TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chụp CT có ảnh hưởng gì đến cơ thể? Bao nhiêu lần thì sẽ gây ung thư?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chụp CT có ảnh hưởng gì đến cơ thể? Bao nhiêu lần thì sẽ gây ung thư?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Jun 24, 2022 10:12 pm    Tiêu đề: Chụp CT có ảnh hưởng gì đến cơ thể? Bao nhiêu lần thì sẽ gây ung thư?

Chụp CT có ảnh hưởng gì đến cơ thể?
Bao nhiêu lần thì sẽ gây ung thư?

Đối với chụp CT, nhiều người không quan tâm đến việc bỏ ra bao nhiêu tiền, vấn đề là nó sẽ gây ra bao nhiêu tổn thương cho cơ thể, thậm chí khám CT thường xuyên có gây ung thư hay không. (Unsplash)


Đối với chụp CT, nhiều người không quan tâm đến việc bỏ ra bao nhiêu tiền, vấn đề là nó sẽ gây ra bao nhiêu tổn thương cho cơ thể, thậm chí khám CT thường xuyên có gây ung thư hay không.



Chụp CT có ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?

Kiểm soát CT còn được gọi là kiểm soát chụp cắt lớp vi tính, sử dụng chùm tia X để quét một bộ phận nhất định trên cơ thể.

Sau đó chuyển đổi chúng thành hình ảnh 3D thông qua việc chụp một bộ phận từ nhiều góc độ và vị trí khác nhau, giúp bác sĩ phát giác ra các tổn thương bên trong. Hiện tại, chụp CT bao gồm hai loại gồm: CT thường và CT nâng cao.

Những gì chúng ta hay làm là chụp CT thường, tức chỉ nằm trên máy CT. Để kiểm soát phổi, thì bác sĩ sẽ tiến hành chụp phổi; còn nếu kiểm soát đầu, họ sẽ chụp đầu.

CT nâng cao dựa trên CT thường. Bệnh nhân cần tiêm một số chất cản quang, các chất cản quang này chảy qua vị trí khám cùng với hệ tuần hoàn máu. Do đó, bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác và rõ ràng hơn các tổn thương của mô.

Vì vậy, từ khái niệm của chụp CT, thực chất đây là một hình thức khám có sử dụng bức xạ tia X. Loại tia này thuộc về bức xạ ion hóa và là nguồn bức xạ có thể gây ung thư khi tiếp xúc lâu với tế bào mô.

Càng tiếp xúc nhiều, nó càng có khả năng gây tổn thương trực tiếp đến DNA của tế bào, dẫn đến biến đổi gen và ung thư.



Dữ liệu cho thấy, một lần khám CT tương đương với 400 lần chụp X-quang, và liều bức xạ khi kiểm soát CT gấp 5 đến 10 lần so với kiểm soát bằng tia X.

Kết luận nói trên chỉ là một nhận định khá chung chung. Vì liều lượng bức xạ trung bình mà các vị trí kiểm soát khác nhau nhận được cũng khác nhau.

Ví dụ, đối với chụp CT đầu thông thường, liều bức xạ trung bình là 2mSv, tương đương 100 lần chụp X-quang ở ngực trước.

Hoặc đối với chụp CT ngực thông thường, liều bức xạ trung bình là 7mSv, tương đương 350 lần chụp X-quang ở ngực trước.

Vậy thì, nếu chúng ta chụp CT, cơ thể sẽ bị hư hại bao nhiêu khi tiếp xúc với một liều lượng bức xạ như vậy?

Tuy nói bức xạ tia X có khả năng gây ung thư, nhưng nhìn chung, liều bức xạ tiếp xúc trong quá trình kiểm soát sẽ không gây hại cho con người.

Dữ liệu cho thấy, chỉ cần liều bức xạ đơn không vượt quá 50mSv hoặc liều bức xạ hàng năm không vượt quá 100mSv, thì nó nằm trong ngưỡng tương đối an toàn và sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Liều lượng chúng ta tiếp xúc trong quá trình kiểm soát CT thường không vượt quá phạm vi này.



Thực tế, ngay cả khi không kiểm soát CT, chúng ta vẫn đang tiếp xúc với bức xạ ion hóa ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như bức xạ mặt trời và bức xạ của các dụng cụ điện.

Vì vậy, chụp CT một lần hoặc nhiều lần trong năm thực ra không gây hại cho cơ thể chứ chưa nói đến việc gây ung thư.



Bao nhiêu lần chụp CT có thể gây ung thư?

Mạng tin tức tỉnh Hà Bắc (Trung Cộng) từng đưa tin, sau một vụ tai nạn xe hơi, cô Vương (32 tuổi) đến bệnh viện kiểm soát sức khỏe. Tại đây, cô được các bác sĩ cho biết có bóng mờ trong phổi.

Các chuyên viên của bệnh viện tin rằng, việc cô Vương thường xuyên chụp CT đã làm tăng đáng kể lượng bức xạ trong cơ thể.

Từ ví dụ trên có thể thấy rằng, thỉnh thoảng kiểm soát CT một hoặc hai lần sẽ không nguy hiểm. Nhưng nếu bạn thực hiện quá nhiều lần trong một thời gian ngắn, thì nó sẽ làm tăng lượng bức xạ trong cơ thể, từ đó dẫn đến ung thư.

Liên quan đến vấn đề bức xạ và khả năng gây ung thư, Bệnh viện Brigham and Women trực thuộc trường Y Harvard (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2009.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu hồi cứu 31.462 bệnh nhân trong 22 năm. Trong số này, 33% bệnh nhân đã chụp CT hơn 5 lần, và 5% đã thực hiện từ 22 đến 132 lần.

Kết quả cho thấy, trong các bệnh nhân mắc ung thư mới, phơi nhiễm bức xạ do chụp CT lặp lại trong 0.7 trên 100 trường hợp. Trong số những bệnh nhân chết vì ung thư, 1 trong 100 trường hợp được cho là do kiểm soát CT nhiều lần.



Ngoài ra, Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Bức xạ cũng đã xác nhận rằng, chụp CT toàn thân có thể làm tăng nguy cơ ung thư khoảng 8%, càng phơi nhiễm thì khả năng gây tử vong càng cao.

Vì vậy, đặc biệt nhấn mạnh rằng, chụp CT nhiều lần trong thời gian ngắn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Trong khi đó, khám CT nhiều lần cũng chưa chắc sẽ gây ung thư. Nguyên nhân là do cơ sở khám khác nhau nên bức xạ nhận được cũng khác nhau. Có thể mất hàng chục, thậm chí hàng trăm lần chụp mới đủ để khiến tế bào ung thư phát triển.

Tóm lại, bạn cần nhớ rằng chụp CT chỉ nên thực hiện trong quá trình khám định kỳ hàng năm. Ngay cả những người nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc ung thư, tốt nhất nên khám CT sáu tháng một lần và không nên khám quá nhiều lần.



Vì chụp CT có bức xạ, tại sao không chọn MRI không có bức xạ?

Đối với khám hình ảnh, ngoài khám X-quang và chụp CT, còn có khám MRI trong thực hành lâm sàng. Khám MRI không giống như khám X-quang và khám CT, vì nó là một loại khám không có bức xạ.

Vậy vì sao bác sĩ không yêu cầu bệnh nhân chụp MRI?

Thực ra, có sự khác biệt giữa kiểm soát CT và MRI. Nguyên tắc và chỉ định phát giác của chúng khác nhau và không thể thay thế chúng trong ứng dụng lâm sàng.


Một ví dụ về hình ảnh của óc với CT scan và MRI.
Image credit: regencymedicalcentre.com


Trước hết, chụp CT có thể cho thấy rõ hơn liệu mô có tổn thương hay không bằng phương pháp quét hình ảnh cắt ngang của mô, có thể đóng vai trò chẩn đoán tốt ở đầu, ngực, bụng, gan, xương, các mô và cơ quan khác.

Trong khi đó, MRI sử dụng nguyên tắc từ trường để tạo ra cộng hưởng từ của các proton trong các cơ quan thông qua tác động của xung. Nó phù hợp để kiểm soát đầu, bụng, hệ thần kinh trung ương, hệ thống sinh sản hoặc các bệnh mô mềm.

Thứ hai, chụp CT có thời gian tương đối ngắn và có thể hoàn thành trong vòng vài phút. Còn chụp MRI mất nhiều thời gian, thường hơn mười phút, thậm chí có người mất hơn 30 phút, bệnh nhân cũng cần giữ tư thế bất động.

Với tiếng ồn lớn, nhiều bệnh nhân không thể chịu đựng được. Đặc biệt là những người mắc chứng sợ không gian hẹp, rất khó để hoàn thành. Vì vậy, điều này đòi hỏi sự hợp tác cao của bệnh nhân.



CT và MRI có phạm vi thích ứng và ưu điểm riêng, không thể thay thế hoàn toàn, chẳng hạn như khám phổi, mặc dù khám CT có một lượng bức xạ nhất định, nhưng nó đem lại kết quả rõ ràng hơn MRI.

Vì vậy, không phải là MRI không có bức xạ thì đồng nghĩa rằng nó tốt hơn so với chụp CT.

Nhìn chung, mặc dù kiểm soát CT có một lượng bức xạ nhất định, nhưng liều bức xạ của nó tương đối thấp, nằm trong ngưỡng an toàn. Nếu không kiểm soát quá nhiều, thỉnh thoảng thực hiện một hoặc hai lần sẽ không gây hại cho sức khỏe, và cũng không gây ung thư.

Bảo Vy

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân