TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - SỰ THẬT ĐẰNG SAU PHỐ CỔ HÀ NỘI
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

SỰ THẬT ĐẰNG SAU PHỐ CỔ HÀ NỘI

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MAI THO



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 7360

Bài gửiGửi: Fri Jul 29, 2022 12:48 am    Tiêu đề: SỰ THẬT ĐẰNG SAU PHỐ CỔ HÀ NỘI


SỰ THẬT ĐẰNG SAU PHỐ CỔ HÀ NỘI

Ảnh minh họa


SỰ THẬT ĐẰNG SAU PHỐ CỔ HÀ NỘI - Chẩm Tá Nhân

(Phú Lan sưu tầm)

Đằng sau những con phố đắt tiền,

Một mét vuông giá đến triệu đô

Có những cái tổ chim cúc cu,

Trong những ngõ tối hù, hun hút.

Mà người ta sống chết dở dang.

Vợ chồng phải cố nhịn làm tình.

Ăn cơm phải xếp hàng, chia lớp

Hấp hối thì ra đường đem gấp

Như lời kể tôi chép sau đây.

Từ những lời thành thực giãi bầy

Của một cô nàng dâu phố cổ

Được ghi lại trong cuốn nhật ký.

<! >

Ngày...tháng...năm...

Ghi chú như sau:

Đêm Tân Hôn. Đêm của lần đầu,

Lại là đêm cùng nhau thấm thía

Cảnh ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhỏ.

Như chồng mình vẫn cứ nghêu ngao

Lúc hai đứa còn tán tỉnh nhau.

Mình cứ nghĩ hát cho lãng mạn.

Những lúc anh cùng mình nhàn tản

Đi ngang qua nhưng chẳng đòi vào

Nhà anh, nên không biết ra sao.

Gặp bố, mẹ, miệng chào, tay vẫy,

Thì cũng chỉ biết là thế ấy,

Nào có hay nó nhỏ chừng bao.

Mình ở quê, vườn rộng, nhà cao.

Lên Hà Nội, vào ở phòng trọ,

Hơn hai mét vuông tuy là nhỏ.

Nhưng khi mình về ở nhà chồng

Thấy “cơ ngơi” mà lạnh cả mình.

Gần cửa chính, bố chồng ngủ chiếu.

Cạnh Ti Vi, ngay sát tủ áo

Mẹ chồng một góc nhỏ đã dành.

Vớ chồng mình có được ưu tiên,

Ngủ gác xép, leo lên bá thở.

Phải bò vào, muốn ngồi không thể.

Đêm Tân Hôn, hú hí, chồng toan,

Cùng mình hưởng hạnh phúc, giao hoan,

Sàn gác xép rung lên cọt kẹt.

Hai đứa vội nằm im phăng phắc.

Nín thở, nhướng cặp mắt, ngắm nhau.

Chồng bảo: “Để hôm khác, anh... bù! ”

...

Ngày... tháng... năm...

Vẫn chưa thức giấc,

Cái gác xép rung lên bần bật.

Mình tưởng là động đất, hoảng kinh,

Vội nhổm dậy, vừa định tung mình

Bỏ chạy, thì nghe “binh”, đau điếng.

Đầu va ngay vào trần, liểng xiểng.

Chồng kéo tay: “Nằm xuống! Ôi chào,

Xe tải chạy qua đấy, không sao! ”

...

Ngày... tháng... năm...

Mới vào giấc ngủ,

Chưa chợp mắt, đã phải kêu khổ.

Nghe những tiếng ơi ới, ồn ào,

Từ ngay phía trước nhà vọng vào.

Như một đám lao xao, hổ lốn.

Nhìn đồng hồ, mới bốn giờ sáng.

Mình hoảng hồn, lay cánh tay chồng.

Giọng ngái ngủ, lão ta lầm bầm:

“Họ họp chợ, bán buôn sớm đấy.

Nhà mình sát mặt đường nên vậy.”

Bỗng nhiên ngay lúc đó thì mình

Cảm thấy cần công tác vệ sinh.

Định leo xuống, “nỗi buồn” giải quyết,

Thì ngó thấy bố chồng như chết,

Dang chân tay chắn hết cửa vào.

Phòng vệ sinh, nhà chồng có đâu.

Nên muốn đi, lúc nào cũng phải

Dùng cái phòng chung (thường phải đợi)

Của cả ngõ, ở mãi bên ngoài.

Sợ dẫm lên ông thì nguy tai

Mình đành nhịn, chờ mai trời sáng.

...

Ngày... tháng... năm...

Hôm nay dậy sớm.

Vì có việc quan trọng cơ quan,

Mình “tranh thủ” đi làm vệ sinh.

Để tránh phải xếp hàng, chờ đợi.

Ở khu này, tất cả có tới

Bẩy, tám gia đình phải dùng chung

Một nhà xí, một phòng tắm rửa.

Mỗi buổi sáng, sáng nào cũng thế,

Giờ vệ sinh vô kể là người,

Cứ như là trẩy hội ấy thôi.

Ưu tiên trẻ con, người hành chính.

Nhưng thường vẫn phải chờ cả tiếng.

Mà khi vừa vào đến bên trong

Đã nghe giục làm mau cho xong!

...

Ngày... tháng... năm...

Hợp đồng quan trọng,

Hẹn ký với đối tác đầu tháng.

Hôm nay mình lính quýnh bỏ quên

Ở nhà không đem theo, cho nên

Giờ ăn trưa, chạy nhanh về lấy.

Đẩy cửa vào, mình bỗng giật nẩy.

Bố mẹ chồng đang “ấy” mê say.

Mình chỉ kịp mở miệng “Ay, ay! ”

Rồi khép cửa, đứng ngoài, chờ đợi.

Hai ông bà lẳng lặng không nói

Cứ thản nhiên cho tới “tàn canh”

Mới bước ra mở của cho mình.

Và đi thẳng, không nhìn nửa mắt.

Mình thật tình ngượng ngùng hết sức.

Nhưng nghĩ lại, thấy thật là thương.

Tuổi ông bà, đâu đã bao lăm.

Còn trẻ chán, mới năm mươi bẩy!

Vợ chồng mình có khác gì mấy.

Cưới cả năm, chuyện ấy bao lần?

Đầu ngón tay, đếm mãi vẫn còn.

Thường khi vẫn phải dùng phòng nghỉ,

Gần cơ quan, để mà hú hí

Hẹn hò nhau, để có riêng tư.

...

Ngày... tháng... năm...

Mình đã có bầu.

Mũi nhậy cảm sao đâu không biết.

Trời thì nóng như thiêu, như đốt.

Mùi xú uế lại thốc ngay vào

Từ dẫy nhà vệ sinh, ngạt ngào.

Chồng mua quạt bắc vào góc bếp,

Bật lên, cả ngày, đêm chạy suốt.

Nhưng mình vẫn không hết buồn nôn.

Nên thường phải ra hàng quán ăn

Đến tối mệt, về lăn ra ngủ.

...

Ngày... tháng... năm...

Mình đã nặng dữ.

Lách qua cái ngõ nhỏ, mệt đừ.

Cái ngõ đó bây giờ bỗng như

Một đường hầm tối hù, hun hút.

Mặt trái của phố cổ diễm tuyệt.

Mà nếu đèn không thắp ngày đêm,

Thì chắc chắn ngõ sẽ tối đen.

Không khác mấy những hang, hầm, mỏ.

Mỗi buổi sáng, khi trời vừa tỏ,

Trường học, công, tư sở mở rồi,

Con ngõ mới đông đúc thì thôi.

Mọi người xếp hàng đôi ra phố.

Chẳng khác đi vệ sinh mấy tí!

Cái ngõ bé chỉ đủ cho qua

Một chiếc xe máy - một xe! -

Người chủ phải co ro trên đó

Dùng hai chân như bơi, như đẩy,

Cho xe không quẹt quẹ vào tường.

Xe xóm này thường xước hai bên.

Mình bóp bụng, hơn trăm mỗi tháng,

Xe gửi ngoài, cốt là để tránh

Phải suốt ngày điêu đứng, loay hoay.

...

Ngày... tháng... năm...

Sắp sinh rồi đây!

Ít hôm nữa là ngày nằm ổ.

Mình xin chồng cố gắng nhín để

Mua vi sóng, và tủ lạnh cho.

Đồ ăn nấu sẵn, khỏi cần lo.

Cứ hâm lại qua loa là đủ.

Máy vi sóng đem vào thì dễ.

Cái tủ lạnh là cả vấn đề

Dù mình mua cái nhỏ, không to.

Nhưng vẫn không thể qua cái ngõ.

Chồng mình phải năn nỉ, nói khó

Với hàng xóm để họ bằng lòng

Cho câu tủ lạnh lên thượng tầng

Rồi cứ thế mà chuyển dần dần

Từ nhà này sang sân nhà nọ.

Cứ như thế, cực kỳ vất vả

Cả nửa ngày mới bỏ được vào

Trong góc bếp mà không hư hao.

Mình bỗng cảm nhận bao nỗi tủi

Nghĩ đến một tương lai đen tối

Trong khung cảnh chật chội, đứa con

Sẽ sinh ra, làm gì được hơn?

Nó phải sống ở trong tù túng.

Trong căn nhà hoàn toàn vắng bóng

Mặt trời không rọi sáng bao giờ.

Lớn lên, muốn có thể vui chơi,

Phải chạy ra tận ngoài đường, ngõ,

Như những đứa đồng trang lứa nó.

Nghĩ thế rồi, mắt lệ tuôn trào.

Chồng ôm chặt mình, dỗ: “Không sao.

Thôi cố đến khi nào con nó

Đầy tháng thì gia đình mình sẽ

Kéo về quê ngoại để thăm nhà.

Tha hồ thảnh thơi hơn, em nha! ”

...

Ngày... tháng... năm...

Sinh ra, bé khỏe.

Khách khứa đến thăm, không có chỗ.

Chồng phải mời họ ghé quán ngoài.

Rồi lần lượt lão dắt từng người

Vào thăm hỏi, mỗi người vài phút.

Có mấy người khen mình, rồi chúc:

“Năm sau gắng sức thêm thằng cu,

Có nếp, có tẻ, cho ra trò! ”

Bố mẹ chồng, cười tồ, rồi bảo:

“Nhà chật, lấy chỗ đâu mà ò?

Con trai, nó lấy vợ, thêm dâu.

Thì lúc đó biết nhét vào đâu?”

Mình nghe thấy tuy đau đớn thật,

Nhưng điều ấy chí lý ra phết.

Mẹ mình lên thăm, xót xa con.

Thấy nhà chồng mà lạnh người luôn.

Bà vẫn nghĩ nhà trong phố cổ.

Tắc đất là tấc vàng như thế,

Con mình chắc sống dễ dàng thôi.

Ai ngờ đâu lại khổ dàn trời!

Phòng trọ bà gần nơi mình ở.

Nấu nướng cho cả nhà con rể.

Lại còn đem tất cả áo quần

Của con gái cộng thêm cháu ngoại

Về phòng trọ, giặt giũ, phơi pháy,

Nắng mặt trời cho khỏi mốc meo.

Bà bảo: “Ít hôm nữa về quê,

Chờ cứng cáp hãy quay trở lại.

Nhưng hãy tránh phố cổ vô lối! ”

...

Ngày... tháng... năm...

Đổi mới! Chồng mình

Xin được phép ra riêng, tự tại.

Ngày dọn nhà, mệt đến toé khói

Đồ đạc ít, nhưng phải bê ra

Tận đầu ngõ để chất lên xe.

Nhưng cái tủ lạnh kia mới khổ.

Lại phải kéo lên sân thượng để

Chuyển từ từ ra bỏ mặt tiền.

Trong lúc đang dọn thì đột nhiên

Trong ngõ bỗng dậy lên tiếng khóc.

Người nhà một ông cụ hộc tốc

Chạy ngay ra, hò hét dẹp đường.

Để họ đưa cụ đi nhà thương.

Một người cõng trên lưng ông cụ

Chạy như bay ra trước đầu ngõ

Để đứng chờ xe hộ cứu thương.

Mọi người chung quanh cùng đồng thanh

Chúc cụ khỏi bệnh nhanh, xuất viện.

Có người còn tặc lưỡi, chép miệng:

“Sống trong phố cổ, muốn chết ư?

Chắc chắn phải ngoài đường đem ra.

Chứ quan tài sao mà vào được!

Còn vô phúc những người bệnh tật,

Thì cũng phải cõng tuốt ra đường

Ở đó mà đợi xe cứu thương.

Vì cáng kiếc vô phương khiêng đến.”

Xe cấp cứu đi, thì xuất hiện

Một cái xe cỡ lớn khác ngay.

Nhưng là xe của một công ty

Chuyên dựng rạp cho ngày đám cưới.

Vậy là sắp có cô dâu mới.

Cỗ bàn thì đặt tại nhà hàng,

Làm lễ, tiếp khách thì họ dùng

Luôn đường phố cho thông cho thoáng

Hôm nay thì nhà cửa mình chuyển.

Bằng không thì chuyện chị, chuyện em.

Cô dâu mới và mình, đương nhiên

Sẽ có nhiều vui buồn chia sẻ

Về cuộc đời làm dâu phố cổ!

Nghe thì oai, mà khổ rất nhiều!

CHẨM TÁ NHÂN

(phóng tác)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sưu tầm của MAI THỌ Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân