TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng đề kháng insulin
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng đề kháng insulin

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Feb 12, 2023 11:51 pm    Tiêu đề: 8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng đề kháng insulin

8 loại thực phẩm giúp đảo ngược tình trạng đề kháng insulin


Nội tiết tố insulin chỉ huy các tế bào trong cơ thể mở ra và lấy glucose từ máu. Với tình trạng đề kháng insulin, các tế bào trở nên mẫn cảm với insulin. Chúng bỏ qua các hướng dẫn để mở và lấy glucose. Cơ thể tiếp tục sản xuất nhiều insulin hơn để cố gắng nghe được thông điệp. Nhưng nó không hoạt động. Và mức insulin ngày càng tăng cao hơn.

Mức insulin cao mãn tính đó gây tăng cân nhanh chóng, lão hóa sớm, tăng huyết áp, bệnh tim và nguy cơ ung thư lớn hơn. Cuối cùng, chúng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Các loại thảo mộc, gia vị và thực phẩm là tuyến phòng thủ đầu tiên mà con người có thể áp dụng. Dưới đây là 8 cách có thể giúp khôi phục và duy trì độ nhạy của tế bào với insulin.



1. Củ nghệ: Có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy chất curcumin, một hợp chất hoạt động trong củ nghệ, có hiệu quả gấp 500 đến 100.000 lần so với thuốc theo toa Metformin trong việc khởi động sự hấp thụ glucose.

Trong một nghiên cứu khác trên 240 người trưởng thành tiền tiểu đường, bệnh nhân được cho dùng 250mg curcumin hoặc giả dược mỗi ngày.

Sau 9 tháng, KHÔNG CÓ ai trong số những người dùng curcumin mắc bệnh tiểu đường, nhưng 16.4% người ở nhóm giả dược đã mắc bệnh này. Nói cách khác, chất curcumin có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.



2. Gừng: Giảm 10.5% lượng đường trong máu lúc đói

Trong một thí nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát giả dược, 88 bệnh nhân tiểu đường được chia thành hai nhóm. Mỗi ngày, một nhóm nhận giả dược trong khi nhóm kia nhận ba viên bột gừng có khối lượng 1g.

Sau tám tuần, nhóm dùng gừng đã giảm 10.5% lượng đường trong máu lúc đói. Nhưng nhóm giả dược đã tăng lượng đường trong máu lúc đói lên 21%. Ngoài ra, độ nhạy insulin tăng đáng kể hơn ở nhóm dùng gừng.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, 1600mg gừng mỗi ngày giúp cải thiện tám dấu hiệu của bệnh tiểu đường bao gồm cả độ nhạy insulin.



3. Quế: Ít hơn nửa muỗng cà phê mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu

Quế là một trong những loại gia vị lâu đời và thông dụng nhất. Nó đã được sử dụng trong nhiều thiên niên kỷ để tạo hương vị trong các món ăn và chữa bệnh.

Nó được chứng minh khả năng bình thường hóa lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện khả năng đáp ứng với insulin.

Một phân tích tổng hợp từ tám nghiên cứu lâm sàng cho thấy, quế hoặc chiết xuất quế làm giảm mức lượng đường trong máu lúc đói.

Hiệu quả của quế một phần là nhờ làm chậm tốc độ dạ dày trống rỗng sau khi ăn. Trong một nghiên cứu, những người tham gia đã ăn một ly bánh gạo có và không có quế (với lượng bằng khoảng một thìa cà phê).

Kết quả cho thấy, thêm quế làm chậm tốc độ làm trống dạ dày từ 37% xuống 34.5% và làm chậm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu. Thậm chí ít hơn một nửa muỗng cà phê mỗi ngày làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.



4. Chiết xuất lá olive: Kết quả có thể so sánh với Metformin

Các nhà nghiên cứu của Đại học Auckland đã chứng minh rằng chiết xuất lá olive làm giảm độ nhạy insulin.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi và kiểm soát giả dược, 46 người đàn ông thừa cân được chia thành hai nhóm. Một nhóm nhận viên con nhộng chứa chiết xuất lá olive và nhóm còn lại nhận giả dược.

Sau 12 tuần, chiết xuất lá olive làm giảm đề kháng insulin trung bình 15%. Nó cũng làm tăng năng suất của các tế bào sản xuất insulin trong tụy tạng lên 28%.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc bổ sung chiết xuất lá olive cho kết quả “tương đương với phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thông thường (đặc biệt là metformin) ”.



5. Các loại dâu: Giảm biến đổi insulin sau bữa ăn

Các nghiên cứu cho thấy, cơ thể cần ít insulin hơn để cân bằng lượng đường sau bữa ăn nếu ăn kèm với các loại dâu.

Trong một nghiên cứu về phụ nữ khỏe mạnh ở Phần Lan, những người tham gia được yêu cầu ăn bánh mì trắng và lúa mạch đen có hoặc không có các loại dâu xay nhuyễn khác nhau.

Chỉ riêng tinh bột trong bánh mì đã làm tăng mức glucose sau bữa ăn. Nhưng các nhà nghiên cứu phát giác ra rằng, thêm các loại dâu vào bánh mì làm giảm đáng kể lượng insulin tăng đột ngột sau bữa ăn.

Dâu tây, quả blueberry, quả nam blueberry và quả Chokeberry đều có hiệu quả. Một hỗn hợp bao gồm dâu tây, quả blueberry, quả nam blueberry và quả mâm xôi cũng vậy.



6. Hạt đen (Nigella Sativa): Chỉ cần 2g cũng có thể làm giảm tình trạng đề kháng insulin

Trong một nghiên cứu trên 94 bệnh nhân tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã kê đơn 1, 2 hoặc 3g viên con nhộng Nigella sativa mỗi ngày.

Họ phát giác với liều 2g mỗi ngày, hạt thìa là đen làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và tình trạng đề kháng insulin. Liều cao hơn 3g mỗi ngày không mang lại ích lợi bổ sung.

Hạt đen đã được trân trọng hàng ngàn năm vì đặc tính chữa bệnh của nó. Nó đôi khi được gọi là rau mùi La Mã hay thìa là đen. Nó được gọi là phương thuốc cho mọi thứ, trừ cái chết.



7. Tảo xoắn (Spirulina) làm tăng độ nhạy insulin lên 225%

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên về bệnh nhân đề kháng insulin, các nhà nghiên cứu đã so sánh sức mạnh của tảo xoắn và đậu nành để kiểm soát mức insulin.

Họ chỉ định 17 bệnh nhân nhận 19g tảo xoắn mỗi ngày, 16 bệnh nhân khác nhận được 19g đậu nành. Sau tám tuần, nhóm tảo xoắn trung bình tăng độ nhạy insulin của họ lên 224.7% trong khi nhóm đậu nành tăng độ nhạy insulin lên 60%.

Ngoài ra, 100% nhóm tảo xoắn cải thiện độ nhạy insulin của họ trong khi chỉ 69% nhóm đậu nành cải thiện.


Cây barberry.


8. Berberine có hiệu quả tốt như ba loại thuốc trị tiểu đường khác nhau

Berberine là một hợp chất có vị đắng được tìm thấy trong rễ cây goldenseal, vỏ cây barberry, rễ cây nho Oregon và rễ cây coptis. Các nghiên cứu chứng minh rằng nó cũng tốt như thuốc trị tiểu đường theo toa.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh berberine với metformin trong một nghiên cứu thí điểm trên 36 bệnh nhân.

Họ phát giác ra rằng berberine làm giảm lượng đường trong máu cũng như metformin chỉ trong ba tháng. Các bệnh nhân cũng giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói và lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Trong cùng một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã cho 48 bệnh nhân tiểu đường uống berberine trong ba tháng. Chỉ sau một tuần, berberine đã hạ thấp mức lượng đường trong máu lúc đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, tình trạng đề kháng insulin của họ giảm 45%.

Các nhà nghiên cứu khác đã tiến hành phân tích tổng hợp 14 nghiên cứu với 1.068 người tham gia.

Họ nhận thấy berberine hoạt động tốt như metformin, glipizide và rosiglitazone. Đây là ba trong số các loại thuốc tiểu đường hàng đầu trên thị trường. Và berberine không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Margie King
Hoàng Tuấn biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân