TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Vàng, Biển Trắng, Biển Chết
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Vàng, Biển Trắng, Biển Chết

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Sun Oct 16, 2022 7:45 am    Tiêu đề: Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Vàng, Biển Trắng, Biển Chết

Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Vàng, Biển Trắng, Biển Chết


Black Sea, Hắc Hải, Biển Đen

Biển Đen, hay Hắc Hải (Black Sea, được gọi với nhiều tên khác nhau: Chernoye More (Nga và Bulgaria) ; Chorne More (Ukraine), Karadeniz (Thổ Nhĩ Kỳ), Marea Neagră (Rumani)... là một biển nội địa lớn nằm ở cực đông nam của Châu Âu

– Bắc giáp Ukraine, đông bắc giáp Nga, đông giáp Georgia, nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, tây giáp Bulgaria và Romania.

– Diện tích khoảng 436,400 km2 (168,500 sq mi), nơi sâu nhất có thể là 2,212 m (7,257 ft).

– Có độ mặn xấp xỉ một nửa so với các đại dương.

– Nước chứa đầy hydro sunfua; do đó, ở những tầng sâu nhất không có sinh vật sống ngoại trừ vi khuẩn lưu huỳnh.



Giả thuyết về tên gọi

Có một số giả thuyết về lý do được gọi là Black Sea, tuy vẫn còn nhiều tranh luận:

– Người Hy Lạp, Lưỡng Hà thời xa xưa thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng, ví dụ màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Black Sea nằm ở phía Bắc nước Hy Lạp nên được gọi như vậy.

– Các vật thể kim loại từ tàu, thực vật chết và động vật chìm sâu hơn 150 mét trong một thời gian dài bị bao phủ bởi một lớp bùn đen do nồng độ hydro sunfua cao trong biển.

– Theo quan điểm của các thủy thủ, biển có màu đen do những trận bão lớn vào mùa đông, khi đó nước tối đến mức trông có màu đen.


Red Sea, Hồng Hải, Biển Đỏ


Các ngôn ngữ ở Châu Âu mới đề cập “màu đỏ”, tên Hy Lạp cổ xưa của biển này là Erythra Thalassa, tiếng Do Thái là Yam Suph, hoặc “Biển Tháp Mười” và ở Ai Cập, nó được gọi là “Không gian xanh”.

Biển Đỏ, còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải, có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa Châu Phi và Châu Á, thông ra đại dương ở phía nam qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Diện tích bề mặt khoảng 438,000-450,000 km2, có độ sâu tối đa 2,500 m.

Ven bờ Red Sea có các nước: Ai Cập, Israel, Jordan (phía bắc) ; Sudan, Ai Cập (tây) ; Saudi Arabia, Yemen (đông) và Djibouti, Eritrea, Somalia (nam).

Red Sea có độ nước biển mặn nhất trong tất cả các biển nối với đại dương mà không có một con sông nào gặp biển cả. Cũng tương tự như người anh em Black Sea, Red Sea không hề có màu đỏ thực sự nhưng có chút sắc đỏ. Nguyên nhân nước biển lẫn màu đỏ là do lượng tảo lớn có màu đỏ tên Trichodesmium erythraeum sống ngay trên bề mặt. Nhưng hiện tượng này cũng chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian ngắn trong năm. Cũng có ý kiến cho rằng màu đỏ này do các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó gây ra.



Biển Đỏ trong Thánh Kinh

Sau 430 năm làm nô lệ tại Ai Cập, dân Do Thái được Moses hướng dẫn vượt Biển Đỏ để đào thoát vào miền Đất Hứa. Bạn nào đã coi phim “Ten Commandments” của đạo diễn Cecil B. DeMille, chắc nhớ cảnh Moses đưa tay làm nước Biển Đỏ dựng đứng như một bức tường, tạo thành con đường khô cạn để đoàn dân Israel vượt qua. Sau đó, khi quân Ai Cập truy sát tới nơi, ông hạ tay xuống và dòng nước trở lại như cũ, cuốn trôi binh lính và xe ngựa của Ai Cập.


Yellow Sea, Hoàng Hải, Biển Vàng


Biển Vàng (Yellow Sea) hay Hoàng Hải (tiếng Hán: Huang-hai) là một biển nhỏ thuộc Thái Bình Dương, nằm giữa bán đảo Cao Ly và Trung Hoa, ở phía bắc Đông Hải. Người Đại Hàn gọi biển này là Hoàng Hải (Hangul: Hwanghae) hoặc Tây Hải (Hangul: Seohae; Sohae).

Hoàng Hải dài 960 km từ bắc xuống nam và khoảng 700 km từ đông sang tây. Độ sâu chỉ khoảng 44 mét.

Vịnh nằm sâu trong cùng của Hoàng Hải là Bột Hải (Bohai Bay – trước kia gọi là vịnh Trực Lệ). Một vịnh nữa nằm giữa bán đảo Liêu Đông và bán đảo Cao Ly là vịnh Cao Ly (Korean Bay).

Các hải cảng chính: Thiên Tân, Thanh Đảo, Đại Liên (bao gồm cả Lữ Thuận) thuộc Trung Cộng, Incheon thuộc Đại Hàn.


Thiết giáp hạm Nhật Bản Shikishima khai hỏa trong Trận chiến Hoàng Hải.


Hoàng Hải trong lịch sử

Trong Chiến tranh Nga-Nhật (10 tháng 2 năm 1904 đến 5 tháng 9 năm 1905), một trận hải chiến xảy ra ngày 10 tháng 8 năm 1904, gọi là Hải chiến Hoàng Hải giữa Hải quân Đế quốc Nga và Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tuy số thương vong không nhiều (Nga: 343 người; Nhật: 226), nhưng về mặt chiến lược, Nhật đã thắng thế trong vai trò một nước nhỏ mà đương đầu được với một cường quốc Nga thời đó.



Giả thuyết về tên gọi

– Tên Hoàng Hải (biển màu vàng) bắt nguồn từ tên con sông mang nặng phù sa đổ ra biển là sông Hoàng Hà.

– Tên Hoàng Hải bắt nguồn từ màu vàng mà nó có được từ những hạt cát và những cơn bão từ sa mạc Gobi. Ngoài ra, biển Bột Hải và sông Hải He tô điểm thêm cho màu sắc của biển Hoàng Hải bằng cách mang lại những trầm tích cát và phù sa.


White Sea, Bạch Hải, Biển Trắng


Biển Trắng (White Sea) hay Bạch Hải là một vịnh nhỏ của biển Barents, nằm ở miền tây bắc nước Nga, bao quanh bởi Karelia về phía tây và bán đảo Kola về phía bắc.

Toàn bộ Bạch Hải thuộc chủ quyền của Nga, được coi là vùng nước nội thủy của Nga.

Trong lịch sử, Bạch Hải là trung tâm chính của Nga trong thương mại hàng hải quốc tế, và là căn cứ quan trọng của hải quân và tàu ngầm Sô Viết.

Diện tích của Biển Trắng khoảng 35,000 dặm vuông (90,000 km vuông). Độ sâu trung bình 200 feet (60 mét), và độ sâu tối đa là 1,115 feet (340 mét).



Tại sao gọi là Biển Trắng?

Có một số giả thuyết về tên của Biển Trắng

* Có thể tên này xuất phát từ thực tế là biển bị bao phủ bởi băng giá, từ sáu đến bảy tháng/năm

* Một số người khác cho rằng, cái tên này bắt nguồn từ màu trắng đục của nước, phản chiếu bầu trời phía Bắc.


Dead Sea, Tử Hải, Biển Chết


Biển Chết (Dead Sea) hay còn gọi là Tử Hải, thực chất không phải là biển mà vốn là hồ nước mặn, nằm ở biên giới giữa Bờ Tây (West Bank), Israel, Jordan, trên thung lũng Jordan. Biển có diện tích 810km2 với độ sâu tối đa là 330m.

Dead Sea còn được gọi là Biển Muối, vì đây là vùng nước mặn nhất trên thế giới (độ mặn gần 33.7%, mặn hơn 8.6% so với đại dương).

Khu vực này có độ thấp nhất trên trái đất. Giòng sông chính của Dead Sea là sông Jordan.



Một đặc điểm khác biệt của Dead Sea là nó giúp chữa một số bệnh, vì nước giàu khoáng chất; và vì độ mặn, bạn sẽ nổi dễ dàng trong nước mà không cần biết bơi lội.

Cái tên kỳ dị Dead Sea bắt nguồn từ sự nguy hiểm của nó. Được gọi là “Chết” do độ mặn quá cao làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn khác không thể sống trong đó. Tuy nhiên, một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại.



Cá theo sông Jordan bơi vào Biển Chết sẽ chết rất nhanh khi nước ngọt bị trộn lẫn với nước rất mặn của Dead Sea. Tuy nhiên, tiến trình pha trộn này không diễn ra ngay lập tức và đôi khi nước ngọt có thể nổi một thời gian trên bề mặt. Vì thế, cá có thể sống trong lớp nước phía trên cùng bề mặt của biển trong vài ngày. Vào mùa đông, khi trời mưa nhiều, lượng muối sẽ giảm xuống còn khoảng 30% là lúc các loài tảo có thể sinh sống được.

Phượng Nghi

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hỏi đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân