TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ích lợi sức khỏe của việc kiễng chân
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ích lợi sức khỏe của việc kiễng chân

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Tue Jul 18, 2023 10:54 pm    Tiêu đề: Ích lợi sức khỏe của việc kiễng chân

Ích lợi sức khỏe của việc kiễng chân


Một lần nhón gót có thể huy động 8 cơ ở chân. Kiễng chân cũng là một bài tập aerobic tốt, có thể giúp cải thiện lưu thông máu chân, tăng cường cung cấp máu cho cơ tim, bảo vệ hệ tim mạch.

Kiễng chân là động tác được tất cả mọi cơ quan trong cơ thể “yêu thích”, không bị ràng buộc bởi thời gian và không gian, có thể mang lại ích lợi cho cơ thể mọi lúc, mọi nơi.

Một lần nhón gót có thể huy động 8 cơ ở chân. Kiễng chân cũng là một bài tập aerobic tốt, có thể giúp cải thiện lưu thông máu chân, tăng cường cung cấp máu cho cơ tim, bảo vệ hệ tim mạch.

Kiễng chân là một cách cổ xưa để giữ gìn sức khỏe, nó được gọi là “Độn Chủng Pháp”.

Trong cuốn “Dẫn Thư” đầu thời Tây Hán, có ghi rằng “độn chủng dĩ lợi hung trung” và “độn chủng, độn tả, độn hữu, tam bách nhi dĩ”.

Phương pháp tập thể dục này cũng được sử dụng trong kỹ thuật bảo tồn sức khỏe Daoyin 800 năm tuổi có tên “Bát Đoạn Cẩm”.

Tư thế cuối cùng của Bát Đoạn Cẩm có thể giúp “loại bỏ các loại bệnh tật sau lưng”, kích thích kinh mạch thận của cơ thể con người bằng cách kiễng chân, khiến toàn thân rung động, nhẹ nhàng xoa bóp lục phủ ngũ tạng, đạt được hiệu quả loại bỏ tất cả các loại bệnh tật.

Theo lý luận của y học cổ truyền Trung Hoa, có ba kinh mạch từ ngón chân, gót chân đến bắp chân và đùi trong: kinh mạch lá lách, kinh mạch gan và kinh mạch thận, được gọi là ba kinh mạch âm của bàn chân. Thường xuyên kiễng chân có thể kích thích ba kinh âm của bàn chân, làm cho khí huyết trong cơ thể chạy lên trên, từ đó làm ấm và nuôi dưỡng nội tạng, kích thích trung khí, điều hòa khí huyết.

Cây già rễ héo, người già chân yếu. Kiễng chân 2-10 phút mỗi ngày sẽ có lợi cho toàn bộ cơ thể.


Tác dụng của bài tập kiễng chân


1. Làm săn chắc bắp thịt

Đôi chân được mệnh danh là “trái tim thứ hai” của cơ thể, thường xuyên kiễng chân có thể giúp phát triển sức mạnh bắp thịt chân, kéo dài bắp thịt chân và dây chằng, cải thiện khả năng giữ thăng bằng, chống té ngã, tăng sức bền khi đứng, đi lại, chạy và nhảy.

2. Bảo vệ trái tim

Khả năng bơm máu ngược lại của tĩnh mạch đòi hỏi áp lực từ các chuyển động của cơ, có tác dụng thúc đẩy.

Theo các phép đo, mỗi lần bắp thịt chân hai bên co bóp, lượng máu ép ra gần tương đương với lượng máu được bơm ra từ một bên tâm thất khi tim đập.

Kiễng chân có thể thúc đẩy quá trình hồi máu của chân, cung cấp đủ oxy cho cơ tim, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

3. Bổ thận khí

Khi kiễng chân, bàn chân trước chịu toàn bộ lực của cơ thể, đế trước và ngón chân cái đóng vai trò giữ thăng bằng.

Bên trong lòng bàn chân có ba kinh mạch là kinh thận, kinh can, kinh tỳ, kiễng chân có thể đả thông kinh mạch, khống chế khí đi lên, dưỡng thận, củng cố cơ thể.

4. Ngừa đau khớp

Khi ngồi, máu lưu thông quanh khớp chậm lại, hoạt động bắp thịt của chân về căn bản bị đóng lại, tốc độ trao đổi vật chất giảm 50%.

Thường xuyên kiễng chân có thể giúp tăng cường sự ổn định của khớp mắt cá chân, ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch chân, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và đau nhức khớp đầu gối.

5. Phòng ngừa bệnh trĩ

Nếu kiễng chân kết hợp với co rút hậu môn và nâng hông còn có thể ngăn ngừa bệnh trĩ phát sinh.

Hành động cần thiết: Hít vào và nâng hậu môn khi nhấc chân lên; thở ra và thả lỏng hậu môn khi hạ chân xuống.

6. Kích thích cân gan chân

Kiễng gót chân là một động tác xoa bóp và kích thích thích hợp, có thể ngăn chặn sự thoái hóa của lớp đệm gót chân và thúc đẩy sự hình thành lớp đệm bảo vệ mới.

Theo lý thuyết ba chiều và phản xạ của Dông y, gót chân là khu vực phản xạ sinh sản của cơ thể con người, sự co giãn và rung động do đầu ngón chân tạo ra cũng có thể giúp các cơ quan tương ứng khỏe mạnh.


Tư thế kiễng chân đúng


Nhấc gót chân rồi hạ xuống, sao cho bàn chân vận động lên xuống liên tục, để gót chân chạm đất nhịp nhàng:

Khi nhấc gót, thân thể đứng thoải mái, hai cánh tay buông thõng tự nhiên, hai bàn chân hơi khép lại, gót chân nhấc lên, sau khi cảm giác đạt đến mức tối đa thì giữ thăng bằng, lúc này bắp chân căng thẳng, chuyển động tạm dừng trong hai giây.

Khi tiếp đất, hai gót chân hơi khuỵu xuống trước, khi sắp tiếp đất thì hai bàn chân hạ xuống sao cho cơ thể tạo ra rung động nhẹ.

Sau khi động tác thành thạo, bạn có thể phối hợp với bài tập kegel, tức là khi nhấc chân thì từ từ hít vào, bụng hóp lại, co rút cơ hông; khi hạ chân thì từ từ thở ra, thả lỏng đáy chậu.

Bạn có thể thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng và tối, số lần kiễng chân nên khống chế ở mức 2-3 giây, mỗi lần kéo dài từ 1-5 phút, chỉ cần cảm nhận được hơi nóng ở lòng bàn chân.

Khi người già bắt đầu tập có thể bám vào bậu cửa sổ, lan can... để tránh bị ngã, sau khi đã thành thạo có thể tập không cần tay vịn.

Động tác kiễng chân rất đơn giản, ngoài việc kiễng chân ra thì tập khi ngồi, khi nằm, khi đi đều có tác dụng giữ gìn sức khỏe.

Khi đi bộ

Kiễng chân và đi bộ 30-50 bước, nghỉ ngắn, tùy theo thể chất mà lặp lại các lượt khác nhau.

Tốc độ có thể tự điều chỉnh để phù hợp với sự thoải mái của bạn. Nếu bạn không thể giữ thăng bằng khi bắt đầu bài tập, bạn có thể dựa vào tường.

Trong khi ngồi

Hai chân phân biệt, bắp chân giữ thẳng, kiễng chân hoặc móc ngón chân, lặp lại 30 đến 50 lần. Có thể đặt hai chai nước khoáng lên đùi để tập các bài chịu trọng lượng, tốc độ điều chỉnh tuỳ ý.

Người cao niên hạn chế vận động, bệnh nhân loãng xương nặng không nên nhón gót để tránh té ngã, có thể chọn tư thế ngồi hoặc nằm để tập.

Khi nằm

Nằm ngửa, khép hai chân lại và duỗi thẳng, móc và thả các ngón chân ra, bạn có thể thực hiện bằng cả hai chân hoặc có thể thực hiện bài tập một chân. Mỗi lần 20~30 lần, ngày 2~4 lần.

Nằm xuống và móc ngón chân, còn được gọi là bài tập bơm mắt cá chân, có thể giúp thúc đẩy lưu thông máu, giảm sưng chân và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch chân.

Khi tiểu tiện

Đối với phụ nữ, việc tăng cường cơ sàn chậu đồng nghĩa với việc tăng cường cảm xúc tình dục và giúp đạt cực khoái.

Đối với nam giới bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính và phì đại tuyến tiền liệt, kiễng chân khi đi tiểu cũng có thể giúp việc đi tiểu diễn ra suôn sẻ hơn.



Trong một tháng hoặc nửa năm, nếu bạn kiên trì tập nhón chân 5-6 lần một ngày, hiệu quả bồi bổ sức khỏe có thể đạt hiệu quả cao hơn.

(theo Life Times Reprint)
Nhật Duy biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân