TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ích lợi sức khỏe của trái Mâm xôi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ích lợi sức khỏe của trái Mâm xôi

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Thu Oct 27, 2022 10:25 pm    Tiêu đề: Ích lợi sức khỏe của trái Mâm xôi

Ích lợi sức khỏe của trái Mâm xôi

Trái Mâm xôi có tác dụng an ngũ tạng, ích tinh khí, kích thích mọc tóc.


Phúc bồn tử hay còn gọi là Mâm xôi đỏ, là một loại trái cây thân thảo, có tác dụng an ngũ tạng, ích tinh khí, kích thích mọc tóc.


Danh y Lý Đương Chi cho rằng tên “Phúc bồn tử” là dựa theo hình dáng của nó mà có.


Nguồn gốc đầy thú vị của cái tên “Phúc bồn tử”

Người xưa đi tiểu ban đêm thường dùng “dạ hồ” (cái bô), dạ hồ chính là dụng cụ để đi tiểu. Về công dụng và tên gọi của “Phúc bồn tử”, danh y thời Tống là Khấu Tông Thích đã nói rằng: “Ích tạng thận, giảm tiểu tiện, ăn nó vào thì sẽ úp cái bô lại, nên gọi tên nó là như vậy.” Lý Đương Chi, thầy thuốc thời Tam Quốc lại cho rằng tên “Phúc bồn tử” là dựa theo hình dáng của loại trái cây này: “Trái của nó giống với cái bồn (chậu) úp ngược, nên có tên là vậy.” Dùng khái niệm thực vật học của hiện đại thì loại trái này có hình dáng giống với cái bồn úp ngược.

Ở Hoa Kỳ và Canada, vào mùa hè có thể mua trái Mâm xôi (raspberry) trong các siêu thị, màu đỏ thẫm trông rất ngon. Trái này không thể để được lâu, bởi vậy khi mua về cần ăn sớm. Về căn bản nó có vị ngọt, thêm chút vị chua. Trong “Bản Thảo Cương Mục” nói rằng Phúc bồn tử “vị ngọt, tính bình, không độc”.



Phúc bồn tử an ngũ tạng, ích tinh khí, giúp tóc phát triển

Trong “Bản Thảo Cương Mục” gọi tên gốc ban đầu của Phúc bồn tử là “Bồng lũy”, cũng có dược hiệu tương tự: “Vị chua, tính bình, không độc; an ngũ tạng, ích tinh khí, kiện âm cường dương, tăng cường trí lực và sức lực, cải thiện khả năng có con.”, có thể tăng cường khả năng sinh dục. Trong “Thần Nông Bản Thảo Kinh” nói rằng: “Dùng lâu dài sẽ trẻ người không già”.

Đối với những người thích làm đẹp, cây Bồng lũy còn có tác dụng “dưỡng nhan, dưỡng dài tóc, chống ẩm lạnh”, vừa có thể làm đẹp da, lại thúc đẩy mọc tóc.

Trong “Danh Y Biệt Lục”, loại cây này được dùng để điều trị cảm mạo phát sốt cấp tính: “Điều trị trúng gió nặng, sốt cao”.


Không nên thu hoạch khi Phúc bồn tử quá chín, chờ trái chín khoảng 5-6 phần thì có thể hái.


Độ ngon của Phúc bồn tử phụ thuộc vào thời gian thu hoạch

Danh y Khấu Tông Thích miêu tả hình dạng và tính vị của trái Phúc bồn tử: vị chua ngọt, bên ngoài như trái vải, to như trái anh đào, màu đỏ mềm mại đáng yêu.

Khi hái trái Phúc bồn tử cần phải chú ý đến thời điểm thu hoạch (tương tự như: hoa nở đáng bẻ thì bẻ ngay, Đừng chờ hoa rụng bẻ cành không). Nếu hái trái khi quá chín thì sẽ “sinh giòi, ăn vào sinh nhiệt”; như vậy khi “trái chín khoảng 5-6 phần thì có thể hái”.

Sau khi hái, đem phơi khô dưới nắng gắt. Cũng có người ép lấy nước rồi sên đặc lại thành mứt làm đồ ăn vặt. Ở Trung Hoa, cây Phúc bồn tử phân bố rất rộng, Khấu Tông Thích nói rằng: “Phúc bồn tử nơi nơi đều có, ở Tần Châu, Vĩnh Hưng, Hoa Châu càng nhiều. Trái nhỏ, tháng Năm chín đỏ, người dân vùng núi lập tức hái về bán.”



Phúc bồn tử trị bệnh thận, hiệu quả với bệnh tiểu đường

Bài thuốc chứa Phúc bồn tử có tên gọi là “Bạch phục linh hoàn”, dùng điều trị “Thận tiêu”, triệu chứng là “hai chân dần teo nhỏ, thắt lưng và bàn chân không có lực”. Đông y sĩ Hồ Nãi Văn (Đài Bắc, Đài Loan) đã dùng bài thuốc này để điều trị bệnh “Thận tiêu” và bệnh “Hạc tất phong” (chân bị teo cơ như chân hạc), hiệu quả thu được rất tốt.

Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh thận này giống với một số triệu chứng của bệnh tiểu đường, căn bệnh thông dụng trong y học hiện đại. Vì vậy, nó cũng có hiệu quả đối với những bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng tương tự.

Hồ Nãi Văn, Lý Thanh Phong
Lam Yên biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân