dụng phụ liên quan đến vaccine COVID-19. Những trở ngại này bao gồm một loạt các hậu quả đáng lo ngại như, 35.948 ca tử vong, 196.067 ca nhập viện và 37.174 6 trường hợp đe dọa tính mạng.

Xây dựng pháo đài vững chắc: 7 cách giải độc vaccine Covid-19 và chữa lành

Trong kỷ nguyên vaccine ngừa Covid-19, việc củng cố hệ bạch huyết và tăng cường sức loại bỏ những kẻ xâm lăng lén lút là đặc biệt quan trọng, đó gọi là giải độc vaccine Covid-19.

Tăng cường hệ bạch huyết sẽ làm tăng cường các quá trình giải độc vaccine Covid-19 và chữa bệnh khác, như các quá trình được cung cấp bởi Liên minh Chăm sóc Quan trọng COVID-19 Tuyến đầu (FLCCC).

Một số người chỉ gặp phải các tác dụng phụ nhẹ, bất kể đã tiêm vaccine hay chưa. Điều này có thể là do hệ bạch huyết có thể tự chữa lành và giải độc mạnh mẽ của cơ thể họ.

Ngoài việc ngủ đủ giấc, tập thể dục, hít thở sâu, cách ăn uống lành mạnh và bổ sung đủ nước, bạn có thể thực hiện các biện pháp bổ sung để củng cố tác dụng bạch huyết và giảm bớt các tổn thương liên quan đến vaccine dưới đây.

Kỹ thuật xoa bóp

Xoa bóp (massage) có thể thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết, cải thiện tác dụng miễn dịch và làm sạch các chất thải.

Động tác vận động bạch huyết bằng tay có lợi cho hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp và cơ xương.

Các bác sĩ Brazil đã sử dụng phương pháp xoa bóp Godoy để thúc đẩy lưu thông dòng bạch huyết. Nhật Bản có phương pháp chải khô hoặc Kanpumasatsu có thể tự thực hiện tại nhà.

Châm cứu

Một thí nghiệm ngẫu nhiên mù và có kiểm soát với 147 người tham gia cho thấy, các tác dụng phụ và cơn đau cục bộ giảm đáng kể ở những người được châm cứu bấm huyệt ở tai so với nhóm đối chứng.

Như vậy, châm cứu có thể liên quan đến tăng cường tác dụng của hệ bạch huyết.

Một số huyệt đạo có thể cải thiện đặc biệt việc dẫn lưu bạch huyết và giảm sưng, viêm.

Quét CT đã chỉ ra rằng các huyệt đạo chứa nhiều mạch máu nhỏ hơn các khu vực khác trên cơ thể, có lẽ cũng tập trung nhiều mạch bạch huyết nhỏ.

Các thí nghiệm lâm sàng sớm và gần đây đã chỉ ra rằng, châm cứu có thể làm giảm sưng chân tay liên quan đến ung thư vú, cải thiện các triệu chứng phù bạch huyết ở chân, giảm đau mãn tính, bệnh thần kinh và lo lắng.

Các loại thảo mộc

Các loại thảo mộc như cúc vạn thọ, cúc dại và bồ công anh cũng có thể giúp lọc hệ bạch huyết một cách tự nhiên, làm giảm sưng tấy, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch.

Điều trị bằng laser năng lượng thấp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp điều biến quang sinh học có thể có tác dụng hữu ích trong việc làm sạch các protein độc hại của óc thông qua hệ bạch huyết óc.

Nó được coi là một chiến lược bảo vệ thần kinh không xâm lấn để cải thiện các triệu chứng thần kinh như sương mù óc hoặc suy giảm nhận thức. Hình thức trị liệu này áp dụng ánh sáng từ tia laser cường độ thấp hoặc điốt phát sáng lên bề mặt cơ thể. Ánh sáng cận hồng ngoại thường được sử dụng.

Biến động nhiệt độ

Kinh nghiệm suối nước nóng hoặc spa khiến cơ thể tiếp xúc với cả nóng và lạnh một cách tự nhiên có thể cải thiện tác dụng của hệ bạch huyết bằng cách tăng lưu lượng bạch huyết.

Tiếp xúc với nhiệt độ nóng và lạnh khiến các mạch bạch huyết co lại và giãn ra. Từ đó làm tăng lưu lượng bạch huyết khắp cơ thể lên tới 117%. Sự gia tăng này kích thích hệ miễn dịch và tăng cường tác dụng của nó.

Tuy nhiên, những hoạt động cực đoan như bơi lội trong nước lạnh vào mùa đông không được khuyến khích vì không tốt cho sức khỏe. Cảm lạnh đột ngột có thể gây co mạch máu nên những người có yếu tố nguy cơ nhất định nên tránh.

Vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ bạch huyết, cung cấp hỗ trợ theo nhiều cách.

Đầu tiên, nó tăng cường sản xuất collagen, tăng cường tính toàn vẹn cấu tạo của hệ bạch huyết. Các hạch bạch huyết được bao quanh bởi các nang và trabeculae giàu collagen. Những sợi nhỏ hỗ trợ cấu tạo của các hạch bạch huyết cần đủ vitamin C để duy trì sức khỏe.

Thứ hai, vitamin C hỗ trợ tác dụng tế bào bạch huyết, tạo ra kháng thể xác định và loại bỏ các hạt lạ trong cơ thể.

Cuối cùng, vitamin C bảo vệ tế bào lympho khỏi bị tổn thương do oxy hóa.

Vitamin D

Một nghiên cứu đã phát giác ra rằng vitamin D có thể điều chỉnh số lượng và tác dụng của tế bào lympho T trong các hạch bạch huyết ở da, làm giảm tình trạng viêm da.

Bổ sung functional food chống viêm

Việc bổ sung dinh dưỡng chống viêm có thể giúp giảm số lượng tế bào miễn dịch thừa hoặc các nguyên nhân gây viêm trong cơ thể. Điều này giúp giảm gánh nặng cho hệ bạch huyết.

Càng chở ít hàng hóa thì chúng càng có nhiều khả năng hoạt động bình thường. Vì vậy, bổ sung thêm các functional food phù hợp có thể làm cho dòng bạch huyết của chúng ta trôi chảy hơn, ít nguy cơ bị tắc nghẽn hơn.

Một số chất bổ sung tốt nhất cho bệnh phù bạch huyết là vitamin A và các chất: spermidine, hesperidin.

Các sản phẩm chứa chất bổ sung có ích lợi chống viêm là:

• Curcumin/nghệ

• Dầu cá omega-3

• Gừng

• Resveratrol (hợp chất có trong nho)

• Tảo Spirulina

• Vitamin D

• Bromelain (enzyme từ dứa)

• Chiết xuất trà xanh

Hệ bạch huyết thực sự là một điều kỳ diệu với những phương thức hoạt động phức tạp để bảo vệ sức khỏe cơ thể. Do đó, việc của chúng ta là hãy giữ mình tránh tiếp xúc với các chất độc hại và chăm sóc tốt cơ thể để nó có thể hoạt động tốt trong suốt cuộc đời chúng ta.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Cát Mộc biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Oct 09, 2023 11:15 pm    Tiêu đề: Hệ miễn dịch diệu kỳ: Lá lách

Hệ miễn dịch diệu kỳ: Lá lách

Vị trí của lá lách trong cơ thể người.


Nếu cơ thể là một quốc gia và hệ bạch huyết là hệ thống giải quyết rác thải, thì lá lách, đối với hệ thống tuần hoàn máu, sẽ là một trạm chỉ huy chung với một nhà máy sản xuất vũ khí, một trạm tái chế trung tâm và kiểm soát giám sát.

Đây là cơ quan bạch huyết lớn nhất trong cơ thể con người và có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ COVID-19. Nhưng nó lại là cơ quan ít được hiểu biết nhất của cơ thể con người.


Cấu tạo của Lá lách. Hình: The Epoch Times


Lá lách “kỳ lạ”

Nó có kích thước bằng nắm tay, hình hạt cà phê, màu đỏ tím, nằm dưới khung xương sườn bên trái của bụng và cạnh dạ dày.

Điều kỳ lạ là nó được liên kết với một chuỗi số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Nó dày khoảng 1 inch (gần 3cm), rộng 3 inch (gần 9cm), dài 5 inch (15cm), nặng khoảng 7 ounce và nằm giữa xương sườn thứ 9 và thứ 11.

Lá lách bao gồm chủ yếu 2 loại mô: tủy đỏ, chứa hồng cầu và mô tĩnh mạch; tủy trắng, chứa các tế bào bạch cầu điều chỉnh tình trạng viêm và đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại mầm bệnh.


Lá lách là một cơ quan quan trọng. (Hình: The Epoch Times)


Một cơ quan quan trọng nhiều nhiệm vụ

Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng lá lách thực hiện vô số nhiệm vụ quan trọng. Nó cho thấy cho sự kỳ diệu của thân thể con người với những bộ phận nhiều nhiệm vụ.

Cơ quan quạn trọng này được ví như một bể chứa trong hệ tuần hoàn. Nó chủ yếu điều chỉnh các tác dụng phòng vệ miễn dịch, tạo kháng thể và lọc máu để loại bỏ mầm bệnh. Đặc biệt là đối với vi khuẩn có vỏ. Loại vi khuẩn này được bảo vệ kép, có thể chống lại sự miễn dịch của cơ thể tốt hơn và xâm lấn hơn (ví dụ: viêm phổi do Streptococcus).

Lá lách cũng loại bỏ các tế bào máu cũ và kiểm soát lượng máu lưu thông khắp cơ thể. Đồng thời, nó tạo ra lượng máu dự trữ quan trọng có thể giải phóng trong tình thế khẩn cấp như chấn thương gây mất máu nhiều.

Ba nhiệm vụ chính của cơ quan quan trọng này:

    1. Lọc máu để loại bỏ virus và vi khuẩn xâm nhập

      Các mầm bệnh thường sẽ bị vô hiệu hóa hoặc tiêu diệt bởi các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, một số mầm bệnh tìm cách trốn tránh quá trình lọc sẽ tiếp tục lưu hành trong dòng bạch huyết. Cuối cùng, chúng sẽ được tái tuần hoàn trong máu.

      Tuy nhiên khi vào máu, chúng sẽ bị một bộ lọc hiệu quả khác loại bỏ. Đó chính là lá lách. Khi máu đi qua nó, các thành phần gây bệnh như mảnh vụn, vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ để giữ cho máu sạch.

      Điều này được thực hiện chủ yếu trong mô bạch huyết dồi dào của lá lách, tức là “tủy trắng” với sự trợ giúp của đại thực bào - những nhân viên thu gom hiệu quả. Chúng sẽ nhấn chìm và phân hủy các tế bào chết, mảnh vụn, tế bào khối u và vật liệu lạ.

      Khi bị nhiễm trùng mãn tính, nó có thể bị viêm do sự tích tụ của mầm bệnh, khiến nó tăng kích thước.

      Ngoài ra, lá lách còn sản xuất ra kháng thể của tế bào B. Đây là một loại tế bào bạch cầu tạo ra các protein chống nhiễm trùng có thể tấn công vi khuẩn. Việc sản xuất kháng thể này là một trong những đóng góp quan trọng nhất của lá lách đối với sự miễn dịch.

    2. Sản xuất và tái chế tế bào hồng cầu

      Cơ thể của chúng ta có chứa 3 loại tế bào máu chính: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Lá lách có nhiệm vụ cần thiết là tạo ra và tái chế các tế bào hồng cầu, giúp máu khỏe mạnh và sạch sẽ.

      Từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 28 trong sự phát triển của thai nhi, cơ quan này sản xuất hầu hết các tế bào hồng cầu. Sau tuần thứ 28, tủy xương tiếp quản và trở thành nơi sản xuất hồng cầu chính.

      Tuổi thọ trung bình của tế bào hồng cầu ở người là khoảng 120 ngày trong quá trình lưu thông, sau đó chúng bị nuốt chửng bởi đại thực bào.

      Đây là một quá trình cực kỳ hiệu quả, vì các đại thực bào tiêu diệt khoảng 5 triệu tế bào hồng cầu mỗi giây mà không có bất kỳ sự rò rỉ đáng kể nào của các thành phần hồng cầu vào tuần hoàn.

      Máu trong lá lách chảy qua một mạng lưới duy nhất được thiết kế để thực hiện quá trình làm sạch này.

      Hãy tưởng tượng nơi đây như một nhà máy và hệ tuần hoàn của nó như một dây chuyền lắp ráp. Máu đi vào nhà máy thông qua các mạch máu nhỏ ở lá lách và đi qua một mạng lưới gọi là tủy đỏ, giống như một trạm kiểm soát phẩm chất để kiểm soát từng tế bào máu xem có bị hư hại hay không.

      Trong đó, các đại thực bào như những công nhân trên dây chuyền lắp ráp loại bỏ bất kỳ tế bào nào không vượt qua khâu kiểm soát phẩm chất. Khi các tế bào máu đi qua tủy đỏ và đi vào lưới, chúng sẽ bị ép và nén lại.

      Việc ép giúp xác định bất kỳ tế bào bị hư hỏng nào có thể đã vượt qua bài kiểm soát kiểm soát phẩm chất. Nếu các tế bào bị tổn thương, chúng sẽ vỡ ra và các tế bào của lá lách sẽ tiêu hóa các thành phần được giải phóng.

      Sản phẩm của quá trình tiêu hóa đó chủ yếu được cơ thể sử dụng lại làm chất dinh dưỡng, thường để tạo ra các tế bào máu mới.

    3. Tạo thêm lượng máu dự trữ

      Một nhiệm vụ quan trọng khác của cơ quan này là sự giải phóng thêm lượng máu dự trữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong trường hợp cơ thể gặp vấn đề về nguồn cung cấp máu, chẳng hạn như shock hoặc mất máu, nó có thể co lại kích thước và giải phóng tới 100 ml máu đến các khu vực khác của cơ thể để lưu thông. Lượng máu này chiếm 2% toàn bộ lượng máu cơ thể.


Phân tích thống kê về tế bào lympho tự hủy ở lá lách và hạch bạch huyết từ bệnh nhân COVID-19 sau khi chết và đối chứng khỏe mạnh bình thường. (Hình: medRxiv)


Hậu quả không mong muốn của COVID-19 đối với lá lách

Ở bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ thường không kiểm soát lá lách, mặc dù nó có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi virus này. Vì vậy tình trạng tổn thương của nó không được chú ý cho đến khi vấn đề lớn phát sinh.

SARS-CoV-2 có thể tàn phá lá lách như thế nào?

Một nghiên cứu khám nghiệm tử thi cho thấy, nhiễm SARS-CoV-2 có thể liên quan đến những thay đổi bệnh lý ở hạch bạch huyết và lá lách. Từ đó gây ra tổn thương tế bào nghiêm trọng và giảm tế bào miễn dịch.

Nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 có thể làm hỏng lá lách và các hạch bạch huyết bằng cách truyền nhiễm trực tiếp hoặc khởi động sản xuất interleukin 6 (IL-6). Điều này có thể dẫn đến cái chết của các tế bào miễn dịch, sự co rút của các hạch trong lá lách và giảm tế bào bạch cầu.

Nghiên cứu cũng phát giác ra rằng, một loại protein có tên là acid béo synthase (FAS), có nhiệm vụ điều chỉnh sự chết của tế bào, đã tăng đáng kể ở những lá lách bị nhiễm virus so với những lá lách khỏe mạnh.

Nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 có thể truyền nhiễm vào lá lách và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, chứ không chỉ ở phổi. Điều này giúp giải thích tại sao bệnh nhân COVID-19 có thể có các kết quả testing nghiêm trọng liên quan đến lá lách.

COVID-19 có thể ảnh hưởng đến kích thước lá lách

Một nghiên cứu trên 160 bệnh nhân COVID-19 cấp tính nhận thấy, kích thước và thể tích lá lách của họ tăng lên đáng kể trong giai đoạn đầu nhập viện. Điều này có thể là do phản ứng miễn dịch của cơ thể hoặc các yếu tố khác. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng COVID-19 cũng liên quan đến tình trạng phì đại lá lách.

Một nghiên cứu khác cho thấy, những bệnh nhân khỏi COVID-19 có kích thước lá lách nhỏ hơn đáng kể so với những người khỏe mạnh. Ngoài ra, số lượng tế bào T chống nhiễm trùng trong cơ thể những bệnh nhân bị viêm phổi nặng thấp hơn so với những người bị viêm phổi nhẹ.

Cả hai nghiên cứu đều nêu bật tác động đáng kể của COVID-19 đối với cơ quan quan tọng này.

Sự khác biệt về kích thước lá lách giữa hai nghiên cứu có thể được giải thích là do các giai đoạn khác nhau của COVID-19 và tác động đến các tế bào chống nhiễm trùng, tình trạng viêm và tế bào máu.

COVID-19 có thể gây chấn thương lá lách và “đột quỵ”

Lá lách là cơ quan có nhiều mạch máu nhất trong cơ thể. Bất kỳ chấn thương nghiêm trọng hoặc chảy máu từ đây đều có thể dẫn đến mất máu đáng kể. Từ đó dẫn đến mất cân bằng nội môi và thậm chí tử vong trong một số trường hợp. Chấn thương lá lách thường gặp trong các vụ va đập vào bụng.

Tương tự như đột quỵ ở óc hoặc tim, lá lách cũng có thể bị “đột quỵ”. Điều này thường xảy ra khi động mạch hoặc các nhánh của nó bị tắc nghẽn do cục máu đông.

Trong 3 năm qua, nghiên cứu đã phát giác khá nhiều trường hợp “đột quỵ lá lách” do COVID-19 được báo cáo trên toàn thế giới:

  • 3 trường hợp ở Brazil bị nhồi máu lá lách và đa hệ thống.

  • 1 thanh niên Thuỵ Sĩ 17 tuổi, trẻ khỏe bị tắc mạch máu óc và nhồi máu lá lách.

  • Một trường hợp ở Anh quốc đã được báo cáo với tình trạng nhồi máu lá lách nghiêm trọng do COVID-19 gây ra.

  • Có 1 ca ở Thổ Nhĩ Kỳ là người đàn ông 68 tuổi bị nhồi máu lá lách và tắc mạch phổi.

  • Một bệnh nhân nữ 23 tuổi ở Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã nhiễm Covid-19 có triệu chứng ban đầu của nhồi máu lá lách dù trước đây cô rất khỏe mạnh.

  • Tất cả những trường hợp này có thể là do COVID-19 gây đông máu trong các mạch máu nhỏ ở lá lách. Từ đó dẫn đến chết mô của bộ phận này. Trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể tự rách, vỡ.

Các ca rách lá lách tự phát không do chấn thương có liên quan đến COVID-19 đã được báo cáo ở một số quốc gia như, Hoa Kỳ, Iran, Ý, Anh quốc và Saudi Arabia.

Những trường hợp nghiêm trọng này một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng, COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ đông máu ở các bộ phận khác nhau như tim, óc và một cơ quan thường bị lãng quên là lá lách.

Các triệu chứng của đột quỵ óc và đột quỵ tim được biết đến rộng rãi. Nhưng các triệu chứng của đột quỵ lá lách mà hậu quả có thể đe dọa tính mạng thì thường không được nhận biết.

Các biểu lộ cần theo dõi để loại trừ nguy cơ nhồi máu lá lách: đau bụng bên trái kèm theo có hoặc không có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi nó bị vỡ, cần phải giải phẫu để cắt bỏ nó đi.

Yuhong Dong
Cát Mộc biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Wed Oct 18, 2023 10:48 pm    Tiêu đề: 6 cách thiết thực bảo vệ lá lách

6 cách thiết thực bảo vệ lá lách

Hình 3D về lá lách của một người phụ nữ.


Lá lách bảo vệ cơ thể theo nhiều cách, vì vậy chúng ta cần giữ cho lá lách khỏe mạnh. Mặc dù chúng ta có thể sống mà không có lá lách nhưng việc giải phẫu cắt bỏ lá lách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài, khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, đe dọa đến tính mạng.


Cấp cứu một quân nhân bị vỡ lá lách tại trại San Luis Obispo, California vào ngày 29 tháng 3 năm 1944


Một nghiên cứu về các quân nhân không có lá lách

Năm 1977, Viện Ung thư Quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi 740 quân nhân Hoa Kỳ bị cắt bỏ lá lách do chấn thương trong Đệ nhị Thế chiến.

Sau 28 năm theo dõi, kết quả cho thấy những quân nhân này có tỷ lệ tử vong do bệnh viêm phổi và bệnh tim cao hơn đáng kể, bất kể tuổi tác hay khoảng thời gian kể từ khi giải phẫu.

Lá lách rất quan trọng để loại bỏ các vi sinh vật như vi khuẩn hoặc virus và để tạo ra các chất có thể loại bỏ những kẻ xâm lăng gây bệnh, do đó giúp ích cho hệ thống phòng thủ của cơ thể.

Cắt bỏ lá lách vì thế có thể làm tăng số lượng tế bào máu bất thường. Vì lá lách cũng chịu trách nhiệm lọc và tái chế các yếu tố đông máu như tiểu cầu, nên việc cắt bỏ lá lách có thể làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu.

Số lượng tiểu cầu của một người có thể duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, cuối cùng đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng bám trong động mạch vành và dẫn đến bệnh tim.


giải phẫu cắt lá lách


Nhiễm trùng nặng sau khi cắt bỏ lá lách là phổ thông

Cắt bỏ lá lách không phải là một giải phẫu lành tính mà có thể làm tăng nguy cơ tử vong, cũng như bị xẹp phổi, viêm tụy tạng, tắc nghẽn mạch máu phổi và chảy máu quá nhiều.

Về lâu dài, việc cắt bỏ lá lách khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn đáng kể, bất kể tuổi tác.

Nhiễm trùng có thể nhanh chóng tiến triển từ một bệnh giống như cúm nhẹ sang nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng, ngay cả ở những người được chích ngừa để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Một nghiên cứu đánh giá cho thấy tỷ lệ tử vong của những người bị nhiễm trùng có thể lên tới mức đáng kinh ngạc là 38% đến 70%, bất chấp việc sử dụng các phương pháp điều trị bao gồm trụ sinh, kháng viêm và huyết tương tươi.

Tỷ lệ nhiễm trùng nặng sau khi cắt lá lách dao động từ 2.5 đến 13.5%.

Nguy cơ nhiễm trùng cao nhất trong hai năm đầu tiên, nhưng có tới 33% bệnh nhân cắt lách hoàn toàn sẽ bị nhiễm trùng trong vòng 10 năm sau khi cắt bỏ.

Mức độ rủi ro của một người phụ thuộc vào tuổi tác và tình trạng y tế.

Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm mệt mỏi, sụt cân, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và đau đầu.

Điều gì gây ra nhiễm trùng nặng sau khi cắt bỏ lá lách?

Thông thường, hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng một cách có kiểm soát.

Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, các nguyên nhân truyền nhiễm và hóa chất gây viêm có thể lưu thông khắp cơ thể, gây ra một vòng luẩn quẩn và kết cục chết người: nhiễm trùng huyết.

Nhiễm trùng huyết sau cắt lách có thể do vi khuẩn, virus, nấm, động vật nguyên sinh (ví dụ: ký sinh trùng sốt rét) hoặc vi khuẩn có vỏ bọc, có thêm một lớp bảo vệ chúng.

Hệ miễn dịch của bệnh nhân cắt lách gặp khó khăn hơn trong việc tiêu diệt vi khuẩn có vỏ, thường liên quan đến nhiễm trùng nặng ở nhóm đối tượng này.

Vi khuẩn có vỏ gây bệnh nguy hiểm nhất trên nhóm người này là Streptococcus pneumoniae, nhưng Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis cũng không kém. Bởi vì những sinh vật này được bao bọc trong các lớp vỏ, chúng có thể tồn tại khi lá lách không giúp tạo ra các phân tử liên kết tế bào (ví dụ: chất bổ sung và kháng thể) hoặc khi thiếu vắng các đại thực bào trong lá lách không thể loại bỏ chúng một cách hiệu quả.


Giải phẫu một vi khuẩn có vỏ bao. (Hình: The Epoch Times)


Vũ khí của lá lách là tiêu diệt vi trùng có vỏ bao

Vi khuẩn gây bệnh có thể là những con quỷ nhỏ xảo quyệt, đặc biệt là những vi khuẩn có vỏ bao. Cơ thể chúng ta sẽ dựa vào một số vũ khí cực kỳ thông minh, siêu mạnh để hạ gục loại vi trùng này.

Bên trong lá lách nhỏ bé nhưng mạnh mẽ này, các đại thực bào chiến đấu để quét sạch những kẻ xâm lăng là vi khuẩn. Với sự trợ giúp của các chất bổ sung và kháng thể (hai loại protein do lá lách sản xuất), các đại thực bào này có thể tóm lấy vi khuẩn có vỏ bao và ngấu nghiến chúng như một nắm kẹo.


Cách Lá lách tiêu diệt vi khuẩn có vỏ bao. (Hình: The Epoch Times)


Các chất bổ sung do lá lách sản xuất có thể tạo thành một nhóm được gọi là phức tạp tấn công màng (MAC). MAC phá vỡ màng vi khuẩn trong một quá trình gọi là ly giải, phá vỡ sự cân bằng bên trong vi khuẩn và cuối cùng giết chết vi khuẩn.

Nếu không có các chất bổ sung và kháng thể này, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ bị hạn chế nghiêm trọng về sức chống lại các mầm bệnh được bảo vệ này.

Lá lách cũng là một trung tâm chính để sản xuất các kháng thể điển hình liên kết với mầm bệnh và đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng.

Mất đi lá lách đồng nghĩa với việc mất đi trung tâm chỉ huy quan trọng đối với hệ miễn dịch và quá trình tái tạo máu. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ và giữ lá lách của mình bất cứ khi nào có thể.

Không có lá lách, hệ miễn dịch yếu hơn và dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này có nghĩa là mỗi lần nhiễm trùng bệnh nhân cần được điều trị đặc biệt và kỹ lưỡng hơn.

Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với nhiễm trùng sau khi cắt bỏ lá lách là sử dụng ngay trụ sinh phổ rộng chích tĩnh mạch, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong từ 70% xuống khoảng 10 đến 40%.



Hãy chú ý đến một lá lách bất thường

Nếu bác sĩ có thể sờ thấy lá lách của bạn khi khám, điều đó thường có nghĩa là lá lách đã bị to ra và không khỏe mạnh.

Lá lách to ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số Hoa Kỳ. Lá lách to làm tăng nguy cơ vỡ lá lách, có thể đe dọa tính mạng.

Các nguyên nhân có thể gây ra lách to bao gồm:

• Chấn thương

• Suy tim

• Xơ gan

• Ung thư máu

• Bệnh ung thư

• Nhiễm trùng

• Các bệnh tự miễn như lupus và viêm khớp dạng thấp

• Nhiễm COVID-19 và chích ngừa COVID-19

• Áp xe

• Uống rượu quá nhiều

• Gan nhiễm mỡ


6 cách thiết thực để bảo vệ lá lách

Lá lách tương ứng hành Thổ trong Đông y. (Hình: The Epoch Times)


1. Luôn thắt dây an toàn

Nguy cơ cao nhất đối với lá lách của bạn là chấn thương do chấn thương bên ngoài. Hãy thắt dây an toàn trước khi lái xe hoặc ngồi trong xe hơi, vì tai nạn xe hơi có thể sẽ làm tổn thương lá lách và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

2. Ăn uống lành mạnh với nhiều đậu hơn

Cách ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng viêm mạn tính, có thể phá vỡ tác dụng bình thường của lá lách.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng việc cho chuột ăn nhiều chất béo và thêm đường trong 12 tuần dẫn đến béo phì, lượng đường trong máu cao, tăng các dấu hiệu viêm nhiễm và lá lách lớn hơn 50% so với những con chuột được cho ăn thực đơn ăn tiêu chuẩn.

Sau 12 tuần, kích thước lá lách đã giảm nhờ tập thể dục và điều trị bằng genistein, là một hợp chất tự nhiên hầu như chỉ có trong các loại đậu, bao gồm đậu nành, đậu lupin và đậu fava.

Bên cạnh đó, nhai thức ăn chậm rãi sẽ tối ưu quá trình tiêu hóa và giảm gánh nặng cho lá lách.

3. Dùng các loại thảo dược bổ dưỡng lá lách

Củ nhân sâm Đại Hàn (Korean ginseng berries) được phát giác có sức trợ giúp cho hệ miễn dịch và cải thiện tác dụng lá lách.

Trong một nghiên cứu năm 2021, chất chiết xuất từ trái nhân sâm Đại Hàn đã được dùng cho những con chuột có hệ miễn dịch yếu. Các chất chiết xuất đã cải thiện tác dụng của các tế bào tiêu diệt tự nhiên và tăng sản xuất tế bào lympho trong lá lách.

Các gen liên quan đến miễn dịch cũng hoạt động tích cực hơn. Những hiệu quả này phụ thuộc vào lượng chiết xuất được đưa ra.

Một đánh giá lâu dài về hồng sâm Đại Hàn, vốn có chứa các chất chiết xuất này, cho thấy hồng sâm Đại Hàn an toàn và giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và giảm nhiễm virus.

Nhân sâm được coi là một loại thảo dược đầy hứa hẹn để điều trị các bệnh nhiễm virus, bao gồm cả COVID-19. Nhân sâm được báo cáo là tăng cường sức miễn dịch chống virus, đồng thời tăng cường tác dụng của đại thực bào và tế bào tiêu diệt tự nhiên.

Các loại thảo mộc khác có thể giúp cải thiện lá lách và tác dụng miễn dịch bao gồm cam thảo và củ mài.

4. Tăng vận động để tăng lưu lượng bạch huyết

Chất lỏng bạch huyết của chúng ta có thể tự di chuyển trong cơ thể, nhưng hệ thống dẫn lưu bạch huyết sẽ hoạt động tốt hơn khi chúng ta vận động nhiều hơn, bao gồm tập thể dục thường xuyên. Những hoạt động này có thể giúp lá lách lọc và biến đổi các hạt trong chất lỏng bạch huyết của chúng ta.

Tất cả các phương pháp được mô tả trong Phần 4 và Phần 5 của loạt bài này sẽ giúp lá lách của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn.

5. Giảm căng thẳng và ưu tiên thả lỏng cơ thể

Bạn đang cảm thấy căng thẳng? Các tác dụng bạch huyết, miễn dịch và lá lách của bạn đều dễ bị nguy cơ trước tác động của căng thẳng.

Bộ óc tiếp xúc với các cơ quan. Khi bộ óc cảm nhận được rằng cơ thể đang trong một tình thế bị đe dọa thì các hormone sẽ được tiết ra có thể làm giảm sự tự bảo vệ của hệ miễn dịch.

Căng thẳng nói chung là một phản ứng bên trong đối với các sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như tranh luận hoặc áp lực công việc. Trạng thái này sẽ biến mất khi nhận thức của chúng ta thay đổi hoặc nguyên nhân gây căng thẳng được giải quyết. Căng thẳng có thể là tích cực hoặc tiêu cực.

Lo lắng thường là một phản ứng đối với căng thẳng, thường liên quan đến cảm giác sợ hãi dai dẳng có thể cản trở cuộc sống của bạn. Ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra, lo lắng vẫn có thể tồn tại dai dẳng.

Nghiên cứu miễn dịch tâm lý thần kinh hiện đại đã chứng minh rằng căng thẳng mạn tính có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và gián tiếp can thiệp vào tác dụng của lá lách, gây viêm nhiễm, hội chứng ruột kích thích, loét, v.v.

Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến lo lắng. Ảnh hưởng của lo lắng đối với tác dụng của lá lách cũng có thể tác động tới các yếu tố thần kinh và nội tiết.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể chống lại căng thẳng ở độ cao? Câu trả lời là ưu tiên thả lỏng cơ thể. Hãy thử thực hiện các bài tập thả lỏng như yoga và khí công, dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, tắm nước ấm hoặc sử dụng các loại thảo dược.

6. Tránh suy nghĩ quá nhiều

Trạng thái lưỡng lự có thể không lành mạnh vì nó gây khó khăn cho việc tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi tác dụng điều hành. Một lý do cho điều này có thể là chúng ta tiết kiệm năng lượng khi không chắc chắn về mọi thứ. Tính cách lưỡng lự, không quả quyết đã được chứng minh là làm giảm hiệu suất giải quyết các công việc thậm chí nhiều hơn so với khi chúng ta đang suy nghĩ tiêu cực một cách chắc chắn.

Trong Đông y, lá lách được liên kết với “thổ.” Khi lo lắng quá nhiều thì chúng ta đang “lên mây.” Trở nên thư thái và lý trí có thể giúp chúng ta cảm thấy vững vàng hơn, điều này có thể giúp giảm căng thẳng và giữ cho lá lách khỏe mạnh hơn.

Khi bạn chăm sóc chính mình bằng cách thả lỏng, giữ vững quan điểm của mình, tránh suy nghĩ quá nhiều và cố gắng quyết đoán hơn, bạn sẽ trợ giúp cho hệ miễn dịch và lá lách khỏe mạnh.

Lá lách là một cơ quan quan trọng, vì vậy mất hoặc tổn thương lá lách có thể tàn phá sức khỏe của chúng ta. Hãy chủ động bảo vệ lá lách bằng cách thực hiện những cách thiết thực này, giúp lá lách thực hiện tốt những tác dụng kỳ diệu của nó và mang lại ích lợi sức khỏe cho chúng ta suốt đời.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Oct 22, 2023 10:58 pm    Tiêu đề: Hệ miễn dịch kỳ diệu: Tuyến ức

Hệ miễn dịch kỳ diệu: Tuyến ức


Tuyến ức là cơ quan khiến các khoa học gia và học giả bối rối trong nhiều thế kỷ. Đó là một cơ quan bạch huyết cần thiết và một tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng. Rối loạn tác dụng tuyến ức có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất cuộc sống.

Đến tuổi trưởng thành, tuyến ức đã giảm kích thước đáng kể nên nhiều người cho rằng đây là cơ quan “teo nhỏ” và “vô dụng.” Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng không?

Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát giác ra rằng tuyến ức vẫn tiếp tục thực hiện các tác dụng cần thiết trên nhiều hệ thống của cơ thể, ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành.



Ban đầu liên kết với linh hồn

Nguồn gốc của tên tuyến ức (thymus) được bao phủ trong bí ẩn. Tên của tuyến ức có thể đến từ cây Thymus vulgaris, hay còn được gọi là cỏ Xạ hương, trong khi một số nghiên cứu cho rằng tên thymus có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “thumos,” có thể có nghĩa là “linh hồn,” “lòng can đảm” hoặc “ý chí.”

Trên thực tế, người Hy Lạp cổ xưa tin rằng tuyến ức chứa linh hồn vì được nằm ở phần trên của lồng ngực, ngay sau xương ức và giữa hai lá phổi, tiếp giáp với tim.

Tuyến ức có màu xám hồng nổi tiếng với trách nhiệm chỉ huy sự phát triển của các tế bào T, tế bào này lấy tên từ tuyến ức (thymus), vì đó là nơi tế bào trưởng thành.

Tuyến ức rất cần thiết cho hệ miễn dịch, giúp giám sát và bảo vệ chống lại mầm bệnh, kháng nguyên và khối u.


Tuyến ức là trại huấn luyện sinh tử để cho ra các tế bào T. Trong sơ đồ này, các tế bào được tô màu là tế bào còn sống và các tế bào màu xám là tế bào đã chết. Các tế bào T đã hoàn thành khóa huấn luyện nhưng chưa tiếp xúc với virus hoặc vi trùng sống. (Hình: The Epoch Times)


Huấn luyện và phát triển tế bào T

Tế bào T là tế bào miễn dịch thích ứng mạnh mẽ nhất trong cơ thể người và rất cần thiết cho sự sống. Tiêu diệt tế bào T là tiêu diệt sức miễn dịch thích nghi, giống như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thực hiện bằng cách chiếm quyền điều khiển một tập hợp con quan trọng của tế bào T.

Trước khi các tế bào T trưởng thành và trở thành những chuyên viên toàn diện có sức chiến đấu trong những trận chiến miễn dịch mệt mỏi nhất thì trước đó phải trải qua một thử thách sinh tử bởi tuyến ức.

Tuyến ức được thiết kế đặc biệt để huấn luyện các tế bào T trong các “khoang” khác nhau, nơi 98% tế bào T đang phát triển sẽ thất bại và bị loại bỏ. Tuy nhiên, tuyến ức vẫn sản xuất đủ tế bào T để bảo vệ chống lại mọi mầm bệnh mà con người biết đến.

2% tế bào T vượt qua chương trình huấn luyện tuyến ức thành công được huấn luyện chuyên môn với các vai trò chuyên biệt liên quan đến các hạch bạch huyết ngoại vi hoặc các nhiệm vụ khác. Là những kẻ sát nhân cẩn thận, tế bào T có thể phân biệt hiệu quả những kẻ xâm lăng ngoại lai gây hại với các tế bào khỏe mạnh của con người.

Tuy nhiên, việc rối loạn tác dụng tuyến ức sẽ làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Các tế bào T được huấn luyện kém cũng làm tăng nguy cơ tự miễn, khi hệ miễn dịch tấn công cơ thể.

Tác dụng suốt đời của tuyến ức

Khi mới sinh, tuyến ức hoạt động tích cực nhất, nhưng khối lượng công việc bắt đầu giảm ngay từ năm thứ hai của cuộc đời. Điều này là do mỗi khi cơ thể gặp mầm bệnh, tuyến ức sẽ huấn luyện các tế bào T để đối phó với mầm bệnh. Khi tế bào T đó đã trưởng thành thì sẽ không cần phải huấn luyện lại nữa; chỉ cần nhân bản chính nó.

Sau khi hoạt động theo cách qua tất cả các nguyên nhân gây bệnh, tuyến ức không còn nhiều việc phải làm. Sau tuổi dậy thì, tuyến ức dường như co lại, được mô tả là mô mỡ “vô dụng.”

Mặc dù bị teo lại nhưng tuyến ức không hề vô dụng và đóng vai trò quan trọng trong suốt tuổi trưởng thành.


Các ứng dụng lâm sàng của thymosin alpha-1. (Hình: The Epoch Times)


Sản xuất các hormone quan trọng

Tuyến ức cũng là một tuyến nội tiết tạo ra các chất hoạt động “giống như sứ giả” được gọi là hormone, giúp điều chỉnh hệ miễn dịch và thực hiện các tác dụng khác.

Những kích thích tố này bao gồm thymosin và thymulin, giúp tạo ra các loại tế bào T chuyên biệt; thymopoietin, thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào T và hướng dẫn tuyến yên phóng thích hormone; và yếu tố thể dịch tuyến ức, giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Các tác dụng hệ thống này phản ảnh vai trò đa dạng và quan trọng của tuyến ức.

Ngoài việc kích thích sản xuất tế bào T, các loại thymosin khác nhau còn có nhiều vai trò khác.

Cho đến nay, chỉ có hai dạng thymosin được tổng hợp: thymosin alpha-1 và thymosin beta-4.

    • Thymosin Alpha-1: Ứng dụng lâm sàng cho sức khỏe miễn dịch

      Thymosin alpha-1 hoạt động như một protein đa nhiệm và có thể khôi phục cân bằng nội môi của hệ miễn dịch theo cách phù hợp dựa trên các tình trạng sức khỏe khác nhau.

      Cơ thể sản xuất alpha-1 một cách tự nhiên và bản tổng hợp đã được sử dụng để điều chỉnh hệ miễn dịch và điều trị một số tình trạng điển hình, bao gồm nhiễm virus cấp tính và mãn tính như viêm gan B, C và HIV.

      Thymosin alpha-1 cũng được sử dụng để tăng cường tác dụng miễn dịch và đã được thí nghiệm chống lại các bệnh làm suy yếu hoặc rối loạn hệ thống miễn dịch, như ung thư và các bệnh tự miễn dịch.

      Đặc điểm khác biệt của điều trị bằng thymosin là có thể sửa chữa sức miễn dịch bị khiếm khuyết theo cách cân bằng mà không kích thích quá mức sản xuất cytokine, đưa đến ít tác dụng phụ hơn.

    • Thymosin Beta-4: Từ chữa lành vết thương đến sửa chữa bắp thịt

      Thymosin beta-4 là một peptide đáng kinh ngạc với sự phát triển các mạch máu mới và giúp sửa chữa và tái tạo mô.

      Thymosin beta-4 cũng có đặc tính chống viêm, khiến peptide này trở thành một phương pháp điều trị lý tưởng cho các vết thương ngoài da như bỏng hoặc vết cắt.

      Thymosin beta-4 cũng có thể kích thích sự di chuyển và biệt hóa của các tế bào liên quan đến sửa chữa mô và thậm chí đã được nghiên cứu về sự thúc đẩy tăng trưởng và sửa chữa bắp thịt, kể cả trong điều trị bệnh tim.

      Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thymosin beta-4 làm cho một số tế bào tủy xương nhạy cảm hơn với hormone tăng trưởng, có lợi cho quá trình tăng trưởng và phát triển thành tế bào máu.

Chúng ta càng tìm hiểu nhiều về peptide có nguồn gốc từ tuyến ức tuyệt vời này và các hormone liên quan thì càng có nhiều ích lợi tiềm năng được khám phá. Khi tìm hiểu thêm về các tác động ngắn hạn và dài hạn của tuyến ức, chúng ta khám phá ra cơ thể con người có mối liên hệ sâu sắc như thế nào, gợi ý về sự tác dụng phức tạp của các hormone, các xung thần kinh và sức khỏe miễn dịch.


Các ứng dụng lâm sàng của thymosin beta-4. (Hình: The Epoch Times)


Liên kết với hệ miễn dịch và hệ nội tiết

Nghiên cứu thú vị đã tiết lộ rằng tuyến ức sản xuất nhiều loại hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi vật chất và các chất hóa học trong óc. Những hormone này bao gồm insulin, cortisol và melatonin.

Tuyến ức cũng có thể tiết ra các hormone như T3 dưới ảnh hưởng của các hormone kích thích tuyến giáp.

Điều thú vị là các nghiên cứu cho thấy các loại hormone khác nhau có thể điều chỉnh lẫn nhau trong hệ miễn dịch, tạo thành một mạng lưới hormone.

Một số hormone thậm chí còn có đặc tính chống viêm và có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư.

Tuyến ức có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nội tiết, thần kinh và tiêu hóa, cũng như kiểm soát cảm xúc.

Tuyến ức hoạt động như một trung tâm liên lạc quan trọng, liên kết hệ thống miễn dịch, hệ nội tiết và hệ thần kinh để điều chỉnh các tác dụng của cơ thể.

Làm chậm quá trình lão hóa

Tuyến ức là một cơ quan đáng chú ý sản xuất các hormone có thể làm chậm quá trình lão hóa. Quá trình này bị ảnh hưởng bởi tuyến tùng, vốn là một tuyến nội tiết nhỏ trong óc tiết ra melatonin để kiểm soát chu kỳ ngủ và thức, cùng nhiều việc khác.

Các nhà khoa học đã phát giác ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tuyến ức và tuyến tùng, với sự mở ra nhiều bí mật hơn.

Các hormone tuyến ức chống lão hóa và giúp duy trì sự học hỏi và ghi nhớ theo tuổi tác.

Bảo vệ trong bệnh tiểu đường và sảy thai

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tập san Tự nhiên cho thấy ở chuột mang thai, tuyến ức tạo ra các tế bào miễn dịch cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và sảy thai.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các khiếm khuyết trong tuyến ức có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 1 ở động vật mẫu.

Tuyến ức rất cần thiết cho tuổi trẻ và vẫn bảo vệ cơ thể khi già đi, ngay cả khi đang teo lại. Tuyến ức vẫn tạo ra các tế bào T quan trọng đối với sức khỏe và sự miễn dịch của thai kỳ, đồng thời tiết ra các hormone giúp điều chỉnh tác dụng của toàn bộ cơ thể, bao gồm cả quá trình lão hóa và tăng trưởng. Nhiều trong số những vai trò khác này chỉ được hiểu một phần và chắc chắn có những tác dụng khác mà khoa học thậm chí chưa bắt đầu làm sáng tỏ.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Oct 31, 2023 11:48 pm    Tiêu đề: Bảo vệ tuyến ức: Cơ quan miễn dịch có thể tái tạo

Bảo vệ tuyến ức: Cơ quan miễn dịch có thể tái tạo


Tuyến ức là một trong những cơ quan miễn dịch cần thiết nhất của cơ thể nhưng ít được biết đến.Tuyến ức bắt đầu phát triển trước khi sinh và có tác dụng cao nhất trong độ tuổi từ 7 đến 25.

Tuyến ức giống như một căn cứ quân sự huấn luyện binh lính-các tế bào T-để chiến đấu bảo vệ hệ miễn dịch chống lại các mối nguy hiểm như COVID-19 và ung thư.

Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng sức kích thích tạo tế bào T hiệu quả của tuyến ức giảm dần theo tuổi tác. Tuyến ức teo nhỏ hoặc thoái hóa có thể góp phần làm giảm tác dụng miễn dịch khi người ta già đi.

Chúng ta sẽ thảo luận thêm về mối liên quan giữa tuyến ức và các bệnh tự miễn, các yếu tố có thể gây teo tuyến ức-và các chiến lược bảo vệ và duy trì tác dụng tuyến ức nhằm duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh trong suốt cuộc đời.


Các yếu tố gây teo tuyến ức

Các yếu tố góp phần gây teo tuyến ức. (Hình: The Epoch Times)


Tuyến ức teo dần theo tuổi tác là một hiện tượng sinh lý thường thấy; đây là một quá trình phức tạp có thể bị đẩy nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau như suy dinh dưỡng, nhiễm vi khuẩn hoặc virus, tình trạng căng thẳng và nghiện rượu.

Giáo sư Jarrod Dudakov tại Khoa Miễn dịch học của Đại học University of Washington đã công bố một bài nghiên cứu trên tập san Lĩnh vực Miễn dịch học cung cấp đánh giá chuyên môn về lý do teo tuyến ức.

1. Thiếu chất dinh dưỡng

Khi cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng thì rối loạn tiêu hóa phát triển, dẫn đến suy giảm tác dụng tuyến ức và đẩy nhanh quá trình thoái hóa tuyến ức.

Hơn nữa, sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể, như kẽm và chất chống oxy hóa, có thể đẩy nhanh quá trình teo tuyến ức.

2. Căng thẳng

Tuyến ức rất nhạy cảm với tình trạng teo cấp tính do căng thẳng gây ra và thường được gọi là “áp kế đo mức độ căng thẳng” của cơ thể. Càng căng thẳng thì tuyến ức càng co lại và bị teo trong thời gian rất ngắn.

Glucocorticoid là chất gây chết tế bào mạnh và có thể khiến tuyến ức co lại nhanh chóng bằng cách làm tế bào tuyến ức chết đi. Trong những tình thế căng thẳng thì glucocorticoid nhắm vào thymocytes, một loại tế bào tuyến ức quan trọng.

3. Nhiễm khuẩn

Theo bài viết của giáo sư Dudakov, mặc dù ít được nghiên cứu hơn nhưng tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng làm suy yếu tác dụng tuyến ức, chủ yếu bằng cách gây ra quá trình chết theo chương trình sớm (chết tế bào theo chương trình) trong tuyến ức, dẫn đến tuyến ức bị teo cấp tính.

Nhiễm vi trùng Streptococcus suis có thể gây teo tuyến ức bằng cách khởi động các con đường tiền chết theo chương trình trong tế bào tuyến ức. Ngoài ra, nhiễm vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis cũng có thể gây teo tuyến ức bằng cách thay đổi nồng độ glucocorticoid.

4. Nhiễm SARS-CoV-2

Một nghiên cứu khác được công bố trên tập san Vi sinh Canada cho thấy bệnh nhân COVID-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) có thể có những thay đổi bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của tuyến ức và có thể có ít tế bào lympho hơn. Điều này có ảnh hưởng đến chứng teo tuyến ức hay không vẫn chưa được xác nhận.

5. Nghiện rượu

Một nghiên cứu khám nghiệm tử thi của Nga cho thấy thể tích mô tuyến ức ở 54 người nghiện rượu nhỏ hơn đáng kể so với 53 người không nghiện rượu ở độ tuổi đối chứng. Nghiên cứu đã báo cáo những phát giác tương tự liên quan đến mô lá lách.

6. Thiếu ngủ

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc thiếu ngủ góp phần làm teo tuyến ức.

7. Teo tuyến ức do điều trị

Việc áp dụng liệu pháp ngăn cản miễn dịch, như hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư hoặc trước khi cấy ghép không chỉ làm hỏng các tế bào khối u và tế bào miễn dịch ngoại vi mà còn có những tác động nghiêm trọng đối với môi trường vi mô tuyến ức, dẫn đến số lượng tế bào lympho T ít hơn.

Tuyến ức rất nhạy cảm với hóa trị. 90% bệnh nhân được nghiên cứu trong quá trình điều trị hóa trị cho thấy tuyến ức bị teo, với sự giảm thể tích tuyến ức trung bình 43% trong đợt hóa trị đầu tiên và 36% trong đợt hóa trị thứ hai.



Tuyến ức có thể tái sinh

Mặc dù có thể thoái hóa nhưng tuyến ức cũng có sự tái sinh mạnh mẽ. Trong nghiên cứu hóa trị mô tả ở trên thì tuyến ức tái phát triển được quan sát thấy ở 90% bệnh nhân trong nghiên cứu.

Tái tạo tế bào T sau hóa trị liệu phụ thuộc vào tác dụng còn lại của tuyến ức và tuổi tác

Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu Scripps thực hiện đã phát giác rằng tuyến ức đóng vai trò trong việc phục hồi quần thể tế bào T sau khi giảm bạch cầu do hóa trị liệu. Tuyến ức to lên thấy rõ ở bệnh nhân trưởng thành từ 18 đến 49 tuổi nhưng không thấy ở bệnh nhân lớn tuổi (70 đến 91 tuổi).

Nghiên cứu cho thấy tuyến ức trưởng thành có sức tái tạo và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lại nhóm tế bào T ngoại vi sau tình trạng giảm bạch cầu do hóa trị liệu, ít nhất là cho đến tuổi trung niên.

Nghiên cứu khác cho thấy tuyến ức có thể tái tạo một tế bào bạch cầu quan trọng (tế bào lympho T CD4+) ở trẻ em đang trải qua hóa trị, nhưng sẽ giảm dần theo tuổi tác, thậm chí ngay sau tuổi vị thành niên. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn tác dụng tuyến ức còn sót lại ở bệnh nhân trước khi trải qua hóa trị để tạo điều kiện tái tạo tế bào T nhanh chóng.

Tầm quan trọng của các tế bào miễn dịch mà tuyến ức tạo ra đã khơi dậy mối quan tâm trong việc tìm ra các cách để tái tạo tuyến ức. Các nhà khoa học đã đề xuất một số chiến lược trị liệu để tăng cường tái tạo tuyến ức, bao gồm các cytokine, các yếu tố tăng trưởng, hormone hoặc chất trung gian giống hormone và phương pháp tiếp cận dựa trên tế bào.

Giáo sư Dudakov đã đề xuất nhiều kỹ thuật để bảo vệ tuyến ức, trong đó có một kỹ thuật khởi động trực tiếp các tế bào có thể sản xuất tế bào tuyến ức trong tủy xương hoặc trong tuyến ức. Ông cho biết việc tạo ra các quần thể tế bào tiền thân này tiến hóa thành các tế bào tuyến ức trưởng thành có thể cải thiện tác dụng tuyến ức.


Các chiến lược bảo vệ tuyến ức

Các chiến lược để bảo vệ tuyến ức. (Hình:The Epoch Times)


Có rất nhiều kỹ thuật đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ tuyến ức và tăng cường sự miễn dịch.

1. Tiêu thụ thực phẩm thân thiện với tuyến ức

Nhiều chất dinh dưỡng đóng vai trò là đồng yếu tố trong quá trình tổng hợp, bài tiết và hoạt động của các hormone tuyến ức. Sự thiếu hụt dinh dưỡng điển hình có thể dẫn đến hoạt động của hormone tuyến ức bị suy giảm và tác dụng miễn dịch kém.

Một số chất dinh dưỡng quan trọng nhất để bảo vệ tuyến ức là kẽm, vitamin E và vitamin C. Những chất dinh dưỡng này thúc đẩy hoạt động của hormone tuyến ức và sự miễn dịch qua trung gian tế bào.

Một nghiên cứu về miễn dịch học năm 2022 đã xác nhận rằng việc bổ sung kẽm có thể làm giảm bớt tình trạng teo tuyến ức bằng cách tăng cường các tế bào miễn dịch.

Thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng trợ giúp tuyến ức này bao gồm:

    • Kẽm: hàu, thịt bò, thịt gà, đậu phụ, thịt heo, các loại hạt, hạt, đậu lăng, sữa chua, bột kiều mạch và nấm.

    • Vitamin C: ổi, ớt bell, kiwi, dâu tây, cam, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, cải xoăn và đậu tuyết.

    • Vitamin E: hạt hướng dương, hạnh nhân, spinach, bơ, bí ngô, kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh - nguồn cung cấp vitamin E chính trong thực đơn ăn uống là dầu thực vật, như đậu tương, hướng dương, ngô và quả óc chó.

2. Giảm căng thẳng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thiền là một phương pháp quản lý căng thẳng hiệu quả. Theo tập san Sức khỏe Harvard, nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng thiền tĩnh lặng có thể có tác dụng giảm căng thẳng lâu dài hơn so với việc đi nghỉ.

3. Tập thể dục thường xuyên

Một nghiên cứu trên tập san Tế bào Lão hóa đã so sánh hệ miễn dịch của những người trưởng thành từ 55 đến 79 tuổi, những người đã hoạt động thể chất trong phần lớn thời gian cuộc đời với hệ miễn dịch của những người lớn tuổi không hoạt động và những người trẻ tuổi không tập thể dục thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những người đạp xe thường xuyên có lượng cytokine trong máu cao hơn giúp bảo vệ tuyến ức, chẳng hạn như IL-7. Mức độ IL-6, một loại cytokine gây teo tuyến ức, thấp hơn ở những người đi xe đạp.

Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy tác dụng miễn dịch suy giảm ít hơn theo tuổi tác ở những người đi xe đạp. Nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất giúp làm chậm lại một số thay đổi liên quan đến tuổi tác xảy ra trong hệ miễn dịch.

Hơn nữa, nhiều bằng chứng cho thấy tập thể dục có tác động tích cực đến hệ miễn dịch. Người ta đã công nhận rộng rãi rằng tập thể dục cường độ vừa phải kéo dài tới 45 phút mang lại ích lợi cho phản ứng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với người lớn tuổi và những người bị bệnh mạn tính.

Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu, đưa các chất dinh dưỡng đến các khu vực quan trọng nhất của cơ thể và loại bỏ các chất thải. Tập thể dục cũng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến các vi sinh vật truyền nhiễm khó tồn tại hơn. Ngoài ra, tập thể dục có thể cải thiện giấc ngủ, giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là rất quan trọng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức khỏe toàn thể. Ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm tốt cho tuyến ức và giữ cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.

5. Tránh tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm môi trường

Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm như độc tố môi trường, khói thuốc lá, rượu và hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến tuyến ức.

Nên tránh sử dụng thuốc càng nhiều càng tốt. Các loại thuốc như corticosteroid có thể có tác dụng có hại đối với tác dụng tuyến ức nếu sử dụng lâu dài hoặc quá mức. Hãy làm việc với chuyên viên chăm sóc sức khỏe để tìm ra các phương pháp điều trị thay thế hoặc giảm thời gian và liều lượng thuốc.

Tóm lại, tuyến ức khỏe mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch. Lựa chọn lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa teo và khuyến khích tái tạo tuyến ức. Những chiến lược điển hình này bảo vệ tuyến ức và giúp duy trì tác dụng của tuyến ức trong suốt cuộc đời.

Chris Chen, Makai Allbert
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Tue Nov 07, 2023 12:28 am    Tiêu đề: Hệ miễn dịch kỳ diệu: Miễn dịch bắt nguồn từ đâu

Hệ miễn dịch kỳ diệu: Miễn dịch bắt nguồn từ đâu


Bạn có thể ngạc nhiên trước số lượng loại tế bào miễn dịch và cách mà các tế bào này phối hợp với nhau hiệu quả như thế nào. Bạn cũng có thể thắc mắc những tế bào miễn dịch đó được tạo ra từ đâu và có thể ngạc nhiên khi biết rằng đó là tủy xương.

Hãy hình dung một thành phố nhộn nhịp bên trong xương của bạn, nơi hàng tỷ tế bào làm việc không mệt mỏi để tạo nên các khối xây dựng sự sống, bao gồm cả máu. Chào mừng đến với đô thị của tủy xương!

Tủy xương là một mô mềm và quan trọng chịu trách nhiệm sản xuất liên tục các tế bào máu để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể. Tủy xương có các tác dụng cần thiết và cấu tạo đáng chú ý nhưng nghiên cứu mới đáng ngạc nhiên cho thấy có những nguồn sản xuất máu thay thế.



Vai trò quan trọng của tủy xương trong sự miễn dịch và tạo máu

Chiếm khoảng 4% trọng lượng cơ thể, tủy xương là một mô mềm, giống như thạch rau câu được xây dựng trên các bè dài, là những cấu tạo giống như chùm tia. Mặc dù có nhiều mạch máu như một cơ quan sản xuất máu khác là lá lách, tủy xương được lớp vỏ cứng bên ngoài của xương bảo vệ.

Tủy xương có thể tái tạo và tái sinh, cho thấy vai trò quan trọng trong việc tạo máu và miễn dịch.

Có hai loại tủy xương: đỏ và vàng. Tủy xương đỏ là nhà máy “hoạt động.” Tủy máu vàng chủ yếu bao gồm các mô mỡ và thường không hoạt động.

Khi mới sinh, tất cả tủy xương đều có màu đỏ. Trong thời kỳ đầu trưởng thành, tủy đỏ giảm dần và được thay thế bằng tủy vàng cho đến 25 tuổi, cũng là lúc tủy vàng trở nên thông dụng hơn.


Tủy đỏ và vàng. (Hình: Designua/Shutterstock)


Vai trò của tủy xương đỏ và vàng

Tủy xương đỏ không ngừng tạo ra hầu hết các loại tế bào máu khác nhau mà cơ thể cần. Nguồn cung cấp máu phong phú bảo đảm dòng chất dinh dưỡng được đưa vào một cách trôi chảy và dòng chảy của máu trưởng thành và các tế bào mô đệm có thể phát triển thành nhiều loại tế bào.

Các tế bào đệm của tủy xương có thể biệt hóa thành các mô liên kết khác nhau như sụn, xương, mỡ, cơ, tế bào nội mô và nguyên bào sợi. Điều này có tiềm năng ứng dụng trong y học tái tạo.

Tủy xương đỏ khá bận rộn. Các tế bào máu của chúng ta chết liên tục. Tế bào bạch cầu, hoặc tế bào lympho, thường sống trong vài giờ đến vài ngày; tiểu cầu tồn tại được khoảng 10 ngày; và các tế bào hồng cầu tồn tại trong khoảng 120 ngày.

Tủy xương liên tục thay thế các tế bào này để duy trì mức độ đầy đủ. Ở người trưởng thành, hầu như tất cả các tế bào hồng cầu và tiểu cầu đều được sản xuất trong tủy xương đỏ cùng với 60% đến 70% của tất cả các tế bào lympho, phần còn lại trưởng thành trong tuyến ức, lá lách và hạch bạch huyết.

Thật đáng kinh ngạc, hơn 2.5 tỷ tế bào hồng cầu mới, 1 tỷ bạch cầu hạt mới và 2.5 tỷ tiểu cầu mới trên mỗi kg trọng lượng cơ thể được tủy xương đưa vào máu hàng ngày.

Ở người trưởng thành, tủy đỏ chủ yếu nằm trong các xương như đốt sống, hông, xương ức, xương sườn và hộp sọ và đầu của các xương dài như xương cánh tay, xương đùi và xương chày; tủy vàng lấp đầy phần xương xốp còn lại và các khoang trung tâm của xương dài.

Tủy xương vàng đóng vai trò là kho chứa chất béo, cung cấp chất dinh dưỡng cho tủy đỏ đồng thời duy trì môi trường tối ưu cho tác dụng của tủy xương.


Tủy xương tạo ra các tế bào máu trong một quá trình biệt hóa. Dòng tủy lớn hơn hình thành hầu hết các tế bào bạch cầu. Dòng bạch huyết nhỏ hơn tạo ra các tế bào lympho T và B. (Hình: Designua/Shutterstock)


Các “superstars” của tủy xương

Tủy xương chứa các tế bào gốc, có thể biến thành hai dòng tế bào chính: tủy và bạch huyết.

Dòng tủy lớn hơn hình thành hầu hết các tế bào bạch cầu (ví dụ: bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, basophils, bạch cầu ái toan và tế bào đuôi gai), hồng cầu và megakaryocytes, là nguồn gốc của tiểu cầu.

Dòng bạch huyết nhỏ hơn tạo ra các tế bào lympho, bao gồm tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên-vốn là những chiến binh chủ chốt của hệ miễn dịch.



Người điều hành hệ miễn dịch

Có nhiều loại tế bào miễn dịch mạnh mẽ được phóng thích từ tủy xương, bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, tế bào chủ, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân, tế bào tiêu diệt tự nhiên và tế bào lympho B và T.

Mỗi tế bào giống như một người lính có những kỹ thuật chuyên biệt để chống lại virus, vi trùng và tế bào ung thư.



Các tế bào có nguồn gốc từ dòng tủy

Bạch cầu trung tính là loại tế bào bạch cầu phong phú nhất và được sản xuất rất nhanh, chiếm khoảng 60 đến 70% tế bào bạch cầu lưu thông khắp cơ thể. Bạch cầu trung tính là những tế bào phản ứng đầu tiên với nhiễm trùng và đóng vai trò giống như cảnh sát trong sự miễn dịch bẩm sinh.

Bạch cầu ái toan rất hiệu quả trong việc chống ký sinh trùng. Ký sinh trùng là sinh vật đa bào mà các tế bào miễn dịch khá vất vả để tiêu huỷ. Tuy nhiên, thay vì nuốt chửng ký sinh trùng thì bạch cầu ái toan tấn công bằng cách tiết ra các chất hóa học thấm qua màng tế bào của ký sinh trùng. Ngoài ra, bạch cầu ái toan còn khởi động các phản ứng viêm trong cơ thể bằng cách tiết ra các chất hóa học. Các chất hóa học này là những yếu tố thông dụng trong các phản ứng dị ứng. Mặc dù dị ứng thường gây phiền toái nhưng trong một số trường hợp thì dị ứng có tác dụng có lợi và có thể bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại và có liên quan đến giảm nguy cơ bị bệnh ung thư.

Các tế bào mast (dưỡng bào) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra dòng thác viêm và tiết ra các chất trung gian gây viêm. Sau khi phát sinh trong tủy xương, các tế bào mast tuần hoàn và cư trú trong mô liên kết ở hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể, gây ra làn sóng phản ứng dị ứng đầu tiên.

Bạch cầu ái kiềm đóng vai trò là tuyến phòng thủ thứ cấp trong các phản ứng dị ứng, tiết ra các chất gây viêm như histamine. Cùng với tế bào mast, bạch cầu ái kiềm có tác dụng làm tăng mẫn cảm tức thời, gây ra nhiều loại khó chịu.

Bạch cầu đơn nhân chiếm 5% các tế bào có nhân lưu thông trong máu người trưởng thành bình thường. Bạch cầu đơn nhân có thể biệt hóa thành đại thực bào và tế bào đuôi gai. Tế bào đơn nhân có hai vai trò riêng biệt, một trong số đó là thường xuyên tuần tra cơ thể để tìm mầm bệnh; cách khác là điều phối phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng và viêm.

Đại thực bào có thể nuốt chửng mầm bệnh với số lượng lớn, tấn công mầm bệnh tốt hơn bạch cầu trung tính và có thể làm như vậy lâu hơn.

Đại thực bào và tế bào đuôi gai nuốt mầm bệnh sẽ phân tích mầm bệnh và chuyển tin tức liên quan đến hệ miễn dịch thu được để thực hiện các hành động tiếp theo. Đại thực bào là “sứ giả” giữa hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thu được.

Mặc dù tác dụng tương tự nhau nhưng các loại tế bào này có những điểm mạnh riêng. Các đại thực bào mạnh hơn trong quá trình thực bào (nhấn chìm và tiêu hóa các hạt) và các tế bào đuôi gai phân tích và truyền tin tức tốt hơn, giống như “tín hiệu”.

Các tế bào tiêu diệt tự nhiên cũng là một phần của đội quân tiên tiến, đội tiên phong và tuyến đầu của hệ miễn dịch tự nhiên, chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu diệt các tế bào nhiễm virus và tế bào ung thư biến đổi trong cơ thể.



Tế bào có nguồn gốc từ dòng Lymphoid

Tế bào T là một nhóm tế bào lympho quan trọng và đa dạng, đóng vai trò chính trong phản ứng miễn dịch thích ứng. Nói chung, có hai loại tế bào T chính: trợ giúp và gây độc tế bào. Loại thứ nhất giúp các tế bào miễn dịch khác và loại thứ hai tiêu diệt các tế bào và khối u bị nhiễm virus.

Các tế bào T có nhiều thụ thể bề mặt và chỉ có thể liên kết với một dạng kháng nguyên. Kháng nguyên là một chất có sức tạo ra phản ứng miễn dịch được tìm thấy trên các tế bào bình thường trong cơ thể và trên virus, vi khuẩn và khối u.

Khi một thụ thể của tế bào T phù hợp với kháng nguyên virus trên một tế bào bị nhiễm bệnh, tế bào T gây độc tế bào sẽ tiết ra độc tố tế bào để tiêu diệt tế bào đó. Các tế bào T gây độc tế bào cũng có thể tiêu diệt các tế bào ngoại lai và tế bào ung thư.

Tế bào B cũng là tế bào lympho. Điều làm cho tế bào B trở nên độc đáo là tạo ra vũ khí mạnh mẽ và chuyên biệt mà hệ miễn dịch có sẵn: kháng thể, giống như các nhà máy sản xuất vũ khí. Kháng thể là những tay bắn tỉa bách phát bách trúng.

Tất cả những binh lính đặc biệt này đều bắt nguồn từ tủy xương, chứng tỏ vai trò rất quan trọng của tủy xương đối với cơ thể.


Các nhà nghiên cứu phát giác tế bào gốc tạo máu và tế bào tiền thân được tạo ra trong ruột bằng mô ruột được cấy ghép. (Hình: The Epoch Times)


Một nhà máy sản xuất tế bào máu bất ngờ

Một cách tự nhiên, người ta có thể cho rằng tủy xương là nơi duy nhất tạo ra các tế bào máu, bao gồm tiền thân của tế bào T và B trước khi trưởng thành trong tuyến ức hoặc lá lách. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của bức tranh, vì nghiên cứu mới nổi cho thấy một loạt các “nhà sản xuất” máu đôi khi không ngờ tới.

Chúng ta đã biết rằng trước khi sinh, gan là nơi sản xuất tế bào máu chính cho đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, khi tủy thay gan nhận trách nhiệm này. Chúng ta cũng biết rằng lá lách tạo ra các tế bào máu trong thời kỳ mang thai.

Nhưng vào năm 2019, các nhà khoa học từ Trung tâm Miễn dịch Dịch mã Columbia tại Đại học Columbia University đã tìm thấy một nguồn tế bào máu mới đáng ngạc nhiên trong cơ thể, như được công bố trên tập san Cell Stem Cell.

Trong quá trình cấy ghép ruột, họ đã thực hiện một quan sát bất ngờ: Những người nhận cấy ghép bắt đầu xuất hiện các tế bào máu của người hiến tạng đang lưu thông. Hiện tượng này-máu có hai bộ DNA khác nhau-được gọi là hiện tượng “chimerism” trong máu.

Sự hiện diện của các kiểu hình tế bào lympho của người hiến tạng cho thấy sự tham gia của các tế bào gốc và tế bào tiền thân tạo máu (HSPC). Đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự hiện diện của tế bào tiền thân tạo máu có nguồn gốc từ người hiến tạng trong niêm mạc ruột.

Dường như ruột có một khả năng đặc biệt tạo ra các tế bào máu.

Điều này đã được chứng minh khi các tế bào gốc tạo máu của người hiến tạng được phát giác không chỉ ở niêm mạc của ruột được cấy ghép mà còn ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể người nhận, bao gồm ruột non, gan và các hạch bạch huyết. Các tế bào máu được tạo ra từ ruột cấy ghép sau đó được đưa đến đến cơ thể người nhận.

Hơn nữa, các tế bào máu lấy từ mô của người hiến tạng dường như đã được người nhận cấy ghép giáo dục để không tấn công cơ thể người nhận; tương tự như vậy, các tế bào miễn dịch của người nhận cũng được giáo dục để có thể thích nghi các mô của người hiến tạng.

Điều này cho thấy sự tiếp xúc giữa hai bộ tế bào máu thân thiện với nhau. Những bệnh nhân có nhiều tế bào máu của người hiến tạng có tỷ lệ đào thải nội tạng thấp hơn.

Cả hai nghiên cứu đổi mới thú vị này có thể làm sáng tỏ một chiến lược mới để chống thải ghép sau ghép tạng.



Vi khuẩn ruột giúp tạo tế bào máu

Bạch cầu trung tính, vốn là những người lính quan trọng trong cuộc chiến chống lại vi trùng có hại trong cơ thể, theo truyền thống được hiểu là được sản xuất trong tủy xương.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Hokkaido thực hiện đã phát giác ra mối liên hệ hấp dẫn giữa ruột và việc sản xuất bạch cầu trung tính; khi mức độ của các tế bào máu cần thiết này thấp, hệ sinh thái phức tạp của vi khuẩn ruột sẽ tham gia để giúp tạo ra nhiều hơn.

Những phát giác này tìm ra sự tác dụng hỗ tương giữa hệ vi sinh vật ruột và việc sản xuất bạch cầu hạt (loại tế bào bạch cầu thông dụng nhất), gợi ý một cách mới để phục hồi sau tình trạng giảm bạch cầu trung tính với mức độ bạch cầu trung tính thấp bất thường.

Các nhà khoa học cũng đã tóm tắt cách bạch cầu trung tính và vi trùng ruột của chúng ta nói chuyện với nhau ở cấp độ phân tử.

Một lần nữa, ruột chứng tỏ là một nguồn ích lợi sức khỏe tiềm năng đáng chú ý, bao gồm cả việc tạo máu cho cơ thể.

Nhiều người nhận thức được thực tế là 70% sức miễn dịch bắt đầu từ trong ruột. Điều này là do ruột là nguồn dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong tác dụng miễn dịch của chúng ta. Điều này trùng hợp ngẫu nhiên với các nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ giữa ruột và việc sản xuất bạch cầu trung tính.

Tóm lại, tủy xương là một trong những cơ quan bảo vệ tốt nhất trong hệ miễn dịch, tủy xương dẫn đầu trong việc sản xuất tất cả các loại tế bào máu. Tuy nhiên, tủy xương không đơn độc vì có sự giúp đỡ bí mật từ ruột và các vi khuẩn cùng tồn tại.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Nov 13, 2023 12:11 am    Tiêu đề: 8 cách giữ cho tủy xương mạnh khỏe để ngăn ngừa bệnh ung thư

8 cách giữ cho tủy xương mạnh khỏe để ngăn ngừa bệnh ung thư


Ung thư máu là một trong 10 bệnh ung thư hàng đầu ở Hoa Kỳ gây ra do sự bất thường của tế bào gốc tủy xương.

Tủy xương dễ bị nguy cơ trước nhiều yếu tố có hại và lối sống. Chúng ta sẽ đi sâu vào các tình trạng này và khám phá các phương pháp để giữ cho phân xưởng tế bào quan trọng này khỏe mạnh.


Bệnh Ung thư máu. Hình họa trên máy tính cho thấy các tế bào nguyên bào lympho dồi dào trong tủy xương người.


Ung thư máu là căn bệnh phổ thông và chết người

Ung thư máu chiếm khoảng 3% tất cả các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán và gần 4% tất cả các trường hợp tử vong do ung thư tại Hoa Kỳ.

Tế bào gốc liên tục phân chia trong tủy xương để bổ sung nhiều tế bào máu. Nhiều yếu tố từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài có thể dẫn đến biến đổi tế bào gốc, dẫn đến hiện tượng phát triển bất thường và phân chia quá nhanh. Kết quả là các tế bào ung thư có thể nhiều hơn các tế bào khỏe mạnh trong máu.

Do đó, bệnh nhân ung thư máu có thể bị chảy máu hoặc bầm tím do thiếu tiểu cầu có tác dụng bình thường hoặc họ có thể mệt mỏi rất nhanh do thiếu các tế bào hồng cầu bình thường. Họ cũng trở nên rất dễ bị nhiễm trùng vì thiếu các tế bào bạch cầu bình thường.


Bảo vệ và trợ giúp tác dụng tủy xương

Cách bảo vệ và tăng tác dụng tủy xương. (Hình: The Epoch Times)


Có nhiều yếu tố liên quan đến sự tăng nguy cơ bị các loại bệnh ung thư máu khác nhau. Cần tránh các yếu tố này và thực hiện các phương pháp khác giúp duy trì tủy xương khỏe mạnh.

1. Tránh hóa chất độc hại

Tiếp xúc với benzen là một yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh bạch cầu. Thật không may, hóa chất này được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm từ quần áo đến nhựa. Benzen được thêm vào rất nhiều hóa chất khác đến nỗi trở thành tạp chất thường xuyên có trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Dễ tránh hơn là Azathioprine, một loại thuốc ngăn cản miễn dịch gây độc cho tủy xương.

Tiếp xúc với hóa trị như nguyên nhân alkyl hóa và chất ngăn cản topoisomerase II có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư máu.

2. Tránh bức xạ điện từ

Khi một tế bào phân chia, DNA của tế bào cần được nhân đôi và phân tách. Một nhóm các nhà di truyền học và ngôn ngữ học người Nga, do Peter Garyaev đứng đầu, đã tiến hành các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng DNA có sức độc đáo thu hút các photon di chuyển dọc theo cấu tạo xoắn của phân tử DNA.

Điều này cho thấy DNA không chỉ là một phân tử sinh học mà còn là một phân tử mang năng lượng.

Việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bao gồm cả tia X, đặc biệt có hại cho DNA của các tế bào tủy xương, làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu.

Xạ trị cho bệnh nhân ung thư làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư máu do xạ trị.

Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm gồm 308,297 công nhân được theo dõi bức xạ từ Pháp, Hoa Kỳ và Anh quốc cho thấy bằng chứng quan trọng về mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với bức xạ liều thấp kéo dài với các loại bệnh ung thư máu khác nhau với nguy cơ tử vong cao hơn.

Kết quả của một nghiên cứu đối chứng ở Ý cho thấy nguy cơ bị ung thư máu cao ở trẻ em tiếp xúc với từ trường từ đường dây điện.

3. Tránh nhiễm virus

Một số bệnh nhiễm virus, chẳng hạn như virus gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người và virus Epstein-Barr, có liên quan đến các phân nhóm điển hình của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người, virus gây bệnh AIDS, cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra tình trạng viêm mạn tính và khởi động miễn dịch, có thể làm cạn kiệt sự sản xuất tế bào máu mới của tủy xương.

4.Tránh ăn nhiều chất béo và béo phì

Trong một thời gian dài, chất béo trong tủy xương được coi là không đáng kể và bị bỏ qua trong vai trò góp phần vào sự phát triển và bệnh tật của cơ thể.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ những tác động đáng kể của chất béo trong tủy xương đối với sức khỏe. Tích lũy chất béo trong tủy xương hiện có liên quan đến các tình trạng như loãng xương, tiểu đường loại 1, bệnh Cushing, thiếu hụt estrogen, chán ăn tâm thần và di căn xương trong ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Tủy xương cũng là nơi phản ứng sớm và nhạy cảm với những thay đổi trong thực đơn ăn uống, đặc biệt là hàm lượng chất béo. Điều này cho thấy tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phản ứng viêm do thức ăn gây ra và các bệnh liên quan.

5. Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

Khi tủy xương khỏe mạnh và có các nguyên liệu thô cần thiết, chẳng hạn như sắt, folate và vitamin B12 thì tủy xương có thể đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu ngày càng tăng.

Thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có thể giúp ích cho sức khỏe của tủy xương gồm có:

    • Vitamin A cần thiết cho quá trình sản xuất và tác dụng của nhiều loại tế bào trong tủy xương và trợ giúp sức miễn dịch.

    • Vitamin B12 và acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp, sửa chữa DNA và rất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu trong tủy xương.

    • Vitamin D và calcium phối hợp với nhau để duy trì sức khỏe của xương, răng và trợ giúp tác dụng của các tế bào tủy xương.

    • Sắt cần thiết để tạo ra huyết sắc tố, một thành phần của tế bào hồng cầu trong tủy xương.

    • Kẽm trợ giúp tác dụng miễn dịch, có liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất tế bào trong tủy xương.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa tủy xương. Thực phẩm nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như các loại dâu, các loại hạt (nhân của các loại hạt có vỏ cứng) và chocolate, có thể giảm tổn thương oxy hóa và giảm phơi nhiễm phóng xạ của tủy xương.

6. Tập thể dục thường xuyên

Không gì ngạc nhiên khi tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để nuôi dưỡng tủy xương khỏe mạnh. Tập thể dục có thể làm tăng số lượng tế bào gốc trong tủy xương, tăng quá trình tạo máu và trẻ hóa mô và cơ quan.

7. Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng đến sức khỏe. Một nghiên cứu được công bố trên tập san Y học Tự nhiên đã tiết lộ mối liên hệ thú vị giữa căng thẳng, tủy xương và nguy cơ bị bệnh tim.

Nghiên cứu này cho thấy căng thẳng tâm lý xã hội kích thích quá mức tế bào gốc tủy xương, sau đó sinh sản ra quá nhiều tế bào viêm như bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Những tế bào này tràn vào dòng máu và tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Một nghiên cứu khác về những bệnh nhân ung thư máu mạn tính cho thấy căng thẳng có liên quan đến các quá trình miễn dịch và viêm góp phần làm tăng nhanh các tế bào ung thư.

8. Hãy tĩnh lặng và tích cực

Bởi vì tâm trí và cơ thể được liên kết với nhau ở cấp độ tế bào, phân tử và năng lượng, nên trạng thái tĩnh lặng có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe.

Một thí nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với gần 70% bệnh nhân ung thư huyết học có triệu chứng mệt mỏi tham gia. Chỉ sau một buổi tập thở tĩnh lặng kéo dài 30 phút, các bệnh nhân cho biết tình trạng mệt mỏi giảm đáng kể.

Ung thư máu có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Thực hành lòng biết ơn mỗi ngày đã được chứng minh là có tác dụng đáng kể đối với sức khỏe và tinh thần.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Công Thành biên dịch

Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Thu Nov 16, 2023 12:20 am    Tiêu đề: Một kiệt tác về thiết kế và sự phục hồi cho sức khỏe suốt đời

Một kiệt tác về thiết kế và sự phục hồi cho sức khỏe suốt đời


Hệ miễn dịch thường hoạt động giống như một đám mây bí ẩn tuân theo các quy tắc cũng bí ẩn của riêng mình, khiến chúng ta băn khoăn không biết khi nào thì hệ miễn dịch biểu lộ những điều kỳ diệu và khi nào thì chúng ta thất vọng. Chúng ta thường chỉ nghĩ về hệ miễn dịch khi có vấn đề.

Bạn có nhớ khoảng thời gian bị một cơn cúm dai dẳng tấn công khiến bạn bị sốt, đau họng, đau nhức cơ thể và sưng hạch bạch huyết không? Những triệu chứng đó chính là sức mạnh của hệ miễn dịch triển hiện khi đang dũng cảm chiến đấu chống lại các lực lượng xâm lăng, đang nhất định bảo vệ bạn.

Hệ miễn dịch cũng quan trọng như trái tim đang đập và hơi thở trong phổi. Trên thực tế, đây là một trong những hệ cơ quan lớn nhất và thông dụng nhất trong toàn bộ cơ thể bạn – và tầm quan trọng của hệ miễn dịch thường bị bỏ qua.

Xuyên suốt loạt bài này, chúng ta đã khám phá những khía cạnh quan trọng của hệ miễn dịch, làm sáng tỏ nhiều bí ẩn và đặc điểm nổi bật trong đó. Mục tiêu của chúng tôi là trao cho bạn kiến thức về cách củng cố và duy trì hệ miễn dịch lành mạnh và khỏe khoắn.



“Thiết kế” hệ miễn dịch

Trong suốt loạt bài này, chúng tôi đã nhiều lần sử dụng từ “thiết kế” để mô tả các tác dụng khác nhau của hệ miễn dịch. Thiết kế ngụ ý về ý định và không có sự ngẫu nhiên.

Ví dụ, khi nhìn vào bóng đèn của Thomas Edison, một đồ vật được thiết kế, chúng ta hiểu rằng mục đích của bóng đèn là mang lại ánh sáng cho mọi người trong đêm. Sự sắp xếp của các thành phần của đèn phục vụ tác dụng điển hình. Mặt khác, sự phân loại ngẫu nhiên của dây và bóng thủy tinh mà không có mục đích rõ ràng sẽ không được coi là thiết kế.

Tương tự việc dựng nên một ngôi nhà, mọi khía cạnh đều được thiết kế cẩn thận để phục vụ mục đích mang đến không gian sống thoải mái. Bố cục, nội thất và các tiện nghi đều được sắp xếp chu đáo để đáp ứng mục tiêu đó.

Thiết kế cũng bao hàm sự tinh tế và tối ưu tài nguyên. Hãy xem xét chiếc phi cơ, nơi không gian bị hạn chế. Mỗi từng cm đều được thiết kế tỉ mỉ để tối đa hóa về tác dụng và hiệu quả.

Tương tự như vậy, hệ miễn dịch của con người chúng ta là một điều kỳ diệu của tự nhiên biểu lộ những đặc điểm giống như thiết kế này. Hệ miễn dịch hoạt động không mệt mỏi với sứ mệnh rõ ràng là bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm lăng có hại và duy trì sức khỏe toàn thể. Từ những mạng lưới phức tạp gồm các phân tử, tế bào, mô đến cơ quan, tất cả đều có vai trò điển hình trong việc bảo vệ cơ thể.

Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch học cách nhận biết và nhắm mục tiêu các mầm bệnh điển hình, thích nghi và phát triển để mang lại sự bảo vệ suốt đời. Miễn dịch có tài vượt trội để phân biệt giữa cơ thể và vật ngoại lai, xác định và loại bỏ hiệu quả các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn và tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch phát giác, vô hiệu hóa và ghi nhớ các mối đe dọa đã gặp phải trước đó qua hoạt động của tế bào bạch cầu, kháng thể và tế bào ghi nhớ. Sự thích ứng này cho phép hệ miễn dịch tạo ra một loạt các tế bào miễn dịch với nhiều tài độc đáo, bảo đảm phản ứng phù hợp với các mối nguy hiểm điển hình. Tác dụng bộ nhớ của hệ miễn dịch cũng cho phép cơ thể phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn đối với nhiều bệnh nhiễm trùng tái phát.

Về bản chất, bằng cách sử dụng từ ngữ “thiết kế” để mô tả hệ miễn dịch, chúng tôi làm nổi bật sự sắp xếp và hiệu quả có mục đích, cũng như sự thích ứng và bảo vệ bằng cách sử dụng một mạng lưới các thành phần phức tạp.



Điểm nổi bật từ loạt bài này

Amidan là thành phần thường bị bỏ qua nhưng không thể thiếu của hệ bạch huyết, cung cấp một cơ chế bảo vệ chiến lược trong cổ họng, hoạt động như người gác cổng và sứ giả cho hệ miễn dịch. Mặc dù giải phẫu cắt amidan được coi là thủ thuật “nhỏ,” nhưng việc giải phẫu có thể làm tăng nguy cơ lâu dài nhiễm các bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng và thậm chí một số loại ung thư.

Hệ bạch huyết hoạt động như một “người quản lý mạng lưới miễn dịch,” được thiết kế để giữ độc tố bên trong và bên ngoài cũng như những kẻ xâm lăng ra khỏi cơ thể. Hệ thống bạch huyết khỏe mạnh, với dòng chảy dịch bạch huyết liên tục, có thể loại bỏ các tế bào ung thư, virus, chất độc, v.v... khỏi các mô và tế bào, ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của bệnh tật.

Thật không may, vaccine COVID-19 mRNA, được bao quanh bởi lớp vỏ lipid, được thiết kế đặc biệt để các tế bào bạch huyết hấp thụ và phân phối đến toàn bộ cơ thể thông qua hệ bạch huyết, gây ra các tác dụng phụ trầm trọng và tổn thương ở một số người.

Mặc dù nhỏ, nhưng lá lách thực hiện vô số tác dụng quan trọng. Giống như hồ chứa trong hệ thống tuần hoàn, lá lách chủ yếu điều chỉnh các tác dụng bảo vệ miễn dịch, tạo ra các kháng thể và lọc máu để loại bỏ mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh được bao bọc.

Cắt bỏ lá lách, thường được thực hiện do chấn thương, có thể gây hậu quả trầm trọng.

Tuyến ức là một cơ quan có các tác dụng cần thiết duy trì đến tuổi trưởng thành. Tuyến ức đóng vai trò quan trọng trong chuỗi tế bào T, tế bào miễn dịch thích nghi mạnh mẽ nhất và sản xuất các hormone quan trọng điều chỉnh hệ miễn dịch.

Mặc dù tuyến ức có thể teo lại theo tuổi tác nhưng vẫn có thể rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài. Rối loạn tác dụng của tuyến ức có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng và tự miễn dịch. Có nhiều yếu tố chúng ta có thể kiểm soát để giảm tốc độ teo và giữ cho tuyến ức hoạt động tốt. Mặc dù tuyến ức có thể thoái hóa nhưng cũng có sức tái sinh mạnh mẽ.

Tủy xương đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể.

Thật thú vị, máu dường như cũng bắt nguồn từ ruột và vi khuẩn ruột, điều này có ý nghĩa quan trọng. Bằng cách nhận ra ảnh hưởng của ruột và thực hiện các bước để kích thích hệ vi sinh vật ruột khỏe mạnh, chúng ta có thể tăng cường sản xuất tế bào máu và tăng sức miễn dịch.

Sự trục trặc của tủy xương có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu do sự bất thường của các tế bào gốc trong tủy xương. Các yếu tố khác nhau, ví dụ như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bức xạ điện từ, nhiễm virus, phương pháp ăn nhiều chất béo và béo phì, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tủy xương.


RESILIENCE


Cách để xây dựng sức phục hồi của miễn dịch

Có nhiều cách để trợ giúp tác dụng miễn dịch của chúng ta. Dưới đây, chúng tôi sử dụng từ viết tắt “RESILIENCE” (KHẢ NĂNG PHỤC HỒI) để nhắc nhở chúng ta về những cách thiết thực để bảo vệ và tăng cường sức miễn dịch.

    R: Giữ lại các thành phần cần thiết, tránh loại bỏ không cần thiết.
    E: Ăn các thực phẩm lành mạnh, dồi dào dinh dưỡng, vitamin (D, A, C), và vi chất (kẽm); tránh thực phẩm chế biến.
    S: Đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể.
    I: Thêm trà xanh và thảo mộc tự nhiên vào khẩu phần ăn.
    L: Đắm mình trong giấc ngủ êm đềm.
    I: Cô lập khỏi chất độc môi trường, khói và bức xạ có hại.
    E: Tham gia tập thể dục và vận động thường xuyên.
    N: Giảm thiểu căng thẳng qua các thực hành tĩnh lặng.
    C: Trau dồi lòng vị tha và đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác.
    E: Hòa mình liên kết với thiên nhiên

Như đã được đề cập trong loạt bài này, sự phối hợp và tiếp xúc của hệ miễn dịch thật đáng kinh ngạc. Các tác dụng hỗ tương tế bào phức tạp được sắp xếp, các phân tử tín hiệu được phóng thích để triệu tập quân tiếp viện và các phản ứng miễn dịch được điều chỉnh. Sự phối hợp phức tạp này bảo đảm sự cân bằng tinh tế trong việc bảo vệ chống lại mầm bệnh và tránh các phản ứng thái quá có hại.

Sức phục hồi của hệ miễn dịch biểu lộ rõ ở sự vượt qua vô số thử thách, chữa lành vết thương và khôi phục lại sự cân bằng ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh. Sự tự điều chỉnh và tự sửa chữa không có gì nhiều như điều kỳ diệu.

Qua loạt bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những bằng chứng khoa học mới nhất để hiểu rộng hơn về hệ miễn dịch, đồng thời truyền cảm hứng cho lối suy nghĩ phản biện về thực hành y học thông thường và các kiểu mẫu hiện tại thường được coi là sự thật tuyệt đối.

Điều này đặc biệt đúng đối với thuyết tiến hóa của Darwin, mà chúng tôi tin rằng không giải thích được sự phức tạp và thiết kế kỳ diệu của cơ thể con người.

Hệ miễn dịch bẩm sinh là một hệ thống phòng thủ phi thường bảo vệ chúng ta không mệt mỏi khỏi bị hư hại. Sự thích ứng, phối hợp, ghi nhớ, tự điều chỉnh và tái tạo này khiến hệ miễn dịch trở thành kỳ quan thực sự của tự nhiên, hoạt động âm thầm đằng sau hậu trường để bảo vệ sức khỏe khi chúng ta hoàn thành vai trò của mình trên thế giới.

Khi trân trọng những món quà thiêng liêng này và cố gắng hết sức để bảo vệ, chúng ta sẽ gặt hái được những ích lợi suốt đời nhờ sức miễn dịch và phục hồi mạnh mẽ hơn.

Makai Allbert, Dr. Yuhong Dong
Ngọc Thuần biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân