TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng sớm và cách đề phòng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng sớm và cách đề phòng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sun Aug 14, 2022 6:22 am    Tiêu đề: Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng sớm và cách đề phòng

Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng sớm và cách đề phòng


Theo báo cáo năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, từ năm 2009 đến năm 2012, ước tính có khoảng 5.7 triệu người Mỹ trên 20 tuổi bị bệnh suy tim, và con số này đã tăng lên 6.2 triệu từ năm 2013 đến năm 2016. Đây là một sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân suy tim.

Suy tim có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi từ già đến trẻ với tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều loại ung thư cộng lại. Có một số triệu chứng điển hình của suy tim, và khi bệnh nhân xuất hiện cùng lúc ba trong số các triệu chứng đó thì tình trạng suy tim đã đến mức báo động.

Tim là cơ quan chịu trách nhiệm bơm máu chứa oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Suy tim là tình trạng tim mất khả năng co bóp và không thể thực hiện được tác dụng bơm máu.

Theo Tiến sĩ Lưu Trung Bình, bác sĩ tim mạch kiêm giám đốc phòng khám Vũ Bình tại Đài Loan, có 3 nguyên nhân chính làm giảm khả năng co bóp bắp thịt tim.



3 nguyên nhân chính của bệnh suy tim

    • Cao huyết áp: Đây là nguyên nhân thông thường nhất của bệnh suy tim. Cao huyết áp trong thời gian dài khiến tim kém linh hoạt, dẫn đến tác dụng tâm trương suy giảm và các triệu chứng suy tim xuất hiện.

    • Các bệnh động mạch vành: Bao gồm nhồi máu bắp thịt tim và cơn đau thắt ngực do thiếu máu bắp thịt tim. Khi các động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn, sức co bóp của tim sẽ giảm.

    • Bệnh van tim: Các van tim không hoạt động tốt cũng làm giảm sức co bóp của tim.

Các nguyên nhân khác bao gồm bệnh tiểu đường và uống quá nhiều rượu.

Theo Tiến sĩ Lưu, bệnh suy tim không giới hạn lứa tuổi. Đối với bệnh nhân ở độ tuổi 20 và 30, bệnh van tim hoặc viêm bắp thịt tim thường là nguyên nhân; đối với bệnh nhân ở độ tuổi 40 và 50, các vấn đề về động mạch vành là nguyên nhân thông thường; và sau 60 tuổi, thoái hóa do tuổi tác và vôi hóa van tim là nguyên nhân chính.

Bệnh nhân cao huyết áp và/hoặc bệnh tim (bao gồm cả lão hóa tim), người già, người béo phì và bệnh nhân tiểu đường là những nhóm có nguy cơ cao bị bệnh suy tim. Ngày nay, hầu hết mọi người có lối sống không điều độ, thường ăn nhiều thực phẩm qua chế biến với nhiều dầu, nhiều đường và muối, thiếu tập thể dục nói chung. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp và/hoặc lão hóa tim ngày càng trẻ hóa, và béo phì và tiểu đường càng ngày càng thông thường.



Các triệu chứng suy tim thường gặp

Khi tim bị suy, máu chứa oxy không được cung cấp đầy đủ cho các cơ quan đích, dẫn đến tình trạng thiếu oxy mô, từ đó có thể gây ra các triệu chứng sau:

    • Chóng mặt do thiếu oxy.

    • Phù phổi do giảm trao đổi khí hoặc phổi không có khả năng đưa máu giàu oxy đến tim một cách thích hợp, từ đó khiến người bệnh cảm thấy khó thở.

    • Chân tay lạnh, tê và yếu.

    • Hấp thụ kém tại dạ dày và ruột.

    • Thận cần một phần năm lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể để lọc các chất độc. Khi lượng máu cung cấp cho thận không đầy đủ, lượng nước tiểu sẽ ít hơn, các tác dụng của thận cũng trở nên kém đi.

    • Suy tim nặng có thể khiến gan lưu thông [máu] kém, dẫn đến gan to và ảnh hưởng đến các tác dụng của gan.

    • Mặc dù suy tim khiến các triệu chứng xuất hiện khắp cơ thể, nhưng có 3 triệu chứng điển hình là thở khò khè, phù nề (sưng tấy) và mệt mỏi.



Suy tim cấp tính và suy tim kinh niên

Bệnh nhân suy tim cấp tính có thể khỏe mạnh vào một ngày nào đó, nhưng lại đột ngột khó thở vào ngày hôm sau và rơi vào trạng thái hôn mê huyết áp thấp. Họ cần nhập viện vào đơn vị săn sóc đặc biệt ngay lập tức. Nguyên nhân thường do nhồi máu bắp thịt tim hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp suy tim kinh niên, người bệnh dần dần cảm thấy khó thở, mệt mỏi ngày càng tăng. Ví dụ, nếu bệnh nhân cao huyết áp thường xuyên không kiểm soát tốt huyết áp, các tác dụng tim của sẽ dần kém đi.

Theo Tiến sĩ Lưu, bất kể tình thế nào, chỉ cần bệnh nhân cảm thấy thở khò khè, phù nề, mệt mỏi ngày càng gia tăng thì nên đi khám ngay, vì các triệu chứng này là do các vấn đề về tim ở 1/3 số trường hợp.

Đối với những người trên 60 tuổi, chỉ cần họ thường xuyên cảm thấy khó thở kéo dài hơn một tháng thì nên đánh giá sức khỏe tim.

Những người ở độ tuổi 70 và 80 đi bộ chậm hơn trước và cảm thấy khó thở sau khi đi bộ ngắn cũng có thể bị suy giảm tác dụng tim. Những người này nên đi khám tim mạch càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, sự lão hóa của tim cũng có thể gây suy tim. Hiện nay, lão hóa tim ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, người trung niên cũng nên chú ý đến tim của mình, nếu họ dễ bị hụt hơi sau khi đi bộ hoặc một số hoạt động nhẹ kéo dài hơn một tháng.



Những cách đề phòng suy tim

Suy tim là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Theo một bài báo năm 2017 trên tạp chí y khoa Circulation, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim sau 30 ngày nhập viện là 10,4%, sau một năm là 22% và sau năm năm là 42,3%.

Tỷ lệ tử vong này cao hơn so với nhiều loại ung thư như ung thư vú, đại trực tràng, ung thư da và tuyến tiền liệt.

Vì vậy, người bệnh suy tim phải chú ý chăm sóc sức khỏe tim mạch để tránh tái phát khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh nhân suy tim nên:

    • Uống thuốc đều đặn: Những bệnh nhân này nên được điều trị một cách thường xuyên. “Đây là điều quan trọng nhất, vì một số bệnh nhân thực sự không uống thuốc đúng giờ,” Tiến sĩ Lưu cho hay.

    • Kiểm soát cân nặng mỗi ngày: Họ nên duy trì cân nặng bình thường, vì cân nặng tăng hoặc giảm nhiều trong một thời gian ngắn không phải là dấu hiệu tốt.

    • Gặp bác sĩ ngay khi bị cảm lạnh: Gần một nửa số ca suy tim tái phát là do cảm lạnh. Vì vậy, người bệnh nếu có biểu lộ cảm thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh suy tim tái phát.

    • Hạn chế nước và muối: Bệnh nhân suy tim dễ bị phù nề do thải nước kém. Vì vậy, họ nên tiêu thụ ít nước và muối hơn dân số chung, và tránh ăn quá nhiều thực phẩm kích thích hoặc thực phẩm đông lạnh. Nên tránh uống quá nhiều nước cùng một lúc. Thay vào đó, nên nhấp một ngụm và giữ trong tám giây, sau đó hẵng nuốt. Nếu không cảm thấy khát sau một vài ngụm, bạn nên ngừng uống.

    • Thực hiện các bài tập aerobic thích hợp như đi bộ và đạp xe, miễn là không quá sức.

Vì gần một phần ba lượng máu của cơ thể tập trung ở hông, đùi và bắp chân nên những người bị suy tim có khuynh hướng bị phù chân dưới và tuần hoàn kém, thậm chí có thể có huyết khối tĩnh mạch. Các bài tập chân có thể làm tăng lưu thông [máu] ở phần dưới cơ thể, từ đó kích thích sự lưu thông [máu] của toàn bộ cơ thể, và do đó cũng có thể ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch và phù nề.

Tiến sĩ Lưu nhấn mạnh rằng, tác dụng quan trọng của tim là giữ cho tuần hoàn của cơ thể liên tục. Vì vậy, bệnh nhân suy tim cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thật nghiêm chỉnh để dự phòng bệnh suy tim tái phát.

Health 1+1
Thu Anh biên dịch

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân