TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 3 câu mà những người dễ mắc bệnh trầm cảm thường nói
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

3 câu mà những người dễ mắc bệnh trầm cảm thường nói

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Sun Sep 25, 2022 8:55 am    Tiêu đề: 3 câu mà những người dễ mắc bệnh trầm cảm thường nói

3 câu mà những người dễ mắc bệnh trầm cảm thường nói


Xã hội hiện đại chứng kiến sự gia tăng một lượng lớn các bệnh nhân trầm cảm. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu biết nhiều về căn bệnh này và có những hiểu lầm, cho rằng đó là do sức chịu đựng kém và tâm lý yếu của giới trẻ.



Một nghiên cứu về Dữ liệu Thế giới của chúng ta ước tính khoảng 3,4% (2-6% khi tính cả biên độ sai số) dân số toàn cầu bị trầm cảm, như vậy là khoảng 264 triệu người trên toàn thế giới. Theo ước tính của WHO, mười quốc gia có tỷ lệ trầm cảm cao nhất là:

10 quốc gia có tỷ lệ trầm cảm cao nhất:

• Ukraine - 6,3%

• Hoa Kỳ - 5,9%

• Estonia - 5,9%

• Úc - 5,9%

• Brazil - 5,8%

• Hy Lạp - 5,7%

• Bồ Đào Nha - 5,7%

• Belarus - 5,6%

• Phần Lan - 5,6%

• Lithuania - 5,6%

Trong khi các quốc gia có tỷ lệ trầm cảm cao xuất hiện ở hầu hết các lục địa, thì có vẻ như các đảo thuộc Châu Đại Dương ở Thái Bình Dương bao gồm nhiều nơi ít bị trầm cảm nhất trên Trái đất:

10 quốc gia hàng đầu có tỷ lệ trầm cảm thấp nhất:

• Quần đảo Solomon - 2,9%

• Papua New Guinea - 3,0%

• Đông Timor - 3.0%

• Vanuatu - 3,1%

• Kiribati - 3,1%

• Tonga - 3,2%

• Samoa - 3,2%

• Lào - 3,2%

• Nepal - 3,2%

• Philippines - 3,3%

Ở Mỹ, tỷ lệ trầm cảm là 5,90%, khoảng 17.491.047 trường hợp

Ở Trung Cộng, mỗi năm có khoảng 280.000 người tự tử, trong đó nguyên nhân do trầm cảm chiếm 40%.


Ai dễ bị trầm cảm?


Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý, nó khác hoàn toàn với những tâm trạng không tốt thông thường, không thể giải tỏa bằng cách ra ngoài giải trí và suy nghĩ về mọi chuyện.

Có những mối liên hệ nhất định giữa sự xuất hiện của trầm cảm với các yếu tố di truyền, sinh hóa thần kinh và tâm lý xã hội. Trong cuộc sống, những người thuộc loại người dưới đây đặc biệt dễ bị trầm cảm:

    • Người cầu toàn: Nhóm người này có tiêu chuẩn và yêu cầu khá cao đối với chính mình, một khi không đáp ứng được yêu cầu do chính mình đặt ra sẽ có tâm lý tự phủ nhận, cảm thấy mình không tốt, không giỏi, từ đó sinh ra tâm lý tự ti.

    • Có tiền sử trầm cảm trong gia đình: Trầm cảm cũng là một bệnh có yếu tố di truyền nhất định.

      Nếu những người thân trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm của bạn sẽ cao hơn người bình thường, nhưng không phải là tuyệt đối.

    • Căng thẳng quá mức: Người bị căng thẳng, stress trong thời gian dài do các yếu tố như công việc, học tập và sinh hoạt trong cuộc sống;

    • Người có khả năng chống căng thẳng kém: Một số người đặc biệt phụ thuộc vào người khác, họ dễ bị suy sụp tinh thần khi gặp sự việc, khả năng chống căng thẳng của họ rất kém.

      Cũng có những người phải chịu những cú shock lớn trong đời như người thân qua đời, bệnh hiểm nghèo... cũng dễ bị trầm cảm.


Người bị trầm cảm thường có 3 biểu lộ lạ


Giáo sư Yang Fude tại Bệnh viện Huilongguan, chỉ ra rằng những người mắc bệnh trầm cảm thường có ba biểu lộ dưới đây:

    • Các triệu chứng về cảm xúc: Họ rất dễ bị suy sụp về mặt cảm xúc, rất khó để nở một nụ cười khi vui vẻ. Một số điều mà họ từng yêu thích, nhưng giờ trở nên mất hứng thú, thậm chí là tránh chúng hoàn toàn.

    • Triệu chứng nhận thức: Trong quá trình làm việc và học tập, họ rất dễ bị phân tâm, không theo kịp suy nghĩ của người thường, hiệu quả công việc giảm sút đáng kể.

      Trí nhớ hàng ngày cũng suy giảm, những điều vừa nói cũng có thể bị quên, công việc hàng ngày trở nên bất lực.

    • Triệu chứng thực thể: Rối loạn giấc ngủ rất thông thường ở bệnh nhân trầm cảm, một số bệnh nhân không thể ngủ được cả đêm, thậm chí không ngủ được, họ thường xuyên thức giấc.

      Trong cách ăn uống sẽ có biểu lộ là giảm cảm giác thèm ăn và mất hứng thú với tất cả các loại thức ăn.

      Cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và suy nhược, dù có nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không thể giải tỏa được, ngay cả việc đánh răng, mặc quần áo, tắm rửa hàng ngày cũng không thể độc lập được.


Những người bị trầm cảm thường nói ba câu này


Những người bị trầm cảm thường nói ba câu dưới đây. Nếu bạn phát giác những người xung quanh mình có đặc điểm này thì nên khuyên họ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

1. Tôi “chán”

Những người trầm cảm có gánh nặng suy nghĩ nặng nề hơn những người khác, dù làm gì họ cũng đặt cảm xúc của người khác lên hàng đầu, cảm thấy lạc lõng với thế giới xung quanh, thậm chí cảm thấy cuộc sống như một cực hình.

Họ thường cảm thấy rằng mọi thứ họ làm đều vô nghĩa, tất cả đều tiêu cực, và họ đánh mất sự nhiệt tình ban đầu của mình đối với thế giới.

2. Tôi “mệt mỏi”

“Mệt mỏi” cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nhân trầm cảm, họ thường cảm giác chính mình không còn sức lực, thậm chí cảm thấy mệt khi thở.

Ngoài suy kiệt về thể chất, bệnh nhân trầm cảm còn phải chịu áp lực tâm lý vô cùng lớn, họ thường cảm thấy kiệt quệ về tinh thần, choáng ngợp và khó thở.

3. Tôi “thực sự là một kẻ vô dụng”

Trong cuộc sống, nhiều gia đình có lối giáo dục “độc hại”, từ đó để lại bóng đen ám ảnh trong tâm trí của nhiều người.

Nói một cách đơn giản, lối giáo dục này nghĩa là bỏ qua những ưu điểm của trẻ, ít khi khuyến khích, khen ngợi trẻ mà thường xuyên dùng những lời lẽ mỉa mai và những phương pháp khác để chỉ trích những khuyết điểm của trẻ.

Khi cuộc sống thay đổi, phản ứng đầu tiên của họ thường là tự trách chính mình, luôn cảm thấy vô dụng khi làm mọi thứ rối tung lên, tự ti trong một thời gian dài, luôn phủ định chính mình, lâu dần rất dễ sinh ra trầm cảm.


Bệnh nhân trầm cảm hãy cố gắng làm tốt ba việc


Đối với những bệnh nhân trầm cảm, bạn phải khám và điều trị càng sớm càng tốt.

1. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời và hợp tác điều trị

Hiện nay, biện pháp can thiệp điều trị trầm cảm quan trọng nhất là điều trị bằng thuốc. Khi phát giác có bất thường cần đi khám chuyên khoa kịp thời, dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị.

Ngoài thuốc, liệu pháp tâm lý và vật lý trị liệu cũng hiệu quả.

2. Ngừng đổ lỗi cho mình và đơn giản hóa cuộc sống của bạn

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên chấm dứt tâm lý tự trách chính mình, đừng nghĩ các vấn đề rắc rối là lỗi của mình mà hãy tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ và công nhận mình nhiều hơn.

Trong cuộc sống, bạn có thể cố gắng giảm áp lực cho mình càng nhiều càng tốt. Một số công việc dễ tạo áp lực cho mình hoặc quá khó có thể tạm thời gián đoạn hoặc chuyển giao cho người khác.

Cân nhắc thực hiện lại sau khi bạn cảm thấy mình đã thoát khỏi trạng thái tiêu cực.

3. Làm việc và nghỉ ngơi thường xuyên, tích cực tiếp xúc xã hội

Trong cuộc sống, bạn nên duy trì một thói quen đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đúng giờ, tránh để mình trở nên lười biếng.

Đồng thời, bạn có thể tham gia một số hoạt động mà bạn giỏi cùng người thân và bạn bè để giúp bạn nâng cao cảm giác thành tích và sự tự tin của chính mình.



Khi nhận thấy người thân và bạn bè xung quanh mình bị trầm cảm, bạn phải học cách không đổ lỗi cho họ và đủ kiên nhẫn. Hướng dẫn họ bộc lộ suy nghĩ bên trong, đồng thời tiếp xúc cơ thể để họ cảm nhận được sức mạnh của sự hỗ trợ.

Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân